Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Báo cáo thực tập công ty sản xuất bao bì Quang Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (244.71 KB, 33 trang )

1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao
bì Quang Minh
1.1. Lịch sử hình thành
Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao bì Quang Minh đã thành lập và hoạt
động ra đời theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp số 0106870902 ngày 8 tháng 6
năm 2009 của Phòng đăng ký kinh doanh- Sở kế hoạch và đầu tư Thành phố Hà Nội cấp
với số vốn điều lệ là 1.900.000.000 VNĐ. Công ty thuộc loại hình doanh nghiệp trách
nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên. Công ty là doanh nghiệp tư nhân thuộc sự quản lý
về mặt Nhà nước của các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố Hà Nội. Công ty có tư cách
pháp nhân, hạch toán kế toán độc lập, có con dấu và tài khoản riêng và tự chịu trách
nhiệm trước Pháp luật và bình đẳng trước pháp luật.
Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao bì Quang Minh
Tên giao dịch: Quang Minh PPP Co.,LTD
Giám đốc: Nguyễn Quang Đoàn
Địa chỉ: xóm Thắng Lợi, huyện Hoài Đức
Trải qua gần 3 năm tồn tại và phát triển, Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao bì
Quang Minh đang từng bước trưởng thành và tự hoàn thiện. Với bước đầu, công ty chỉ tập
trung vào những hợp đồng sản xuất và hợp đồng kinh doanh nhỏ… cho đến nay công ty
đã mở rộng quy mô, thị trường, tiến hành nhận và đầu tư vào các dự án lớn.
Mặc dù với thời gian hoạt động chưa lâu nhưng công ty đã có những thành tựu nhất
định chứng tỏ một bản lĩnh vững vàng trong sự cạnh tranh đầy khắc nghiệt của cơ chế của
thị trường, tạo được lòng tin đối với khách hàng và không ngừng phát triển nhằm nâng
cao vị thế trong thị trường Việt Nam.
Với phưong châm “ khi bán sản phẩm cho khách hàng là bán cho khách hàng sự hài
lòng và thỏa mãn cao nhất ” Sovi đã có hon 150 khách hàng là những tập đoàn lớn, nhừng
công ty đa quốc gia như: Uniliver Viet Nam, Kinh Đô, Unipresident, Castrol Viet Nam,
Cocacola, LG Việt Nam, Bayer, Sygenta, Pepsi, Chưong Dương,..., đồng thời là một trong

1



nhừng doanh nghiệp lớn chuyên cung cấp sản phẩm bao bì carton chất lượng cao cho các
ngành hàng như : hóa mỹ phẩm, bánh kẹo, bia, nước giải khát, giầy da, dệt may, dược
phẩm...
Để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, ngoài việc coi trọng phát
triển nguồn nhân lực có chất lượng cao, Bao bì Quang Minh còn mạnh dạn đầu tư trang
thiết bị hiện đại cho năng suất cao và chất lượng vượt trội. Từ một dây chuyền sản xuất có
công suất 4000 tấn /năm đến nay Công ty đã sở hữu dây chuyền chuyền công nghệ hiện
đại đồng bộ của các nước tiên tiến trên thế giới như: Đức ,Italia ,Thụy Sỹ, Nhật Bản có
công suất 40.000 tấn/năm.
Để đưa thương hiệu Bao bì Quang Minh trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh
vục cung ứng bao bì, Công ty luôn cập nhật thông tin, nghiên cứu, tìm hiểu nhu cầu thị
trường để hoạch định chiến lược kinh doanh có hiệu quả. Ngoài việc thiết kế sản phẩm
theo mẫu mã của khách hàng, Công ty có khả năng sáng tạo ra mẫu mã sản phẩm, sẵn
sàng tư vấn miễn phí cho khách hàng. Dịch vụ giao hàng tận noi với đội ngũ nhân viên
bán hàng, giao hàng tận tình , có tinh thần ,trách nhiệm. Bên cạnh đó, Công ty còn đưa hệ
thống phần mền ERP ( giải pháp Oracel của Mỹ) vào sử dụng đảm bảo các nguồn lực tích
họp để giúp cho công ty quản lý tốt các hoạt động chủ chốt bao gồm: kế toán, phân tích
tài chính, quản lý mua hàng- tồn kho- hoạch định và quản lý sản xuất, hậu cần, quản lý
quan hệ với khách hàng.

2


2. Đánh giá các kết quả hoạt động của Công ty
2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 1 Kế hoạch kết quả hoạt động kinh doanh năm 2013-2015
Năm 2014
Chỉ tiêu
1.Doanh thu hàng năm
2. Các khoản giảm trừ doanh

thu
3. Doanh thu thuần về bán hàng
và cung cấp DV
4. Giá vốn hàng bán
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng
và cung cấp dịch vụ
6. Doanh thu hoạt động tài
chính
7. Chi phí tài chính
- Trong đó: Chi phí lãi vay

Năm 2015

Chênh lệch 2014/2013

Năm 2013

+

40.345.890.123 41.853.685.246 43.553.453.365 1.507.795.123
127.342.243
39.745.566.43
5
30.422.242.26
5

149.725.027

26.593.115


%

17,58

1.958.393.784

4,93

37.262.315.265 38.001.300.827 6.840.073.000

22,48

43.526.860.25
0

+

%

3,74 1.699.768.119

22.382.784

41.703.960.219

Chênh lệch 2015/2014

-123.131.912
1.822.900.03
1

738.985.562
1.083.914.46

4,06
-82,24

4,37

1,98

3.666.333.247

4.441.644.954

5.525.559.423

775.311.707

21,15

77.232.567

99.661.077

84.466.255

22.428.510

29,04


-15.194.822

-15,25

489.768.765

508.768.675

433.560.765

18.999.910

3,88

-75.207.910

-14,78

485.686.464

508.768.675

433.560.765

23.082.211

4,75

-75.207.910


-14,78

3

9

24,40


8. Chi phí bán hàng

355.353.635

408.322.827

636.659.050

52.969.192

14,91

228.336.223

55,92

2.006.553.333

2.178.504.099

2.495.035.757


171.950.766

8,57

316.531.658

14,53

1.223.564.430

1.445.710.430

2.044.770.106

222.146.000

18,16

599.059.676

41,44

11. Thu nhập khác

242.646.234

260.614.917

20.458.927


17.968.683

7,41

-240.155.990

-92,15

12. Chi phí khác

154.353.432

174.825.304

19.110.040

20.471.872

13,26

-155.715.264

-89,07

43.424.466

85.789.613

1.348.887


42.365.147

97,56

-84.440.726

-98,43

1.331.500.034

1.531.500.043

2.046.118.993

200.000.009

15,02

514.618.950

33,60

385.678.464

428.820.012

572.913.318

43.141.548


11,19

144.093.306

33,60

428.678.123

428.820.012

572.913.318

141.889

0,03

144.093.306

33,60

1.543.456.543

1.531.500.043

2.046.118.993

-11.956.500

-0,77


514.618.950

33,60

0.154

0.293

0

0

9. Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt
động kinh doanh

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 32)
14. Tổng lợi nhuận kế toán
trước thuế (50 = 30 + 40)
15. Chi phí thuế TNDN hiện
hành
16. Chi phí thuế TNDN hoãn
lại.
17. Lợi nhuận sau thuế thu
nhập doanh nghiệp
18. Tốc độ tăng trưởng
19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)


0

4

0

0


20. Thu nhập bình quân đầu

1.345.890

1.250.000

1.184.000

-95.890

-7,12

-66.000

-5,28

167.909

176.950

169.014


9.041

5,38

-7.936

-4,48

- Giấy Bazal:

38.588

44.599

32.804

6.011

15,58

-11.795

-26,45

- Giấy trắng:

129.321

132.351


136.210

3.030

2,34

3.859

2,92

5.196.110.646

17,00

257.161.400

0,72

người
21. Tổng giá trị sản phẩm tiêu
thụ:

22. Tổng giá trị sản xuất công
nghiệp

30.567.555.75
4

36.020.827.80


35.763.666.400

0

5


Theo bảng số liệu và biểu đồ thể hiện các chỉ tiêu tăng trưởng chủ yếu của công ty.
Doanh thu hàng năm tăng trưởng đều do mở rộng hoạt động kinh doanh, đa dạng hóa các
loại hình sản phẩm, bên cạnh đó công ty có những chính sách tiêu thụ mới. Như vậy,
chúng ta thấy không chỉ là doanh thu hàng bán mà giá vốn hàng bán tăng trưởng cao đem
lại lợi nhuận cao cho công ty trong năm tới. Nhưng các loại chi phí như chi phí bán hàng
và chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng lên giấyng kể do công ty đang trên đà phát
triển và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, sản xuất thêm trang thiết bị máy móc để
giấyp ứng nhu cầu cần thiết cho hoạt động sản xuất.
Thông qua bảng trên ta thấy công ty đang có xu hướng tốt trong hoạt động tiêu thụ
hàng hóa đem lại lợi nhuận gấp đôi so với năm trước. Cho thấy công ty nên mở rộng các
nguồn tiêu thụ hàng hóa, và tìm kiếm và phát triển thị trường.
2.2. Đánh giá các kết quả hoạt động khác
Hàng năm công ty phát động nhiều đợt thi đua nâng cao năng suất lao động, tổ
chức các hoạt động giao lưu văn hóa văn nghệ, các hoạt động thể thao, thăm quan, du
lịch,… tạo ra tinh thần vui tươi cho cán bộ công nhân viên trong công ty. Công ty thường
xuyên củng cố và xây dựng công tác Đoàn thể nâng cao tinh thần đoàn kết của tập thể cán
bộ công nhân viên trong công ty, quan tâm tới đời sống văn hóa tinh thần của người lao
động góp phần xây dựng văn hóa doanh nghiệp ngày càng tốt hơn.
3. Đánh giá các hoạt động quản trị của Công ty
3.1. Cơ cấu tổ chức
Công ty TNHH thương mại in và sản xuất bao bì Quang Minh là doanh nghiệp tư nhân.
Bộ máy quản lý, điều hành của công ty được tố chức kết hợp 2 hình thức trực tuyến và

chức năng. Hình thức này phù hợp với công ty đế quản lý và điều hành tốt quá trình sản
xuất trong công ty đế quản lý và điều hành tốt quá trình sản xuất trong cơ cấu trực tuyến
và chức năng, quyền lực của doanh nghiệp tập trung vào giám đốc công ty.

6


Sơ đồ 1.1.Sơ đồ tổ chức bộ máy của Công ty

Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận:
- Giám đốc công ty:
Giám đốc công ty là đại diện pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm trước
pháp luật. Giám đốc là người thực hiện lãnh đạo và điều hành trực tiếp các phòng ban
và phân xưởng. Đồng thời giám đốc cũng chính là người chịu trách nhiệm ký xác
nhận vào các loại phiếu thu, phiếu chi, các bản họp đồng.... và các báo cáo tài chính
(bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo luân chuyển tiền tệ).
- Phó giám đốc:
Là người dưới quyền giám đốc điều hành một hoặc một số lĩnh vực hoạt động của công
ty theo phân công của giám đốc . Đồng thời phó giám đốc là người thay mặt giám đốc
ký vào các hợp đồng giấy tờ lưu thông và một số giấy tờ khác và chịu trách nhiệm trước

7


giám đốc và pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
- Kế toán trưởng công ty
Là người đứng dầu bộ máy tài chính kế toán giúp giám đốc công ty chỉ đạo, tổ
chức, thực hiện công tác tài chính kế toán thống kê của công ty theo đúng pháp lệnh
kế toán thống kê. Kế toán công ty có quyền và nhiệm vụ theo điều lệnh kế toán
trưởng.

- Phòng kế hoạch:
Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về công tác kế hoạch hoá và điều độ sản
xuất, tìm người và thị trường mua các yếu tố đầu vào và các yếu tố đầu ra.
Nhiệm vụ
-

Trên cơ sở mục tiêu trên, chiến lược và thị trường xây dựng các kế hoạch ngắn
hạn, trung hạn, dài hạn phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp.

- Phân bổ kế hoạch tháng, quý cho các đơn vị.
-

Điều độ sản xuất, phối họp hoạt động của các đơn vị thực hiện kế hoạch đạt hiệu
quả cao nhất.

-

Khai thác, tiếp nhận, quản lý, cấp phát vật tư nguyên phụ liệu chính xác, kịp thời
phục vụ sản xuất.

-

Thanh quyết toán họp đồng vật tư, nguyên phụ liệu với các khách hàng và các
đơn vị nội bộ.

-

Tố chức tốt việc tiêu thụ: giao hàng gia công, bán hàng sản xuất và các dịch vụ
khác.


- Lập báo cáo thống kê kế hoạch quy định
-

Phòng kỹ thuật:

Chức năng: Tham mưu cho giám đốc trong công tác quản lý kỹ thuật và công nghệ
sản xuất
Nhiệm vụ:
Xây dựng và quản lý các quy trình công nghệ sản xuất các loại sản phấm, đề xuất
phương hướng phát triến cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các loại sản phẩm mới.
-

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình công nghệ sản xuất các loại sản
phẩm đề xuất phương hướng phát triển cơ cấu mặt hàng, nghiên cứu đề xuất các

8


loại sản phẩm mới.
-

Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nghiên cứu sáng kiến cải tiến kỹ
thuật, hợp lý hoá sản xuất phát triển khoa học công nghệ.

-

Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, sản phẩm, xây dựng định mức kinh tế
kỹ thuật - tổ chức hướng dẫn kiểm tra và quản lý chất lượng sản phẩm.

- Tố chức làm thử mẫu sản phẩm, chế thử, giác thử

-

Quản lý kỹ thuật và tình trạng thiết bị, máy móc, hệ thống điện trong công ty

- Phòng tổ chức cán bộ, lao động, tiền lương

Phòng Tố chức - CBLĐTL có nhiệm vụ quản lý chung công tác về nhân lực. Đó
là việc sắp xếp, điều động nhân lực hợp lý theo yêu cầu của sản xuất kinh doanh. Đó
cũng là việc tuyến dụng, sa thải cán bộ công nhân viên. Bên cạnh đó phòng cũng có
một người chuyên ký xác nhận vào bảng thanh toán lương và tính các định mức lương
cho từng kỳ.
- Phòng chất lượng

Phòng chất lượng có nhiệm vụ kiểm định và theo dõi chất lượng sản phẩm, đảm
bảo đúng yêu cầu chất lượng kỹ thuật sản xuất.
- Phòng Hành chính

Phòng hành chính đảm bảo về các điều kiện làm việc cho công ty như: hệ thống
kho tàng, nhà xưởng, phương tiện đi lại... quản lý điều hành công tác văn thư, bảo vệ,
công tác nhà kho.... Đây cũng là phòng hình thành và chịu trách nhiệm về các chứng
từ chi mua, chi phục vụ các hoạt động tiếp khách, hội họp..
-

Phòng kế toán tài chính
Phòng kế toán tài chính bao gồm 6 người. Đây là cơ quan tham mưu và tố chức

thực hiện các nghiệp vụ kế toán tài chính cho giám đốc, kiếm soát và chịu trách nhiệm
về toàn bộ những hoạt động của công ty có liên quan đến lĩnh vực tài chính chịu trách
nhiệm trong việc tạo nguồn và sử dụng có hiệu quả phục vụ cho nhu cầu về vốn của
hoạt động sản xuất kinh doanh. Phòng chịu trách nhiệm về phân tích tài chính cho

giám đốc đế nắm tình hình của toàn công ty.
Cùng với các bộ phận chức năng và phân xưởng, phòng kế toán tài chính lập ra
các định mức vật tư kỹ thuật, xây dựng đơn giá tiền lương, đơn giá sản phấm... Ngoài

9


ra phòng còn phải căn cứ vào số liệu báo lên từ phân xưởng và phòng kế hoạch đế tính
ra giá thành công xưởng và giá thành đầy đủ làm căn cứ cho phòng kế hoạch.
Tất cả các phòng chuyên môn nghiệp vụ trên đều có mối quan hệ mật thiết với
nhau và được sự chỉ đạo thống nhất, tập trung của ban giám đốc công ty để thực hiện tốt
các chức năng, nhiệm vụ của mình, tránh được sự chỉ đạo trùng lặp trong khâu tổ chức và
chỉ đạo sản xuất, thông tin giữa các cán bộ chỉ đạo và nhân viên được giải quyết nhanh
hơn. Các phòng ban chức năng luôn chủ động giải quyết công việc theo chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn được phân công. Khi giải quyết công việc liên quan đến các lĩnh vực phòng
ban khác, thì phòng chủ trì chủ động phối hợp, phòng liên quan có trách nhiệm hợp tác,
trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo ban giám đốc xem xét giải quyết theo quy chế
của công ty.
Do có một cơ cấu hợp lý, công ty đã phát huy được mối quan hệ tốt giữa các phòng
ban và giữa các cán bộ công nhân viên nên tạo nên một không khí làm việc thân mật, tạo
cảm giác cho người lao động có cảm giác được làm chủ thực sự, thấy rõ quyền hạn và
trách nhiệm của mình.
3.2. Chiến lược và kế hoạch
Theo giấy phép kinh doanh của Công ty, công ty có nhiệm vụ như sau:
-Sản xuất sản phẩm từ plastic
-Sản xuất giấy, nhãn, bìa nhãn, bao bì từ giấy và bìa
-In ấn
- Dịch vụ liên quan đến in ấn
- Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy khác: bán buôn máy móc thiết bị và phụ
tùng máy văn phòng (trừ máy vi tính và thiết bị ngoại vi); Bán buôn máy móc, thiết bị

khác chưa được phân vào nhóm nào sử dụng cho sản xuất công nghiệp, thương mại, hàng
hải và dịch vụ khác
- Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh (trừ đồ cổ)

10


- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu
Để tồn tại và ngày càng phát triển, công ty đã xây dựng các chiến lược phát
triển hợp lý về hoạt động sản xuất kinh doanh, nắm bắt được các nguồn lực nội bộ
bên trong, đánh giá được các cơ hội, thách thức bên ngoài, từ đó hoạch định ra các
chiến lược tốt nhất nhằm giúp công ty có những bước đi vững chắc trong tương lai.
+ Chiến lược về nguyên liệu:
- Xây dựng chuỗi cung ứng hoàn thiện: Nâng cấp chuỗi cung ứng hiện có của Công ty
Quang Minh trong thời gian tới, nhằm chủ động về nguồn nguyên liệu, ổn định sản xuất.
Chuỗi cung ứng nên xây dựng theo hướng: Kiểm soát chất lượng sản phẩm mua, giảm tồn
kho. Hệ thống cung ứng kịp thời, chú trọng chất lượng hơn là biến động của giá cả thu
mua.
- Lập bộ phận hoạch định dự báo, có trách nhiệm chuyên dự báo sự thay đổi về giá và
đánh giá các biến động của thị trường.
- Xây dựng nhân lực cho hệ thống cung ứng hiện tại, kể cả nhân lực kiểm soát chất lượng
đầu vào lẫn nhân lực tìm kiếm các nhà cung cấp mới, tạo nên sự đa dạng hóa trong vấn đề
lựa chọn nhà cung cấp.
- Xây dựng các chuỗi cung ứng nhỏ để đáp ứng các nhu cầu tức thì của Công ty. Việc này
sẽ tạo điều kiện cho nhà quản trị kiểm soát các khoản chi phí của mình tốt hơn.
+Chiến lược về mặt bằng sản xuất:
- Sắp xếp lại dây chuyền sản xuất theo hướng khoa học, đảm bảo thể hiện đầy đủ đường
đi của sản phẩm. Nên tách nhóm sản xuất bao bì mềm ra thành một phân xưởng riêng,
đầy đủ các khâu sản xuất.
- Sắp xếp lại kho bãi của đơn vị theo hướng thuận tiện. Mở rộng kho bãi bằng việc đi thuê

đất ở các khu công nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn

11


+ Chiến lược marketing cho từng dòng sản phẩm
- Xác định các dòng sản phẩm chủ lực, để tập trung phát triển mạnh các dòng sản phẩm
đó.
- Xây dựng giải pháp chiến lược thị trường đồng bộ. Đối với từng thị trường cũng cần có
chiến lược phù hợp. Giữ vững thị trường hiện tại, mở rộng thị trường mới, đưa sản phẩm
của mình đến tay người tiêu dùng...
- Nghiên cứu các nhóm sản phẩm, trên cơ sở đó xác định giá bán đặc thù cho từng phân
khúc thị trường và từng nhóm sản phẩm để tạo sự cạnh tranh.
- Xây dựng hình ảnh sản phẩm của Công ty thông qua các phương tiện truyền thống như
Internet hoặc phương tiện đa truyền thông. Việc này cũng nên triển khai ngay trong các
cán bộ công nhân viên, cũng như tận dụng các khách hàng để có thể quảng bá sản phẩm
của mình.
- Thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị trường của khách hàng thông qua các phiếu điều
tra trực tiếp hay gián tiếp, giúp cho Công ty linh hoạt hơn trong việc nắm bắt nhu cầu thị
trường, cũng như nhanh chóng tìm ra các nhược điểm của sản phẩm trong quá trình lưu
thông trên thị trường.
- Xây dựng chính sách chiết khấu thương mại cho các khách hàng lớn, khuyến khích họ
mua hàng cũng như tạo mối quan hệ khăng khít hơn với các nhà tiêu thụ.
+Chiến lược về nhân sự:
- Đối với các cán bộ quản lý: Xây dựng chương trình bồi dưỡng và đào tạo các cán bộ
quản lý từ cấp tổ trưởng trở lên. Đối tượng này sẽ được đào tạo bài bản về chuyên ngành
in cũng như am hiểu vềsản phẩm bao bì, giúp cho họ có thể đáp ứng các đòi hỏi về kĩ
thuật máy móc cũng như của thị trường. Mặt khác, cần đào tạo kiến thức ngoại ngữ để đối
tượng này có thể trực tiếp giao tiếp với các chuyên gia in ấn quốc tế, qua đó học tập các
cách quản lý tiên tiến và nắm bắt các công nghệ mới…


12


- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật: Đội ngũ này ngoài những kiến thức chuyên môn được đào tạo
chuyên sâu về kĩ thuật, thì phải có ít nhất 5 năm kinh nghiệm thực tế, nắm vững và am
hiểu về các sản phẩm in của đơn vị. Đội ngũ này cần tiếp cận với đội ngũ công nhân sản
xuất để huấn luyện và bồi dưỡng cho công nhân...
- Đội ngũ thợ in: Đây là đội ngũ trực tiếp đứng máy có vị trí quan trọng trong sản xuất.
Do đó, đội ngũ này cần được đào tạo, khi được đứng máy phải có kinh nghiệm thực tế ít
nhất là 2 năm. Bên cạnh đó, quy trình sản xuất phải được tiêu chuẩn hóa nhằm hạn chế
các sai sót về mặt chất lượng. Liên kết với các đơn vị in khác để gửi lao động đi tham gia
các lớp tập huấn trong và ngoài nước…
- Đội ngũ bán hàng: Là đội ngũ trực tiếp đưa sản phẩm đến tay khách hàng và quảng bá
sản phẩm, đội ngũ này cần nắm vững các đặc tính sản phẩm, công dụng, độ bền, chất
lượng sản phẩm để tư vấn cho khách hàng. Vì vậy, đội ngũ này cần được thường xuyên
đào tạo để nắm bắt các thông tin của sản phẩm. Việc đào tạo đội ngũ này thành thạo sẽ
tăng sự tin tưởng từ phía khách hàng.
- Bố trí và xắp xếp nhân sự. Công ty cần bố trí sắp xếp các nhân viên phòng ban của mình
theo hướng tinh gọn và hiệu quả. Phát hiện, bố trí người có năng lực vào các vị trí phù
hợp để họ phát huy hết khả năng của mình. Xây dựng cơ chế khen thưởng dựa trên hiệu
suất đóng góp của các nhân viên trong công ty…
3.3. Quản trị quá trình sản xuất
Quy trình hoạt động sản xuất bao bì của công ty được quản lý theo 3 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm bao bì
Đây còn gọi là giai đoạn tiền sản xuất. Công đoạn này hỗ trợ cho Công ty lên ý tưởng,
trao đổi với khách hàng và đưa ra các tiêu chuẩn thống nhất cho sản phẩm cần thực hiện.
Xét một cách cụ thể, quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm bao bì bao gồm các bước sau:

13



- Là việc với khách hàng đề thu thập các thông tin, ý tưởng mà khách hàng muốn thực
hiện.
- Tiến hành thiết kế đồ họa, thiết kế cấu trúc sản phẩm , làm thử mẫu để kiểm tra cấu trúc
đồng thời bố trí khuôn để tính chi phí sản xuất.
- Quét ảnh, xử lý ảnh và làm phim.
- In thử và làm thử mẫu bao bì.
- Chuyển mẫu thử cho khách hàng xét duyệt.
Trong những năm gần đây, số lượng các doanh nghiệp bao bì gia nhập ngành tăng rõ rệt.
Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt đòi hỏi Công ty phải có những thay đổi trong quy
trình hoạt động, phương thức quản lý nhằm tạo dựng lợi thế, chiếm lĩnh thị phần và phát
triển bền vững.
Bên cạnh việc ứng dụng các phần mềm quản trị nhằm điều phối các hoạt động sản xuất,
cung ứng, kinh doanh và hoạt động nhân sự một cách tối ưu nhất thì các công đoạn trong
tiến trình hoạt động của Công ty được tất cả các cán bộ công nhân viên nắm bắt một cách
rõ ràng. Điều đó góp phần tạo nên sự thống nhất trong tất cả các công đoạn sản xuất.
+ Giai đoạn 2: Quy trình công nghệ sản xuất bao bì carton
Sau khi khách hàng đồng ý với giá cả và mẫu thùng được sản xuất thử, doanh nghiệp bắt
tay vào thực hiện sản phẩm với số lượng theo hợp đồng đã ký.
- Đầu tiên, công ty sản xuất bao bì cần lựa chọn giấy nguyên liệu đầu vào phù hợp với đặc
tính sản phẩm và yêu cầu của khách hàng, thông thường đó là các lô giấy Kraft cuộn.
- Tiến hành tạo sóng bao bì: Tại máy tạo sóng bao bì, tùy theo kích cỡ của bao bì mà giấy
được đưa vào máy ép dợn sóng.

14


- Giấy được qua lô sóng thứ nhất để tạo dợn sóng, qua lô hồ thứ nhất để ghép một lớp
giấy với lớp dợn sóng vừa tạo. Quy trình diễn ra tương tự ở lô sóng thứ hai.

Cuối cùng, toàn bộ giấy được đưa qua lô sóng thứ 3 để ghép lại với nhau và ghép thêm
một lớp đáy và cho qua dàn ép nhiệt.
Đây là công đoạn tạo sóng đối với các sản phẩm thùng carton 3 lớp .
- Cuối dàn máy sóng có dao chặt để cắt các tấm giấy theo tiêu chuẩn đã định.
- Sau công đoạn này, giấy tấm được chuyển qua công đoạn in theo yêu cầu về mẫu mã và
hình thức mà khách hàng cung cấp và đưa qua máy cán lằn để tạo hình dáng sản phẩm và
ghim lại tạo thành thùng hoàn chỉnh.
+ Giai đoạn 3: Nhập kho thành phẩm và bàn giao cho khách hàng theo số lượng và thời
gian mà hợp đồng đã ký kết.
Công ty cũng luôn chú trọng không chỉ thực hiện quy trình một cách máy móc mà
tùy thuộc vào quy mô hoạt động cũng như tình hình tài chính của công ty mà có những
thay đổi cho phù hợp. Việc thay đổi quy trình phải mang lại những hiệu quả tích cực về
tiết kiệm thời gian, tiết kiệm nhân công, tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời tối ưu hóa
được chất lượng sản phẩm bao bì.
3.4. Quản trị và phát triển nguồn nhân lực
Trong bất cứ một công ty, doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh nào, đội
ngũ cán bộ công nhân viên luôn có ảnh hưởng một cách trực tiếp đến hiệu quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của công ty nói chung và của hoạt động marketing của công ty nói
riêng. Tại Công ty Quang Minh cũng vậy.
Đối với Công ty thì lực lượng lao động luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu.
Nếu Công ty có một đội ngũ cán bộ công nhân viên với trình độ tay nghề cao thì hoạt
động sản xuất kinh doanh thuận lợi. Để đạt được mục tiêu trên. Công ty đã chú trọng
đến việc đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng cho cán bộ công nhân viên đó là vấn đề cốt lõi

15


giúp Công ty tăng lợi nhuận. Công ty sử dụng đòn bấy kinh tế như thưởng phạt
nghiêm minh đế thúc đẩy cán bộ công nhân viên làm việc tốt hơn.
Từ khi mới đầu tư thiết bị công nghệ mới Công ty đã rất quan tâm đến trình độ tác

phong công nhân, do đó lao động tại đây rất đoàn kết, ý thức chấp hành kỷ luật lao động,
an toàn vệ sinh lao động.
Tính đến nay, tổng số lao động trong công ty là 310 người. Để tiện cho công tác
đánh giá và lập kế hoạch nhân sự, lực lượng lao động trong công ty được phân chia thành
các nhóm: lao động quản lý, lao động phục vụ sản xuất.
Thuộc nhóm lao động quản lý là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, những người trực
tiếp điều hành các hoạt động của công ty như: Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc,
cán bộ lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ....
Thuộc nhóm lao động phục vụ sản xuất của công ty là nhân viên của các phòng
ban trực thuộc: phòng Tổ chức - Cán bộ - Lao động, phòng Tài chính – Kế toán, phòng
Vật tư, phòng Kinh doanh.... ; những người làm việc trong các lĩnh vực hậu cần, chăm sóc
sức khỏe và đời sống nhân viên như bếp ăn, phòng y tế; những người thuộc phòng bảo vệ;
thuộc bộ phận lái xe...
Thuộc nhóm lao động trực tiếp sản xuất: các công nhân…
Trên cơ sở đáng giá tổng số lao động đang làm việc, Công ty sẽ biết được lực lượng
lao động mà công ty nắm trong tay là bao nhiêu người, mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng
lao động trực tiếp sản xuất với số lượng cná bộ quản lý và số lao động phục vụ sản xuất.
Tỷ lệ này đã hợp lý hay chưa, là nhiều hay ít, nếu nhiều thì nên cắt giảm lao động ở bộ
phận nào, nếu thiếu thì thiếu ở bộ phận nào, cần bổ sung là bao nhiêu lao động.
Để tiện cho công tác đánh giá và lập kế hoạch nhân sự, lực lượng lao động trong
công ty được phân chia thành các nhóm: lao động quản lý, lao động phục vụ sản xuất và
lao động trực tiếp sản xuất.
Thuộc nhóm lao động quản lý là các cán bộ lãnh đạo chủ chốt, những người trực
tiếp điều hành các hoạt động của công ty như: Tổng giám đốc, các Phó Tổng Giám đốc,
cán bộ lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn, nghiệp vụ....Hiện tại trong công ty có 10
người thuộc nhóm này.

16



Thuộc nhóm lao động phục vụ sản xuất của công ty là nhân viên của các phòng
ban trực thuộc: phòng Tổ chức - Cán bộ - Lao động, phòng Tài chính – Kế toán, phòng
Vật tư, phòng Kinh doanh.... ; những người làm việc trong các lĩnh vực hậu cần, chăm sóc
sức khỏe và đời sống công nhân như bếp ăn, phòng y tế; những người thuộc phòng bảo
vệ; thuộc bộ phận lái xe... Cuối cùng là những lao động trực tiếp sản xuất: đó là lực lượng
lao động chủ yếu, chiếm đại đa số trong tổng số lao động của công ty, hầu hết những
người này là công nhân kỹ thuật và cán bộ kỹ thuật.
Trên cơ sở đáng giá tổng số lao động đang làm việc, Công ty sẽ biết được lực lượng
lao động mà công ty nắm trong tay là bao nhiêu người, mối quan hệ tỷ lệ giữa số lượng
lao động trực tiếp sản xuất với số lượng cná bộ quản lý và số lao động phục vụ sản xuất.
Tỷ lệ này đã hợp lý hay chưa, là nhiều hay ít, nếu nhiều thì nên cắt giảm lao động ở bộ
phận nào, nếu thiếu thì thiếu ở bộ phận nào, cần bổ sung là bao nhiêu lao động.
Bảng 3.2 Số lượng công nhân viên tại công ty
2013

Phân loại

2014

2015

Số lượng

%

Số lượng

%

Số lượng


%

236

100%

268

100%

282

100%

Nữ

53

22%

81

30%

91

31%

Nam


183

78%

187

70%

191

69%

Thạc sỹ

1

0,4%

1

0,4%

1

0,4%

Đại học

11


4,6%

18

6,7%

22

7,8%

Cao đẳng

5

2,2%

6

2,2%

6

2,1%

Trung cấp

12

5,1%


17

6,4%

21

7,4%

207

87,7%

226

84,3%

232

82,3%

Tổng số lao động
Theo giới tính

Theo trình độ

Công nhân kỹ
thuật

(Nguồn: Phòng Quản trị hành chính - Công ty)


17


Qua biểu trên ta thấy, nhân sự của Công ty có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm
2013 tổng số lao động là 268 người tăng 66 (35,67%) người so với năm 2012. Đến năm
2014 lao động của Công ty đã là 282 người tăng 70 (73,5%) so với năm 2012 và tăng
27,8% so với năm 2013.
Đi sâu vào phân tích ta thấy:

− Xét theo giới tính:
Lao động nam trong Công ty chiếm tỷ trọng cao hơn lao động nữ. Sự chênh lệch
này được thể hiện rất rõ qua số liệu từng năm. Năm 2012 tỷ lệ lao động nam là 78% trong
khi lao động nữ chiếm 22%. Năm 2013, tỷ lệ này là 70% và nữ chiếm 30%. Năm 2014,
có 191 lao động là nam giới chiếm 69%, nữ giới có 91 chiếm 31%. Lao động nữ chủ yếu
tập trung vào văn phòng.
Công ty thường xuyên mở các lớp đào tạo tại doanh nghiệp, cử người đi học về quản
lý kinh tế và tổ chức các cuộc thi tay nghề lên bậc thợ cho công nhân. Để nâng cao trình
độ lao động Công ty quy định: Ngoài những lao động đã có trước đây từ nay chỉ thực hiện
hình thức hợp đồng
Riêng về lao động tại phân xưởng: Từ khi mới đầu tư thiết bị công nghệ mới Công
ty đã rất quan tâm đến trình độ tác phong công nhân, do đó lao động tại đây rất đoàn kết,
ý thức chấp hành kỷ luật lao động, an toàn vệ sinh lao động.
- Xét theo trình độ:
+ Trình độ thạc sỹ : Trình độ thạc sỹ không tăng chỉ 1 người chiếm rất ít trong tổng
số công nhân viên trong công ty, nhưng đây là một niềm tự hào của công ty.
+ Về trình độ đại học: Trình độ đại học qua các năm là tăng lên. Cụ thể là năm
2012 có 11(4,6%) người đến năm 2013 là 18(6,7%) người. Đến năm 2014 có 22 người
tăng lên 4 (7,8%)người so với năm 2013.
+ Về trình độ cao đẳng: Trình độ cao đẳng qua các năm cũng tăng lên, nhưng số

lượng tăng là rất ít.

18


+ Về trình độ trung cấp: Về trình độ trung cấp từ năm 2012 đến năm 2013 tăng với
tỷ lệ từ 5,1% lên 6,4%. Nhưng từ năm 2013 đến năm 2014 tỷ lệ đó cũng tăng lên năm
2014 nhưng rất thấp.
+ Về công nhân kỹ thuật: Nhìn chung lao động về công nhân kỹ thuật chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu lao động của Công ty. Hàng năm về số lượng thì tăng lên nhưng tỷ
lệ qua các năm thì lại không tăng lên hoàn toàn. Năm 2012, tỷ về công nhân kỹ thuật
chiếm 87,7% và đến năm 2013 tỷ lệ này là 84,3%. Đến năm 2014 tỷ lệ này tăng lên
82,3%. Điều này hoàn toàn phù hợp với chiến lược phát triển của Công ty. Nó thể hiện
được sự đúng đắn trong hướng đi của Công ty.
Nhìn vào biếu cơ cấu lao động theo chất lượng của Công ty ta thấy rằng
do tính chất nhiệm vụ của Công ty nên lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ khá lớn. Họ
được đào tạo cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ ngày càng nâng cao của Công ty.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên trục tiếp sản xuất của Công ty có trình độ
tay nghề tương đối đồng đều. Độ tuối lao động trung bình của Công ty là trẻ.
Việc bố trí lao động hợp lý đã tạo điều kiện cho Công ty sản xuất ra các chủng
loại bao bì pp có chất lượng cao đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
Để có bao bì tốt Công ty đã áp dụng hình thức tuyển công nhân trực tiếp
sản xuất thông qua kiểm tra tay nghề trực tiếp đế đảm bảo tính kỹ thuật và các
vấn đề khác. Nguồn lao động chủ yếu của Công ty là con em cán bộ công nhân
viên trong Công ty và nhân dân trong khu vực lân cận.
Để có bao bì tốt Công ty đã áp dụng hình thức tuyển công nhân trực tiếp
sản xuất thông qua kiểm tra tay nghề trực tiếp đế đảm bảo tính kỹ thuật và các
vấn đề khác. Nguồn lao động chủ yếu của Công ty là con em cán bộ công nhân
viên trong Công ty và nhân dân trong khu vực lân cận.
Hiện nay, công ty đang áp dụng 2 hình thức trả lương:

-

Lương theo sản phẩm: Được áp dụng đổi với phân xưởng sản xuất bao bì.
Lương sản phẩm được tính theo căn cứ cơ sở đơn giá do Công ty duyệt trên
từng công đoạn và khối lượng công việc hoàn thành với phương pháp này đã
khuyến khích người lao động phấn đấu để nâng cao tay nghề, từ đó sẽ có tác

19


dụng tốt với việc nâng cao chất lượng bao bì.
-

Lương trả theo thời gian: Được áp dụng với các phòng ban. Lương trả theo
thời gian được xây dựng trên cơ sở cấp bậc công việc, chức danh và thời gian
được tính theo ngày đi làm thực tế của mỗi người.
Hiện tại bộ phận Marketing vẫn chưa hoạt động độc lập, nhân sự chưa đáp ứng và

bộ vẫn trực thuộc bộ phận bán hang. Các hoạt động marketing ở đây do các nhân viên
sales kiêm nhiệm nên chưa đáp ứng được các yêu cầu của nó.
Cùng với đánh giá số lượng lao động, thì việc đánh giá chất lượng nguồn lao động là
một việc làm vô cùng quan trọng. Với đặc thù là một công ty sản xuất thương mại thì vấn
đề chất lượng lao động càng phải đặt lên hàng đầu vì trong giai đoạn hiện nay, việc đào
tạo ra được một lao động có đầy đủ các phẩm chất kỹ thuật, đáp ứng được yêu cầu của
công việc là một việc làm không hề dễ chút nào.
Khi đánh giá nguồn nhân lực theo khía cạnh chất lượng, công ty cũng chia ra làm 2
nhóm: nhóm lao động quản lý và nhóm công nhân kỹ thuật.
Để tiện cho việc so sánh, đánh giá về tỷ lệ, cơ cấu lao động, công ty lại chia những
người thuộc nhóm lao động quản lý ra thành 2 bộ phận nhỏ. Đó là những người cán bộ
hoạt động trong lĩnh vực kỹ thuật và các cán bộ kinh tế. Để đánh giá chất lượng nhóm lao

động này, công ty dựa vào trình độ học vấn và bằng cấp của từng người: có bao nhiêu cán
bộ có trình độ trên đại học: thạc sỹ, tiến sỹ. bao nhiêu cán bộ có trình độ đại học, bao
nhiêu người có trình độ cao đẳng, trung học.
Đối với công nhân kỹ thuật thực hiện việc lắp đặt, tiêu chí đánh giá chất lượng
công nhân của công ty là trình độ bậc thợ. Công ty chia lượng công nhân kỹ thuật này ra
thành từng loại thợ, ngành nghề khác nhau. Trong từng nhóm nhỏ này, sẽ có phân chia và
đánh giá theo trình độ bậc thợ. Trong công ty, thì bậc 7/7 là bậc có trình độ tay nghề cao
nhất, còn bậc 1/7 là thấp nhất. Hiện tại, vẫn có sự chênh lệch rất lớn gữa các nhóm bậc
thợ: những bậc thợ có trình độ tay nghề cao (bậc 6 và bậc 7) là rất ít trong khi số lượng
công nhân có trình độ tay nghề bậc hai lại rất nhiều, chiếm đa số trong tổng số lao động
kỹ thuật của công ty.
Trên cơ sở đánh giá chất lượng và số lượng lao động, công ty sẽ biết được mối
quan hệ giữa chất lượng và số lượng lao động, lao động có trìn độ như thế nào chiếm đa

20


số trong công ty, lượng lao động kỹ thuật đã đáp ứng đủ yêu cầu của sản xuất kinh doanh
trong thời gian tới chưa. Bộ phận nào là thiếu nhiều nhất, thiếu những người có trình độ
như thế nào... Từ đó, công ty sẽ xác định được nhu cầu về nhân lực của mình trong thời
gian tới.
3.5. Quản trị công nghệ
Máy móc thiết bị thuộc vào loại tương đối hiện đại Công ty nhập từ Đài
Loan. Đây là dây chuyền đồng bộ, tiên tiến. Vì thế mà bao bì đưa ra thị trường
đã được người tiêu dùng tín nhiệm (về chất lượng cũng như sự tiện lợi...).
Bảng 2.1. Tình hình sử dụng công suất máy móc thiết bị
Số
Tên máy móc

lượng


Đơn vị

(chiếc)

Công suất

Công suất

thiết kế

thực tế

Máy in

1

cái/giờ

3600

3200

Máy kéo sợi

1

kg sợi/giờ

120


95

Máy dệt

12

mét/giờ

104

97

Máy cán tráng

1

mét/giờ

5000

4700

1

bao/giờ

200

160


Máy cắt may tự
động

Nhìn vào trên ta thấy được hoạt động của máy móc chưa sử dụng hết
công suất. Điều đó đòi hỏi cán bộ kỹ thuật và công nhân viên dây chuyền phải
cố gắng nâng cao trình độ tay nghề sử dụng tối đa công suất thiết bị. Với công
suất sử dụng thực tế như hiện nay của Công ty thì sản lượng bao bì sản xuất ra
đáp ứng đủ cho thị trường. Công suất thực tế sử dụng đạt khoảng 85% so với
công suất thiết kế. Mặc dù chưa sử dụng hết công suất nhưng bao bì luôn đảm
bảo chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật khi xuất xưởng. Tất nhiên trong tương lai tình hình
sản xuất sẽ ngày một nâng cao đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
3.6. Quản trị nguyên vật liệu

21


Nguồn cung cấp nguyên vật liệu của công ty là do các đội tự mua ngoài dưới sự
kiểm soát của ban giám đốc hoặc do phòng vật tư của công ty mua và cấp phát. Ở công ty,
vật liệu xuất kho chủ yếu là dùng cho sản xuất. Việc xuất dùng diễn ra thường xuyên cho
các phân xưởng sản xuất. Việc xuất vật liệu được căn cứ vào nhu cầu sản xuất và định
mức tiêu hao NVL trên cơ sở kế hoạch sản xuất đã đề ra.
Sau khi NVL mua về được nhập kho và chuyển vào kho của công ty bảo quản. Công ty
phân thành 3 kho NVL để thuận tiện cho công việc bảo quản. Kho nguyên vật liệu chính: Là
kho chứa các loại nguyên vật liệu chính phục vụ cho sản xuất . Các NVL chính có khối
lượng lớn nên kho NVL chính cũng là kho lớn nhất, được chia thành các khu, mỗi khu
chứa các loại NVL có tính chất tương tự nhau. Kho nguyên vật liệu khác: Kho này chứa
các nguyên vật liệu phụ như chất sơn dầu, mỡ…Đặc điểm của kho này là chứa nhiều loại
NVL cũng như các phụ tùng, công cụ dụng cụ. Khối lượng mỗi loại tuy nhỏ nhưng lại có
nhiều loại nên việc bảo quản cũng khó khăn hơn các kho khỏc. Các NVL này sẽ được sắp

xếp theo mã NVL. Kho nhiên liệu: Kho này chứa các nhiên liệu phục vụ cho quá trình sản
xuất như xăng, than, dầu diesel, củi, hơi đốt… Do kho này toàn là đồ dễ cháy nên công
tác phòng chống cháy nổ cũng được quan tâm hơn.
Định kỳ các cán bộ phụ trách về an toàn lao động đến kiểm tra việc thực hiện phòng
chống cháy nổ ở các kho đặc biệt là kho nhiên liệu. Các thiết bị phòng cháy chữa cháy
cũng được thường xuyên kiểm tra để đảm bảo các thiết bị này vẫn còn tốt.
Công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty được thực hiện ở tất cả các khâu thu
mua, bảo quản, sử dụng và dự trữ.
Giám đốc:
- Là người lập kế hoạch và phê duyệt định mức và kiểm soát định mức sử dụng nguyên
vật liệu của công ty, chịu trách nhiệm về việc quản lý định mức nguyên vật liệu dưới sự
giám sát của Hội đồng quản trị.
- Thông qua số liệu do kế toán tập hợp, qua đó có thể phân tích, tình hình thực hiện kế
hoạch nguyên vật liệu có tiết kiệm hay lãng phí để từ đó có biện pháp hạ giá thành, đưa ra
những quyết định phù hợp với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, việc

22


giảm định mức tiêu thụ nguyên vật liệu mà vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm là điều kiện
quan trọng để doanh nghiệp kinh doanh được trên thị trường.
- Giám sát và kiểm tra tất cả các hoạt động về quản lý nguyên vật liệu của công ty.
- Quyết định toàn bộ giá cả mua bán nguyên vật liệu.
- Trực tiếp ký các hợp đồng mua nguyên vật liệu,…
- Phân công cho các phòng ban, tổ đội thực thi những nhiệm vụ được đặt ra, trực tiếp xử
lý các chi tiết kinh doanh, tìm ra những mặt hàng nguyên vật liệu tốt hay xấu, đồng thời
đánh giá các mặt lợi hại của việc cắt giảm các chi phí nguyên vật liệu được đề ra.
Phó Giám đốc kỹ thuật
- Giúp giám đốc trong việc điều hành và quản lý mọi hoạt động về kỹ thuật xây dựng
công trình, quản lý vật tư của công ty và phê duyệt các định mức về mua sắm nguyên vật

liệu từ đó giúp kiểm soát và tiết kiệm chi phí sản xuất.
- Lập phương án sản xuất, giám từng giai đoạn đạt hiệu quả tiến độ và chất lượng tốt từ
đó tránh trường hợp xây dựng sai, hỏng phải sửa lại làm lãng phí chi phí sử dụng nguyên
vật liệu
- Ký các hợp đồng kinh tế theo uỷ quyền của Giám đốc, phê duyệt một số văn bản giấy tờ
liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty theo ủy quyền của Giám đốc.
-Kiểm tra, phê duyệt và thông qua các hồ sơ thiết kế.
Phó giám đốc kinh doanh
- Giúp giám đốc trong việc chỉ đạo điều hành hoạt động ghi chép, tính toán, tổng hợp và
kiểm tra các chi phí sản xuất từ đó có các biện pháp để tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu
- Nghiên cứu các biện pháp giảm giảm chi phí trong công ty.
- Giám sát, phê duyệt việc mua bán vật tư phục vụ trong quá trình sản xuất

23


- Kiểm tra bảng cân đối kế toán do Phòng Kế toán lập ra từ đó trình giám đốc duyệt các
thông số tài chính về cơ cấu các khoản nguyên vật liệu.
- Nhận chỉ tiêu kế hoạch sản xuất của công ty từ đó tổ chức điều hành sản xuất, thực
hiện hoàn thành kế hoạch về chi phí của công ty giao đồng, quản lý, điều hành, đào tạo
đội ngũ công nhân viên, xây dựng hệ thống quản lý chi phí sản xuất của công ty.
- Phê duyệt các định mức về quản lý vật tư của công ty từ đó giúp giám đốc kiểm soát tốt
các chi phí sản xuất.
- Xây dựng mục tiêu kế hoạch định mức sử dụng nguyên vật liệu theo quý, năm để đảm
bảo tiết kiệm chi phí và nâng cao lợi nhuận.
- Ký hợp đồng kinh tế nội theo uỷ quyền của Giám đốc, phê duyệt một số văn bản giấy tờ
liên quan đến hoạt động sản xuất trong công ty theo ủy quyền của Giám đốc.
Phòng kế toán
- Với chức năng là ghi chép, tính toán, phản ánh và giám đốc thường xuyên liên tục sự
biến động của vật tư, tài sản, tiền vốn, kế toán sử dụng thước đo hiện vật và cả thước đo

giá trị để quản lý nguyên vật liệu từ đó tham mưu cho giám đốc kiểm soát các chi phí sản
xuất của công ty.
- Cung cấp thông tin chi phí kịp thời, chính xác toàn bộ chi phí nguyên vật liệu trong quá
trình sản xuất của công ty
- Xây dựng kế hoạch tài chính, lập các dự toán trên cơ sở kế hoạch sản xuất sản xuất hằng
năm của công ty, phản ánh đúng và chính xác các nghiệp vụ phát sinh trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh theo đúng quy định.
- Kiểm tra tình hình định mức về các chi phí vật liệu,: kiểm tra dự toán chi phí gián tiếp,
phát hiện kịp thời các khoản mục hao phí chênh lệch ngoài định mức, ngoài kế hoạch đề
ra các biện pháp ngăn ngừa kịp thời.
- Thông qua ghi chép, phản ánh, tính toán để đánh giá đúng hiệu quả sản xuất kinh doanh

24


của từng doanh nghiệp, lập báo cáo kế toán và chi phí sản xuất và lập giá thành theo quy
định của cơ quan chủ quản cấp trên.
- Tiến hành kiểm kê kho nguyên vật liệu tại công ty nhằm mục đích kiểm tra số lượng,
chất lượng, giá trị của từng loại nguyên vật liệu có tại thời điểm kiểm kê. Bên cạnh đó
việc kiểm kê còn giúp cho công ty kiểm tra được tình hình bảo quản, phát hiện các trường
hợp hao hụt, hư hỏng, mất mát để có biện pháp xử lý kịp thời.
Nguyên vật liệu của công ty có số lượng lớn, nhiều chủng loại nên quá trình kiểm tra
thường mất thời gian. Vì vậy công ty tiến hành kiểm kê theo định kỳ một năm một lần ở
tất cả các kho. Việc kiểm kê sẽ được phân ra định kỳ ở các kho. Ví dụ như tháng 1 kiểm
kê kho NVL chớnh, thỏng 2 kiểm tra kho nhiên liệu… Ban kiểm kê có bốn người bao
gồm Phó giám đốc, thủ kho, cán bộ vật tư, kế toán nguyên vật liệu. Ban kiểm kê sử dụng
các biện pháp như cân, đong, đo, đếm…để tính toán số liệu thực tế trong kho và thực
hiện việc so sánh, đối chiếu với Sổ chi tiết vật tư, thẻ kho. Kết quả kiểm kê được ghi vào
Biên bản kiểm kê . Trong đó ghi rõ số liệu theo sổ kế toán và số liệu thực tế kiểm kê và
xác định chênh lệch thừa thiếu cho từng loại.

Nếu có chênh lệch thiếu thì cần tìm xác định xem chênh lệch đú cú trong định mức
không. Chênh lệch vượt ngoài định mức thì cần tìm ra nguyên nhân vật tư bị thiếu hụt từ
đó đưa ra biện pháp xử lý. Nếu là nguyên nhân khách quan như do khí hậu hay bão lụt…
thì phần thiếu hụt sẽ được tính vào chi phí. Còn thiếu hụt do nguyên nhân chủ quan thì
cần phải tìm ra người phải chịu trách nhiệm chính để bồi thường như thủ kho không bảo
quản cẩn thận gây mất mát thì thủ kho phải bồi thường, cũn đối với chênh lệch thừa thì
cũng cần phải tính toán lại sổ sách xem có bỏ sót bút toán nào không hay là do khách
hàng gửi.
- Được quyền yêu cầu các phòng ban trong công ty phối hợp và cung cấp đầy đủ, kịp thời
các tài liệu, số liệu có liên quan trong việc:
+ quản lý mua sắm nguyên vật liệu,vật tư từ đó phản ánh, ghi chép, tính toán chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp;

25


×