Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

báo cáo giám sát môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (322 KB, 23 trang )

MỤC LỤC

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU..........................................................................................1
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHIỆM VỤ QUAN TRẮC...............................1
1.2 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY.............................................1
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC............................7
2.1. TỔNG QUAN VỊ TRÍ QUAN TRẮC.........................................................7
2.2. THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO ĐỢT.....................................................9
2.3. THIẾT BỊ QUAN TRẮC VÀ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM..............9
2.4. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU.10
2.5. PHƯƠNG PHÁP ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM....................................................................................12
2.6. CÔNG TÁC QA/QC TRONG QUAN TRẮC...........................................14
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC..........18
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN
TRẮC...................................................................................................................18
4.1. KẾT QUẢ QA/QC HIỆN TRƯỜNG........................................................18
4.2. KẾT QUẢ QA/QC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM...............................19
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................20
5.1. KẾT LUẬN................................................................................................20
5.2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................20

1


CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU
1.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHIỆM VỤ QUAN TRẮC
 Căn cứ thực hiện
- Thực hiện đúng Thông tư số 43/2015/TT-BTNMT ngày 29/09/2015 của Bộ Tài
nguyên và Môi trường
- Căn cứ theo báo cáo Đánh giá tác động môi trường của công ty đã được phê


duyệt
 Phạm vi nội dung công việc
-Mô tả việc thực hiện công tác môi trường của Công ty như khống chế ô nhiễm
và các biện pháp giám sát đang áp dụng tại Công ty.
- Mô tả hiện trạng môi trường của Công ty bao gồm:
+ Chất lượng khí thải.
+ Chất lượng nước thải.
 Tần suất và thời gian thực hiện
- Chương trình Giám sát môi trường định kỳ được thực hiện 6 tháng/1 lần
1.2 GIỚI THIỆU HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY
1.2.1 Giới thiệu chung
- Tên Công ty: Công ty TNHH Dệt may Hoàng Dũng
- Tên giao dịch: HOANG DUNG WEAVE - STITCH COMPANY LIMITED
- Số đăng ký kinh doanh: 0702000856 ngày 29/12/2004

1


- Mã số thuế: 0600336474
- Giám đốc: TRẦN THẾ DẦN
- Địa chỉ trụ sở chính: Lô C1 đường D4, N4 khu CN Hòa Xá , Thành phố Nam
Định, Tỉnh Nam Định
- Điện thoại: (0350) 3670 935 Fax: (0350) 3670 235
- Ngành nghề kinh doanh:
+ Sản xuất, xuất khẩu các mặt hàng vải phục vụ may mặc thời trang và hàng bảo
hộ lao động.
+ Mua bán hàng bông vải sợi các loại.
Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng tiền thân hoạt động sản xuất kinh
doanh dưới mô hình tổ hợp dệt may ở làng nghề truyền thống Hòa Hậu - Lý
Nhân - Hà Nam nổi tiếng miền Bắc từ những năm 1990, và chính thức thành lập

tại thành phố Nam Định vào tháng 12/2004. Với hơn 20 năm kinh nghiệm trong
nghề, cùng với sự thấu hiểu, gắn bó sâu sắc và sự nhiệt huyết với nghành, công
ty dệt may Hoàng Dũng đã có những bước phát triển rất bền vững, và cũng đã rất
mạnh dạn đầu tư trang thiết bị hiện đại từ Nhật Bản, Hàn Quốc và Châu Âu để
ngày càng đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng, phức tạp của khách hàng và
đối tác. Từ đó tạo dựng được thương hiệu dệt may Hoàng Dũng bền vững và
được khách hàng toàn quốc và quốc tế công nhận, đưa vị thế cạnh tranh của công
ty ngày càng vững chắc.
1.2.2 Địa điểm hoạt động
Lô C1 đường D4, N4 khu CN Hòa Xá Thành phố Nam Định, tỉnh Nam Định

2


Vị trí địa lý của công ty
1.2.3 Tính chất và quy mô hoạt động
- Loại hình hoạt động: Sản xuất vải.
- Quy trình sản xuất của Công ty
Quy trình sản xuất của công ty được trình bày như hình:

3


Quy trình sản xuất của công ty
1.2.5 Các hoạt động phát sinh chất thải

4


1.2.5.1 Ô nhiễm nước thải

 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhu cầu sử dụng nước của cán bộ công nhân
viên làm việc trong khu vực Công ty. v
 Nước thải sản xuất
Chủ yếu từ quá trình nhuộm và giặt vải. Nước thải này có nồng độ ô nhiễm cao
nên công ty đã xây dựng hệ thống xử lý nước thải đạt Quy chuẩn xả thải.
 Nước mưa chảy tràn
Bản thân nước mưa không làm ô nhiễm môi trường, nước mưa chảy tràn trên
mái nhà và trên sân bãi sẽ cuốn trôi các chất cặn bã, đất cát xuống hệ thống thoát
nước mưa khu vực nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt sẽ gây ô nhiễm môi
trường xung quanh khu vực và ảnh hưởng đến người dân xung quanh.
1.2.5.2 Ô nhiễm chất thải rắn
Chất thải nguy hại Phát sinh trong quá trình hoạt động của Công ty.
Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng đã ký hợp đồng xử lý với Công ty TNHH
MTV Môi Trường Đô Thị xử lý CTNH cho công ty. Một năm thu gom xử lý 2
lần.
Chất thải rắn sinh hoạt Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu phát sinh do hoạt
động sinh hoạt của nhân viên, khối lượng khoảng 15 kg/ngày, lượng rác chủ yếu
là rác hữu cơ dể phẩn hủy và giấy văn phòng.

5


Biện pháp xử lý: Trang bị các thùng chứa rác trong công ty, bố trí nhân viên đi
thu gom rác 1 lần trong ngày.
1.2.5.3 Ô nhiễm khí thải
 Ô nhiễm tiếng ồn
Tiếng ồn: phát sinh từ các phương tiện giao thông ra vào và hoạt động của máy
móc thiết bị trong Công ty.
 Ô nhiễm không khí

Từ quá trình hoạt động của Công ty sẽ phát sinh các nguồn ô nhiễm không khí
sau:
- Khí thải và bụi từ các hoạt động giao thông vận tải: Các loại phương tiện động
cơ sử dụng nhiên liệu (xe ra vào Công ty ) sẽ phát sinh ra một lượng khí thải
đáng kể. Thành phần khí thải phát sinh từ các phương tiện giao thông vận tải bao
gồm bụi, SOx, NOx, THC... Tải lượng các chất ô nhiễm phụ thuộc vào lưu
lượng, tình trạng kỹ thuật xe qua lại và tình trạng đường giao thông;
- Mùi hôi từ các khu vệ sinh công cộng, thùng chứa rác sinh hoạt: Ô nhiễm mùi
hôi tại Công ty chủ yếu phát sinh do sự phân hủy của rác thải sinh hoạt, nhà vệ
sinh, ô nhiễm bụi và các loại khí thải khác phát sinh từ khâu quét dọn, sử dụng
điều hòa,…
- Khí thải từ lò hơi trong quá trình hoạt động sản xuất cũng gây ảnh hưởng đến
chất lượng môi trường không khí, cần thực hiện quan trắc định kỳ để đưa ra các
biện pháp khắc phục hợp lý.
1.2.6 Đơn vị tham gia phối hợp
6


Báo cáo kết quả quan trắc môi trường định kỳ lần thứ 1 của Công ty
TNHH Dệt may Hoàng Dũng được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Kỹ thuật và
Phân tích môi trường
Một số thông tin về đơn vị tư vấn lập báo cáo giám sát môi trường định kỳ
như sau:
- Tên đơn vị : Công ty Cổ phần Kỹ thuật và Phân tích môi trường
- Địa chỉ : Số 14, Ngõ 35, Khương Hạ, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội
- Công ty Cổ phần kỹ thuật và phân tích môi trường được thành lập theo giấy
phép đăng ký kinh doanh số 0103005445 đăng ký ngày 04/10/2004 do Sở kế
hoạch và đầu tư Hà Nội cấp
- Cơ sở pháp lý của đơn vị:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường có số

hiệu: VIMCERTS 006 cấp ngày 20 tháng 7 năm 2015
+ Chứng chỉ phòng thử nghiệm môi trường - VILAS372 ( ISO/IEC-17025:2005
- BOA)
CHƯƠNG II. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH QUAN TRẮC
2.1. TỔNG QUAN VỊ TRÍ QUAN TRẮC
2.1.1. Phạm vi thực hiện
Công ty TNHH dệt may Hoàng Dũng tọa lạc tại Lô C1 đường D4, N4 khu
CN Hòa Xá , Thành phố Nam Định , tỉnh Nam Định
2.1.2. Kiểu quan trắc:
Kiểu quan trắc tại cơ sở:
7


+ Quan trắc môi trường chất phát thải: mẫu nước thải, khí thải tại lò hơi và khí
thải

tại



nhiệt.

2.1.3. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội
 Điều kiện tự nhiên
Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định, thuộc trung tâm
khu vực phía Nam đồng bằng sông Hồng, trên tọa độ 24 024’ đến 20027’ vĩ độ
Bắc và từ 106007’ đến 106012’ kinh độ Đông và được trải dài hai bên bờ sông
Đào có tiềm năng phát triển đa dạng; Là trung tâm kinh tế, chính trị văn hóa của
tỉnh Nam Định, có vị trí quan trọng và thuận lợi của vùng tam giác kinh tế nơi
tiếp giáp với nhiều đầu mối giao thông trong và ngoài tỉnh;

+ Cách Thủ đô Hà Nội 50 km về phía Tây Bắc
+ Cách cảng Hải Phòng 80 km về phía Đông Bắc và được bao quanh một số
tỉnh lị khác như: Thái Bình (19 km); Ninh Bình (28 km), Phủ Lý (30 km);
Diện tích 46,4 km². Dân số 231.900 người (2001).
Thành phố Nam Định hiện nay (2008) gồm có 20 phường: Bà Triệu,
Quang Trung, Nguyễn Du, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Cửa Bắc, Vị Xuyên, Vị
Hoàng, Hạ Long, Trần Tế Xương, Trần Đăng Ninh, Cửa Bắc, Năng Tĩnh, Văn
Miếu, Phan Đình Phùng, Trường Thi, Trần Quang Khải, Thống Nhất, Lộc Hạ,
Lộc Vượng (phía Bắc Sông Đào), Cửa Nam (phía Nam Sông Đào), và 5 xã ngoại
thành Lộc Hòa, Lộc An, Mỹ Xá (phía Bắc Sông Đào), Nam Phong, Nam Vân
(phía Nam Sông Đào).
 Kinh tế xã hội
Những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thành phố Nam Định
bình quân đạt 13,11%/năm; giá trị sản xuất công nghiệp tăng trưởng bình quân
8


đạt 18,7%/năm, giá trị bình quân thu nhập đầu người năm 2011 ước đạt 30 triệu
đồng. Cơ cấu kinh tế của thành phố chuyển dịch theo hướng tăng mạnh tỷ trọng
công nghiệp - xây dựng, trong đó công nghiệp dân doanh có vai trò quan trọng
trong phát triển kinh tế trên địa bàn.
Thời gian tới, thành phố tiếp tục đẩy mạnh phát triển công nghiệp dân
doanh, phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời xây dựng các cơ sở sản
xuất có quy mô lớn, trình độ công nghệ cao. Công nghiệp dân doanh tập trung
sản xuất các sản phẩm truyền thống, làm vệ tinh cho các cơ sở lớn, đồng thời sản
xuất các sản phẩm hoàn chỉnh có chất lượng cao và xuất khẩu. Ngoài việc đưa
các cơ sở sản xuất vào khu, CCN để bảo vệ môi trường, thành phố sẽ tạo điều
kiện cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, thiết bị, ứng dụng
các hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm, xúc tiến đầu tư, xúc tiến thị trường
đào tạo đội ngũ doanh nhân và nguồn nhân lực có chất lượng; đầu tư cải tạo nâng

cấp hệ thống kết cấu hạ tầng, khuyến khích huy động vốn đầu tư phát triển,
chuyển đổi cơ cấu sản xuất. Tiếp tục duy trì tốc độ phát triển bền vững của doanh
nghiệp dân doanh trên cơ sở nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
2.2. THÔNG SỐ QUAN TRẮC THEO ĐỢT
Danh mục thành phần, thông số quan trắc
STT Nhóm thông số

Thông số

I

THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ

1

Nhóm số 1: Môi trường không khí

II

THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI

1

Nhóm số 1: Thông số quan trắc hiện
pH
trường

9

Bụi, NO2, CO, SO2



2

Nhóm số 2: Hóa lý

TSS, BOD5, COD, Nitrat,
Photphat

3

Nhóm số 3: Thủy sinh

Coliform

2.3. THIẾT BỊ QUAN TRẮC VÀ THIẾT BỊ PHÒNG THÍ NGHIỆM
Các thiết bị quan trắc và thiết bị phòng thí nghiệm của đơn vị đo đạc phù
hợp với yêu cầu của từng phương pháp. Thông tin về trang thiết bị của đơn vị
phân tích được trình bày tại bảng sau
Thông tin về thiết bị quan trắc và phòng thí nghiệm
ST
T
1
2
3
4
5

Tên máy/Thiết bị
Máy đo BOD5

Máy đo DO
Máy đo To, pH
Máy đo CND,TDS
Lấy mẫu nước

Số hiệu

Nước

BSB-620T
CG-867
PH-metter
Con./TDS metter
Surface Grap Sampler

xuất
GERMANY
HACH-USA
HACH-USA
HACH-USA
226430-

Năm/lần
Năm/lần
Năm/lần
Năm/lần
Năm/lần

WildCo-USA
USA


Năm/lần

6

Máy đo lưu tốc FP111- Global Water

7

dòng nước
Cân phân tích

Electronic

sản Kiểm định

Analytical USA

Năm/lần

Balance-Model
AB204S
Máy đo pH/ độ dẫn USA

8

Máy đo nước

9
10

11

/DO Sens ION 156
Máy đo nước
Máy đo độ đục 2100P
Phân hủy đo COD Tubetets Heater
Đo nồng độ bụi Model : Haz - Dust

USA
PALINTEST
SKC – USA

Năm/lần
Năm/lần
Năm/lần

12

hiện số
Đo nồng độ các khí Multicheck 2000

USA

Năm/lần

10

Năm/lần



13
14

độc
Máy lấy mẫu khí
DESAGA - 312
Thiết bị đo khí thải Greenline 4000 - italia

GERMANY
ITALIA

Năm/lần
Năm/lần

ống khí

2.4. PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU, BẢO QUẢN VÀ VẬN CHUYỂN MẪU
Mục đích của việc lấy mẫu phân tích là chọn một thể tích (hay khối lượng)
nhỏ phù hợp và chỉ vừa đủ của đối tượng cần nghiên cứu phân tích để làm phân
tích ngay tại hiện trường hay đóng gói để vận chuyển về phòng thí nghiệm để xử
lý và xác định (định tính hay định lượng) các chất chúng ta mong muốn của đối
tượng nghiên cứu nhưng lại phải bảo đảm giữ nguyên đúng thành phần của đối
tượng thực tế lấy mẫu. Do đó lấy mẫu là giai đoạn đầu của công việc phân tích.
Nếu lấy mẫu sai thì kết quả phân tích không phản ánh đúng thực tế.
Vì thế để có kết quả phân tích phản ánh đúng thực tế, việc lấy mẫu phân tích
phải đảm bảo được các yêu cầu sau đây:
• Đại diện đúng cho đối tượng cần nghiên cứu và phân tích
• Đáp ứng đúng yêu cầu phân tích hay nghiên cứu xem xét
• Lấy mẫu, không làm mất mẫu hay nhiễm bẩn mẫu
• Phù hợp với phương pháp lựa chọn phân tích

• Có khối lượng đủ để phân tích, không quá nhỏ và đúng yêu cầu
• Mẫu phải có lý lịch, các điều kiện lấy mẫu rõ ràng
• Đảm bảo đúng yếu tố của QA/QC
 Các điều kiện cần của công việc lấy mẫu

11


Chúng ta biết rằng, mục tiêu của lấy mẫu là chọn một phần thể tích (hay
khối lượng) mẫu đủ nhỏ của đối tượng nghiên cứu (hay phân tích) để vận chuyển
được về phòng thì nghiệm để phân tích được các chỉ tiêu cần thiết mà vẫn đảm
bảo thể hiện đúng được thành phần thực tế của đối tượng nghiên cứu. Do đó việc
lấy mẫu phải tuân thủ theo những điều kiện nhất định
• Theo một quy trình tiêu chuẩn nhất định cho mỗi loại và đã được chấp nhận
• Theo từng đối tượng mẫu phân tích nhất định
• Theo nguyên tố hay chất cần phân tích
• Dụng cụ lấy mẫu đúng quy cách và phải đảm bảo QA/QC
• Người lấy mẫu phải được huấn luyện và có tay nghề để thực hiện
• Có sổ sách ghi chép và có hồ sơ mẫu rõ ràng Chỉ khi thỏa mãn các điều kiện
và yêu cầu trên thì kết quả phân tích mới nói lên được thành phẩn (hàm lượng)
của chất trong mẫu phân tích.
Phương pháp lấy mẫu hiện trường, bảo quản và vận chuyển mẫu:
STT
I
1
2
3
4
II
1

2
3

Thông số
Tiêu chuẩn
THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ
Thông số 1: Bụi
TCVN 5067 : 1995
Thông số 2 : NO2
TCVN 6137 : 2009
Thông số 3: SO2
TCVN 5971 : 1995
Thông số 4: CO
HD – CO
THÀNH PHẦN MÔI TRƯỜNG NƯỚC THẢI
Thông số 1: Độ pH
TCVN 6492 – 2011
Thông số2: TSS
TCVN 6625 – 2000
Thông số 3: BOD5
TCVN 6001 – 1 –
2008

12


4
5

Thông số 4 : COD


SMEWW

5220C

-

Thông số 5 : Tổng Coliform

2012
TCVN 6187 – 2 –
1996

2.5. PHƯƠNG PHÁP ĐO TẠI HIỆN TRƯỜNG VÀ PHÂN TÍCH TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM
Phương pháp đo tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm được
trình bày lân lượt tại bảng sau:
Bảng 1: Phương pháp đo tại hiện trường

1

Tên thông
Phương pháp đo
số
Độ ồn
TCVN 7878-2:2010

2

Nhiệt độ


3

Độ ẩm

4

Gió

5

pH

STT

QCVN
462012/BTNMT
QCVN
462012/BTNMT
QCVN
462012/BTNMT
TCVN 6492 : 2011

Dải đo

Loại mẫu

30 ÷ 130 dBA Không khí
0 ÷ 50 oC


Không khí

10 ÷ 95%RH

Không khí

0,6 ÷ 40 m/s

Không khí

2÷ 12

Nước thải

Bảng 2 Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm

1

Tên thông
Phương pháp đo
số
Bụi lơ lửng
TCVN5067:1995

Giới hạn phát
hiện
20 µg/m3

2


SO2

10 µg/m3

STT

TCVN 5971:1995

13


3

NO2

TCVN6137:2009

5 µg/m3

4

CO

HD – CO

5.000 µg/m3

5

pH


TCVN 6492:2011

6

TSS

TCVN 6625:2000

5,0 mg/L

7
8

BOD5
Photphat

TCVN 6001-1:2008
TCVN 6202:2008

1,0 mg/L
0,02 mg/L

9

Nitrat

TCVN 6180 – 1996

0,05 mg/L


10

Coliform

TCVN 6187 – 2 – 3 MPN/100mL
1996

2.6. CÔNG TÁC QA/QC TRONG QUAN TRẮC
2.6.1. QA/QC trong lập kế hoạch quan trắc
Mục tiêu chương trình kiểm soát chất lượng lấy mẫu là:
• Cung cấp được những phương pháp giám sát và phát hiện các sai sót do lấy
mẫu và do đó có các biện pháp loại trừ các dữ liệu không hợp lệ hoặc sai lạc.
• Chứng minh được rằng các sai số lấy mẫu đã được kiểm soát một cách thích
hợp.
• Chỉ ra được các thay đổi của việc lấy mẫu và từ đó truy nguyên các nguồn gốc
gây sai số.
Mục tiêu của việc lấy mẫu là lấy được một thể tích mẫu đủ để vận chuyển
và xử lý trong phòng thí nghiệm nhằm phân tích chính xác các thông số cần
thiết tại vị trí lấy mẫu. Tuỳ thuộc vào mục đích lấy mẫu là để phân tích các chỉ
tiêu (thông số) lý học, hoá học hay vi sinh mà lựa chọn phương pháp lấy mẫu
thích hợp. Mẫu được lấy phải đại diện cho khu vực quan trắc về không gian và
14


thời gian và đáp ứng được các yêu cầu của chương trình quan trắc và phân tích
môi trường. Khi lập kế hoạch quan trắc phải bao hàm các nội dung chính như
sau:
• Xác định nội dung nhiệm vụ đợt quan trắc: địa điểm/trạm vị, các thông số cần
đo đạc, các loại mẫu cần lấy, thời gian thực hiện.

• Xác định yêu cầu về nhân lực tham gia (số lượng, lĩnh vực chuyên môn). •
Yêu cầu về trang thiết bị.
• Lập kế hoạch lấy mẫu.
• Phương pháp lấy mẫu và phân tích.
• Kinh phí cho chương trình quan trắc và QA/QC
2.6.2. QA/QC trong công tác chuẩn bị
Nhân viên lấy mẫu chuẩn bị biên bản lấy mẫu, những vị trí cần đo, số
lượng mẫu, thiết bị đo, dụng cụ lấy mẫu cần thiết. Các hoạt động quan trắc và
phân tích môi trường nước, không khí diễn ra ngoài hiện trường (lấy mẫu, bảo
quản mẫu, đo đạc một số thông số không bền) và phân tích trong phòng thí
nghiệm. Để thu thập được thông tin cần phải tiến hành một loạt hoạt động bao
gồm từ khâu lập kế hoạch, thiết kế chương trình, thiết kế mạng lưới, lấy mẫu,
phân tích trong phòng thí nghiệm và xử lý số liệu. Mục tiêu của chương trình
đảm bảo chất lượng/kiểm soát chất lượng (QA/QC) trong hoạt động quan trắc và
phân tích môi trường nước, không khí là cung cấp những số liệu tin cậy và đã
được kiểm soát về hiện trạng môi trường nước, không khí bao gồm các thông số
chủ yếu như: nhiệt độ, pH, (nước thải), Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, độ ồn, vận tốc

15


gió (không khí) thoả mãn yêu cầu thông tin cần thu thập, theo mục tiêu chất
lượng đặt ra, để:
• Đánh giá hiện trạng chất lượng nước, không khí khu vực
• Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường nước, không khí theo thời gian;
• Cảnh báo sớm các hiện tượng ô nhiễm nguồn nước;
• Theo các yêu cầu khác của công tác quản lý môi trường và phát triển kinh tế.
2.6.3. QA/QC tại hiện trường
Một số thông số không bền như nhiệt độ, pH, trong nước thải cần được
xác định tại chỗ hoặc ngay sau khi lấy mẫu càng sớm càng tốt. Khi đo, phân tích

tại chỗ các thông số không bền, cần phải chú ý:
- Lựa chọn phương pháp phân tích phù hợp để không hoặc ít bị ảnh hưởng của
điều kiện bên ngoài để bảo đảm kết quả phân tích.
- Những thay đổi bất thường khi lấy mẫu.
- Tình trạng hoạt động của thiết bị.
- Ngăn ngừa nhiễm bẩn mẫu:
+ Đo đạc hiện trường: Khi đo đạc các thông số bằng máy móc ngoài hiện trường
(ví dụ pH,...) không được nhúng trực tiếp các thiết bị đo vào máy lấy nước mà
phải lấy các mẫu phụ để đo, sau khi đo, mẫu đó phải đổ đi.
+ Chai lọ chứa mẫu phải được rửa sạch theo đúng yêu cầu đối với từng thông số.
Không được tận dụng các loại chai lọ đã dùng chứa hoá chất trong phòng thí
nghiệm để sử dụng cho việc chứa mẫu.
16


+ Dụng cụ chứa mẫu phải được bảo quản trong môi trường sạch sẽ, tránh bụi,
khói và các nguồn gây ô nhiễm khác.
+ Các loại giấy lọc, bộ dụng cụ lọc phải được đóng gói cẩn thận, bọc bằng các
chất liệu thích hợp.
Để đảm bảo các thiết bị hoạt động quan trắc ngoài hiện trường làm việc
chính xác ổn định, cần phải định kỳ hiệu chuẩn các thiết bị này theo các quy định
của nhà sản xuất. Tất cả hồ sơ hiệu chuẩn của thiết bị đều được lưu giữ. Trong
trường hợp không có điều kiện hiệu chuẩn thì phải có các biện pháp để nhận biết
tình trạng làm việc của thiết bị đó. Thí dụ: so sánh thường xuyên giữa các thiết bị
giống nhau hoặc cùng loại với nhau theo một chỉ tiêu phù hợp. Trước mỗi đợt
quan trắc cần phải kiểm tra tình trạng hoạt động của thiết bị. Đối với những mẫu
được phân tích tại hiện trường (chất rắn lơ lửng, độ đục ...) cũng phải tiến hành
phân tích mẫu QC để kiểm soát được chất lượng số liệu.
2.6.4. QA/QC trong phòng thí nghiệm
Các yêu cầu chung về năng lực phòng thí nghiệm phân tích môi trường

Mục đích
Nhằm đưa ra phương thức nhất quán trong việc kiểm tra năng lực thử nghiệm
đối với các phương pháp thử nghiệm do phòng thử nghiệm thực hiện.
Phạm vi áp dụng
Áp dụng cho các phương pháp thử nghiệm.
Để có thể cung cấp được những số liệu tin cậy, duy trì các hoạt động kiểm
soát chất lượng thường xuyên, một phòng thí nghiệm phân tích môi trường (cố
17


định hoặc di động) phải đáp ứng được các yêu cầu về năng lực quản lý và kỹ
thuật theo chuẩn mực của ISO/IEC 17025: 2007. Các yếu tố quyết định mức độ
chính xác và độ tin cậy của phép thử do phòng thí nghiệm thực hiện, bao gồm:
- Cơ cấu tổ chức phù hợp (người quản lý và người thực hiện).
- Yếu tố con người làm phân tích (công tác tập huấn, kiểm tra tay nghề)
- Trang thiết bị; quản lý, bảo dưỡng, kiểm chuẩn và hiệu chuẩn thiết bị
- Điều kiện, vật chất, tiện nghi và môi trường
- Quản lý mẫu thử
- Phương pháp phân tích và hiệu lực của phương pháp
- Chất chuẩn, mẫu chuẩn
Như vậy ngoài yếu tố quản lý, con người, phòng thí nghiệm phải có đủ cơ sở vật
chất để tiến hành các phép thử có chất lượng, thoả mãn mục tiêu chất lượng số
liệu. Phòng thí nghiệm phải tiến hành các thủ tục kiểm soát chất lượng, bao gồm
- Thường xuyên sử dụng chất chuẩn được chứng nhận trong các phép thử
- Tham gia các chương trình so sánh liên phòng hoặc thử nghiệm thành thạo
- Tổ chức phân tích mẫu QC theo kế hoạch và duy trì thường xuyên.
2.6.5 Hiệu chuẩn thiết bị
• Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn công tác: các thiết bị đều được kiểm
tra, hiệu chuẩn tại PTN trước khi sử dụng.


18


• Thông tin về việc thực hiện hiệu chuẩn định kỳ: Định kỳ 1 lần/năm thiết bị sẽ
được đem đi hiệu chuẩn lại.
CHƯƠNG III. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QUAN TRẮC
 Về chất lượng khí thải
Chất lượng khí thải tại lò nhiệt và khí thải tại lò hơi đều đạt QCVN
19:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
 Về nước thải
Chất lượng môi trường nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải. Công ty cần duy
trì hoạt động cuả hệ thống xử lý nước thải, thường xuyên bảo trì, bảo dưỡng để
đảm bảo Hệ thống xử lý nước thải luôn hoạt động ổn định.
CHƯƠNG IV. NHẬN XÉT VÀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ QA/QC ĐỢT QUAN
TRẮC
4.1. KẾT QUẢ QA/QC HIỆN TRƯỜNG
Mỗi mẻ mẫu, ph ng thí nghiệm cần phải thực hiện phân tích tối thiểu một
trong các mẫu kiểm soát sau đây: (1) mẫu trắng phương pháp (để kiểm soát
khả năng nhiễm bẩn của hóa chất, dụng cụ, thiết bị), (2) mẫu lặp (để đánh giá
độ chụm của kết quả phân tích), (3) mẫu thêm chuẩn (để đánh giá độ chính xác
của kết quả phân tích), (4) mẫu chuẩn thẩm tra... hoặc có thể phân tích các mẫu
chuẩn đối chứng.
Mẫu trắng phương pháp: được phân tích đầu tiên trong mỗi mẻ mẫu.
Khoảng giá trị của mẫu trắng phương pháp được chấp nhận nếu giá trị đo được
nằm trong khoảng 0 ± MDL (giới hạn phát hiện của phương pháp).

19



Mẫu lặp: Đối với hai lần lặp, đánh giá độ chụm dựa trên đánh giá RPD
tương tự như quy định tại khoản 1, Điều 12 của Thông tư.
+ Nếu RPD nằm trong khoảng giới hạn, kết quả phân tích được chấp nhận; o
Nếu RPD nằm ngoài khoảng giới hạn, và kết quả phân tích được báo cáo, thì
người phân tích phải báo cáo với trưởng nhóm để có quyết định đánh giá cuối
cùng về kết quả phân tích,
+ Nếu RPD nằm ngoài khoảng giới hạn, nhưng các kết quả phân tích mẫu lặp
gần với giá trị giới hạn phát hiện của phương pháp, tính toán độ sai khác tuyệt
đối như sau:
∆ = LD1 – LD
Trong đó : ∆: Độ sai khác tuyệt đối
Giới hạn ∆ được chính phòng thí nghiệm thiết lập dựa trên kết quả phê duyệt
phương pháp phân tích. Nếu ∆ nằm ngoài khoảng giới hạn, và kết quả phân tích
được báo cáo, người phân tích phải báo cáo với trưở g nhóm để có quyết định
đánh giá cuối cùng về kết quả phân tích.
4.2. KẾT QUẢ QA/QC TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Kết quả phân tích được ghi vào biểu kết quả phải chứa đựng được một số
thông tin quan trọng dưới đây:
• Ngày tháng phân tích, phương pháp phân tích.
• Ký hiệu mẫu phân tích.
• Ký hiệu và kết quả phân tích của mẫu kiểm tra.
• Các giới hạn kiểm tra và cảnh báo.
• Các sắc đồ, đồ thị (nếu có).
• Họ tên người phân tích, người tính toán và người kiểm tra.

20


Sau khi số liệu được đối chiếu, kiểm tra, lúc đó mới có giá trị và được sử dụng
vào các mục đích khác nhau.

CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua các số liệu đo đạc, khảo sát, các dữ liệu được nêu trong báo cáo có
thể rút ra các kết luận sau về hiện trạng môi trường của Công ty TNHH Dệt May
Hoàng Dũng như sau:
 Đối với chẩt lượng khí thải:
Chất lượng khí thải tại lò nhiệt và khí thải tại lò hơi đều đạt QCVN
19:2009/BTNMT cột B: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp
đối với bụi và các chất vô cơ.
 Đối với nước thải:
Chất lượng môi trường nước thải đạt tiêu chuẩn xả thải của KCN Tân Bình.
 Đối với chất CTNH:
Chất thải nguy hại phát sinh tại Công ty đã được đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển đi xử lý. Đảm bảo thực hiện đúng Thông tư 36/2015/TT-BTNMT
 Đối với các tác động khác:
Tất cả các nhân viên của Công ty đều được tập huấn về vệ sinh môi trường. Thực
hiện tập huấn về phòng cháy chữa cháy, đảm bảo an toàn trong Công ty.

21


5.2. KIẾN NGHỊ
- Tiếp tục duy trì công tác bảo vệ môi trường như đã thực hiện trong thời gian
qua, nhằm đảm bảo xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn và quy chuẩn Việt Nam.
- Tăng cường công tác chăm sóc cây xanh và cỏ, đảm bảo diện tích cây xanh
trong khuôn viên.
- Tiếp tục thực hiện chương trình giám sát môi trường và các số liệu được báo
cáo gửi về cơ quan có chức năng theo định kỳ.

22




×