Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUÁN TRÀ SỮA HOA TƯỜNG VY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.25 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUÁN
TRÀ SỮA HOA TƯỜNG VY

BÙI THỊ BI BÔNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH


BÙI THỊ BI BÔNG

THIẾT LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ QUÁN
TRÀ SỮA HOA TƯỜNG VY

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn :ThS Nguyễn Thị Bình Minh



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế,
trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “
Thiết lập Dự án đầu tư quán trà sữa Hoa Tường Vy”, sinh viên khóa 36,
ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày ___________________ .

ThS. NGUYỄN THỊ BÌNH MINH
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày

tháng

năm 2013

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Kí và ghi rõ họ tên)

(kí và ghi rõ họ tên)

Ngày


tháng

năm 2013

Ngày

tháng

năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Thời gian trôi qua thật nhanh, thoáng đó mà quãng đời sinh viên đã sắp trôi qua.
Con vẫn còn nhớ như in ngày đầu tiên cha dẫn con vào nhập học, nhưng giờ đây con
đã chuẩn bị tốt nghiệp, con không biết dùng lời nào để khắc ghi công ơn trời bể của
cha mẹ. Đầu tiên con xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn vô bờ bến đến cha mẹ, những
người đã vất vả lo cho con, nuôi dưỡng và dạy dỗ con cho đến ngày hôm nay.
Em xin trân trọng gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến quý thầy, cô
Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh. Đặc biệt, là quý thầy cô khoa
Kinh Tế đã trực tiếp dạy dỗ và truyền đạt những kiến thức quý báu làm hành trang cho
em bước vào đời. Em luôn khắc ghi công ơn của các thầy cô.
Em xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô Nguyễn Thị Bình
Minh người đã tận tình, chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành
khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới chị Hiền chủ quán trà sữa Idol đã giúp đỡ em
trong thời gian em làm khóa luận.
Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả bạn bè người thân của
tôi. Những người đã giúp đỡ quan tâm tôi trong suốt thời gian vừa qua.
Xin chân thành cảm ơn

TP Hồ Chí Minh, ngày 01 tháng 07 năm 2013
Sinh viên thực hiện

Bùi Thị Bi Bông


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ BI BÔNG. Tháng 8 năm 2013. “ Thiết lập Kế Hoạch Kinh Doanh Quán
Trà Sữa Hoa Tường Vy”
BUI THI BI BONG. August 2013. “Establish Business Plans Bubble Tea Climbing
Rose”
Mục đích chung của khóa luận là thiết lập kế hoạch kinh doanh quá trà sữa tại
khu vực quận Thủ Đức, trong đó khóa luận tập trung vào phân tích thị trường sản
phẩm, dịch vụ của dự án, tổ chức nhân sự phân tích tài chính của dự án. Từ đó, xác
định tính khả thi của dự án thông qua tính toán cụ thể.
Khóa luận sử dụng những phương pháp đơn giả dễ thực hiện: thu thập xử lý số
liệu sơ cấp và thứ cấp, phân tích tổng hợp dựa trên ý kiến khách hàng và phỏng vấn
chủ cửa hàng trà sữa đã đi vào hoạt động lâu năm để làm cơ sở cho việc mở quán. Qua
đó trình bày những kết quả đã nghiên cứu được và đưa ra kiến nghị cho chủ đầu tư.
Từ đó ứng dụng những kiến thức đã làm khóa luận cũng như những kiến thức
đã học để làm hành trang sau khi tốt nghiệp.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG


ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC PHỤ LỤC

xii

CHƯƠNG 1MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1 Mục tiêu chung

2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1 Phạm vi không gian

2

1.3.2 Phạm vi thời gian

3

1.3.3 Phạm vi nội dung

3

1.4 Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2TỔNG QUAN

4

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế

4

2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam


4

2.1.2 Tổng quan tình hình kinh tế TP Hồ Chí Minh

7

2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh nước giải khát

8

2.2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam

8

2.2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh trà sữa tại TP Hồ Chí Minh

8

CHƯƠNG 3CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

11

3.1 Cơ sở lý luận

11

3.1.1 Đầu tư

11


3.1.2 Dự án đầu tư

13

3.1.3 Phương pháp xây dựng ngân lưu dự án

15

3.1.4 Bố cục của một dự án khả thi.

19

3.1.5 Phân tích thị trường sản phẩm của dự án

20

v


3.1.6 Phân tích kỹ thuật dự án

25

3.1.7 Tổ chức nhân sự và tiền lương

26

3.1.8 Các chỉ tiêu đánh giá và thẩm định dự án

28


3.2 Phương pháp nghiên cứu

34

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

34

3.2.2 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu

35

CHƯƠNG 4KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Giới thiệu sơ lược về dự án mở quán trà sữa Hoa Tường Vy.

37
37

4.1.1 Tên của quán

37

4.1.2 Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lỗi của quán

37

4.1.3 Hình thức kinh doanh của quán

38


4.2 Phân tích thị trường của dự án

38

4.2.1 Dự báo nhu cầu bằng cách nghiên cứu thị trường

38

4.2.2Phân tích đối thủ cạnh tranh

46

4.2.3Nhà cung cấp

47

4.3 Lập dự án

50

4.3.1 Thủ tục pháp lý, thời gian và địa điểm.

50

4.3.2Thiết kế thực đơn và dịch vụ đi kèm của quán.

50

4.3.3 Dự toán doanh thu


57

4.3.4Dự toán chi phí.

60

4.3.5Chi phí nhân sự

65

4.3.6 Dự kiến chi phí NVL

66

4.3.7 Dự kiến chi phí khác.(Chi phí tiện ích)

68

4.3.8 Khấu hao

70

4.4Phân tích tài chính và rủi ro dự án.

71

4.4.1 Hoạch định nguồn vốn

71


4.4.2 Kết quả hoạt động kinh doanh

72

4.4.3 Báo cáo ngân lưu

74

4.5 Thẩm định hiệu quả tài chính

75

4.6 Phân tích rủi ro dự án.

76

4.7 Chiến lược marketing của quán.

79
vi


4.8 Phân tích ảnh hưởng dự án đến kinh tế xã hội

81

4.9 Ba kịch bản cho kế hoạch kinh doanh.

82


CHƯƠNG 5KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

83

5.1 Kết luận

83

5.2 Kiến nghị

84

TÀI LIỆU THAM KHẢO

85

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
B/C

Tỷ số lợi nhuận trên chi phí (Benefit-cost Ratio)

BOT

Xây dựng,Vận hành,Chuyển giao (Built-Operation-Transfer)


CP

Cổ phần

Đ

đồng

DT

Doanh thu

ĐVT

Đơn vị tính

EBIT

Lợi nhuận trước thuế và lãi

EBT

Lợi nhuận trước thuế

EAT

Lợi nhuận sau thuế

EU


Liên minh Châu Âu

FDI

Đầu trực tiếp của nước ngoài

GDP

Thu nhập bình quân đầu người

IRR

Suất hoàn vốn nội bộ ( Internal Rate of Returns)

NCF

Dòng ngân lưu ròng

NPV

Hiện giá thuần (Net Present Value)

NV

Nhân viên

NVL

Nguyên vật liệu


ODA

Vốn hỗ trợ phát triển chính thức

PP

Thời gian hoàn vốn

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TP

Thành phố

TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TS

Tiến sĩ

TTB, CCDC


Trang thiết bị, công cụ dụng cụ
 

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Tốc Độ Tăng Tổng Sản Phẩm Trong Nước Theo Giá So Sánh 1994



Bảng 2.2 Vốn Đầu Tư Toàn Xã Hội Thực Hiện Năm 2012 Theo Giá Hiện Hành



Bảng 4.1 Tỷ Lệ Khách Hàng Chi Trả Cho Một Ly Trà Sữa.

44 

Bảng 4.2 Các Loại Sản Phẩm Có Tại Quán.

52 

Bảng 4.3 Mức Giá Dự Kiến Cho Các Sản Phẩm Tại Quán

57 

Bảng 4.4 Dự Kiến Dung Lượng Khách Hàng Qua Các Năm


59 

Bảng 4.5 Dự Kiến Doanh Thu Qua Các Năm.

60 

Bảng 4.6 Bảng Phân Chia Diện Tích Kinh Doanh

61 

Bảng 4.7 Dự Toán Chi Phí Thuê Và Sữa Chữa Mặt Bằng.

61 

Bảng 4.8 Chi Phí Mua TTB, CCDC Nhanh Hỏng.

62 

Bảng 4.9 Chi Phí Và Khấu Hao TTB, CCDC Sử Dụng Trong 3 Năm

63 

Bảng 4.10 Chi Phí Và Khấu Hao TTB, CCDC Sử Dụng Trong 5 Năm

64 

Bảng 4.11 Tổng Chi Phí Ban Đầu Và Chi Phí TTB, CCDC.

64 


Bảng 4.12 Mức Lương Dự Kiến Cho Từng Nhân Viên Năm.

66 

Bảng 4.13 Tỷ NVL/DT Cho Các Sản Phẩm Tại Quán.

67 

Bảng 4.14 Chi Phí NVL Hàng Năm.

68 

Bảng 4.15 Danh Mục Chi Phí Tiện Ích Hàng Tháng.

69 

Bảng 4.16 Dự Toán Chi Phí Tiện Ích Theo Năm

69 

Bảng 4.17 Chi Phí Quảng Cáo Ngày Khai Trương

69 

Bảng 4.18 Chi Phí Quảng Cáo Qua Các Năm.

70 

Bảng 4.19 Khấu Hao Hàng Năm Cho Chi Phí Sữa Chữa Và Thiết Kế


70 

Bảng 4.22 Dự Kiến Lượng Vồn Ban Đầu.

71 

Bảng 4.23 Cơ Cấu Nguồn Vốn.

72 

Bảng 4.24 Kế Hoạch Trả Nợ Vay Và Lãi Vay.

72 

Bảng 4.25 Tổng Hợp Chi Phí Hoạt Động Hàng Năm.

73 

Bảng 4.26 Dự Toán Kết Quả Kinh Doanh.

73 

Bảng 4.27 Thay Đổi Nhu Cầu Vốn Lưu Động

74 

Bảng 4.28 Ngân Lưu Của Dự Án Trên Quan Điểm Chủ Đầu Tư.

74 


ix


Bảng 4.29 Ngân Lưu Tài Chính

75 

Bảng 4.30 Ngân Lưu Tài Chính Trên Quan Điểm TIP

75 

Bảng 4.31 Ngân Lưu Tài Chính Của Dự Án Kinh Doanh Café Chuông Gió

76 

Bảng 4.32 Độ Nhạy Của NPV Với Sự Thay Đổi Của Số Lượt Khách Hàng

76 

Bảng 4.33 Độ Nhạy Của NPV Với Sự Thay Đổi Của Số Lượt Khách Hàng Và Giá
Nguyên Liệu Đầu Vào.

77 

Bảng 4.34 Độ Nhạy Của IRR Với Sự Thay Đổi Của Số Lượt Khách Hàng Và Giá
Nguyên Liệu Đầu Vào.

78 

Bảng 4.35 Mức Lạm Phát Của Việt Nam Giai Đoạn 2009 – 2012


78 

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Trà Sữa “Chat” Cùng Bạn Bè



Hình 2.2 Trà Sữa Yên Tĩnh



Hình 2.3 Trà Sữa Sách

10 

Hình 4.1 Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Thường Uống Trà Sữa Theo Nghề Nghiệp

39 

Hình 4.2 Tỷ Lệ Khảo Sát Khách Hàng Thường Uống Trà Sữa Theo Thu Nhập

40 

Hình 4.3 Tần Suất Khách Hàng Đến Quán Trà Sữa

41 


Hình 4.4 Tỷ Lệ Mục Đích Đến Quán Trà Sữa Của Khách Hàng

42 

Hình 4.5 Tỷ Lệ Các Yếu Tố Thu Hút Khách Hàng Đến Với Quán

43 

Hình 4.6 Tỷ Lệ Khảo Sát Loại Nước Uống Khách Hàng Thường Dùng.

44 

Hình 4.7 Tỷ Lệ Thời Gian Khách Hàng Đến Với Quán Trà Sữa.

45 

Hình 4.8 Tỷ Lệ Thời Gian Những Ngày Khách Thường Đến Quán

46 

Hình 4.9 Thực Đơn Dự Kiến Tại Quán

53 

Hình 4.10 Bản Đồ Khu vực Thủ Đức.

58 

Hình 4.11 Cơ Cấu Tổ Chức Hội quán Trà Sữa Hoa Tường Vy


65 

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi
Phụ lục 2: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 
Phụ lục 3:Bảng báo giá của công ty nguyên vật liệu trà sữa Trình Huy 
Phụ lục 4: Thiết kế quán

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Thông tin mà trang Thành phố Hồ Chí Minh giữ vai trò
đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Thành phố chiếm 0,6% diện tích và 8,34% dân số
của Việt Nam nhưng chiếm tới 20,2% tổng sản phẩm, 27,9% giá trị sản xuất công
nghiệp và 34,9% dự án nước ngoài. Tính chung trong 9 tháng đầu năm 2012, GDP đạt
404.720 tỷ đồng, tăng khoảng 8,7%. Năm 2012, GDP đạt khoảng 9,2%, trong đó khu
vực dịch vụ đạt khoảng 10,8%, công nghiệp và xây dựng đạt khoảng 9,2%, nông
lâm vàthủy sản đạt 5%.
Thu nhập bình quân đầu người (GDP) tính đến năm 2012 đạt khoảng 3.700
USD.Nền kinh tế ngày càng phát triển, thu nhập của con người ngày càng cao chính
vì vậy nhu cầu chất lượng cuộc sống cũng được tăng dần. Hiện nay, rất nhiều loại
hình dịch vụ kinh doanh xuất hiện nhằm mục đích thỏa mãn nhu cầu vui chơi giải trí

của con người. Các dự án đầu tư kinh doanh cũng ngày càng nhiều các shop quần áo,
quán café mang nhiều phong cách cũng dần đã được mở ra rất nhiều nhằm thỏa mãn
nhu cầu này của khách hàng. Phần lớn các dự án kinh doanh đưa vào thực hiện có
hiệu quả khá cao.
Bên cạnh café, và các loại hình kinh doanh khác kinh doanh quán trà sữa là một
loại hình nước giải khát, một loại hình giải trí khá hay và mới lại tại thành phố Hồ Chí
Minh, và bắt đầu đang được khai thác. Trà sữa trân châu bắt nguồn từ Đài Loan vào
đầu thập niên 1980 có tên tiếng Anh là “bubble tea”. Vào thập niên 1990, trà sữa trân
châu trở nên nổi tiếng ở hầu hết các nước Đông Nam Á, tại khu phố người Hoa
(Chinatowns) và các cộng đồng châu Á hải ngoại. Hiện nay, loại thức uống này đang
khá được ưa chuộng, tiềm năng kinh doanh về thị trường này hiện nay khá lớn. Hơn
nữa, tại đây tập trung lượng lớn học sinh, sinh viên và một bộ phận đông đảo nhân
1


viên văn phòng. Xu hướng tìm một nơi vui chơi, giảm tải những căng thẳng sau những
giờ làm việc, học tập mệt mỏi là rất lớn. Đã nuôi mơ ước từ lâu mong muốn cho giới
trẻ và những người yêu sách có một không gian thật thỏa mái để thả hồn mình vào
những trang sách, hay những bạn mê mẩn đồ handmade có một nơi để trao đổi kinh
nghiệm những thú vui riêng của mình. Chính vì vậy, ý tưởng về quán trà sữa – sách
đã xuất hiện.
Trước bối cảnh kinh tế, cơ hội kinh doanh rất lớn phù hợp với nhu cầu hiện có
tại địa phương kết hợp với niềm đam mê kinh doanh, sở thích tìm hiểu và khám phá
trà sữa. Chình vì vậy đề tài “Thiết lập kế hoạch kinh doanh quán trà sữa Hoa
Tường Vy” đã được hình thành. Với những kiến thức đã được học cùng với những
trải nghiệm khi làm luận văn và trong thực tế tác giả hy vọng kế hoạch kinh doanh
này sẽ được thực hiện thành công trong thời gian sớm nhất.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của toàn bộ khóa luận là thiết lập dự án kinh doanh “Thiết lập

kế hoạch kinh doanh quán trà sữa Hoa Tường Vy”. Từ đó, xem xét tính khả thi của
dự án, trên cơ sở đó đưa ra quyết định có nên đầu tư xây dựng dự án hay không.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đối với khóa luận này để đạt được mục tiêu chung đã đề ra cần phải đạt được
những mục tiêu cụ thể sau:
+ Giới thiệu sơ lược về quán trà sữa Hoa Tường Vy, về tên quán, hình thức
kinh doanh, tầm nhìn sứ mệnh của quán.
+ Phân tích thị trường mà sản phẩm mà dự án hướng đến: bao gồm khách hàng
mục tiêu, đối thủ cạnh tranh, nhà cung cấp, phạm vi phục vụ..
+ Lập dự án, dự toán doanh thu, dự toán chi phí, khấu hao …
+ Phân tích tài chính và rủi ro cho dự án .
+ Thẩm định dự án đầu tư và phân tích ảnh hưởng của dự án đến kinh tế, xã hội.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài tập trung vào nghiên cứu xây dựng quán trà sữa Hoa Tường Vy và tính
khả thi của dự án. Đối tượng chủ yếu của dự án là học sinh, sinh viên và nhân viên
2


văn phòng, ngoài ra còn quan tâm đến đối tượng là công nhân nên dự án đã tiến hành
khảo sát tại địa bàn quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Khóa luận được thực hiện từ tháng 03/2013 đến tháng 07/2013.
Khóa luận sử dụng số liệu chủ yếu năm 2012 và đầu năm 2013.
1.3.3 Phạm vi nội dung
Nghiên cứu xây dựng dự án kinh doanh quán trà sữa “ Hoa Tường Vy”.
1.4 Cấu trúc luận văn
Luận văn bao gồm 5 chương cụ thể như sau:
Chương 1: Mở đầu. Chương này nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu cho
toàn khóa luận và cho các chương tiếp theo, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc

của khóa luận.
Chương 2: Tổng quan. Chương này tổng quan trình bày những vấn đề liên quan
đến lĩnh vực kinh doanh nước giải khát và tình hình kinh doanh trà sữa. Tổng quan về
dự án đầu tư quán trà sữa Hoa Tường Vy.
Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương này trình bày
những khái niệm, những cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. Nêu các phương pháp phân
tích, thu thập và xử lý số liệu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận. Chương này là nội dung chính của
đề tài. Nêu các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, phân tích thị trường, phân
tích tình hình nguồn vốn, phân tích tài chính, tổ chức kinh doanh. Từ đó, đánh giá tính
khả thi của dự án.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị. Chương này sẽ đưa ra những kết luận chung
cho dự án thông qua việc đánh giá tính khả thi của dự án. Nêu lên những hạn chế và
những vấn đề chưa thể nghiên cứu.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan tình hình kinh tế
2.1.1 Tổng quan tình hình kinh tế Việt Nam
Kinh tế - xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh
tế thế giới do khủng hoảng tài chính và khủng hoảng nợ công ở Châu Âu chưa được
giải quyết. Suy thoái trong khu vực đồng Euro cùng với khủng hoảng tín dụng và tình
trạng thất nghiệp gia tăng tại các nước thuộc khu vực này vẫn đang tiếp diễn. Hoạt
động sản xuất và thương mại toàn cầu bị tác động mạnh, giá cả hàng hóa diễn biến
phức tạp. Tăng trưởng của các nền kinh tế đầu tàu suy giảm kéo theo sự sụt giảm của
các nền kinh tế khác. Một số nước và khối nước lớn có vị trí quan trọng trong quan hệ

thương mại với nước ta như: Mỹ, Trung Quốc, Nhật bản và EU đối mặt với nhiều
thách thức nên tăng trưởng chậm. Những bất lợi từ sự sụt giảm của kinh tế thế giới ảnh
hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống dân cư trong nước. Thị
trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức cao, sức mua trong dân giảm.
Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt động hoặc giải thể.
Đảng, Quốc hội và Chính phủ ban hành nhiều văn bản quan trọng cùng những
định hướng đúng đắn trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế-xã hội. Mục tiêu tổng
quát của năm 2012 được Chính phủ xác định trong Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 03
tháng 01 năm 2012 là “Ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng
trưởng ở mức hợp lý gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế,
nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; bảo đảm phúc lợi xã hội, an sinh xã
hội và cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, củng cố quốc phòng,
bảo đảm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội; nâng cao hiệu quả hoạt động đối
4


ngoại và hội nhập quốc tế”. Để ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn cho các doanh
nghiệp, thúc đẩy sản xuất trong nước phát triển, Chính phủ ban hành Nghị quyết số
13/NQ-CP ngày 10 tháng 5 năm 2012 về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản
xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Các ngành, các cấp, các địa phương, cộng đồng
doanh nghiệp trong năm qua có nhiều cố gắng, khắc phục khó khăn, chủ động và tích
cực thực hiện đồng bộ Nghị quyết của Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, các Nghị
quyết của Chính phủ và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ nhằm duy trì ổn định
kinh tế-xã hội.
Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước, tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm
2012 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 5,03% so với năm 2011. Mức tăng trưởng
năm nay tuy thấp hơn mức tăng 5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế
giới gặp khó khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn
định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể hiện xu hướng cải thiện qua

từng quý, khẳng định tính kịp thời, đúng đắn và hiệu quả của các biện pháp và giải
pháp thực hiện của Trung ương Đảng, Quốc hội và Chính phủ. Trong 5,03% tăng
trưởng chung của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,72%,
đóng góp 0,44 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung; khu vực công nghiệp và
xây dựng tăng 4,52%, đóng góp 1,89 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 6,42%,
đóng góp 2,7 điểm phần trăm.

 

5


Bảng 2.1 Tốc Độ Tăng Tổng Sản Phẩm Trong Nước Theo Giá So Sánh 1994
Đơn vị tính: %
Năm 2011

Năm 2012

5,89

5,03

Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản

4,01

2,72

Công nghiệp và xây dựng


5,53

4,52

Dịch vụ

6,99

6,42

Quý I

5,53

4,64

Quý II

5,71

4,80

Quý III

6,02

5,05

Quý IV


6,15

5,44

TỔNG SỐ
Phân theo khu vực kinh tế

Phân theo quý trong năm

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng
Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2012 ước tính
đạt 2324,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2011 (Loại trừ yếu tố giá tăng 6,2%),
Xét theo ngành kinh doanh thì kinh doanh thương nghiệp đạt 1789,6 nghìn tỷ đồng,
chiếm 77,1% tổng mức và tăng 15,2%; khách sạn nhà hàng đạt 273,3 nghìn tỷ đồng,
chiếm 11,8% và tăng 17,2%; dịch vụ đạt 237,6 nghìn tỷ đồng, chiếm 10,1% và tăng
19,6%; du lịch đạt 23,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 28,1%.
Bảng 2.2 Vốn Đầu Tư Toàn Xã Hội Thực Hiện Năm 2012 Theo Giá Hiện Hành
Nghìn tỷ



So với cùng kỳ

đồng

cấu (%)

năm trước (%)


TỔNG SỐ

989,3

100,0

107,0

Khu vực Nhà nước

374,3

37,8

109,6

Khu vực ngoài Nhà nước

385,0

38,9

108,1

Khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

230,0

23,3


101,4

Nguồn: Tổng Cục Thống Kê

6


Trong vốn đầu tư thực hiện khu vực Nhà nước năm nay, vốn từ ngân sách Nhà
nước ước tính đạt 205 nghìn tỷ đồng, bằng 98,8% kế hoạch năm và tăng 15% so với
năm 2011, gồm có:
- Vốn trung ương quản lý đạt 50,3 nghìn tỷ đồng, bằng 98,9% kế hoạch năm và
tăng 15,4% so với năm trước.
- Vốn địa phương quản lý đạt 154,7 nghìn tỷ đồng, bằng 98,7% kế hoạch năm
và tăng 14,9% so với năm 2011.
2.1.2 Tổng quan tình hình kinh tế TP Hồ Chí Minh
Năm 2012, kinh tế thành phố tiếp tục tăng trưởng nhưng tốc độ tăng chậm hơn so
với năm 2011. Tổng sản phẩm nội địa(GDP) tăng 9,2%; Giá trị tăng thêm khu vực nông
lâm thủy sản tăng 5,1%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 8,3%; khu vực dịch vụ
tăng 10,0%.Tốc độ phát triển sản xuất công nghiệp năm 2012 tăng 5,1% so với năm 2011,
trong đó công nghiệp khai khoáng giảm 34,3%; công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 4,9 %.
Ước tính cả năm, tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 539.741 tỷ
đồng, tăng 17,3% so với năm 2011.Kết quả kinh doanh du lịch (bao gồm doanh thu khách
sạn và dịch vụ du lịch lữ hành) trong năm 2012 ước đạt 22.027 tỷ đồng, tăng 13% so với
cùng kỳ năm trước. Trong đó, doanh thu khách sạn tăng 3,5%, dịch vụ du lịch lữ hành tăng
18,9%.So với tháng 12/2011 chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,07%, thấp hơn nhiều so với
mức tăng của 2 năm trước liền kề, và cũng là năm có mức tăng thấp nhất tính từ năm
2004 đến nay. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân của cả năm 2012 so với giá bình quân
2011 tăng 7,74%.
Theo kết quả tổng hợp sơ bộ “điều tra hộ kinh doanh cá thể năm 2012”, tính đến
thời điểm 1/7/2012 trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 380,8 ngàn hộ kinh doanh cá

thể đang hoạt động với 696,5 ngàn người làm việc, tăng 10,1% về số hộ kinh doanh so với
cùng thời điểm năm 2010; trong đó hộ có địa điểm kinh doanh cố định là 259,8 ngàn hộ
chiếm 68,2% tổng số hộ kinh doanh. 91,9% số hộ kinh doanh tập trung vào các ngành
thương mại dịch vụ; số hộ làm trong lĩnh vực công nghiệp chỉ chiếm 5,7% còn lại 2,3% số
hộ làm trong lĩnh vực vận tải.Thu ngân sách nhà nước địa phương 12 tháng ước đạt
71.589,3 tỷ đồng, tăng 12,6% so với năm 2011. Tổng chi ngân sách địa phương ước thực
hiện 54.255,8 tỷ đồng, tăng 18,3% so cùng kỳ.
7


Dân số bình quân trên địa bàn thành phố năm 2012 ước hiện có 7.750,9 ngàn
người, tăng 3,1% so với năm 2011; khu vực thành thị là 6.433,2 ngàn người,tăng 2,9%. Tỷ
lệ tăng cơ học 18,9‰; tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 9,6‰.
(Nguồn: Tổng Cục Thống Kê)
2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh nước giải khát
2.2.1 Tổng quan tình hình kinh doanh nước giải khát tại Việt Nam
Thị trường đồ uống của Việt Nam đang là một mảnh đất màu mỡ cho các doanh
nghiệp trong và ngoài nước. Với quy mô lớn và mức tăng trưởng duy trì 10% năm, thị
trường đồ uống nước ta đang diễn ra sự cạnh tranh gay gắt. Việt Nam là thị trường đồ
uống lớn của khu vực. Người dân Việt Nam vốn có thói quen sử dụng nhiều loại đồ
uống có cồn và không có cồn. Trong vài năm vừa qua, thị trường đồ uống Việt đã có
những bước phát triển nhanh chóng. Đồng thời, sự phát triển ổn định luôn duy trì ở
ngưỡng 10%.
Theo thống kê sơ bộ của các doanh nghiệp sản xuất bia Việt Nam, năm 2012
cả nước tiêu thụ gần 3 tỷ lít bia, quy ra tiền là khoảng 3 tỷ USD. Với mức tiêu thụ đó,
thành tích của chúng ta đạt được là luôn nằm trong hạng 25 nước uống bia nhiều nhất
thế giới, đứng thứ 3 châu Á, và nhiều năm liên tục dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.
Con số tiêu thụ năm sau luôn cao hơn năm trước 15%. Việt Nam trở thành một trong
những quốc gia có thị trường đồ uống lớn hàng đầu của khu vực.Với những điều kiện
thuận lợi như vậy, thị trường đồ uống Việt đang là đích đến của nhiều hãng sản xuất

đồ uống lớn trên thế giới và sự đầu tư phát triển của các doanh nghiệp trong nước. Vì
thế, việc cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước hoặc giữa các công
ty nước ngoài với nhau là tất yếu.
2.2.2 Tổng quan tình hình kinh doanh trà sữa tại TP Hồ Chí Minh
Hiện nay, hoạt động kinh doanh trà sữa tại TP HCM được diễn ra rất sôi
động. có ngày càng nhiều các quán trà sữa với nhiều phong cách được mở ra, các
bạn có tìm cho mình một không gian thật thỏa mái. Hình thức kinh doanh trà sữa cũng
rất đa dạng, kinh doanh theo chuỗi cửa hàng, bán tại chỗ hay mang về hoặc giao hàng
tận nơi.
8


Như một phần cuộc sống của giới trẻ những lúc mệt mỏi ngồi nhâm nhi ly trà
sữa tán gẫu cùng bạn bè trong ngày hè nóng bức. Nhịp sống của thời đại này ngày
càng phát triển, chạy theo công việc, theo những bộn bề lo toan của cuộc sống con
người cần những phút nghỉ ngơi thư giãn cùng bạn bè, cần có một không gian riêng để
cuộc sống chậm lại. nhiều người gọi loại trà sữa này là trà sữa “chat”.
Hình 2.1 Trà Sữa “Chat” Cùng Bạn Bè

Nguồn: trasuaav01.com
Hay những quán trà sữa với phong cách yên tĩnh dành cho những người thích
không gian mộc mạc, tạo không gian thỏa mái nhất cho nhiều khách hàng thích tìm
kiếm một nơi yên tĩnh.
Hình 2.2 Trà Sữa Yên Tĩnh

Nguồn: thayloiyeu.com
9


Ngoài ra, còn có một loại hình trà sữa rất đặc biệt đang được giới trẻ khá ưa

chuộng, đó chính là trà sữa sách. Loại hình kinh doanh này khá hay, khách hàng không
chỉ được tận hưởng không gian thỏa mái mà còn được thả hồn vào những trang sách
mà mình yêu thích.
Hình 2.3 Trà Sữa Sách

Nguồn:thienduongtrasua.com
Thưởng thức trà sữa dưới đáy đại dương, đây là một địa điểm cực kỳ hấp dẫn
tạiTrà sữa Oceanio(264 Võ Văn Tần, quận 3, TP HCM). Hay đến với chuỗi cửa hàng
trà sữa Tapi Tea gồm 5 cửa hàng, được trang trí có phong cách đẹp, không gian thoải
mái.

10


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận
3.1.1 Đầu tư
Cơ sở lý luận về đầu tư được trích dẫn từ trang 1 đến trang 5 sách “Lập Thẩm
Định và Quản Trị Dự Án Đầu Tư” tác giả TS. Phạm Xuân Giang, nhà xuất bản Tài
Chính Năm 2010.
a. Khái niệm
Tại điều 3 của Luật Đầu tư ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2005, thì: “ Đầu tư
là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại sản phẩm hữu hình hoặc vô hình để hình thành
tài sản, tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định của tài sản, tiến hành các hoạt
động đầu tư theo quy định của luật này và các quy định khác của pháp luật có liên
quan”.
b. Phân loại đầu tư
 Phân loại đầu tư theo chức năng quản trị vốn đầu tư:

Đầu tư trực tiếp
Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia
quản lý hoạt động đầu tư.
Đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) vào Việt Nam có thể được tiến hành
bằng một trong ba hình thức sau:
 Hợp tác kinh doanh trên cở hợp đồng kinh doanh.
 Công ty liên doanh
 Công ty 100% vốn nước ngoài

11


Đầu tư gián tiếp
Đầu tư gián tiếp là hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, cổ
phần và các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài
chính trung gian mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
Cho vay cũng là hình thức đầu tư gián tiếp, bằng cách kiếm lời thông qua việc
cho vay tiền.
 Phân loại đầu tư theo nguồn vốn đầu tư:
 Đầu tư bằng nguồn vốn trong nước
 Đầu tư bằng nguồn vốn ngoài nước
Vốn trong nước là vốn được hình thành từ nguồn tích lũy nội bộ của nền
kinh tế quốc dân. Đó có thể là vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo
lãnh, vốn đầu tư phát triển của nhà nước, doanh nghiệp, vốn tư nhân,vốn của các tổ
chức khai thác ở trong nước.
Vốn ngoài nước là vốn được hình thành không bằng nguồn tích lũy nội bộ
của nền kinh tế quốc dân mà có xuất xứ từ nước ngoài. Đó có thể là vốn hỗ trợ phát
triển chính thức (ODA), vốn vay của nước ngoài hoặc của các định chế tài chính quốc
tế với lãi suất ưu đãi, vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI), vốn của các cơ quan
ngoại giao, tổ chức quốc tế và các cơ quan nước ngoài khác được phép đầu tư vào Việt

Nam.
 Phân loại theo nội dung kinh tế:
Đầu tư vào lực lượng lao động: để tuyển dụng, huấn luyện thuê mướn và đào
tạo chuyên gia cán bộ quản lý và công nhân.
Đầu tư xây dựng cơ bản: để xây dựng nhà xưởng các công trình hạ tầng và mua
máy móc, thiết bị, công nghệ, bằng phát minh, mua bản quyền, bí quyết công nghệ.
Đầu tư vào tài sản lưu động: để mua sắm công cụ, dụng cụ, nguyên, nhiên vật
liệu, tiền mặt phục vụ cho quá trình sản xuất.
 Phân loại theo mục tiêu đầu tư:
Đầu tư mới: hình thức đầu tư trên một cơ sở hoàn toàn mới, không có kế thừa
bất cứ cái gì.
Đầu tư mở rộng: hình thức đầu tư nhằm mở rộng công trình cũ đang hoạt động
để nâng cao công suất của công trình cũ, hoặc tăng thêm khả năng phục vụ cho nhiều
12


×