Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (907.08 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

BÙI THỊ KIM DUYÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN
NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GỖ MINH DƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

BÙI THỊ KIM DUYÊN

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ NGUỒN
NGUYÊN LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GỖ MINH DƯƠNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC



Người hướng dẫn: ThS.ĐỖ MINH HOÀNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp Đại học khoa kinh tế trường đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng quản trị nguồn nguyên
liệu tại công ty Cổ phần Gỗ Minh Dương – Bình Dương” do Bùi Thị Kim Duyên, sinh viên
khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

TH.S ĐỖ MINH HOÀNG
Giáo Viên Hướng Dẫn
(Chữ ký)

Ngày….tháng….năm 2012

Chủ Tịch Hội Đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký họ tên)

(Chữ ký họ tên)

_______________________
Ngày….tháng….năm 2012


__________________________
Ngày….tháng….năm 2012


LỜI CẢM TẠ
Từ khi biết được nhận thức mình đã biết được những khó khăn trong cuộc sống
rất nhiều điều không như mình mong muốn.Điều đó càng cho mình biết được tấm lòng
vô cùng to lớn của những người luôn quan tâm lo lắng giúp đỡ mình, mình xin chân
thành cám ơn đến:
Cha mẹ là đấng sinh thành đã cho con hình hài và một tương lai như ngày hôm
nay không bao giờ con có thể quên công ơn của cha mẹ.Ban Giám Hiệu – các thầy cô
trong Khoa Kinh Tế , trường ĐH Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những ông bố bà mẹ
thứ hai của em. Những người đã mang hết tâm huyết của mình truyền đạt cho em vô
vàng những kiến thức bổ ích.
Ban giám đốc CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNGnhững người đã tạo
cho tôi một môi trường hết sức thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt đề tài của mình.
Và hơn ai hết em xin được nghiêng mình gởi tới cô Đỗ Minh Hoàng và Thầy
Trranf Hoài Nam lòng biết ơn sâu sắc thầy và cô đã trực tiếp diều dắt em đi trên một
con đường xa lạ để em có thể về đích thật vinh quang. Cảm ơn thầy và cô!
Em củng xin cảm ơn (Trưởng Phòng Kinh Doanh, Phòng kế hoạch và phòng vật
tư) đã giúp đỡ và cung cấp cho em những tài liệu vô cùng quý giá.
Một lần nữa xin chân thành cảm ơn và gởi lời chúc sức khỏe tới tất cả bạn bè và
thầy cô trong khoa Kinh Tế Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM.
Xin Chân Thành Cảm Ơn !
Ngày tháng năm
Người thực hiện
Bùi Thị Kim Duyên


NỘI DUNG TÓM TẮT

BÙI THỊ KIM DUYÊN.Tháng 10 năm 2012.“Phân tích Quá Trình Quản Trị
Đầu Vào Nguồn Nguyên Liệu Tại Công Ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương
BUI THI KIM DUYEN, OCTOBER.2012. “Supply process analysis
management of raw materials in production at Minh Duong Joint Stock
Company”

Thông quá trình thực tế tại công ty Cổ Phần lâm Việt, tham khảo các tài liệu về
hoạt động quản trị chuổi cung ứng và nhiều tài liệu về kinh tế liên quan . Luận văn đề
cập đến các vấn đề sau :
Cơ sở lý luận về hoạt động chuổi cung ứng và các yếu tố hình thành hoạt động
cung ứng.Chú ý đến yếu tố đầu vào của một doanh nghiệp.
Tổng quan về công ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương – gồm sự giới thiệu phương thức
hoạt động , phương châm phương hướng phát triển, mục tiêu ngắn trung và dài hạn
của công ty…
Nghiên cứu thực trạng từng kênh mua hàng của công ty. Theo đối tượng cung
ứng và theo xuất xứ hàng hóa.
Phân tích về chất lượng , tính ổn định của chuỗi, rà xoát các chổ hở trong chuỗi.
Phân tích quy trình lưu kho và bảo hàng các sản phẩm linh kiện máy tính tại công
ty.
Đánh giá những ưu nhược điểm của công ty theo ma trận SWOT.
Từ những đánh giá trên đưa ra những xu hướng khắc phục, nâng cao chất lượng
,giảm chi phí của chuổi cung ứng tại công ty. Kiểm soát quá trình mua hàng một cách
chặt chẽ, hợp lý, nghiên cứu và đưa ra những dự báo cho tương lai để giảm thiểu số
lượng tồn kho một cách tối thiểu nhất


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii 


DANH SÁCH CÁC BẢNG

ix 

DANH SÁCH CÁC HÌNH



CHƯƠNG 1



MỞ ĐẦU



1.1. Đặt vấn đề



1.2. Mục tiêu nghiên cứu



1.3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu



1.3.1. Phạm vi nghiên cứu




1.3.2. Thời gian nghiên cứu



1.4. Cấu Trúc Khóa Luận



CHƯƠNG 2



TỔNG QUAN



2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần gỗ Minh Dương



2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty



2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển




2.2. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban



2.2.1. Cơ cấu sơ đồ bộ máy tổ chức



2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban



2.2.3. Tình hình nhân sự

12 

2.2.4. Công nghệ

14 

2.2.5. Quy trình sản xuất

14 

2.2.6 Sản phẩm

18 

CHƯƠNG 3


19 

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19 

3.1. Cơ sở lý luận

19 

3.1.1. Khái niệm về nguyên liệu

19 

3.1.2. Phân loại nguyên vật liệu

19 
v


3.1.3. Vai trò của nguyên vật liệu

20 

3.1.4. Cung ứng và quản trị cung ứng nguyên vật liệu

21 

3.1.5. Tầm quan trọng của cung ứng NVL và tác động của nó đến HĐSXKD 21 

3.1.6. Công tác đảm bảo, quản lý nguyên vật liệu

22 

3.1.7. Mục tiêu của quản trị nguyên vật liệu

25 

3.2. Phương pháp nghiên cứu

26 

3.2.1. Phương pháp thống kê mô tả

26 

3.2.2. Phương pháp so sánh

26 

3.2.3. Phân Tích ma trận SWOT

27 

CHƯƠNG 4

29 

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN


29 

4.1. Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty trong 2 năm 2010-2011

29 

4.1.1. Kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty trong 2 năm 2010-2011

29 

4.1.2. Hiệu quả hoạt động kinh doanh tại doanh nghiệp

31 

4.1.3.Phương thức kinh doanh tại công ty

32 

4.1.4. Thị trường tiêu thụ

33 

4.1.5. Cơ cấu sản phẩm tại công ty

35 

4.2. Phân tích thực trạng quản trị nguồn nguyên vật liệu tại công ty

36 


4.2.1.Thực trạng hoạt động sản xuất tại công ty

36 

4.2.2. Sơ đồ hoạt động cung ứng NVL tại công ty

38 

4.2.3. Thực trạng mua hàng tại công ty

39 

4.2.4. Thực trạng tồn kho tại công ty

43 

4.3.Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình cung ứng NVL tại công ty

50 

4.3.1.Số lượng nhà cung cấp trên thị trường.

50 

4.3.2. Giá cả của nguồn nguyên vật liệu trên thị trường.

51 

4.3.3. Trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý trong doanh nghiệp.


51 

4.3.4.Hệ thống giao thông vận tải

52 

4.4. Thuận lợi và khó khăn trong công tác quản trị cung ứng NVL

53 

4.4.1. Thuận lợi của Công ty trong quản trị NVL

53 

4.4.2. Khó khăn của Doanh Nghiệp trong quản trị cung ứng NVL

54 

4.4.3. Phân tích ma trận SWOT

55 
vi


4.5. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao quy trình cung ứng NVL tại công ty
58 
4.5.1. Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ quản lý

58 


4.5.2. Nâng cao chất lượng nghiên cứu thị trường, thu thập thông tin

58 

4.5.3. Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch cung ứng NVL

59 

4.5.4. Sử dụng hợp lý và tiết kiệm NVL

61 

CHƯƠNG5

62 

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

62 

5.1.Kết luận

62 

5.2.Kiến nghị

63 

TÀI LIỆU THAM KHẢO


66 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CB – CNV

Cán bộ công nhân viên

CP

Chi phí

ĐVT

Đơn vị tính

HĐSXKĐ

Hoạt động sản xuất kinh doanh



Lao động

LACEY

Đạo luật của Hoa Kỳ quy định về vấn đề khai thác gỗ trái phép


MD

Minh Dương

MD.GROUP

Công ty Cổ phần Gỗ Minh Dương

MRP

Hoạch định nguồn nhân lực sản xuất

MRP II

Hệ thống hoạch định nhu cầu Nuyên vật liệu

NVL

Nguyên vật liệu

P.KT – VT

Phòng Kỹ thuật - Vật tư

SP

Sản phẩm

SXKD


Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TSCĐ

Tài sản cố định

TSLĐ

Tài sản lưu động

TT

Thị trường

VL

Vật liệu

XK

Xuất khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu


viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Thống Kê Nhà Xưởng Tại Công Ty



Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Tại Công Ty

13 

Bảng 3.1. Ma Trận SWOT

27 

Bảng 4.1. Tình Hình Doanh Thu Của Công Ty Minh Dương

29 

Bảng 4.2. Tình Hình Chi Phí Của Công Ty Minh Dương

30 

Bảng 4.3. Tình Hình Lợi Nhuận Tại Công Ty Minh Dương

31 

Bảng 4.4. Phương Thức Kinh Doanh


32 

Bảng 4.5. Cơ Cấu Thị Trường

33 

Bảng 4.6. Bảng Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của công ty

35 

Bảng 4.7. Thựa Trạng Sản Xuất Tại Công Ty

37 

Bảng 4.8. Số Lượng Nhà Cung Ứng NVL cho công ty

41 

Bảng 4.9.Tình Hình Tồn Kho Nguyên Vật Liệu Tại Công Ty Qua 2 Năm 2010-2011 46 
Bảng 4.10. Cơ Cấu Giá Trị Thực Hiện Hợp Đồng Của Công Ty Trong 2 Năm 20102011

47 

Bảng 4.11.Tình Hình Biến Động Giá Một Số Loại Gỗ tại Công ty Qua 2 Năm 20102011

51 

Bảng 4.12. Trình Độ Chuyên Môn Của Phòng Ban Quản Lý NVL

52 


ix


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1.SơĐồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty



Hình 4.1: SơĐồ Cung Ứng NVL Tại Công Ty

38 

Hình 4.2. Quy Trình Mua Hàng

39 

Hình 4.3. Tỷ Lệ Cung Ứng Nguyên Liệu Gỗ Trong Sản Xuất:

41 

Hình 4.4.Quy Trình Tồn Kho

43 

Hình 4.5.Mô Hình Và Kế Hoạch Dự Trữ

45 

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Sau khi gia nhập WTO, Việt Nam có hội hội nhập quốc tế, tạo tiền đề cho sự phát
triển kinh tế.Bên cạnh những cơ hội có được những thách thức đối với kinh tế của Việt
Nam là vô cùng lớn.Nếu không đứng vững chắc chắn một điều là nền kinh tế nước ta
sẽ bị các cường quốc nuốt chửng.Muốn phát triển một cách bền vững các doanh
nghiệp Việt Nam cần nắm vững cơ chế thị trường, tự chủ tự quyết kinh tế, nắm vững
thị hiếu khách hàng, đảm bảo đáp ứng tốt nhất yêu cầu của khách hàng, tăng cường
tính cạnh tranh của nền kinh tế.
Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đó, đòi hỏi doanh nghiệp phải biết tổ chức, phối
hợp, kiểm tra, ra quyết định và điều hành mọi hoạt động của doanh nghiệp với mục
tiêu là hướng cho doanh nghiệp hoạt động hiệu quả nhất. Để làm được điều đó đòi hỏi
doanh nghiệp cần nắm được các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướng tác động của
từng nhân tố ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh.muốn vậy ta cần phải làm gì để có
được những thông tin hữu ích về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhằm cung
cấp kịp thời để giúp các nhà quản trị ra quyết định đúng? Để giải quyết vấn đề đó chỉ
có một cách là thông qua phân tích, nghiên cứu đánh giá toàn bộ quá trình và kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp.Để có được kết quả kinh doanh tốt thì doanh nghiệp phải
đảm bảo ổn định đầu vào và sản xuất.
Đảm bảo nguồn nguyên liệu đầu vào ổn định cho sản xuất là yếu tố hàng đầu
phải quan tâm của doanh nghiệp bên cạnh tìm kiếm nguồn khách hàng và ổn định sản
xuất.nguồn nguyên liệu rẻ, ổn định, chất lượng là một trong những yếu tố tiền đề cho
đầu ra. Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động kinh tế của doanh nghiệp luôn tác động
qua lại. Bởi vậy, các doanh nghiệp cần quan tâm nhiều hơn chất lượng đầu vào để ổn
định đầu ra nhằm đạt kết quả kinh doanh tốt nhất tăng sức cạnh tranh cho doanh
1



nghiệp. Qua phân tích hoạt động quản trị đầu vào giúp các doanh nghiệp đánh
giá được chất lượng sản phẩm đầu ra, khăc phục, cải tiến sản xuất.Thêm vào đó có thể
giúp các doanh nghiệp phát huy tiềm năng và khai thác nguồn lực nhằm đạt hiệu quả
cao trong kinh doanh.
Việc phân tích quá trình cung ứng nguồn nguyên liệu không chỉ giúp cho viêc ổn
định sản xuất mà còn giúp doanh nghiệp đảm bảo chất lượng sản phẩm và giá thành
sản phẩm tăng hiệu quả cạnh tranh với các đối thủ, chủ động tìm kiếm khách hàng …
Do đó ta thấy việc phân tích quá trình cung ứng nguồn nguyên liệu của doanh nghiệp
trở nên cần thiết và đóng vai trò quan trọng hơn bao giờ hết, đặc biệt trong bối cảnh
kinh doanh cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay cùng với chính sách mở của
chủ động hội nhập kinh tế thế giới của nước ta thời gian qua. Nhân thức rõ tầm quan
trọng của vấn đề, sau thời gian tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công Ty
Cổphần Gỗ Minh Dương, tôi quyết định chọn đề tài “ Phân tích thực trạng quản trị
nguyên liệu tại Công ty Cổ phần gỗ Minh Dương” làm đề tài tốt nghiệp ra trường.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
- Phân tích thực trạng quản trị nguồn nguyên liệu tại Công ty Cổ phần Gỗ
MinhDương.
Mục tiêu cụ thể
- Tình hình hoạt động kinh doanh tại công ty Cổ Phần Gỗ Minh Dương trong
năm 2010 - 2011.
- Phân tích thực trạng quản trị nguồn nguyên liệu tại công ty trong năm 2010 –
2011
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnquá trình quản trị nguồn nguyên liệu tại
công ty.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị nguồn nguyên liệu tại công
ty.
1.3. Phạm vi và thời gian nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này chủ yếu tập trung tại CÔNG TY CỔ PHẦN
GỖ MINH DƯƠNG
2


1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Phân tích số liệu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần gỗ Minh
Dương trong hai năm 2010 và 2011 đây là hai năm tài chính gần nhất có số liệu gần
với thực tế hiện tại nhất.
Thời gian thực tập : từ 8/2012-10/2012 là quá trình tiến hành các hoạt động
nghiên cứu , thu thập số liệu tại công ty, kết hợp với quá trình tham khảo đánh giá số
liệu của các doanh nghiệp khác là đối thủ hay đối tác của Minh Dương nhầm đưa ra
được các kết luận chung nhất về thực trạng công ty.
Từ tháng 8 đến tháng 10/2012 là thời gian đúc kết những hiểu biết về Công Ty
Minh Dương trở thành một đề tài hoàn chỉnh.
1.4. Cấu Trúc Khóa Luận
Gồm 5 phần:
Chương I: Đặt vấn đề
Chương này nêu lên nguyên nhân của việc tại sao chọn đề tài này tại công ty
Minh Dương là thời cho biết một cách tóm lược nhất những công việc liên quan sẽ
phát sinh ở các chương sau..
Chương II : Tổng quan
Giới thiệu về công ty Minh Dương bao gồm những phòng ban, cung cách hoạt
động và phương pháp sử lý các công việc liên quan tại công ty.
Ở chương này cũng giới thiệu một cách tóm lượt về các đề tài tương tự đã được
thực hiện tại các công ty khác vào những thời gian khác.Từ đó ta có rút ra một cách
nhìn tổng thể nhất về sự tương quan giữa các đề tài.
Chương III : Nội dung và phương pháp nghiên cứu.
Trình bài cô động một số lý thuyết môn học mà từ đó tạo cơ sở lý luận cần thiết

trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng thời cũng phân tích các công cụ và phương pháp
nghiên cứu một cách chi tiết như : thống kê mô tả, phân tích ma trận SWOT, phương
pháp so sánh.
Chương IV: Kết luận và kiến nghị
Phần này phân tích một cách rõ ràng nhất những yếu tố được đưa ra nghiên cứu ở
các chương trước và chương này thể hiện kết quả của cả quá trình thực tập , tìm hiểu,
thu thập thông tin tại công ty. Nêu lên được những điểm mạnh , điểm yếu mà công ty
3


hiện có cùng với cách khắc phục và phát huy chúng.
Chương V: Kết luận kiến nghị
Chương này đưa ra những kết luận mang tính chủ quan của cá nhân dựa trên sự
phân tích từ các chương trước về tình hình cung ứng đầu vào tại công ty và đưa ra
những kiến nghị cụ thể thể đối với công ty và với hoạt động quản trị nguồn nguyên
liệu đầu vào.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần gỗ Minh Dương
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN GỖ MINH DƯƠNG
Tên giao dịch: MINH DƯƠNG FURNITURE CORPORATION
Tên viết tắt: MD CORP
Trụ sở chính: khu phố 1B, xã An Phú, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương
Điện thoại: 0650.3711097 – 3711783

Fax: 0650.3711098
Web: www.minhduongf.com
www.minhduongf.vn
Email:

Ngành nghề sản xuất chính: sản xuất chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng
xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ cao su.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty cổ phần gỗ Minh Dương là một công ty TNHH gồm mười một thành
viên góp vốn được thành lập ngày 16/12/2002 theo giấy phép kinh doanh số
4602000627 do Sở Kế Hoạch – Đầu Tư Tỉnh Bình Dương cấp, do ông Dương Minh
Chính làm Chủ tịch hội đồng thành viên.
Thời gian đầu đi vào sản xuất công ty chỉ có một nhà xưởng với diện tích 1600m2
số lao động lúc này 200 người, thời điểm này công ty chỉ chuyên sản xuất mặt hàng
gia dụng và thị trường tiêu thụ chủ yếu là nội địa.
Để xây dựng được thương hiệu có khả năng cạnh tranh với các công ty khác
trong ngành, công ty đã không ngừng cải tiến mẫu mã, chất lượng, giảm chi phí, hạ giá
5


thành, thành lập các showroom nhằm quảng bá sản phẩm của mình, nhờ vào sự cố
gắng không ngừng đó công ty đã gặt hái được nhiều thành công, sau 3 tháng công ty
đã nhận được đơn đặt hàng đầu tiên từ Hàn Quốc.
Sau 6 tháng tích cực phấn đấu công ty đã có nhiều đơn đặt hàng, để đáp ứng cho
nhu cầu thị trường công ty tiến hành xây thêm xưởng 2 với diện tích 2200 m2 tổng số
lao động lên đến 400 người.
Vào tháng 11/2003 công ty bắt đầu xây dựng thêm xưởng 3 với diện tích 3400 m2
vào tháng 4/2004 đã đưa vào hoạt động với tổng lao động lên đến 700 người.
Đầu năm 2006 công ty đã khởi công xây thêm xưởng 4 để đáp ứng đơn đặt hàng
ngày càng nhiều của khách hàng và hiện nay đã đi vào hoạt động.

Ngày 1/10/2007 công ty TNHH Minh Dương đã được Sở kế hoạch tỉnh Bình
Dương cho phép chuyển đổi thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương theo giấy chứng
nhận số 4603000403 do ông Dương Minh Chính làm chủ tịch hội đồng quản trị và ông
Dương Minh Định làm tổng giám đốc, với vốn điều lệ 65.500.000.000 VND.
Phương châm của công ty: CHẤT LƯỢNG – TRUNG THỰC được đặt lên hàng
đầu. Luôn luôn đem lại sự hài lòng cho khách hàng về mọi mặt, đảm bảo giao hàng
đúng thời gian và chất lương thực tế luôn đúng theo tiêu chí đã đề ra.
Hiện nay, tại công ty đã có 6 nhà xưởng, với dây chuyền sản xuất khép kín.
Bảng 2.1. Thống Kê Nhà Xưởng Tại Công Ty

Năm

Số Xưởng

SốLượng

DiệnTích

Diện Tích

Diện Tích

Công Nhân

NhàXưởng

Nhà Kho

Tổng Thể


(Người)

(m2)

(m2 )

(m2)

2006

5

1.300

18.800

5.600

47.600

2007

6

1.650

21.400

8.600


56.000

2010

6

1.800

21.400

8.600

56.000

Nguồn:Phòng Hành Chính
Đăng ký kinh doanh ở rất nhiều lĩnh vực, nhưng ngay từ khi thành lập công ty đã
chú trọng vào lĩnh vực chế biến đồ gỗ xuất khẩu. Được sự hỗ trợ, tư vấn cách thức tổ
chức sản xuất, quản lí chất lượng… từ các quốc gia và tổ chức có chuyên môn như
chương trình hợp tác phát triển Hà Lan, Đan Mạch, Quỹ hộ trợ Mêkông…. Tình hình
6


hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty không ngừng phát triển về quy mô, doanh
thu và thị trường tiêu thụ.
Hiện nay công ty chuyên về sản xuất, chế biến, gia công đồ gỗ nội thất gia dụng
xuất khẩu làm từ nguyên liệu gỗ cao su(RUBBER WOOD) và các loại gỗ nhập khẩu
theo yêu cầu của khách hàng như gỗ sồi(OAK WOOD), gỗ tần bì(ASH WOOD).
Đây là khu vực có điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, tiếp giáp
với thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Đồng Nai và khu vực Tây Nam Bộ. Là vùng kinh tế
trọng điểm của khu vực phía nam Việt Nam, thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ

nước ngoài lớn nhất của cả nước. Đặc biệt thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm
tài chính lớn nhất của Việt Nam.
Với đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành sản xuất là những người được đào tạo
chuyên sâu và có kinh nghiệm lâu năm trong sản xuất đồ gỗ, đã từng làm việc trong
các công ty hàng đầu về lĩnh vực này ở Việt Nam. Vì thế sản phẩm của công ty ngay từ
bước đầu có mặt ở thị trường đã đáp ứng được yêu cầu của khách hàng cả về kỹ thuật,
mỹ thuật và chất lượng sản phẩm.
Tháng 2/2008 công ty đã quyết định mở rộng quy mô sản xuất bằng cách thuê và
đầu tư nhà máy thứ hai cũng chuyên về sản xuất đồ gỗ với tên gọi Nhà Máy Chế Biến
Gỗ Tam Bình, tọa lạc tại:
Địa chỉ: xã An Bình, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương
Tel: 8 966 678. Fax: 7 293 273
Email:
Tháng 3/2009 công ty đã mở rộng kinh doanh ở khu vực miền Trung tại khu kinh
tế Chu Lai tỉnh Quảng Ngãi với tên gọi công ty cổ phần gỗ Minh Dương Chu Lai.
Công ty đã được Bộ Thương Mại Việt Nam xếp vào 1 trong 50 doanh nghiệp
xuất khẩu đồ gỗ hàng đầu Việt Nam, và được tặng bằng khen về danh hiệu: “Doanh
nghiệp đạt thành tích cao trong xuất khẩu đồ gỗ”.
Công ty đã vinh dự được trao giải thưởng thương hiệu mạnh 2010.
Nhận xét:
Chỉ trong vòng 4 năm kể từ lúc trở thành công ty cổ phần gỗ Minh Dương cho
đến nay, công ty đã có những bước tiến vượt bậc trong việc mở rộng nhà xưởng để sản
xuất kinh doanh như hai công ty trực thuộc là nhà máy chế biến gỗ Tam Bình và công
7


ty gỗ Minh Dương Chu Lai.
Trong thời kì khủng hoảng kinh tế 2008 – 2009 hầu hết các công ty đều khó khăn
trong việc tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho mình, thì bản thân công ty Minh Dương lại
xây dựng thêm 2 nhà máy mới.Đó là một thành công của công ty Minh Dương.

Thành công là như vậy nhưng cũng chính điều này mang lại khó khăn cho công
ty: do vị trí cách xa giữa công ty chính với các công ty thành viên đã tạo khó khăn
trong việc quản lý và đào tạo nhân viên. Các nhân viên có thâm niên kinh nghiệm tại
công ty Minh Dương được điều động ra công ty Minh Dương Chu Lai để hỗ trợ cho
công ty ngoài này. Do khoảng cách địa lí đã tạo tâm lý không thoải mái cho nhân viên.
2.2. Bộ máy tổ chức, nhiệm vụ, chức năng của các phòng ban
2.2.1. Cơ cấu sơ đồ bộ máy tổ chức
Hình 2.1.SơĐồ Bộ Máy Tổ Chức Công Ty
Hội Đồng Quản Trị

Tổng Giám Đốc

Phó TGĐ
KH Đầu Tư – Tài Chính

P.
Kế
Toán

P.
Kinh
Doanh

P.
KH
Đầu


Phó TGĐ Sản Xuất


P.
KHSX

P.

P.
KCS

Kỹ

P.
Nhân
Sự

P.
Bảo
Trì

P.
Vật


X

ưởng
SX&Cty
Con

Thuật


Với sơ đồ tổ chức theo kiểu truyền thống này có ưu, nhược điểm sau:
Ưu điểm: mọi thông tin đều được chuyển tải về cấp trên tạo nên sự đồng bộ
trong phương pháp quản lý.
Cán bộ cấp cao của công ty sẽ nắm được hết mọi tình hình hoạt động của công ty
một cách cụ thể nhất.
8


Nhược điểm: quá trình giải quyết thông tin diễn ra chậm vì phải qua nhiều khâu
trung gian, sẽ ảnh hưởng đến tiến trình công việc.
2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a) Phòng kinh doanh:
Tìm kiếm đơn hàng đáp ứng kế hoạch kinh doanh của công ty
Căn cứ trên cơ cấu sản phẩm tối ưu của công ty, bộ phận kinh doanh xây dựng
mạng lưới khách hàng và thị trường tiềm năng.
Dự đoán xu thế thị trường để xây dựng kế hoạch kinh doanh dài hạn cho công ty
Chăm sóc khách hàng(trao đổi thông tin, chuẩn bị các thủ tục giao hàng)
Thực hiện các thủ tục giao nhận xuất nhập khẩu.
Nhận xét:
Phòng kinh doanh quá nhiều việc, trong khi nhân viên trong phòng ít ( chỉ 5
người) làm cho lượng công việc trong phòng cần giải quyết luôn quá tải đối với nhân
viên. Cần có một phòng chăm sóc khách hàng hoặc PR riêng để đảm bảo tốt hơn trong
việc tìm hiểu thị hiếu khách hàng và thị trường tiềm năng.
b) Phòng kỹ thuật
Chuyển tải các yêu cầu kĩ thuật của khách hàng thành sản phẩm mẫu.
Tính toán giá thành
Xây dựng bộ phận tài liệu thông số sản xuất cho từng sản phẩm :
a. Quy trình sản xuất.
b. Thông số năng suất chuẩn.
c. Định mức vật tư/ nguyên phụ liệu.

d. Các yêu cầu kĩ thuật và cảnh báo chất lượng .
e. Các chuẩn chất lượng vật tư cho sản xuất toàn công ty.
Dự đoán các vấn đề công nghệ trong mẫu để giảm thiểu các sự cố khi đưa vào
sản xuất đại trà
Triển khai sản xuất và theo dõi sự tuân thủ.
Theo dõi năng suất, chất lượng định mức, sắp xếp nhà xưởng để kịp thời báo cáo
BGĐ.
Nhận xét:
Ưu điểm: Việc đáp ứng các thông số kĩ thuật mà khách hàng đưa ra luôn được hoàn
9


thành. Mọi công việc được đáp ứng một cách tốt nhất, từ đó tạo được niềm tin ở khách
hàng.
Nhược điểm: Bên cạnh những ưu điểm trên, phòng kĩ thuật không có đội ngũ thiết
kế riêng. Quên mất đây là nhiệm vụ quan trọng để đáp ứng tốt hơn nữa yêu cầu của
khách hàng về mặt kĩ thuật, mẫu mã làm tăng khả năng cạnh tranh về mặt mẫu mã chất
lượng.
Cần xây dựng một phòng kĩ thuật tốt hơn nữa để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của thị trường. Phải xây dựng đội ngũ thiết kế riêng cho công ty thay vì nhập chung
trong phòng kĩ thuật.
c) Phòng kế hoạch
Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm/tháng/tuần căn cứ trên cơ cấu sản phẩm của
nhà máy, các công ty con, xưởng.
Xây dựng kế hoạch kinh doanh năm/tháng/tuần căn cứ theo đơn đặt hàng và kế
hoạch kinh doanh của các công ty,các công ty con, xưởng.
Lập kế hoạch sản xuất cho xưởng tương ứng với kế hoạch sản xuất.
Lập kế hoạch nguyên phụ liệu cung cấp cho xưởng tương ứng với kế hoạch sản
xuất.
Theo dõi tiến độ ra hàng tại xưởng để kịp thời điều chỉnh kế hoạch, tránh tình

trạng trễ đơn hàng/dừng sản xuất/tồn đọng thành phẩm đầu ra.
Phối hợp với các bộ phận sản xuất,kỹ thuật, kinh doanh xây dựng cơ cấu sản
phẩm tối ưu cho nhà máy.
d) Phòng vật tư
Cung cấp vật tư theo kế hoạch sản xuất công ty.
Dự trù vật tư theo các đơn hàng dài hạn và xu hướng của thị trường.
Quản lý kho.
Lựa chọn nhà cung cấp và tối ưu hóa quá trình mua hàng.
e) Xưởng sản xuất
Quản lý nhà xưởng, máy móc, vật tư, nhân sự theo sự phân công của nhà máy để
hoàn thành kế hoạch sản xuất tuần.
Đảm bảo sự tuân thủ của xưởng theo các quy trình sản xuất công ty đã thiết lập.
Kiểm soát chất lượng, năng suất lao động, tiêu hao nguyên liệu, sắp xếp nhà
10


xưởng và an toàn lao động.
Quản lý các hoạt động nhân sự trong xưởng.
f) Phòng KCS
Tổ chức kiểm soát, nghiệm thu chất lượng nguyên liệu đầu vào (tất cả vật tư).
Tổ chức kiểm soát chất lượng sản phẩm trong công đoạn theo yêu cầu kĩ thuật
của quy trình.
Tổ chức kiểm soát chất lượng thành phẩm.
Thiết lập các quy trình kiểm soát và đưa ra các cảnh báo chất lượng cho xưởng
để ngăn chặn tình trạng lỗi hàng loạt/ lỗi lập lại trong nhà máy.
Tổ chức việc theo dõi các sự cố chất lượng/phân tích nguyên nhân và thực hiện
hành động khắc phục.
Phân tích kết quả các hoạt động kiểm soát chất lượng của công ty và báo cáo
định kỳ cho BGĐ.
Kiểm soát việc tuân thủ.

g) Phòng bảo trì
Bảo dưỡng các thiết bị định kì để đảm bảo sự hoạt động liên tục của sản xuất –
bảo dưỡng cơ sở vật chất nhà xưởng, điện.
Sửa chữa, khắc phục các sự cố về thiết bị để giảm thiểu các gián đoạn trong sản
xuất.
Kiểm soát số lượng tồn kho tối thiểu của phụ tùng thay thế.
Làm mới giao cụ và thay thế các nhu cầu/hoặc định kỳ của xưởng.
Chế tạo, làm mới các công cụ lao động của xưởng theo yêu cầu trong khả năng
chuyên môn của bộ phận và cơ sở vật chất hiện có.
h) Phòng kế toán
Thiết lập các quy trình quản lý tài chính của công ty,các công ty con, xưởng bên
ngoài.
Giám sát các hoạt động mua, bán, nhập, xuất vật tư.
Kiểm soát tài sản của công ty, và các công ty con.
Thực hiện các chi trả trong nội bộ và bên ngoài đáp ứng các hoạt động sản xuất
kinh doanh của công ty.
Tối ưu hóa nguồn tài chính của công ty.
11


Lập kế hoạch và kiểm soát kế hoạch tài chính cho công ty và công ty con, xưởng.
i) Phòng nhân sự
Tuyển dụng.
Đào tạo /Phát triển nhân viên.
Phúc lợi hoạt động công đoàn.
Quản lý hành chính: Kiểm soát công văn - giấy tờ, các hoạt động hành chính
trong nội bộ công ty và bên ngoài (Môi trường; PCCC; An toàn lao động; Quản lý đội
xe, Đội bảo vệ, Hoạt động tạp vụ cây xanh, Bán phế liệu...)
Quản lý thời gian làm việc.
Quản lý tăng ca.

Quản lý thôi việc.
Thiết lập các quy định làm việc tại công ty và giám sát sự tuân thủ.
Nhận xét chung:
Có thể nhận thấy một điều rằng chức năng mỗi phòng ban được bố trí một cách
hợp lý, các phòng ban đều có một hệ thống liên hệ trực tiếp với cán bộ lãnh đạo cao
hơn. Hiện nay các bộ phận quản lý tại công ty đều được thực hiện thông qua hệ thống
internet.Mọi chỉ thị, mọi vấn đề cần giải quyết, các yêu cầu đều thông qua email điều
đó sẽ làm cho mọi vấn đề được giải quyết nhanh chóng và không phải mất nhiều thời
gian.
Mô hình quản lí như trên được xem là mô hình quản lí truyền thống.Vấn đề được
xem là khó khăn của mô hình này như việc truyền tải thông tin cần giải quyết diễn ra
chậm thì đã được công ty khắc phục bằng việc áp dụng internet trong truyền tải thông
tin.Điều này có thể được xem là một thành công trong công việc quản lí.
2.2.3. Tình hình nhân sự
Chính thức hoạt động vào tháng 03/2005, nâng tổng số công nhân của cả
công ty tính đến nay lên khoảng trên 2.300 công nhân và doanh thu ước tính trên
2.000.000 USD/tháng. Đội ngũ công nhân là lao động trẻ, độ tuổi từ 18 đến 25
năng động, sáng tạo trong công việc, là yếu tố đem lại sự phát triển và góp phần
vào sự thành công của công ty.
Công ty luôn chú trọng đến điều kiện và môi trường làm việc, đảm bảo sức
khỏe, y tế cho người lao động. Thực hiện theo đúng chế độ, quy định pháp luật,
12


luôn có ý thức bảo vệ môi trường chung, đang hướng dần đến mục tiêu quản lý
chất lượng theo tiêu chuẩn ISO.
Theo số liệu tại phòng nhân sự vào ngày 10/03/2010 thì trình độ nhân sự được
thống kê theo bảng sau:
Bảng 2.2 Cơ Cấu Lao Động Tại Công Ty
Chi tiết

1. Phân theo Trình độ học vấn

Số lượng

Tỷ lệ (%)

2.450

100

Đại học

20

0.82

Cao đẳng

35

1.43

Trung cấp

95

3.88

Phổ thông


2.300

93.87

2.450

100

1590

64.90

860

35.10

2.450

100

Trực tiếp

2.300

93.88

Gián tiếp

150


6.12

2. Phân theo giới tính
Nam
Nữ
3. Phân theo tính chất công việc

Nguồn: Phòng nhân sự
Qua bảng thống kê tình hình nhân sự của công ty CP Minh Dương ta thấy hiện tại
trình độ văn hóa công ty còn rất thấp, số lượng nhân viên có trình độ đại học tại các
phòng ban còn quá khiêm tốn chỉ chiếm 0,82% tổng số lao động chưa đáp ứng và tiếp
thu kịp thời sự biến động cũng như phát triển đa dạng về mọi mặt của nền kinh tế thị
trường, đặt biệt là trong giai đoạn hiện nay khi Việt Nam đã gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO. Số công nhân có trình độ dưới 12 chiếm tới 93,87% đây là một trở
ngại cho công ty trong việc đào tạo tay nghề cho người lao động.
Lao động gián tiếp đa phần đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm trong trong
lĩnh vực đồ gỗ nội thất, hầu hết đều đã tốt nghiệp các trường đại học, cao đẳng,
trung cấp chuyên nghiệp thuộc các chuyên ngành có liên quan.
Hàng quý Công ty đều tổ chức một đợt huấn luyện cho CB-CNV với các
chuyên gia trong ngành hoặc những cán bộ có kinh nghiệm làm việc lâu năm. Đây
là một phần trong chương trình đào tạo cán bộ nguồn của Công ty nhằm tìm kiếm
13


những người có năng lực cho các vị trí quản lý cao hơn phục vụ cho sự phát triển
và mở rộng quy mô của Công ty.
Một chuyên gia Hà Lan, ông Anton Rippen ngay từ khi mới đến công ty đã
nhận xét: “Tôi thật sự ngạc nhiên về cách thức tổ chức sản xuất của công ty cũng
như sản phẩm công ty làm ra. Trong sản xuất họ thật hăng say và nghiêm túc. Sản
phẩm công ty tuyệt vời về chất lượng sản phẩm và mẫu mã. Đây là một doanh

nghiệp có tiềm năng rất lớn trong công tác xuất khẩu về gỗ sang các nước trên thị
trường thế giới.
Ngày nay, với nhu cầu mở rộng thị trường khách hàng của công ty sang
nhiều nước trên thế giới nên công ty đã đầu tư nhiều hệ thống máy móc hiện đại
và nguồn nhân lực tay nghề có trình độ tiếp thu cao. Luôn luôn phấn đấu để
các sản phẩm đạt đủ tiêu chuẩn của khách hàng đặt ra.
Bên cạnh nguồn nhân lực trực tiếp sản xuất, Công ty còn rất chú
trọng đến đội ngũ kỹ thuật xưởng, kỹ thuật thiết kế và một hệ thống quản lý có
trình độ chuyên môn cao.
Công ty luôn đảm bảo đúng với những quy định của Pháp Luật về điều kiện
lao động và an toàn lao động cho người lao động như tổng số giờ lao động mỗi
tuần, bao gồm cả tăng ca, không quá 66 giờ, mỗi tháng được nghỉ ít nhất một
ngày.
2.2.4. Công nghệ
Được phát triển như ngày nay, bên cạnh việc chú trọng đào tạo thế hệ trẻ thợ thủ
công lành nghề, Công ty cổ phần gỗ Minh Dương đã đầu tư khá lớn về dây chuyền
công nghệ và máy móc hiện đại. Hiện nay 100% máy móc thiết bị là mua máy móc
thiết bị mới, 80% máy móc thiết bị là nhập từ nước ngoài trong đó 50% được nhập từ
Đài Loan, 30% nhập từ Ý và Đức. Các máy móc thiết bị đơn giản, công ty chọn mua
các mặt hàng được sản xuất từ các công ty trong nước.
Công ty liên tục đầu tư kinh doanh cải tiến máy móc và sản xuất những tiện nghi
loại cao cấp bằng tự động hóa trong nhiều chức năng để tiếp tục đáp ứng tốt nhu cầu
của khách hàng.
2.2.5. Quy trình sản xuất
Do đặc thù của nguyên liệu gỗ cao su được dùng để sản xuất những mặt hàng yêu
14


×