Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (840.83 KB, 85 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
****************

BÙI THỊ THU TUYẾT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

BÙI THỊ THU TUYẾT

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HANSOLL VINA

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

Người hướng dẫn: Th.S PHẠM THỊ NHIÊN


Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Một số giải pháp
nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu tại Công ty TNHH Hansoll Vina” do BÙI
THỊ THU TUYẾT, sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh Doanh Tổng Hợp, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày______________.

Th.S. PHẠM THỊ NHIÊN
Giáo viên hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm 2013

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

Ngày

tháng

năm 2013


(Chữ ký)

Ngày

tháng

năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cám ơn đến ba, mẹ và những người thân trong gia
đình đã luôn luôn yêu thương, động viên, dìu dắt em vượt qua những khó khăn trong
cuộc sống để em có thể vững bước đi đến ngày hôm nay.
Em xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô trường Đại Học
Nông Lâm đã đã trang bị kiến thức cho em trong suốt quá trình học tập, cũng như đã
dẫn dắt, hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ em làm tốt báo cáo tốt nghiệp.
Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn sâu sắc nhất tới cô Phạm Thị Nhiên,
người đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian hoàn thành khóa luận này.
Tuy thời gian thực tập ở Công Ty TNHH Hansoll không dài nhưng em đã
nhận được sự giúp đỡ tận tình của các Cô(Chú), Anh(Chị) phòng Xuất Nhập Khẩu và
các phòng ban khác. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn chị Lê Thị Kim Xuyến đã
tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện và môi trường làm việc tốt giúp em nắm vững, liên hệ
thực tế, hệ thống lại những kiến thức đã học ở trường, có thêm nhiều kinh nghiệm
thực tiễn hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp.
Suốt thời gian thực hiện chuyên đề, mặc dù em đã rất cố gắng nhưng cũng
không thể tránh khỏi những sai sót. Kính mong Thầy cô và quý công ty tận tình
hướng dẫn sửa chữa để bài luận văn tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Sau cùng, em xin cám ơn tất cả bạn bè đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
đề tài này.

Một lần nữa, xin chân thành cám ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 07 năm 2013
Sinh viên
Bùi Thị Thu Tuyết


NỘI DUNG TÓM TẮT
BÙI THỊ THU TUYẾT. Tháng 07 năm 2013. “Một Số Giải Pháp Nhằm
Nâng Cao Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công Ty TNHH Hansoll Vina”.
BUI THI THU TUYET. July 2013. “Some solutions to improve effect of
Export Activities at Hansoll Vina”.
Ngày nay hoạt động xuất xuất khẩu có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với mỗi
quốc gia và mỗi nền kinh tế trên thế giới. Thông qua xuất khẩu, các quốc gia có thể
nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng, góp
phần rất lớn vào sự nghiệp phát triển của đất nước.
Khóa luận “Một Số Giải Nhằm Nâng Cao Hoạt Động Xuất Khẩu Tại Công
Ty TNHH Hansoll Vina” tìm hiểu thực trạng xuất khẩu của công ty Hansoll Vina
và đưa ra một số giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của công ty. Khóa
luận được nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thứ cấp từ các phòng ban của Công ty,
chủ yếu tại phòng kế toán và Phòng xuất khập khẩu. Từ đó đánh giá được hiệu quả
hoạt động xuất khẩu, rút ra được mặt tích cực và hạn chế trong quá trình xuất khẩu
của công ty.
Dựa trên những kết quả phân tích, khóa luận cũng đề xuất các giải pháp giúp
Công ty khắc phục những khuyết điểm đang tồn tại, cải thiện các mặt hạn chế và
hoàn thiện nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.
Khóa luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp so sánh, phân
tích tổng hợp.


MỤC LỤC

Trang
MỤC LỤC .................................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................... ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. x
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu ngiên cứu ................................................................................................. 2
1.2.1. Mục tiêu chung ............................................................................................... 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................. 3
1.4. Cấu trúc khóa luận .................................................................................................. 3
CHƯƠNG 2TỔNG QUAN ........................................................................................... 4
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty ....................................................... 4
2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hansoll Vina .................................................... 4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ................................................. 4
2.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty .......................................................... 5
2.2.1. Chức năng hoạt động ...................................................................................... 5
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty ..................................................................................... 5
2.2.3. Mặt bằng hoạt động ........................................................................................ 5
2.3. Cơ cấu tổ chức tại công ty Hansoll Vina ................................................................ 6
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Hansoll Vina ...................................................... 6
2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban ..................................................... 6
2.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty TNHH Hansoll
Vina............................................................................................................................... 9
2.4.1. Thuận lợi......................................................................................................... 9
2.4.2. Khó khăn ........................................................................................................ 9
2.4.3. Phương hướng phát triển ................................................................................ 9
2.5. Quy trình công nghệ.............................................................................................. 10
v



2.6. Tình hình nhân sự tại công ty TNHH Hansoll Vina ............................................. 10
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................... 12
3.1. Cơ sở lí luận .......................................................................................................... 12
3.1.1. Giới thiệu về hoạt động xuất khẩu ............................................................... 12
3.1.2. Vai trò và của xuất khẩu ............................................................................... 12
3.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu ............................................................................... 14
3.1.4. Ý nghĩa của xuất khẩu .................................................................................. 14
3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu .................................................................... 15
3.2.1. Yếu tố vi mô ................................................................................................. 15
3.2.2. Yếu tố vĩ mô ................................................................................................. 18
3.3. Các hình thức xuất khẩu chủ yếu .......................................................................... 20
3.3.1. Xuất khẩu trực tiếp ....................................................................................... 20
3.3.2. Xuất khẩu ủy thác ......................................................................................... 20
3.3.3. Buôn bán đối lưu .......................................................................................... 20
3.3.4. Gia công quốc tế ........................................................................................... 20
3.3.5. Xuất khẩu tại chỗ .......................................................................................... 21
3.4. Quy trình hoạt động xuất khẩu.............................................................................. 21
3.4.1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài .................................................. 21
3.4.2. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu ................................................... 22
3.4.3. Tổ chức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng........................................ 23
3.4.4. Tổ chức thực hiện hợp đồng ......................................................................... 25
3.5. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 27
3.5.1. Thu thập và tổng hợp số liệu thứ cấp ........................................................... 27
3.5.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ..................................................................... 27
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 29
4.1. Vai trò của hoạt động xuất khẩu sản phẩm dệt may đối với nền kinh tế Việt
Nam............................................................................................................................. 29
4.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Hansoll Vina 2010-2012 . 30

4.3. Tình hình hoạt động xuất khẩu của công ty Hansoll Vina 2010-2012 ................. 33
4.3.1. Phân tích tổng quát kết quả XNK của công ty giai đoạn 2010-2012 ........... 33
4.3.2. Phân tích tình hình xuất khẩu của Công ty theo cơ cấu thị trường. ............. 34
4.3.3. Phân tích tình hình xuất khẩu của công ty theo cơ cấu mặt hàng ................ 39
vi


4.3.4. Tình hình xuất khẩu theo phương thức Incoterms ....................................... 42
4.3.5. Phương thức xuất khẩu của Công ty ............................................................ 46
4.3.6. Phương thức thanh toán áp dụng trong hoạt động xuất khẩu của Công ty
Hansoll Vina ............................................................................................................... 48
4.4. Quy trình nghiệp vụ ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của Công
ty Hansoll Vina ........................................................................................................... 49
4.4.1. Chuẩn bị đàm phán ....................................................................................... 49
4.4.2. Bố trí nhân sự ............................................................................................... 49
4.4.3. Lập phương án sản xuất................................................................................ 49
4.4.4. Ký kết hợp đồng xuất khẩu .......................................................................... 50
4.5. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu ............................................................. 51
4.6. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty Hansoll Vina .................................... 53
4.6.1. Những thành tựu đạt được trong xuất khẩu hàng may mặc của công ty ...... 53
4.6.2. Những mặt còn tồn tại hiện nay ................................................................... 54
4.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh xuất khẩu của công ty............. 56
4.7.1. Các yếu tố thuộc môi trường vĩ mô .............................................................. 57
4.7.2. Các yếu tố vi mô ........................................................................................... 59
4.8. Những giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH
Hansoll Vina ............................................................................................................... 63
4.8.1. Duy trì thị trường cũ và thực hiện tốt công tác nghiên cứu, tiếp cận thị
trường mới .................................................................................................................. 63
4.8.2. Hoàn thiện quy trình xuất khẩu .................................................................... 65
4.8.3. Nâng cao chất lượng sản phẩm xuất khẩu .................................................... 65

4.8.4. Xây dựng, phát triển hình ảnh công ty, thương hiệu sản phẩm của công ty
trên thị trường quốc tế................................................................................................. 68
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................ 69
5.1. Kết luận ................................................................................................................. 69
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................... 70
5.2.1. Đối với Nhà Nước ........................................................................................ 70
5.2.2. Đối với công ty ............................................................................................. 73 
 

 

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

XK

Xuất khẩu

NK

Nhập khẩu

PKHKD

Phòng kế hoạch kinh doanh


PKT

Phòng kế toán

PXNK

Phòng xuất nhập khẩu

PTV

Phòng tổng vụ

PX

Phân xưởng

TTTH

Thông tin tổng hợp

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

DT

Doanh thu

LNTT


Lợi nhuận trước thuế

LNST

Lợi nhuận sau thuế

KNXK

Kim ngạch xuất khẩu

KNNK

Kim ngạch nhập khẩu

XNK

Xuất nhập khẩu

TSLN

Tỷ suất lợi nhuận

CP

Chi phí

DTXK

Doanh thu xuất khẩu


TCPXK

Tổng chi phí xuất khẩu

TS

Tỷ suất

TSLNDT

Tỷ suất lợi nhuận doanh thu

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Công Nhân Viên Của Công Ty Hansoll ......................................... 10 
Bảng 4.1. Kim Ngạch Xuất Khẩu Sản Phẩm Dệt May Từ Năm 2010 Đến Năm 2012 29 
Bảng 4.2. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Hansoll Vina Từ
Năm 2010 Đến Năm 2012 .......................................................................................... 31 
Bảng 4.3. Tình Hình Xuất Nhập Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2010 – 2012 ............... 33 
Bảng 4.4. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Hansoll Theo Cơ Cấu Thị Trường. ... 35 
Bảng 4.5. Tình Hình Xuất Khẩu Của Công Ty Hansoll Theo Cơ Cấu Mặt Hàng
2010-2012 ................................................................................................................... 40 
Bảng 4.6. Tình hình xuất khẩu theo phương thức Incoterm Của Công Ty Hansoll Từ
Năm 2010-2012 .......................................................................................................... 43 
Bảng 4.7. Kim Ngạch Theo Phương Thức Xuất Khẩu 2010 – 2012. .......................... 47 
Bảng 4.8. Các Chỉ Tiêu Hiệu Quả Xuất Khẩu Của Công Ty Hansoll Vina ................ 52 

Bảng 4.9. Cơ Cấu Lao Động Của Công Ty Hansoll Theo Độ Tuổi ............................ 60 
Bảng 4.10. Số Vốn Hoạt Động Của Công Ty Năm 2010- 2012. ................................. 61 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty .......................................................... 6 
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm ..................................... 10 
Hình 2.3. Biểu đồ cơ cấu công nhân viên theo trình độ .............................................. 11 
Hình 3.1. Sơ Đồ Quy Trình Xuất Khẩu ...................................................................... 25 
Hình 4.1. Biểu Đồ Kim Ngạch XNK Của Công Ty Hansoll 2010 – 2012. ................. 33 
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Thị Trường Xuất Khẩu Của Công Ty Hansoll Từ Năm
2010 Đến Năm 2012 ................................................................................................... 36 
Hình 4.3. Biểu Đồ Cơ Cấu Tình Hình Xuất Khẩu Theo Cơ Cấu Mặt Hàng Của
Công Ty Hansoll Từ Năm 2010 -2012........................................................................ 41 
Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Xuất Khẩu Theo phương thức Incoterms Của Công Ty
Năm Hansoll Từ Năm 2010– 2012 ............................................................................. 44 

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Mở cửa nền kinh tế là một xu hướng tất yếu của phát triển thương mại hóa toàn
cầu. Chính vì vậy, việc vận dụng như thế nào để đảm bảo xuất nhập khẩu được thông
suốt và mang lại hiệu quả cao cho các doanh nghiệp, đòi hỏi các nhà quản lý phải có
đầy đủ năng lực điều hành, trình độ, khả năng am hiểu thị trường và khách hàng trong

kinh doanh quốc tế, tính quyết đoán trong công việc và được sự tin tưởng, ủng hộ hết
mình trong của các thành viên trong Công ty. Việc đề ra các biện pháp nhằm hoàn
thiện và nâng cao hoạt động nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu phù hợp với thực
tại của Công ty, sẽ tạo được sự phát triển ổn định bền vững cho công ty.
Ngày nay, khi nước ta đang cố gắng vượt qua những khó khăn của một nền
kinh tế nhỏ bé, vươn lên phát triển tới nền kinh tế công nghiệp hiện đại, hơn lúc nào
hết hoạt động kinh tế đối ngoại, giao lưu buôn bán trao đổi với nước ngoài, đặc biệt là
hoạt động xuất khẩu có vai trò rất quan trọng trong chiến lược đổi mới và phát triển
kinh tế của đất nước. Chỉ thông qua hoạt động xuất khẩu mới khai thác hết được tiềm
năng phong phú trong nước, tạo ra được cơ hội để tiếp xúc, tiếp thu, học hỏi kinh
nghiệm quý báu về khoa học công nghệ cũng như về phát triển kinh tế của các nước
khác.
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực hiện chiến
lược hướng về xuất khẩu kết hợp song song với chiến lược thay thế nhập khẩu. Đây
cũng là một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong các kỳ đại hội của
Đảng đã khẳng định tiếp “Đẩy mạnh sản xuất, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và là
trọng điểm của kinh tế đối ngoại”. Đối với Việt Nam cũng như tất cả các nước trên thế
giới, hoạt động xuất khẩu đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp phát triển
kinh tế và xây dựng đất nước.

1


Những năm gần đây số lượng các doanh nghiệp ở Việt Nam tham gia vào hoạt
động xuất khẩu ngày càng tăng với nhiều loại mặt hàng rất đa dạng và phong phú như
thủy sản, giầy dép, dệt may, đồ thủ công mỹ nghệ...Trong đó ngành dệt may là luôn là
ngành có giá trị xuất khẩu cao. Đây là một ngành đòi hỏi vốn ít nhưng sử dụng nhiều
lao động hơn so với các ngành khác, ngoài ra khả năng gặp rủi ro thấp, giải quyết một
lượng lớn lao động cho quốc gia. Nước ta là một nước đông dân với dân số trẻ, lực
lượng lao động dồi dào, giá nhân công rẻ. Do đó, phát triển công nghệ dệt may là hết

sức phù hợp với xu thế công nghiệp hóa và chuyển dịch cơ cấu công nghiệp.
Trong điều kiện đất nước ta đang đổi mới hiện nay, ngành dệt may được coi là
một ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu, chiến lược, nhiệm vụ
của ngành là góp phần thực hiện thắng lợi đường lối của Đảng, góp phần thắng lợi sự
nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước đảm bảo nhu cầu may mặc toàn xã
hội, không ngừng tăng cường xuất khẩu và giải quyết việc làm cho người lao động.
Công ty TNHH Hansoll Vina là một trong những công ty đi đầu trong lĩnh vực
xuất khẩu hàng dệt may, có lịch sử hình thành lâu đời với trên 10 năm kinh nghiệm.
Từ khi thành lập đến nay công ty đã từ bước phát triển và khẳng định được vị trí của
mình trên lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may.
Để Công ty có thể hoạt động hiệu quả hơn, để nâng cao hoạt động xuất khẩu
hàng dệt may của Công ty, đáp ứng được mục tiêu của Công ty đề ra trong những năm
tới. Vì vậy, sau một thời gian thực tập tại Phòng Xuất Nhập khẩu của công ty TNHH
Hansoll Vina, tìm hiểu thực trạng xuất khẩu của Công ty dựa trên phân tích số liệu qua
những năm gần đây em đã quyết định chọn đề tài: "Một số giải pháp nhằm nâng cao
hoạt động xuất khẩu tại công ty TNHH HanSoll Vina”.
1.2. Mục tiêu ngiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Thông qua việc tìm hiểu và phân tích tình hình xuất khẩu của công ty TNHH
HanSoll Vina, phân tích thực trạng xuất khẩu của công ty, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu làm gia tăng kim ngạch xuất khẩu của công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH Hansoll
Vina trong ba năm 2010– 2012.
2


Phân tích thực trạng xuất khẩu của Công ty trong ba năm 2010 – 2012.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của công ty TNHH
Hansoll Vina.

Đưa ra một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu tại công ty Hansoll
Vina.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các hoạt động kinh doanh xuất khẩu tại Công ty như
cách thức hoạt động, các hình thức xuất khẩu, hiệu quả kinh doanh XK…
Phạm vi nghiên cứu: Đề tài được thực hiện trong phạm vi hoạt động XK của
Công ty TNHH Hansoll Vina.
Không gian nghiên cứu: Phòng Xuất Nhập khẩu của Công ty TNHH Hansoll
Vina.
Thời gian nghiên cứu: Trong thời gian thực tập từ 01/04/2013 đến 15/05/2013
số liệu thu thập từ năm 2010 đến năm 2012.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Luận văn gồm 5 chương:
Chương 1: Là chương mở đầu nêu lên ý nghĩa, lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu chủ yếu, phạm vi nghiên cứu và cấu trức khoá luận.
Chương 2: Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan về vấn đề nghiên cứu
bao gồm các tài liệu có nghiên cứu trước đây, tổng quan về Công ty TNHH Hansoll
Vina.
Chương 3: Nêu lên cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu. Chương này sẽ
thành lập các cơ sở lý luận về xuất khẩu và đưa ra các phương pháp sẽ được sử dụng
để phân tích về thực trạng xuất khẩu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận. Đây là chương quan trọng nhất của luận văn,
áp dụng lý thuyết của chương 3 để tiến hành phân tích đánh giá hoạt động xuất khẩu,
sau đó đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hoạt động xuất khẩu của Công ty TNHH
Hansoll Vina trong thời gian tới.
Chương 5: Là chương kết luận và kiến nghị. Nêu lên những kết luận tổng quan
về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối với nhà nước và đối với Công ty.
 

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Giới thiệu về công ty TNHH Hansoll Vina
Công Ty Hansoll Vina được đầu tư 100% vốn nước ngoài và xây dựng tại
đường số 6, Khu Công Nghiệp Sóng Thần I, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương. Đây là
một trong những công ty rộng lớn của KCN Sóng Thần với diện tích 42.000 M2 với số
lượng khoảng 6.076 công nhân viên.
 Tên công ty: Công ty TNHH Hansoll Vina
 Tên giao dịch: HANSOLL VINA Co., LTD
 Cơ quan quản lý cấp trên: HANSOLL TEXTLE Co., LTD
 Địa chỉ: Đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần I, Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình
Dương.
 Điện thoại: 06503 372930
 Fax: 0650 372948
 Mã số thuế: 3700386410
 Tài khoản ngân hàng: 238670088474 Ngân hàng Shinhan Vina Bank.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Ngày 13 tháng 9 năm 2001, Công Ty Hansoll Vina nhận được được giấy phép
kinh doanh số 123/GP-BQL-BD với sự hỗ trợ kỹ thuật và công nghệ của Hàn Quốc.
Tổng vốn đầu tư là 5.000.000 đô la Mỹ.
Ngày 25 tháng 10 năm 2001, các nhà đầu tư đã tiến hành lễ động thổ, sau 6
tháng xây dựng và lắp đặt, nhà máy được hoàn thành cùng với thiết bị và công nghệ
mới của Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý và Mỹ.
Tính đến nay, sau 12 năm hoạt động, công ty đã đạt đựơc một số thành quả
tích cực và có vị thế trên trường quốc tế.
 


4


2.2. Chức năng, nhiệm vụ hoạt động của công ty
2.2.1. Chức năng hoạt động
 Sản xuất gia công kinh doanh hàng dệt may.
 In và thêu trên các sản phẩm dệt may.
2.2.2. Nhiệm vụ của công ty
 Kinh doanh đúng ngành nghề ghi trong giấy phép.
 Bảo tồn, cũng cố, xây dựng công ty ngày càng thịnh vượng, đội ngũ công
nhân viên năng động và mở rộng thị trường tiêu thụ.
 Tuân thủ quy định của nhà nước, bảo vệ môi trường, tham gia các hoạt động
đoàn thể.
 Ghi chép sổ sách kế toán và quyết toán theo đúng quy định của pháp luật về
kế toán thống kê và chịu sự kiểm tra của cơ quan tài chính.
 Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
 Bảo đảm chất lượng hàng hóa theo tiêu chuẩn đã đăng ký.
 Bảo đảm quyền lợi và lợi ích của người lao động.
 Tôn trọng công đoàn theo quyền tổ chức công đoàn.
2.2.3. Mặt bằng hoạt động
Trụ sở chính tại đường số 6, Khu công nghiệp Sóng Thần I, Huyện Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương. Công ty mở thêm một chi nhánh tại Khu Công Nghiệp Bàu Xéo,
Huyện Trảng Bom, Tỉnh Đồng Nai và một chi nhánh tại Khu Công Nghiệp Mỹ Phước,
Huyện Bến Cát, Tỉnh Bình Dương.

 

5



2.3. Cơ cấu tổ chức tại công ty Hansoll Vina
2.3.1. Cơ cấu tổ chức của công ty Hansoll Vina
Hình 2.1. Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Của Công Ty

Tổng Giám Đốc

Giám đốc Sản Xuất

Giám đốc Nhân Sự

P.Nhân sự

PKHKD

PX 1

Bảo vệ

Nhà ăn

PKT

P.XNK

PX 2

P.TV

PX 3


Giám Đốc tuân thủ

P. tuân thủ

PX 4

PX 5

PX 6

Phòng y tế
Nguồn: Phòng Nhân Sự

2.3.2. Chức năng, nhiệm vụ của từng phòng ban
Tổng Giám Đốc
 Quản lý điều hành và chịu trách nhiệm mọi hoạt động trong và ngoài công ty
nhằm đưa công ty ngày càng ổn định, phát triển mọi mặt, bảo toàn và phát triển được
nguồn vốn, doanh số, lợi nhuận tăng trưởng hằng năm giúp cho đời sống công nhân
viên lao động ngày càng được nâng cao.
 Trực tiếp chỉ đạo Giám Đốc các phòng ban.
Giám Đốc Nhân Sự
 Trực tiếp chỉ đạo bộ phận tuyển dụng, tiền lương, bảo hiểm về việc xây dựng,
thông tin kế hoạch tuyển dụng, tiền lương, các chính sách chế độ lương, thưởng, bảo
hiểm do công ty hoặc nhà nước quy định.
6


 Phụ trách công tác đối ngoại, tiếp khách phóng viên báo chí.
 Phụ trách công tác thi đua khen thưởng, an ninh chính trị, bảo vệ nội bộ.

Giám đốc Sản Xuất
 Tham mưu cho tổng giám đốc về xây dựng các kế hoạch sản xuất ngắn hạn và
dài hạn, lập kế hoạch sản xuất năm, quý, tháng, công tác đầu tư nâng cấp đổi mới trang
thiết bị cho sản xuất.
 Chỉ đạo công tác kỹ thuật công nghệ, công tác sáng kiến cải tiến kỹ thuật và
hợp lý hoá sản xuất. Quản lý kỹ thuật sản xuất để ổn định chất lượng sản xuất đầu tư
vào cho đến đầu ra của sản phẩm.
 Ban hành và quản lý định mức sử dụng vật tư nguyên liệu, hoá chất cho hệ
thống sản xuất, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Giám đốc tuân thủ
 Chịu trách nhiệm vế các quy định tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường trong công
ty.
 Xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện về sức khoẻ cộng đồng.
 Xây dựng chương trình đào tạo kỹ năng ứng xử trong công việc của cán bộ
công nhân viên.
Các phòng ban
Phòng Nhân Sự
 Soạn thảo, tiếp nhận và lưu trữ văn thư, hồ sơ chứng từ của công ty theo đúng
số quy định.Lập các văn bản chứng từ liên quan đến chính sách, chế độ đối với người
lao động.
 Tuyển dụng, tính lương, làm thủ tục bảo hiểm cho người lao động.
Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
 Đối với bán hàng, sau khi đàm phán, khách hàng chấp thuận mua hàng thì trình
lãnh đạo duyệt, tiến hành duyệt hợp đồng hoặc duyệt giá. Khi bán hàng, căn cứ vào
hợp đồng viết hoá đơn tài chính.
 Đối với mua hàng, căn cứ vào bản định mức được duyệt, làm tờ trình báo giá
trình lãnh đạo duyệt, cân đối vật tư tồn để mua hàng. Khi vật tư mua về nhập kho, căn
cứ vào hợp đồng tài chính, bản kiểm kê vật tư mua rồi lập phiếu nhập kho.
7



 Thiết kế mẫu mã mới để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng và đòi hỏi của
khách hàng., định mức vật liệu cho từng sản phẩm.
 Nghiên cứu, ứng dụng hợp lý cải tiến khoa học kỹ thuật, tính được tiêu hao của
các loại vật liệu, nhiên liệu, bảo trì sửa chữa kịp thời máy móc thiết bị gián đoạn và
nâng cao chất lượng sản phẩm để phát hiện kịp thời các hư hỏng trong sản phẩm.
Phòng Xuất Nhập khẩu
 Đàm phán với khách hàng, trình lãnh đạo duyệt giá mua nguyên vật liệu sau đó
tiến hành lập hợp đồng mua. Xây dựng bảng giá thành sản phẩm xuất khẩu để phòng
kế toán kiểm tra và theo dõi thanh toán, trình tổng giám đốc duyệt giá bán và phương
thức thanh toán.
Phòng Kế Toán
 Thu thập, kiểm tra, xử lý số liệu, tính toán xác định giá thành và kết quả hoạt
động kinh doanh.
 Theo dõi, kiểm tra và giám sát mọi hoạt động tài chính của công ty.
 Thực hiện việc hoạch toán và phản ánh vào sổ sách các hoạt động kinh doanh
của công ty, cân đối các loại vốn và tình hình sử dụng vốn sao cho hợp lý.
 Phân tích tình hình hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
 Lập báo cáo định kỳ theo yêu cầu của nhà nước.
 Tham gia kiểm kê, đối chiếu giữa thực tế và sổ sách các loại vật tư, tiền vốn, tài
sản của công ty theo định kỳ.
Phòng Tổng Vụ
 Công tác văn thư của công ty.
 Điều phối phương tiện đưa đón công nhân viên.
Phòng tuân thủ
 Chịu trách nhiệm công tác hướng người lao động thực hiện đúng theo những
quy định của pháp luật hoặc của khách hàng.
Phòng Y Tế
 Chăm sóc sức khỏe cho người lao động trong công ty và sơ cứu trong trường
hợp công nhân bị tai nạn lao động.


8


Phòng BảoVệ
 Canh gác cổng, xem xét giấy ra cổng, kiểm tra số lượng hàng hoá ra vào cổng.
Bảo vệ tài sản và giữ gìn an ninh trong công ty.
Phân xưởng sản xuất
Gồm có 6 phân xưởng được cơ cấu như nhau, là nơi tổ chức và giám sát các bộ
phận trực tiếp sản xuất.
 Bộ phận cắt: tiến hành cắt vải theo sơ đồ được thiết kế sẵn để chuyển sang bộ
phận chuyền may.
 Bộ phận may, may vải đã cắt theo mẫu rồi chuyển sang bộ phận giặt ủi.
 Tại bộ phận giặt ủi, sản phẩm sẽ được giặt ủi rồi chuyển qua bộ phận đóng gói.
 Bộ phận đóng gói tiến hành gấp hàng, đóng kiện.
 Bộ phận kiểm hàng kiểm tra sản phẩm ở tất cả các khâu cắt, may, giặt ủi, gấp
hàng.
2.4. Thuận lợi, khó khăn và phương hướng phát triển của công ty TNHH Hansoll
Vina
2.4.1. Thuận lợi
 Là một trong những công ty lớn trong khu công nghiệp Sóng Thần và có nhiều
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực may mặc nên công ty có uy tín và vị thế vững mạnh
trên thị trường.
 Đội ngũ công nhân viên tay nghề cao, năng động, khả năng tiếp thu cao.
2.4.2. Khó khăn
 Do đặc thù về ngành thời trang nói chung và ngành may mặc nói riêng, công ty
gặp phải những cạnh tranh khốc liệt từ những công ty khác nên đòi hỏi luôn phải cải
tiến mẫu mã và chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.
 Số doanh nghiệp ngày càng nhiều, nhu cầu lao động của các công ty ngày càng
gia tăng đòi hỏi công ty không chỉ tuyển dụng được những công nhân giỏi mà còn phải

giữ vững ổn định số lượng lao động đang có.
2.4.3. Phương hướng phát triển
 Hoàn thiện cơ cấu hoạt động của công ty ở tất cả phòng ban.
 Tìm kiếm thêm khách hàng mới và mở rộng thị trường trong nước và trên thế
giới.
9


 Đào tạo thêm tay nghề cho nhân viên, nâng cao chất lượng dịch vụ, đáp ứng cao
nhất nhu cầu của khách hàng. Quy trình công nghệ
2.5. Quy trình công nghệ
Quy trình công nghệ của công ty là một quy trình khép kín gồm nhiều công
đoạn nối tiếp nhau, được thể hiện rõ nét trong sơ đồ sau.
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Công Nghệ Sản Xuất Sản Phẩm
Vải

Cắt

May

Giặt ủi

Đóng gói

Thành phẩm

Kiểm hàng
Nguồn: Phòng Sản Xuất
2.6. Tình hình nhân sự tại công ty TNHH Hansoll Vina
Tính đến ngày 10/05/2013, công ty có 6.076 công nhân viên, do mỗi phòng ban,

mỗi xưởng sản xuất trong công ty đều có những chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Do
đó số lượng nhân viên phân phối cho từng phòng ban, từng cũng khác nhau, điều này
cũng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến công tác tuyển dụng và công tác đào tạo nhân viên cũng
như hiệu quả sản xuất trong công ty. Trong đó:
 Nam: 409, chiếm tỉ lệ 6,73%
 Nữ: 5.667, chiếm tỉ lệ 93,27%.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Công Nhân Viên Của Công Ty Hansoll
Cơ cấu nhân sự phân theo
Trình độ học vấn

Giới tính

Số người(người)

Đại học

Tỷ lệ (%)

212

3,49

Cao đẳng

72

1,18

Trung cấp


100

1,64

Phổ thông

5.692

93,69

409

6,73

5.667

93,27

6.076

100,00

Nam
Nữ

Tổng

Nguồn: Phòng Nhân Sự
10



Qua bảng trên, ta có thể thấy đư
ược lao độngg nữ chiếm tỷ trọng lớ
ớn 93,27% trong
t
b cơ cấu của
c công ty
y. Lao độnng nữ chủ yếu
y tập trunng ở các côông đoạn trong
toàn bộ
xưởngg sản xuất. Còn lao độộng nam troong công tyy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn 6,73%
%, lao
động nam của công
c
ty chủ
ủ yếu tập trung
t
ở kiểểm hàng, vận chuyển hàng. Cônng ty
oll Vina sảnn xuất chủ yếu hàng m
may mặc,vì thế tỷ lệ laao động nữ chiếm tỷ trrọng
Hanso
cao hơ
ơn, vì công việc cần tínnh tỉ mỉ, khhéo léo nhiềều hơn.
Hình 2.3. Biểu đồ
đ cơ cấu công
c
nhân viên
v
theo trrình độ


Nguồn:T
TTTH
Nhìn chun
ng trình độ đại học vàà cao đẳng và
v trung cấấp của côngg ty chiếm tỷ lệ
hần là trìnhh độ động phổ thông chhiếm đến 993,69%. Nhữ
ững nhân sự
s có
khôngg cao, đa ph
trình độ
đ đại học và cao đẳn
ng thường llàm ở các bộ
b phận lãnnh đạo cấp cao, họ thư
ường
đưa raa chính sáchh để phát triển công tyy. Trình độ đại
đ học chỉ chiếm 3.499%, họ là nhhững
ngườii đứng đầu các phòng ban,
b quản lí sự vận hàành của công ty. Trình độ cao đẳnng và
trung cấp chiếm lần lượt là 1,18% và 1,64%,
1
đềuu là nhân viêên văn phòng của cônng ty.
hổ thông là người trựcc tiếp tham gia sản xuuất, nên tronng vài năm
m gần
Còn lao động ph
ông ty đã mở
m ra các lớ
ớp kỹ thuật nhằm
n
đào tạạo nâng caoo tay nghề chuyên
c

mônn.
đây cô
Do xác địịnh được mục
m tiêu như
ư vậy cho nên
n số lao đđộng có trìn
nh độ đại họọc và
ng ty không
g tăng. Riênng về công nhân kỹ thuuật, lao độnng phổ thônng có
cao đẳẳng của côn
tay ng
ghề lại tăng đều qua cáác năm.


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lí luận
3.1.1. Giới thiệu về hoạt động xuất khẩu
Xuất khẩu là hoạt động nhằm tiêu thụ một phần tổng sản phẩm xã hội ra nước
ngoài. Hoạt động xuất khẩu là quá trình trao đổi hàng hoá và dịch vụ giữa các quốc gia
và lấy ngoại tệ làm phương tiện thanh toán.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá không phải là những hành vi mua bán riêng lẻ
mà là cả một hệ thống các quan hệ mua bán phức tạp có tổ chức ở cả bên trong và bên
ngoài đất nước nhằm thu được ngoại tệ, những lợi ích kinh tế xã hội thúc đẩy hoạt
động xản xuất hàng hoá trong nước phát triển góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tếvà
từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Các mối quan hệ này xuất hiện có sự phân
công lao động quốc tế và chuyên môn hoá sản xuất.
Xuất khẩu là một phương thức kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường
quốc tế nhằm tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp góp phần chuyển cơ cấu

kinh tế của đất nước
Hoạt động xuất khẩu thể hiện sự kết hợp chặt chẽ và tối ưu giữa khoa học quản
lý với nghệ thuật kinh doanh của doanh nghiệp, giữa nghệ thuật kinh doanh với các
yếu tố khác như: pháp luật, văn hoá, khoa học kỹ thuật… không những thế hoạt động
xuất khẩu còn nhằm khai thác lợi thế so sánh của từng nước qua đó phát huy các lợi
thế bên trong và tận dụng những lợi thế bên ngoài, từ đó góp phần cải thiện đời sống
nhân dân và đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá - Hiện đại hóa, rút ngắn khoảng
cách giữa nước ta với các nước phát triển, mặt khác tạo ra doanh thu và lợi nhuận giúp
doanh nghiệp phát triển ngày một cao hơn.

 
 

12


3.1.2. Vai trò và của xuất khẩu
 Đối với nền kinh tế
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh trên phạm vi quốc tế. Nó là một bộ phận cơ
bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế, giúp
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Hoạt động xuất
khẩu có ý nghĩa rất quan trọng và cần thiết đối với nước ta. Với một nền kinh tế chậm
phát triển, cơ sở vật chất kỹ thuật lạc hậu, không đồng bộ, dân số phát triển nhanh việc
đẩy mạnh xuất khẩu để tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống, tăng thu ngoại tệ,
thúc đẩy phát triển kinh tế là một chiến lược lâu dài.
Xuất khẩu tạo được nguồn vốn, ngoại tệ lớn, góp phần quan trọng trong việc cải
thiện cán cân thanh toán, tăng lượng dự trữ ngoại tệ, qua đó tăng khả năng nhập khẩu
máy móc thiết bị phục vụ phát triển kinh tế, phục vụ quá trình Công nghiệp hoá - Hiện
đại hoá.
Thông qua việc xuất khẩu những mặt hàng có thế mạnh chúng ta có thể phát

huy được lợi thế so sánh, sử dụng lợi thế các nguồn lực trao đổi thành tựu khoa học
công nghệ tiên tiến. Đây là yếu tố then chốt trong chương trình Công nghiệp hoá Hiện đại hoá đất nước đồng thời phát triển các ngành công nghiệp sản xuất hay xuất
khẩu có tính cạnh tranh ngày càng cao hơn.
Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải
thiện đời sống của người lao động.
Hoạt động xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy mối quan hệ kinh tế đối
ngoại của nước ta.Thông qua hoạt động xuất khẩu môi trường kinh tế được mở rộng
tính cạnh tranh ngày càng cao đòi hỏi các doanh nghiệp luôn phải có sự đổi mới để
thích nghi, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Hoạt động xuất khẩu góp phần hoàn
thiện các cơ chế quản lý xuất khẩu của nhà nước và của từng địa phương phù hợp với
yêu cầu chính đáng của doanh nghiệp tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu.
Mặt khác, hoạt động xuất khẩu góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất trong nước phát triển, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng loạt ngành sản xuất
phát triển, đồng thời cũng thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ hoạt động xuất khẩu phát
triển như ngành bảo hiểm, hàng hải, thông tin liên lạc quốc tế, dịch vụ tài chính quốc

13


tế đầu tư…Điều đó chứng tỏ xuất khẩu là phương tiện quan trọng tạo vốn, đưa kỹ
thuật công nghệ nước ngoài vào Việt Nam nhằm hiện đại hoá nền kinh tế của đất nước.
 Đối với doanh nghiệp
Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu giúp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm của
doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Thị trường nước ngoài luôn
là thị trường rộng lớn và nhiều tiềm năng để doanh nghiệp khai thác, làm tăng doanh
thu và lợi nhuận.
Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận với công nghệ sản xuất mới,
trong bước chuyển giao công nghệ hiện đại, nâng cao tay nghề người lao động, từ lao
động không có kỹ năng hoặc bán kỹ năng thành lao động kỹ năng.
Tóm lại, việc đẩy mạnh xuất khẩu có vai trò chiến lược trong việc phát triển nền

kinh tế của một quốc gia, tăng cường vị thế quốc gia trên trường khu vực và thế giới.
3.1.3. Nhiệm vụ của xuất khẩu
Đảm bảo cán cân thanh toán , giảm tình hình nhập siêu.
Đảm bảo kim ngạch xuất khẩu phục vụ cho quá trình công nghiệp hóa – hiện
đại hóa đất nước.
Đảm bảo khai thác hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, kích thích các nền
kinh tế khác phát triển.
Không ngừng tích lũy vốn, mở rộng quy mô sản xuất , kích thích xuất khẩu phát
triển tăng thu nhập cho nền kinh tế.
Đẩy mạnh xuất khẩu tạo công ăn việc làm cho người lao động. Đảm bảo phát
triển mối quan hệ đối ngoại tốt đẹp với tất cả các nước trên thế giới, nâng cao vị thế
cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế.
3.1.4. Ý nghĩa của xuất khẩu
Là chìa khoá mở ra các giao dịch quốc tế cho một quốc gia. Đối với doanh
nghiệp tạo bước ngoặc quan trọng trong việc mở rộng ra thị trường quốc tế nói riêng,
khẳng định vai trò vị trí đất nước trên trương trường quốc tế nói chung. Thông qua
xuất khẩu, có ý nghĩa vô củng quan trọng, thúc đẩy xu hướng phát triển nền kinh tế,
tăng kim ngạch, tốc độ phát triển kinh tế.

14


×