Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY LƢƠNG THỰC SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

CHẾ HỒNG DUY AN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY
LƢƠNG THỰC SÓC TRĂNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƢƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 /2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
**********

CHẾ HỒNG DUY AN

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG
XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY
LƢƠNG THỰC SÓC TRĂNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thƣơng Mại

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Ngƣời hƣớng dẫn: NGUYỄN THỊ BÍCH PHƢƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 /2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CHO CÔNG TY LƢƠNG THỰC
SÓC TRĂNG ” do Chế Hồng Duy An , sinh viên khóa 35, ngành Quản Trị Kinh
Doanh, chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Thƣơng Mại, đã bảo vệ thành công trƣớc
hội đồng vào ngày ___________________ .

Nguyễn Thị Bích Phƣơng
Ngƣời hƣớng dẫn

________________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2013

năm 2013


Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi đƣợc nói là với cha mẹ và gia đình tôi. Những
ngƣời đã sinh thành, nuôi dƣỡng, chăm lo dạy bảo tôi từ khi còn bé cho đến lúc trƣởng
thành. “Con xin cảm ơn gia đình đã động viên con trong thời gian qua, giúp con nỗ lực
hơn và tạo mọi điều kiện để con có thể hoàn thành tốt khóa luận này”.
Đối với tôi, để có đƣợc những kiến thức về chuyên ngành đang học ngoài sự nỗ
lực học tập của bản thân, tôi còn nhận đƣợc sự hƣớng dẫn nhiệt tình từ các giảng viên
của Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP.HCM đặc biệt là các giảng viên ở khoa Kinh Tế,
những ngƣời đã không ngừng đƣa ra những phƣơng pháp giảng dạy khác nhau để sinh
viên chúng tôi có thể tiếp thu cũng nhƣ ứng dụng đƣợc những kiến thức ấy vào Khóa
Luận Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt những kiến thức đó vào trong
thực tế.
Trải qua hơn ba tháng làm việc miệt mài và nghiêm túc, giờ đây Khóa Luận Tốt
Nghiệp của tôi đã đƣợc hoàn tất. Để tôi có thể hoàn thành khóa luận này, Cô Nguyễn
Thị Bích Phƣơng, ngƣời Cô đã luôn tận tình hƣớng dẫn và sửa chữa những sai sót cho
dù là nhỏ nhặt nhất từ khi khóa luận còn là một đề cƣơng chi tiết cho đến khi hoàn
chỉnh nhƣ bây giờ. Đồng thời Cô cũng đã đƣa ra những ý kiến đóng góp chân thành để
giúp tôi có những định hƣớng đúng đắn về bài khóa luận của mình. “Em xin gửi đến
Cô lời cảm ơn chân thành và sâu sắc từ tận đáy lòng mình.”
Tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các Cô Chú và các

Anh Chị ở các phòng ban thuộc Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng đã nhiệt tình giúp đỡ
tôi trong suốt thời gian thực tập tại Công ty, giúp tôi có những thông tin để hoàn thành
bài khóa luận này.
Cuối cùng là lời cảm ơn đến các bạn sinh viên lớp TM35, những ngƣời vừa là
thầy vừa là ngƣời bạn đồng hành cùng tôi trong suốt chặng đƣờng học tập tại giảng
đƣờng đại học này. Xin chúc các bạn hoàn thành tốt khóa luận của mình, may mắn và
luôn thành công trong tƣơng lai.
Thành phồ Hồ Chí Minh, tháng 12/2012
Chế Hồng Duy An


TÓM TẮT NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

CHẾ HỒNG DUY AN.Tháng 12 năm 2012. “Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh
Xuất Khẩu Gạo Cho Công Ty Lƣơng Thực Sóc Trăng”.
CHE HONG DUY AN. December 2012. “Some Solutions Promoting The
Export Of Rice For Soc Trang Food Company”.
Với thế mạnh về nông nghiệp, đặc biệt là lúa gạo. Hiện nay, ngành lúa gạo Việt
Nam không chỉ đảm bảo An ninh lƣơng thực quốc gia mà còn là một trong những
nƣớc xuất khẩu gạo hàng đầu của thế giới. Tuy nhiên, bất cứ ngành nghề nào cũng
vậy, sẽ không tránh khỏi sự cạnh tranh, ngành lúa gạo của Việt Nam cũng không nằm
ngoài quy luật đó. Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng tuy mới thành lập đƣợc khoảng 3
năm, nhƣng luôn nỗ lực góp phần vào việc nâng cao sức cạnh tranh của hạt gạo Việt
Nam trên thị trƣờng thế giới. Tuy nhiên, với một doanh nghiệp trẻ nhƣ Công ty Lƣơng
thực Sóc Trăng, sẽ còn gặp nhiều khó khăn trên con đƣờng xuất khẩu gạo của mình, vì
vậy để đi xa và đứng vững hơn trong tƣơng lai, Công ty cần có các giải pháp đẩy mạnh
xuất khẩu gạo của mình.
Đề tài “Một Số Giải Pháp Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Gạo Cho Công Ty Lƣơng
Thực Sóc Trăng” Đi sâu vào phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty
Lƣơng thực Sóc Trăng; đánh giá hoạt động xuất khẩu và nhận diện các nhân tố ảnh

hƣởng đến hiệu quả xuất khẩu gạo của Công ty. Từ đó đề xuất các giải pháp nhằm đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu gạo cho Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng trong thời gian tới.
Để thực hiện đề tài, tác giả đã thu thập số liệu thứ cấp từ các phòng ban trong
Công ty. Các số liệu đƣợc phân tích bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp
so sánh, phƣơng pháp phân tích tổng hợp và phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................... viii
DANH MỤC CÁC HÌNH .................................................................................................. ix
CHƢƠNG 1. MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1.1.

Đặt vấn đề .................................................................................................................. 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................. 2

1.2.1.

Mục tiêu chung .................................................................................................... 2

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể .................................................................................................... 2

1.3.


Cấu trúc luận văn ....................................................................................................... 2

CHƢƠNG 2. TỔNG QUAN ............................................................................................... 4
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan.......................................................... 4

2.2.

Tổng quan về Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng .......................................................... 6

2.2.1.

Giới thiệu tổng quát ............................................................................................. 6

2.2.2.

Chức năng, nhiệm vụ của Công ty ...................................................................... 7

2.2.3.

Bộ máy tổ chức quản lý ....................................................................................... 7

2.3.

Tổng quan ngành gạo trên thế giới và tại Việt Nam ............................................... 11

2.3.1.

Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới ....................................................... 11


2.3.2.

Tình hình xuất khẩu gạo tại Việt Nam .............................................................. 14

CHƢƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................... 17
3.1.

Cơ sở lý luận ............................................................................................................ 17

3.1.1.

Khái niệm hoạt động xuất khẩu ......................................................................... 17

3.1.2.

Vai trò của hoạt động xuất khẩu ........................................................................ 17

3.1.3.

Các phƣơng thức xuất khẩu các doanh nghiệp Việt Nam thƣờng áp dụng ....... 19

3.1.4.

Các tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả xuất khẩu ..................................................... 21

3.1.5.

Các nhân tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu hàng hóa ............................................... 23


3.2.

Phƣơng pháp nghiên cứu ......................................................................................... 26

3.2.1.

Phƣơng pháp thu thập dữ liệu ............................................................................ 26

3.2.2.

Phƣơng pháp phân tích dữ liệu .......................................................................... 27
v


CHƢƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................... 28
4.1.

Thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng ............. 28

4.1.1.

Sản lƣợng xuất khẩu gạo theo chủng loại 2010 – 2011..................................... 29

4.1.2.

Kim ngạch xuất khẩu theo hình thức xuất khẩu 2010 – 2011 ........................... 30

4.1.3.

Kim ngạch xuất khẩu gạo theo thị trƣờng 2010 – 2011 .................................... 31


4.1.4.

Kim ngạch xuất khẩu gạo theo phƣơng thức thanh toán ................................... 32

4.1.5.

Quy trình xuất khẩu gạo của Công ty ................................................................ 33

4.2.

Các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty ............................... 36

4.2.1.

Nhân tố bên trong .............................................................................................. 36

4.2.2.

Nhân tố bên ngoài .............................................................................................. 44

4.3.

Đánh giá hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty ...................................................... 49

4.3.1.

Kết quả và hiệu quả kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty ............................ 49

4.3.2.


Ƣu, nhƣợc điểm trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo của Công ty ........ 50

4.3.3.

Ma trận SWOT các nhân tố ảnh hƣởng hoạt động xuất khẩu của Công ty ....... 52

4.4.

Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất khâu gạo của Công ty ........................ 54

4.4.1.

Hoàn thiện công tác nghiên cứu thị trƣờng ....................................................... 54

4.4.2.

Ứng dụng thƣơng mại trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu gạo ................... 56

4.4.3.

Nâng cao hiệu quả nghiệp vụ xuất khẩu gạo ..................................................... 57

4.4.4.

Hợp tác với các đối thủ cạnh tranh trong nƣớc ................................................. 58

4.4.5.

Xuất khẩu gạo có thƣơng hiệu ........................................................................... 59


CHƢƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................... 61
5.1.

Kết luận ................................................................................................................... 61

5.2.

Kiến nghị ................................................................................................................. 62

5.2.1.

Hỗ trợ trồng trọt, sản xuất lúa gạo ..................................................................... 62

5.2.2.

Hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu gạo................................................................... 62

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................. 65

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo hiểm xã hội

B/L


Vận đơn đƣờng biển (Bill of lading)

CB  CNV

Cán bộ  Công nhân viên

DN

Doanh nghiệp

FAO

Tổ chức Lƣơng thực và Nông nghiệp Liên hiệp Quốc
(Food and Agriculture Organization of the United Nations)

GS

Giáo sƣ

L/C

Thanh toán tín dụng thƣ (Letter of credit)

TP

Thành phố

UBND

Ủy ban nhân dân


USDA

Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (United States Department of
Agriculture)

VN

Việt Nam

WTO

Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (World Trade Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Tình Hình Xuất Khẩu Gạo của Công Ty 2010 - 2011 ....................................... 28
Bảng 4.2. Sản Lƣợng Xuất Khẩu Gạo theo Chủng Loại 2010- 2011 ................................ 29
Bảng 4.3: Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Hình Thức Xuất Khẩu 2010-2011 ....................... 30
Bảng 4.4. Bảng Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Thị Trƣờng 2010-2011 ............................... 31
Bảng 4.5. Kim Ngạch Xuất Khẩu theo Phƣơng Thức Thanh Toán ................................... 32
Bảng 4.6. Trình Độ Nhân Sự của Công Ty Lƣơng Thực Sóc Trăng Năm 2011 ............... 36
Bảng 4.7. Bảng Tình Hình Thu Mua Nguyên Liệu của Công ty 2010 – 2011 (Quy
Gạo) .................................................................................................................................... 39
Bảng 4.8. Giá Gạo Xuất Khẩu của Công Ty so với trong Nƣớc và một số Nƣớc trên
Thế Giới Cuối Tháng 12/2011 (Giá FOB) ......................................................................... 42
Bảng 4.9. Kết Quả và Hiệu Quả Kinh Doanh Xuất Khẩu Gạo Của Công Ty Năm
2010, 2011 .......................................................................................................................... 49

Bảng 4.10. Ma Trận SWOT Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Hoạt Động Xuất Khẩu ................ 52

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty Lƣơng Thực Sóc Trăng .................. 8
Hình 2.2. Biểu Đồ Sản Lƣợng Lúa Toàn Cầu 2001 - 2012................................................ 12
Hình 2.3. Biểu Đồ Khối Lƣợng Lúa Gạo Tiêu Dùng và Tỷ Lệ Dự Trữ/Tiêu Dùng Thế
Giới Qua Các Năm ............................................................................................................. 13
Hình 2.4. Biểu Đồ Khối Lƣợng Gạo Xuất Khẩu của Các Nƣớc Năm 2010 – 2012 ......... 14
Hình 2.5. Biểu Đồ Giá Gạo Xuất Khẩu trên Thị Trƣờng Thế Giới ................................... 14
Hình 2.6. Biểu Đồ Xuất Khẩu Gạo của Việt Nam từ Mùa Vụ 2005 đến Mùa Vụ 2011 .... 15
Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Xuất Khẩu Gạo của Công Ty Lƣơng Thực Sóc Trăng ......... 33
Hình 4.2. Sơ Đồ Quy Trình Thu Mua và Chế Biến Lúa, Gạo Nguyên Liệu tại Công Ty
Lƣơng Thực Sóc Trăng ...................................................................................................... 38
Hình 4.3. Giá Trung Bình Xuất Khẩu theo Từng Mặt Hàng của Công Ty Lƣơng Thực
Sóc Trăng 2010 – 2011 ....................................................................................................... 41
Hình 4.4. Giá Gạo Xuất Khẩu của Công Ty so với trong Nƣớc và một số Nƣớc trên
Thế Giới Cuối Tháng 12/2011 (Giá FOB) ......................................................................... 42

ix


CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1.

Đặt vấn đề
Gia nhập vào Tổ chức Thƣơng mại Thế giới WTO và các tổ chức thƣơng mại


khu vực khác, kinh tế Việt Nam đã có những bƣớc tiến vƣợt bậc. Chính sách khuyến
khích xuất khẩu và mở cửa nền kinh tế đã tạo điều kiện thuận lợi cho xuất nhập khẩu
phát triển, đặc biệt là hàng nông sản. Nếu nhƣ hơn 20 năm trƣớc, Việt Nam vẫn còn
đƣợc coi là một quốc gia thiếu đói, thì vài năm trở lại đây Việt Nam đã nằm trong top
các nƣớc xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới và dự báo trong năm 2012, VN sẽ vƣơn lên
vị trí thứ nhất.
Bên cạnh những thuận lợi và cơ hội từ chính sách mở cửa mang lại thì các
doanh nghiệp xuất khẩu gạo của VN hiện nay cũng gặp không ít khó khăn do biến
động giá, chi phí tăng cao, thị trƣờng xuất khẩu ế ẩm..., đặc biệt tình trạng cạnh tranh
trong xuất khẩu. Trƣớc đây, để bảo hộ ngành sản xuất trong nƣớc, các doanh nghiệp
nƣớc ngoài phải liên doanh, liên kết với doanh nghiệp trong nƣớc mới thu mua, xuất
khẩu lúa gạo đƣợc, thì từ sau năm 2011, với việc tuân thủ cam kết WTO về mở cửa thị
trƣờng lúa gạo, các doanh nghiệp nƣớc ngoài có thể trực tiếp tham gia thị trƣờng lúa
gạo Việt Nam. Thị trƣờng thu mua, xuất khẩu lúa gạo của các doanh nghiệp trong
nƣớc vốn đã nhiều cạnh tranh, giờ cạnh tranh càng trở nên gay gắt. Bên cạnh đó, gạo
xuất khẩu Việt Nam còn luôn phải đối đầu với các nƣớc xuất khẩu gạo lớn trên thế
giới nhƣ Thái Lan, Pakistan, Ấn Độ…..
Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng là công ty kinh doanh chuyên về lĩnh vực xuất
khẩu gạo. Công ty còn rất trẻ, nhƣng bƣớc đầu tạo đƣợc uy tín trên thị trƣờng trong
nƣớc và thế giới. Tuy nhiên cũng nhƣ các doanh nghiệp khác cùng ngành, Công ty
Lƣơng thực Sóc Trăng hiện nay cũng bị ảnh hƣởng bởi sự biến động kinh tế thế giới,
cũng chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các doanh nghiệp trong nƣớc và của các nƣớc trong
khu vực,… . Vì vậy để có thể củng cố và phát triển kinh doanh, việc tìm kiếm các giải
pháp để phát triển, đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo của công ty là vấn đề rất bức
thiết.


Xuất phát từ lý do đó, tác giả quyết định chọn đề tài " Một số giải pháp đẩy
mạnh hoạt động xuất khẩu gạo cho công ty lƣơng thực Sóc Trăng" làm đề tài tốt

nghiệp cho mình, với mong muốn có thể đi sâu vào nghiên cứu hoạt động xuất khẩu
của Công ty, qua đó có thể đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động
xuất khẩu gạo tại đây.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu gạo của Công ty Lƣơng
thực Sóc Trăng năm 2010 - 2011 và đề xuất các giải pháp đẩy mạnh hoạt động xuất
khẩu gạo cho Công ty thời gian tới.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng hoạt động xuất khẩu của Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng
năm 2010 – 2011.
- Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng
- Nhận diện các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả xuất khẩu gạo của Công ty.
- Đề xuất các giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu gạo cho Công ty
Lƣơng thực Sóc Trăng trong thời gian tới
1.3.

Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chƣơng với mục đích và nội dung của từng chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Mở Đầu
Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, giới hạn phạm vi nghiên cứu,

và cuối cùng là phần cấu trúc luận văn.
Chƣơng 2 : Tổng Quan
Trình bày tổng quan tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề xuất khẩu gạo,
phác họa một bức tranh tổng quát về Công ty Lƣơng Thực Sóc Trăng và tình hình xuất
khẩu gạo của thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng.


2


Chƣơng 3: Cơ Sở Lý Thuyết
Nêu rõ những cơ sở lý luận về xuất nhập khẩu , các nhân tố ảnh hƣởng đến nó,
các chỉ tiêu đánh giá cũng nhƣ những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong
khóa luận.
Chƣơng 4 : Kết Quả Nghiên Cứu Và Thảo Luận
Trình bày những kết quả đã nghiên cứu đƣợc từ thực tế của Công ty Lƣơng
thực Sóc Trăng, và đƣa ra những nhận xét đánh giá tình hình xuất khẩu gạo của công
ty trong năm 2010-2011, làm cơ sở cho những giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu gạo đƣợc
đề cập trong chƣơng này.
Chƣơng 5 : Kết Luận Và Kiến Nghị
Rút ra những nhận xét chung nhất, và nêu lên một số kiến nghị với Nhà nƣớc
trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo trong nƣớc nói chung và
Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng nói riêng.

3


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1.

Tổng quan về tài liệu nghiên cứu có liên quan
Đã có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề làm sao để tăng hiệu

quả và đẩy mạnh xuất khẩu gạo của doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo Việt
Nam, nhƣ bài viết “Ngành lúa lúa gạo Việt Nam: Tầm nhìn chiến lược trước cơ hội và

thách thức” của TS. Hồ Cao Việt, Giảng viên, Viện Khoa học Kỹ thuật Nông nghiệp
miền Nam (bài tham luận tại Hội thảo “Định vị thƣơng hiệu lúa gạo. Ai bán? Ai
mua?” trong khuôn khổ Festival Lúa gạo lần 2, Sóc Trăng, 09/11/2011). Bài viết đã
nêu ra các chiến lƣợc của một đối thủ cạnh tranh lớn trong ngành lúa gạo Việt Nam là
Thái Lan. Thái Lan có chiến lƣợc rất rõ ràng và thông minh nhằm không “đối đầu với
Việt Nam và các nƣớc xuất khẩu gạo khác”, đó là: (i) Xuất khẩu gạo thơm, gạo đặc
sản với giá bán rất cao, cao hơn nhiều so với gạo thƣờng nhằm tăng giá trị gia tăng,
nâng cao giá trị hạt gạo và tăng lợi tức cho nhà nông; (ii) Không thâm canh và tăng
đến 3 vụ lúa/năm (nhƣ Việt Nam) nhằm giảm những chi phí sản xuất không cần thiết
(thuốc bảo vệ thực vật) và tái tạo độ phì đất cũng nhƣ mục tiêu bảo vệ môi trƣờng
đƣợc đảm bảo. Với chiến lƣợc này, Thái Lan vẫn giữ vị trí hàng đầu về lƣợng gạo xuất
khẩu, về kim ngạch xuất khẩu gạo, lợi nhuận cho các tác nhân tham gia trong chuỗi
giá trị gạo, bảo vệ môi trƣờng và sức khỏe cho ngƣời sản xuất, giá trị gia tăng toàn
chuỗi rất cao. Đây cũng là những kinh nghiệm quý báu mà ngành xuất khẩu gạo Việt
Nam nói chung cũng nhƣ các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo cần học hỏi.
Cũng trong khuôn khổ Hội thảo này, Ông Trần Thành Hiệp, Phó Chủ Tịch
UBND tỉnh Sóc Trăng cho rằng : “Thị trƣờng gạo trên thế giới ngày càng đòi hỏi khắt
khe về chất lƣợng. Đây là vấn đề đƣợc quan tâm để sản phẩm gạo Việt Nam khẳng
định vị thế của mình trong nƣớc và quốc tế”.
Chất lƣợng gạo là một trong những đòi hỏi của rất nhiều khách hàng nhập khẩu
gạo của Việt Nam chúng ta – Hồng Kông (Bài viết “Gạo Việt hấp dẫn tại Hồng


Kông”, báo Tuổi trẻ Online, ngày 01/03/2012). Trả lời câu hỏi của phóng viên Trần
Mạnh (báo Tuổi trẻ) nhân dịp đoàn Hiệp hội các thƣơng nhân kinh doanh gạo Hồng
Kông (Trung Quốc) đến Việt Nam tìm kiếm các cơ hội hợp tác nhập khẩu gạo từ Việt
Nam, ông Kenneth Chan – chủ tịch Hiệp hội các thƣơng nhân kinh doanh gạo Hồng
Kông, cho biết: “Ngƣời Hồng Kông ƣa chuộng gạo thơm nên chúng tôi tập trung tìm
hiểu các loại gạo này tại Việt Nam. So với gạo Thái Lan thì chất lƣợng gạo VN còn
thấp hơn, các bạn cần phải cải tiến để nâng cao chất lƣợng gạo hơn nữa. Nhƣng giá

gạo VN rất thấp so với gạo Thái Lan, đây là vấn đề quan trọng, giá gạo VN đang ngày
càng trở nên hấp dẫn so với gạo Thái Lan”. Ông Kenneth Chan cũng cho lời khuyên
với các nhà xuất khẩu gạo Việt Nam: “Vấn đề quan trọng nhất theo tôi là chất lƣợng,
các bạn cần phải nâng cao chất lƣợng gạo xuất khẩu vào thị trƣờng Hồng Kông.
Không chỉ có chất lƣợng nói chung mà trong từng hợp đồng cũng yêu cầu chất lƣợng
gạo giao đồng nhất và ổn định trong thời gian dài”.
“Có thƣơng hiệu thì mới có giá cao” đó cũng là khẳng định của GS. Võ Tòng
Xuân – một nhà khoa học thuộc lĩnh vực nông nghiệp đặc biệt là ngành trồng lúa (bài
phỏng vấn GS. Võ Tòng Xuân của Lâm Thao trên Doanh nhân Sài Gòn Online). Ông
cũng ngƣời chủ trì thành lập Công ty Cổ Phần Đầu tƣ nghiên cứu và Xuất khẩu gạo
thơm ITARICE. Công ty áp dụng mô hình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt toàn
cầu – Global GAP. Ngày 3/4/2012, ITARICE đã đƣợc nhận Giấy chứng nhận hệ thống
thực hành nông nghiệp tốt cho sản phẩm lúa trên diện tích 60,3ha.
Luận văn “Nâng cao hiệu quả mặt hàng gạo tại Công ty Minh Hà” (Nguyễn
Duy Quang, 2010) tại trƣờng Đại học Kinh tế Quốc Dân đã chỉ ra hƣớng giải quyết về
lĩnh vực marketing xuất khẩu gạo. Nhƣng từ năm 2011, theo cam kết khi gia nhập
WTO, Việt Nam sẽ mở cửa thị trƣờng xuất khẩu gạo, doanh nghiệp nƣớc ngoài không
phải liên doanh, liên kết đầu tƣ nhƣ trƣớc mà thoải mái đứng chung sân với doanh
nghiệp trong nƣớc thì chỉ tập trung về giải quyết vấn đề marketing là không khả quan,
doanh nghiệp Việt Nam cần có những hƣớng đi lâu dài hơn.
Ngoài việc tham khảo các bài viết, các ý kiến trong các hội thảo, diễn đàn luận
văn về vấn đề xuất khẩu gạo nêu trên, tác giả còn tham khảo một số sách báo và
Internet để từ đó có cơ sở lý luận cũng nhƣ cách thức giúp tác giả thực hiện khóa luận
này.
5


2.2.

Tổng quan về Công ty Lƣơng thực Sóc Trăng


2.2.1. Giới thiệu tổng quát
Công ty Lƣơng Thực Sóc Trăng là Công ty thành viên của Tổng Công ty Lƣơng
thực Miền Nam (VINAFOOD2) đƣợc thành lập theo quyết định số 60/QĐ- HĐQT
ngày 19/03/2009 của Hội Đồng Quản trị Tổng Công Ty Lƣơng Thực Miền Nam và
Công ty chính thức đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh kể từ ngày 01/04/2009, với
ngành nghề kinh doanh là kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu lƣơng
thực, các mặt hàng nông sản thực phẩm, phân bón, vật tƣ thiết bị phục vụ ngành nông
nghiệp.
Tên đơn vị: CÔNG TY LƢƠNG THỰC SÓC TRĂNG
Tên giao dịch: SOCTRANG FOOD COMPANY
Tên viết tắt: SOCTRAFOOD
Giám đốc: Lâm Định Quốc
Địa chỉ trụ sở: Số 76 Lê Duẩn, K1-P3, TP.Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Điện thoại: (079) 3.832 318 – 3.832 320 – 3.511 377
Fax: (079) 3832319
Email:
Website:
Mã số thuế: 0300613198-019
Vốn kinh doanh và tài sản đƣợc giao: 35.589.958.517 đồng (tại thời điểm
01/04/2009), trong đó:
- Tài sản dài hạn do Công ty Lƣơng thực Bạc Liêu bàn giao: 12.035.706.269 đồng.
- Tổng Công ty Lƣơng thực Miền Nam cấp vốn: 23.554.252.248 đồng.
Đến nay, tổng số vốn chủ sở hữu của Công ty ghi trên sổ sách kế toán là
73.988.207.145 đồng (tính đến hết ngày 31/12/2011).
Hiện nay, Công ty có:
Xí nghiệp Chế biến Lƣơng thực 3/2 Sóc Trăng
Địa chỉ: 542 Lý Thƣờng Kiệt, phƣờng 4, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.
Xí nghiệp Chế biến Lƣơng thực Long Phú
Địa chỉ: Xã Tân Thạnh, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng.

Xí nghiệp Chế biến Lƣơng thực Ngã Năm
6


Địa chỉ: Ấp 4, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.
Trạm kinh doanh phân bón Ngã Năm
Địa chỉ: Ấp 2, thị trấn Ngã Năm, huyện Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng.

Ngoài ra, Công ty còn có một tổ thu mua Lƣơng thực Thới Thạnh và một cửa
hàng Lƣơng thực thực phẩm (trong đó gồm một quầy hàng bán lẻ và hai cơ sở sản xuất
bánh mì).
Về thị trƣờng tiêu thụ: Công ty bán cung ứng cho các đơn vị xuất khẩu và
doanh nghiệp khác trong nƣớc. Bên cạnh đó Công ty còn xuất khẩu trực tiếp ra nƣớc
ngoài nhƣ : Philippines, Maylaysia, Singapore, Châu Phi, Cuba, Trung Đông .... .
2.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của Công ty
-

Kinh doanh, chế biến, tiêu thụ nội địa và xuất khẩu gạo

-

Chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả các nguồn

lực Tổng Công ty giao; thực hiện đúng các chế độ, quy định về quản lý kinh tế, tài
chính của Tổng Công ty và Nhà nƣớc.
-

Quản lý và phân công lao động hợp lý, hiệu quả, chăm lo đời sống vật chất và

tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị.

2.2.3. Bộ máy tổ chức quản lý

7


a. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý Công Ty Lƣơng Thực Sóc Trăng

GIÁM ĐỐC

Phó Giám đốc
Sản xuất
Kinh doanh

Phòng
Trạm Kinh doanh
Kế hoạch
phân bón
kinh doanh
Ngã Năm

Xí nghiệp
CBLT 3/2
Sóc Trăng

Phó Giám đốc
Tổ chức
TC- KT

Xí nghiệp

CBLT
Long Phú

Xí nghiệp
CBLT
Ngã Năm

Tổ thu mua
Lƣơng thực
Thới Thạnh

Cửa hàng
Lƣơng thực
thực phẩm

Phòng
Tài chính
kế toán

Phòng
Tổ chức
hành chính

Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.

8


b. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc Công ty:

- Giám đốc Công ty đƣợc Tổng Giám đốc Công ty Lƣơng thực Miền Nam bổ
nhiệm có thời hạn, miễn nhiệm, khen thƣởng, kỷ luật hoặc ký hợp đồng, chấm dứt hợp
đồng sau khi đƣợc Hội đồng Quản trị phê duyệt; khi hết thời hạn giữ chức vụ, giám
đốc có thể đƣợc Tổng Giám đốc Công ty xét bổ nhiệm lại hoặc ký tiếp hợp đồng.
- Giám đốc Công ty điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty theo kế hoạch
và chỉ đạo của Tổng Công ty, chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Công ty và pháp luật về
việc thực thi quyền hạn và chịu trách nhiệm trong quá trình hoạt động sản xuất kinh
doanh của Công ty trên cơ sở tuân thủ đầy đủ pháp luật, quy chế, quy định của Tổng
Công ty ban hành và quy chế quản lý nội bộ.
- Đƣợc ủy quyền cho các phó giám đốc Công ty, hoặc các chức danh khác trong
Công ty để thực hiện một số công việc do Giám đốc phân công. Ngƣời đƣợc ủy quyền
phải chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ công
việc đƣợc ủy quyền.
Phó giám đốc:
- Phó giám đốc là ngƣời giúp việc cho Giám đốc Công ty, đƣợc giám đốc công
ty phân công phụ trách từng lãnh vực cụ thể, chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật trong
phạm vi những công việc đƣợc giao.
- Trực tiếp chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc và cấp trên về phạm vi công việc
mà mình phụ trách.
- Thƣờng xuyên giữ mối liên hệ với Giám đốc, báo cáo tình hình giải quyết
công việc đƣợc phân công hoặc những vấn đề mới phát sinh ngoài quyền quyết định.
Kế toán trƣởng và phòng Tài chính - Kế toán
Kế toán trƣởng kiêm trƣởng phòng Tài chính - Kế toán có trách nhiệm và
quyền hạn nhƣ sau:
Về chuyên môn:
- Chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật, Ban giám đốc về tính trung thực, hợp lý của
báo cáo Tài chính, tổ chức bộ máy kế toán trong đơn vị, hƣớng dẫn thực hiện kịp thời
các chế độ tài chính và các chuẩn mực kế toán do Nhà nƣớc và các cơ quan có thẩm
quyền quy định.
9



- Hƣớng dẫn các phần hành thực hiện việc ghi chép phản ánh trung thực hợp lý
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào sổ sách kế toán.
- Tổ chức bảo quản, lƣu trữ các tài liệu chứng từ kế toán, giữ bí mật các số liệu
kế toán khi chƣa đƣợc công khai.
- Lập kế hoạch tài chính hàng năm.
Về công tác kiểm tra, kiểm soát
- Kiểm tra việc chấp hành chế độ quản lý tài sản, tiền vốn tại Công ty do Tổng
Công ty Lƣơng thực Miền Nam và Giám đốc Công ty qui định.
- Kiểm tra việc thực hiện chế độ thanh toán bằng tiền, vay luân chuyển và các
hợp đồng kinh tế.
- Kiểm ta việc tiến hành các đợt kiểm kê và đánh giá lại tài sản theo đúng chế
độ của Bộ Tài chính qui định.
- Kiểm tra báo cáo Tài chính định kỳ do kế toán tổng hợp lập.
Phòng Tổ chức– Hành chính
- Tham mƣu, giúp việc cho Ban giám đốc về quản lý lao động, công tác tổ chức
Cán bộ. Nghiên cứu, đề xuất thực hiện đúng chính sách Lao động- Tiền lƣơng, chế độ
BHXH và các chế độ khác cho ngƣời lao động.
- Làm nhiệm vụ văn thƣ- lƣu trữ, quản lý hồ sơ cán bộ, hồ sơ pháp lý của Công
ty, tiếp nhận công văn đi, công văn đến.
- Quản lý, bảo quản tài sản văn phòng Công ty.
- Phối hợp với Ban chấp hành Công đoàn, các phòng nghiệp vụ xây dựng các
tiêu chuẩn thi đua, xây dựng các quy chế nâng xếp lƣơng.
- Đề xuất Ban giám đốc khen thƣởng CB - CNV hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ,
có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, quản lý mang lại lợi ích cho đơn vị.
- Tham mƣu cho Ban giám đốc về công tác tuyển dụng lao động, công tác qui
hoạch và đào tạo cán bộ, ký kết và kiểm tra việc thực hiện hợp đồng lao động và phối
hợp với Ban chấp hành Công đoàn xây dựng thỏa ƣớc lao động tập thể.
- Giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội qui, qui chế cơ quan, tham mƣu đề xuất

sửa đổi sao cho phù hợp với tình hình hoạt động của Công ty ở từng giai đoạn.

10


Phòng Kế hoạch – Kinh doanh
- Tham mƣu cho Ban giám đốc hoạch định sản xuất kinh doanh ngắn hạn và dài
hạn của Công ty. Tổng hợp báo cáo thống kê định kỳ và không định kỳ về tình hình
sản xuất kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của Ban giám đốc và cấp trên.
- Thƣờng xuyên báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, giám sát việc triển khai
và thực thi kế hoạch kinh doanh trong trong đơn vị.
- Nắm bắt giá cả tình hình thị trƣờng, xử lý thông tin, khai thác và tiêu thụ hàng
hóa, chịu trách nhiệm thiết kế và lập dự trù xây dựng cơ bản, theo dõi kỹ thuật công
nghệ, định mức kinh tế kỹ thuật trong sản xuất chế biến gạo xuất khẩu tại các Xí
nghiệp, giám sát quá trình thi công xây dựng cơ bản phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
2.3.

Tổng quan ngành gạo trên thế giới và tại Việt Nam

2.3.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ trên thế giới
a. Sản xuất
Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) dự báo sản lƣợng lúa gạo toàn cầu niên
vụ 2011/12 đạt 465,4 triệu tấn, tăng 2,65 triệu tấn so với dự báo đƣa ra trƣớc đó và
tăng 3% so với sản lƣợng lúa gạo niên vụ 2010/11 do diện tích cho thu hoạch toàn
cầu tăng. Sản lƣợng đƣợc dự báo tăng tại các nƣớc nhƣ: Myanmar, Ấn Độ,
Malayxia, Ai cập, Trung Quốc, Pakistan, EU, Colombia, Nigeria,….
Trong khi đó, tại một số nƣớc của khu vực Nam Mỹ sản lƣợng lúa gạo lại
đƣợc dự báo giảm. Sản lƣợng lúa gạo niên vụ 2011/12 của Brazil giảm 136 nghìn
tấn, đạt 7,7 triệu tấn do diện tích và năng suất giảm. Tại Ecuador giảm 82 nghìn tấn,
đạt 624 nghìn tấn do thời tiết mƣa quá nhiều vào giai đoạn gieo trồng. Sản xuất lúa

gạo niên vụ 2011/12 của Philippines cũng đƣợc dự báo giảm 84 nghìn tấn, đạt 10,6
triệu tấn.

11


Hình 2.2. Biểu Đồ Sản Lƣợng Lúa Toàn Cầu 2001 - 2012

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
b. Tiêu thụ và dự trữ
Tiêu dùng toàn cầu niên vụ 2011/12 dự báo ở mức 462,9 triệu tấn, tăng 3,0
triệu tấn so với dự báo đƣa ra trong tháng trƣớc. Tiêu dùng dự báo tăng tại các nƣớc
nhƣ Myanmar, Ấn Độ, Nigeria, Bangladesh, Trung Quốc, Thái Lan và Việt Nam.
Bên cạnh đó, tiêu dùng đƣợc dự báo giảm tại Brazil; Ecuador; Philippines và Mỹ.
Dự trữ toàn cầu 2011/12 đƣợc dự báo đạt 100,3 triệu tấn, tăng 0,2 triệu tấn so
với dự báo đƣa ra trƣớc đó và cao hơn 3% so với 2010/11. Dự trữ dự báo tăng tại
Campuchia, Colombia, Malayxia, Trung Quốc, Ấn Độ và Thái Lan. Dự báo dự trữ
giảm tại các quốc gia Brazil, Indonesia, Philippines và Mỹ.

12


Hình 2.3. Biểu Đồ Khối Lƣợng Lúa Gạo Tiêu Dùng và Tỷ Lệ Dự Trữ/Tiêu Dùng
Thế Giới Qua Các Năm

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)
c. Thƣơng mại
Bộ Nông nghiệp Mỹ dự báo thƣơng mại toàn cầu năm 2012 đạt 32,7 triệu
tấn, giảm 0,1 triệu tấn so với dự báo đƣa ra trƣớc đó, giảm 7% so với năm 2011. Sự
sụt giảm trong thƣơng mại toàn cầu năm nay phần lớn là do nhu cầu nhập khẩu lúa

gạo của các nƣớc giảm, đặc biệt là 2 nƣớc Bangladesh và Indonesia. Điều này cũng
ảnh hƣởng rất lớn đến xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm 2012.
Khối lƣợng gạo xuất khẩu của các nƣớc xuất khẩu gạo chính trong năm 2012
dự báo sẽ giảm. Xuất khẩu gạo của Thái Lan đƣợc dự báo giảm 4,0 triệu tấn so với
năm 2011, đạt 6,5 triệu tấn; xuất khẩu gạo của Brazil giảm 100 nghìn tấn, đạt 625
nghìn tấn (ít hơn 50% so với mức 1,3 triệu tấn năm 2011). Sự điều chỉnh giảm là
do nguồn cung bị hạn chế. Xuất khẩu cũng đƣợc dự báo giảm tại Argentina;
Paraguay và Mỹ. Ngƣợc lại Úc, Ai Cập, Ấn Độ và Pakistan dự báo tăng xuất khẩu
trong năm 2012.

13


Hình 2.4. Biểu Đồ Khối Lƣợng Gạo Xuất Khẩu của Các Nƣớc Năm 2010 – 2012

Nguồn: Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA)

Hình 2.5. Biểu Đồ Giá Gạo Xuất Khẩu trên Thị Trƣờng Thế Giới

Nguồn: Tổ chức Nông Lƣơng Liên Hợp Quốc (FAO)
2.3.2. Tình hình xuất khẩu gạo tại Việt Nam
Nếu nhƣ mùa vụ 2009/2010 xuất khẩu gạo Việt Nam đạt mức kỷ lục 6,73 triệu
tấn thì đến mùa vụ 2011/2012 đã vƣợt mức kỷ lục này và đạt 7.1 triệu tấn. Với sản
lƣợng này, Việt Nam tiếp tục giữ vị trí thứ hai trên thế giới về xuất khẩu gạo, sau Thái
14


Lan. Theo tổ chức USDA, dự báo mùa vụ 2011/2012, Việt Nam vẫn duy trì mức xuất
khẩu gạo khoảng 7 triệu tấn. Theo báo cáo của Hiệp hội Lƣơng thực Việt Nam, với 7,1
triệu tấn gạo đã nâng tổng kim ngạch xuất khẩu gạo của Việt Nam lên hơn 3,5 tỷ USD,

tăng 20% so với cùng kỳ mùa vụ 2009/2010. Giá trung bình xuất khẩu gạo mùa vụ
2010/2011 vào khoảng 493 USD/tấn so với mức giá 479 USD/tấn trong mùa vụ
2009/2010 và mức giá 406 USD/tấn trong mùa vụ 2008/2009.
Hình 2.6. Biểu Đồ Xuất Khẩu Gạo của Việt Nam từ Mùa Vụ 2005 đến Mùa Vụ
2011
(Đơn Vị: Nghìn Tấn)

Nguồn: Nguồn thông tin thƣơng mại, tính toán của USDA.
Trong khi đó, bối cảnh thị trƣờng ngày càng cạnh tranh, nhu cầu tại các thị
trƣờng truyền thống lại giảm, cụ thể là tại Philippines, Indonesia, Malaysia và
Bangladesh.
Trong hai mùa vụ 2007 và 2008, Indonesia chỉ nhập khẩu một lƣợng gạo nhỏ từ Việt
Nam, thì đến mùa vụ 2009/2010, nƣớc này đã tăng lƣợng nhập khẩu gạo lên 1,5 triệu
tấn do lƣợng gạo dự trữ trong nƣớc bị ảnh hƣởng bởi thiên tai và tình trạng mất mùa.
Điều này đã đƣa Indonesia thành quốc gia nhập khẩu nhiều gạo nhất của nƣớc ta trong
mùa vụ 2010/2011. Tiếp theo là Philippines với 829 nghìn tấn, giảm so với mức 1,57
triệu tấn trong mùa vụ 2009/2010.

15


×