BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ BÍCH NGÂN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA DIÊM HỘ SẢN XUẤT
MUỐI TẠI PHƯỜNG NINH DIÊM,THỊ XÃ
NINH HÒA,TỈNH KHÁNH HÒA
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ DÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
ĐẶNG THỊ BÍCH NGÂN
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH
HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA DIÊM HỘ SẢN XUẤT
MUỐI TẠI PHƯỜNG NINH DIÊM, THỊ XÃ
NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA
Ngành: Kinh Tế Nông Lâm
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Người hướng dẫn: TS. Thái Anh Hòa
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH HIỆU
QUẢ KINH TẾ VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN THU NHẬP CỦA HỘ SẢN
XUẤT MUỐI TẠI PHƯỜNG NINH DIÊM, NINH HÒA, TỈNH KHÁNH HÒA” do
ĐẶNG THỊ BÍCH NGÂN, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày ___________________.
TS. THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn
________________________
Ngày
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm 2012
tháng
năm 2012
Thư ký hội đồng chấm báo cáo
Ngày
tháng
năm 2012
LỜI CẢM TẠ
Để có được thành quả và sự trưởng thành như ngày hôm nay, tôi đã trải qua một
khoảng thời gian dài học tập ở trường. Ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi bên cạnh đó
tôi đã nhận được sự yêu thương, quan tâm và giúp đỡ của rất nhiều người. Nay tôi xin
gửi lời cảm ơn chân thành đến những người mà tôi luôn ghi nhớ.
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ba Mẹ, người đã có công sinh
thành, nuôi nấng , dạy dỗ và tạo điều kiện tốt nhất cho con được ngồi trên ghế nhà
trường trong suốt những năm qua để có được kết quả như ngày hôm nay.
Để có thể hoàn thành tốt luận văn hiện nay, em xin chân thành cảm ơn quý
Thầy, Cô khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã
giảng dạy, truyền đạt cho em những kiến thức chuyên môn trong quá trình học tập.
Đặc biệt xin cảm ơn thầy Thái Anh Hòa, giảng viên khoa Kinh Tế Trường Đại
Học Nông Lâm Hồ Chí Minh đã tận tình hướng dẫn em thực hiện đề tài này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn và lòng kính trọng của tôi đến chú Thon – phó chủ tịch
UBND phường Ninh Diêm, chú Trương Công Hiến Chủ nhiệm HTX 1/5 Ninh Diêm
cùng với các anh chị ở các phòng ban tại phường Ninh Diêm đã giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu, cung cấp cho tôi những thông tin bổ ích.
Tôi xin gửi lời tri ân đến tất cả người dân trên địa bàn Phường Ninh Diêm đã
quan tâm giúp đỡ, chia sẻ với tôi trong thời gian phỏng vấn, giúp tôi biết thêm nhiều
điều mới lạ và những kinh nghiệm đáng quý trong cuộc sống.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến tất cả các bạn bè, thân hữu đã
luôn cổ vũ, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Và một lần nữa tôi xin kính chúc quý thầy cô và các bạn trường Đại Học Nông
Lâm lời chúc sức khỏe và thành công!.
Người thực hiện
Đặng Thị Bích Ngân
NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ BÍCH NGÂN. Tháng 12 năm 2012. “ Phân Tích Hiệu Qủa Kinh
Tế Và Các Yếu Tố ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Diêm Hộ Sản Xuất Muối Tại
Phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa”.
ĐẶNG THỊ BÍCH NGÂN. DECEMBER 2012. “Analysis of Economic
Efficiency and The Determinants of The Income of Salt Production Households
in Ninh Diêm Ward, Ninh Hòa Town, Khánh Hòa Province”.
Khóa luận tìm hiểu về hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
của diêm hộ sản xuất muối trên cơ sở phân tích số liệu điều tra 60 hộ sản xuất tại
phường Ninh Diêm qua 2 năm, 2010 và 2011. Trong đó, điều tra cùng 60 hộ vụ năm
2010 (vụ nắng), và 2011 ( vụ mưa) nhằm nói lên sự khác nhau về tình hình sản xuất và
sự ảnh hưởng thời tiết đến năng suất muối. Mô hình kinh tế lượng dưới dạng hàm
tuyến tính và phi tuyến tính được sử dụng trong đề tài này. Hàm năng suất là hàm phi
tuyến tính để ước lượng năng suất muối chịu sự ảnh hưởng của thời tiết như thế nào và
hàm thu nhập là hàm tuyến tính để phân tích sự tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến
thu nhập của diêm hộ sản xuất muối. Qua so sánh hiệu quả giữa hai vụ sản xuất của
hai năm với nhau nhận định được vụ 2010 ( vụ nắng) mang lại hiệu quả kinh tế cao
hơn, sản xuất muối đem lại hiệu quả kinh tế chưa cao lắm cho diêm dân vì còn phụ
thuộc nhiều vào thời tiết. Từ đó, đưa ra đề xuất đối với chính quyền địa phương nâng
cao công tác khuyến nông, tạo điều kiện cho diêm hộ có nhu cầu vay vốn khi họ có
nguyện vọng. Đồng thời các nhà kỹ thuật cũng đưa ra phương thức sản xuất hạn chế
nhược điểm phương thức truyền thống hiện tại. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất
các hộ còn gặp một số trở ngại, khó khăn và đề tài đã có giải pháp cũng như đề xuất
khắc phục.
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................ ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ............................................................................................. xi
DANH MỤC PHỤ LỤC .............................................................................................. xii
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU ....................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...............................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...............................................................................................2
1.2.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu ..............................................................................3
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu ......................................................3
1.3.1. Phạm vi không gian ........................................................................................3
1.3.2. Phạm vi thời gian ...........................................................................................3
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu.....................................................................................3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ............................................................................................5
2.1. Tổng quan về phường Ninh Diêm ........................................................................5
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..........................................................................................5
2.1.2. Điều kiện kinh tế ............................................................................................7
2.1.3. Đặc điểm xã hội ..........................................................................................12
2.1.4. Đánh giá chung ............................................................................................14
2.2. Tổng quan về muối .............................................................................................16
2.2.1. Nguồn gốc, xuất xứ ......................................................................................16
2.2.2 .Tính thích nghi của muối và các phương thức sản xuất muối. ....................16
2.2.3. Lịch thời vụ sản xuất muối...........................................................................16
2.2.4. Khái quát tình hình sản xuất muối tại Thị Xã Ninh Hòa .............................17
2.2.5. Những khó khăn thường gặp phải trong sản xuất muối ...............................19
2.3. Khái quát tình hình sản xuất muối trên địa bàn phường Ninh Diêm ..................20
2.3.1. Tình hình phân bố muối tại phường Ninh Diêm ..........................................20
v
2.3.2. Thị trường tiêu thụ muối và giá cả ...............................................................21
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................22
3.1. Khái niệm về kinh tế hộ ......................................................................................22
3.1.1. Khái niệm về kinh tế hộ và vai trò của kinh tế hộ .......................................22
3.1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả-hiệu quả kinh tế .............................22
3.1.3. Khái niệm và các chỉ tiêu đánh giá kết quả sản xuất ...................................23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................24
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................24
3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu............................................................................25
3.2.3. Phân tích hồi quy ..........................................................................................25
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .......................................29
4.1. Thực trạng sản xuất muối của các hộ điều tra ....................................................29
4.1.1. Đặc điểm tự nhiên ảnh hưởng đến thu nhập và năng suất muối của các
diêm hộ điều tra ......................................................................................................29
4.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội của diêm hộ sản xuất muối .................................31
4.1.3. Thực trạng tiêu thụ muối của diêm hộ .........................................................37
4.1.4. Tình hình hợp tác của diêm hộ .....................................................................41
4.2. Phân tích kết quả và hiệu quả sản xuất muối ......................................................41
4.2.1. Kết quả và hiệu quả sản xuất muối trên 1000m2 muối năm 2010 ...............41
4.2.3. Kết quả và hiệu quả sản xuất muối trên 1000m2 muối năm 2011 ...............45
4.3. So Sánh Kết Qủa Và Hiệu Qủa Trên 1000m2 Muối Giữa Vụ 2010 Và Vụ 2011
....................................................................................................................................51
4.4. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất muối của diêm hộ sản xuất qua 2
năm .............................................................................................................................53
4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của các diêm hộ sản xuất muối ..54
4.6. Phân tích độ nhạy khi giá cả biến động ..............................................................57
4.7. Những thuận lợi và khó khăn trong việc sản xuất muối .....................................60
4.8. Giải pháp nhằm phát triển nghề muối của diêm hộ ............................................62
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................67
5.1. Kết luận ...............................................................................................................67
5.2. Kiến nghị.............................................................................................................68
vi
5.2.1. Đối với diêm hộ sản xuất .............................................................................68
5.2.1. Đối với chính quyền địa phương..................................................................68
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70
PHỤ LỤC
vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNTT
Công nghệ thông tin
CN, TTCN
Công nghiệp, Tiểu thủ công nghiệp
GTNT
Giao thông nông thôn
HTX
Hợp Tác Xã
NN &PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
TDP
Tổ dân phố
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TM-DV
Thương Mại – Dịch Vụ
UBND
ỦY ban nhân dân
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Hiện Trạng Sử Dụng Đất Của Phường Ninh Diêm ........................................9
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Phường ...............................................11
Bảng 2.3. Dân Số Phường Ninh Diêm Năm 2011.........................................................12
Bảng 2.4. Dân Số Và Lao Động , 2011 .........................................................................13
Bảng 2.5. Tính Nồng Độ Nước Chạt Và Lượng Nước Tiêu Hao .................................20
Bảng 2.6. Phân Bố Diện Tích Muối Trên Địa Bàn Phường, 2011 ................................21
Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Của Hàm Năng Suất ..............................................................27
Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Của Hàm Thu Nhập ...............................................................28
Bảng 4.1. Thực Trạng Sản Xuất Muối Của Các Diêm Hộ Điều Tra ............................29
Bảng 4.2. Thực Trạng Thời Tiết Qua Hai Năm ( 2011 và 2010) ..................................30
Bảng 4.3. Đặc Điểm Của Chủ Hộ Muối Được Khảo Sát ..............................................31
Bảng 4.4. Kinh Nghiệm Sản Xuất Muối Của Các Hộ Điều Tra Năm 2011 .................33
Bảng 4.5. Tình Hình Tham Gia Khuyến Nông Của Diêm Hộ Điều Tra .......................33
Bảng 4.6. Tình Hình Nhân Khẩu Của Các Diêm Hộ Điều Tra .....................................34
Bảng 4.7. Độ Tuổi Của Người Trực Tiếp Sản Xuất Muối ...........................................35
Bảng 4.8: Tình Hình Sử Dụng Đất Của Diêm Hộ .........................................................35
Bảng 4.9. Tình Hình Vay Vốn Của Diêm Hộ Sản Xuất Muối .....................................36
Bảng 4.10. Thu Nhập Bình Quân Của Các Diêm Hộ Sản Xuất Muối ..........................37
Bảng 4.11. Kênh Tiêu Thụ Muối Của Diêm Hộ, 2011 .................................................38
Bảng 4.12. Gía Bán Muối Theo Vụ ...............................................................................39
Bảng 4.13. Số Lần Tiêu Thụ Muối Của Diêm Hộ Trong Một Vụ ...............................40
Bảng 4.14. Tổng Hợp CPVC trên 1000m2 muối năm 2010 ..........................................42
Bảng 4.15. Tổng Hợp CPBĐ Trên 1000m2 Muối Năm 2010 .......................................42
Bảng 4.16. Tổng Hợp Chi Phí Lao Động Trên 1000m2 Muối năm 2010 ......................43
Bảng 4.17. Kết Qủa Và Hiệu Qủa Trên 1000m2 Muối Năm 2010................................44
Bảng 4.18. Tổng Hợp CPVC trên 1000m2 muối năm 2011 ..........................................45
Bảng 4.19. Tổng Hợp CPBĐ Trên 1000m2 Muối Năm 2011 .......................................46
Bảng 4.20. Tổng Hợp Chi Phí Lao Động Trên 1000m2 Muối năm 2011 ......................47
Bảng 4.21. Kết Qủa Và Hiệu Qủa Trên 1000m2 Muối Năm 2011................................48
ix
Bảng 4.22. So Sánh CPVC Trên 1000m2 giữa Vụ 2010 Và Vụ 2011 ..........................49
Bảng 4.23. So Sánh Chi Phi Biến Đổi Trên 1000m2 Muối giữa Vụ 2010 Và Vụ 201149
Bảng 4.24. So Sánh Chi Phí Lao Động Trên 1000m2 Muối giữa Vụ 2010 Và 2011 ....50
Bảng 4.25. So Sánh Kết Qủa Và Hiệu Qủa Trên 1000m2 Muối Giữa Vụ 2010 Và Vụ
2011 ...............................................................................................................................51
Bảng 4.26. Mô Hình Hồi Quy Gốc Của Hàm Năng suất ..............................................53
Bảng 4.27. Kết Qủa ước Lượng Mô Hình Hồi Quy Tuyến Tính ..................................55
Bảng 4.28. Ảnh Hưởng Của Gía Bán Lên Kết Qủa Và Hiệu Qủa Muối Vụ Nắng
(2010).............................................................................................................................58
Bảng 4.29. Ảnh Hưởng Của Giá Bán Lên Kết Quả Và Hiệu Quả Muối Vụ Mưa (2011)
.......................................................................................................................................59
Bảng 4.30. Kết Quả Thử Ngiệm ....................................................................................64
Bảng 4.31. Chỉ Tiêu So Sánh Chủ Yếu Của Mô Hình ..................................................64
x
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ Cấu Sử Dụng Quỹ Đất Của Phường Ninh Diêm Năm 2011 .....................9
Hình 2.2. Cơ Cấu Gía Trị Đóng Góp Của Các Ngành Trong Cơ Cấu nền kinh tế. ......14
Hình 2.3. Sơ đồ sản xuất muối ......................................................................................17
Hình 4.1. Phân Phối Trình Độ Học Vấn Của Các Diêm Hộ Sản Xuất Muối................32
Hình 4.2. Kênh Tiêu Thụ Muối Của Diêm Hộ Năm 2011 ............................................38
Hình 4.3. Sự Biến Động Gía Muối Các Tháng Trong Năm ..........................................40
Hình 4.4. Ý Kiến Sản Xuất Muối Của Các Diêm Hộ Sản Xuất. ...................................62
xi
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn Diêm Hộ ............................................................74
Phục lục 2: Thông tin về hộ điều tra..............................................................................80
Phụ lục 3. Kiểm Tra Sự Vi Phạm Giả Thiết của Mô Hình Hồi Quy Hàm Năng Suất ..82
Phụ lục 4. Kết Quả Hồi Quy Của Hàm Thu Nhập ........................................................88
xii
CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Muối ăn hay gọi ngắn gọn là muối, không chỉ là một loại khoáng chất mà còn là
gia vị thiết yếu trong các bữa ăn của con người. Muối xuất hiện ở Việt Nam từ thế kỉ
VIII cho đến ngày nay, ngành muối đã từ chỗ nhập khẩu đến tự sản xuất để thỏa mãn
nhu cầu muối trong nước, giải quyết được muối iôt cho miền núi và toàn dân; từng
bước cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất; công nghiệp sản xuất giấy, sản
xuất xà phòng….. Năm 2004 là năm đầu tiên Việt Nam xuất khẩu muối sang thị
trường : Nhật Bản, Lào, Singapore…
Việt Nam với nhiều điều kiện thuận lợi có đường bờ biển trải dài 3.200km, thời
tiết mỗi năm phân thành 2 mùa mưa nắng rõ rệt. Sản xuất muối Việt Nam với hơn 200
HTX sản xuất muối và các công ty nằm rải rác khắp 3 miền trong cả nước, trong đó
ngành muối tập trung các tỉnh Đông Nam Bộ và Duyên Hải Nam Trung Bộ.
Khánh Hòa là 1 trong những tỉnh có tiềm năng sản xuất muối, đem lại nguồn
kinh tế cho người dân đặc biệt là thị xã Ninh Hòa với gần 800ha diện tích sản xuất
muối thuộc phường Ninh Diêm và 3 xã: Ninh Thủy, Ninh Hải, Ninh Thọ. Trong đó
đặc biệt là Ninh Diêm với 50% dân số có nguồn thu nhập chính là nhờ vào hoạt động
sản xuất muối. Hiện tại tổng diện tích đất sản xuất muối tại phường 466,26ha chiếm
19,19% diện tích đất tự nhiên, chiếm 42,67% diện tích đất nông nghiệp.
Ta có thể thấy tiềm năng quỹ đất để phát triển muối ở phường khá dồi dào nhưng
chưa được khai thác đúng tầm, tình hình sản xuất muối ở Ninh Diêm còn mang tính tự
phát. Phần lớn các diêm hộ sản xuất muối tự đúc kết kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau.
Đồng thời, việc sản xuất muối hiện nay còn gặp khó khăn về kỹ thuật chưa được nâng
cao, công tác bảo quản chưa được đầu tư tốt, …điều này làm ảnh hưởng đến chất
lượng hạt muối. Đặc biệt người dân đồng muối Hòn Khói sản xuất chủ yếu theo
phương thức thủ công, do đó chất lượng hạt muối không được đảm bảo về hàm lượng
tinh sạch - muối đen nhiều hơn muối trắng, cùng với sự khắc nghiệt của thời tiết, giá
cả bấp bênh nên làm cho thu nhập của diêm hộ sản xuất muối gặp không ít khó khăn.
Do đó, để khai thác tiềm năng sẵn có góp phần cải thiện thu nhập cho diêm hộ và
khôi phục lại ruộng muối theo hướng phát triển bền vững cũng như đưa ra giải pháp
khắc phục yếu điểm trên, xác định để tìm ra phương thức sản xuất mới mang lại hiệu
quả kinh tế cao hơn để diêm dân yên tâm sản xuất đang là mối quan tâm của diêm dân
tại Ninh Diêm nói riêng và của Ninh Hòa nói chung.
Vậy để tìm hiểu xem tình hình sản xuất muối hiện nay như thế nào, liệu rằng sản
xuất muối có đem lại hiệu quả kinh tế cho diêm dân theo chiều dài thời gian không?,
những khó khăn mà diêm dân gặp phải là gì; và từ đó đưa ra những định hướng phát
triển muối tại địa bàn . Đó là những lý do để đề tài : “ Phân Tích Hiệu Qủa Kinh Tế
Và Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Thu Nhập Của Các Diêm Hộ Sản Xuất Muối
Tại Phường Ninh Diêm, Thị Xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của diêm hộ
sản xuất muối tại phường Ninh Diêm, thị xã Ninh Hòa tỉnh Khánh Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu thực trạng sản xuất muối của các diêm hộ điều tra trong năm vừa qua.
Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất muối qua hai năm 2010 và 2011.
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và năng suất của diêm hộ sản xuất
muối.
Xác định những thuận lợi và khó khăn. Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho nghề
muối tại địa bàn nghiên cứu.
2
1.2.3. Ý nghĩa đề tài nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài có thể giúp diêm dân sử dụng tốt hơn nguồn lực
sẵn có, ứng dụng vào quá trình sản xuất một cách hợp lí để từng bước cải thiện đời
sống diêm hộ làm muối.
1.3. Phạm vi nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu trên địa bàn phường Ninh Diêm, thuộc thị xã
Ninh Hòa.
Số liệu sơ cấp sẽ lấy từ điều tra 60 hộ nông dân sản xuất muối tại phường Ninh
Diêm. Trong đó, điều tra 11 hộ ở tổ dân phố Thạnh Danh, 13 hộ ở thôn Phú Thọ 1, 16
hộ ở thôn Phú Thọ 2 và 20 hộ ở thôn Phú Thọ 3.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài sẽ tiến hành nghiên cứu từ tháng 8/2012 đến tháng 12/2012
Số liệu sơ cấp sẽ nghiên cứu trong năm 2010 (vụ nắng ) và năm 2011 (vụ mưa).
Số liệu thứ cấp thu thập thông tin trong các năm qua
1.3.3. Đối tượng nghiên cứu
Các diêm hộ làm muối trên địa bàn của các phường Ninh Diêm thuộc thị xã
Ninh Hòa.
Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Chương này đề cập đến đặt vấn đề, lý do chọn đề tài, mục tiêu, ý nghĩa nghiên
cứu, phạm vi và cấu trúc thực hiện đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Tổng quan về tài liệu nghiên cứu.
Tình hình sản xuất và tiêu thụ muối ở Việt Nam và vị trí của nghề muối tại địa
bàn nghiên cứu
Mô tả những đặc điểm của địa bàn nghiên cứu như điều kiện tự nhiên kinh tế
xã hội: vị trí địa lý, khí hậu, thủy văn, văn hóa, giáo dục…
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
3
Cơ sở lý luận
Trình bày một số khái niệm cơ bản liên quan khóa luận như: khái niệm và vai
trò của kinh tế hộ, khuyến nông.
Giới thiệu một số khái niệm chung về chỉ tiêu kinh tế, chỉ tiêu hiệu quả kĩ
thuật, chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý số liệu
Phương pháp nghiên cứu chuyên môn: sử dụng phần mềm kinh tế lượng và
thống kê mô tả.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Tìm hiểu thực trạng sản xuất muối của các diêm hộ điều tra trong năm vừa qua.
Phân tích hiệu quả kinh tế của việc sản xuất muối
Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và năng suất của diêm hộ sản xuất
muối.
Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất của diêm hộ.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp cho nghề muối tại địa bàn nghiên cứu.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Từ những nghiên cứu của các chương trước, tôi sẽ rút ra nhận xét , đánh giá về
tình hình sản xuất muối tại địa bàn nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị nhằm đưa
nghề muối phát triển một cách lâu dài và bền vững.
4
C
CHƯƠN
NG 2
TỔNG QUAN
Q
2.1. Tổng quan về phườ
ờng Ninh Diêm
D
2.1.11. Điều kiệện tự nhiên
n
a) Vị
V trí địa lýý
N
Nguồn:
hooininhhoad
ducmy.org
Phườngg Ninh Diêm
m nằm về phía Bắc trên
t
Tỉnh lộ
l 1 của thhị xã Ninh Hòa, ranh
giới được xác định
đ
theo chỉ
c thị 364//CT ngày 01
0 tháng 077 năm 19944, có vị trí như sau:
Phía Bắắc giáp xã Ninh
N
Hải
Phía Naam giáp xã Ninh Phú và đỉnh Hò
òn Hèo.
Phía Đông giáp xã Ninh Thủy lấy sông cầu Treo làm ranh giới và biển Đông có
chiều dài trên 10km
Phía Tây giáp xã Ninh Thọ có Hòn Một và Hòn Lúp.
Diện tích tự nhiên và địa hình
Ninh Diêm là phường giáp biển của thị xã Ninh Hòa, địa hình phường là vùng
đất hẹp chạy dọc theo ven biển, phía Nam có núi bao bọc, địa hình thấp dần từ Nam ra
Bắc.
Phường có diện tích tự nhiên là 2.429,18 ha chiếm 2,03% diện tích tự nhiên của
toàn thị xã, trong đó diện tích nông nghiệp là 1.092,67 ha, chiếm 44,98% diện tích tự
nhiên của phường. Đặc biệt diện tích đất làm muối là 466,2553 ha chiếm 42,67% diện
tích đất nông nghiệp.
Khí hậu
Ninh Diêm nằm trong tiểu vùng khí hậu II3, đây là vùng đồng bằng ven biển,
mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương
nên tương đối ôn hòa. Vào mỗi năm chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 đó là mùa mà diêm dân ở đây bắt tay
vào sản xuất muối, tháng 9 đến tháng 12 vào mùa này các đồng ruộng bỏ không , chỉ
có một số hộ nuôi tôm để kiếm thu nhập, đa số các hộ còn lại phải đi làm thuê, làm
mướn ở địa phương khác để trang trải cho mùa mưa.
Nhiệt độ.
Nhiệt độ trung bình 26,60C
Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 5,6,7 và 8
Nhiệt độ cao tuyệt đối năm: 39,50C
Nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 12, tháng 1 và 2 năm sau (khoảng 14,60C)
Tổng nhiệt độ năm khoảng 7.500 – 8.0000C và ít biến đổi
Lượng mưa
Lượng mưa trung bình khoảng 1.271 mm/năm chiếm 15 – 20%. Mùa mưa bắt
đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả
năm. Khoảng 20% số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 8 và kết thúc sớm vào tháng 11.
Hướng gió
6
Chủ yếu là hướng Bắc, Đông Bắc, Đông Nam với tốc độ khoảng 3,6m/s, ít có
gió Tây Nam khô nóng.
Ninh Diêm ít có bão, bão thường không lớn nhưng kèm theo mưa lớn gây ngập
úng, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.
Độ ẩm không khí
Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 80%. Tháng có độ ẩm cao nhất là
tháng 9,10,11và độ ẩm thấp nhất trong năm là 36%.
Lượng bốc hơi trung bình là 1.424 mm/năm.
Nắng : Số giờ nắng trung bình khoảng 2.200 h/năm. Đây là điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển nghề muối.
2.1.2. Điều kiện kinh tế
a) Cơ sở hạ tầng
Hệ thống giao thống
Trên địa bàn phường hệ thống giao thông chính tương đối hoàn chỉnh trục
đường giao thông liên xã chiều dài khoảng 5,27km đã đổ bê tông nhựa, tuyến đường
đi thôn Phú Thọ 3 dài khoảng 1,2km trong đó 452m đã đổ bê tông nhựa còn lại đường
đất, tuyến đường liên xã dài khoảng 3,3km Ninh Diêm đi Ninh Thọ, Ninh Thủy đã đổ
bê tông nhựa, các tuyến đường giao thông liên thôn xóm cũng dần được bê tông hóa.
Công tác y tế
Trạm y tế với diện tích 1.044m2 được xây dựng mới, nằm cách UBND phường
khoảng 100m về phía Tây.
Hiện tại phường đang đầu tư xây dựng Bệnh viện đa khoa khu vực Ninh Diêm
với diện tích 31.1076m2 ngay tại trung tâm phường từ năm 2010, đến nay đang được
mở rộng và hoàn thiện.
Dân số, giáo dục
Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được quan tâm triển khai khá tốt, tỷ lệ
sinh giảm hàng năm từ 0,2 đến 0,4%. Chất lượng giáo dục - đào tạo chuyển biến đáng
kể, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn hóa trên 95%. Hàng năm tỷ lệ học sinh phổ thông thi đỗ tốt
nghiệp các cấp luôn đạt trên 95%, thi đỗ vào các trường đại học cao đẳng đạt khoảng
60%.
7
Công tác phổ cập giáo dục : Hiện nay địa bàn phường không còn người mù chữ,
phổ cập giáo dục tiểu học đạt mức độ 2, phổ cập THCS đạt chuẩn 89,5%, phổ cập
THPT đạt 55,6%.
Xây dựng các công trình công cộng
Hệ thống các công trình công cộng như: UBND phường, trạm y tế, chùa,…
được xây dựng hoàn chỉnh và đã đáp ứng được nhu cầu của nhân dân trên địa bàn.
Trên địa bàn phường hiện đã xây dựng 3 chùa , 1 UBND phường, 1 đài tưởng
niệm, và 3 trụ sở thôn.
Hệ thống điện – thông tin liên lạc
Mạng lưới điện đã được phủ khắp các thôn, tất cả các hộ trên địa bàn thôn đều
có thể sử dụng điện lưới quốc gia thắp sáng và phục vụ các nhu cầu khác. Thông tin
liên lạc giữa người dân và chính quyền địa phương qua hệ thống loa truyền thanh
khắp thôn. Ngoài ra phục vụ nhu cầu thông tin liên lạc cho người dân còn có mạng
lưới điện cố định và hệ thống internet. Hiện nay điện thoại cố định đã chiếm gần 90%
trên địa bàn phường Ninh Diêm, toàn phường có 5 điểm kinh doanh internet, thuận
tiện cho hộ sản xuất có điều kiện tiếp cận CNTT tìm hiểu nhiều hơn về kỹ thuật sản
xuất.
b) Đất đai
Ninh Diêm có 4 loại đất chính:
Đất xám trên đá Mac ma: 425ha chiếm 26,07%
Đất phù sa nhiễm mặn, phèn là: 230ha chiếm 14,11%
Đất xám là: 600 ha chiếm 36,80%
Và đất mặn là: 375ha, chiếm 23,02%
8
Bảng 2.1. Hiện
n Trạng Sử Dụng Đất Của Ph
hường Nin
nh Diêm
Đvt: ha
STT
T
Diện
Mục đích sử dụ
ụng
tích
Cơ
ơ
Cấấu
(%
%)
(ha)
Tổn
ng diện tích tự nhiên
24299,18
100,00
1
Đấtt nông nghiệệp
10922,67
44,98
1.1
Đất sản xuất nônng nghiệp
4100,06
16,88
1.2
Đất lâm nghiệp
1600,10
6,59
1.3
Đất nuôi trồng thhủy sản
566,25
2,32
1.4
Đất làm muối
4666,26
19,19
2
Đấtt phi nông nghiệp
3177,27
13,06
2.1
Đất ở
399,75
1,64
2.2
Đất chuyên dùngg
1844,10
7,58
2.3
Đất tông giáo, tíín ngưỡng
00,94
0,04
2.4
Đất nghĩa trang,, nghĩa địa
300,61
1,26
2.5
c
dùng
Đất sông suối vàà mặt nước chuyên
61,88
2,55
3
Đấtt chưa sử dụ
ụng
10199,24
41,96
3.1
Đất bằng chưa sử
s dụng
83,73
3,45
3.2
Đất đồi núi chưaa sử dụng
9355,51
38,51
Nguồnn: Phòng th
hống kê UB
BND phườnng Ninh Diêm,
D
2011
Hình
h 2.1. Cơ Cấu
C Sử Dụ
ụng Quỹ Đất
Đ Của Phường Nin
nh Diêm N
Năm 2011
41.960%
44.980%
13.060%
%
Đất nông nghiệp
Đ
Đ phi nônng nghiệp
Đất
Đ chưa sử
Đất
ử dụng
Nguồnn: Phòng th
hống kê UB
BND phườnng Ninh Diêm,
D
2011
Tổng diiện tích đấtt tư nhiên của
c Phường
g Ninh Diêêm là 2.4299,18 ha.
Trong đó
đ gồm: Đấất nông ngghiệp là 1.0
092,67 ha chiếm 44,998% diện tích
t
đất tự
l 410,06 ha ( đất ttrồng cây hàng
h
năm
nhiênn (diện tícch đất sảnn xuất nông nghiệp là
231,23 ha, đấtt trồng câyy lâu năm 178,83 ha)), đất lâm nghiệp là 160,10 haa, đất nuối
9
trồng thủy sản 56,25 ha, còn lại là đất làm muối 466,26 ha chiếm 19,19% diện tích đất
nông nghiệp); đất phi nông nghiệp 317,27 ha chiếm 13,06% tổng diện tích đất tự
nhiên và còn lại là 1.019,24 ha chiếm 41,96% diện tích đất tự nhiên.
c) Tài nguyên nước
Tài nguyên nước nơi đây rất dồi dào, đặc biệt là nhiều con suối bắt nguồn từ
Hòn Hèo: suối Tre với lưu lượng bình quân 16m3/s, suối cóc 2,7m3/s,suối Trác
1,5m3/s. Suối ở đây ngắn, dốc nên thường thoát nước nhanh.
d) Tình hình sản xuất nông nghiệp
Sản xuất muối
Trong năm 2011, HTX Muối 1/5 và các hộ cá thể sản xuất được 3000/8000 tấn
muối đạt 37,5% giảm 40% so với cùng kỳ năm 2010.
Và theo thống kê 6 tháng đầu năm 2012 thì HTX Muối 1/5 và các hộ cá thể sản
xuất được 2.200 tấn đạt 27,5% tăng 10% so với cùng kỳ năm 2011, giá muối bình
quân 900.000/tấn tăng 500.000đ/tấn so với cùng kỳ năm 2011.
Trồng trọt:
Ninh Diêm là vùng đất nằm trong vùng nước mặn và nước lợ là chủ yếu do đó
việc các cây trồng thích nghi với nguồn nước như thế này rất hiếm, nước ngọt chiếm
một tỷ lệ rất nhỏ trong sản xuất nông nghiệp thường được phân bố về phía tây giáp
với Ninh Thọ, cây trồng chủ yếu ở đây là cây lúa nước với diện tích đưa vào sản xuất
là 85 ha, năng suất trung bình đạt 20 tạ/ha.
Chiếm tỷ lệ tương đối nhỏ trong ngành trồng trọt khoảng 56,66 ha với 5,16%
diện tích đất nông nghiệp được người dân ở đây sử dụng để trồng hoa màu kiếm thêm
thu nhập cho gia đình ngoài nguồn thu chính là sản xuất muối.
Chăn nuôi
Theo thống kê của báo cuối năm 2011 thì tổng đàn bò 600 con, heo 500 con,
gia cầm 5000 con.
Số lượng gia súc giảm 10%, gia cầm tăng 20% so với năm 2010. Nguyên nhân
là do trong năm 2011 vừa qua xảy ra nhiều dịch bệnh ở heo, bò cùng với sự tăng giá
của thức ăn gia súc, giá bán lại thấp nên nhiều hộ nông dân đã giảm số lượng gia súc
10
xuống. Có được lợi thế nhiều cánh đồng lúa sau khi thu hoạch bị bỏ hoang vì lũ lụt, và
nhũng sông hồ có nhiều mồi là nguồn thức ăn dồi dào cho vịt, gà cộng với công tác
phòng chống dịch bệnh được phường quan tâm chú trọng nhiều, nhiều hộ nông dân
thấy có lãi nên họ chuyển sang nuôi gia cầm nhiều hơn
Bảng 2.2. Tình Hình Chăn Nuôi Trên Địa Bàn Phường
Đvt: con
Năm
So sánh
Cơ cấu
Vật nuôi
2011
2010
+/-
(%)
Bò
600
660
-60
-10
Heo
500
555
-55
-10
Gia cầm
5.000
4.090
910
20
Nguồn: Phòng thống kê UBND phường Ninh Diêm, 2011
Lâm nghiệp
Tiếp tục chăm sóc và tu bổ rừng trồng các năm trước, trong năm đã giao 30ha
trồng rừng mới theo kế hoạch của thị xã, tăng cường kiểm tra việc khai thác và vận
chuyển lâm sản trái phép, công tác bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng được chú
trọng nên trong năm hạn chế được việc phá rừng và không xảy ra cháy rừng.
Nuôi trồng và khai thác thủy sản
Ninh Diêm là vùng đất ngoài có điều kiện để sản xuất muối thì nuôi trồng thủy
sản cũng là ngành quan trọng đem lại thu nhập cho các nông hộ, về diện tích nuôi
trồng thủy sản năm 2011 là 56,25ha chiếm 2,32% tổng diện tích tự nhiên. Tuy nhiên
theo tổng kết 6 tháng đầu năm 2012 thì diện tích này chỉ còn 30ha, do chuyển một
phần sang cơ sở sản xuất kinh doanh như công ty Liên Sơn, Công Ty Thắm Nhung.
Tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ
Địa phương chuyển từ xã lên phường theo nghị quyết của Chính phủ vì vậy các
loại thuế sản xuất, kinh doanh đều tăng, nên khi thực hiện nhiệm vụ thì gặp nhiều khó
khăn, tuy nhiên cùng với sự nổ lực của hội đồng tư vấn thuế, hệ thống chính trị
thường xuyên tuyên truyền vận động, giải thích vì vậy đến nay các cơ sở sản xuất
kinh doanh làm tốt nghĩa vụ nộp thuế và ngày càng phát triển. Hiện tại tại phường số
lượng hộ kinh doanh công thương nghiệp lên đến 300 hộ.
11
Thu chi ngân sách
Theo báo cáo của phòng kế hoạch tài chính năm 2011 thì :
+ Tổng thu ngân sách nhà nước : 3.570.718.250 đồng đạt 85% kế hoạch đề ra.
+ Tổng chi ngân sách nhà nước : 2.584.359.844 đồng đạt 61,52% kế hoạch đề ra
và tiết kiệm được 10% so với cùng kỳ năm 2010.
2.1.3. Đặc điểm xã hội
a) Dân số - dân tộc
Tính đến năm 2011 toàn phường có 2029 hộ với 8764 người. Mật độ dân số
361 người/km2.
Bảng 2.3. Dân Số Phường Ninh Diêm Năm 2011
Dân số có đến 31/12/2011
Người
8.764
Số hộ
Hộ
2.029
Diện tích
Ha
2.429,18
Dân số TB
Người
8.734
Mật độ dân số
Người/km2
361
Nguồn: Phòng thống kê của UBND phường Ninh Diêm, 2011
Dân số toàn phường tính đến 31/12/2011 là 8.764 người, 2.029 hộ gia đình,
mật độ dân số bình quân 361 người/km2.
Lao động
Số người trong độ tuổi lao động của phường năm 2011 là 6.076 người chiếm tỷ
lệ 69,32% trong đó lao động nông nghiệp là 2.550 người chiếm tỷ lệ 41,98%. Điều
này cho thấy lực lượng trong lĩnh vực nông nghiệp khá dồi dào. Đặc biệt lao động
tham gia hoạt động sản xuất muối là 525 hộ, chiếm 61,76% tổng số hộ nông nghiệp.
Tuy nhiên trên địa bàn hiện tại ngày càng có nhiều xí nghiệp, nhà máy như: công ty
TNHH muối Liên Sơn, Tập đoàn Muối Miền Nam, …nên nhu cầu lao động phi nông
nghiệp ngày càng tăng, cảnh báo cho sự thiếu lao động nông nghiệp trong tương lai.
12