Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ RÁ C THẢI CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN NAM BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (990.19 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ RÁC THẢI CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI
KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
NAM BÌNH DƯƠNG

ĐẶNG THỊ HỒNG NHO

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2013


BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
***************

ĐẶNG THỊ HỒNG NHO

XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ RÁC THẢI CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI
KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
NAM BÌNH DƯƠNG

Ngành: Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: TS. ĐẶNG MINH PHƯƠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2013


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “XÁC ĐỊNH MỨC PHÍ
RÁC THẢI CHO HỘ GIA ĐÌNH TẠI KHU LIÊN HỢP XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
NAM BÌNH DƯƠNG”do Đặng Thị Hồng Nho, sinh viên khóa 2009 – 2013, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_________________________.

TS. Đặng Minh Phương
Người hướng dẫn,

_____________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

tháng

năm


Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời tri ân sâu sắc nhất của mình đến các bậc sinh thành,
người đã tạo mọi điều kiện cho con được học tập suốt 4 năm học vừa qua, tình cảm ấy
suốt đời con không thể nào quên.
Bên cạnh đó, em còn được sự dìu dắt chân thành, tận tâm tận tụy của các thầy
cô trong bộ môn khoa Kinh Tế, đặc biệt là các thầy cô trong ngành Kinh Tế Tài
Nguyên Môi Trường, và người đã giúp em hoàn thành tốt khóa luận này chính là thầy
Đặng Minh Phương, thầy đã truyền đạt kinh nghiệm quý báu giúp em vững tin hơn khi
bước vào đời, em xin chân thành cảm ơn thầy.
Tôi cũng xin gởi lời cám ơn chân thành của mình đến các bạn lớp DH09KM,
những người đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, đã động
viên và khích lệ tôi rất nhiều.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến các anh chị, cô chú, cơ quan khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương, UBND xã Chánh Phú Hòa và những hộ gia
đình sống xung quanh khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương đã rất nhiệt
tình và hỗ trợ tôi rất nhiều trong việc điều tra và thu thập số liệu, giúp tôi hoàn thành
khóa luận này một cách hoàn hảo nhất.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn.
SINH VIÊN
Đặng Thị Hồng Nho



NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐẶNG THỊ HỒNG NHO. Tháng 7 năm 2013. “Xác Định Mức Phí Rác Thải
Cho Hộ Gia Đình Tại Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Rắn Nam Bình Dương ”.
DANG THI HONG NHO. July 2013. "Determining The Fee Of Households
Waste In Solid Wastes Proceessing Plant At South Binh Duong".
Khóa luận đánh giá tổn hại

xung quanh khu xử lý chất thải rắn Nam Bình

Dương bằng cách áp dụng phương pháp chi phí bệnh tật và phương pháp giá hưởng
thụ. Đề tài đã tính toán những tổn hại mà người dân sống xung quanh khu xử lý

phải

chịu là 237,0342 tỷ đồng trong năm 2012 để từ đó tính ra được mức phí trung bình
một hộ phải trả trong năm 2013 là 64.300đ/tháng, mức phí này vẫn có sự trợ cấ p của
nhà nước trong quá trình thu gom , vận chuyển và xử lý rác . Đề tài đã dựa vào loại nhà
ở để đưa ra mức phí hợp lý nhất cho mỗi loại nhà

, một phần cũng giúp cho những

người nghèo khi không có khả năng chi trả có t hể giảm bớt phần nà o và có thể bù đắp
cho những người dân bị tổn hại về vật chất cũng như tinh thần

. Tuy nhiên, nhà nước

phải có trách nhiệm trong việc quản lý mức phí để chi trả một cách phù hợp , ngoài ra
nhà nước cần đưa ra một số chính sách để hạn chế hoặc kìm chế lượng rác ngày càng

tăng và không thể xử lý hết.
Mức phí trên cũng là một biện pháp giúp cho nhà nước giải quyết tình hình rác
tồn động nhiều và phải cần có thời gian nhiều để thay đổi vấn đề này . Vấn đề nan giải
này phụ thuộc hoàn toàn vào người dân và sự quản lý của nhà nước.


MỤC LỤC
Trang
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

1.4. Cấu trúc khóa luận

3

CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN


4

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương

5

2.2.2 Tổng quan về xã Chánh Phú Hòa huyện Bến Cát

8

2.2.3 Tổng quan về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương

9

CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

11
11

3.1.1 Quản lý chất thải rắn


11

3.1.2 Ô nhiễm môi trường

12

3.1.3 Các khái niệm liên quan

15

3.2. Phương pháp nghiên cứu

16

3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

16

3.2.2 Phương pháp đánh giá tổn hại do ô nhiễm môi trường

16

3.2.3 Phương pháp xác định MEC

23

3.2.4 Phương pháp xác định mức phí vệ sinh hợp lý

24


v


3.2.5 Phương pháp xử lý số liệu

24

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý các loại chất thải rắn sinh hoạt

25
25

4.1.1. Hiện trạng thu gom, vận chuyển các loại chất thải rắn sinh hoạt

25

4.1.2. Quá trình xử lý CTRSH ở Khu kiên hợp xử lý CTR NBD

26

4.2. Đặc điểm mẫu điều tra người dân xung quanh khu liên hợp xử lý CTR NBD 34
4.2.1. Trình độ học vấn

34

4.2.2. Thu nhập

35


4.2.3. Số năm sinh sống

36

4.2.4. Mức độ ô nhiễm

36

4.2.5.Tình Hình Mùi Hôi

37

4.2.6. Khoảng cách đến khu xử lý

38

4.3. Đánh giá thiệt hại của người dân

39

4.3.1. Đánh giá thiệt hại về sức khỏe

39

4.3.2. Đánh giá thiệt hại về đất đai

45

4.3.3. Tổng giá trị thiệt hại của người dân


51

4.4. Tính mức phí rác thải sinh hoạt mà mỗi hộ gia đình phải trả

51

4.5. Đề xuất chính sách quản lý phí rác thải

54

4.5.1. Quản lý việc tăng mức phí rác thải

54

4.5.2. Sử dụng nguồn phí khi tăng

56

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị

58


TÀI LIỆU THAM KHẢO

59

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành Phố

BD

Bình Dương

PPP

Người gây ô nhiễm phải trả tiền

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

CTR


Chất thải rắn

CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt

BCL

Bãi chôn lấp

NBD

Nam Bình Dương

ĐVT

Đơn vị tính

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Các Khu Xử Lý Chất Thải Rắn Ở Bình Dương

10

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu Của Mô Hình Ước Lượng Hàm Tổn Hại Sức Khỏe


16

Bảng 3.2. Kỳ Vọng Dấu Của Mô Hình Ước Lượng Hàm Giá Nhà Đất

19

Bảng 4.1. Bảng Tổng Hợp Khối Lượng Rác Sinh Hoạt Năm 2012

27

Bảng 4.2. Tình Hình Học Vấn Chủ Hộ

34

Bảng 4.3. Mức Thu Nhập

35

Bảng 4.4. Số Năm Sinh Sống tại Khu Vực

36

Bảng 4.5. Mức Độ Ô Nhiễm

36

Bảng 4.6. Tổng Hợp Mùi Hôi Theo Mùa

37


Bảng 4.7. Tổng Hợp Mùi Hôi Trong Ngày

38

Bảng 4.8. Khoảng Cách từ Hộ Dân Đến Khu Xử Lý

39

Bảng 4.9. Các Loại Bệnh Thường Gặp

40

Bảng 4.10. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy

41

Bảng 4.11. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình

41

Bảng 4.12. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Hồi Quy

45

Bảng 4.13. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình

46

Bảng 4.14. Mức Giá Thu Tiền Phí Vệ Sinh (đối tượng hộ gia đình)


52

Bảng 4.15. Mức phí rác thải phân theo cấp nhà ở

53

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản Đồ Bình Dương

5

Hình 4.1. Sơ đồ quá trình xử lý và tiếp nhận CTRSH ở khu liên hợp xử lý CTR NBD
28
Hình 4.2. Sơ đồ sử Dụng Hóa Chất Xử Lý Chất Thải Sinh Hoạt

30

Hình 4.3. Tỷ Lệ Trình Độ Học Vấn

34

Hình 4.4. Tỷ Lệ Thu Nhập

35

Hình 4.5. Tỷ Lệ Mức Độ Ô Nhiễm


37

Hình 4.6. Tỷ Lệ Mùi Hôi Trong Ngày

38

Hình 4.7. Tỷ Lệ Khoảng Cách Đến Khu Xử Lý

39

Hình 4.8. Tỷ Lệ Bệnh

40

Hình 4.9. Đồ Thị Hàm Chi Phí Sức Khỏe

44

Hình 4.10. Đồ Thị Hàm Tổn Hại Giá Nhà Đất do Ô Nhiễm

50

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Phỏng Vấn
Phụ lục 2. Quy Trình Xử Lý Nước Rỉ Rác Công Suất 480M3/Ngày Đêm
Phụ lục 3. Kết Xuất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Chi Phí Sức Khỏe Ch ạy Bằng

Phương Pháp OLS
Phụ lục 4. Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Hàm Chi Phí Sức Khỏe Đai Ch

ạy

Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 5. Kết Xuất Kiểm Định White sau khi Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai Sai
Số Thay Đổi
Phụ lục 6. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 7. Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan bằng Kiểm Định LM
Phụ lục 8. Giá Trị Thống Kê Mô Tả các Biến trong Mô Hình Chi Phí Sức Khỏe
Phụ lục 9. Kết Xuất Eviews Mô Hình Ước Lượng Hàm Tổn Hại Giá Nhà Đất Chạy
Bằng Phương Pháp OLS
Phụ lục 10. Kết Xuất Kiểm Định White Mô Hình Hàm Tổn Hại Đất Đai Chạy Bằng
Phương Pháp OLS
Phụ lục 11. Kết Xuất Kiểm Định White sau khi Khắc Phục Hiện Tượng Phương Sai
Sai Số Thay Đổi
Phụ lục 12. Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến bằng Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ lục 13. Kiểm Tra Hiện Tượng Tự Tương Quan bằng Kiểm Định LM
Phụ lục 14. Giá Trị Thống Kê Mô Tả các Biến trong Mô Hình Giá Đất
Phụ lục 15: Khối Lượng Rác Sinh Hoạt 2012
Phụ lục 16: Quyết Định Mức Thu Phí Vệ Sinh Ở Tỉnh Bình Dương

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề

Với tình trạng gia tăng dân số ngày càng nhanh, mức tăng trưởng phát triển xã
hội cũng như tiến trình đô thị hóa tiếp tục được đẩy mạnh nhanh chóng, một vấn đề
lớn của Việt Nam hiện nay là giải quyết tình trạng tồn động nguồn phế thải rắn, trong
đó rác sinh hoạt dân cư chiếm đại đa số. Vì vậy, tình trạng môi trường đang xuống cấp
xảy ra ở các thành phố lớn như: TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng. Tỉnh Bình
Dương cũng là nơi lượng rác thải đang được báo động.
Bình Dương đang phát triển mạnh về lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ thương mại nên
các khu công nghiệp mọc lên rất nhiều và tập trung nhiều nhất ở 4 nơi: TP. Thủ Dầu
Một, thị xã Thuận An, huyện Bến Cát, huyện Dĩ An và dân số tập trung ở các khu vực
này cũng rất đông. Ngoài cư dân sinh sống lâu năm, Bình Dương còn thu hút người
dân ở nhiều nơi khác nhau đến đây làm việc và định cư. Với tình trạng dân số ngày
càng gia tăng cùng với khả năng tiêu thụ của người dân ngày càng cao nên số lượng
rác thải ra ngày càng nhiều. Nhưng công nghệ xây dựng khu bãi rác cũng như quá
trình xử lý nước rỉ rác không theo kịp tốc độ gia tăng lượng rác dân cư thải ra. Điều
này dẫn đến lượng rác thải ra bị tồn động ngày càng nhiều, môi trường ngày càng bị ô
nhiễm.
Hiện nay, tỉnh Bình Dương đã có khu xử lý rác đang áp dụng những công nghệ
tiên tiến nhưng nếu người dân cứ thải rác quá nhiều và vô ý thức như vậy thì môi
trường không thể nào hết ô nhiễm. Ý thức về môi trường của người dân quá kém nên
môi trường cần phải qui thành những giá trị tính bằng tiền, người nào gây ô nhiễm thì
phải trả tiền cho sự ô nhiễm mà mình đã gây ra. Như vậy, người dân sẽ biết kìm chế và
có ý thức hơn về vấn đề môi trường.


Trong trường hợp người thải rác và người sống xung quanh bãi rác, theo
nguyên tắc "Người gây ô nhiễm phải trả tiền" (PPP- Polluter Pays Principle) thì người
thải rác phải có trách nhiệm chi trả cho những khoảng thiệt hại mà người dân sống
xung quanh khu vực bãi rác phải gánh chịu. Tuy nhiên, hiện nay những hộ dân sống
xung quanh khu vực các bãi rác vẫn chưa được hưởng sự đền bù thích đáng về những
tổn hại môi trường mà họ phải gánh chịu do rác thải gây ra. Khi những người thải rác

phải chi trả mức phí tổn hại do lượng rác mà họ thải ra thì chắc chắn họ sẽ có ý thức
hơn để giảm lượng rác thải bằng nhiều phương pháp khác nhau. Như vậy, vấn đề ô
nhiễm về rác thải sẽ được một phần nào giải quyết và những người bị thiệt hại sẽ được
đền bù.
Ở Bình Dương cũng có áp dụng phí rác thải đối với từng hộ gia đình nhưng phí
rác thải này vẫn còn thấp và được tính đều cho từng hộ không phân biệt giữa hộ thải
rác nhiều và hộ thải rác ít, chưa có phần tổn hại mà những người dân sống xung quanh
bãi rác bị ảnh hưởng phải chịu.
Mỗi hộ gia đình đều khác nhau về thu nhập, số người trong gia đình, nơi ở nên
lượng rác thài ra ở mỗi gia đình cũng khác nhau nhưng hiện tại thu phí với mức bằng
nhau, như vậy là không công bằng, không hợp lý. Chính vì vậy mà tôi thực hiện đề tài
"Xác định mức phí rác thải cho hộ gia đình tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Nam Bình Dương " nhằm xác định phí rác thải mà mỗi hộ gia đình cần phải trả. Vì
thời gian có hạn nên đề tài chỉ tập trung vào tính mức phí rác thải của những hộ gia
đình được thu gom, vận chuyển và xử lý ở khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình
Dương.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Xác định mức phí rác thải cho hộ gia đình tại khu liên hợp xử lý chất thải rắn
Nam Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Phân tích tình hình thu gom, vận chuyển và xử lý ở khu xử lý chất thải rắn Nam
Bình Dương.
Xác định tổn hại môi trường.
Xác định mức phí rác thải hợp lý mà mỗi hộ gia đình phải trả.
2


Đề xuất chính sách quản lý phí rác thải.
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu dựa trên nguồn số liệu thu thập được từ khu liên hợp xử lý
chất thải rắn Nam Bình Dương và số liệu điều tra những hộ dân nằm xung quanh nơi
nghiên cứu.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ 3/2010 đến 6/2010.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
Nêu lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.
Chương 2: Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu nghiên cứu, Tồng quan về tỉnh Bình Dương,
tổng quan về xã Chánh Phú Hòa và khu xử lý rác thải Nam Bình Dương.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm có liên quan đến vấn đề nghiên cứu và các phương
pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả và thảo luận
Trình bày kết quả tính toán mức tổn hại môi trường, tính mức phí hợp lý mà hộ
gia đình phải đóng.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết luận dựa trên nhũng gì đã phân tích và tính toán, kiến nghị một số vấn đề
chưa thực hiện được.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu đã tham khảo một số đề tài có liên quan, cụ thể là:

Đề tài tham khảo luận văn "Đánh giá tổn hại do ô nhiễm tại bãi rác Phước Hiệp,
huyện củ chi, TP.HCM" (Vũ Thị Ngọc Anh, 2008). Nội dung của đề tài là mô tả tỉnh
hỉnh ô nhiễm xung quanh bãi rác Phước Hiệp. Sau đó, tính tổn hại về sức khỏe mà
người dân phải gánh chịu do sống trong môi trường ô nhiễm mà bãi rác gây ra, tác giả
còn tính toán được thiệt hại về đất trong khu vực bị giảm giá trị do chất lượng môi
trường sống thấp. Cuối cùng đưa ra một số đề xuất để quản lý cũng như cải thiện ô
nhiễm trong khu vực. Tuy nhiên, đề tài bỏ qua phần thiệt hại về nguồn nước.
Đề tài tham khảo luận văn "Xác định mức phí tối ưu cho việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn củ hộ gia đình tại TP.HCM" (Nguyễn Thị Kim Tiên,
2009). Nôi dung của đề tài là đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác sinh hoạt của bãi
rác Phước Hiệp, đánh giá hiện trạng ô nhiễm quanh khu vực và tính toán tổn hại môi
trường do bãi rác gây ra; tiếp đến là phân tích tình hình thu phí vệ sinh hiện tại trên địa
bàn TP.HCM, tính toán chi phí thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải từ khu vực hộ
gia đình ta tính ra chi phí cụ thể trên một đơn vị.
Đề tài tham khảo luận văn

"Đánh giá tổn hại và đề xuất chính sách giảm ô

nhiễm do hoạt động sản xuất gạch thủ công tại phường Long Bình , quận 9 TP Hồ Chí
Minh" (Đặng Thanh Trang, 2010). Nội dung của đề tài là tính tổng giá trị tổn hại do ô
nhiễm khói bụi lò gạch do s ản xuất gạch thủ công gây ra đối với sức khoẻ con người
đồng thời đề xuất chính sách di dời các lò gạch đến các vùng khác mà tại đó giá trị đất
đai không cao, xa khu vực dân cư, gần nguồn nguyên liệu. Kết quả giúp các nhà phân
tích chính sách tham khảo như những biện pháp khắc phục ô nhiễm cũng như tìm ra
những phương hướng phát triển kinh tế một cách hiệu quả nhất.


Đề tài còn tham khảo một số tài liệu trên sách, báo chí, trên đài, trên trang web
có liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

2.2.1 Tổng quan về tỉnh Bình Dương
a. Đặc điểm tự nhiên
Vị trí địa lý
Bình Dương nằm trong tọa độ địa lý khoảng 10o51' 46" - 11o30' Vĩ độ Bắc,
106o20'- 106o58' kinh độ Đông.
Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ
Phía bắc giáp Bình Phước
Phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh
Phía tây giáp Tây Ninh
Phía đông giáp Đồng Nai.
Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm
thành phố Hồ Chí Minh 30 km.
Hình 2.1 Bản Đồ Bình Dương

Nguồn: UBND tỉnh BD,2012

5


Khí hậu thời tiết: Nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với 2 mùa rõ rệt: mùa mưa bắt
đầu từ tháng 5 đến 11, mùa khô từ khoảng tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau,
Nhiệt độ không khí: Trung bình hằng năm là 26,5oC.
Lượng mưa: Trung bình hàng năm từ 1.800mm đến 2.000mm.
Độ ẩm không khí: Vào mùa nắng, độ ẩm trung bình hàng năm từ 76%-80%,
cao nhất là 86% (vào tháng 9) và thấp nhất là 66% (vào tháng 2).
Chế độ thủy văn: Các con sông chảy qua tỉnh và trong tỉnh Bình Dương thay
đổi theo mùa: mùa mưa nước lớn từ tháng 5 đến tháng 11 (dương lịch) và mùa khô
(mùa kiệt) từ tháng 11 đến tháng 5 năm sau, tương ứng với 2 mùa mưa nắng.
b. Điều kiện kinh tế
Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh (trung tâm

kinh tế - văn hóa của cả nước), có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy
qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á cách sân bay
quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 - 15 Km, thuận lợi cho phát triển kinh
tế và xã hội toàn diện.
Trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức cao, GDP
tăng bình quân khoảng 14,5%/năm.
Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực, công nghiệp, dịch vụ tăng trưởng nhanh và
chiếm tỷ trọng cao. Năm 2010, tỷ lệ công nghiệp - xây dựng 63%, dịch vụ 32,6% và
nông lâm nghiệp 4,4%.
Tình hình phát triển ngành công nghiệp
Hiện nay, Bình Dương có 28 khu công nghiệp và cụm công nghiệp tập trung có
tổng diện tích hơn 8.700 ha với hơn 1.200 doanh nghiệp trong và ngoài nước đang
hoạt động có tổng vốn đăng ký hơn 13 tỷ đôla Mỹ.
Nhằm tăng sự thu hút đầu tư, địa phương này đang tập trung hoàn thiện cơ sở
hạ tầng kỹ thuật, đẩy nhanh tiến độ thi công các khu công nghiệp mới để phát triển
công nghiệp ra các huyện phía bắc của tỉnh.
Tháng 10 năm 2012, Bình Dương tiếp tục thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô, tháo gỡ khó khăn của doanh nghiệp đảm bảo an sinh xã
hội. Các doanh nghiệp xuất khẩu đã ký đơn hàng và khai thác thị trường mới đối với
6


các mặt hàng và nhóm ngành hàng xuất khẩu chủ lực như sản phẩm gỗ, hàng dệt may,
hàng giày dép, mủ cao su,...
Lũy kế 10 tháng năm 2012, đầu tư trong nước có 1.375 doanh nghiệp đăng ký
kinh doanh mới và 418 doanh nghiệp tăng vốn 11.010 tỷ đồng, đầu tư nước ngoài 2 tỷ
589 triệu đô la Mỹ, gồm 96 dự án mới với tổng vốn đầu tư 1 tỷ 568 triệu đô la Mỹ và
107 dự án tăng vốn với tổng số vốn tăng 1 tỷ 021 triệu đô la Mỹ.
Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 108.941 tỷ đồng, tăng 12,9% so với cùng kỳ, so
với tháng trước, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện đạt

5.702 tỷ đồng, tăng 1,2%, chỉ số giá tiêu dùng tăng 0,51%, thu ngân sách 19.500 tỷ
đồng, đạt 72,2% dự toán hội đồng nhân dân tỉnh giao, trong đó thu nội địa đạt 13.500
tỷ đồng, thu từ lĩnh vực xuất nhập khẩu 6.000 tỷ đồng.
Tổng vốn huy động tín dụng ước đạt 71,206 tỷ đồng, tăng 1,19% so với tháng
trước, tăng 24,1% so với đầu năm, dư nợ cho vay đạt 52.390 tỷ đồng, tăng 2,6% so với
đầu năm, tỷ lệ nợ xấu khoảng 1.368 tỷ đồng, chiếm 2,51%.
Dự kiến đến năm 2020 Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc trung
ương và là một trong những đô thị hiện đại nhất Việt Nam.
Tình hình phát triển ngành Lâm nghiệp
Do đặc điểm khí hậu nhiệt đới ẩm và đất đai màu mỡ, nên rừng ở Bình Dương
xưa rất đa dạng và phong phú về nhiều chủng loài. Có những khu rừng liền khoảnh,
bạt ngàn. Rừng trong tỉnh có nhiều loại gỗ quý như căm xe, sao, trắc, gõ đỏ, cẩm lai,
giáng hương ... Rừng Bình Dương còn cung cấp nhiều loại dược liệu làm thuốc chữa
bệnh, cây thực phẩm và nhiều loài động vật, trong đó có những loài động vật quý
hiếm.
Cùng với những giá trị quý giá về tài nguyên rừng, Bình Dương còn là một
vùng đất được thiên nhiên ưu đãi chứa đựng nhiều loại khoáng sản phong phú tiềm ẩn
dưới lòng đất. Đó chính là cái nôi để các ngành nghề truyền thống ở Bình Dương sớm
hình thành như gốm sứ, điêu khắc, mộc, sơn mài. Bình Dương có nhiều đất cao lanh,
đất sét trắng, đất sét màu, sạn trắng, đá xanh, đá ong nằm rải rác ở nhiều nơi, nhưng
tập trung nhất là ở các huyện như Tân Uyên, Thuận An, Dĩ An, Thành phố Thủ Dầu
Một.
7


Tình hình dân số và biến động dân số:
Tính đến năm 2011, toàn tỉnh có 1.691.400 người, mật độ dân số 628
người/km². Trong đó dân số nam đạt 813.600, dân số nữ đạt 877.800 người.
Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số phân theo địa phương tăng 14,2 ‰. Trong đó dân số
sống tại thành thị đạt gần 1.084.200 người, dân số sống tại nông thông đạt 607.200

người.
Trên địa bàn Bình Dương có khoảng 15 dân tộc, nhưng đông nhất là người
Kinh và sau đó là người Hoa, người Khơ Me.
Văn hóa - xã hội:
Trước đây, Bình Dương là một phần của đất Gia Định nên đến nay đã có trên
300 năm lịch sử với những di sản văn hoá đặc sắc mà tiêu biểu là đờn ca tài tử. Ca
nhạc tài tử sau này nở rộ ở nhiều tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng cái nôi
sản sinh thì vẫn là Gia Định, trong đó có Bình Dương.
Bình Dương còn là đất của nhiều làng nghề truyền thống với các nghệ nhân bàn
tay vàng điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ
nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời
cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.
2.2.2 Tổng quan về xã Chánh Phú Hòa huyện Bến Cát
Vị trí địa lý
Xã Chánh phú hòa nằm hướng đông của Huyện Bến Cát, cách huyện lỵ 8 km .
Hướng đông giáp xã Vĩnh Tân – Huyện Tân Uyên
Hướng tây giáp thị trấn Mỹ Phước
Hướng nam giáp xã Hòa Lợi
Hướng bắc giáp xã tân Hưng, Hưng Hòa.
Xã có đường liên tỉnh lộ ĐT 741 chạy ngang qua trung tâm xã dài 6 km và lộ
7B đi về hướng trung tâm Huyện Bến Cát. Ngoài ra trong xóm ấp có những con đường
liên ấp, do đó rất thuận tiện cho việc đi lại của nhân dân và rất thuận tiện cho việc điều
động lực lượng khi có chiến sự xãy ra.
Về diện tích tự nhiên

8


Tổng diện tích đất tự nhiên của xã: 4.463,7ha, bao gồm: đất nông nghiệp
4.086ha, đất ở: 24ha, đất lâm nghiệp 2,5ha, đất chuyên dùng 202 ha, đất chưa sử dụng

171 ha.
Xã Chánh Phú Hòa là một thị tứ có 1 chợ nằm ngay trung tâm xã. Chợ được
xây dựng từ thời Pháp. Sau giải phóng được chính quyền tu sửa nhiều lần.
Về văn hóa xã hội :
Xã có 1 trường THCS, 1 trường tiểu học (Ngoài cơ sở chính còn có 3 phân hiệu
ở ấp 5 và Nhà nuôi số 4); 1 trường Mẫu giáo; 1 trạm y tế, 1 trạm viễn thông đáp ứng
đủ nhu cầu thông tin liên lạc và khám chữa bệnh cho nhân dân.
Về cơ quan xí nghiệp:
Toàn xã có 1 cơ quan trung tâm bảo trợ xã hội trực thuộc Thành phố HCM; 1 xí
nghiệp chế biến mũ cao su trực thuộc Cty Cao su Phước Hòa; 3 HTX trồng và khai
thác, chế biến mũ cao su, gồm: Khải Hoàn, Đồng Tiến và Bông Trang; 1 xí nghiệp đũa
- tăm tre Tín Thành ở ấp 1B, 1 xưởng chế biến gổ.
Đặc điểm dân cư - Tôn giáo
Toàn xã có 2.107 hộ với 13.609 NK được cơ cấu 9 ấp. Trong đó ấp 1B có số
dân và diện tích nhiều nhất. Dân số sống tập trung ở trung tâm và 2 bên lộ ĐT 741. Đa
số sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi.
Về tôn giáo:
Thiên chúa giáo: có 8 hộ với 32 NK, cao đài 04 hộ 18 NK. Số hộ trên cầu
nguyện tại gia vì xã không có Nhà thờ hoặc Nhà nguyện.
Phật giáo: có 2 chùa, 2 đình, 1 niệm phật đường. Tổng số tăng, ni phật tử 72
người.
Cao đài: 2 hộ với 15 NK
Về dân tộc: chỉ có 10 hộ 33NK: KhơMe 06 hộ 24 NK, 1 hộ/ 4 NK dân tộc
Nùng, 03 hộ 9 NK là dân tộc Hoa, 1 Nk An Độ. Ngoài ra đa số nhân dân trong xã là
dân tộc kinh.
2.2.3 Tổng quan về Khu liên hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
Trước năm 2004, toàn bộ chất thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Bình Dương đều
đổ dồn tại các bãi rác lộ thiên ở các huyện, thị, đôi khi áp lực rác quá lớn phải đổ sang
địa bàn Tp.HCM. Rác không được xử lý mà chỉ đốt ngoài trời, với các cách thức xử lý
9



cơ bản này đã phát sinh mùi hôi, khói bụi làm ô nhiễm các vùng xung quanh các bãi
rác.
Trước tình trạng đó, ngày 12/11/2004 theo quyết định số 745/QĐ-CTN, tại xã
Chánh Phú Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng Khu liên
hợp xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương do Công ty cấp thoát nước Bình Dương
(BIWASE) làm chủ đầu tư xây dựng, với chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý các
loại chất thải như: chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại.
Đây là dự án xử lý chất thải rắn có tầm quy mô hoạt động lớn nhất tỉnh Bình
Dương, với tổng vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng, trong đó 60% nguồn vốn ODA do Phần
Lan tài trợ. Với quy mô rộng 75ha; Khu liên hợp Xử lý chất thải rắn Nam Bình Dương
được đầu tư đầy đủ các hạng mục đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải cho tỉnh Bình
Dương như: hố chôn lấp rác, nhà máy xử lý nước rỉ rác, lò đốt rác với công suất trung
bình 700 tấn rác sinh hoạt và hơn 80 tấn chất thải công nghiệp/ngày và hiện nay đã đi
vào hoạt động. Ngoài khu xử lý ở xã Chánh Phú Hòa , tỉnh Bình Dương còn có hai khu
xử lý đang trong quá trình xây dựng được thể hiện qua bảng 2.1.
Bảng 2.1. Các Khu Xử Lý Chất Thải Rắn Ở Bình Dương
Tên khu xử lý

Vị trí, địa điểm

Quy mô trạm

Phạm vi và thời
gian phục vụ

Khu liên hợp xử lý

Xã Chánh phú


75ha (Hiện

Chất thải rắn Nam

hòa - Bến cát

trạng) mở rộng

Bình Dương

Cả tỉnh đến 2020

thêm 25ha

Khu liên hợp xử lý

Xã Tân Long -

Chất thải rắn Tân

huyện Phú Giáo

150ha

Cả tỉnh từ 2016 đến
2030

Long - Phú Giáo
Khu xử lý dự phòng


Xã Bình Mỹ -

150ha

Huyện Tân

Cả tỉnh sau năm
2030

Uyên
Nguồn: UBND tỉnh BD

10


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1 Quản lý chất thải rắn
Hoạt động quản lý chất thải rắn bao gồm các hoạt động quy hoạch quản lý, đầu
tư xây dựng cơ sở quản lý chất thải rắn, các hoạt động phân loại, thu gom, lưu giữ, vận
chuyển, tái sử dụng, tái chế và xử lý chất thải rắn nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu những
tác động có hại đối với môi trường và sức khỏe con người.
Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn, được thải ra từ quá trình sản xuất, kinh
doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc các hoạt động khác. Chất thải rắn bao gồm chất thải rắn
thông thường và chất thải rắn nguy hại.
Chất thải rắn phát thải trong sinh hoạt cá nhân, hộ gia đình, nơi công cộng được
gọi chung là chất thải rắn sinh hoạt.

Thu gom chất thải rắn là hoạt động tập hợp, phân loại, đóng gói và lưu giữ tạm
thời chất thải rắn tại nhiều điểm thu gom tới địa điểm hoặc cơ sở được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền chấp thuận.
Lưu giữ chất thải rắn là việc giữ chất thải rắn trong một khoảng thời gian nhất
định ở nơi được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận trước khi vận chuyển đến cơ sở xử
lý.
Vận chuyển chất thải rắn là quá trình chuyên chở chất thải rắn từ nơi phát sinh,
thu gom, lưu giữ, trung chuyển đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp
cuối cùng.
Xử lý chất thải rắn là quá trình sử dụng các giải pháp công nghệ, kỹ thuật làm
giảm, loại bỏ, tiêu hủy các thành phần có hại hoặc không có ích trong chất thải rắn; thu
hồi, tái chế, tái sử dụng lại các thành phần có ích trong chất thải rắn.


Chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là hoạt động chôn lấp phù hợp với các yêu
cầu của tiêu chuẩn kỹ thuật về bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh.
Chủ nguồn thải là các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có hoạt động phát sinh chất
thải rắn.
Chủ thu gom, vận chuyển chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện
việc thu gom, vận chuyển chất thải rắn.
Chủ xử lý chất thải rắn là tổ chức, cá nhân được phép thực hiện việc xử lý chất
thải rắn. Chủ xử lý chất thải rắn có thể trực tiếp là chủ đầu tư cơ sở xử lý chất thải rắn
hoặc tổ chức, cá nhân có đủ năng lực chuyên môn được chủ đầu tư thuê để vận hành
cơ sở xử lý chất thải rắn.
Cơ sở xử lý chất thải rắn là các cơ sở vật chất bao gồm đất đai, nhà xưởng, dây
chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho
hoạt động xử lý chất thải rắn.
Khu liên hợp xử lý chất thải rắn là tổ hợp của một hoặc nhiều hạng mục công
trình xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn và bãi chôn lấp chất thải rắn.
Chi phí xử lý chất thải rắn bao gồm chi phí giải phóng mặt bằng, chi phí đầu tư

xây dựng, mua sắm phương tiện, trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và
vận hành cơ sở xử lý chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị
khối lượng chất thải rắn được xử lý.
Chi phí thu gom, vận chuyển chất thải rắn bao gồm chi phí đầu tư phương tiện,
trang thiết bị, đào tạo lao động, chi phí quản lý và vận hành cơ sở thu gom, vận chuyển
chất thải rắn tính theo thời gian hoàn vốn và quy về một đơn vị khối lượng chất thải
rắn được thu gom, vận chuyển.
3.1.2 Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hóa học,
sinh học... gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, các cơ thể sống khác. Ô nhiễm môi
trường xảy ra là do con người và cách quản lý của con người.
Ô nhiễm môi trường đất
Ô nhiễm môi trường đất là hậu quả các hoạt động của con người làm thay đổi
các nhân tố sinh thái vượt qua những giới hạn sinh thái của các quần xã sống trong đất.
12


Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và hầu hết các sinh vật cạn, là nền
móng cho các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và văn hóa của con người.
Đất là một nguồn tài nguyên quý giá, con người sử dụng tài nguyên đất vào
hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn cung cấp lương thực thực phẩm
cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân số và tốc độ phát triển công nghiệp và
hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất
lượng đất ngày càng bị suy thoái, diện tích đất bình quân đầu người. Riêng chỉ với ở
Việt Nam, thực tế suy thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại và nghiêm trọng.
Người ta có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo:
- Nguồn gốc phát sinh: Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt, do chất thải công
nghiệp, do hoạt động nông nghiệp.
- Các tác nhân gây ra ô nhiễm: Ô nhiễm do tác nhân hóa học, tác nhân sinh học,
tác nhân vật lý.

Ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý – hoá học –
sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng, rắn làm cho nguồn nước trở
nên độc hại với con người và sinh vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước. Xét
về tốc độ lan truyền và quy mô ảnh hưởng thì ô nhiễm nước là vấn đề đáng lo ngại hơn
ô nhiễm đất.
Nước bị ô nhiễm là do sự phủ dưỡng xảy ra chủ yếu ở các khu vực nước ngọt
và các vùng ven biển, vùng biển khép kín. Do lượng muối khoáng và hàm lượng các
chất hữu cơ quá dư thừa làm cho các quần thể sinh vật trong nước không thể đồng hoá
được. Kết quả làm cho hàm lượng ôxy trong nước giảm đột ngột, các khí độc tăng lên,
tăng độ đục của nước, gây suy thoái thủy vực. Ở các đại dương là nguyên nhân chính
gây ô nhiễm đó là các sự cố tràn dầu.
Nguồn gốc của ô nhiễm nước:
- Ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên: Do mưa, tuyết tan, gió bão, lũ lụt đưa
vào môi trường nước chất thải bẩn, các sinh vật và vi sinh vật có hại kể cả xác chết của
chúng.

13


- Ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo: Quá trình thải các chất độc hại chủ yếu
dưới dạng lỏng như các chất thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vào
môi trường nước.
Theo bản chất các tác nhân gây ô nhiễm, người ta phân ra các loại ô nhiễm
nước: ô nhiễm vô cơ, hữu cơ, ô nhiễm hoá chất, ô nhiễm sinh học, ô nhiễm bởi các tác
nhân vật lý. Ô nhiễm nước có nguyên nhân từ các loại chất thải và nước thải công
nghiệp được thải ra lưu vực các con sông mà chưa qua xử lí đúng mức; các loại phân
bón hoá học và thuốc trừ sâu ngấm vào nguồn nước ngầm và nước ao hồ; nước thải
sinh hoạt được thải ra từ các khu dân cư ven sông gây ô nhiễm trầm trọng, ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân trong khu vực.

Ô nhiễm môi trường không khí
Ô nhiễm môi trường không khí là sự có mặt một chất lạ hoặc một sự biến đổi
quan trọng trong thành phần không khí, làm cho không khí không sạch hoặc gây ra sự
tỏa mùi, có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa do bụi.
Hiện nay, ô nhiễm khí quyển là vấn đề thời sự nóng bỏng của cả thế giới chứ
không phải riêng của một quốc gia nào. Môi trường khí quyển đang có nhiều biến đổi
rõ rệt và có ảnh hưởng xấu đến con người và các sinh vật. Ô nhiễm không khí đến từ
con người lẫn tự nhiên. Hàng năm con người khai thác và sử dụng hàng tỉ tấn than đá,
dầu mỏ, khí đốt. Đồng thời cũng thải vào môi trường một khối lượng lớn các chất thải
khác nhau như: chất thải sinh hoạt, chất thải từ các nhà máy và xí nghiệp làm cho hàm
lượng các loại khí độc hại tăng lên nhanh chóng.
Ô nhiễm từ xe gắn máy cũng là một loại ô nhiễm khí đáng lo ngại. Ô nhiễm môi
trường khí quyển tạo nên sự ngột ngạt và "sương mù" gây nhiều bệnh cho con người.
Nó còn tạo ra các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng. Điều
đáng lo ngại nhất là con người thải vào không khí các loại khí độc như: CO2, đã gây
hiệu ứng nhà kính. Theo nghiên cứu thì chất khí quan trọng gây hiệu ứng nhà kính là
CO2, nó đóng góp 50% vào việc gây hiệu ứng nhà kính, CH4 là 13%, nitơ 5%, CFC là
22%, hơi nước ở tầng bình lưu là 3%.
Một hậu quả nữa của ô nhiễm khí quyển là hiện tượng lỗ thủng tầng ôzôn. CFC
là "kẻ phá hoại" chính của tầng ôzôn. Sau khi chịu tác động của khí CFC và một số
loại chất độc hại khác thì tầng ôzôn sẽ bị mỏng dần rồi thủng. Ngoài ra các CTR có thể
14


×