Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU SÔNG BÉ Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (566.7 KB, 67 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUẢN LÝ LAO ĐỘNG TIỀN
LƯƠNG TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN
CAO SU SÔNG BÉ Ở TỈNH BÌNH PHƯỚC

ĐOÀN THỊ TUYẾT TRINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Thực Trạng
Quản Lý Lao Động Tiền Lương tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé, tỉnh Bình
Phước” do Đoàn Thị Tuyết Trinh, sinh viên khóa 35, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo
vệ thành công trước hội đồng vào ngày……/……/……..

Người hướng dẫn

Ngày……tháng……năm

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo



Ngày……..tháng…….. năm

Ngày……..tháng…….. năm

ii


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành khóa luận này, tôi đã nhận được sự động viên của mẹ, sự hướng
dẫn, giúp đỡ từ phía thầy cô, bạn bè và các cô chú anh chị trong Công ty TNHH MTV
Cao Su Sông Bé.
Đầu tiên, con xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ – người đã không quản khó
nhọc để nuôi dưỡng con đến ngày hôm nay. Cảm ơn mẹ đã động viên và khích lệ cho
con để con hoàn thành tốt khóa luận này.
Xin cảm ơn tất cả các thầy cô trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã truyền đạt những kiến thức quý báu và bổ ích cho tôi trong suốt bốn năm đại
học để tôi làm hành trang trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trần Độc Lập đã tận tình hướng dẫn và chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận này.
Xin cảm ơn tất cả các anh chị, bạn bè đã ủng hộ, cổ vũ và giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tại trường và quá trình thực hiện, hoàn thành khóa luận.
Đồng thời tôi xin gửi lời chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc công ty đã tạo
điều kiện cho tôi vào công ty để thực tập, đặc biệt là chú Nguyễn Trường Vỹ đã tận tình
hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập tại công ty.
Cuối cùng, tôi xin kính chúc quý Thầy Cô dồi dào sức khỏe và thành công trên
con đường sự nghiệp trồng người của mình. Kính chúc Công ty TNHH MTV Cao Su
Sông Bé gặt hái được nhiều thắng lợi mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh.

TP.HCM, ngày 12 tháng 12 năm 2012

Sinh viên
Đoàn Thị Tuyết Trinh

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
ĐOÀN THỊ TUYẾT TRINH. Tháng 12 năm 2012. “Phân Tích Thực Trạng
Quản Lý Lao Động Tiền Lương tại Công Ty TNHH MTV Cao Su Sông Bé, tỉnh
Bình Phước”.
ĐOÀN THỊ TUYẾT TRINH. December 2012. “Analysis of The Situation of
Labor – Wage Managerment at Song Be Rubber Company Member Limited
liability, Binh Phuoc Province”.
Đề tài tìm hiểu, phân tích công tác quản lý lao động tiền lương tại công ty cao su
Sông Bé. Cụ thể, đề tài tìm hiểu, đánh giá chung về tình hình lao động, tuyển dụng và
đào tạo lao động của công ty, các chính sách về lao động, tiền lương, cách tính lương
của công ty. Đánh giá sự hài lòng hay không hài lòng của người lao động đối với các
chính sách đó bằng cách áp dụng các phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh kết hợp
với đánh giá dựa trên các số liệu thứ cấp được thu thập từ các phòng ban và bảng câu hỏi
thăm dò dành cho 90 cán bộ công nhân viên đang làm việc tại công ty. Mặt khác, đề tài
tiến hành so sánh mức lương giữa hai khối lao động trực tiếp và khối lao động gián tiếp
để thấy được mức độ chênh lệch về tiền lương giữa lao động chân tay với lao động trí
óc. So sánh, phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương bình quân của
công ty, đồng thời tìm ra nguyên nhân gây nên những bất hợp lý trong mối quan hệ đó.
Qua những phân tích, đánh giá trên, rút ra những ưu, nhược điểm trong công tác quản trị
lao động tiền lương của công ty, và từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện cơ
chế quản trị lao động tiền lương của công ty.

iv



MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii 

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii 

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix 

DANH MỤC PHỤ LỤC



CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU



1.1  Đặt vấn đề



1.2  Mục tiêu nghiên cứu




1.2.1  Mục tiêu chung



1.2.2  Mục tiêu cụ thể



1.3  Phạm vi nghiên cứu



1.4  Cấu trúc của khóa luận



CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN



2.1.  Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé



2.1.1.  Lịch sử hình thành và phát triển của công ty



2.1.2  Chức năng và nhiệm vụ của công ty




2.2.  Cơ cấu tổ chức của công ty



2.2.1  Bộ máy quản lí của công ty



2.2.2  Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban



2.3  Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
CHƯƠNG 3 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1  Cơ sở lí luận

10 
13 
13 

3.1.1  Lao động

13 

3.1.2  Tiền lương và quỹ lương trong doanh nghiệp

16 


3.1.3  Mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương

19 

3.2  Phương pháp nghiên cứu

20 

3.2.1  Phương pháp thống kê mô tả

20 

3.2.2  Phương pháp chọn mẫu

21 

3.2.3  Phương pháp so sánh

21 

3.2.4  Các chỉ tiêu phân tích đánh giá

21 

CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.  Tình hình quản lí và sử dụng lao động của công ty trong thời gian qua
v

23 

23 


4.1.1.  Tình hình lao động qua ba năm 2009 – 2011

23 

4.1.2.  Công tác quản lí lao động tại công ty

31 

4.2  Công tác quản lí tiền lương

36 

4.2.1  Các hình thức trả lương của công ty

36 

4.2.2  Đánh giá của người lao động về công tác tổ chức, quản lý tiền lương của
công ty.
38 
4.2.3  Chế độ tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi

40 

4.3  Tổng hợp ý kiến của các cán bộ, công nhân viên về tình hình thu nhập và công
việc tại công ty
42 
4.4  So sánh tiền lương của khối lao động gián tiếp (khối văn phòng) và khối lao

động trực tiếp
43 
4.5  So sánh năng suất lao động và tiền lương bình quân của công ty

45 

4.5.1  Năng suất lao động bình quân của công ty

45 

4.5.2.  Tiền lương bình quân lao động của công ty.

46 

4.5.3  So sánh tốc độ tăng tiền lương bình quân và năng suất lao động của công
ty
47 
4.6  Ưu nhược điểm của công tác quản trị lao động tiền lương của công ty.

48 

4.6.1  Công tác quản lý lao động

48 

4.6.2  Công tác tổ chức tiền lương

48 

4.7  Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý lao động và tiền

lương của công ty.
49 
4.7.1  Về lao động

49 

4.7.2  Về tiền lương

49 

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

52 

5.1  Kết luận

52 

5.2  Kiến nghị

52 

5.2.1  Đối với công ty

52 

5.2.2  Đối với Nhà nước

52 


TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


Cao Đẳng

CP

Chi Phí

ĐH

Đại Học

DT

Doanh Thu

ĐVT

Đơn Vị Tính


KH – KD

Kế Hoạch – Kinh Doanh

KT – TC

Kế Toán – Tài Chính

KTNL

Kỹ Thuật Nông Lâm

LN

Lợi Nhuận

MTV

Một Thành Viên

NH

Ngắn Hạn

NLT

Nông Lâm Trường

NSLĐ


Năng Suất Lao Động

NT

Nông Trường

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TC – HC

Tổ Chức – Hành Chính

TLBQ

Tiền Lương Bình Quân

TNCSHCM

Thanh Niên Cơ Sở Hồ Chí Minh

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TT

Trực Tiếp


UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua Ba
năm 2009 – 2011
11
Bảng 4.1. Kết Cấu Lao Động của Công Ty Qua Ba năm 2009 – 2011

24

Bảng 4.2. Tình Hình Biến Động Lao Động Qua Ba năm 2009 – 2011

30

Bảng 4.3. So Sánh Tiền Lương của Khối Lao Động Gián Tiếp (Khối Văn Phòng) và
Khối Lao Động Trực Tiếp
44
Bảng 4.5. Sự Biến Động của Tổng Quỹ Lương và Tiền Lương Bình Quân (Lao Động
Trực Tiếp)
46
Bảng 4.6. So Sánh Tốc Độ Tăng Tiền Lương Bình Quân và Năng Suất Lao Động của
Công Ty
47
 


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức



Hình 2.2. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu, Chi Phí và Lợi Nhuận Qua Ba năm 2009 –
2011
12 
Hình 4.1. Biều Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Giới Tính Qua Ba năm 2009 - 2011 25 
Hình 4.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Độ Tuổi Qua Ba năm 2009 - 2011

26 

Hình 4.4. Biểu Đồ Cơ Cấu Lao Động Phân Theo Trình Độ Chuyên Môn Qua Ba Năm
2009 - 2011
28 
Hình 4.5. Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Độ Ưa Thích Công Việc

33 

Hình 4.7. Đánh Giá của Người Lao Động về Điều Kiện Làm Việc

34 

Hình 4.8. Đánh Giá của Người Lao Động về Các Chính Sách Đào Tạo của Công Ty


35 

Hình 4.9. Đánh Giá Mức Độ Tương Xứng giữa Tiền Lương với Công Việc

38 

Hình 4.10. Đánh Giá của Người Lao Động về Cách Tính Lương của Công Ty

39 

Hình 4.11. Đánh Giá của Người Lao Động về Mức Thu Nhập Chi Trả Cho Cuộc Sống
Hằng Ngày
39 
Hình 4.12. Đánh Giá của Người Lao Động về Chế Độ Tiền Thưởng của Công Ty

40 

Hình 4.13. Đánh Giá của Người Lao Động về Chế Độ Phụ Cấp, Phúc Lợi của Công Ty
41 

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục. Phiếu Phỏng Vấn Dành Cho Cán Bộ Công Nhân Viên Của Công Ty

x



CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Quá trình sản xuất kinh doanh muốn tiến hành được phải có ba yếu tố là lao
động, đối tượng lao động, tư liệu lao động. Trong ba yếu tố đó, lao động là yếu tố quan
trọng nhất, không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối tượng lao động
chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất kinh doanh.
Trong quá trình sản xuất, muốn đạt hiệu quả cao, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có lực
lượng công nhân lành nghề, có năng lực, có kỹ thuật và chấp hành tốt nội quy, quy
định của tổ chức.
Ngoài yếu tố lao động, tiền lương cũng là yếu tố không kém phần quan trọng,
bởi lẽ tiền lương là một phần trong chi phí sản xuất ảnh hưởng đến giá thành và khả
năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Tiền lương là thu nhập cơ bản nhất
giúp người lao động trang trải chi tiêu, sinh hoạt và các dịch vụ cần thiết. Tiền lương
cao sẽ thúc đẩy người lao động có tinh thần và trách nhiệm hơn trong công việc. Một
cơ chế tiền lương hợp lí sẽ là cơ sở để người lao động gắn bó lâu dài với doanh nghiệp,
đồng thời thu hút những lao động giỏi, có khả năng, phù hợp với công việc của tổ
chức. Tiền lương và lao động luôn tồn tại song song và có mối quan hệ tương hỗ, qua
lại. Lao động sẽ quyết định tiền lương, còn mức lương sẽ tác động đến mức sống của
người lao động.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, tổ chức quản lí lao động và tiền lương là
nội dung quan trọng trong công tác quản trị kinh doanh của doanh nghiệp. Nó còn là
một trong những nhân tố quan trọng nhất quyết định số lượng, chất lượng sản phẩm
hàng hóa, giúp cho việc quản lí lao động của doanh nghiệp đi vào nề nếp, thúc đẩy
người lao động hăng say làm việc, nhằm tăng năng suất và hiệu quả công việc.


Nhận thấy được tầm quan trọng của công tác quản lí lao động tiền lương, dưới
sự hướng dẫn của TS.Trần Độc Lập, cùng với sự cho phép và giúp đỡ từ phía công ty,

đề tài tiến hành “Phân tích thực trạng quản lí lao động tiền lương tại Công ty
TNHH MTV Cao su Sông Bé, tỉnh Bình Phước”. Qua đây, đưa ra những nhận xét,
những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lí lao động tiền lương
tại công ty trong thời gian tới.
Do thời gian hạn hẹp, lượng kiến thức còn ít, kinh nghiệm chưa nhiều, đề tài
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý
kiến và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung:
Tìm hiều, phân tích thực trạng công tác quản lí lao động tiền lương tại Công ty
TNHH MTV Cao su Sông Bé, đánh giá của các cán bộ, công nhân viên về tình hình
lao động và tiền lương của công ty, từ đó nêu ra những ưu nhược điểm trong công tác
quản trị lao động tiền lương. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp góp phần hoàn
thiện hơn cơ chế quản lí lao động tiền lương của công ty.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Phân tích tình hình lao động tiền lương của công ty qua ba năm 2009 – 2011.
Đánh giá của các cán bộ, công nhân viên về tình hình tiền lương và lao động
của công ty.
Tìm hiểu, phân tích mối quan hệ giữa năng suất lao động và tiền lương. Qua đó,
so sánh tốc độ tăng năng suất lao động và tiền lương bình quân của công ty.
Ưu nhược điểm của công tác quản trị lao động tiền lương của công ty.
Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lí lao động tiền lương
của công ty.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Đề tài được thực hiện tại Công ty TNHH MTV Cao Su
Sông Bé
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành từ ngày 13/08/2012 – 13/12/2012.

1.4 Cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
2


Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong
phạm vi giới hạn về không gian và thời gian định sẵn.
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN
Mô tả khái quát những đặc trưng cơ bản của công ty: Quá trình hình
thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của công ty,
đánh giá chung về tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian
qua.
CHƯƠNG 3: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nêu một số khái niệm, cơ sở lí luận về lao động tiền lương, các nguyên
tắc sử dụng, quản lí lao động tiền lương và mối quan hệ giữa năng suất lao động
và tiền lương. Đồng thời, nêu lên các phương pháp nghiên cứu được áp dụng
nhằm đạt được mục tiêu của đề tài.
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Trình bày kết quả của quá trình nghiên cứu, những số liệu thu thập được
thông qua xử lí tính toán, đưa ra những phân tích và nhận xét.
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nêu lên những kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu, từ đó nêu lên
những kiến nghị, đề xuất đối với phía Công ty và phía Nhà nước để giúp cho
công tác quản trị lao động tiền lương của công ty được hoàn thiện hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


2.1. Tổng quan về công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH MTV Cao su Sông Bé (gọi tắt là Công ty Cao su Sông Bé) là
doanh nghiệp Nhà nước, trực thuộc UBND tỉnh Bình Phước. Công ty được chính thức
thành lập theo Quyết định số 697/QĐ-UB ngày 16/6/1983 của UBND tỉnh Sông Bé.
Quá trình hình thành và hoạt động, từ buổi đầu được bố trí ở khu vực Bầu Bàng, sau
đó chuyển vào khu vực Nha Bích rồi sáp nhập thêm Nông trường Quốc doanh Nha
Bích và xây dựng cố định ở khu vực hiện nay. Đến cuối năm 1992, Công ty có 1781,1
ha cao su. Tháng 5/1998, thành lập Nhà máy Chế biến mủ công suất 3.000 tấn/năm và
đầu năm 2002 Công ty đã đầu tư mở rộng nâng công suất nhà máy chế biến từ 3.000
tấn/năm lên 7.500 tấn/năm.
Tháng 6/1998, Lâm trường Phú Thành được sáp nhập vào Công ty Cao su Sông
Bé theo quyết định số 1343/QĐ-UB ngày 05/6/1998 của UBND tỉnh Bình phước với
tổng diện tích 7.896,95 ha rừng trồng, rừng khoanh nuôi và đất giao khoán cho nhân
dân sản xuất nông lâm nghiệp. Năm 1999, Công ty triển khai thực hiện dự án đầu tư,
chăm sóc cao su tiểu điền ở khu vực huyện Bình Long (nay là huyện Chơn Thành và
huyện Bình Long) với tổng diện tích là 1.425,30 ha. Tháng 4/2002, để tạo điều kiện
mở rộng quy mô hoạt động của Công ty, UBND tỉnh Bình Phước đã ban hành quyết
định số 681/QĐ-UB ngày 23/4/2002 v/v thu hồi 2.256 ha đất lâm nghiệp tại Ban Quản
Lý rừng kinh tế Tân Lập, quy hoạch giao cho Công ty cao su Sông Bé để trồng cao su
và trồng rừng. Hiện nay, UBND Tỉnh Bình Phước tiếp tục giao cho Công ty cao su
Sông Bé 3.000 ha đất thuộc ban quản lý rừng kinh tế Tân Lập và Suối Nhung để trồng
cao su theo thông báo kết luận số: 143/TB.UB ngày 02/07/2003 của UBND Tỉnh.

4


Đến nay Công ty Cao su Sông Bé tiếp tục ổn định để phát triển đơn vị với các
cơ sở trực thuộc nằm trên địa bàn 2 tỉnh: Huyện Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương;

huyện Chơn Thành, huyện Lộc Ninh, huyện Bù Đốp, huyện Bù Đăng thuộc tỉnh Bình
Phước. Công ty là đơn vị kinh tế hoạt động trên lĩnh vực sản xuất, kinh doanh nông
lâm nghiệp: trồng, khai thác, thu mua, chế biến và trực tiếp tiêu thụ sản phẩm mủ cao
su; Công ty còn chịu trách nhiệm trồng rừng, quản lý và bảo vệ rừng trồng; quản lý dự
án, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu dân cư và phát triển cao su
tiểu điền...
Về cơ sở hoạt động, Công ty có ba nông trường, hai nông lâm trường với diện
tích cao su và rừng là 14.605 ha, một Nhà máy Chế biến mủ công suất 7.500 tấn/năm,
các phòng nghiệp vụ với hệ thống trụ sở làm việc, nhà kho, nhà ở cùng đất đai, máy
móc thiết bị, phương tiện vận tải và phương tiện làm việc trị giá hàng trăm tỷ đồng.
Do kiên trì đường lối kinh doanh đúng hướng, Công ty đã vượt qua những thời
điểm khó khăn, hoàn thành vượt mức kế hoạch hằng năm, thực hiện đạt hiệu quả kinh
doanh, thu nhập của người lao động luôn tăng, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân
sách Nhà nước và các khoản phải nộp cho người lao động, tiếp tục đẩy mạnh việc mở
rộng quy mô hoạt động của Công ty, tham gia làm tốt công tác xã hội và hoàn thành
các nhiệm vụ khác của đơn vị. Với những thành quả đã đạt được, công ty đã vinh dự
được Nhà nước tặng huân chương lao động hạng ba năm 1995, huân chương lao động
hạng hai năm 2003 và huân chương lao động hạng nhất năm 2008.
Để mở rộng quy mô hoạt động, năm 2009 công ty đã được giao nhiệm vụ hợp
tác với Công Ty Cổ Phần Sài Gòn Bình Phước chuẩn bị triển khai dự án trồng hơn
6.000 ha cao su ở tỉnh Kratie thuộc vương quốc Campuchia, dự án đầu tư khu công
nghiệp 512 ha ở xã Minh Thành thuộc huyện Chơn Thành, và dự án khu công nghiệp
Becamex Bình Phước. Đây là tiền đề để tạo ra sự phát triển vượt bậc của công ty cả về
lượng cũng như về chất, đưa vị trí công ty lên tầm cao mới.
Thực hiện hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000, năm
2010 đổi mới và nâng cấp theo phiên bản 9001:2008, nhằm phục vụ tốt cho khách
hàng và giữ vững uy tín thương hiệu sản phẩm.

5



Ngày 1/7/2010, Công ty Cao Su Sông Bé được chuyển đổi thành công ty Trách
Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên Cao Su Sông Bé theo quyết định số 1492/QĐUBND của UBND Tỉnh Bình Phước.
Tên giao dịch quốc tế: SONG BE RUBBER COMPANY LIMITED
(SORUCO)
Trụ sở chính: Quốc lộ 14, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành, tỉnh Bình Phước
Điện thoại: 06513 667249
Fax: 06513 667260
Email:
Website: www.caosusongbe.vn
2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty
a)

Chức năng của công ty
Công ty TNHH MTV cao su Sông Bé là công ty Nhà nước, trực thuộc UBND

tỉnh Bình Phước, với hình thức sở hữu 100% vốn Nhà nước, công ty hoạt động theo
chế độ hạch toán kinh tế, có tư cách pháp nhân, được mở tài khoản tại Ngân hàng và
được sử dụng con dấu riêng.
Lĩnh vực kinh doanh là sản xuất nông, lâm nghiệp vừa mang tính chất là một
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, vừa mang tính chất là một đơn vị kinh doanh.
Chức năng của công ty là trồng mới, chăm sóc, khai thác, chế biến và tiêu thụ
cao su. Ngoài ra công ty còn thực hiện các dự án do Nhà nước giao cho, kinh doanh
thương mại theo khả năng của mình và nhu cầu của thị trường theo đúng quy định
pháp luật.
b)

Nhiệm vụ của công ty
Kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng kí. Tổ chức khai hoang trồng mới, chăm


sóc, khai thác và chế biến mủ cao su. Thu mua mủ cao su tiểu điền, quản lí bảo vệ, xây
dựng và phát triển vốn rừng, sản xuất kinh doanh nông, lâm nghiệp kết hợp, xuất khẩu
mủ và sản phẩm từ cao su. Nhập khẩu máy móc, thiết bị vật tư phục vụ cho sản xuất
và xuất khẩu của công ty. Xây dựng cơ sở hạ tầng và kinh doanh khu công nghiệp, khu
dân cư, đầu tư xây dựng giao thông thủy lợi
Công ty còn có một số nhiệm vụ như đầu tư các công trường trực thuộc công ty;
tạo công ăn việc làm, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho toàn thể cán
6


bộ công nhân viên của công ty, khảo sát kí kết hợp đồng thương mại về xuất khẩu cao
su, kết hợp kinh tế với quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị và trật tự xã hội trên
địa bàn.
2.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.2.1 Bộ máy quản lí của công ty
Bô máy quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến
theo chức năng. Thủ trưởng các phòng ban chức năng, các đơn vị sản xuất được Giám
đốc công ty ủy quyền thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và chịu trách nhiệm trực tiếp
với Giám đốc về kết quả thực hiện của đơn vị mình.
Vì quản lí trên diện tích rộng, do đó để mang lại hiệu quả trong sản xuất kinh
doanh nên công ty rất chú trọng đến việc phân cấp quản lí, để đảm bảo quản lí toàn
diện. Mô hình này đã phát huy tính chủ động, sáng tạo của các cấp quản lý, mang lại
hiệu quả đáng kể trong công tác điều hành quản lý của công ty.
Công ty có Đảng bộ trực thuộc trực tỉnh Bình Phước, Ban Giám Đốc, công
đoàn cơ sở, Đoàn TNCSHCM, hội cựu chiến binh, hội chữ thập đỏ, ba nông trường,
hai nông lâm trường, một nhà máy chế biến mủ và các phòng ban nghiệp vụ.
Chủ tịch Công ty và Kiểm soát viên do chủ sở hữu Công ty là UBND tỉnh Bình
Phước ra quyết định bổ nhiệm.

7



Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức
CHỦ TỊCH
KIÊM
TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

P
PHÒNG
TC - HC

Dự án
trồng cao
su Tà
Thiết –
Lộc Ninh

PHÒNG
KTNL

Quản lý
rừng
đầu
nguồn
Minh
Thành


PHÒNG
KH - KD

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

NT
MINH
THÀNH

Dự án
Công ty
Cổ phần
B.O.T
An lộc –
Hoa Lư

N
NT
NHA
BÍCH

NLT
NGHĨA
TRUNG

NT
LỘC
THẠNH


PHÒNG
KT - TC

PHÓ TỔNG
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
QUẢN

CHẤT
LƯỢNG

NHÀ
MÁY
CHẾ
BIẾN
MỦ

NLT

ĐỐP

Dự án
trồng
cao su
Nghĩa
Trung

PHÒNG

THANH
TRA –
BẢO
VỆ

Dự án
trồng
cao su
Bù Đốp,
B.O.T

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

8


2.2.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty,
quản lý, điều hành chung mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, đời sống xã hội trong
toàn công ty. Giám đốc là người trực tiếp quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư,
tài chính kế toán, tổ chức tiền lương, xuất nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước công ty
và pháp luật.
Phó Tổng giám đốc: Là người hỗ trợ cho Tổng Giám đốc trong việc thực hiện
các công tác, các dự án của công ty, đồng thời trợ giúp Tổng Giám đốc về công việc
quản lí công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về công việc mà mình phụ
trách. Phó Tổng giám đốc được phân làm ba lĩnh vực phụ trách:
Phụ trách Kỹ thuật, Quản lý chất lượng, Công đoàn, Tổ chức hành chính
Phụ trách dự án Công ty cổ phần B.O.T An Lộc – Hoa Lư
Phụ trách Bảo vệ, công tác lâm nghiệp
Phòng Tổ chức – Hành chính: Quản lí thực hiện các chế độ, chính sách cho

người lao động, công tác đào tạo cán bộ, bố trí nhân sự cũng như tổ chức tiền lương
của công ty…
Phòng Kỹ thuật nông lâm: Có nhiệm vụ quản lí về quy trình kỹ thuật trồng,
chăm sóc, trồng mới, khai thác mủ cao su, chất lượng cao su chế biến.
Phòng Kế hoạch – Kinh doanh: Nắm bắt kịp thời nhu cầu vật tư cho sản xuất,
lập các kế hoạch về đầu tư cho sản xuất, xây dựng và lập kế hoạch duy tu bảo dưỡng
máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất, giúp Tổng Giám đốc trong việc điều hành sản
xuất kinh doanh.
Phòng Kế toán – Tài chính: Giúp việc cho Ban giám đốc thực hiện các nghĩa
vụ đối với Nhà nước, phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tính toán các
hoạt động sản xuất kinh doanh. Thu thập tổng hợp các số liệu, lập báo cáo tài chính
theo quy định hiện hành, cung cấp các số liệu tài chính cần thiết phục vụ cho nhu cầu
tài chính của công ty.
Phòng Quản lý chất lượng: Kiểm tra giám sát trong việc chấp hành quy trình
công nghệ trong quá trình sản xuất. Kiểm tra chỉ tiêu chất lượng của từng lô thành
phẩm. Tổ chức xây dựng quy trình, quy phạm thuộc lĩnh vực quản lý chất lượng.
Nghiên cứu cải tiến sản xuất, hệ thống theo đúng tiêu chuẩn ISO 9001.
9


Phòng Thanh tra – Bảo vệ: Thực hiện việc thanh tra, quản lý vườn cây, kiểm
tra chống mất mủ cao su.
Các nông lâm trường: Có nhiệm vụ chăm sóc cây, khai thác mủ,…
Nhà máy chế biến mủ: Tiếp nhận nguồn nguyên liệu mủ nước ở các nông
trường, tổ chức thu mua mủ ở các tiểu điền, sản xuất chế biến thành phẩm.
2.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua
Chỉ trong ba năm 2009 – 2011, Công ty Cao su Sông Bé đã phát triển rất nhanh
chóng. Doanh thu năm 2009 chỉ đạt 236.192 triệu đồng, đến năm 2011 đạt tới 619.632
triệu đồng, tăng gần gấp ba lần so với năm 2009 (tăng 383.440 triệu đồng), với tỷ lệ
tăng đạt 162,34%. Lợi nhuận trước thuế tăng 543,96%, một con số khá lớn. Tỷ suất

DT/CP, LN/DT, LN/CP tăng rất đáng kể. Tỷ suất DT/CP tăng 53,77%, tỷ suất LN/DT
tăng đến 145,46%, tỷ suất LN/CP tăng 277,46% (xem bàng 2.1).
Xét cụ thể theo từng giai đoạn, năm 2009, ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế
giới, giá cao su giảm mạnh, đồng thời giá một số vật tư, nguyên liệu thì vẫn giữ giá cũ
làm cho hoạt động kinh doanh của công ty gặp rất nhiều khó khăn. Lợi nhuận năm
2009 rất thấp chỉ đạt 45.7755 triệu đồng, một đồng chi phí bỏ ra thu được chỉ 1,24
đồng doanh thu (tỷ suất DT/CP), tỷ suất LN/DT chỉ đạt 19,4%, có nghĩa là cứ một
đồng doanh thu sẽ thu được chỉ 0,194 đồng lợi nhuận, tỷ suất LN/CP đạt 24% (xem
bảng 2.1)

10


Bảng 2.1. Kết Quả và Hiệu Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh của Công Ty Qua Ba năm 2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh thu
Chi phí
Lợi nhuận trước thuế
Nộp ngân sách
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ suất DT/CP
Tỷ suất LN/DT
Tỷ suất LN/CP

2009
236.192
190.417
45.775
11.444

34.332
1,240
0,194
0,240

2010

2011

307.403
238.471
68.933
17.438
51.495
1,289
0,224
0,289

619.632
324.858
294.774
73.819
220.954
1,907
0,476
0,907

2010/2009
%


71.212
30,15
48.054
25,24
23.157
50,59
5.994
52,38
17.163
49,99
0,049
3,92
0,030
15,70
0,049
20,24

2011/2010
%

312.228
101,57
86.387
36,23
225.841
327,63
56.382
323,33
169.459
329,08

0,618
47,97
0,251
112,15
0,618
213,91

2011/2009
%

383.440
162,34
134.441
70,60
248.998
543,96
62.376
545,06
186.623
543,59
0,667
53,77
0,282
145,46
0,667
277,46

Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính
Nhưng bắt đầu bước qua năm 2010, nền kinh tế dần được phục hồi, giá mủ cao su bắt đầu tăng lên, tình hình sản xuất kinh doanh của
công ty cũng có nhiều biến chuyển tốt. Năm 2010, doanh thu tăng lên 307.403 triệu đồng, tăng 30,15% so với năm 2009. Lợi nhuận

trước thuế tăng 50,59%, tương đương tăng 23.157 triệu đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 51.495 triệu đồng, tăng 49,99% so với năm 2009.
Một đồng chi phí mà công ty bỏ ra lúc này thu được 1,289 đồng lợi nhuận, tăng 3,92% so với năm 2009, tỷ suất LN/DT đạt 22,4%,
tăng 15,70%, tỷ suất LN/CP tăng 20,24%, đạt 28,9%. Bước sang năm 2011, công ty có những tiến triển vượt bậc, doanh thu tăng gấp
đôi so với năm 2010 đạt tới 619.631 triệu đồng, với tỷ lệ tăng 101,57%. Lợi nhuận trước thuế tăng 327,63% so với năm 2010, lợi
nhuận sau thuế tăng 329,08%, đạt 220.954 triệu đồng. Tỷ suất DT/CP đạt 190,70%, tỷ suất LN/DT đạt 47,60%, tỷ suất LN/CP đạt
90,7%.

11


Để thấy rõ hơn, ta xem biểu đồ hình 2.2 bên dưới:
Hình 2.2. Biểu Đồ Biến Động Doanh Thu, Chi Phí và Lợi Nhuận Qua Ba năm
2009 – 2011
ĐVT: Triệu đồng
700000
619632

600000
500000

Doanh thu

400000
300000
200000
100000
0

236192
190417

45775
2009

307403
238471

324858
294774

Chi phí
Lợi nhuận

68933
2010

2011
Nguồn: Phòng Kế toán – Tài chính

Từ hình 2.2, có thể thấy rõ được sự biến động doanh thu, chi phí, và lợi nhuận
của công ty qua các năm một cách rõ rệt. Năm 2009, doanh thu chỉ đạt 236.192 triệu
đồng, chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới. Tuy nhiên, bắt đầu sang
năm 2010, công ty dần lấy lại được vị thế của mình, và tăng trưởng nhảy vọt vào năm
2011, doanh thu đạt tới 619.632 triệu đồng. Khoảng cách giữa doanh thu và chi phí
ngày càng bị đẩy xa, đồng nghĩa với lợi nhuận của công ty ngày càng tăng lên, đây là
một dấu hiệu rất đáng mừng. Nền kinh tế thế giới lúc này đã và đang dần phục hồi,
cộng với giá cao su xuất khẩu tăng, đồng thời giá dầu thô cũng tăng, nhu cầu về cao su
thiên nhiên tăng, lợi nhuận của công ty cũng từ đó được cải thiện.

12



CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận
3.1.1 Lao động
a)

Khái niệm lao động
Lao động là hoạt động bằng chân tay hay trí óc có mục đích của con người

nhằm biến đổi các vật thể trong tự nhiên để sản xuất sản phẩm có ích phục vụ cho nhu
cầu sản xuất và tiêu dùng của con người. Lao động là điều kiện đầu tiên cần thiết và
vĩnh viễn cho sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Lao động là hoạt động quan trọng nhất của con người, tạo ra của cải vật chất và
các giá trị tinh thần của xã hội. Lao động có năng suất,chất lượng và hiệu quả cao là
nhân tố quyết định sự phát triển của đất nước.
Năng suất lao động là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động
của doanh nghiệp, được đo bằng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc
lượng thời gian hao phí.
Tăng năng suất lao động (NSLĐ) là một yếu tố quan trọng để giảm giá thành sản
phẩm, tăng năng lực cạnh tranh, cả ở cấp độ đơn vị, doanh nghiệp lẫn cấp độ quốc gia.
Năng suất được tăng cao không chỉ giải quyết được vấn đề lợi nhuận, sự tồn tại của
doanh nghiệp, cơ quan, đơn vị mà còn nâng cao được thu nhập của người lao động,
hiệu quả làm việc, phát huy khả năng sáng tạo của họ.
NSLĐ tăng làm rút ngắn thời gian để hoàn thành một lượng công việc hay sản
xuất ra một khối lượng sản phẩm,từ đó hoàn thành vượt mức sản lượng hay hoàn thành
đúng mức sản lượng trước thời định. Nói cách khác, tăng năng suất lao động làm tăng
sản phẩm làm ra, đối với công nhân hưởng lương theo sản phẩm thì lượng sản phẩm
tăng thêm này làm tăng tiền lương.

b)

Tầm quan trọng của lao động
13


Lao động, một mặt là bộ phận của nguồn lực phát triển, đó là yếu tố đầu vào
không thể thiếu được trong quá trình sản xuất. Mặt khác, lao động là một bộ phận của
dân số, những người được hưởng lợi ích của sự phát triển. Sự phát triển kinh tế suy
cho cùng đó là tăng trưởng kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho con
người. Lao động là một trong bốn yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế và nó là yếu
tố quyết định nhất, bởi vì tất cả mọi của cải vật chất và tinh thần của xã hội đều do con
người tạo ra, trong đó lao động đóng vai trò trực tiếp sản xuất ra của cải đó. Trong xã
hội dù lạc hậu hay hiện đại cũng cần phải cân đối vai trò của lao động, dùng vai trò
của lao động để vận hành máy móc. Lao động là yếu tố đầu vào của mọi quá trình sản
xuất, không gì có thể thay thế hoàn toàn được lao động
c)

Các hình thức của lao động
Phân loại theo nghề nghiệp:
-

Công nhân sản xuất chính: Là những người tham gia trực tiếp bằng tay

hoặc bằng máy móc tham gia vào quá trình sản xuất và trực tiếp tạo ra sản phẩm.
-

Công nhân sản xuất phụ: Là những người phục vụ cho quá trình sản xuất

và làm các ngành nghề phụ như: công nhân sửa chữa, vận chuyển nội bộ và làm các

hoạt động sản xuất phụ khác.
-

Lao động còn lại gồm có: Nhân viên kỹ thuật, nhân viên bán hàng, nhân

viên hành chính, kế toán đào tạo, bảo vệ cơ sở,…
Phân loại theo nhóm lương:
-

Lao động trực tiếp: Phần lớn là lao động phổ thông chưa qua tầng lớp

chuyên môn nào hoặc những công nhân đã qua một quá trình đào tạo có tay nghề cao.
-

Lao động gián tiếp: Bao gồm nhân viên, cán sự, chuyên viên…Nhân

viên phần nhiều là những người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc trung cấp. Cán sự
phần nhiều là những người tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng. Chuyên viên là những
người tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học có quá trình nghiên cứu khoa học và có
trình độ chuyên môn cao.

14


d)

Quản lí lao động
Quản lí lao động là hoạt động quản lí lao động con người. Trong đó chủ thể

quản trị tác động lên khách thể bị quản trị nhằm mục đích tạo ra lợi ích chung của tổ

chức.
Trong cơ chế thị trường cạnh tranh hiện nay, các cơ sở doanh nghiệp muốn tồn
tại và phát triển được đều rất cần được trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, máy móc thiết
bị hiện đại, một đội ngũ nhân viên đủ mạnh,… Tuy nhiên, cần phải biết áp dụng khoa
học quản lí một cách hiệu quả thì doanh nghiệp đó mới có thể tồn tại và phát triển lâu
dài.
Quản lí lao động thực chất là sử dụng và bồi dưỡng lao động, hai mặt này tuy
khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ mật thiết với nhau, không bao giờ được tách
rời. Do đó, muốn quản lí lao động tốt cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Các nguyên tắc quản lí, sử dụng lao động:
- Phải hình thành cơ cấu lao động tối ưu: Phân định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn của các bộ phận, cá nhân với nhau, tạo sự đồng bộ giữa các cá nhân, bộ
phận trong cơ cấu.
- Đảm bảo các yếu tố vật chất phục vụ cho nơi làm việc của người lao động như:
trang bị máy móc thiết bị, dụng cụ, nguyên vật liệu,… cả về số lượng và chất lượng.
- Khuyến khích vật chất, tinh thần cho người lao động tạo động lực phát triển
kinh tế thông qua trả lương, khen thưởng, phụ cấp, trợ cấp,…một cách hợp lí. Đồng
thời tạo môi trường làm việc thoải mái, động viên tinh thần làm việc của người lao
động.
- Tăng cường định mức lao động: Định mức lao động là xác định lượng hao phí
lao động tối đa để hoàn thành một đơn vị sản phẩm (hoặc một khối lượng công việc)
theo tiêu chuẩn, chất lượng đã được quy định. Xác đinh được định mức lao động là cơ
sở để xây dựng kế hoạch tiền lương, xây dựng phương án tối thiểu hóa chi phí.
Ngoài ra, không ngừng bồi dưỡng trình độ văn hóa, chính trị, tư tưởng, chuyên
môn nghiệp vụ. Đồng thời, tăng cường kỷ luật lao động, đảm bảo điều kiện an toàn
cho người lao động.

15



×