Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Một số giải pháp nhằm đổi mới phong cách lãnh đạo và xây dựng văn hóa công ty tại công ty cổ phần sông đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.7 KB, 11 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM ĐỔI MỚI PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO
VÀ XÂY DỰNG VĂN HÓA CÔNG TY TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
SÔNG ĐÀ 1.01

Trong nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong quá trình toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, bên cạnh các nhân tố như chiến lược phát triển, vốn, nguồn nhân
lực… thì hai yếu tố phong cách lãnh đạo và văn hóa doanh nghiệp là những vấn đề
đang được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu, góp phần không nhỏ tạo nên sự
thành công của mỗi Công ty.
Những nhà lãnh đạo - quản lý giỏi hiện nay phải là người có những cái nhìn
thực tế hơn về giá trị của họ đối với tổ chức mà họ quản lý. Họ phải có một phong
cách quản lý mới, hợp lý. Phong cách lãnh đạo hợp lý là phong cách mà ở đó
người lãnh đạo vừa đáp ứng được các nhu cầu khác nhau của người lao động, vừa
phát huy được sức mạnh cá nhân và tập thể người lao động trong hoạt động sản
xuất, kinh doanh.
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản vô hình của mỗi doanh nghiệp, nó có vị trí
và vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kỳ một
doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, ngôn ngữ, tư liệu, thông tin nói
chung được gọi là tri thức thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại
được. Văn hoá của doanh nghiệp được thể hiện ở phong cách lãnh đạo của người
lãnh đạo và tác phong làm việc của nhân viên. Cùng với sự phát triển của nền kinh
tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp là một việc làm hết sức cần thiết
nhưng cũng không ít khó khăn.


Trên cơ sở xác định tầm quan trọng của hai yếu tố trên và thực trạng phong
cách lãnh đạo và công tác xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần
Sông Đà 1.01, tôi đã chọn chủ đề “ Một số giải pháp nhằm đổi mới phong cách
lãnh đạo và xây dựng văn hóa công ty tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01” làm
vấn đề nghiên cứu trong bài tập dưới đây.


1. Vài nét về Công ty cổ phần Sông Đà1.01
Công ty Sông Đà 1.01 thuộc Tổng Công ty Sông Đà là đơn vị chuyên xây
dựng các công trình dân dụng và công nghiệp, giao thông cầu đường bộ, xây dựng
cơ sở hạ tầng...Trong suốt quá trình phát triển, đơn vị luôn là lá cờ đầu trong hoạt
động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà. Các công trình đơn vị thi
công đều tuân thủ đúng các quy trình quy phạm kỹ thuật của Nhà nước hiện hành.
Chất lượng các công trình luôn mang lại uy tín ngày càng cao cho đơn vị nói riêng
và cộng đồng Sông Đà nói chung. Để đảm bảo phát triển và mở rộng sản xuất kinh
doanh theo đúng định hướng đã đề ra Công ty không ngừng đầu tư phát triển
nguồn nhân lực và thiết bị để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Với đội ngũ
cán bộ công nhân kỹ thuật lành nghề và năng lực thiết bị sẵn có, công ty chú trọng
phát triển thế mạnh trong các lĩnh vực: xây dựng dân dụng và công nghiệp, giao
thông cầu đường bộ, xây dựng cơ sở hạ tầng. Công ty Sông Đà 1.01 chủ trương


phát triển các mối quan hệ sẵn có và hợp tác toàn diện với các đơn vị trong và
ngoài Tổng Công ty Sông Đà trên tinh thần hiểu biết, hợp tác đôi bên cùng có lợi.

• Phong cách lãnh đạo
* Phong cách lãnh đạo được coi là một nhân tố quan trọng của người quản
lý, lãnh đạo, nó gắn liền với kiểu người lãnh đạo và nghệ thuật lãnh đạo, quản lý con
người.
* Phong cách lãnh đạo không chỉ thể hiện về mặt tổ chức lãnh đạo tập thể
một cách khoa học mà còn thể hiện tài năng, chí hướng, nghệ thuật điều khiển, tác
động người khác của người lãnh đạo.
* Phong cách lãnh đạo là cách thức làm việc của nhà lãnh đạo.
* Phong cách lãnh đạo là hệ thống các đấu hiệu đặc trưng của hoạt động
quản lý của nhà lãnh đạo, được quy định bởi các đặc điểm nhân cách của họ.

• Văn hóa công ty

Hiểu một các đơn giản, văn hóa chính là phong cách của doanh nghiệp, ở
mức độ phức tạp hơn, văn hóa bao gồm những những giá trị, những chuẩn mực
hành vi, những biểu tượng của các thành viên trong tổ chức. Ví dụ, trong một tổ


chức có nền văn hóa mang tính tập thể cao thì mỗi cá nhân sẽ được khuyến khích
tinh thần làm việc đồng đội, cùng mọi người ra quyết định chung. Chúng ta khó có
thể giải thích rõ ràng về văn hóa nhưng chúng ta có thể biết nó thông qua cảm nhận
của mình. Ví dụ, văn hóa tại các doanh nghiệp kinh tế sẽ khác với văn hóa của
bệnh viện và khác với văn hóa ở các trường học, văn hóa của các doanh nghiệp sản
xuất sẽ khác với văn hóa của các doanh nghiệp kinh doanh. Điều đó một phần
được tạo nên do tính đặc thù của lĩnh vực mà công ty đang hoạt động.
2. Thực trạng phong cách lãnh đạo và văn hóa tổ chức của Công ty Cổ phần Sông
Đà 1.01
Tại công ty Sông Đà 1.01 lãnh đạo doanh nghiệp trực tiếp giao việc cho nhân viên
và quyết định mọi vấn đề, nhân viên là người thừa hành và thường không tham gia
vào việc ra quyết định. Mô hình này thích hợp với phương thức sản xuất kinh
doanh cũ khi mọi hoạt động của doanh nghiệp gắn liền với kế hoạch của Tổng
công ty giao.

Về công tác xây dựng văn hóa công ty, cũng như các đơn vị khác của Tổng
Công ty Sông Đà, cán bộ công nhân viên luôn được giáo dục về truyền thống anh
hùng của doanh nghiệp. Đối với cán bộ, kỹ sư và anh em công nhân luôn có sự gắn
bó đoàn kết trong công việc, mỗi cán bộ lãnh đạo là tâm gương để anh em noi theo


không những chỉ dựa vào quyền hạn được phân công mà đó còn là uy tín cá nhân,
sự nể trọng mà cán bộ công nhân viên giành cho. Đối với công việc cán bộ kỹ sư
của Sông Đà có một câu nói ngắn gọn thể hiện được tinh thần làm việc của họ :”
Tư duy kỹ sư, tác phong chiến sĩ” , đó là tư duy sáng tạo, cẩn thận trong công việc,

tác phong nhanh nhẹn, giản dị với đồng nghiệp. Đối với mỗi người lao động, trong
công việc yêu cầu đầu tiên là luôn phải tuân thủ mệnh lệnh của cán bộ. Điều này
phù hợp với tính chất công việc của các đơn vị thi công, để luôn có một kỷ luật
trên công trường nhưng nó cũng hạn chế sự dân chủ và sáng tạo trong công việc.
3. Tại sao cần có sự thay đổi
• Phong cách lãnh đạo
Chúng ta có thể nhận thấy mô hình lãnh đạo tại Công ty Cổ phần Sông Đà
1.01 tỏ ra thiếu linh hoạt và không phát huy được sự sáng tạo của cán bộ cấp dưới.
Đặc biệt trong môi trường ngành xây dựng luôn chứa đựng các yếu tổ tiềm ẩn,
nguy cơ từ môi trường tự nhiên và xã hội. Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 áp dụng
phong cách lãnh đạo trực tiếp, theo chúng tôi, thời gian tới Công ty cần phải đổi
mới phong cách lãnh đạo vì phong cách lãnh đạo hiện nay gặp phải trở ngại khi mà
công trường rải rác, công nhân làm việc theo ca kíp, công việc phụ thuộc nhiều vào
các yếu tố ngoại cảnh như thời tiết, mùa vụ… Việc lãnh đạo trực tiếp đôi khi không
thuận lợi khi công việc ở công trường đòi hỏi các phương án xử lý nhanh, kịp thời.
Đồng thời việc thay đổi phong cách lãnh đạo bằng cách giao quyền xuống cho các


cán bộ cấp dưới sẽ góp phần làm tăng tính chủ động, sáng tạo của cán bộ công
nhân viên trong Công ty. Trên cơ sở phân tích trên, tôi xin đưa ra hai phương án đề
xuất về phong cách lãnh đạo như sau :
1- Phong cách lãnh đạo dựa trên sự trao đổi thảo luận: Nhân viên đưa ra các
ý kiến, đặt câu hỏi, lắng nghe, cung cấp thông tin phản hồi, những giả định về
thách thức và đề nghị các chương trình đào tạo khi cần thiết. Nhà quản lý là người
đảm bảo chắc chắn các ý kiến đều được thảo luận cặn kẽ và biến thành một cuộc
tranh luận thực sự. Như vậy lãnh đạo luôn nắm được tình hình thực tế tại mỗi đơn
vị của mình và có thể đưa ra những quyết định chính xác nhất
2- Phong cách lãnh đạo ủy thác giao phó: Phong cách lãnh đạo này rất thích
hợp khi nhân viên là người hiểu biết, có kỹ năng và động lực để hoàn thành công
việc. Bởi vì, những nhân viên có kinh nghiệm luôn muốn tự do lựa chọn cách thức

thực hiện công việc mà không cần nhà quản lý nói rằng họ phải làm gì. Phong
cách lãnh đạo này cũng tạo cho các nhà quản lý có nhiều thời gian để dành cho
việc thực hiện các nhiệm vụ khác như xây dựng các tiêu chuẩn, kế hoạch và chiến
lược cho Công ty
• Văn hóa công ty
Qua quá trình phân phân tích trên, chúng ta có thể thấy công ty chưa xây
dựng cho mình nền văn hóa Công ty theo đúng nghĩa của vấn đề này. Văn hóa tại


Công ty hiện nay là do phát triển tự phát, lâu dần thành thói quen chứ chưa được
ban lãnh đạo chú trọng, coi là vấn đề trọng tâm cần xây dựng. Điều này bộc lộ rõ
ở một số đặc điểm chung như sau:
Thứ nhất, các giá trị văn hoá doanh nghiệp phải là một hệ thống có
quan hệ chặt chẽ với nhau, được chấp nhận và phổ biến rộng rãi giữa các thành
viên trong doanh nghiệp. Sự tương tác giữa các giá trị văn hoá sẽ tạo ra những
đặc trưng nhất định của mỗi nền văn hoá như linh hoạt hay nhất quán, định
hướng dài hạn… Tuy nhiên, Công ty chưa xây dựng cho mình một nền văn hoá
doanh nghiệp đặc trưng, chưa hiểu rõ mục tiêu của mình là xây dựng một nền văn
hoá như thế nào và xác định các giá trị phù hợp với mục tiêu đó.
Thứ hai, hệ thống các giá trị văn hoá phải là kết quả của quá trình lựa
chọn hoặc sáng tạo của chính các thành viên trong doanh nghiệp mà người sáng
lập và lãnh đạo đóng vai trò quyết định trong quá trình đó. Sự lựa chọn như vậy
sẽ tạo ra bản sắc văn hoá khác biệt với các tổ chức khác. Các giá trị này phải
được kiểm chứng qua thực tế và phải chứng tỏ được sự ảnh hưởng tích cực đối
với hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Điều này doanh nghiệp chưa làm
được.
Thứ ba, các giá trị văn hoá doanh nghiệp phải có một sức mạnh đủ để
tác động đến nhận thức, tư duy và cảm nhận của các thành viên trong doanh
nghiệp đối với các vấn đề và quan hệ của doanh nghiệp. Nói cách khác, các giá



trị văn hoá doanh nghiệp chỉ được coi là tồn tại khi các thành viên bên trong tổ
chức đó thừa nhận và sử dụng như những chuẩn mực trong nhận thức, tư duy,
cảm nhận và hành động, xác định được những ưu tiên, tốt, xấu. Những giá trị có
khả năng ảnh hưởng như vậy là kết quả của một quá trình tác động lâu dài và liên
tục

của

ban

lãnh

đạo

doanh

nghiệp.

Trên cơ sở các phân tích nêu trên, tôi xin đưa ra một số giải pháp để xây dựng
văn hóa daonh nghiệp tại Công ty Cổ phần Sông Đà 1.01 như sau:
Tạo ra sự đồng thuận: Những buổi họp là cách thức tuyệt hảo để bồi đắp
tinh thần đồng đội và thói quen làm việc nhóm .Những buổi họp giúp các thành
viên mới làm quen với nhau, tạo sự nhất trí về các mục tiêu được giao cùng với
các vấn đề cần giải quyết về mặt tổ chức. Đưa ra các mục tiêu rõ ràng cụ thể vì
hiểu rõ mục tiêu họ sẽ có cùng một điểm xuất phát và biết được nhóm của mình
đang đi về đâu. Phân định rõ trách nhiệm cho từng thành viên, trưởng nhóm cần
làm cho các thành viên hiểu rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân trong quan hệ với
các thành viên khác trong nhóm . Điều này sẽ giúp các thành viên tránh sự hiểu
lầm và xung đột về trách nhiệm của từng người.

Công bằng với mọi thành viên trong vấn đề đạo tạo :Thành viên nào cũng
phải được đào tạo và trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành
tốt các nhiệm vụ được giao. Sự chia rẽ trong nội bộ nhóm sẽ xảy ra khi một thành
viên nào đó của nhóm không thể thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình. Việc đào


tạo cũng phải thường được thực hiện thường xuyên và nên để các thành viên
ghép từng đôi để học hỏi lẫn nhau.
Khuyến khích xây dựng quan hệ khăng khít giữa các thành viên : Tổ chức
các hoạt động để các nhân viên có điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau ở những
khía cạnh ngoài công việc. Sự hiểu biết, thông cảm bên ngoài sẽ giúp cải thiện
đáng kể công việc quan hệ giữa các nhân viên trong công việc.


4. Kết luận
Mỗi công ty đều có văn hóa doanh nghiệp và phong cách lãnh đạo khác
nhau. Qua việc nghiên cứu trên cho chúng ta có thể thấy mỗi công ty có những
đặc thù riêng về văn hóa, về lĩnh vực kinh doanh, vì vậy mỗi công ty sẽ có những
phong cách lãnh đạo khác nhau để phù hợp với tình hình hoạt động kinh doanh của
công ty cũng như những biến động trong môi trường bên ngoài. Từ đó, doanh
nghiệp có những điều chỉnh phù hợp để đưa công ty ngày càng phát triển trong
hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, văn hóa doanh nghiệp
đóng vai trò then chốt trong việc giúp doanh nghiệp thực hiện được mục tiêu. Do
đó doanh nghiệp phải tạo dựng thói quen và tư duy chiến lược, các giá trị của văn
hóa doanh nghiệp giúp cho các doanh nghiệp tạo dựng một khả năng thích ứng với
những thây đổi của môi trường kinh doanh và ưu tiên phát triểu nguồn lực con
người đồng thời thực hiện việc chia sẻ quyền hạn và trách nhiệm xuống các cấp
quản lý thấp nhất. Bên cạnh vai trò của văn hóa doanh nghiệp, thì phong cách lãnh
đạo cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành bại của doanh nghiệp. Trước khi lựa chọn
bất kỳ một phong cách nào, doanh nghiệp phải dựa trên đặc thù sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp mình, hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài để
tìm ra phong cách lãnh đạo phù hợp nhất.


HẾT



×