Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh hưng yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.45 KB, 12 trang )

Chủ đề: Xây dựng và Phát triển Văn hoá Doanh nghiệp tại Ngân hàng
Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hưng yên.

I- GIỚI THIỆU:

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hưng yên (sau đây gọi
là BIDV Hưng yên) được thành lập năm 1997, sau khi chia tách từ tỉnh Hải Hưng cũ
thành 2 tỉnh Hải Dương và Hưng yên. Là một thành thành viên của Ngân hàng đầu tư
và Phát triển Việt Nam, được Nhà nước công nhận là doanh nghiệp hạng đặc biệt.
Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, với:
Sứ mệnh: Kinh doanh đa ngành, đa lĩnh vực về tài chính, tiền tệ, tín dụng, dịch
vụ ngân hàng và phi ngân hàng phù hợp với quy định của pháp luật, không ngừng
nâng cao lợi nhuận của ngân hàng, góp phần thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia,
phục vụ phát triển kinh tế Đất nước.
Tầm nhìn: Trở thành Ngân hàng chất lượng – uy tín hàng đầu tại Việt Nam.
Giá trị cốt lõi:
- Mọi hoạt động đều hướng tới khách hàng;
- Năng động, sáng tạo, chuyên nghiệp, tận tâm, minh bạch, hiện đại;
- Người lao động được quyền phấn đấu, cống hiến làm việc hết mình – được
quyền hưởng thụ đúng với chất lượng, kết quả, hiệu quả của cá nhân đóng góp –
được quyền tôn vinh cá nhân xuất sắc, lao động giỏi.
Phương châm hoạt động:
- Hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục tiêu hoạt động của BIDV.
- Chia sẻ cơ hội- Hợp tác thành công.


Ngân Hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là Ngân hàng đầu tiên của Việt Nam
được cấp chứng chỉ ISO 9001: 2000, là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng
công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam; không ngừng nghiên cứu, cải
tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao
nhất nhu cầu của khách hàng.


Sau gần 15 năm xây dựng và phát triển, đến nay BIDV Hưng Yên đã phát huy
tốt được vai trò của một định chế lớn trên địa bàn tỉnh. Hàng năm chi nhánh không
ngừng mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động. Thường xuyên nâng cao chất lượng sản
phẩm, phát triển thêm các dịch vụ Ngân hàng mới mang tính hàm lượng công nghệ
cao, đổi mới tác phong phục vụ nên liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng cao, tổng tài
sản tăng trưởng bình quân 35% năm, kinh doanh đúng pháp luật, hiệu quả, an toàn,
kinh doanh có lãi năm sau cao hơn năm trước. Xây dựng được tập thể vững mạnh,
đoàn kết tốt và cơ chế chỉ đạo điều hành phù hợp với thực tiễn hoạt động kinh doanh
trong từng thời kỳ. Nhiều năm liền chi nhánh đã hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ
của tỉnh và ngành giao cho.
BIDV Hưng Yên đã xây dựng được tổ chức bộ máy ổn định với Hội sở chính
Chi nhánh, 04 Phòng giao dịch trực thuộc và 08 máy ATM. Hàng năm xây dựng kế
hoạch kinh doanh thiết thực với các giải pháp hữu hiệu, tạo được cho mình một
phong thái riêng, thu hút nhiều bạn hàng đến với mình. Vị thế của BIDV Hưng Yên
trên địa bàn ngày càng được củng cố và phát triển. Số lượng khách hàng giao dịch
ngày một gia tăng. Hiện chi nhánh đã có 1.100 khách hàng doanh nghiệp và 37.600
khách hàng cá nhân sử dụng dịch vụ.
Năm 2010 được đánh giá là năm khó khăn cho hoạt động ngành ngân hàng
nhưng chi nhánh vẫn giữ vững được tốc độ tăng trưởng cao, cụ thể:
Tổng tài sản đạt: 2575 tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với năm 2009.
Huy động vốn đạt: 1.912 tỷ đồng, tăng trưởng 55 % so với năm 2009.
Dư nợ tín dụng đạt: 2.705 tỷ đồng, tăng trưởng 26% so với 2009.


Lợi nhuận bình quân đầu người đạt: 475 triệu đồng/người cao hơn năm 2009 là
91triệu đồng/người.
Với quy mô và tốc độ tăng trưởng cao hàng năm do đó từ ngày 01/01/2010, chi
nhánh được nâng hạng doanh nghiệp từ hạng II lên hạng I.
Năm 2011, thực hiện nghị quyết 11 của chính phủ, chi nhánh đã đề ra các giải
pháp để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội. 6 tháng

đầu năm, chi nhánh đã thực hiện tốt theo tinh thần nghị quyết, tiết giảm chi phí, hoạt
động kinh doanh an toàn và có chất lượng.
Đặc biệt trong tháng 6, được sự nhất trí của NHNN và BIDV, trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên sẽ có 02 chi nhánh cấp I trực thuộc Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam: Chi
nhánh Ngân hàng ĐT&PT tỉnh Hưng Yên và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Thành
Phố Hưng Yên cùng đáp ứng dịch vụ cho khách hàng trong tỉnh và các địa bàn lân
cận.
II. PHÁT TRIỂN TẦM NHÌN ĐỔI MỚI:
1. Văn hoá Doanh nghiệp là yếu tố chiến lược mục tiêu Doanh nghiệp:
Đất nước không phát triển và suy vong nếu không gìn giữ được nền văn hoá
truyền thống dân tộc. Gia đình sẽ không thể hạnh phúc và thành đạt nếu không có gia
giáo, gia phong. Một doanh nghiệp sẽ không phát triển và tồn tại sự nghiệp của mình
nếu văn hoá đặc thù riêng của mình hay còn gọi là văn hoá doanh nghiệp. Trong điều
kiện hội nhập quốc tế, cạnh tranh trên một môi trường ngày càng phẳng, văn hoá
doanh nghiệp càng trở nên quan trọng. Việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh
nghiệp như thế nào để tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì cho đến nay
vẫn là câu hỏi lớn đối với không ít các doanh nghiệp Việt Nam.
Hiện nay, hoạt động ngân hàng trong thời kỳ hội nhập, bản sắc văn hoá tạo nên
sự khác biệt giữa Ngân hàng này với Ngân hàng khác. Để phát triển ổn định, lâu dài
và có thị phần lớn trong môi trường cạnh tranh khốc liệt, các Ngân hàng buộc phải
xây dựng cho riêng mình chiến lược và những cách thức để hoàn thành các mục tiêu
đặt ra. Hay nói cách khác, các ngân hàng phải tạo cho mình hình ảnh cũng như sức


hút đối với khách hàng. Đây cũng là yếu tố văn hoá quan trọng tạo nên sức mạnh
cạnh tranh của ngân hàng. Vì vậy mà các Ngân hàng đã chú trọng, quan tâm và đầu
tư mất nhiều thời gian và nhân lực .
2. Phương pháp nghiên cứu:
Qua quá trình nghiên cứu môn học Quản trị hành vi tổ chức, tôi tự xem xét các
yếu tố hình thành văn hoá doanh nghiệp thông qua những gì đang hiện hữu tại BIDV

Hưng Yên, từ đó đưa ra nhận định các đặc điểm văn hoá của BIDV Hưng Yên. Từ
lý thuyết học được về những chiến lược để củng cố văn hoá tổ chức, đưa ra những
đổi mới cần thiết giúp tăng cường khả năng cạnh tranh của BIDV Hưng Yên thông
qua văn hoá doanh nghiệp. Tìm hiểu thêm văn hoá doanh nghiệp của các doanh
nghiệp- tổ chức tương đồng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng để so sánh và vận
dụng, kết hợp các tài liệu có nội dung liên quan để nghiên cứu.
III. PHÂN TÍCH:
1. Văn hoá doanh nghiệp là gì?
Trên thực tế, có rất nhiều khái niệm về văn hóa khác nhau và văn hóa doanh
nghiệp cũng theo đó mà có nhiều cách hiểu phong phú. Vì vậy, để đưa ra một khái
niệm để xã hội chấp nhận là không phải đơn giản, nhưng cũng phải có một cái gì
chung nhất, theo các tài liệu nghiên cứu và giảng dạy ở nước ta: Văn hoá doanh
nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hoá được gây dựng nên trong suốt quá trình tồn tại
và phát triển của một doanh nghiệp, trở thành các giá trị, các quan niệm và tập
quán, truyền thống ăn sâu vào hoạt động của doanh nghiệp ấy và chi phối tình cảm,
nếp suy nghĩ và hành vi của mọi thành viên của doanh nghiệp trong việc theo đuổi và
thực hiện các mục đích.
Như vậy, nội dung của văn hoá doanh nghiệp không phải là một cái gì đó tự
nghĩ ra một cách ngẫu nhiên, nó được hình thành trong quá trình hoạt động kinh
doanh thực tiễn, trong quá trình liên hệ, tác động qua lại và có quan hệ, như một giải
pháp cho những vấn đề mà môi trường bên trong và bên ngoài đặt ra cho doanh
nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp thể hiện được những nhu cầu, mục đích và phương


hướng hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo cho doanh nghiệp có được màu
sắc riêng, tức là nhân cách hóa doanh nghiệp đó. Văn hoá doanh nghiệp là cơ sở của
toàn bộ các chủ trương, biện pháp cụ thể trong sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, chi phối kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong nền kinh tế thị trường, việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp ngày càng trở
nên cần thiết. Theo các nhà nghiên cứu kinh tế, đây chính là sức mạnh cạnh tranh của

doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào nếu thiếu đi yếu tố văn hoá, tri thức thì khó
có thể đứng vững và phát triển bền vững được. Văn hóa doanh nghiệp không chỉ đơn
thuần là văn hóa giao tiếp hay văn hóa kinh doanh, mà nó còn là những chuẩn mực
về đạo đức, là trách nhiệm giải trình, là văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý, là văn hoá
giao tiếp giữa người với người…cũng không phải chỉ là những khẩu hiệu của Ban
Lãnh đạo, mà chính là các ý tưởng, triết lý sống, triết lý kinh doanh được xác định từ
Lãnh đạo doanh nghiệp, từ đó đưa vào hoạt động kinh doanh để trở thành bản sắc
riêng có của doanh nghiệp đó. Văn hoá doanh nghiệp chính là tài sản vô hình của mỗi
doanh nghiệp.
2. Xây dựng Văn hoá doanh nghiệp :
Xây dựng văn hoá doanh nghiệp chủ yếu là sáng tạo nên các hệ thống biểu tượng
văn hoá trong lòng các biểu tượng luôn hàm chứa những giá trị - chuẩn mực cao quý
của toàn doanh nghiệp. Từ đó gắn kết doanh nghiệp thành một thể thống nhất. Văn
hoá doanh nghiệp có tác dụng tăng cường uy tín cho doanh nghiệp, hình thành trong
quá trình thực hiện mục tiêu của các doanh nghiệp. Nó tạo nên giá trị doanh
nghiệp, tinh thần doanh nghiệp, đạo đức doanh nghiệp, quản lý doanh nghiệp và
thương hiệu doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp là nguồn gốc của sức sáng tạo,
đoàn kết doanh nghiệp; là động lực tinh thần cho sự tồn tại, cạnh tranh và phát triển
của doanh nghiệp trong thời kỳ đổi mới.
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cần phải có những biện pháp cụ thể. Biện pháp
đầu tiên là phải xây dựng một hệ thống định chế của doanh nghiệp, bao gồm: Chính
danh, tự kiểm soát, phân tích các công việc, các yêu cầu. Sau đó xây dựng các kênh
thông tin; xây dựng các thể chế và thiết chế tập trung và dân chủ như: Đa dạng hoá
các loại hình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; tiêu chuẩn hoá các chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn; xây dựng cơ chế kết hợp hài hoà các lợi ích để doanh nghiệp
trở thành ngôi nhà chung, là con thuyền vận mệnh của mọi người.
Đặc tính văn hoá doanh nghiệp:


Văn hóa doanh nghiệp được thể hiện ở nhiều cấp độ khác nhau, từ dễ nhận biết

đến ẩn sâu trong tiềm thức của tập thể mà phải qua thời gian dài mới hình dung ra
được. Cấu trúc của văn hóa doanh nghiệp gồm 4 nhóm: nhóm yếu tố giá trị, nhóm
yếu tố chuẩn mực, nhóm yếu tố không khí và phong cách quản lý của doanh nghiệp
và nhóm yếu tố hữu hình. Trong đó, giá trị là thước đo các hành xử, xác định những
gì doanh nghiệp phải làm, xác định những gì doanh nghiệp cho là đúng. Giá trị ở đây
gồm 2 loại. Loại thứ nhất là các giá trị đã tồn tại trong doanh nghiệp hình thành theo
lịch sử, có thể do rèn luyện có chủ đích, có thể hình thành tự phát. Loại thứ hai là các
giá trị mới mà lãnh đạo mong muốn doanh nghiệp mình có để đáp ứng với tình hình
mới và phải xây dựng từng bước trong thời gian dài. Chuẩn mực là những quy định
không thành văn nhưng được mọi người tự giác tuân thủ. Cũng có thể xếp các yếu tố
nghi lễ được sử dụng trong các sự kiện quan trọng của doanh nghiệp, logo... vào
nhóm này. Không khí có thể hiểu là các ngầm định về cung cách ứng xử hàng ngày
của các thành viên trong tổ chức, có thể niềm nở hay nghiêm túc, vui đùa xuề xòa
hay công thức, trang trọng, giữ khoảng cách hay thân mật, ăn nói thoải mái có phần
bỗ bã hay hình thức hàn lâm…. Phong cách quản lý của doanh nghiệp thể hiện ở thái
độ và quyền lực của người quản lý trong việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
Phong cách quản lý được thể hiện theo nhiều cách khác nhau như: độc đoán, dân chủ,
cứng nhắc hay mềm dẻo... Cuối cùng nhóm yếu tố hữu hình là phần nổi dễ nhìn thấy
như: bàn ghế, trang thiết bị, công nghệ, máy móc, nhà xưởng, khẩu hiệu… hoặc các
chuẩn mực hành vi như nghi lễ, nghi thức, các nguyên tắc, hệ thống thủ tục, chương
trình…
Chức năng văn hoá doanh nghiệp
- Chức năng chỉ đạo: Văn hoá doanh nghiệp được hình thành trong một quá trình,
do chủ doanh nghiệp chủ trì, do đó nó phát huy tác dụng đối với hoạt động của toàn
bộ doanh nghiệp.Văn hoá doanh nghiệp tự trở thành hệ thống quy phạm và giá trị
tiêu chuẩn mà không cá nhân nào trong doanh nghiệp dám đi ngược lại. Đến lượt nó,
khi đã hình thành, Văn hoá doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp có hướng phát triển
phù hợp với mục tiêu đã định...Chức năng chỉ đạo của văn hoá doanh nghiệp được
thể hiện ở chỗ, nó có tác dụng chỉ đạo đối với hành động và tư tưởng của từng cá
nhân trong doanh nghiệp. Đồng thời, nó cũng có tác dụng chỉ đạo đối với giá trị và

hoạt động của toàn bộ doanh nghiệp.
- Chức năng ràng buộc: Văn hoá doanh nghiệp tạo ra những ràng buộc mang tính
tự giác trong tư tưởng, tâm lý và hành động của từng thành viên trong doanh nghiệp,
nó không mang tính pháp lệnh như các quy định hành chính.


- Chức năng liên kết: Sau khi được cộng đồng trong doanh nghiệp tự giác chấp
nhận, Văn hoá doanh nghiệp trở thành chất kết dính, tạo ra khối đoàn kết nhất trí
trong doanh nghiệp. Nó trở thành động lực giúp từng cá nhân tham gia vào hoạt động
của doanh nghiệp . . .
- Chức năng khuyến khích: Trọng tâm của Văn hoá doanh nghiệp là coi trọng
người tài, coi công việc quản lý là trọng điểm. Điều đó, giúp cho nhân viên có tinh
thần tự giác, chí tiến thủ; đáp ứng được nhiều nhu cầu và có khả năng điều chỉnh
những nhu câu không hợp lý của nhân viên.
- Chức năng lan truyền: Khi một doanh nghiệp đã hình thành một nền văn hoá
của mình, nó sẽ có ảnh hưởng lớn tới mọi cá nhân, tổ chức trong và ngoài doanh
nghiệp. Hơn nữa, thông qua phương tiện thông tin đại chúng và các quan hệ cá nhân,
Văn hoá doanh nghiệp được truyền bá rộng rãi, là nhân tố quan trọng để xây dựng
thương hiệu của doanh nghiệp.
3. Ngân hàng với văn hoá doanh nghiệp:
Hiện nay các Ngân hàng đã dành nhiều thời gian và nguồn lực để chăm lo, xây
dựng và tôn tạo hình ảnh của mình. Ði đâu, ở đâu cũng cũng có thể gặp hình ảnh
quảng bá của các các ngân hàng từ biển hiện như; Băng rôn, khẩu hiệu cho đến đồng
phục của các nhân viên của các Ngân hàng đó. Những ngân hàng thương mại lớn của
Việt Nam hiện nay là Ngân hàng Ðầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng TMCP
Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam và Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, là những Ông lớn, sống lâu năm và
có tên tuổi trên thị trường trong nước và nước ngoài, có nhiều lợi thế hơn các ngân
hàng khác những cũng đã chăm lo cho thương hiệu của mình, thậm chí thay đổi hẳn
như trường hợp của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Khi phải đối mặt với

sự cạnh tranh gay gắt ngày càng gia tăng từ các đối thủ nước ngoài đã có nhiều năm
kinh nghiệm xây dựng và phát triển thương hiệu, các doanh nghiệp Việt Nam, trong
đó có các ngân hàng đã tư duy mang tính chiến lược hơn.
Gần hai thập kỷ nay, nền kinh tế mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế, đây cũng
là thời điểm các ngân hàng Việt Nam được tiếp thu văn hóa kinh doanh của thế giới.
Hầu hết, đến nay các ngân hàng Việt Nam đã tạo dựng cho mình một hình ảnh, một
thương hiệu trên nền tảng văn hóa doanh nghiệp. Đó là một tài sản vô hình cần phải
tạo cho nó có vị trí xứng đáng trong chiến lược phát triển thông qua các hoạt động
tuyển dụng, đào tạo, marketing, quản trị và điều hành thông qua chiến lược phát triển
sản phẩm, dịch vụ của mỗi ngân hàng nhằm làm cho xã hội nhận thức được và chấp


nhận nó một cách dễ dàng, thuận tiện, an tâm. Niềm tin dễ bị lung lay khi ngân hàng
và khách hàng không có tiếng nói chung, bất đồng về quan điểm, lợi ích cả hai bên
không đạt được. Niềm tin là mới chuẩn mực của một ngân hàng văn hóa.
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản quý báu của BIDV do các thế hệ cán bộ công
nhân viên BIDV xây dựng, gìn giữ và bồi đắp từ hơn 5 thập kỷ nay với các nguyên
tắc ứng xử là kim chỉ nam cho hoạt động:
- Đối với khách hàng, đối tác: BIDV luôn nỗ lực để xây dựng mối quan hệ
hợp tác tin cậy và lâu dài, cùng chia sẻ lợi ích, thực hiện đầy đủ các cam kết đã được
thống nhất.
- Đối với cộng đồng xã hội: BIDV dành sự quan tâm và chủ động tham gia có
trách nhiệm các chương trình, hoạt động xã hội, cống hiến cho lợi ích và sự phát triển
của cộng đồng.
- Đối với người lao động: Với quan điểm “ Mỗi cán bộ BIDV là một lợi thế
cạnh tranh”, BIDV Hưng yên cam kết tạo lập môi trường làm việc chuyên nghiệp, tạo
cơ hội làm việc và phát triển nghề nghiệp bình đẳng, đồng thời thúc đẩy năng lực và
niềm đam mê, gắn bó trong mỗi người lao động.
Ban lãnh đạo đã dành nhiều tâm huyết, thời gian, tài liệu và nhân lực thích
đáng để nghiên cứu xây dựng nên Bộ quy tắc – một bộ phận quan trọng trong xây

dựng văn hóa doanh nghiệp BIDV. Hai bộ quy chuẩn là Bộ Quy chuẩn đạo đức nghề
nghiệp và quy tắc ứng xử của BIDV để áp dụng thống nhất trong toan hệ thống, với
niềm tin mạnh mẽ rằng đây sẽ là công cụ cần thiết và hữu ích trong quá trình xây
dựng và phát triển của BIDV.
Bộ Quy chuẩn đạo đức nghề nghiệp BIDV được xây dựng trên nguyên tắc
đảm bảo tạo ra môi trường hoạt động công khai, minh bạch và thân thiện, nó không
chỉ đơn thuần là một cam kết của BIDV mà còn là định hướng các giá trị, là cơ sở
cho mọi chính sách và chương trình hành động của BIDV. Đồng thời nó còn có tác
dụng định hướng, thấm nhuần, lan toả và điều chỉnh các hành vi, ứng xử đối với mỗi
cán bộ BIDV trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao, đồng thời còn giúp cho mỗi
cán bộ BIDV hoàn thiện thêm kỹ năng nghề nghiệp, nhân cách sống và các quan hệ
cộng đồng xã hội.
Đối với BIDV nói chung và BIDV Hưng yên nói riêng, Văn hoá Doanh
nghiệp là phần hồn, bởi vì chính nó ảnh hưởng, thậm chí chi phối các hoạt động kinh
doanh của chi nhánh. Văn hoá Doanh nghiệp là kết quả của một quá trình xây dựng


và phát triển của nhiều thế hệ với sự hưởng ứng gìn giữ của tất cả mọi người. Để phát
triển hoạt động BIDV Hưng yên an toàn, hiệu quả và bền vững trên địa bàn, Ban lãnh
đạo của BIDV Hưng yên phải có những bước tiến xây dựng, quảng bá hình ảnh sự
văn minh hay văn hoá của BIDV nói chung và BIDV Hưng yên nói riêng. Những giải
pháp trên nhằm làm cho văn hóa doanh nghiệp trở thành nguồn sức mạnh nội lực
trong kinh doanh và là giải pháp quản trị điều hành trong BIDV. Văn hóa doanh
nghiệp trở thành phẩm chất, đạo đức, nếp sinh hoạt và truyển thống của BIDV, củng
cố niềm tin bền vững của khách hàng, nâng cao tính cạnh tranh và chất lượng các sản
phẩm dịch vụ của BIDV Hưng yên.
Từ những kiến thức đã tiếp thu được của môn học Quản trị hành vi tổ chức,
còn rất nhiều nét văn hoá cần phát huy của BIDV Hưng Yên để hoàn thiện mình hơn
trong điều kiện kinh doanh hiện tại.
- Sự hài lòng của khách hàng: Đây là mục tiêu hàng đầu, các thành viên của

BIDV luôn hành xử một cách đúng mực trong nội bộ và với đối tác. Chia sẻ cơ hội hợp tác thành công là phương châm hoạt động của BIDV. Quan tâm, chia sẻ lợi ích
của nhau đây cũng là nét văn hoá của BIDV. Hiện nay phong cách giao tiếp chuẩn
mực của BIDV Hưng Yên đã được xã hội hoá tới tất cả các cán bộ trong BIDV. Chưa
tạo dựng được tính năng động hiệu quả theo chuẩn mực “ Thân thiện - Tận tình –
Tiên tiến”.
- Các đối thủ cạnh tranh: Muốn chiếm được thị phần lớn, đa dạng hoá khách
hàng nhưng đồng thời cũng tạo được uy tín với các đối thủ cạnh tranh. Đây là những
doanh nghiệp có những sản phẩm thay thế hoặc bổ sung những sản phẩm của BIDV.
Làm như thế nào để đối thủ không có cơ hội chèo kéo khách hàng của BIDV hay có
những sản phẩm, dịch vụ hấp dẫn lôi kéo khác hàng của BIDV. Đó vẫn việc đó là
một vấn đề khó. Vì vậy để hài hoà trên cơ sở chia sẻ cơ hội cho nhau trên cơ sở “
Tôn trọng - Học hỏi - Hợp tác”.
IV. GIẢI PHÁP:
Từ những vấn đề nêu trên, Tôi đưa ra một số giải pháp để xây dựng và phát
triển nét văn hoá doanh nghiệp cho BIDV Hưng Yên như sau:
1. Thân thiện - Tận tình – Tiên tiến:
Phục vụ khách hàng một cách chuyên nghiệp, năng động và hiệu quả, phong
cách được thể hiện văn minh, lịch sự trong ứng sử, tạo được niềm tin của khách hàng
và đối tác, làm đẹp hình ảnh BIDV. Hạn chế các sai sót và phải kịp thời sử lý, không


được đổ lỗi cho khác hàng. Sẵn sàng giúp đỡc và phục vụ khách hàng một chách chủ
động, tế nhị, lịch sự giúp đỡ khách hàng khi gặp khó khăn, lúng túng trong quan hệ
với ngân hàng. Phải phối hợp với khách hàng trong giao dịch một cách nhịp nhàng
trên cơ sở hai bên cùng có lợi. Săn sàng đáp ứng những nhu cầu đật xuất của khách
hàng nhưng không vi phạm quy định, nội quy và phương hại đến lợi ich của ngân
hàng.
Chủ động giới thiệu với khác hàng của mình về những chính sách hay sản
phẩm mới của Ngân hàng, phân tích gợi ý cho khác hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ
của ngân hàng phù hợp với nhu cầu tiềm ẩn của họ, tư vấn chính xác, giúp khách

hàng tiếp cận, lựa chọn sản phẩm dịch vụ tốt nhất, phù hợp và có lợi cho khách
hàng. Luôn tôn trọng, niềm nở, thân thiện với khách hàng, biết lắng nghe, tìm hiểu
nhu cầu và ý kiến phản hồi của khách hàng, không tranh luận, chủ động, bình tĩnh,
mềm mỏng giải quyết các bất đồng, không phân biệt đối xử với khách hàng.
2. Tôn trọng, học hỏi và hợp tác với đối thủ cạnh tranh:
Xây dựng mối quan hệ hợp tác, ngoại giao với đối tác trên thị trường: Chia sẻ
cơ hội, hợp tác thành công với đối tác trên thị trường, tôn trọng và học tập những
điểm mạnh của đối tác trên thị trường. Hợp tác thiện chí đảm bảo quyền lợi của cả
hai bên trên thị trường trong những tình huống khó khăn đòi hỏi cộng tác.
Không đưa thông tin sai lệch về hoạt động sản phẩm, dịch vụ của đối tác trong
điều kiện cạnh tranh. Không nói xấu lãnh đạo hay nhân viên của đối tác, không làm
mất uy tín của đối tác trên thị trường. Không so sánh sản phẩm, dịch vụ của mình với
đối tác trên thị trường một cách sai lệch và thiếu trung thực trước khách hàng và công
chúng, không thể hiện đồng tình với những tin đồn xấu về đối tác trên thị trường
trước công chúng.
Không mua chuộc và cộng tác với nhân viên của đối tác với mục đích xấu hay
sử dụng sức mạnh của vật chất hoặc vị trí để mua chuộc thông tin, bí quyết kinh
doanh từ nhân viên của đối tác trên thị trường với mục đích xấu hoặc vi phạm pháp
luật. Không hợp tác với nhân viên của đối tác trên thị trường để nói xấu, đưa thông
tin sai lệch trước công chúng.
Vì vậy BIDV Hưng Yên phải xây dựng tốt các mối quan hệ với khách hàng,
với đối tác, bằng cách kết hợp hài hoà lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài của BIDV .
Văn hoá không đồng nhất với trình độ, không hẳn CBNV có trình độ học vấn cao đã


là những cán bộ có văn hoá đích thực. Để có văn hoá nó đòi hỏi mỗi nhân viên luôn
tự học hỏi, tự rèn luyện. Những hành vi ứng xử, giao tiếp hàng ngày tưởng thật đơn
giản, nhưng lại gây ảnh hưởng lớn nhất tới việc tạo dựng một hình ảnh riêng của
BIDV trong con mắt khách hàng. Tổ chức giao lưu với các cơ quan thông tin đại
chúng, cộng tác viên theo quy định của ngân hàng để tăng cường hiểu biết và thắt

chặt mối quan hệ hợp tác lâu dài.
V. KẾT LUẬN:
Văn hoá đã trở thành nguồn hội tụ và sức sáng tạo của mỗi doanh nghiệp,
ngày càng trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh sức mạnh tổng hợp
trong nền kinh tế thị trường. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói chúng và
BIDV Hưng yên nói riêng đã và đang bước sang một giai đoạn mới. Những giá trị
văn hoá kết tinh trong phong cách ứng xử của mỗi một cán bộ từ người lãnh đạo cao
nhất đến từng nhân viên đối với khách hàng, với môi trường kinh doanh, với công
việc… cần phải được chắt lọc, bổ sung, cập nhật, phát huy và nâng lên một tầm cao
mới.
Sau khi học xong môn Quản trị hành vi tổ chức. Tôi đã nhận thức được tầm
quan trọng của văn hoá doanh nghiệp. Những gì nhìn nhận và phân tích ở trên đã
giúp cho tôi có rất nhiều kiến thức bổ ích, chắc chắn rằng nó sẽ hỗ trợ rất nhiều về
công việc, về tương lai của tôi về sau này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Quản trị hành vi tổ chức, Chương trình đào tạo thạc sĩ Quản trị Kinh doanh
Quốc tế, GRIGGS-MBA Program.
2. Hành vi tổ chức nhà xuất bản hồng đức.
3. Tài liệu lưu hành nội bộ.
4.
Nghiên cứu hành vi tổ chức, xem ngày 22 tháng 08 năm 2011
( />5. Văn hóa doanh nghiệp, xem ngày 23 tháng 08 năm 2011.
/>

, xem ngày 24 tháng 08 năm 2011
6. Xây dựng văn hoá Doanh nghiệp, xem ngày 24 tháng 08 năm 2011.
/>option=com_content&view=article&id=20&Itemid=24
/> />



×