Tải bản đầy đủ (.pdf) (91 trang)

Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì (LV thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (994.7 KB, 91 trang )

NUYỄN MẠNH HÙNG

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

*
LUẬN VĂN THẠC SĨ

ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA VƢỜN QUỐC GIA

*

LUẬN VĂN THẠC SĨ

ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH

BA VÌ

HÀ NỘI - 2014

Hà Nội - 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT



TRƢỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI

NGUYỄN MẠNH HÙNG

ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH
ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIÁ TRỊ CẢNH QUAN CỦA VƢỜN QUỐC GIA
BA VÌ

CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI
TRƢỜNG
MÃ SỐ: 60 - 31 - 16

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.ĐẶNG TÙNG HOA

Hà Nội - 2014


MỤC LỤC
CHƢƠNG 1: GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CHẤT LƢỢNG MÔI TRƢỜNG VÀ
PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH .............................................................. 1
1.1 Chất lƣợng môi trƣờng ............................................................................. 1
1.1.1. Cảnh quan và giá trị cảnh quan ......................................................... 1
1.1.2. Khái niệm về chất lƣợng môi trƣờng ................................................ 1
1.1.3. Giá trị kinh tế của chất lƣợng môi trƣờng......................................... 2
1.2. Định giá giá trị môi trƣờng ..................................................................... 6
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị môi trƣờng .................................... 6
1.2.2. Phƣơng pháp định giá môi trƣờng .................................................... 7

1.3. Phƣơng pháp chi phí du lịch ................................................................... 9
1.3.1. Khái niệm về phƣơng pháp chi phí du lịch ....................................... 9
1.3.2. Các cách tiếp cận của phƣơng pháp chi phí du lịch ........................ 10
1.3.2.1 Phƣơng pháp du lịch cá nhân ........................................................ 10
1.3.2..2 Phƣơng pháp du lịch vùng ........................................................... 11
1.3.3. Các bƣớc thực hiện phƣơng pháp chi phí du lịch ........................... 12
1.3.4. Ƣu điểm của phƣơng pháp .............................................................. 15
1.3.5. Nhƣợc điểm của phƣơng pháp ........................................................ 15
1.4. Những công trình nghiên cứu có liên quan ........................................... 16
1.4.1. Trên thế giới .................................................................................... 16
1.4.2. Tại Việt Nam: .................................................................................... 19
1.5 Kinh nghiệm áp dụng phƣơng pháp chi phí du lịch trên Thế giới và Việt
Nam .............................................................................................................. 20
1.5.1. Phạm vi áp dụng.............................................................................. 20
1.5.2. Quá trình áp dụng............................................................................ 21
1.6. Quá trình thu thập và xử lý thông tin .................................................... 22
1.6.1. Thông tin sơ cấp .............................................................................. 22


1.6.1.1. Thiết kế bảng hỏi ......................................................................... 22
1.6.1.2. Điều tra lấy mẫu ........................................................................... 23
1.6.2. Thông tin thứ cấp ............................................................................ 25
1.6.3. Xử lý thông tin................................................................................... 25
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................ 25
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH TẠI VƢỜN QUỐC
GIA BA VÌ GIAI ĐOẠN 2007-2013.............................................................. 27
2.1. Đặc điểm chung của khu vực nghiên cứu ............................................. 27
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................... 27
2.1.1.1. Vị trí địa lý ................................................................................... 27
2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn ......................................................................... 28

2.1.1.3. Hệ động, thực vật ......................................................................... 29
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ................................................................ 31
2.1.2.1. Dân tộc, dân số và lao động ......................................................... 31
2.1.2.2. Tình hình phát triển kinh tế chung ............................................... 31
2.1.2.3. Hiện trạng xã hội và cơ sở hạ tầng các xã vùng đệm .................. 33
2.1.2.4. Đánh giá chung về kinh tế xã hội ................................................ 35
2.2. Thực trạng về hoạt động du lịch ........................................................... 35
2.2.1. Tiềm năng du lịch ........................................................................... 35
2.2.2. Thực trạng du lịch ........................................................................... 37
2.2.2.1. Lƣợng khách du lịch .................................................................... 37
2.2.2.2. Doanh thu từ hoạt động du lịch.................................................... 38
2.2.3. Cơ sở vật chất phục vụ du lịch ........................................................ 39
2.3. Những hoạt động bảo tồn thiên nhiên và giáo dục môi trƣờng ............ 41
2.3.1. Nghiên cứu khoa học ...................................................................... 41
2.3.2. Công tác quản lý và bảo vệ rừng .................................................... 43
2.3.3. Công tác phát triển kinh tế vùng đệm ............................................. 44
2.3.4. Công tác giáo dục môi trƣờng......................................................... 44


2.4. Những tồn tại trong công tác quản lý cảnh quan Vƣờn quốc gia Ba Vì
...................................................................................................................... 45
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................ 46
CHƢƠNG 3: ÁP DỤNG PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH ĐỂ XÁC
ĐỊNH GIÁ TRỊ CẢNH QUAN VƢỜN QUỐC GIA BA VÌ ........................ 47
3.1. Sử dụng phƣơng pháp chi phí du lịch theo vùng để xác định giá trị cảnh
quan cho khu du lịch Vƣờn quốc gia Ba Vì ................................................. 47
3.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .................................................................... 48
3.2.1. Đặc điểm kinh tế- xã hội của du khách tham gia phỏng vấn .......... 48
3.2.2. Các hoạt động của du khách tại vƣờn quốc gia Ba Vì .................... 54
3.2.3. Số ngày lƣu trú và các chi phí du lịch của khách du lịch................ 55

3.2. Xác định mô hình hàm cầu du lịch cho vƣờn quốc gia Ba Vì .............. 55
3.3.1. Phân vùng khách du lịch ................................................................. 55
3.3.2. Xác định chi phí cho một chuyến đến vƣờn quốc gia Ba Vì .......... 57
3.3.2.1. Chi phí đi lại................................................................................. 58
3.3.2.1. Chi phí thời gian .......................................................................... 60
3.3.2.1. Chi phí sinh hoạt .......................................................................... 62
3.3.2.1. Tổng hợp chi phí .......................................................................... 63
3.4. Xây dựng đƣờng cầu giải trí ................................................................. 64
3.4.1. Tỷ lệ tham quan của vùng xuất phát ............................................... 64
3.4.2. Xác định hàm cầu và đƣờng cầu giải trí ......................................... 65
3.4.3. Xác định thặng dƣ và giá trị giải trí ................................................ 67
3.4.4. Nhận xét, đánh giá .......................................................................... 68
3.5. Những hạn chế trong quá trình thực hiện áp dụng phƣơng pháp chi phí
du lịch theo vùng tại Vƣờn quốc gia Ba Vì ................................................. 69
3.6. Một số giải pháp nhằm nâng cao giá trị cảnh quan môi trƣờng tại Vƣờn
quốc gia Ba Vì.............................................................................................. 71
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................ 72
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ......................................................................... 73


1. Kết luận .................................................................................................... 73
2.Kiến nghị ................................................................................................... 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 77


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo đánh giá của Ngân hàng thế giới (2007) Việt Nam là một trong
năm quốc gia trên thế giới chịu ảnh hƣởng nặng nề nhất của hiện tƣợng biến
đổi khí hậu toàn cầu. Cùng với nỗ lực chung của cả thế giới trong việc làm

chậm lại quá trình biến đổi khí hậu, Việt Nam cũng đang làm tất cả để giảm
thiểu đến mức thấp nhất những ảnh hƣởng tiêu cực sẽ phải đối mặt trong
tƣơng lai.
Một trong những tài nguyên thiên nhiên quý giá nhất của Việt Nam là
rừng. Rừng có vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân cũng nhƣ trong
việc giảm thiểu những ảnh hƣởng của hiện tƣợng biến đổi khí hậu toàn cầu.
Không những cung cấp cho con ngƣời những giá trị sử dụng trực tiếp nhƣ gỗ,
các loài động, thực vật. Rừng còn mang lại nhiều giá trị gián tiếp nhƣ hạn chế
lũ lụt, đảm bảo nguồn nƣớc, giảm cƣờng độ xói mòn, điều hoà khí hậu, bảo
tồn quỹ gen, tạo ra những cảnh quan và là nguồn cảm hứng sáng tạo của loài
ngƣời,… Nhƣng rất tiếc, trong thời gian gần đây, rừng của Việt Nam đang bị
suy giảm nghiêm trọng. Nếu trƣớc năm 1945 độ che phủ rừng của nƣớc ta là
50 % chủ yếu là rừng nguyên sinh thì nay độ che phủ rừng chỉ còn 39.7%
(2011) chủ yếu lại là rừng trồng (Triệu Văn Hùng - 2013).
Để bào vệ rừng, bảo vệ thiên nhiên, Nhà nƣớc đã cho thành lập các
vƣờn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy vì
những lợi ích trƣớc mắt thì các vƣờn quốc gia, các khu bảo tồn vẫn bị xâm hại
từ nhiều phía. Lý do đƣợc nhìn nhận trên quan điểm kinh tế là chúng ta chƣa
hiểu hết giá trị của rừng.
Vƣờn quốc gia Ba Vì là một trong 28 vƣờn quốc gia của Việt Nam có
giá trị cảnh quan độc đáo, tính đa dạng sinh học cao với nhiều loài đặc hữu.


Đƣợc thành lập năm 1991 theo quyết định số 407-CT của chủ tịch hội đồng
bộ trƣởng Việt Nam. Vƣờn nằm trên địa phận huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây(cũ)
và huyện Lƣơng Sơn, huyện Kỳ Sơn tỉnh Hoà Bình, cách trung tâm Hà Nội
60 km về phía tây.
Vƣờn quốc gia Ba Vì là đơn vị kinh tế, sự nghiệp khoa học, có chức
năng trồng, bảo tồn và phục hồi tài nguyên thiên nhiên, di tích lịch sử, nghiên
cứu khoa học kết hợp với tham quan, học tập, du lịch.

Từ trƣớc đến nay ngƣời ta đều nhận thức đƣợc giá trị vô hình từ rừng
song việc lƣợng giá chúng không dễ dàng, mặc dù theo một số nghiên cứu
của nƣớc ngoài thì chỉ riêng giá trị phi sử dụng đã chiếm khoảng 35-70% giá
trị của tài sản môi trƣờng(Walsh 1984). Việc xác định giá trị của Vƣờn quốc
gia là cần thiết để khai thác hợp lý tiềm năng du lịch kết hợp với mục tiêu
bảo tồn. Đề tài “Áp dụng phương pháp chi phí du lịch để đánh giá giá trị
cảnh quan của Vườn quốc gia Ba Vì” đƣợc thực hiện nhằm xác định giá trị
giải trí của Vƣờn quốc gia Ba Vì bằng phƣơng pháp chi phí du lịch, đây là
giá trị phi thị trƣờng mà việc bảo tồn Vƣờn quốc gia đem lại cho thế hệ hiện
tại và cho tƣơng lai.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn áp dụng phƣơng pháp chi phí du lịch để xác định lợi ích từ
hoạt động du lịch và giá trị môi trƣờng hàng năm của Vƣờn Quốc gia Ba Vì
đem lại, qua đó làm căn cứ cho công tác qui hoạch phát triển, hƣớng tới phát
triển bền vững tài nguyên rừng. Quá trình thực hiện luận văn hƣớng tới các
mục tiêu sau:
- Phân tích thực trạng môi trƣờng và hoạt động du lịch của Vƣờn quốc
gia Ba Vì.
- Ứng dụng phƣơng pháp chi phí du lịch nhằm tính toán giá trị cảnh
quan cho Vƣờn quốc gia Ba Vì.


- Đề xuất một số giải pháp kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch và
hoạt động bảo tồn của Vƣờn quốc gia Ba Vì.
3. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn này sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
- Phƣơng pháp thu thập thông tin: Tổng hợp số liệu thứ cấp từ các văn
bản, báo cáo khoa học.
- Phƣơng pháp hệ thông hóa: Cơ sở lý thuyết của đối tƣợng nghiên cứu
sẽ đƣợc hệ thống lại trong luận văn từ những giáo trình, những nghiên cứu

khoa học có liên quan.
- Phƣơng pháp khảo sát, điều tra thực địa: Tiến hành khảo sát thực địa
để tích luỹ tài liệu thực tế về đặc trƣng lãnh thổ, đặc điểm tự nhiên và xã hội
của địa bàn khu vực nghiên cứu. Phƣơng pháp này đƣợc kết hợp với phƣơng
pháp điều tra xã hội học các đối tƣợng khách.
- Phƣơng pháp điều tra xã hội học: Các thông tin thu thập đƣợc từ điều
tra, từ phỏng vấn trực tiếp khách du lịch và thảo luận nhóm giúp nhà nghiên
cứu tổng hợp đƣợc các ý kiến và số liệu cần thiết cho tính toán. Cùng với
phƣơng pháp thực địa, phƣơng pháp này có ý nghĩa quan trọng trong việc tính
toán các hiện tƣợng thực tế.
- Phƣơng pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia về kinh tế
môi trƣờng , chuyên gia kinh tế và bảo tổn, các nhà quản lý trong việc xây
dựng bảng hỏi, cũng nhƣ xây dựng các mô hình tính toán trong đề tài.
- Phƣơng pháp xử lý số liệu: Các số liệu điều tra sẽ đƣợc tổng hợp và
tính toán bằng các hàm cơ bản trong phần mềm Microsoft Exell (Max, Min,
Average...) Hàm cầu du lịch đƣợc hồi qui bằng phần mềm EVIEW.
- Phƣơng pháp lƣợng giá giá trị cảnh quan: Để lƣợng giá giá trị cảnh
quan của Vƣờn quốc gia Ba Vì, đề tài sử dụng phƣơng pháp chi phí du lịch
theo vùng ZTCM (Zonal Travel Cost Method).


4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
a. Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Luận văn tập trung nghiên cứu việc
áp dụng phƣơng pháp chi phí du lịch để định giá giá trị cảnh quan của tài
nguyên rừng. Áp dụng tính toán xách định giá trị cảnh quan của Vƣờn quốc
gia Ba Vì.
b. Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Địa bàn nghiên cứu là Vƣờn quốc gia
Ba Vì thuộc địa phận huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội.
c. Thời gian nghiên cứu: Điều tra, phỏng vấn khách du lịch vào tháng 5
và tháng 6 năm 2014, sử dụng số liệu thống kê lƣợng khách du lịch đến Vƣờn

quốc gia Ba Vì từ năm 2007 đến năm 2013.
d. Giới hạn khoa học: Giá trị chất lƣợng môi trƣờng tại Vƣờn quốc gia
Ba Vì bao gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng. Tuy nhiên đề tài chỉ
nghiên cứu, tính toán giá trị cảnh quan tại đây.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a. Ý nghĩa khoa học:
Góp phần tổng quan cơ sở lý luận về chất lƣợng môi trƣờng, giá trị
kinh tế của chất lƣợng môi trƣờng và phƣơng pháp chi phí du lịch cũng nhƣ ý
nghĩa của nó trong việc định giá môi trƣờng. Mặc dù phƣơng pháp này chỉ
đại diện cho giá sẵn sàng chi trả cho một mức chất lƣợng môi trƣờng nhƣng
nó lại rất hữu dụng trong việc tính giá trị kinh tế của một khu rừng, Vƣờn
quốc gia hay hệ sinh thái.
b. Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu là cơ sở xác định tổng giá trị kinh tế mà Vƣờn quốc
gia Ba Vì đem lại cho con ngƣời, qua đó góp phần tính ra mức giá vào cửa
cho Vƣờn quốc gia Ba Vì, đồng thời góp phần nâng cao nhận thức của khách


du lịch cũng nhƣ cộng động địa phƣơng trong việc bảo vệ các nguồn tài
nguyên thiên nhiên ở Vƣờn quốc gia Ba Vì.
6. Kết quả dự kiến đạt đƣợc
Kết quả nghiên cứu luận văn có nhiệm vụ đạt đƣợc gồm:
- Xác định đƣợc giá trị du lịch của khu du lịch Vƣờn quốc gia Ba Vì.
- Đề xuất đƣợc mức phí hợp lý vào cửa của Vƣờn quốc gia Ba Vì.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm kết hợp hài hoà giữa hoạt động du lịch
và hoạt động bảo tồn.
7. Nội dung của luận văn
Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận kiến nghị, danh mục tài liệu
tham khảo luận văn đƣợc cấu trúc gồm 3 chƣơng với nội dung chính:
Chƣơng 1: Giá trị kinh tế của chất lƣợng môi trƣờng và phƣơng pháp

chi phí du lịch
Chƣơng 2: Thực trạng hoạt động du lịch tại Vƣờn quốc gia Ba Vì giai
đoạn 2007-2013
Chƣơng 3: Áp dụng phƣơng pháp chi phí du lịch để xác định giá trị
cảnh quan của Vƣờn quốc gia Ba Vì


1

CHƢƠNG 1: GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CHẤT LƢỢNG MÔI
TRƢỜNG VÀ PHƢƠNG PHÁP CHI PHÍ DU LỊCH
1.1 Chất lƣợng môi trƣờng
1.1.1. Cảnh quan và giá trị cảnh quan
Cảnh quan môi trƣờng là một thuật ngữ dùng để nói một cách rộng rãi
đến trạng thái môi trƣờng tự nhiên. Khái niệm này bao gồm cả khái niệm về
chất lƣợng môi trƣờng xung quanh, và cũng bao hàm các khái niệm nhƣ chất
lƣợng cảnh quan và chất lƣợng thẩm mỹ của môi trƣờng. (Phạm Thị Hồng
Nhung 2011)
Nhƣ vậy, giá trị cảnh quan môi trƣờng phụ thuộc rất nhiều vào chất
lƣợng môi trƣờng. Một giả thiết cơ bản là chất lƣợng môi trƣờng đƣợc thể
hiện ở chất lƣợng các dịch vụ giải trí mà môi trƣờng cung cấp. Việc đánh giá
chất lƣợng môi trƣờng với đúng giá trị của nó có vai trò rất quan trọng.
Đã một thời gian rất lâu, toàn xã hội nhìn nhận hàng hóa môi trƣờng
không đúng với giá trị thực của nó (tổng giá trị kinh tế TEV), giá trị đó đã bị
coi thấp đi hay bị bỏ qua hoàn toàn. Chúng ta vẫn không đƣợc đo lƣờng và
không đƣợc lƣợng giá, vì thế việc khai thác không hiệu quả đã diễn ra trong
một thời gian dài. Đó là thất bại của thị trƣờng. Các hàng hóa nhƣ sông, hồ,
không khí sạch không đƣợc định giá vì chúng không đƣợc mua bán trên thị
trƣờng. Việc tính đúng, tính đủ giá trị của chất lƣợng môi trƣờng sẽ mang lại
hiệu quả rất lớn không những về giá trị kinh tế mà còn về giá trị môi trƣờng,

giúp cho việc phục hồi, tăng trƣởng và bảo tồn chất lƣợng tài nguyên thiên
nhiên tự nhiên và các hệ sinh thái.
1.1.2. Khái niệm về chất lượng môi trường
Chất lƣợng môi trƣờng là sự cân bằng của tự nhiên, bao gồm động vật,
thực vật, tài nguyên thiên nhiên và các vật thể do con ngƣời tìm ra, phục vụ sự


2

tồn tại của nhân loại, sự sống còn của loài ngƣời và tự nhiên (Nguyễn Thế
Chinh, 2003).
Nói cách khác, chất lƣợng môi trƣờng là khả năng tƣơng đối của của
một môi trƣờng có thể thoả mãn nhu cầu và mong muốn của một cá nhân hay
toàn xã hội.
Trong nền kinh tế thị trƣờng, mọi quan hệ đều đƣợc tiền tệ hóa, đều
đƣợc coi nhƣ hàng hóa. Và ngƣời ta cho rằng chất lƣợng môi trƣờng cũng là
một loại hàng hóa, đƣợc gọi là hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng. Trong thực tế
loại hàng hóa này đã đƣợc sử dụng trong việc mua bán, trao đổi trên thị
trƣờng dƣới hình thức này hoặc hình thức khác. Tuy nhiên hầu hết các hàng
hóa môi trƣờng vẫn không đƣợc tính giá hoặc chúng đƣợc định giá không hợp
lý. Chất lƣợng của không khí chúng ta thở, của nƣớc chúng ta uống, của sông
hồ mà chúng ta đến giải trí... đều ảnh hƣởng tới tình trạng sức khoẻ và tinh
thần của chúng ta, nhƣng chúng lại không có trên thị trƣờng. Vậy giá trị kinh
tế của chất lƣợng môi trƣờng là gì và đƣợc tính toán nhƣ thế nào?
1.1.3. Giá trị kinh tế của chất lượng môi trường
Khái niệm tổng giá trị kinh tế (Total Economic Values) ra đời vào
những năm 1980, đƣợc xây dựng trên cơ sở nhìn nhận một cách toàn diện về
giá trị hàng hóa môi trƣờng. Sự nhìn nhận đó không chỉ bao gồm những giá trị
trực tiếp có thể lƣợng hóa đƣợc mà còn có cả những giá trị gián tiếp- những
giá trị ẩn khó nhìn thấy nhƣng lại rất có ý nghĩa về mặt kinh tế xã hội.

Một khu rừng có thể đồng thời cung cấp gỗ cho những ngƣời tiều phu,
dịch vụ sinh thái cho cộng đồng địa phƣơng, lọc nƣớc cho các nhà máy thủy
điện, các nguồn gen cho các công ty dƣợc phẩm đa quốc gia và là nơi hấp thụ
cácbon cho phát thải CO2 toàn cầu. Nhƣ vậy, tổng của tất cả các loại giá trị
liên quan đến một tài nguyên thì đƣợc gọi là tổng giá trị kinh tế (TEV).
Các nhà khoa học đã phân tích TEV theo nhiều cách khác nhau.


3

Callan (2000) cho rằng:
Tổng giá trị kinh tế = Giá trị sử dụng

Giá trị tồn tại

+

(Trực tiếp và gián tiếp)

(tiêu dùng của ngƣời khác
và giữ gìn cho thế hệ tƣơng lai)

Theo Tom Tietenberg : TEV = UV+ OV+ NUV
Trong đó: UV: giá trị sử dụng
OV: giá trị tùy chọn
NUV: là giá trị không sử dụng
Nhƣ vậy, các nhà kinh tế học môi trƣờng đã làm đƣợc rất nhiều khi
phân loại giá trị kinh tế trong mối quan hệ của chúng với môi trƣờng thiên
nhiên. Tuy vấn đề thuật ngữ vẫn chƣa thống nhất hoàn toàn, nhƣng nhìn
chung họ đều dựa trên cơ sở mối tƣơng tác giữa con ngƣời (ngƣời định ra giá

trị) và môi trƣờng (vật đƣợc định giá). Theo nguyên tắc để đo lƣờng TEV các
nhà kinh tế học bắt đầu bằng việc phân biệt giữa giá trị sử dụng và giá trị
không sử dụng, và TEV đã đƣợc khái quát hóa bằng công thức sau:
TEV= UV+ NUV = (DUV+IUV+OV) + (BV + EXV)
TEV

UV

DUV

IUV

NUV

OV

BV

Hình 1.1 Sơ đồ TEV

Nguồn: Nguyễn thế Chinh (2003)
Trong đó:
TEV (Total economic values) : tổng giá trị kinh tế
UV (Use values) : giá trị sử dụng

EXV


4


DUV (Direct use values): giá trị sử dụng trực tiếp
IDV (Indirect use values): giá trị sử dụng gián tiếp
OV (Option values) : giá trị tùy chọn
NUV (Nonuse values) : giá trị không sử dụng
BV (Bequest values) : giá trị tùy thuộc hay giá trị để lại
EXV (Existence values) : giá trị tồn tại
Sự phân biệt đầu tiên và quan trọng nhất là đó là giá trị sử dụng và giá
trị không sử dụng (giá trị phi sử dụng).
Giá trị sử dụng: là những giá trị bắt nguồn từ lợi ích của xã hội do sử dụng
hoặc có tiềm năng sử dụng một tài nguyên môi trƣờng nhất định hay các dịch
vụ nào đó. Nói cách khác, giá trị sử dụng đƣợc hình thành từ việc thực sự sử
dụng môi trƣờng. Trên thực tế nó bao gồm:
Giá trị sử dụng trực tiếp: là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ trực tiếp
cung cấp mà chúng ta có thể tính đƣợc về giá cả và khối lƣợng trên thị trƣờng,
một cá nhân có thể trực tiếp thƣởng thức nguồn tài nguyên bằng cách tiêu
dùng nó (ví dụ: chặt gỗ để đốt hay câu cá để ăn...) hoặc bằng cách tăng lợi ích
từ bản thân thị trƣờng tài nguyên (ví dụ: giá trị cảnh quan của một công viên).
Giá trị sử dụng gián tiếp: Là những giá trị chủ yếu dựa trên chức năng
của hệ sinh thái, có ý nghĩa về mặt sinh thái và môi trƣờng, hay nói cách khác
đây là chức năng môi trƣờng cơ bản gián tiếp hỗ trợ cho hoạt động kinh tế và
lợi ích của mọi ngƣời. Ví dụ: một khu rừng bảo vệ lƣu vực sông hay tầng
ozone bảo vệ Trái đất khỏi tia cực tím. Tuy nhiên, sự khác nhau giữa giá trị sử
dụng trực tiếp và gián tiếp không phải lúc nào cũng rõ ràng.
Giá trị tùy chọn: là lƣợng mỗi cá nhân sẵn sàng chi trả để bảo tồn
nguồn lực hoặc một phần sử dụng nguồn lực đó, để sự dụng cho tƣơng lai.
Đây là giá trị do nhận thức, lựa chọn của con ngƣời đặt ra trong hệ sinh thái.
Giá trị này không có tính thống nhất chung và cũng phải đƣợc định về mặt


5


tiền tệ theo tính chất lựa chọn của nó. Ví dụ, bảo tồn một khu vực tự nhiên là
một lựa chọn, cho chúng ta khả năng biến đổi khu vực đó trong tƣơng lai hoặc
giữ lại nó, dựa vào những thông tin đƣợc thu thập về giá trị tƣơng đối của khu
vực tự nhiên.
Giá trị phi sử dụng: thể hiện các giá trị phi phƣơng tiện nằm trong bản chất
của sự vật, không liên quan đến việc sử dụng thƣc tế hoặc thậm chí việc lựa
chọn sự vật này. Tuy nhiên thay vào đó, những giá trị này thƣờng liên quan
nhiều về lợi ích của con ngƣời. Giá trị phi sử dụng bao gồm:
Giá trị tùy thuộc (giá trị để lại): phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong một
hàm nhiều biến và có thể có sự thay đổi trên cơ sở phát triển của khoa học
cũng nhƣ nhận thức của con ngƣời. Một số ngƣời biệt hóa giá trị tùy thuộc là
giá trị của việc để lại các giá trị sử dụng và phi sử dụng cho thế hệ sau này.
Những ngƣời khác đƣa cả giá trị tùy chọn và giá trị tồn tại vào trong dạng giá
trị này.
Giá trị tồn tại: Xuất phát từ nhận thức của con ngƣời về tài nguyên và
môi trƣờng mà ngƣời ta cho rằng sự tồn tại của một cá thể hay một giống loài
nào đó có ý nghĩa về mặt kinh tế không chỉ trƣớc mắt mà kể cả lâu dài, buộc
ngƣời ta phải duy trì giống loài đó bằng mọi giá. Trong việc tính toán giá trị
này thì việc xác lập nhận thức về mặt giá trị rất dễ dàng.
Dƣới đây là một ví dụ về tổng giá trị kinh tế của một khu rừng nhiệt
đới, từ đó giúp chúng ta hình dung rõ hơn về các thành phần của TEV:
Giá trị sử dụng trực tiếp: là gỗ , củi, hoa quả và du lịch sinh thái.
Giá trị sử dụng gián tiếp: là các dịch vụ của hệ sinh thái, ngắm chim,
bảo vệ đất, hấp thụ các bon
Giá trị tùy chọn: là các dƣợc phẩm
Giá trị tồn tại: là thƣởng thức mà không cần quan tâm đến các chức
năng của rừng



6

Giá trị tùy thuộc: là lợi ích từ gỗ và giá trị để lại cho thế hệ sau
Nhƣ vậy trong giá trị của một hệ sinh thái, ngoài những giá trị trực tiếp
và các giá trị gián tiếp có thể nhìn thấy thì đối với giá trị tùy chọn, giá trị tùy
thuộc và giá trị tồn tại đòi hỏi chúng ta phải có những cách nhìn nhận hết sức
nhạy cảm và linh hoạt, phụ thuộc vào ý nghĩa của những giá trị này đối với
con ngƣời, đối với hoạt động kinh tế. Đó là lý do các nhà kinh tế học môi
trƣờng không ngừng hoàn thiện về phƣơng pháp luận và phƣơng pháp tiếp
cận để nhìn nhận một cách toàn diện về tổng giá trị kinh tế của một khu rừng,
một hệ sinh thái, từ đó tƣ vấn chính xác cho các nhà hoạch định chính sách
phƣơng án sử dụng hợp lý.
1.2. Định giá giá trị môi trƣờng
1.2.1. Sự cần thiết phải định giá giá trị môi trường
Định giá môi trƣờng là việc sử dụng các công cụ kỹ thuật nhằm lƣợng
hóa giá trị bằng tiền của các hàng hóa chất lƣợng môi trƣờng để làm cơ sở cho
việc hoạch định các chính sách về khai thác, sử dụng và quản lý các hàng hóa
môi trƣờng.
Chúng ta nên định giá môi trƣờng vì những lý do sau đây:
Thứ nhất: chất lƣợng môi trƣờng thoả mãn vô số nhu cầu của con
ngƣời nhƣ: cung cấp không gián sống và các điều kiện sống, cung cấp tài
nguyên thiên nhiên cho các quá trình sản xuất, chƣa đựng và hấp thụ chất thải
từ quá trình sản xuất và tiêu dùng của con ngƣời. Đồng thời, việc phục hồi
chất lƣợng môi trƣờng là do lao động sản xuất của con ngƣời (hao phí lao
động xã hội). Điều đó có nghĩa là chất lƣợng môi trƣờng thoả mãn hai thuộc
tính của hàng hóa là giá trị và giá trị sử dụng. Vì chất lƣợng môi trƣờng là
hàng hóa nên chúng ta cần định giá nó, tránh gây thất bại thị trƣờng.
Thứ hai: Trong quá khứ ngƣời ta cho rằng tài nguyên và môi trƣờng
đƣợc thiên nhiên ban tặng nên ngƣời ta khai thác và sử dụng không tính toán



7

và cũng không tính đến những thiệt hại mà hoạt động khai thác gây ra cho
môi trƣờng. Việc định giá môi trƣờng là một cách nhắc nhở con ngƣời quan
tâm và bảo vệ môi trƣờng. Đồng thời, qua định giá cũng đo đƣợc tốc độ sử
dụng hết các nguồn tài nguyên môi trƣờng và báo hiệu cho con ngƣời rằng
mức độ khan hiếm ngày càng tăng lên.
Thứ ba: Khi định giá đƣợc môi trƣờng cũng nhƣ những thiệt hại của
hoạt động kinh tế gây ra cho môi trƣờng sẽ góp phần tạo công bằng trong việc
ra quyết định. Định giá góp phần thực hiện đƣợc nguyên tắc: ngƣời gây ô
nhiễm trả tiền, tức là qua định giá môi trƣờng chúng ta sẽ xác định đƣợc đối
tƣợng gây ô nhiễm phải trả bao nhiêu.
Thứ tư: Khi môi trƣờng đã đƣợc định giá, tức là các giá trị của nó bao
gồm cả giá trị sử dụng và giá trị phi sử dụng sẽ đƣợc lƣợng hóa, từ đó sẽ có
tính thuyết phục cao hơn trong việc giáo dục nâng cao nhận thức của ngƣời
dân cũng nhƣ có thể chỉ dẫn quá trình thực hiện về mặt kinh tế đúng đắn hơn.
Thứ năm: Nếu tiến hành lƣợng hóa một cách thận trọng thì sẽ tạo ra
đƣợc một cơ sở chính sách an toàn và hợp lý, qua đó có phƣơng cách sử dụng
môi trƣờng cẩn thận hơn.
Nhƣ vậy, việc định giá môi trƣờng là hoàn toàn cần thiết và hữu ích.
Vậy ngƣời ta sẽ định giá môi trƣờng bằng cách nào? Sau đây là một số
phƣơng pháp định giá môi trƣờng đƣợc áp dụng phổ biến.
1.2.2. Phương pháp định giá môi trường
Để đánh giá hàng hóa môi trƣờng (hay TEV) thì quan điểm chung tiếp
cận của thế giới cơ bản có hai nhóm phƣơng pháp đánh giá. Đó là các phƣơng
pháp sử dụng đƣờng cầu và các phƣơng pháp không sử dụng đƣờng cầu
Các phương pháp không sử dụng đường cầu: Là các phƣơng pháp
trực tiếp hay gian tiếp khi đánh giá chất lƣợng môi trƣờng ngƣời ta xác định
giá trị trên cơ sở các kỹ thuật đánh giá mà không lập hàm cầu (hàm lợi ích).



8

Đây là phƣơng pháp không thể lập đƣợc hàm cầu, do đó không đo lƣờng đƣợc
phúc lợi thực tế nhƣng thông tin lai rất hữu ích cho các nhà hoạch định chính
sách.
Các phƣơng pháp không sử dụng đƣờng cầu bao gồm:
- Phƣơng pháp đáp ứng liều lƣợng
- Phƣơng pháp chi phí thay thế
- Phƣơng pháp chi phí cơ hội
Các phương pháp sử dụng đường cầu: Là các phƣơng pháp đƣợc sử
dụng trên cơ sở xây dựng hàm cầu để đánh giá giá trị hàng hóa môi trƣờng.
Khi đánh giá chất lƣợng hàng hóa môi trƣờng của một khu vực nào đó ngƣời
ta phải xác lập bằng đƣợc hàm cầu mà dựa trên nguyên lý kinh tế trong mối
quan hệ giữa chất lƣợng môi trƣờng và giá cả. Đây là phƣơng pháp dùng để
đo lƣờng phúc lợi.
Các phƣơng pháp sử dụng đƣờng cầu bao gồm:
- Phƣơng pháp chi phí du lịch (TCM: Travel Cost Method)
- Phƣơng pháp đánh giá theo hƣởng thụ (HPM : Hedomic pricing
method)
- Phƣơng pháp định giá ngẫu nhiên (CVM : Contigent valuation
method)
Ngoài ra cũng có các quan điểm khác để định giá hàng hóa chất lƣợng
môi trƣờng theo những hƣớng nhƣ sau:
- Đánh giá theo thị trƣờng (Market price – based): đƣợc ứng dụng khi
dịch vụ hàng hóa môi trƣờng cần thẩm định có thể chuyển đƣợc sang thị
trƣờng của hàng hóa thông thƣờng, chẳng hạn các nguồn tài nguyên có thể
khai thác đƣợc nhƣ gỗ, khoáng sản và các động vật quí hiếm.
- Đánh giá bằng thị trƣờng ẩn hoặc thị trƣờng thay thế (Surrogate

market based): đƣợc sử dụng khi dịch vụ hàng hóa môi trƣờng không có trên


9

thị trƣờng thông thƣờng. Ở đây giá trị của nó có thể suy ra từ việc quan sát tác
động của nó trong thị trƣờng liên quan. Những kỹ thuật hay dùng là phƣơng
pháp đánh giá theo hƣởng thụ (HPM), phƣơng pháp chi phí du lịch (TCM) và
tiếp cận thay đổi năng suất (CoP)
- Xây dựng thị trƣờng giả (Hypothetical market based): một số hàng
hóa và dịch vụ môi trƣờng không hề tồn tại giá trị trên thị trƣờng và cũng
không có thị trƣờng thay thế. Vì thế trong trƣờng hợp này, ta cần xây dựng
một thị trƣờng giả định. Kỹ thuật thông dụng nhất là phƣơng pháp định giá
ngẫu nhiên (CVM).
- Đánh giá dựa vào chi phí (Cost based): dựa trên nguồn thông tin liên
quan tới chi phí ẩn hoặc hiện của các dịch vụ môi trƣờng có đƣợc nhờ quan
sát trực tiếp hành vi của cá nhân trên thị trƣờng. Hàng hóa chất lƣợng môi
trƣờng sẽ đƣợc phản ánh dựa trên sự biểu hiện của ”giá”. Kỹ thuật đánh giá
này khá hữu hiệu, nó đã khắc phục đƣợc các khó khăn trong việc đo lƣờng giá
trị môi trƣờng. Có hai hình thức tiếp cận chi phí chính là chi phí phòng ngừa
và chi phí thay thế.
- Chuyển giao lợi ích (Benefit transfer) : Cho phép chuyển những ƣớc
tính hiện hành của giá trị môi trƣờng từ nơi này sang nơi khác (cụ thể ở đây là
từ nơi nghiên cứu sang nơi hoạch định chính sách). Phƣơng pháp này đƣợc
thực hiện khi không đủ thời gian, nguồn vốn hoặc thiếu thông tin, không thể
thực hiện các cách đánh giá lợi ích khác bằng dữ liệu sơ cấp.
1.3. Phƣơng pháp chi phí du lịch
1.3.1. Khái niệm về phương pháp chi phí du lịch
Phƣơng pháp chi phí du lịch là phƣơng pháp về sự lựa chọn ngầm có
thể dùng để ƣớc lƣợng đƣờng cầu đối với các nơi vui chơi , giải trí và từ đó

đánh giá giá trị cho các cảnh quan này. Giả thiết của TCM rất đơn giản,đó là


10

chi phí phải bỏ ra để tham quan một nơi nào đó phần nào phản ánh đƣợc giá
trị giải trí của nơi đó
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng hữu ích trong việc đánh giá chất lƣợng
của các khu vực thiên nhiên cung cấp giải trí, nơi mà mọi ngƣời thƣờng lui tới
để tổ chức các hoạt động giải trí nhƣ pic nic, đi dạo. Thực chất, những nơi có
chất lƣợng môi trƣờng tốt là những nơi ngƣời ta phát triển du lịch và có nhiều
khách tham quan, nghỉ ngơi. Do đó nếu căn cứ vào chi tiêu của khách đến
nghỉ ngơi ở vị trí du lịch thì có nghĩa là chất lƣợng môi trƣờng tỷ lệ thuận với
chi phí của du khách. Nếu xét về cầu thì:
Nhu cầu về giải trí = Nhu cầu về khu vực tự nhiên
Bản chất của phƣơng pháp chi phí du lịch là sử dụng các chi phí của
khách du lịch làm đại diện cho giá. Mặc dù chúng ta không quan sát đƣợc con
ngƣời mua chất lƣợng hàng hóa môi trƣờng nhƣng chúng ta lại quan sát đƣợc
cách họ đi du lịch để hƣởng thụ tài nguyên môi trƣờng. Đi du lịch là tốn tiền
và tốn thời gian. Các chi phí du lịch này có thể làm đại diện cho cái giá mà
con ngƣời phải trả để hƣởng thụ đƣợc cảnh quan môi trƣờng. Bằng cách thu
thập số lƣợng lớn số liệu chi phí du lịch và một số yếu tố khác có liên quan
(thu nhập, số lần đến thăm...) chúng ta thể ƣớc lƣợng giá sẵn lòng trả tổng
cộng cho những cảnh quan môi trƣờng cụ thể.
1.3.2. Các cách tiếp cận của phương pháp chi phí du lịch
Trong số các mô hình chi phí du lịch thì chi phí du lịch theo vùng
(ZTCM) và chi phí du lịch theo cá nhân (ITCM) là hai cách tiếp cận phổ biến
và đơn giản nhất của phƣơng pháp chi phí du lịch.
1.3.2.1 Phương pháp du lịch cá nhân
Cách tiếp cận này xác định mối quan hệ giữa số lần đến điểm du lịch

hàng năm của một cá nhân với chi phí du lịch mà cá nhân đó phải bỏ ra
Vi = f (TCi , Si)


11

Trong đó: Vi : Số lần đến điểm du lịch của cá nhân i trong một năm
TCi: Chi phí du lịch của cá nhân i
Si : Các nhân tố khác có ảnh hƣởng đến cầu du lịch của cá
nhân, ví dụ nhƣ thu nhập, chi phí thay thế , độ tuổi, giới tính, tình trạng hôn
nhân, trình độ học vấn...
Đơn vị quan sát của ITCM là các cá nhân đến thăm điểm du lịch, giá trị
giải trí của mỗi cá nhân là diện tích phía dƣới đƣờng cầu của họ. Vì vậy, tổng
giá trị kinh tế của khách du lịch sẽ đƣợc tính bằng cách tổng hợp các đƣờng
cầu cá nhân, vì ITCM yêu cầu cần phải có sự giao động trong số lần đến địa
điểm du lịch của mỗi các nhân hàng năm để ƣớc lƣợng ra hàm cầu do đó cách
tiếp cận này sẽ gặp khó khăn khi sự giao động là quá nhỏ hoặc khi cá nhân
không đến địa điểm du lịch một lần trong năm thì khó có thể chạy đƣợc hàm
hồi qui. Cách tiếp cận này chỉ phù hợp với khu du lịch mà khách du lịch đến
nhiều lần trong một năm nhƣ vƣờn bách thảo, vƣờn bách thú, công viên...
1.3.2..2 Phương pháp du lịch vùng
Phƣơng pháp này xác định mối quan hệ giữa tỷ lệ tham quan của vùng
xuất phát tới vị trí cần nghiên cứu với tổng chi phí cua vùng xuất phát.
Vi = V (TCi, POPi, Si)
Trong đó : Vi: số lần tới thăm từ vùng i tới điểm du lịch
POPi: dân số vùng i
Si : là các biến kinh tế, xã hội nhƣ thu nhập bình quân đầu
ngƣời của mỗi vùng trong tháng, hoặc trong năm.
Thông thƣờng các biến phụ thuộc đƣợc biểu diễn dƣới dạng (Vi/POPi)
hay tỉ lệ tham quan trên 1000 dân –VR

Áp dụng ZTCM thì diện tích xung quan điểm du lịch sẽ đƣợc chia
thành các vùng với khoảng cách khác nhau tới điểm du lịch. Vì vậy đơn vị
quan sát của nó là các vùng . Những hạn chế của ITCM sẽ đƣợc khắc phục


12

trong ZTCM, phƣơng pháp này sử dụng tỷ lệ số lần viếng thăm của mỗi vùng
tới địa điểm du lịch (VR) là hàm của chi phí du lịch, do đó số lần một cá thể
đến điểm du lịch không ảnh hƣởng đến hàm. Tuy nhiên ZTCM cũng có
những hạn chế riêng của nó, ví dụ: phƣơng pháp tổng hợp khách du lịch từ
một số lƣợng lớn các cá nhân thành một vài vùng quan sát nên thống kê
không hiệu quả và nó coi tất cả các cá nhân đến từ một vùng có chi phí du lịch
nhƣ nhau trong khi điều kiện này không thể xảy ra trên thực tế
Tuy nhiên, mô hình chi phí du lịch theo vùng ZTCM vẫn đƣợc áp dụng
rộng rãi ở Việt Nam và cũng đƣợc áp dụng để tính giá trị cảnh quan của VQG
Ba Vì. ở chƣơng 3, lý do áp dụng ZTCM trong luận văn sẽ đƣợc giải thích rõ.
1.3.3. Các bước thực hiện phương pháp chi phí du lịch
Trong phần này sẽ nêu ra các bƣớc thực hiện phƣơng pháp chi phí du
lịch theo vùng gồm 5 bƣớc cơ bản sau:
Bước 1: Chọn vị trí cần đánh giá chất lƣợng môi trƣờng mà vị trí đó
phải đảm bảo điều kiện có nhiều khách du lịch tới lui nhƣ công viên, vƣờn
bách thu, khu du lịch..
Bước 2: Sử dụng phiếu điều tra đã đƣợc thiết kế sẵn để phỏng vấn từng
khách du lịch. Những thông tin thu thập từ du khách bao gồm:
- Du khách tới từ đâu
- Du khách đến bằng phƣơng tiện gì (ô tô, xe máy ...)
- Thời gian đi đến và ở tại địa điểm
- Tần suất du lịch, thời gian của chuyến đi
- Thu nhập của du khách

- Chi phí du lịch trực tiếp (chi phí di chuyển, thức ăn, chỗ ở...)
- Mục đích đi du lịch, sở thích đi du lịch
Trong đó có hai nội dung cơ bản mà ta không thể bỏ qua đó là quãng
đƣờng họ đi tới địa điểm nghiên cứu là bao xa và hàng năm khách tới địa


13

điểm nghiên cứu bao nhiêu lần. Ngoài ra, ta cũng phải thu thập thông tin
lƣợng khách du lịch từ mỗi vùng và số lần thăm khu du lịch vào năm trƣớc. Ở
tình huống giả thuyết này, giả thiết rằng cán bộ ở khu du lịch giữ những ghi
chép về số lƣợng khách du lịch và nơi đến của họ, những dữ liệu đƣợc sử
dụng để tính tổng số lần thăm khu du lịch ở mỗi vùng trong năm trƣớc.
Số lƣợng mẫu điều tra phải thỏa mãn:
2

n ≥ 𝜎 (u α/2)2
𝜀2
Trong đó:
n : dung lƣợng mẫu điều tra tối thiểu
σ : độ lệch chuẩn (đƣợc tính trên lƣợng khách du lịch bình quân
hàng năm tại địa điểm nghiên cứu)
ε : độ chính xác cần thiết (thƣờng lấy 3-6%)
u: phân phối chuẩn
α: độ tin cậy (thƣờng chọn là 0,9-0,95)
Bước 3: Tiến hành phân nhóm các đối tƣợng đƣợc phỏng vấn dựa trên
cơ sở khoảng cách mà họ đi tới điểm du lịch, điều này có nghĩa những ngƣời
có khoảng cách tƣơng tự nhau chúng ta sẽ gộp lại thành một nhóm (thông
thƣờng phâm nhóm theo khu vực hành chính).
Bước 4: Ƣớc tính chi phí và số lần đi tới vị trí nghiên cứu của từng

nhóm. Đây là bƣớc quan trọng nhất, là cơ sở để xây dựng hàm cầu cho các
cảnh quan môi trƣờng
- Thứ nhất là về chi phí của chuyến đi : chi phí của toàn bộ chuyến đi
đƣợc ƣớc tính nhƣ sau:
P = e + f+ ac + oc +ct
Trong đó: e : (entrance fee) là vé vào cổng
f : (food and drink ) chi phí ăn uống
ac: (accomodation) chi phí nghỉ ngơi


14

oc: (opportunity cost) chi phí thời gian
ct: (cost of transpost) chi phí đi lại
Nhƣ vậy chi phí của toàn bộ chuyến đi bao gồm: vé vào cổng, chi phí
nghỉ ngơi, chi phí ăn uống, chi phí cơ hội trên đƣờng đi và trong thời gian lƣu
lại khu du lịch, chi phí đi lại bằng các phƣơng tiện giao thông.
- Thứ hai là tỉ lệ tới khu du lịch trên 1000 dân ở mỗi vùng. Nó đơn giản
chỉ là tổng lƣợt thăm mỗi năm từ mỗi vùng chia cho dân số của vùng đó.
Bước 5: Xem xét các mối quan hệ giữa chi phí di chuyển và số lần đi
tới vị trí đánh giá của các nhóm thông qua số liệu điều tra, tính toán ở trên
Vi = V(TCi , POPi , Si)
hay:

Vri = V(TCi, Si)

toàn bộ vùng sẽ có nhu cầu là:
niVRi = ni V(TCi, Si)
trong đó ni là số lần ngƣời ở vùng i tới thăm quan khu du lịch
Mối quan hệ giữa chi phí đi lại và số lần đi lại đƣợc coi là thể hiện nhu

cầu giải trí. Có nghĩa là chúng ta giả định rằng chi phí đi lại thể hiện giá trị và
số lần đi lại thể hiện lƣợng giá trị:
Chi phí đi lại

Tỷ lệ khách/1000 dân
Đƣờng cầu giải trí
Phần dƣới đƣờng cầu = lợi ích của giải trí
= lợi ích của vùng nghiên cứu (theo giả
thiết)

Hình 1.2 Đồ thị hàm cầu về giải trí trong TCM

Nguồn: Vũ Tấn Phƣơng (2008)


×