Tải bản đầy đủ (.pdf) (171 trang)

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN CẤP SINH TRƯỞNG RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f) TRỒNG TỪ 6 ĐẾN 18 TUỔI Ở LA NGÀ, TỈNH ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.2 MB, 171 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

LỤC VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN
CẤP SINH TRƯỞNG RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f)
TRỒNG TỪ 6 ĐẾN 18 TUỔI Ở LA NGÀ,
TỈNH ĐỒNG NAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

LỤC VĂN CƯỜNG

NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN
CẤP SINH TRƯỞNG RỪNG TẾCH (Tectona grandis Linn. f)
TRỒNG TỪ 6 ĐẾN 18 TUỔI Ở LA NGÀ,
TỈNH ĐỒNG NAI
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN VĂN THÊM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2009


NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC VÀ PHÂN CẤP SINH
TRƯỞNG RỪNG TẾCH (Techtona grandis Linn. f) TRỒNG TỪ 6 ĐẾN 18
TUỔI Ở LA NGÀ, TỈNH ĐỒNG NAI

LỤC VĂN CƯỜNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Lục Văn Cường, sinh ngày 01 tháng 11 năm 1981, tại tổ dân phố
4, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng. Là con Ông Lục Hùng Chiến
và Bà Đặng Thị Thủy.

Tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Bảo Lạc,
tỉnh Cao Bằng năm 1999.
Tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hệ chính quy, chuyên ngành Lâm học tại
Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương Mỹ,
tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội) năm 2004.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: chưa lập gia đình.
Địa chỉ liên lạc: tổ dân phố 4, thị trấn Bảo Lạc, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao
Bằng.
Điện thoại:
Email:

Nhà riêng:

0263870360

Di động:

0985810811


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Ngày 5 tháng 11 năm 2009

Ký tên

Lục Văn Cường

iii


LỜI CẢM ƠN
Luận văn này được hoàn thành theo chương trình đào tạo Thạc sỹ chuyên
ngành Lâm nghiệp, hệ chính quy, tại trường Đại học Nông Lâm TPHCM.
Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, tác giả đã nhận được sự hỗ trợ
và giúp đỡ của Ban Chủ nhiệm khoa Lâm nghiệp, Phòng đào tạo sau đại học, Ban
giám hiệu trường Đại học Nông Lâm và các thầy cô giáo đã tận tình giảng dạy
trong suốt chương trình đào tạo Thạc sỹ.
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo khoa Lâm nghiệp, các bạn
học viên lớp cao học Lâm nghiệp 2007 đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong
quá trình thực hiện luận văn. Đặc biệt tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo: PGS. TS. Nguyễn Văn Thêm đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành cuốn luận văn này.
Tác giả xin gởi lời cám ơn chân thành đến Ban lãnh đạo Công ty Lâm
nghiệp La Ngà - Đồng Nai và cán bộ - công nhân viên đã tạo mọi điều kiện thuận
lợi trong quá trình điều tra, thu thập số liệu để tác giả có được thành quả này.

Tp. Hồ Chí Minh, ngày 5 tháng 11 năm 2009

Lục Văn Cường

iv



TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc và phân cấp sinh trưởng
rừng tếch (Tectona grandis Linn. f) trồng từ 6 đến 18 tuổi ở La Ngà, tỉnh Đồng
Nai” đã được tiến hành tại Công ty Lâm nghiệp La Ngà, tỉnh Đồng Nai từ tháng
05 đến tháng 11 năm 2009.
Đề tài đã thu được những kết quả dưới đây:
(1) So với mật độ trồng rừng ban đầu ở cấp tuổi 6 (1.667 cây/ha hay 100%),
tỷ lệ số cây trung bình còn sống đến tuổi 6 là 80,8%; so với mật độ trồng rừng ban
đầu của cấp tuổi 12 và 18 (1.250 cây/ha hay 100%), tỷ lệ số cây trung bình còn
sống đến tuổi 12 và 18 tương ứng là 65,8% và 54,7%. Đường kính thân cây của
những lâm phần tếch trồng ở giai đoạn 6 - 18 tuổi có biến động rất mạnh từ
15,2% ở tuổi 6 đến 23,4% ở tuổi 18. Phân bố N-D1.3 của những lâm phần tếch ở
tuổi 6, 12 và 18 đa số đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn.
(2) Khi tuổi quần thụ tếch tăng lên từ 6 đến 18 năm, thì biến động chiều
cao thân cây giảm dần từ 12,0% ở tuổi 6 đến 10,0% ở tuổi 18. Phân bố N - H
của những lâm phần tếch ở tuổi 6, 12 và 18 thường có dạng một đỉnh lệch phải
và nhọn.
(3) Đường kính tán cây của những lâm phần tếch ở tuổi 6, 12 và 18 có biến
động rất mạnh từ 16,3% ở tuổi 18 đến 23,0% ở tuổi 6. Phân bố N - Dt của những
lâm phần tếch ở tuổi 6, 12 và 18 đều có dạng một đỉnh lệch trái và nhọn.
(4) Rừng tếch trồng ở La Ngà bắt đầu giao tán ở tuổi 6 với độ khép tán
trung bình là 0,89 lần so với diện tích mặt đất có rừng. Khi rừng tếch đạt đến tuổi
12 và 18 năm, độ khép tán trung bình tương ứng 0.98 lần và 1,02 lần so với diện
tích mặt đất có rừng.

v


(5) Khi sử dụng năm biến D1.3, H, Hdc, Dt và T có thể xây dựng được 5 hàm
để phân loại 5 cấp sinh trưởng. Năm hàm phân loại cấp sinh trưởng có dạng:

Hàm 1 = 19,810*D1.3 - 1,035*H - 9,539*Hdc + 6,160 *Dt - 5,237*T - 134,451

(4.19)

Hàm 2 = 14,957*D1.3 + 0,292*H - 8,707*Hdc + 5,987 *Dt - 4,065*T - 83,005

(4.20)

Hàm 3 = 11,335*D1.3 + 0,905*H - 7,948*Hdc + 5,773 *Dt - 2,819*T - 53,646

(4.21)

Hàm 4 = 7,787*D1.3 + 1,690*H - 7,575*Hdc + 5,748 *Dt - 1,513*T - 33,820

(4.22)

Hàm 5 = 3,237*D1.3 + 2,109*H - 6,170*Hdc + 5,834 *Dt + 0,357*T - 21,779

(4.23)

vi


SUMMARY
The thesis "Research on some characteristics of structure and
decentralized growth of teak plantations (Tectona grandis Linn. F) from 6 to
18 years in La Nga, Dong Nai Province" was carried out at La Nga Forestry
Company, Dong Nai province from May to November 2009.
The results were as follow:
(1) Compared with the initial density of planted forests at the age of 6

(1.667 trees / ha or 100%), the percentage of the current average trees is 80,8%;
compared with the initial density of planted forests at age level of 12 and 18 (1.250
trees / ha or 100%), the percentage of of the current average trees of 12 and 18
year old respectively 65,8% and 54,7%. Diameter of the trunk of teak plantation
forestry in the period 6 - 18 year old with very strong fluctuations from 15,2% at
age 6 to 23,4% at age 18. Distribution of N - D1.3 of the teak forest at age 6, 12
and 18 most have left-skewed and as a sharp peak deviation.
(2) When the age of teak increased from 6 to 18 years, the height
fluctuations stem declining from 12,0% at age 6 to 10,0% at age 18. Distribution of
N - H of the teak forest at age 6, 12 and 18 are usually a right-skewed and sharp
peak deviation.
(3) Diameter canopy of the teak forest at age 6, 12 and 18 have very strong
fluctuations from 16,3% at age 18 and 23,0% at age 6. Distribution N - Dt of the
teak forest at age 6, 12 and 18 are left-skewed and form a sharp peak deviation.
(4) Planted teak forests in La Nga starting delivered at age 6 with an
average approval of closed 0,89 times the area of forest land. When teak forests
reach the age of 12 and 18 years, closing approval of the corresponding average
0,98 times and 1,02 times the land area is forest.
(5) Growth of individual trees from 6 to 18 year was sub-divided in 5
classes with the following multiple (five predicting variables) linear regression
equations:

vii


Class 1 = 19,810*D1.3 - 1,035*H - 9,539*Hdc + 6,160 *Dt - 5,237*T - 134,451

(4.19)

Class 2 = 14,957*D1.3 + 0,292*H - 8,707*Hdc + 5,987 *Dt - 4,065*T - 83,005


(4.20)

Class 3 = 11,335*D1.3 + 0,905*H - 7,948*Hdc + 5,773 *Dt - 2,819*T - 53,646

(4.21)

Class 4 = 7,787*D1.3 + 1,690*H - 7,575*Hdc + 5,748 *Dt - 1,513*T - 33,820

(4.22)

Class 5 = 3,237*D1.3 + 2,109*H - 6,170*Hdc + 5,834 *Dt + 0,357*T - 21,779

(4.23)

viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

TRANG CHUẨN Y ..................................................................................................... i
LÝ LỊCH CÁ NHÂN ......................................................................................................... ii
LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................................. iii
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... iv
TÓM TẮT .................................................................................................................. v
SUMMARY ...................................................................................................................... vii
MỤC LỤC .......................................................................................................................... ix

DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................ xii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .................................................................................... xiv
DANH SÁCH CÁC HÌNH ........................................................................................... xvii
1. MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu .................................................................... 2
1.3 Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 3
1.4 Ý nghĩa của đề tài ............................................................................................. 3
2. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................................. 4
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của tếch ............................................ 4
2.1.1 Đặc điểm phân loại ........................................................................................ 4
2.1.2 Phân bố tự nhiên của tếch ............................................................................. 5
2.2 Phương thức quản lý rừng tếch trồng ................................................................ 5
2.2.1 Những nghiên cứu về lập địa trồng rừng tếch ............................................... 5
2.2.2 Những nghiên cứu về các yếu tố sinh thái khác............................................ 8
2.2.3 Những nghiên cứu về mật độ trồng rừng tếch .............................................. 8

ix


2.2.4 Những nghiên cứu về chặt nuôi dưỡng rừng tếch trồng ............................... 9
2.2.5 Những nghiên cứu về sinh trưởng và năng suất rừng tếch trồng ................ 12
2.3 Một số phương pháp phân cấp sinh trưởng cây rừng ..................................... 13
2.4 Thảo luận chung ............................................................................................. 14
3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 17
3.1 Đối tượng nghiên cứu ..................................................................................... 17
3.1.1 Khái quát điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ...................................... 17
3.1.1.1 Vị trí địa lý ............................................................................................... 17
3.1.1.2 Địa hình và đất ......................................................................................... 17
3.1.1.3 Khí hậu thuỷ văn ...................................................................................... 18

3.1.2 Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 18
3.2 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 20
3.3 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 20
3.3.1 Cơ sở phương pháp luận ............................................................................. 20
3.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 21
3.3.2.1 Thu thập dữ liệu về những đặc trưng quần thụ Tếch ............................... 21
3.3.2.2 Thu thập số liệu về khí hậu - thủy văn .................................................... 22
3.3.2.3 Thu thập số liệu về hoạt động lâm sinh ................................................... 22
3.3.3 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 22
3.3.3.1 Tính những đặc trưng thống kê mô tả lâm phần ...................................... 22
3.3.3.2 Tính những đặc trưng cấu trúc lâm phần ................................................. 23
3.3.3.3 Xác định sự phân hóa và tỉa thưa của rừng tếch ...................................... 24
3.3.3.4 Tương quan giữa những nhân tố điều tra trên thân cây ........................... 25
4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................... 27
4.1 Đặc điểm chung của rừng tếch trồng ở La Ngà .............................................. 27
4.2 Cấu trúc của rừng tếch trồng ở La Ngà .......................................................... 28
4.2.1 Phân bố đường kính thân cây ...................................................................... 28
4.2.1.1 Phân bố đường kính thân cây của lâm phần tếch 6 tuổi ........................... 28
4.2.1.2 Phân bố đường kính thân cây của lâm phần tếch 12 tuổi......................... 33

x


4.2.1.3 Phân bố đường kính thân cây của lâm phần tếch 18 tuổi ......................... 38
4.2.2 Phân bố chiều cao thân cây ......................................................................... 43
4.2.2.1 Phân bố chiều cao thân cây của lâm phần tếch 6 tuổi .............................. 43
4.2.2.2 Phân bố chiều cao thân cây của lâm phần tếch 12 tuổi ............................ 47
4.2.2.3 Phân bố chiều cao của lâm phần tếch 18 tuổi .......................................... 52
4.2.3 Phân bố đường kính tán cây ...................................................................... 588
4.2.3.1 Phân bố đường kính tán cây của lâm phần tếch 6 tuổi ........................... 588

4.2.3.2 Phân bố đường kính tán cây của lâm phần tếch 12 tuổi......................... 622
4.2.3.3. Phân bố đường kính tán cây của lâm phần tếch 18 tuổi ........................ 688
4.3 Phân hóa và tỉa thưa của rừng tếch ở La Ngà ................................................ 72
4.3.1 Xây dựng hàm phân loại cấp sinh trưởng ................................................... 72
4.3.2 Phân hóa và tỉa thưa của những lâm phần tếch ở La Ngà ........................... 74
4.3.3 Sự thay đổi về hình thái thân cây tếch theo tuổi ......................................... 77
4.4 Một số tương quan giữa các nhân tố điều tra thân cây ................................ 778
45.6 Một số đề xuất .............................................................................................. 84
4.5.1 Nuôi dưỡng rừng tếch ở La Ngà ................................................................. 84
4.5.2 Phân loại và dự đoán cấp sinh trưởng ....................................................... 889
4.5.3 Dự đoán số cây theo cấp đường kính .......................................................... 91
4.5.4. Dự đoán Hvn, Hdc và Dt theo D1.3 ................................................................ 92
5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................. 94
5.1. Kết luận ......................................................................................................... 94
5.2 Kiến nghị ...................................................................................................... 955
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 97
7. PHỤ LỤC

xi


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
X:

Giá trị trung bình

T (năm):

Tuổi của rừng hoặc tuổi cây rừng


D1.3 (cm):

Đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m

D1.3 (cm):

Đường kính thân cây bình quân tại vị trí 1,3 m

Dmin (cm):

Đường kính thân cây nhỏ nhất tại vị trí 1,3 m

Dmax (cm):

Đường kính thân cây lớn nhất tại vị trí 1,3 m

D1.3 dưới (cm):
D1.3 trên (cm):

Đường kính thân cây ngang ngực thuộc cận dưới của cấp
đường kính bình quân
Đường kính thân cây ngang ngực thuộc cận trên của cấp
đường kính bình quân

D1.3lt (cm) :

Đường kính thân cây lý thuyết tại vị trí 1,3 m

Dt (m):


Đường kính tán cây rừng

D t (m):

Đường kính tán bình quân

Dtmin (m):

Đường kính tán cây nhỏ nhất

Dtmax (m):

Đường kính tán cây lớn nhất

Dtlt (m):

Đường kính tán cây theo lý thuyết

H (m):

Chiều cao vút ngọn

H (m):

Chiều cao vút ngọn bình quân

Hmin (m):

Chiều cao vút ngọn nhỏ nhất


Hmax (m):

Chiều cao vút ngọn lớn nhất

H dưới (m):

H trên (m):

Hlt (m):

Chiều cao vút ngọn thuộc cận dưới của cấp đường kính tán
bình quân
Chiều cao vút ngọn thuộc cận trên của cấp đường kính tán
bình quân
Chiều cao vút ngọn lý thuyết

xii


Hdc (m):

Chiều cao dưới cành lớn nhất còn sống

H dc (m):

Chiều cao dưới cành bình quân

Hdclt (m):

Chiều cao dưới cành lý thuyết


H0 (m):

Chiều cao bình quân cây ưu thế (cây trội)

N (cây/ha):

Số cây

Lt (m) :

Chiều dài tán cây

St (m) :

Diện tích hình chiếu vuông góc của tán cây

G (m2/ha) :

Tiết diện ngang của lâm phần

V (m3) :

Thể tích thân cây

M (m3/ha) :

Trữ lượng gỗ của lâm phần

SX:


Sai tiêu chuẩn

Se:

Sai số chuẩn

S2:

Phương sai

Sk:

Độ lệch

Ku:

Độ nhọn

CV (%):

Hệ số biến động

R:

Hệ số tương quan

R2 (%):

Hệ số tương quan hiệu chỉnh


df:

Độ tự do

SS:

Tổng các bình phương

MS:

Biến lượng hay trung bình bình phương

F:

Thống kê F

xiii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 4.1. Đặc trưng thống kê của những lâm phần tếch trồng từ 6 - 18 tuổi .......... 28
Bảng 4.2. Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của những lâm phần tếch 6
tuổi trên hai cấp đất khác nhau ................................................................. 29
Bảng 4.3. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 6 tuổi trên hai cấp đất khác nhau .... 29
Bảng 4.4. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 6 tuổi trên cấp đất II được làm

phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 31
Bảng 4.5. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 6 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 32
Bảng 4.6 Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính của lâm phần tếch 6 tuổi .............. 33
Bảng 4.7. Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của lâm phần tếch 12 tuổi
trên hai cấp đất khác nhau. ....................................................................... 34
Bảng 4.8. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 12 tuổi trên hai cấp đất khác
nhau .......................................................................................................... 34
Bảng 4.9. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 12 tuổi trên cấp đất II được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 36
Bảng 4.10. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính của lâm phần tếch 12 tuổi ......... 37
Bảng 4.11. Đặc trưng thống kê đường kính thân cây của rừng tếch 18 tuổi trên
hai cấp đất khác nhau ............................................................................... 38
Bảng 4.12. Phân bố N - D1.3 của những lâm phần tếch 18 tuổi ................................ 39
Bảng 4.13. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 18 tuổi trên cấp đất II được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 40
Bảng 4.14. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 18 tuổi trên cấp đất III được
làm phù hợp với phân bố lý thuyết ........................................................... 41

xiv


Bảng 4.15. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính của lâm phần tếch 18 tuổi ......... 42
Bảng 4.16. Đặc trưng thống kê chiều cao thân cây của những lâm phần tếch 6 tuổi ....... 43
Bảng 4.17. Phân bố N - H của lâm phần tếch 6 tuổi ................................................ 44
Bảng 4.18. Đặc trưng phân vị của phân bố chiều cao thân cây trên những lâm
phần tếch 6 tuổi trên cấp đất II và III ....................................................... 45
Bảng 4.19. Phân bố N - H của lâm phần tếch 6 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 46
Bảng 4.20. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp chiều cao của lâm phần tếch 6 tuổi .............. 47

Bảng 4.21. Đặc trưng thống kê chiều cao thân cây của những lâm phần
tếch 12 tuổi ................................................................................. 48
Bảng 4.22. Phân bố N - H của lâm phần tếch 12 tuổi .............................................. 48
Bảng 4.23. Đặc trưng phân vị của chiều cao lâm phần tếch 12 tuổi ........................ 49
Bảng 4.24. Phân bố N - H của lâm phần tếch 12 tuổi trên cấp đất II được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 50
Bảng 4.25. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp chiều cao của lâm phần tếch 12 tuổi ............ 52
Bảng 4.26. Đặc trưng thống kê chiều cao của những lâm phần tếch 18 tuổi ........... 53
Bảng 4.27. Phân bố N - H của lâm phần tếch 18 tuổi .............................................. 53
Bảng 4.28. Đặc trưng bách phân vị của chiều cao rừng tếch 18 tuổi ....................... 54
Bảng 4.29. Phân bố N - H của lâm phần tếch 18 tuổi trên cấp đất II được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 55
Bảng 4.30. Phân bố N - H của lâm phần tếch 18 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 56
Bảng 4.31. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp chiều cao của lâm phần tếch 18 tuổi ............ 57
Bảng 4.32. Đặc trưng thống kê đường kính tán cây của những lâm phần
tếch 6 tuổi ........................................................................................ 58
Bảng 4.33. Phân bố N - Dt của lâm phần tếch 6 tuổi ................................................ 59
Bảng 4.34. Phân bố N - Dt của lâm phần tếch 6 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 60
Bảng 4.35. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính tán của lâm phần tếch 6 tuổi ..... 61

xv


Bảng 4.36. Đặc trưng thống kê đường kính tán câycủa những lâm phần
tếch 12 tuổi. .................................................................................. 63
Bảng 4.37. Phân bố N - Dt của những lâm phần tếch 12 tuổi .................................. 63
Bảng 4.38. Phân bố N - Dt của lâm phần tếch 12 tuổi trên cấp đất II được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 65

Bảng 4.39. Phân bố N - Dt của lâm phần tếch 12 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 66
Bảng 4.40. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính tán của lâm phần tếch 12 tuổi ......... 67
Bảng 4.41. Đặc trưng thống kê đường kính tán của những lâm phần tếch 18 tuổi .......... 68
Bảng 4.42. Phân bố N - Dt của những lâm phần tếch 18 tuổi .................................. 69
Bảng 4.43. Phân bố N - Dt của lâm phần tếch 18 tuổi trên cấp đất III được làm
phù hợp với phân bố lý thuyết .................................................................. 70
Bảng 4.44. Tỷ lệ (%) số cây theo cấp đường kính tán của lâm phần tếch 18 tuổi ............ 71
Bảng 4.45. Kiểm định ngang bằng của các trung bình nhóm ................................... 72
Bảng 4.46. Kết quả phân loại cấp sinh trưởng cho các cá thể hình thành những
lâm phần tếch ở tuổi 6, 12 và 18 năm ....................................................... 73
Bảng 4.47. So sánh phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể hình thành lâm
phần tếch từ 6 - 18 tuổi bằng hàm lập nhóm và hệ số Kd của Zưnkin .......... 76
Bảng 4.48. Tỷ lệ H/D và L t /H của những cá thể hình thành những lâm
phần tếch từ 6 - 18 tuổi ................................................................ 77
Bảng 4.49. Hiện trạng lâm phần tếch 6 tuổi trước khi chặt nuôi dưỡng .................. 88
Bảng 4.50. Mật độ cây chặt, cây chừa sau chặt nuôi dưỡng rừng tếch .................. 889
Bảng 4.51. Phân loại cấp sinh trưởng cho những cá thể tếch ................................... 90
Bảng 4.52. Dự đoán sự chuyển dịch cấp sinh trưởng của những cá thể ở quần
thụ tếch 6 tuổi sau khi chặt tỉa thưa 6 năm ............................................... 91
Bảng 4.53. Mô hình dự đoán số cây theo cấp D1.3 ................................................... 92
Bảng 4.54. Mô hình dự đoán H, Hdc và Dt theo D1.3 ................................................ 93

xvi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG


Hình 3.1. Bản đồ vị trí các vùng trong khu vực nghiên cứu tại Công ty Lâm
nghiệp La Ngà - Đồng Nai. ....................................................................... 19
Hình 4.1. Phân bố N - D1.3 của những lâm phần tếch 6 tuổi trên hai cấp đất............ 30
Hình 4.2. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 6 tuổi trên
cấp đất II với phân bố chuẩn. .................................................................... 31
Hình 4.3. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 6 tuổi trên
cấp đất III với phân bố lognormal. ............................................................ 32
Hình 4.4. Phân bố số cây theo cấp đường kính của những lâm phần tếch 12
tuổi. ............................................................................................................ 35
Hình 4.5. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 12 tuổi trên
cấp đất II với phân bố Gamma. ................................................................. 36
Hình 4.6. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 12 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 37
Hình 4.7. Phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 18 tuổi trên hai cấp đất ..................... 39
Hình 4.8. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của rừng tếch 18 tuổi trên cấp
đất II với phân bố Gamma ......................................................................... 41
Hình 4.9. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - D1.3 của lâm phần tếch 18 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 42
Hình 4.10. Phân bố N - H của lâm phần tếch 6 tuổi trên hai cấp đất ........................ 44
Hình 4.11. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của rừng tếch 6 tuổi trên cấp đất
II với phân bố chuẩn. ................................................................................. 45
Hình 4.12. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của rừng tếch 6 tuổi trên cấp đất
III với phân bố chuẩn................................................................................. 46
Hình 4.13. Phân bố N - H của những lâm phần tếch 12 tuổi trên hai cấp đất ........... 49

xvii


Hình 4.14. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của lâm phần tếch 12 tuổi trên

cấp đất II với phân bố chuẩn. .................................................................... 50
Hình 4.15. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của lâm phần tếch 12 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 51
Hình 4.16. Phân bố N - H của những lâm phần tếch 18 tuổi trên hai cấp đất. .......... 54
Hình 4.17. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của lâm phần tếch 18 tuổi trên
cấp đất II với phân bố chuẩn. .................................................................... 56
Hình 4.18. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - H của lâm phần tếch 18 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 57
Hình 4.19. Phân bố N - Dt của những lâm phần tếch 6 tuổi trên hai cấp đất. ........... 59
Hình 4.20. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 6 tuổi trên
cấp đất II với phân bố chuẩn. .................................................................... 60
Hình 4.21. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 6 tuổi trên
cấp đất III với phân bố Weibull. ................................................................ 61
Hình 4.22. Phân bố N - Dt của những lâm phần tếch 12 tuổi trên hai cấp đất. ......... 64
Hình 4.23. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 12 tuổi trên
cấp đất II với phân bố chuẩn. .................................................................... 65
Hình 4.24. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 12 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 66
Hình 4.25. Phân bố N - Dt của những lâm phần tếch 18 tuổi trên hai cấp đất. ......... 69
Hình 4.26. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 18 tuổi trên
cấp đất II với phân bố chuẩn ..................................................................... 70
Hình 4.27. Đồ thị làm phù hợp phân bố N - Dt của lâm phần tếch 18 tuổi trên
cấp đất III với phân bố chuẩn. ................................................................... 71
Hình 4.28 . Đồ thị phân chia 5 cấp sinh trưởng của những cá thể rừng tếch từ 6
- 18 tuổi theo hàm lập nhóm. ..................................................................... 74

xviii


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên rất quan trọng trong đời sống nhân loại. Rừng
cung cấp gỗ, lâm sản, điều hòa khí hậu, bảo vệ nguồn đất - nước, ngăn chặn xói
mòn đất, chống lại sự sa mạc hóa, … Tuy nhiên, do sự gia tăng nhu cầu sử dụng gỗ
rừng, đất cho thổ cư, giao thông, …đang làm cho diện tích và chất lượng rừng
ngày một giảm mạnh. Từ 1943 đến 1995, bình quân 1 năm giảm 0,79% diện tích
rừng tự nhiên. Tính đến 2006, bình quân trên đầu người đạt 0,14 ha/người, xếp vào
loại thấp nhất trên thế giới (0,97 ha/người). Chất lượng rừng giảm nhanh chóng,
chỉ còn 9% diện tích rừng giàu, 58% diện tích là rừng nghèo (nguồn từ
). Do đó, trồng rừng hiện nay đang là một vấn đề cần
được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam.
Mục tiêu của ngành Lâm nghiệp Việt Nam là nâng cao số lượng và chất
lượng rừng bằng cách phục hồi rừng tự nhiên và trồng rừng. Để việc trồng rừng
thành công, cần phải có những nghiên cứu chi tiết về các quy luật, đặc điểm lâm
học của cây rừng. Trong đó, nghiên cứu các đặc điểm cấu trúc rừng và phân cấp
sinh trưởng cây rừng là quan trọng.
Tếch (Tectona grandis Linn. f) là một loài cây trồng quan trọng trong chiến
lược trồng rừng của Việt Nam. Rừng tếch có giá trị nhiều mặt, vừa có giá trị kinh
tế lớn, vừa có tác dụng phòng hộ và cải tạo môi sinh; gỗ tếch là một mặt hàng
truyền thống ổn định lâu đời rất được ưa chuộng trên thị trường thế giới. Gỗ tếch
không ngâm tẩm đã chống chịu được hà, mọt, không cong vênh, ít biến dạng,...
được dùng trong xây dựng, đóng tầu thuyền, cầu cảng, tà vẹt, xuất khẩu,.... Do đó,
tếch là một loài cây rất hợp cho trồng rừng công nghiệp trên quy mô lớn, là loại

1


rừng có vai trò không thể thiếu trong trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại
hoá đất nước. Mục tiêu kinh doanh rừng tếch là tạo gỗ với kích thước trung bình

và lớn để làm đồ mộc gia dụng, đóng tàu, ván sàn, … với chu kỳ kinh doanh 40 50 năm (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1995). Để đạt được mục tiêu đề ra,
rừng tếch cần phải được trồng và nuôi dưỡng theo một chương trình lâm sinh khoa
học. Nhưng muốn xây dựng được một chương trình lâm sinh khoa học để hướng
dẫn chặt nuôi dưỡng rừng tếch, rõ ràng cần phải có những hiểu biết tốt về đặc điểm
lâm học của rừng tếch. Nhận thấy rằng, một trong những cơ sở khoa học của chặt
nuôi dưỡng rừng là căn cứ vào đặc điểm cấu trúc của lâm phần và sự phân cấp cây
rừng ở những giai đoạn tuổi và cấp đất khác nhau.
Từ trước đến nay đã có một số công trình nghiên cứu về rừng tếch ở Việt
Nam, trong đó đáng kể nhất là những nghiên cứu của Nguyễn Xuân Quát (1995),
Nguyễn Quang Khải (1995), Bảo Huy (1995), Trần Duy Diễn (1995), Đinh Đức
Điểm (1995), Nguyễn Văn Thêm (2002) và Mạc Văn Chăm (2005)…Tại La Ngà,
Trần Duy Diễn (1995) và Đinh Đức Điểm (1995) đã có những nghiên cứu bước
đầu về sinh trưởng và năng suất của rừng tếch tùy thuộc vào tuổi và loại đất. Chính
vì thế, tác giả nhận thấy rằng cho đến nay vẫn còn thiếu những nghiên cứu chi tiết
về đặc điểm cấu trúc và phân cấp sinh trưởng rừng tếch trồng ở những giai đoạn
tuổi và cấp đất khác nhau. Xuất phát từ đó, đề tài “Nghiên cứu một số đặc điểm
cấu trúc và phân cấp sinh trưởng rừng tếch (Tectona grandis Linn. f) trồng từ
6 đến 18 tuổi ở La Ngà, tỉnh Đồng Nai” đã được đặt ra.
1.2 Mục đích và mục tiêu nghiên cứu
Mục đích của đề tài là xây dựng cơ sở dữ liệu về cấu trúc và phân cấp sinh
trưởng của rừng tếch trồng ở những giai đoạn tuổi khác nhau để làm căn cứ xây
dựng chương trình chặt nuôi rừng, thống kê và dự đoán sản lượng rừng.
Để đạt được mục đích trên đây, đề tài xác định 3 mục tiêu nghiên cứu sau đây:
(1) Phát triển những mô hình để mô tả và phân tích những đặc trưng về cấu
trúc của rừng tếch ở những giai đoạn tuổi khác nhau làm cơ sở xây dựng phương
thức chặt nuôi dưỡng rừng và thống kê lâm phần.

2



(2) Đánh giá tình trạng phân hóa và tỉa thưa của rừng tếch ở những giai
đoạn tuổi khác nhau để làm cơ sở xác định cây chặt cây chừa trong chặt nuôi
dưỡng rừng.
(3) Xây dựng những mô hình biểu thị quan hệ giữa những nhân tố điều tra
trên thân cây để làm cơ sở thống kê lâm phần và đề xuất biện pháp chặt nuôi
dưỡng rừng tếch ở những giai đoạn tuổi khác nhau.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là những đặc trưng về cấu trúc và sự phân
cấp sinh trưởng của rừng tếch trồng ở 3 cấp tuổi: 6, 12 và 18 tuổi tại khu vực La
Ngà, tỉnh Đồng Nai. Nội dung nghiên cứu tập trung vào làm rõ phân bố đường
kính thân cây (N - D1.3), phân bố chiều cao thân cây (N - H) và phân bố đường
kính tán cây (N - Dt); tương quan giữa H - D1.3, Dt - D1.3, Hdc - D1.3. Từ những kết
quả nghiên cứu, đề xuất những mô hình dự đoán phân bố xác suất N - D1.3, N - H
và N - Dt; lập bảng tra H, Dt và Hdc dựa vào D1.3.
1.4 Ý nghĩa của đề tài
Những kết quả nghiên cứu của đề tài đưa lại những ý nghĩa sau đây:
(1) Về lý luận, những kết quả nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở dữ liệu
để phân tích cấu trúc và sự phân cấp rừng tếch trồng trong giai đoạn 6 - 18 tuổi ở
La Ngà, tỉnh Đồng Nai.
(2) Về thực tiễn, những kết quả nghiên cứu của đề tài là căn cứ khoa học
không chỉ cho việc xây dựng những chỉ tiêu kỹ thuật của chặt nuôi dưỡng rừng
tếch, mà còn giúp điều tra viên và chủ rừng thống kê nhanh số cây theo cấp đường
kính, chiều cao và dự đoán một số nhân tố điều tra dựa vào đường kính thân cây.

3


Chương 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Đặc điểm phân loại và phân bố tự nhiên của tếch

2.1.1 Đặc điểm phân loại
Trên thế giới có 3 loài tếch - đó là Tectona grandis Linn. F, Tectona
philippinensis Beth & Hokkf và Tectona hamiltonia Wallich. Loài tếch được trồng
thành rừng ở La Ngà, Đồng Nai có tên khoa học là Tectona grandis Linn. F, thuộc
họ tếch (Verbenaceae), bộ quản hoa (Tubiflorales).
Theo Nguyễn Thượng Hiền (2005) và Trần Hợp (1990), tếch là loài cây đại
mộc, cành non vuông cạnh phủ nhiều lông màu gỉ sắt, khi dập có mủ đỏ. Lá đơn,
mọc đối hình trứng ngược, chiều dài có thể đạt đến 40 cm hoặc hơn, rộng khoảng
15 cm, phiến xoan bầu dục, có màu lục tươi; mặt dưới lá có lông hình sao vàng; lá
rụng từ tháng 2 - 3 dương lịch. Hoa tự có dạng chùm tụ tán, mọc ở ngọn nhánh,
kích thước có thể đạt đường kính gần 40 cm; hoa gần đều, nhỏ và nhiều, có màu
trắng, đài hoa có 5 - 6 răng, vành có 5 - 6 tai, tiểu nhụy nhỏ. Quả hạch cứng và
tròn, đường kính khoảng 2 cm, phủ đầy lông. Gỗ màu vàng nâu hay nâu đậm có
sọc, có chứa dầu, nặng vừa (d = 0,7), bền, ít co giãn, có thớ mịn, rất ít bị mối mọt
vì trong vỏ có chứa nhiều Oleoresin.
Theo Kadambi (1979), tếch là loài cây của rừng nửa rụng lá nhiệt đới gió
mùa. Ở rừng tự nhiên, tếch trưởng thành có thể đạt chiều cao 40 m, đường kính 1 2 m. Tếch có thân thẳng, nhiều hoa nhưng hơn 90% không hình thành quả. Tếch
sinh sản sớm, thông thường ở tuổi 8 - 10 năm. Thời kỳ ra hoa là giữa tháng 7 đến
đầu tháng 9 hàng năm; quả chín và rụng từ tháng 12 năm trước đến tháng 2 năm
sau. Quả chín có vỏ màu nâu vàng. Tếch tái sinh chồi tốt ở tuổi non, do đó nó có
thể được trồng bằng stumps (thân cụt).

4


2.1.2 Phân bố tự nhiên của tếch
Tếch chỉ phân bố tự nhiên ở Myanmar, Ấn Độ, Thái Lan và Lào. Vùng
phân bố tự nhiên của tếch nằm trong khoảng giữa vĩ độ 9000’ Bắc đến 25030’ Bắc
và kinh độ 730 - 1030 Đông. Tếch cũng thấy xuất hiện khoảng 1 triệu ha ở quần
đảo Java - Indonesia (Gyi và Tint, 1995). Theo Perum P. (1993), vì tếch sinh

trưởng khá tốt ở Indonesia, nên hiện nay người ta đã coi giới hạn phân bố của tếch
ở phiá nam là giữa vĩ độ 50 - 90 Nam.
Theo Kaosa-ard, (1981; 1995) và Li Y. X. (1993), tếch phân bố tự nhiên
trong khu vực nhiệt đới gió mùa (mùa khô và mùa ẩm phân biệt rõ), khí hậu nóng và
ẩm, mùa đông không quá lạnh, không có bão lớn. Biên độ nhiệt độ trung bình từ 20 270C, tổng nhiệt độ lớn hơn 100C là 8.0000C, nhiệt độ tối cao trung bình 400C, nhiệt
độ tối thấp trung bình 12,50C. Lượng mưa rơi từ 1.300 - 2.990 mm/năm.
Tếch phân bố tự nhiên từ độ cao gần mặt biển đến độ cao khoảng 1.000 m
so với mặt biển. Tếch sinh trưởng không tốt trên những đất hình thành từ cuội kết,
sa thạch hoặc đá ong. Tếch ưa thích đất phát triển từ đá granit, bazan và phiến sét.
Tếch đòi hỏi đất thoát nước và không chịu được đất úng nước. Nó ưa thích môi
trường đất có pH = 6,5 - 8,0, đủ canxi (Ca), photpho (P) và magiê (Mg) (Kaosaard, 1981; 1995).
Perum P. (1993) cho rằng, hiện nay phần lớn rừng tếch tự nhiên đã bị thoái
hoá và chỉ còn một ít ở Myanmar và Ấn Độ. Vì thế, những vấn đề đáng quan tâm
hiện nay là bảo tồn, cải thiện và mở rộng những quần thụ tếch tự nhiên, phục hồi
hệ sinh thái rừng tếch, kỹ thuật trồng và chăm sóc rừng tếch, phát triển bền vững
rừng tếch tự nhiên…
2.2 Phương thức quản lý rừng tếch trồng
2.2.1 Những nghiên cứu về lập địa trồng rừng tếch
Tính đến năm 1990, tổng diện tích rừng tếch trồng trên thế giới là 1,6 triệu
ha, chiếm 75% diện tích rừng trồng cây gỗ cứng chất lượng cao của nhiệt đới
(Phân viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, 1995). Theo Kaosa-ard (1995) mục

5


×