Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI MIỄN DỊCH VÀ THỜI GIAN BẢO QUẢN CỦA VẮC XIN VÔ HOẠT XUẤT HUYẾT THỎ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY NAVETCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
******

NGÔ ĐỨC

XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI MIỄN DỊCH VÀ THỜI GIAN BẢO
QUẢN CỦA VẮC XIN VÔ HOẠT XUẤT HUYẾT THỎ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY NAVETCO

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
******

NGÔ ĐỨC

XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI MIỄN DỊCH VÀ THỜI GIAN BẢO
QUẢN CỦA VẮC XIN VÔ HOẠT XUẤT HUYẾT THỎ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY NAVETCO

Chuyên ngành: THÚ Y
Mã số

: 60.62.50


LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP
Hướng dẫn Khoa học:
TS. Trần Xuân Hạnh
TS. Lê Anh Phụng

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2009


XÁC ĐỊNH ĐỘ DÀI MIỄN DỊCH VÀ THỜI GIAN BẢO
QUẢN CỦA VẮC XIN VÔ HOẠT XUẤT HUYẾT THỎ
SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY NAVETCO
--^ 0 ]--

NGÔ ĐỨC

HỘI ĐỒNG CHẤM LUẬN VĂN
1. Chủ tịch:
2. Thư ký:
3. Phản biện 1:
4. Phản biện 2:
5. Ủy viên:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HCM
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN

--^ 0 ]--

Họ và tên : Ngô Đức
Ngày sinh : 03 - 01 - 1972
Nơi sinh

: Quảng Ngãi

Họ tên cha : Ngô Phận
Họ tên mẹ : Trần Thị Kiều
Quá trình học tập:
-

Năm 1990: Tốt nghiệp phổ thông trung học tại trường PTTH Mộ Đức II,
Quãng Ngãi.

-

Năm 1997: Tốt nghiệp đại học ngành Thú y tại Trường Đại Học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.

-

Làm việc tại Công ty thuốc thú y TW, 29 Nguyễn Đình Chiểu, Q1, TP.HCM,
nhân viên kiểm nghiệm.

-

Năm 2005: Học khóa Cao học ngành thú y tại Trường Đại học Nông Lâm
Thành phố Hồ Chí Minh.


Tình trạng gia đình: Vợ : Lê Hồng Nga, kết hôn 1999
Con: Ngô Đức Thắng, sinh 2001
: Ngô Đức Thanh Tùng, sinh 2009
Địa chỉ liên lạc

: 156A đường 42, phường Bình Trưng Đông, Quận 2, TP.HCM.

Điện thoại

: 0979730910

Email

:

ii


LỜI CAM ĐOAN
--^ 0 ]-Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu
của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là
trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.

Tác giả

Ngô Đức

iii



LỜI CẢM ƠN
--^ 0 ]-Chân thành cám ơn

TIẾN SỸ : TRẦN XUÂN HẠNH
TIẾN SỸ : LÊ ANH PHỤNG
đã giảng dạy, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong việc thực hiện và hoàn thành
luận văn tốt nghiệp.
Cảm ơn tất cả các thầy cô trong Khoa Chăn Nuôi Thú Y, Phòng Đào Tạo
Sau Đại Học, Ban Giám Hiệu đã giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập
và hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Công Ty thuốc thú y Trung Ương
(Navetco), các anh chị và các bạn đồng nghiệp, anh chị em trong phòng Kiểm
Nghiệm đã nhiệt tình hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài
nghiên cứu này.
Cảm ơn và chia sẻ những thành quả đạt được với cha, mẹ, vợ, con và các
bạn đã tạo nguồn động viên to lớn cho tôi.

iv


TÓM TẮT
--^ 0 ]-Đề tài “Xác định độ dài miễn dịch và thời gian bảo quản của vắc xin vô
hoạt xuất huyết thỏ sản xuất tại công ty NAVETCO” được tiến hành trong 16
tháng (06/2007-10/2008) tại Phòng kiểm nghiệm Công ty Thuốc thú y Trung Ương
TP.HCM. Phương pháp ELISA được sử dụng để phát hiện kháng nguyên và
phương pháp làm tiêu bản vi thể để xác định vi rút RHD. Hiệu lực bảo hộ của vắc
xin phòng bệnh xuất huyết thỏ được đánh giá qua phương pháp HI và phương pháp
công cường độc. Kết quả ghi nhận như sau:

(1) Chất lượng vắc xin RHD
Vắc xin phòng bệnh xuất huyết thỏ do công ty NAVETCO sản xuất đạt tiêu
chuẩn về vô trùng, an toàn. Hiệu giá kháng thể (HI) lúc 21 ngày tiêm vắc xin đạt
1/20-1/80 (tương ứng chỉ số GMT = 33,7), tỷ lệ bảo hộ thỏ sau công cường độc là
100%. Kết quả xác định nguyên nhân gây chết thỏ ở lô đối chứng bằng phương
pháp ELISA cho kết quả dương tính với vi rút RHD.
(2) Qui trình tiêm phòng
- Tỷ lệ bảo hộ thỏ qua công cường độc ở hai qui trình tiêm vắc xin đến tháng
thứ 9 vẫn còn đạt 100%.
- Qui trình 2 lần tiêm vắc xin có hiệu giá kháng thể (HI) luôn cao hơn qui
trình 1 lần tiêm ở các thời điểm khảo sát (1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng).
(3) Thời gian bảo quản vắc xin
Vắc xin xuất huyết thỏ do công ty NAVETCO sản xuất có thể bảo quản đến
12 tháng ở nhiệt độ 2-80C vẫn còn hiệu lực bảo hộ trên thỏ 100% qua công cường
độc, tương ứng với hiệu giá kháng thể dao động 1/20-1/80.

v


SUMMARY
--^ 0 ]-The study - “Determine long-term immunology and storage time of rabbit
heamorrhagic disease inactived vaccin produced by NAVETCO” has performed
during 16 months (06/2007 – 10/2008) in Quality Control Section of National
Veterinary Company. Using ELISA method to detect antigen and histopathology to
specify RHDV. The potency was evaluated by HI test and challenged test. The
results are below:
(1) The quality of vaccin RHD:
The vaccin made in NAVETCO has obtained the standards about serility, safety.
In the vaccinated rabbits, the titre of antibody, examined on the 21st day after
vaccinated by HI test, obtains 1/20 to 1/80 (GMT= 33.7) and the vaccine potency is

100% by challenged test. In the control group, the death rate is 100% and the cause
is RHDV (by ELISA test).
(1) The immunosation schedule
-

The percentage of vaccinated rabbits with both of schedule, that also survive

the challenge is 100%.
-

The titre of antibody by the two – dosage schedule is always over by the one

– dosage schedule at times of examination.
(2) The storage time
-

The RHD vaccin produced by NAVETCO which has stored during 1

months (2 – 80C), can protect to 100% vaccinated rabbit. The antibody titre –
examined by HI test – varies from 1/20 to 1/80.
Keys words: vaccin, rabbit haemorrhagic disease, long – term immunology

vi


MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
Trang chuẩn y ...............................................................................................................i
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ii

Lời cam đoan ............................................................................................................. iii
Lời cảm ơn ................................................................................................................iv
Tóm tắt

................................................................................................................. v

Mục Lục

.............................................................................................................. vii

Danh sách các chữ viết tắt ........................................................................................... x
Danh sách các hình.....................................................................................................xi
Danh sách các bảng ................................................................................................. xiii
Danh sách các biểu đồ ..............................................................................................xiv
CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề ......................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu ........................................................................................................... 2
1.3 Yêu cầu.............................................................................................................. 2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN ...................................................................................... 3
2.1 Lịch sử bệnh xuất huyết thỏ .............................................................................. 3
2.2 Căn bệnh học ..................................................................................................... 3
2.2.1. Đặc điểm hình thái, cấu trúc .................................................................. 3
2.2.2 Đặc tính sinh học của RHD vi rút ........................................................... 5
2.2.3 Sức đề kháng của vi rút ............................................................................ 5
2.3 Dịch tễ học ........................................................................................................ 5
2.3.1 Phân bố bệnh xuất huyết thỏ trên Thế giới và Việt Nam......................... 5

vii



2.3.2 Động vật cảm thụ ..................................................................................... 7
2.3.3 Đường xâm nhập và phương thức truyền lây........................................... 8
2.3.4 Cơ chế gây bệnh ....................................................................................... 8
2.4 Triệu chứng và bệnh tích................................................................................... 8
2.4.1 Triệu chứng ............................................................................................. 8
2.4.2 Bệnh tích .................................................................................................. 9
2.5 Chẩn đoán bệnh ............................................................................................... 13
2.5.1 Chẩn đoán lâm sàng ............................................................................... 13
2.5.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm ................................................................. 14
2.6 Miễn dịch trong bệnh xuất huyết thỏ ............................................................. 14
2.6.1 Miễn dịch không đặc hiệu. ..................................................................... 14
2.6.2 Miễn dịch đặc hiệu ................................................................................. 14
2.7 Biện pháp kiểm soát dịch bệnh ....................................................................... 15
2.7.1 Phòng bệnh ............................................................................................. 15
2.7.2 Chủ trương chống bệnh RHD ................................................................ 16
2.8 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................. 17
2.8.1 Trên thế giới ........................................................................................... 17
2.8.2 Việt Nam ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 19
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu................................................................... 19
3.2 Vật liệu ............................................................................................................ 19
3.3 Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 19
3.4 Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 19
3.4.1 Thí nghiệm 1: Kiểm tra vô trùng, an toàn, hiệu lực của vắc xin RHD .. 20
3.4.2 Thí nghiệm 2:Xác định độ dài miễn dịch của vắc xin RHD theo qui
trình tiêm 1 lần và tiêm 2 lần cách nhau 15 ngày ........................................... 23
3.4.3 Thí nghiệm 3: Xác định độ dài bảo quản của vắc xin ở các thời điểm 3,
6, 9 và 12 tháng ............................................................................................... 25
3.5 Phương pháp xử lý số liệu............................................................................... 26


viii


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 27
4.1 Kết quả kiểm tra vô trùng, an toàn và hiệu lực của vắc xin xuất huyết thỏ
ở phòng thí nghiệm ................................................................................................. 27
4.1.1 Kết quả kiểm tra vô trùng của các lô vắc xin xuất huyết thỏ ................. 27
4.1.2 Kết quả kiểm tra an toàn của các lô vắc xin xuất huyết thỏ................... 28
4.1.3 Kết quả đánh giá hiệu lực của các lô vắc xin xuất huyết thỏ ................. 30
4.1.4 Nhận xét về thí nghiệm ......................................................................... 37
4.2 Độ dài miễn dịch ở thỏ được tiêm vắc xin RHD theo 2 qui trình tiêm
khác nhau………. ................................................................................................... 37
4.2.1 Độ dài miễn dịch ở thỏ được tiêm vắc xin RHD ở qui trình tiêm 1 lần 37
4.2.2 Độ dài miễn dịch ở thỏ được tiêm vắc xin RHD ở qui trình tiêm 2 lần 41
4.2.3 So sánh hai qui trình tiêm vắc xin .......................................................... 45
4.3 Ảnh hưởng của độ dài bảo quản vắc xin đến hiệu quả gây miễn dịch trên thỏ 47
4.3.1 Khả năng bảo hộ trên thỏ của lô vắc xin khi kiểm tra hiệu lực ở
các thời điểm bảo quản 3, 6, 9, 12 tháng......................................................... 47
4.3.2 Hiệu giá kháng thể của thỏ khi kiểm tra hiệu lực lô vắc xin bảo
quản ở các thời điểm 3, 6, 9, 12 tháng ............................................................ 48
4.3.3 Khảo sát bệnh tích trên thỏ chết và kết quả xét nghiệm ELSA ............. 51
CHƯƠNG 5 KẾT QUẢ VÀ ĐỀ NGHỊ ................................................................ 52
5.1 Kết luận ........................................................................................................... 52
5.2 Đề nghị ............................................................................................................ 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 54
PHỤ LỤC .............................................................................................................. 59

ix



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AAHL

: Australian Animal Health Laboratory

APHIS

: Animal and Plant Health Inspection Service

CD

: cluster designation

CTV

: cộng tác viên

CFSPH

: Center Food Security Public Health

DIC

: disseminated intravascular coagulation

ELISA

: emzyme-linked immunosorbent assay

GMT


: mean geometric titre

HA

: haemagglutination

HI

: haemagglutination inhibition

HRPO

: horseradish peroxidase

KN-KT

: kháng nguyên-kháng thể

LD50

: lethal dose 50%

Mab

: monoclonal antibody

NAVETCO

: National Veterinary Company


OD

: optical density

ORF

: open reading frame

OIE

: Office International des Epizooties

PBS

: phosphate buffer saline

PBST

: phosphate buffer saline tween

RHD

: rabbit heamorrhagic disease

RHDV

: rabbit heamorrhagic disease vi rút

TMB


: tetramethyl benzidine

x


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình thái RHDV ........................................................................................ 4
Hình 2.2 Cấu trúc gen của RHDV ............................................................................. 4
Hình 2.3 Cấu trúc đoạn VP60 (đoạn có tính quyết định kháng nguyên của virus) ... 5
Hình 2.4 Bản đồ phân bố lưu hành RHD trên thế giới năm 2004 ............................ 6
Hình 2.5 Thỏ bị xuất huyết ở mũi ............................................................................. 9
Hình 2.6 Gan, tất cả các thùy của gan phình to ra do RHD ..................................... 10
Hình 2.7 Phổi bị RHD .............................................................................................. 11
Hình 2.8 Tim xuất huyết do RHD ............................................................................ 11
Hình 2.9 Thận xuất huyết do RHD .......................................................................... 12
Hình 2.10 Lách thỏ bị nhiễm vi rút RHD sau tiêm 55 giờ ..................................... 12
Hình 2.11 Thận bị nhiễm vi rút RHD sau tiêm 49 giờ ............................................ 13
Hình 2.12 Phổi thỏ nhiễm vi rút RHD sau 55 giờ ................................................... 13
Hình 4.1 Thỏ xuất huyết ở mũi sau công cường độc (lô đối chứng) ....................... 31
Hình 4.2 Biểu hiện dãn cơ vòng hậu môn............................................................... 32
Hình 4.3. Gan nhạt màu, mềm và bở ...................................................................... 33
Hình 4.4 Phổi xuất huyết (lô đối chứng) ................................................................. 34
Hình 4.5 Thận xuất huyết (lô đối chứng) ................................................................. 34
Hình 4.6 Mô gan thỏ bình thường ........................................................................... 35
Hình 4.7 Mô gan thỏ chết do công cường độc ......................................................... 35
Hình 4.8 Nhu mô lách thỏ bình thường ................................................................. 36
Hình 4.9 Mô lách thỏ chết do công cường độc ........................................................ 36
Hình 4.10 Mô phổi bình thường............................................................................... 36

Hình 4.11 Mô phổi thỏ chết do công cường độc...................................................... 36

xi


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Các loại vắc xin thương mại được sử dụng hiện nay ở một số nước ....... 16
Bàng 3.1 Bố trí kiểm tra vô trùng các lô vắc xin xuất huyết thỏ ............................. 20
Bảng 3.2 Bố trí theo dõi kiểm tra độ an toàn của vắc xin xuất huyết thỏ ................ 21
Bảng 3.3 Bố trí kiểm tra hiệu lực của vắc xin RHD trên thỏ ................................... 22
Bảng 3.4 Bố trí thỏ công cường độc ở thí nghiệm độ dài miễn dịch ....................... 24
Bảng 3.5 Bố trí công cường độc thỏ ở mỗi thời điểm (3, 6, 9, 12 tháng) ................ 26
Bảng 4.1 Kết quả kiểm tra vô trùng của các lô vắc xin RHD .................................. 27
Bảng 4.2 Kết quả kiểm tra an toàn của các lô vắc xin ............................................. 28
Bảng 4.3 Khả năng bảo hộ cho thỏ sau khi tiêm vắc xin ở ngày 21 ........................ 30
Bảng 4.4 Kết quả công cường độc ở thí nghiệm 1 lần tiêm vắc xin RHD ............. 38
Bảng 4.5 Hiệu giá kháng thể và chỉ số GMT của thỏ ở qui trình 1 lần ......................
tiêm vắc xin .............................................................................................................. 39
Bảng 4.6 Kết quả công cường độc ở qui trình 2 lần tiêm vắc xin .......................... 42
Bảng 4.7 Hiệu giá kháng thể của thỏ ở qui trình 2 lần tiêm vắc xin........................ 43
Bảng 4.8 So sánh hiệu quả của 2 qui trình tiêm vắc xin RHD trên thỏ ................... 46
Bảng 4.9 Tỷ lệ bảo hộ của thỏ chống bệnh RHD khi kiểm tra hiệu lực lô vắc xin
đã bảo quản 3, 6, 9, 12 tháng .................................................................................. 48
Bảng 4.10 Hiệu giá kháng thể và chỉ số GMT của thỏ sau tiêm vắc xin, ở các thời
gian vắc xin bảo quản được 3, 6, 9, 12 tháng ……………………………. ……….49

xii



DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 4.1 Biến thiên nhiệt độ trung bình của thỏ sau khi được tiêm vắc xin…….29
Biểu đồ 4.2 Trung bình hình học (GMT) của thỏ thí nghiệm ở các lô vắc xin…......33
Biểu đồ 4.3 Chỉ số GMT của thỏ thí nghiệm ở các tháng theo qui trình tiêm 1 lần..40
Biểu đồ 4.4 Chỉ số GMT của thỏ thí nghiệm ở các tháng theo qui trình tiêm 2 lần. 44
Biểu đồ 4.5 Biến động của chỉ số GMT của 2 qui trình tiêm vắc xin....................... 46
Biểu đồ 4.6 Chỉ số GMT trên thỏ được tiêm vắc xin RHD đã bảo quản từ 3, 6, 9, 12
tháng ..................................................................................................... …………… 50

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Những năm gần đây, ngành chăn nuôi thỏ ở nước ta bắt đầu phát triển. Ước
tính tổng đàn thỏ hiện nay trên cả nước có khoảng 600.000 con thỏ cái sinh sản, cho
sản lượng thịt khoảng 22.500 tấn/năm (Đinh Văn Bình, 2007). Một trong những yếu
tố tác động lớn đến sự phát triển của ngành chăn nuôi thỏ là các bệnh truyền nhiễm
như cầu trùng thỏ, tụ huyết trùng thỏ, Myxomatosis, đặc biệt là bệnh xuất huyết trên
thỏ (Rabbit Heamorrhagic Disease - RHD). Với đặc điểm lây lan nhanh, tỉ lệ tử
vong cao từ 40-90% (Teifke và ctv, 2002), bệnh xuất huyết thỏ đã gây nên những
tổn thất nặng nề đối với đàn thỏ nuôi, đặc biệt là ở những trang trại không thực hiện
tiêm chủng vắc xin phòng bệnh (CFSPH, 2007) và là mối quan tâm hàng đầu của
các nhà chăn nuôi thỏ. Bệnh xuất huyết thỏ được xếp vào danh sách B của OIE, và
thuộc danh mục bệnh truyền nhiễm nguy hiểm ở động vật của Việt Nam (Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2005).
Ở Việt Nam, bệnh được ghi nhận lần đầu vào năm 1997 trên nhiều đàn thỏ
nuôi với tỷ lệ chết lên đến 70-75% (Đinh Văn Bình, 2007). Năm 1998, Trung tâm

nghiên cứu dê và thỏ Sơn Tây -Viện chăn nuôi xác định tác nhân gây bệnh là
Calicivirus. Sau đó, Công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) thành phố Hồ
Chí Minh đã nghiên cứu sản xuất vắc xin phòng bệnh xuất huyết thỏ với chất bổ trợ
keo phèn, và đưa vào sử dụng từ năm 2006. Theo lý thuyết, vắc xin vi rút vô hoạt
với chất bổ trợ keo phèn thường cho đáp ứng miễn dịch không mạnh và cần phải
tiêm nhắc lại để củng cố khả năng bảo vệ. Tuy nhiên thực tế sử dụng vắc xin xuất
huyết thỏ cho thấy có những trại chăn nuôi thỏ chỉ tiêm nhắc lại sau 8-9 tháng mà
vẫn không nổ dịch mặc dù trại nằm trong những vùng dịch lưu hành. Bên cạnh đó,

1


có ý kiến cho rằng sử dụng vắc xin xuất huyết thỏ sắp hết hạn sử dụng (còn khoảng
2-3 tháng) sẽ cho đáp ứng miễn dịch yếu. Để cung cấp thêm thông tin về chất lượng
của vắc xin và có cơ sở cho việc hoàn thiện qui trình tiêm chủng, chúng tôi tiến
hành thực hiện đề tài: “Xác định độ dài miễn dịch và thời gian bảo quản của vắc
xin vô hoạt xuất huyết thỏ sản xuất từ công ty NAVETCO”.
1.2. Mục tiêu
Nhằm so sánh hiệu giá kháng thể và tỷ lệ bảo hộ ở hai qui trình tiêm chủng
của vắc xin phòng bệnh xuất huyết trên thỏ, đồng thời xác định tính ổn định của vắc
xin do công ty NAVETCO sản xuất sau các khoảng thời gian bảo quản. Từ đó, có
các đề xuất về qui trình sử dụng vắc xin phòng bệnh xuất huyết thỏ trong thực tế
sản xuất.
1.3. Yêu cầu
(1) Kiểm tra vô trùng, an toàn, hiệu lực các lô vắc xin xuất huyết thỏ do
Công ty thuốc thú y trung ương (NAVETCO) sản xuất.
(2) Xác định độ dài miễn dịch của vắc xin xuất huyết thỏ theo qui trình tiêm
một lần, và tiêm hai lần với khoảng cách giữa lần đầu tiên và lần thứ 2 cách nhau 15
ngày.
(3) Xác định ảnh hưởng của thời gian bảo quản vắc xin sau 3 tháng, 6 tháng,

9 tháng, 12 tháng đối với hiệu lực của vắc xin xuất huyết thỏ (trong điều kiện vắc
xin được bảo quản ở 2-80C).

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Lịch sử bệnh xuất huyết thỏ
Bệnh xuất huyết thỏ (RHD- Rabbit haemorrhagic disease) là bệnh truyền
nhiễm gây tử vong ở thỏ hoang và thỏ nuôi. Bệnh được báo cáo đầu tiên tại Trung
Quốc năm 1984 (Liu và ctv, 1984). Sau đó, bệnh được thông báo ở Hàn Quốc năm
1985 do nhập khẩu thịt thỏ từ Trung Quốc (An và ctv, 1998). Bệnh xuất huyết thỏ
xuất hiện ở Ý năm 1986 (Cancellotti và ctv, 1991). Từ năm 1990, bệnh đã bùng nổ
ở châu Âu (Morisse và ctv, 1991). Tháng 10-1988, bệnh xuất hiện đầu tiên tại
Mexico theo đường nhập khẩu thịt thỏ đông lạnh từ Trung Quốc (Gregg và ctv,
1991).
Có nhiều thông tin khác nhau về nguyên nhân gây bệnh. Đầu tiên vi rút được
cho là thuộc họ Picornaviridae (APHIS, 2005) hoặc Parvoviridae (Gregg và ctv,
1991) hoặc Parvo-like virus (Xu và ctv, 1991). Tuy nhiên, hiện nay RHD đã được
xếp vào họ Caliciviridae (Ohlinger và ctv, 1990).
2.2 Căn bệnh học
Vi rút được phân loại như sau:
Họ:
Giống:
Loài:

Caliciviridae
Lagovirus
Rabbit haemorrhagic disease virus (RHDV)


Nguồn: />2.2.1 Đặc điểm hình thái, cấu trúc
RHDV nhìn dưới kính hiển vi điện tử có cấu trúc hình cầu (Hình 2.1), đường
kính 32-35 nm, sợi chính polypeptid có trọng lượng phân tử 60kDa. Bộ gen RNA
dương, kích thước 7,437kb và gen RNA phụ 2,2 kb. Vỏ protein (VP60) gập lại

3


thành 2 mảnh riêng biệt, dính với nhau bởi phần liên hợp gồm đầu N của mảnh bên
trong và đầu C của mảnh bên ngoài. Vỏ capsid cả bên trong và bên ngoài được mô
tả ở dạng cấu trúc vòm. Đây là dạng cấu trúc có quan hệ với những đặc tính kháng
nguyên được xác định trên phần cuối C của VP60 (vỏ protein của RHD) (OIE,
2004). Vi rút gây bệnh RHD chỉ có một serotype (Berningger và ctv, 1995).

Hình 2.1: Hình thái RHDV (Bar = 50nm)
Nguồn />Hiện nay, người ta đã giải mã toàn bộ về cấu trúc bộ gen của Calicivirus có
chiều dài 7,437kb. Sợi RNA chứa 2 khung đọc mở ORF1 (7kb) và ORF2 (351
nucleotid) (ORF- open reading frame) chiếm gần 99% bộ gene RNA.

Hình 2.2 Cấu trúc bộ gen của RHDV (Wirblich và ctv, 1996).

4


Hình 2.3 Cấu trúc đoạn VP60 (Đoạn có tính quyết định kháng nguyên của vi rút)
(Alonso và ctv, 1996)
2.2.2 Đặc tính sinh học của vi rút RHD
Vi rút RHD có khả năng gây ngưng kết hồng cầu (HA- Haemagglutination)
nhóm O của người. Vi rút RHD khá đặc biệt với đặc điểm không nhân lên được

trong phôi trứng hay trên môi trường tế bào (OIE, 2004). Để giữ giống vi rút, người
ta chỉ cấy truyền qua động vật thí nghiệm là thỏ, sau khi thỏ chết mổ lấy bệnh phẩm
là gan và lách để giữ giống vi rút ở nhiệt độ âm sâu (-700C).
2.2.3 Sức đề kháng của vi rút
Vi rút RHD khá bền vững và đề kháng tốt với môi trường ngoài. Chúng có
thể sống ít nhất 225 ngày trong huyễn dịch tổ chức ở 40C, tồn tại khoảng 105 ngày
ở nhiệt độ phòng trong quần áo, 2 ngày ở 600C. Vi rút RHD bị bất hoạt bởi sodium
hydroxide 10%, formaldehyde 1-1,4% và β-propiolactone ở 40C (OIE, 2004).
2.3 Dịch tễ học
2.3.1 Phân bố bệnh xuất huyết thỏ trên Thế giới và Việt Nam
2.3.1.1 Bệnh xuất huyết thỏ trên thế giới
Bệnh xảy ra hầu hết các nước trên thế giới (OIE, 2004). Các báo cáo tại châu
Âu về những ảnh hưởng ban đầu của bệnh xuất huyết thỏ tập trung vào thỏ nuôi, và
một vài nghiên cứu về thỏ hoang ở Tây Ban Nha và Pháp (Cooke và ctv, 2002).
Từ 1988-1990, tỉ lệ thỏ chết trong vụ dịch xuất huyết thỏ ở Tây Ban Nha ước
tính khoảng 55%-75% (Villafurete và ctv, 1994). Ở những nơi chăn nuôi có mật độ
cao có ảnh hưởng đến sự lan truyền RHDV và làm tăng tỉ lệ chết (Calvete và ctv,
2000).

5


Tháng 12-1988, bệnh xuất huyết thỏ đã xuất hiện ở thành phố Mexico, do
nhập khẩu thịt thỏ đông lạnh từ Trung Quốc. Tháng 2-1989, chính phủ Mexico bắt
đầu có chương trình kiểm soát và loại trừ bệnh bằng cách cách ly các trại thỏ bị
nhiễm, cấm buôn bán thỏ, tự nguyện tiêu hủy thỏ bệnh, sát trùng và cho phép phục
hồi đàn thỏ sau 2 tháng. Chương trình đã thành công, không có một trường hợp
bệnh nào được thông báo kể từ 1992. Đến nay, Mexico là đất nước thành công
trong việc loại trừ bệnh xuất huyết thỏ (CFSPH, 2007). Một nghiên cứu khác của
White và ctv (2001) áp dụng mô hình gồm mùa và lứa tuổi để kiểm định giả thuyết

về sự ảnh hưởng của nhóm tuổi trong quần thể thỏ do chủng gây bệnh và chủng
không gây bệnh trong mùa dịch RHD của nước Anh, năm 1995. Kết quả cho thấy
rằng khi những dòng không gây bệnh chiếm ưu thế thì dòng gây bệnh chỉ gây nên
những cái chết ít.
Hiện nay, RHD lưu hành ở Trung Quốc, Châu Á, Trung Mỹ, hầu hết Châu
Âu và Châu Đại Dương. Những vụ dịch đã được ghi nhận tại Ả Rập Xê-Út. Tại Mỹ,
bệnh được phát hiện tại Iowa (2000); tại Utah, Illinois, New York (2001); và
Indiana (2005). Tuy nhiên, chỉ xảy ra dịch lẻ tẻ, không thấy dịch lớn xảy ra
(CFSPH, 2007).

Hình 2.4 Bản đồ phân bố bệnh RHD trên thế giới năm 2004
Nguồn: />
6


2.3.1.2 Bệnh xuất huyết thỏ ở Việt Nam
Vào năm 1997, nhiều đàn thỏ trong cả nước xuất hiện bệnh xuất huyết thỏ và
gây chết hàng loạt, tỷ lệ chết lên đến 70-75%. Năm 1998, Trung tâm nghiên cứu dê
và thỏ Sơn Tây- Viện Chăn Nuôi đã kết hợp với Trung tâm chẩn đoán thú y trung
ương xác định được tác nhân gây bệnh là vi rút xuất huyết thỏ (Đinh Văn Bình,
2007).
Tháng 4/2003, hàng chục nghìn thỏ nuôi đã bị bệnh xuất huyết thỏ và chết ở
các tỉnh Đồng Nai, Tiền Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Thành Phố Hồ Chí
Minh (Trần Xuân Hạnh và ctv, 2005).
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có thống kê chính thức nào về mức độ thiệt
hại do bệnh gây ra tại Việt Nam, nhưng qua một số thông tin được ghi nhận thực tế
ở một số trại và hộ chăn nuôi thỏ ở khu vực phía Nam cho thấy thiệt hại kinh tế là
rất lớn cho các trại có thỏ mắc bệnh xuất huyết thỏ (Trần Xuân Hạnh và ctv, 2005).
Hiện nay, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã đưa bệnh xuất
huyết thỏ vào danh mục những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên động vật (Bộ

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, 2005).
2.3.2 Động vật cảm thụ
Bệnh xuất huyết thỏ chỉ ảnh hưởng ở thỏ nuôi và thỏ châu Âu (Oryctolagus
cuniculus), có thể gây nhiễm thực nghiệm thỏ đuôi bông, thỏ rừng tai to ở Bắc Mỹ
nhưng không có triệu chứng. Thỏ hoang dã châu Âu và những loại thỏ hoang khác
dường như không bị mắc bệnh xuất huyết thỏ.
Cho đến nay, chỉ có thỏ là động vật mẫn cảm duy nhất với bệnh này. Theo
tài liệu của chương trình kiểm soát bệnh xuất huyết thỏ ở Úc và New Zealand cho
biết đã thử nghiệm trên 28 loài động vật gồm có vật nuôi (ngựa, trâu, bò, cừu, hươu,
dê, heo, chó, mèo và gia cầm), thú hoang dã (cáo, chồn, chuột cống và chuột nhắt),
thú cấp thấp ở Úc (chuột bụi rậm), chim (bồ câu hoang dã, mòng biển bạc, chim
ưng nâu, đà điểu Úc), bò sát (nhóm thằn lằn lưỡi xanh), kết quả cho thấy không có
loài nào bị nhiễm bệnh hoặc bị ảnh hưởng bởi vi rút RHD (Lyn và ctv, 1996).

7


White và ctv (2001) mô tả một vụ dịch xuất huyết thỏ tại nước Anh năm
1994, sự lưu hành huyết thanh dương tính cao ở các nhóm tuổi, không thấy có sự
khác biệt về giới tính trong các nhóm tuổi.
Bệnh xuất huyết thỏ có tỷ lệ mắc bệnh cao và tỷ lệ chết cao (40-90%). Sự
nhiễm bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng biểu hiện lâm sàng chỉ quan sát
được ở thỏ trên 2 tháng tuổi. Cơ chế sinh bệnh ở độ tuổi nhỏ hơn vẫn chưa được
biết rõ ràng (Morisse và ctv, 1991).
2.3.3 Đường xâm nhập và phương thức truyền lây
Đầu tiên, vi rút xâm nhập vào cơ thể bằng đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Bệnh
có thể lây truyền bằng nhiều con đường khác nhau, trực tiếp hoặc gián tiếp. Vi rút
hiện diện trong dịch tiết, dịch bài tiết, máu và nội tạng. Trong giai đoạn muộn, vi
rút có thể tìm thấy ở da và niêm mạc. Như vậy, ngoài khả năng nhiễm bệnh do tiếp
xúc trực tiếp với thú bệnh, những tiếp xúc gián tiếp qua xác thú đông lạnh, da và

lông hoặc các sản phẩm từ da và lông thỏ, qua trang thiết bị, thức ăn bị nhiễm, phân
bón, thú ăn xác chết, công nhân chăn nuôi, thợ săn…Khả năng lây bệnh qua không
khí và côn trùng trung gian chưa được chứng minh (CFSPH, 2007).
2.3.4 Cơ chế gây bệnh
Khi vi rút xâm nhập vào cơ thể, bệnh tích đầu tiên được ghi nhận là hoại tử
gan, lách, ruột non và các mô lympho. Tiếp theo, từ các cơ quan trên vi rút xuyên
qua thành mạch xâm nhập vào máu. Tại đây chúng gây nên các cục huyết khối, sự
hiện diện cục huyết khối trong các mạch máu gây ra do đông máu nội mạch rải rác
gây bại huyết, xuất huyết và thỏ chết hàng loạt. Bệnh lý đông máu diện rộng thường
là do xuất huyết ở nhiều nội tạng và gây chết đột ngột. Ở thể bán cấp tính và mãn
tính thì biểu hiện vàng da ở tai, kết mạc và mô dưới da là những bằng chứng rõ ràng
của bệnh (Ohlinger và ctv, 1990).
2.4 Triệu chứng và bệnh tích
2.4.1 Triệu chứng
Bệnh xuất huyết thỏ là bệnh truyền nhiễm cấp tính lây lan mạnh và gây tử
vong cao (OIE, 2004). Bệnh có thể biểu hiện dưới 3 thể lâm sàng (Xu và ctv, 2001).

8


Thể quá cấp tính: thỏ chết đột ngột sau khi bị nhiễm 10-12 giờ mà không có
triệu chứng lâm sàng nào, tuy nhiên thỏ cũng giãy giụa vài lần trong chuồng trước
khi chết. Thể này thường xảy ra vào giai đoạn đầu của vụ dịch.
Thể cấp tính: biểu hiện sốt cao 410C sau nhiễm khoảng 40 giờ. Thoạt đầu thỏ
có biểu hiện lờ đờ, di chuyển chậm chạp, nhưng trước khi chết trở nên bị kích động,
chạy khắp chuồng, co giật và run cơ, kêu ré lên vì đau trước khi chết. Một vài thỏ
có biểu hiện nghẹt thở do xoang mũi có dịch lẫn máu và bọt. Thể này thường xảy ra
ở giai đoạn giữa của vụ dịch.
Thỏ thường có biểu hiện giãn cơ vòng hậu môn, da và lông bị dính chất nhày
màu vàng nhạt. Phân bị bao bọc bởi dịch dạng keo màu vàng nhạt.

Thể bán cấp tính: thường thấy ở thỏ con dưới 3 tháng tuổi có trọng lượng cơ
thể từ 1,0-2kg, và thường xảy ra ở giai đoạn sau của vụ dịch. Biểu hiện lâm sàng
gồm có lờ đờ, giảm ăn và biếng ăn trong 1-2 ngày, biểu hiện gầy mòn, xù lông và tử
vong 2 ngày sau đó.

Hình 2.5 Thỏ bị xuất huyết ở mũi
/>2.4.2 Bệnh tích
Bệnh tích đại thể
Theo Xue và ctv (2001), bệnh tích có thể được thấy ở nhiều cơ quan như:

9


- Khí quản: sung huyết niêm mạc khí quản nặng, có thể lẫn máu có bọt.
- Phổi: bị sung huyết nặng kèm theo phù, và xuất huyết điểm cỡ bằng hạt đậu.
- Tim: sung huyết, có thể kèm theo xuất huyết điểm ở nội tâm mạc.
- Tuyến ức: phù dịch keo, có thể kèm theo xuất huyết điểm cỡ hạt kê.
- Lách: sưng to, sung huyết màu tím xanh.
- Gan: sưng to, dễ vỡ, bề mặt nhám kèm theo xuất huyết điểm.
- Túi mật: sưng to và dày lên.
- Hạch lympho màng treo ruột phù, xuất huyết điểm.
- Dạ dày và ruột: một vài ca bệnh dài ngày có thể thấy những điểm xuất huyết từ
đầu đinh đến hạt kê trên màng treo ruột.
- Tử cung: ở thỏ có chửa, sung huyết màng nhầy kèm theo xuất huyết điểm, chết
thai.
- Thận: sưng to từng phần, màu tím nhạt, sung huyết, xuất huyết điểm đầu đinh
ghim ở vỏ thận.
- Bàng quang: ứ đọng nước tiểu.

Hình 2.6 Gan: tất cả các thùy của gan phình to ra do RHD

/>
10


×