Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

xác định tính sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn Edwardsiella ictaluri phân lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 72 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC






KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP




XÁC ĐỊNH TÍNH SINH MIỄN DỊCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA
CÁC LOẠI VACXIN TỪ VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri
PHÂN LẬP TRÊN CÁ TRA TẠI CÁC VÙNG ĐỊA LÝ
VÀO CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU THUỘC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG






NGÀNH: CÔNG NGHỆ SINH HỌC
NIÊN KHÓA: 2003 – 2007
SINH VIÊN THỰC HIỆN: LÊ HÙNG DŨNG







Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC











XÁC ĐỊNH TÍNH SINH MIỄN DỊCH VÀ HIỆU QUẢ CỦA
CÁC LOẠI VACXIN TỪ VI KHUẨN Edwardsiella ictaluri
PHÂN LẬP TRÊN CÁ TRA TẠI CÁC VÙNG ĐỊA LÝ
VÀO CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU THUỘC
ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG



GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN

TS. NGUYỄN VĂN HẢO LÊ HÙNG DŨNG
Th.S. NGUYỄN DIỄM THƢ
Th.S. NGUYỄN THỊ HIỀN







Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2007

iii
LỜI CẢM TẠ
Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám Hiệu trƣờng Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Ban
chủ nhiệm Bộ môn Công Nghệ Sinh Học, cùng tất cả Quý Thầy Cô đã truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tại trƣờng.
TS. Nguyễn Văn Hảo đã hết lòng hƣớng dẫn cho tôi trong suốt quá trình thực
tập tốt nghiệp tại Viện.
Th.S. Nguyễn Diễm Thƣ, Th.S. Nguyễn Thị Hiền, Th.S. Nguyễn Mạnh
Thắng, KS. Nguyễn Thị Mộng Hoàng, KS. Phạm Hồng Lan, KS. Lê Văn Tám, KS.
Nguyễn Thị Hồng Vân, KS. Hà Thị Ngọc Nga đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ cho tôi
trong suốt quá trình thực tập.
Ban Giám Đốc Trung Tâm Quốc Gia Giống Thủy Sản Nƣớc Ngọt Nam Bộ,
và các anh chị công nhân viên chức Trung tâm đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
tôi trong suốt quá trình thực tập.
Các bạn sinh viên Đại học Nha Trang lớp Nuôi Trồng Thủy Sản một, hai
khoá 2003 – 2008, các bạn sinh viên Đại học An Giang khoá 2004 - 2008, các bạn

sinh viên lớp Nuôi Trồng Thuỷ Sản 30, Ngƣ Y 30 đã tận tình giúp đỡ và hỗ trợ công
việc với tôi trong suốt quá trình thực tập.
Bạn Phạm Văn Hùng, Nguyễn Thời Duy, Lê Thanh Tú, Nguyễn Thị Đang,
Nguyễn Thị Hƣơng, Nguyễn Thảo Sƣơng, Đinh Thị Thuỳ Trang.
Các bạn lớp Công Nghệ Sinh Học 29 đã cùng tôi trong quá trình học tập và
trong suốt quá trình thực tập.

Sinh viên thực hiện
LÊ HÙNG DŨNG

iv
TÓM TẮT
Cá tra là đối tƣợng nuôi có giá trị kinh tế cao trong các đối tƣợng cá nuôi
nƣớc ngọt tại đồng bằng sông Cửu Long. Bệnh đốm trắng trên cá tra với các triệu
chứng điển hình nhƣ việc xuất hiện các đốm trắng ở gan, thận, lách đang diễn ra
khá phổ biến và gây thiệt hại đáng kể cho ngƣời nuôi. Nhằm hạn chế thiệt hại cũng
nhƣ giảm thiểu việc sử dụng kháng sinh trên cá tra nuôi, chúng tôi tiến hành đề tài:
“Xác định tính sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn
Edwardsiella ictaluri phân lập trên cá tra tại các vùng địa lý vào các thời điểm khác
nhau thuộc đồng bằng sông Cửu Long". Đề tài đƣợc thực hiện từ tháng 3 đến 8 năm
2007 tại Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II.
Sau khi thu mẫu bệnh phẩm ngoài hiện trƣờng, định danh vi khuẩn bằng
phƣơng pháp định danh truyền thống và phƣơng pháp PCR, thử nghiệm lại độc lực
của vi khuẩn phân lập đƣợc (Edwarsiella ictaluri) và xác định liều gây chết 50%
(LD
50
) của vi khuẩn này trên cá tại phòng thí nghiệm. Tiến hành sản xuất thử
nghiệm vacxin kháng bệnh đốm trắng trên gan, thận lách cá tra bằng cách bất hoạt
tế bào vi khuẩn bằng 0,4% formol kết hợp với hai chất bổ trợ là Montanide ISA
70M-PG và phèn chua nhằm đánh giá tính an toàn của các chất bổ trợ này và khả

năng sinh miễn dịch của các loại vacxin trên. Những kết quả đạt đƣợc:
 Vacxin với chất bổ trợ nhũ dầu Montanide ISA 70M-PG không hiệu quả,
không có tính an toàn.
 Vacxin với chất bổ trợ phèn chua bƣớc đầu thử nghiệm có độ an toàn, có
khả năng tạo sức đề kháng và tạo đáp ứng miễn dịch cho cá tra mang mầm
bệnh đốm trắng. Nồng độ vacxin thích hợp cho cá tra với chất bổ trợ phèn
chua là 3x10
9
CFU/cá.
v
ABSTRACT
In recent years, freshwater sutchi catfish, Pangasius hypophthalmus,
becomes one of aqua-species with highly economic value in Mekong Delta.
However, diseases had been occurred, particularly the white spot disease (WSD)
with typical signs such as white spots of different sizes on liver, kidney and spleen.
The outbreak in Tra-catfish caused unbenefied for fish farms. To reduce the risks
for Tra-catfish farm as well as the antibiotics overused, we carry out this topic:
“Determination of immune response on Tra-catfish and the efficacy of different
vaccines against Edwardsiella ictalluri isolated from different areas and times in
Mekong Delta”. This topic was performed from 3 to 8/2007 in Research Institute
for Aquaculture II.
After collecting fish samples in different areas on fish farms, biochemical
tests and PCR analyses, challenge test to identify 50% lethal dose (LD
50
) of
Edwardsiella ictalluri in wetlab. We carried out the experiments on vaccines with
oil adjuvant - Montanide ISA 70M-PG and alum adjuvant to evaluate the
immunizarion and safety of these vaccines. The results showed that:
 Vaccine with oil adjuvant - Montanide ISA 70M-PG is not effective and
safe.

 While vaccine with alum adjuvant is safe, can induce the immune
response of fish and increase its resistance to Ed. ictaluri. A suitable
concentration of vaccine with alum adjuvant determined is 3 x10
9
CFU/
fish.

vi
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
TRANG TỰA
LỜI CẢM TẠ .......................................................................................................... iii
TÓM TẮT .........................................................................................................................iv
ABSTRACT ....................................................................................................................... v
MỤC LỤC .........................................................................................................................vi
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..........................................................................ix
DANH SÁCH CÁC BẢNG ............................................................................................. x
DANH SÁCH CÁC HÌNH .............................................................................................xi

Chƣơng 1: MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1.1 Đặt vấn đề ................................................................................................1
1.2 Mục đích và yêu cầu ................................................................................2
Chƣơng 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................. 3
2.1 Giới thiệu về cá tra Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878 ...............3
2.1.1 Hình thái ..............................................................................................3
2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng ..........................................................................4
2.1.3 Đặc điểm sinh sản ...............................................................................4
2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra ..................................................5
2.2 Các bệnh thƣờng gặp trên cá tra ..............................................................5
2.2.1 Bệnh nhiễm khuẩn ...............................................................................5

2.2.1.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas .....................5
2.2.1.2 Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas .........................................6
2.2.1.3 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella .................................6
2.2.1.4 Bệnh đốm trắng nội tạng ............................................................7
2.2.2 Bệnh ký sinh trùng ..............................................................................9
2.2.2.1 Bệnh trùng bánh xe ....................................................................9
2.2.2.2 Bệnh trùng quả dƣa ...................................................................10
2.2.2.3 Bệnh trùng mỏ neo ...................................................................10
2.2.2.4 Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh ................................................10
2.2.2.5 Bệnh do giun sán nội ký sinh ...................................................11
2.2.2.6 Bệnh rận cá ...............................................................................11
2.2.3 Bệnh nấm thủy mi .............................................................................11

vii
2.3 Giới thiệu về vacxin phòng bệnh ...........................................................12
2.3.1 Hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu ...............................................12
2.3.2 Các loại vacxin: .................................................................................12
2.3.2.1 Vacxin bất hoạt (chết)...............................................................12
2.3.2.2 Vacxin sống nhƣợc độc ............................................................13
2.3.2.3 Vacxin DNA .............................................................................13
2.3.3 Tình hình sử dụng vacxin ..................................................................13
2.3.3.1 Trên thế giới .............................................................................13
2.3.3.2 Tại Việt Nam ............................................................................14
2.3.4 Các phƣơng pháp sử dụng vacxin phòng bệnh cho cá .....................15
2.3.4.1 Tiêm ..........................................................................................15
2.3.4.2 Ngâm ........................................................................................15
2.3.4.3 Cho ăn .......................................................................................15
2.3.5 Giới thiệu sơ lƣợc về chất bổ trợ .......................................................16
2.3.5.1 Nguyên lý tác dụng của chất bổ trợ ..........................................16
2.3.5.2 Các loại chất bổ trợ thông dụng ................................................16

Chƣơng 3: VẬT LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP ............................................................. 18
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu..........................................................18
3.2 Vật liệu, Dụng cụ, Hóa chất ...................................................................18
3.2.1 Vật liệu .............................................................................................18
3.2.2 Thiết bị và dụng cụ ............................................................................19
3.2.3 Hoá chất ............................................................................................20
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................20
3.3.1 Chuẩn bị cá ........................................................................................20
3.3.2 Chuẩn bị vacxin .................................................................................20
3.3.3 Chuẩn bị huyền dịch vi khuẩn sống ..................................................21
3.3.4 Phƣơng pháp gây nhiễm thực nghiệm ...............................................22
3.3.5 Phƣơng pháp theo dõi cá sau khi gây nhiễm .....................................22
3.3.6 Phƣơng pháp thu mẫu máu, mẫu vi khuẩn ........................................22
3.3.7 Phƣơng pháp vi ngƣng kết xác định hiệu giá kháng thể ...................24
3.3.8 Phƣơng pháp xử lý thống kê .............................................................25
3.4 Bố trí thí nghiệm ....................................................................................25
3.4.1 Thí nghiệm 1: Xác định hiệu quả vacxin với chất bổ trợ
nhũ dầu ..............................................................................................................25
3.4.2 Thí nghiệm 2: Xác định lại độc lực ba chủng vi khuẩn .....................27
3.4.3 Thí nghiệm 3: Xác định hiệu quả vacxin với chất bổ
trợ phèn chua ......................................................................................................27
viii


Chƣơng 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 29
4.1 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu quả của vacxin
với chất bổ trợ nhũ dầu ........................................................................................29
4.2 Kết quả thí nghiệm xác định lại độc lực của ba chủng vi khuẩn ...........35
4.3 Kết quả thí nghiệm xác định hiệu quả vacxin với chất bổ trợ
phèn chua .............................................................................................................36

4.3.1 Kết quả theo dõi bệnh tích lâm sàng của cá ......................................37
4.3.2 Kết quả phản ứng vi ngƣng kết xác định hiệu giá kháng thể ............40
Chƣơng 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ........................................................................ 44
5.1 Kết luận ..................................................................................................44
5.2 Đề nghị ...................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 46
1. Tài liệu tiếng Việt ....................................................................................46
2. Tài liệu tiếng nƣớc ngoài .........................................................................47
3. Tài liệu từ internet ....................................................................................47
PHỤ LỤC








ix
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
TCB : Thức ăn chế biến
TACN : Thức ăn công nghiệp
Viện NC NTTS II : Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản II
NAVETCO : Công Ty Thuốc Thú Y Trung Ƣơng 3
TBVK, tbvk : Tế bào vi khuẩn
CFU : Colony form unit
LD50 : Lethal dose 50%
ĐC : Đối chứng

Nƣớc SL :Nƣớc muối sinh lí
PBS : Phosphate buffered saline
BSA : Bovine serum albumin







x
DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG TRANG

Bảng 3. 1. Ba chủng vi khuẩn Ed. ictaluri phân lập ở các thời điểm
khác nhau ................................................................................................................. 19
Bảng 3. 2. Bố trí thí nghiệm xác định hiệu quả của vacxin dùng chất
bổ trợ nhũ dầu Montanide ISA 70M-PG .................................................................. 26
Bảng 3. 3. Bố trí thí nghiệm xác định lại độc lực của ba chủng vi khuẩn ................ 27
Bảng 3. 4. Bố trí thí nghiệm xác định hiệu quả của vacxin với chất bổ
trợ phèn chua ............................................................................................................ 28
Bảng 4. 1. Thí nghiệm 1: Tổng kết số lƣợng cá chết trong suốt thời
gian thí nghiệm và tỉ lệ cá chết của từng nghiệm thức.............................................. 29
Bảng 4. 2. Kết quả theo dõi biểu hiện bệnh lý của cá thí nghiệm 1 .......................... 30
Bảng 4. 3. Kết quả thí nghiệm xác định lại độc lực ba chủng vi khuẩn ................... 35
Bảng 4. 4. Kết quả theo dõi biểu hiện bệnh lý của cá thí nghiệm 2 .......................... 35
Bảng 4. 5. Kết quả thí nghiệm 3 - Tổng kết số lƣợng cá chết trong
suốt thời gian thí nghiệm và tỉ lệ chết của từng nghiệm thức .................................. 36
Bảng 4. 6. Kết quả theo dõi biểu hiện bệnh lý của cá thí nghiệm 3 .......................... 36
Bảng 4. 7. Kết quả giá trị hiệu giá kháng thể trung bình thí nghiệm 3 ..................... 40








xi
DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANG
Hình 2. 1. Hình thái cá tra .......................................................................................... 4
Hình 2. 2. Cá tra nhiễm bệnh đốm trắng ..................................................................... 7
Hình 2. 3. Vi khuẩn Edw. ictaruli dƣới kính hiển vi quang học ................................. 8
Hình 2. 4. Cá tra bệnh ................................................................................................ 8
Hình 3. 1. Thao tác tiêm cá ....................................................................................... 22
Hình 3. 2. Thao tác lấy máu cá ................................................................................. 23
Hình 3. 3. Thao tác lấy mẫu vi khuẩn trên thận ........................................................ 23
Hình 3. 4. Sơ đồ cụ thể hóa các bƣớc tiến hành phản ứng vi ngƣng kết .................. 25
Hình 3. 5. Hệ thống bố trí bể kính thí nghiệm .......................................................... 26
Hình 4. 1. Cá bị lở loét ngay vùng bụng ................................................................... 32
Hình 4. 2. Xoang bụng cá chứa đầy dịch trắng ......................................................... 32
Hình 4. 3. Cá có biểu hiện xuất huyết bên ngoài ...................................................... 38
Hình 4. 4. Cá có dấu hiệu xuất huyết xoang bụng .................................................... 38
Hình 4. 5. Cá có nhiều đốm trắng trên thận .............................................................. 38
Biểu đồ 4. 1. Tỉ lệ cá chết của thí nghiệm xác định hiệu quả
vacxin với chất bổ trợ nhũ dầu .................................................................................. 34
Biểu đồ 4. 2. Thể hiện tỉ lệ cá chết các nghiệm thức của thí nghiệm 3 ................... 41







1




Chƣơng 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản đã không ngừng phát triển và
ngày càng có vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, các mặt hàng
thủy sản xuất khẩu chủ yếu gồm tôm sú, cá tra, cá basa đã mang lại nguồn thu nhập
rất lớn (Trần Thanh Xuân, 1996).
Do những ƣu điểm của cá tra nhƣ dễ nuôi, mau lớn, sức chống chịu tốt, nhu
cầu tiêu thụ trong và ngoài nƣớc lớn, đem lại thu nhập cao nên chúng bắt đầu đƣợc
nuôi rộng rãi ở các vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).
Hiện nay, với diện tích ao bè nuôi cá tra ngày càng tăng nhanh, cá đƣợc nuôi
với mật độ dày, môi trƣờng nƣớc ô nhiễm cộng với điều kiện bất lợi của thời tiết đã
tạo cho các bệnh nhiễm khuẩn phát triển và lây lan mạnh nhƣ bệnh đốm trắng nội
tạng, bệnh xuất huyết trên cá tra… Việc dùng kháng sinh để điều trị bệnh nhƣ hiện
nay tốn kém, không cho hiệu quả cao và lƣợng tồn dƣ kháng sinh ảnh hƣởng tới
chất lƣợng của sản phẩm. Để hạn chế các thiệt hại do bệnh nhiễm khuẩn gây ra và
nâng cao chất lƣợng sản phẩm trong nƣớc đặc biệt là xuất khẩu thì sử dụng vaxcin
phòng bệnh trở thành biện pháp thay thế, đang đƣợc nghiên cứu và dần dần đƣa vào
áp dụng trong thực tế. Với mong muốn góp phần vào việc ổn định nghề nuôi trồng
thuỷ sản và do nhu cầu cấp thiết của thực tế chúng tôi tiến hành đề tài "Xác định
tính sinh miễn dịch và hiệu quả của các loại vacxin từ vi khuẩn Edwardsiella

ictaluri phân lập trên cá tra tại các vùng địa lý vào các thời điểm khác nhau thuộc
ĐBSCL"


2

1.2 Mục đích và yêu cầu
Xác định tính sinh miễn dịch của các loại vacxin và hiệu quả của chúng đối
với vi khuẩn Ed. ictaluri đƣợc phân lập trên cá tra ở các vùng địa lí vào các thời
điểm khác nhau:
 Xác định hiệu quả của chất bổ trợ nhũ dầu Montanide ISA 70 M-PG
và chất bổ trợ phèn chua về độ an toàn, khả năng tạo đáp ứng miễn
dịch và khả năng bảo hộ trên cá tra đối với vi khuẩn Ed. ictaluri.
 Sử dụng phƣơng pháp vi ngƣng kết xác định hiệu giá kháng thể đối
với thí nghiệm dùng chất bổ trợ phèn chua.











3




Chƣơng 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Giới thiệu về cá tra Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878
Cá tra (Pangasius hypophthalmus) là một trong những loài cá có giá trị kinh
tế quan trọng và đƣợc nuôi rộng rãi ở khu vực ĐBSCL. Cá tra có khả năng chịu
đựng môi trƣờng nƣớc khắc nghiệt, thích nghi rộng với nhiều loại thức ăn. Tốc độ
tăng trƣởng khá nhanh: 0,7 - 1,5 kg/năm. Mật độ nuôi trong ao có thể đạt tới 15 - 20
con/m
2
, năng suất trung bình từ 10 - 15 tấn/ha (Trần Thanh Xuân, 1996).
Trƣớc đây giống cá tra đƣợc vớt ở sông Cửu Long (vùng giáp giới với
Campuchia). Đến nay tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, việc nuôi cá bè phân
bố ở một nửa số tỉnh của vùng trong đó cá tra thƣờng đƣợc nuôi ở các bè cỡ lớn
(Phạm Văn Khánh, 2000).
2.1.1 Hình thái
Phân loại cá tra Pangasius hypophthalmus Sauvage, 1878
Ngành: có dây sống - Chordata Bateson, 1885
Ngành phụ: có xƣơng sống - Vertebrata Cuvier, 1812
Lớp: cá xƣơng - Osteichthyes Huxley, 1880
Lớp phụ: cá vây tia - Actinopterygii
Bộ: cá da trơn - Siluriformes
Họ: cá tra - Pangasiidae
Giống: cá tra – Pangasius
(
Cá tra là loài cá da trơn, có thân dài, bề ngang hẹp, đầu nhỏ vừa phải, miệng
rộng. Loài này có hai đôi râu, trong đó có râu hàm trên ngắn hơn ½ chiều dài đầu,
4

râu hàm dƣới ngắn hơn ¼ chiều dài đầu. Vây lƣng và vây ngực của cá tra có gai
cứng, có răng cƣa ở mặt sau. Điểm khởi đầu của vây lƣng gần đối xứng với vây

bụng. Vây hậu môn tƣơng đối dài. Thân cá có màu xám hơi xanh trên lƣng, bụng có
màu trắng hơi bạc (Phạm Văn Khánh, 2000).






Hình 2. 1. Hình thái cá tra (Phạm Văn Khánh, 2000)
2.1.2 Đặc điểm sinh trƣởng
Sau khi nở đƣợc 14 ngày cá có chiều dài từ 2 - 2,3 cm và nặng 0,25 g. Cá tra
5 tuần tuổi có chiều dài 5 - 6 cm, nặng 1,28 - 1,50 g/con. Sau một năm đạt 0,7 – 1,5
kg/con và sau 3 - 4 năm đạt 3 - 4 kg/con (Phạm Văn Khánh, 1997).
2.1.3 Đặc điểm sinh sản
Trong tự nhiên, tuổi thành thục của cá tra từ 3 - 4 năm, thƣờng sinh sản vào
tháng 5 - 7 hàng năm. Cá tra có tập tính bơi ngƣợc dòng đến các bãi đẻ, nơi có điều
kiện sinh thái phù hợp cho sự phát triển của tuyến sinh dục. Các bãi đẻ thƣờng nằm
ở vùng Kratie của Campuchia (www.fistenet.com.vn).
Cá mẹ nặng 8 – 10 kg/con có sức sinh sản thực tế 3 - 6 vạn trứng/con, cá
nặng 3,2 kg/con có sức sinh sản tƣơng đối 139 - 150 ngàn trứng/con (Phạm Văn
Khánh, 1997).
Trong sinh sản nhân tạo, cá đƣợc nuôi thành thục sớm và cho đẻ sớm hơn
trong tự nhiên, cá tra có thể phát dục 1 – 3 lần trong một năm (Phạm Văn Khánh,
2000).

5

2.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ cá tra
Gần đây, diện tích và sản lƣợng nuôi cá tra, basa ở vùng ĐBSCL càng mở
rộng. Đối tƣợng nuôi này không chỉ là kế sinh nhai của hàng triệu ngƣời dân, mà

còn là ngành kinh tế mũi nhọn; không chỉ là nguồn thực phẩm cho ngƣời tiêu dùng,
mà còn là mặt hàng xuất khẩu chiến lƣợc với giá trị kim ngạch năm 2006 đạt đến
gần 737 triệu USD, đứng thứ 2 sau xuất khẩu tôm (www.fistenet.com.vn).
Sản lƣợng tăng đều đặn qua từng năm tƣơng ứng từ 86.700 tấn (1999)
110.000 tấn (2001) lên gần 210.000 (2003) rồi đến 375.500 tấn (2005) và năm 2006
vừa qua đã đạt mức 825.000 tấn. Nguồn này cung cấp cho tiêu thụ nội địa và chế
biến xuất khẩu của 70 nhà máy có công suất chế biến khoảng 1,5 triệu tấn/năm.
Tại thời điểm tháng 6/2007 diện tích nuôi cá tra, ba sa của 8 tỉnh ĐBSCL đã
trên 4.800 ha vƣợt so với cuối năm 2006 đến 2.484 ha (www.vietlinh.com.vn).
Về xuất khẩu, trong tháng 5/2007, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất
27.700 tấn, kim ngạch đạt 79 triệu USD, tăng khá mạnh so với cùng kỳ năm 2006.
Và tổng kim ngạch xuất khẩu cá tra, basa của Việt Nam 5 tháng đầu năm đã đạt gần
375 triệu USD (www.vietlinh.com.vn).
2.2 Các bệnh thƣờng gặp trên cá tra
2.2.1 Bệnh nhiễm khuẩn
2.2.1.1 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do vi khuẩn Aeromonas
- Tác nhân gây bệnh: là các loài thuộc giống Aeromonas: A. hydrophila, A.
caviae, A. sobria (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2005).
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá mắc bệnh, vùng bụng bị sẫm màu, xuất hiện từng
mảng đỏ trên cơ thể, hoại tử đuôi và các vây, xuất hiện các vết thƣơng trên lƣng,
các khối u trên bề mặt cơ thể, mắt lồi mờ đục và sƣng phù, xoang bụng chứa dịch
nội tạng hoại tử (Từ Thanh Dung, 1994).
- Phòng trị: Tránh tạo ra các tác nhân cơ hội nhƣ nhiễm ký sinh trùng, tránh
làm xây xát cá, mật độ nuôi quá dày,... Dùng thuốc tím tắm cá, liều dùng là 4 ppm
(4 g/m
3
nƣớc) đối với cá nuôi trong ao và 10 ppm đối với cá nuôi trong bè. Xử lý
6

lặp lại sau 3 ngày và tắm cá theo định kì (Bùi Quang Tề và ctv., 1999). Ngoài ra,

cũng có thể dùng các loại kháng sinh (Oxytetracyline, Streptomycin, Sulfamid,
Kanamycin) trộn vào thức ăn để trị bệnh cho cá (Phạm Văn Khánh và Lý Thị
Thanh Loan, 2005).
2.2.1.2 Bệnh nhiễm khuẩn do Pseudomonas (bệnh đốm đỏ)
- Tác nhân gây bệnh: P. fluorescens, P. anguiliseptica, P. chlororaphis (Bùi
Quang Tề và ctv., 1999).
- Dấu hiệu bệnh lý: Xuất huyết từng đốm nhỏ trên da, xung quanh miệng và nắp
mang, phía mặt bụng, bề mặt cơ thể có thể chảy máu, tuột nhớt nhƣng không xuất
huyết vây và hậu môn, Pseudomonas spp. xâm nhập vào cơ thể sẽ phá hủy các mô,
các chức năng trong cơ thể, khi các cơ quan bị phá hủy có thể gây chết đến 70 -
80% (Từ Thanh Dung, 1994).
- Phòng trị: Giảm mật độ nuôi, cung cấp nguồn nƣớc tốt, tắm 3 - 5 ppm KMnO
4

trong một khoảng thời gian, có thể dùng các loại kháng sinh để điều trị nhƣ trong
bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan,
2005).
2.2.1.3 Bệnh nhiễm khuẩn huyết do Edwardsiella (Edwarsiellosis)
- Tác nhân gây bệnh: Do Edwardsiella tarda (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).
- Dấu hiệu bệnh lý: Xuất hiện những vết thƣơng nhỏ trên da, đƣờng kính
khoảng 3 – 5 mm. Cá mắc bệnh sẽ mất chức năng vận động do vây đuôi bị tƣa rách.
Có thể xuất hiện những vết thƣơng bên dƣới biểu bì, cơ, các vết thƣơng này sẽ gây
hoại tử vùng cơ chung quanh. Bệnh xuất hiện khi chất lƣợng nƣớc trong môi trƣờng
nuôi xấu, nuôi với mật độ dày. Nhiệt độ thích hợp để bệnh phát triển khoảng 30
0
C
(Từ Thanh Dung, 1994).
- Phòng trị: Giữ sạch môi trƣờng nƣớc nuôi, giảm mật độ nuôi, có thể dùng các
loại kháng sinh để điều trị nhƣ trong bệnh nhiễm khuẩn huyết do Aeromonas (Phạm
Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2005).


7

2.2.1.4 Bệnh đốm trắng nội tạng
Bệnh này xuất hiện đầu tiên trên cá tra nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long vào
cuối năm 1998 (Ferguson và ctv., 2001) và từ đó đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến
nghề nuôi cá tra thâm canh. Khi cá nhiễm bệnh, tỉ lệ chết tăng cao từ 10 – 90% (Từ
Thanh Dung và ctv., 2003).

Hình 2. 2. Cá tra nhiễm bệnh đốm trắng
- Tác nhân gây bệnh: Tác nhân đƣợc biết tới là Hafnia alvei, Plesiomonas
shigelloides (Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003) hoặc Ed. ictaluri (Từ Thanh Dung
và ctv., 2003).
+ H. alvei thuộc họ Enterobacteriacea, là trực khuẩn tròn 2 đầu, đƣờng kính
1 µm, dài 2 - 5 µm, gram âm (-), di động nhờ lông mao, yếm khí không bắt buộc, có
2 cơ chế hiếu khí và lên men. Nhiệt độ phát triển thích hợp nhất là từ 30 – 37
o
C
(Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003).
+ P. shigelloides thuộc họ Enterobacteriacea, là trực khuẩn tròn 2 đầu, kích
thƣớc 0,8 - 1,0 x 3,0 µm, gram âm (-), di động, kỵ khí không bắt buộc, có 2 cơ chế
biến dƣỡng lên men hoặc hô hấp. Trên môi trƣờng thạch dinh dƣỡng hoặc thạch
máu P. shigelloides có đƣờng kính 1,0 - 1,5 µm, màu xám, nhẵn bóng, hình ovan.
Vi khuẩn này có thể mọc đƣợc từ 8 – 44
o
C, nhiệt độ thích hợp nhất là 37 – 38
o
C
(trích từ Trần Thị Minh Tâm và ctv., 2003).
8


+ Vi khuẩn Ed. ictaluri thuộc họ Enterobacteriacea phân lập từ cá tra là vi
khuẩn gram âm (-), không di động, lên men, không oxy hoá. Cho phản ứng catalase
dƣơng tính, âm tính trong phản ứng oxidase (Từ Thanh Dung và ctv., 2003). Theo
Plumb (1993) vi khuẩn Ed. ictaluri phát triển tốt ở 28 – 30
o
C. Vi khuẩn này đƣợc
phân lập lần đầu tiên trên cá nheo Mỹ (Hawke, 1979). Tuy nhiên, những biểu hiện
bệnh lý trên cá nheo hoàn toàn khác so với trên cá tra nhiễm bệnh (Từ Thanh Dung
và ctv., 2003).







Hình 2. 3. Vi khuẩn Edw. ictaruli dƣới kính hiển vi quang học








Hình 2. 4. Cá tra bệnh
- Dấu hiệu bệnh lý: Bệnh hoại tử cơ quan nội tạng ở cá tra đƣợc mô tả với biểu
hiện bệnh là các điểm hoại tử màu trắng đục chủ yếu ở thận, lách, gan của cá tra,
đƣờng kính dao động từ 1 - 3 mm. Bệnh gây chết hàng loạt và tỉ lệ chết rất cao, xảy

9

ra từ giai đoạn cá hƣơng đến giai đoạn cá thịt và giảm dần sau giai đoạn 5 tháng
tuổi.
Dấu hiệu biểu hiện bên ngoài nhƣ: cá bơi lờ đờ quanh bờ, xuất huyết, lồi
mắt, bỏ ăn,... Những đốm trắng thƣờng xuất hiện đầu tiên và nhiều ở thận. Khi cá
bệnh nặng, những tổ chức này bị huỷ hoại hoàn toàn. Vì vậy, khi bệnh đã xảy ra
việc dùng thuốc để điều trị chỉ có tác dụng đối với những con bị bệnh nhẹ, tuy nhiên
việc điều trị cho hiệu quả thấp và thời gian bình phục lâu (Trần Thị Minh Tâm và
ctv., 2003).
- Phòng trị bệnh:
Biện pháp phòng bệnh thông thƣờng nhất là bảo đảm tốt khâu môi trƣờng ao
nuôi, nguồn nƣớc, giảm tác nhân gây bệnh…, dùng kháng sinh Oxytetracyline (55 –
77 mg/kg thể trọng cá, từ 7 – 10 ngày), Streptomycine (50 – 75 mg/kg thể trọng cá,
từ 5- 7 ngày),…(www.fistenet.com.vn). Tuy nhiên, khi bệnh đã xuất hiện, thì biện
pháp này tỏ ra không hiệu quả, tỉ lệ cá chết cao, do đó việc tiêm phòng vacxin cho
cá trƣớc để ngăn ngừa mầm bệnh là biện pháp mới và đang đƣợc triển khai nghiên
cứu để giảm bớt tỉ lệ chết này. (Từ Thanh Dung và ctv., 2003)
2.2.2 Bệnh ký sinh trùng
2.2.2.1 Bệnh trùng bánh xe
- Tác nhân gây bệnh: Thƣờng gặp là 3 giống trùng: Trichodina, Tripartiella,
Trichodinella (Lê Nhƣ Xuân và ctv., 1994).
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi mới mắc bệnh trên thân có nhiều nhớt màu hơi trắng
đục, mang cá đầy nhớt. Cá thƣờng nhô hẳn đầu lên mặt nƣớc và lắc mạnh. Những
con bệnh nặng mang đầy nhớt và bạc trắng, cá bơi không định hƣớng, cá lật bụng
mấy vồng, chìm xuống đáy ao và chết (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).
- Phòng và trị bệnh: Giữ môi trƣờng luôn sạch, mật độ nuôi không quá dày.
Dùng CuSO
4
ngâm cá bệnh 0,5 – 0,7 g/m

3
hoặc tắm cho cá bệnh nồng độ 2 – 5
g/m
3
trong 30 phút. Dùng muối ăn 2 – 3% tắm cho cá 5 – 15 phút hoặc dùng
formol liều lƣờng 20 ppm tắm cho cá từ 5 – 15 phút (Từ Thanh Dung, 1994).
10

2.2.2.2 Bệnh trùng quả dƣa
- Tác nhân gây bệnh: Do một giống tiêm mao trùng Ichthyophthiosis (Lê Nhƣ
Xuân và ctv., 1994).
- Dấu hiệu bệnh lý: Trùng ký sinh trên da, mang và vây của cá, bám thành các
hạt lấm tấm rất nhỏ, đƣờng kính từ 0,5 – 1 mm. Đồng thời, da và mang cá có nhiều
nhớt màu sắc nhợt nhạt (Phạm Văn Khánh và ctv., 2005). Bệnh phát triển tốt ở nhiệt
độ 22 – 25
o
C (Từ Thanh Dung, 1994).
- Phòng và trị bệnh: Định kỳ vệ sinh ao nuôi, không thả cá với mật độ quá dày.
Dùng Malachite green liều lƣợng 0,1 – 0,3 g/m
3
phun xuống ao cá bệnh hay 1 – 2
g/m
3
tắm cá trong 30 phút (Từ Thanh Dung, 1994).
2.2.2.3 Bệnh trùng mỏ neo
- Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh gồm các loài thuộc giống Lernaea, có
dạng giống mỏ neo. Ký sinh trên cá là con cái trƣởng thành, thân dài 8 -16 mm.
Nhiệt độ trùng phát triển là 26 – 28
o
C (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).

- Dấu hiệu bệnh lý: Cá nhiễm bệnh kém ăn gầy yếu, xung quanh chỗ trùng bám
viêm và xuất huyết. Nơi trùng mỏ neo bám là điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và
phát triển (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2005).
- Phòng trị bệnh: Kiểm tra cá trƣớc khi thả vào ao nuôi. Xử lý thuốc tím 10 –
25 g/m
3
tắm trong 1h (Từ Thanh Dung, 1994).
2.2.2.4 Bệnh do sán lá đơn chủ ký sinh
- Tác nhân gây bệnh: Do hai giống Dactylogyrus (sán lá 16 móc) và
Gyrodactylus (sán lá 18 móc) (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).
- Dấu hiệu bệnh lý: Sán lá đơn chủ bám chặt vào mang và niêm mạc của mang
để hút máu, gây viêm loét mang cá (Phạm Văn Khánh, 2000).
- Phòng trị bệnh: Không nên thả cá với mật độ dày, thƣờng xuyên theo dõi chế
độ ăn của cá để điều chỉnh cho thích hợp. Dùng nƣớc muối tắm cho cá nhỏ 0,5 – 1
kg/100 lít nƣớc và cá lớn 3 – 4 kg/100 lít nƣớc trong 15 – 30 phút. Dùng Dipterex
5% rắc xuống ao với nồng độ 0,5 - 1 g/m
3
(Từ Thanh Dung, 1994).
11

2.2.2.5 Bệnh do giun sán nội ký sinh
-Tác nhân gây bệnh: gồm các loại giun đầu móc (Acanthocephola), sán dây
(Bothoricephalus), giun tròn (Philometra) (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh
Loan, 2005).
- Dấu hiệu bệnh lý: Giun chui vào và phá hoại tầng niêm mạc thành ruột, tạo
điều kiện cho vi khuẩn khác xâm nhập gây bệnh. Đồng thời, giun hút chất dinh
dƣỡng làm cho cá chậm lớn và tiêu tốn thức ăn (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).
- Phòng trị bệnh: Định kỳ vệ sinh ao nuôi. Dùng Dipterex 8 – 10 g/100 kg cá
bệnh trộn vào thức ăn để tẩy giun (Phạm Văn Khánh, 2000).
2.2.2.6 Bệnh rận cá

- Tác nhân gây bệnh: Trùng gây bệnh là một số loài thuộc giống Argulus và
Alitropus (Bùi Quang Tề và ctv., 1999).
- Dấu hiệu bệnh lý: Rận cá ký sinh trên thân, da, vây xoang bụng và mang cá
hút máu làm da bị tổn thƣơng, sƣng đỏ tạo điều kiện cho tác nhân gây hại khác tấn
công (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2005).
- Phòng trị bệnh: Dùng thuốc tím với nồng độ 5 – 10 g/m
3
trong thời gian 15 –
30 phút (Từ Thanh Dung, 1994).
2.2.3 Bệnh nấm thủy mi
- Tác nhân gây bệnh: Do hai giống nấm là Saprolegnia và Achlya (Từ Thanh
Dung, 1994).
- Dấu hiệu bệnh lý: Khi cá mắc bệnh, trên da cá xuất hiện những vùng trắng
xám, trên đó có các sợi nấm nhỏ, mềm, tua tủa (Từ Thanh Dung, 1994). Sau vài
ngày sợi nấm phát triển đan chéo vào nhau thành búi trắng nhƣ bông có thể thấy
bằng mắt thƣờng (Lê Nhƣ Xuân và ctv., 1994).
- Phòng trị bệnh: Áp dụng các biện pháp phòng bệnh tổng hợp: ao ƣơng nuôi
phải đƣợc tẩy dọn kỹ, làm tốt công tác kỹ thuật nuôi, cách li cá bệnh để tránh sự lây
lan (Phạm Văn Khánh và Lý Thị Thanh Loan, 2005). Trị bệnh cho cá: tắm cá bệnh
12

trong nƣớc muối 0,5 – 1 kg/100 lít nƣớc cho cá hƣơng và 2 – 3 kg/100 lít nƣớc cho
cá lớn trong 10 – 15 phút (Lê Nhƣ Xuân và ctv., 1994).
2.3 Giới thiệu về vacxin phòng bệnh
2.3.1 Hệ thống đáp ứng miễn dịch đặc hiệu
Để hiểu rõ tác dụng của vacxin trƣớc hết chúng ta cần tìm hiểu về nguyên lí
cơ bản của sự kích thích đối với hệ thống miễn dịch đặc hiệu. Khả năng đáp ứng
miễn dịch hay miễn dịch đặc hiệu gồm hai dạng:
+ Miễn dịch dịch thể: Khi có kháng nguyên vào cơ thể hai loại tế bào
lympho T và B cùng tham gia vào quá trình tiêu diệt kháng nguyên. Tế bào lympho

B sẽ biệt hóa thành tế bào plasma và sinh ra kháng thể đặc hiệu với kháng nguyên
đã kích thích. Hoặc chúng biệt hóa thành các tế bào có khả năng trở thành tế bào
plasma gọi là tế bào nhớ và khi có sự xâm nhập của kháng nguyên lần thứ hai,
chúng sẽ tăng sinh nhanh và kết hợp với tế bào nhớ để tạo ra kháng thể nhanh hơn
trong máu và đạt nồng độ cao hơn lần đầu tiên (Nguyễn Ngọc Nhiên, 1992).
+ Miễn dịch qua trung gian tế bào: Khi tác nhân gây bệnh xâm nhập vào cơ
thể kích thích dòng lympho T biệt hóa thành các loại tế bào nhƣ tế bào giết, tế bào
sinh chất lymphokin, tế bào ức chế với những chức năng khác nhau, chúng tăng
sinh nhanh với số lƣợng lớn nhằm tấn công kháng nguyên (Lê Văn Hùng, 2002).
2.3.2 Các loại vacxin:
Vacxin đƣợc chế tạo từ kháng nguyên của các tác nhân gây bệnh với mục
đích phòng bệnh hay tạo miễn dịch cho cơ thể đáp ứng với bệnh trƣớc khi có sự
xâm nhập của mầm bệnh. Hiện nay có ba loại vacxin đƣợc sử dụng rộng rãi: vacxin
bất hoạt, vacxin sống nhƣợc độc, ngoài ra vacxin DNA mới đƣợc sử dụng mấy năm
gần đây và có nhiều triển vọng.
2.3.2.1 Vacxin bất hoạt (chết)
Vacxin đƣợc chế tạo từ vi sinh vật chết hoặc đã bị bất hoạt bằng các phƣơng
pháp vật lý nhƣ chiếu xạ, nhiệt hay hóa chất để chúng không thể phát triển trong cơ
thể và gây bệnh (Phạm Văn Ty, 2001).
13

2.3.2.2 Vacxin sống nhƣợc độc
Các loại vacxin này đƣợc chế tạo từ các chủng vi sinh vật có độc lực thấp
hoặc các chủng gây bệnh có độc lực cao bị làm yếu bằng phƣơng pháp chọn lọc tự
nhiên hoặc gây ra đột biến đối với những gen kiểm soát độc lực để chúng không
còn có khả năng gây bệnh. Tuy nhiên, các chủng vi sinh vật này vẫn còn sống và có
thể gây ra một số phản ứng phụ, do vậy cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình
bảo quản và sử dụng vacxin sống (Lê Văn Hùng, 2002).
2.3.2.3 Vacxin DNA
Vacxin DNA đƣợc sản xuất dựa vào kỹ thuật DNA tái tổ hợp, vacxin này

chứa gen mã hóa cho kháng nguyên bề mặt của nhiều loại vi sinh vật gây bệnh.
Trong thủy sản, vacxin DNA đƣợc tập trung nghiên cứu là vacxin phòng các bệnh
virus (Gudding và ctv., 1999).
2.3.3 Tình hình sử dụng vacxin
2.3.3.1 Trên thế giới
Vacxin cho cá đƣợc dùng thử vào những năm 30 của thế kỷ trƣớc để nâng
cao sức đề kháng cho cá chống lại dịch bệnh chủ yếu là trên đối tƣợng cá hồi. Tuy
nhiên, tới những năm 1970, do sự gia tăng các nông trại cá đặc biệt là các nông trại
cá nƣớc mặn, thì vacxin đƣợc chú trọng phát triển hơn nhằm ngăn ngừa, kiểm soát
bệnh và vacxin đã đƣợc thƣơng mại hóa từ thời gian này. Lý do dùng vacxin là do
điều trị hóa trị liệu tốn nhiều chi phí, hiệu quả của thuốc kháng sinh chỉ trong thời
gian ngắn, nhiều vi khuẩn kháng kháng sinh và đồng thời với những hiểu biết rõ
ràng hơn về hệ thống miễn dịch của cá và về yếu tố độc lực chuyên biệt của mầm
bệnh cá, những điều đó thúc đẩy sự nghiên cứu và sản xuất vacxin. Đầu tiên là
những nghiên cứu về hệ thống đáp ứng miễn dịch của cá với các vi khuẩn Vibrio
anguillarum, Pseudomonas punctata, Bacterium salmonicida. Hiện nay, vacxin
thƣơng mại cho năm vi khuẩn: Y. ruckeri, V. anguillarum, V. orrdalii, A.
salmonicida và V. salmonicida gây ra bệnh Vibriosis của cá vùng lạnh, vacxin này
chống lại các mầm bệnh do vi khuẩn Y. ruckeri, V. anguillarum, V. orrdalii sản xuất
14

bởi Công ty Colorado, Wildlife Vaccines, Inc., đƣợc cho phép bởi USDA (United
States Department of Agriculture) năm 1976. Mặc dù khi đó thành phần kháng
nguyên kích thích sinh kháng thể của vacxin không đƣợc biết rõ, nhƣng vacxin này
vẫn đƣợc dùng phổ biến. Vacxin có hiệu quả với nhiều đƣờng sử dụng khác nhau
nhƣng đƣợc cấp phép cho phƣơng pháp ngâm do có thể gây miễn dịch cho một
lƣợng lớn cá nhỏ, không phải thao tác nhiều dẫn đến giá lao động thấp và tránh
đƣợc stress cho cá. Đến 1981, vacxin kháng A. salmonicida cũng đƣợc sản xuất bởi
công ty trên, vacxin này ở ba hình thức: chỉ có một kháng nguyên A. salmonicida,
kháng nguyên A. salmonicida với Y. ruckeri, hoặc với V. anguillarum và V. orrdalii.

Mặc dù, vacxin này đƣợc đánh giá là có hiệu quả chống lại A. salmonicida , nhƣng
chúng lại không đƣợc thƣơng mại hoá do tâm lý của ngƣời tiêu dùng vì vacxin này
dùng phƣơng pháp tiêm. Nhƣng những năm sau đó vacxin này nhanh chóng đƣợc
sử dụng do xuất hiện bệnh furunculosis gây thiệt hại lớn cho các nông trại cá hồi ở
Scotland và Na Uy. Nền công nghiệp nuôi cá hồi ở đây tạo ra một thị trƣờng đầy
tiềm năng để sản xuất vacxin, và thực tế có một số lƣợng lớn công ty sản xuất
vacxin ra đời ngay cả ở Bắc Mỹ và Âu châu. Hiện tại, vacxin không đủ sức để kiểm
soát hai mầm bệnh quan trọng đặc biệt ở cá hồi: bệnh trên thận do Renibaterium
salmoninarum, bệnh nhiễm trùng máu rickettsial do Piscirickettsia salmoni. Thêm
vào đó, vacxin cần phải chống lại ít nhất tám bệnh trên cá vây tia mà quan trọng là
bệnh xuất huyết đƣờng ruột trên cá nheo do Ed. ictaluri, bệnh nhiễm khuẩn cầu
ruột ở các loài cá nƣớc mặn do Enterococcus seriolicida và bệnh pasteurellosis do
Pasteurella piscida (Evelyn, 1997).
2.3.3.2 Tại Việt Nam
Ở nƣớc ta, vacxin cho cá vẫn chƣa đƣợc sử dụng, bƣớc đầu chỉ có những
nghiên cứu rải rác nhƣng vẫn chƣa đƣợc ứng dụng trong thực tế nghề nuôi cá. Năm
2000, tập đoàn Intervet Nobio - Hà Lan có phối hợp với Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản III đánh giá khảo nghiệm bốn sản phẩm vacxin trên tôm sú nhƣng
kết quả cho thấy vacxin này không hiệu quả nên vẫn chƣa đƣợc sử dụng (Lê Minh
Hải và ctv., 2000). Ngoài ra còn có sự hợp tác nghiên cứu giữa công ty sản xuất

×