Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Phân tích ảnh hưởng đầu tư đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng cao su tiểu điền tại Huyện Dầu Tiếng Tỉnh Bình Dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.7 KB, 93 trang )

LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Nguyễn Văn Phương sinh năm 1976 tại quận Thủ Đức – Tp. Hồ
Chí Minh, con ông Nguyễn Văn Phùng và bà Phạm Thị Hiến.
Tốt nghiệp tú tài tại Trường Trung học phổ thông Dầu Tiếng, huyện Dầu
Tiếng, tỉnh Bình Dương, năm 1994.
Tốt nghiệp Đại học chuyên ngành Kinh tế nông lâm hệ chính qui tại trường
Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Sau đó làm việc tại Nông trường cao su Long Hòa, Công ty cao su Dầu
Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh Bình Dương. Chức vụ Trợ lý nông nghiệp Nông
trường cao su Long Hòa.
Tháng 9 năm 2005 theo học Cao học chuyên ngành kinh tế nông nghiệp tại
trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Lê Thị Mỹ Hạnh năm kết hôn 2004 các con Nguyễn
Lê Phương Nghi sinh năm 2006 và Nguyễn Lê Phương Vy sinh năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: 27 tổ 6 khu phố 4B, TT. Dầu Tiếng, huyện Dầu Tiếng, tỉnh
Bình Dương.
Điện thoại: 0987728346
E-mail(Fax): hoặc

i


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu
trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu khoa học nào khác.
Tác giả

Nguyễn Văn Phương

ii




LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sỹ khoa học kinh tế, tôi xin chân
thành cảm ơn Ban Giám Hiệu, Khoa kinh tế, Phòng sau đại học Trường Đại Học
Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, Ban Giám Đốc Nông trường cao su Long Hòa, Công
ty cao su Dầu Tiếng đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và
nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của các Phòng ban chức năng huyện
Dầu Tiếng, chính quyền 3 xã Định An, Long Hòa, Minh Tân và các hộ nông dân đã
cung cấp những thông tin bổ ích phục vụ cho quá trình nghiên cứu.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến tiến sĩ Đặng Thanh Hà đã hướng dẫn tận tình
trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy Cô Khoa kinh tế đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức chuyên môn, những góp ý qúi báu của các nhà khoa học, sự
động viên khích lệ của gia đình, bạn bè, đồng nghiệp.
Tác giả

Nguyễn Văn Phương

iii


TÓM TẮT
Đề tài “Phân tích ảnh hưởng đầu tư đến hiệu quả sản xuất của hộ trồng cao
su tiểu điền tại Huyện Dầu Tiếng - Tỉnh Bình Dương” được tiến hành nhằm đánh
giá ảnh hưởng của mức đầu tư ban đầu đến hiệu quả trồng cao su tiểu điền và xác
định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất vườn cây cao su.
Các chỉ tiêu phân tích đầu tư như NPV, IRR, BCR, PP được sử dụng để đánh
giá hiệu quả đầu tư vườn cao su và phương pháp phân tích hàm sản xuất được áp

dụng để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với năng suất cao su. Số
liệu phân tích được thu thập qua điều tra 120 hộ tiểu điền ở các xã Định An, Long
Hòa, Minh Tân và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ các phòng ban chức năng của
huyện Dầu Tiếng; Công ty cao su Dầu Tiếng, sách và tạp chí chuyên ngành. Các số
liệu được tổng hợp và xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel, Eviews 3.0.
Kết quả nghiên cứu cho thấy đầu tư ban đầu là yếu tố rất quan trọng ảnh
hưởng đến hiệu quả của cả chu kỳ khai thác cao su. Với đầu tư ban đầu ở mức cao,
mỗi hécta cao su qua vòng đời 25 năm đem lại cho nông dân mức lợi nhuận là
46.597,17 triệu đồng/ha. Lợi nhuận mà các hộ nông dân thu được tương ứng với
đầu tư ban đầu ở mức trung bình và thấp là 39.039,45 triệu đồng/ha và 30.566,17
triệu đồng/ha, với suất chiết khấu hàng năm 12,0%. Nghiên cứu cũng đã xác định
các yếu tố như diện tích, thuốc trị bệnh, thuốc diệt cỏ, phân bón, công lao động, và
mức chi phí đầu tư ban đầu (KTCB) là những yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến năng
xuất vườn cây cao su trong giai đoạn kinh doanh.

iv


ABSTRACT
The thesis “Analysis of the impact of investment levels on the production
efficiency of small rubber farmers in Dau Tieng district, Binh Duong province” has
been conducted to assess the impact of initial investment levels on the efficiency of
the rubber plantation of small farmers and estimate the impact of input factors on
rubber yield.
Criteria such as net present value (NPV), Internal rate of return (IRR),
benefit cost ratio (BCR), and payback period (PP) have been used to evaluate the
efficiency of rubber plantation. The production function analysis has been applied
to estimate the impacts of input factors on the yield of rubber plantation. Data used
for the analysis was collected from the survey of 120 rubber farmers in Dinh An,
Long Hoa, and Minh Tan Commune. Secondary data was collected from various

departments of Dau Tieng District, Dau Tieng Rubber Company, and other sources
of gray literature related to the rubber sector. The collected data was analyzed using
Microsoft Excel and Eviews 3.0 program.
Results of study show that investment level during the plantation
establishment period has a significant impact on the efficiency of the whole
production cycle of the rubber plantation. With a high initial investment level and a
production cycle of 25 years, one hectare of rubber will give farmers a net present
value of 46,597.17 million Vietnam Dong. The net present value that farmers will
receive corresponding a medium and low initial investment level are 39,039.45
million and 30,566.17 million Vietnam Dong per hectare respectively, given a
discount rate at 12% per year. The study has also identified that farm size, the
amount of pesticides, herbicides, fertilizer, and labor used, and level of initial
investment are significant input factors affecting rubber yield.

v


MỤC LỤC
Trang chuẩn y
Lý lịch cá nhân ............................................................................................................ i
Lời cam đoan .............................................................................................................. ii
Lời cảm ơn ................................................................................................................ iii
Tóm tắt ...................................................................................................................... iv
Abstract ...................................................................................................................... v
Mục lục...................................................................................................................... vi
Danh sách các chử viết tắt .......................................................................................... x
Danh sách các bảng ................................................................................................... xi
Danh sách các hình.................................................................................................. xiii
Chương 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ....................................................................................... 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài ............................................................................. 3
1.4.1 Phạm vi không gian........................................................................................... 3
1.4.2 Phạm vi thời gian .............................................................................................. 3
1.4.3 Phạm vi nội dung đề tài..................................................................................... 3
1.4.4 Phạm vi giới hạn đề tài ...................................................................................... 4
1.5 Kế hoạch nghiên cứu đề tài .................................................................................. 4
Chương 2: TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên khu vực huyện Dầu Tiếng.............................. 5
2.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................................ 5
2.1.2 Điều kiện tự nhiên ............................................................................................. 5
2.1.2.1 Khí hậu ........................................................................................................... 5
2.1.2.2 Địa hình .......................................................................................................... 6
2.2 Các nguồn tài nguyên ........................................................................................... 6
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội ....................................................................................... 8

vi


2.4 Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất cao su
thế giới và Việt Nam ....................................................................................... 10
2.4.1 Cao su thiên nhiên và sự phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên
thế giới............................................................................................................. 10
2.4.1.1 Ý nghĩa kinh tế của cây cao su ..................................................................... 10
2.4.1.2 Tình hình phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên thế giới ................ 11
2.4.1.3 Cao su tiểu điền của một số nước trên thế giới ............................................ 12
2.4.2 Quá trình hình thành và phát triển ngành sản xuất cao su ở Việt Nam .......... 14
2.4.2.1 Phát triển cao su ở Việt Nam ....................................................................... 14
2.4.2.2 Thực Trạng phát triển cao su tiểu điền ở Việt Nam hiện nay ...................... 16

2.5 Tổng quan tài liệu nghiên cứu ............................................................................ 18
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 21
3.1 Cơ sơ lý luận ...................................................................................................... 21
3.1.1 Mô tả về sinh trưởng và phát triển của cây cao su .......................................... 21
3.1.2 Phân tích đánh giá hiệu quả đầu tư trong sản xuất kinh doanh của hộ
trồng cao su tiểu điền ...................................................................................... 22
3.1.3 Phân loại mức đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản (KTCB) ................... 23
3.1.4 Ý nghĩa của việc đánh giá hiệu quả các mức đầu tư ở giai đoạn KTCB ........ 23
3.1.5 Cơ sở đánh giá hiệu quả đầu tư của cây cao su............................................... 24
3.2 Thiết lập bảng ngân lưu..................................................................................... 24
3.2.1 Hiện giá thuần NPV ........................................................................................ 24
3.2.2 Suất nội hoàn IRR ........................................................................................... 25
3.2.3 Tỷ suất doanh thu trên chi phí (BCR) ............................................................. 25
3.2.4 Thời gian hoàn vốn (PP) ................................................................................. 26
3.2.5 Cơ sở tính toán suất chiết khấu ....................................................................... 26
3.3 Phân tích ảnh hưởng yếu tố đầu tư trong giai đoạn KTCB đối với năng suất cao
su của hộ trồng cao su tiểu điền ...................................................................... 27
3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................... 27
3.4.1 Phương pháp nghiên cứu lịch sử ..................................................................... 27

vii


3.4.2 Phương pháp thống kê mô tả........................................................................... 28
3.4.3 Phương pháp nghiên cứu tương quan ............................................................. 28
3.5 Phương pháp phân tích hồi qui .......................................................................... 28
3.6 Chọn điểm nghiên cứu ....................................................................................... 28
3.7 Thu thập số liệu .................................................................................................. 29
3.7.1 Thu thập số liệu thứ cấp .................................................................................. 29
3.7.2 Thu thập số liệu sơ cấp.................................................................................... 29

3.8 Xây dựng phiếu điều tra ..................................................................................... 30
3.9 Phương pháp điều tra ......................................................................................... 30
3.10 Công cụ xử lý và phân tích số liệu ................................................................... 30
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 31
4.1 Thực trạng sản xuất cao su tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng ................................ 31
4.1.1 Tình hình cơ bản các hộ cao su tiểu điền ........................................................ 31
4.1.2 Tình hình vay vốn của nông hộ ....................................................................... 33
4.1.3 Những khó khăn trong việc trồng và sản xuất cao su tiểu điền ...................... 34
4.2 Kết quả và hiệu quả sản xuất của cao su tiểu điền ............................................. 35
4.2.1 Anh hưởng đầu tư đến sinh trưởng và phát triển của cây cao su .................... 35
4.2.2 Công tác chăm sóc .......................................................................................... 37
4.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế vườn cao su tiểu điền ............................................... 37
4.3.1 Chi phí trong vòng đời của cây cao su ............................................................ 37
4.3.1.1 Chi phí trong giai đoạn kiến thiết cơ bản của cây cao su............................. 37
4.3.1.2 Chi phí trong giai đoạn kinh doanh của cây cao su ..................................... 40
4.4 Ảnh hưởng của đầu tư trong giai đoạn KTCB đến năng suất cao su
tiểu điền ........................................................................................................... 47
4.5 Năng suất mủ cao su bình quân trong cả vòng đời của cây ............................... 48
4.6 Doanh thu và chi phí bình quân trong vòng đời cây cao su ............................... 51
4.7 Đánh giá hiệu quả kinh tế cây cao su ................................................................. 53
4.8 Phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến hiệu quả sản xuất cao su
tiểu điền ........................................................................................................... 54

viii


4.8.1 Sự thay đổi của giá bán mủ cao su đến hiệu quả sản xuất .............................. 54
4.8.2 Sự thay đổi giá công lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ................... 56
4.8.3 Sự thay đổi giá phân bón ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất ........................... 58
4.9 Phân tích ảnh hưởng mức đầu tư và yếu tố sản xuất đến năng suất cao

su tiểu điền ...................................................................................................... 60
4.9.1 Phân tích ảnh hưởng các yếu tố sản xuất trong giai đoạn kiến thiết cơ
bản(KTCB) đến năng suất cao su tiểu điền .................................................... 60
4.9.1.1 Kỳ vọng về dấu ............................................................................................ 60
4.9.1.2 Xây dựng phương trình hồi qui năng suất cao su tiểu điền ......................... 62
4.9.1.3 Kết quả ước lượng mô hình ......................................................................... 62
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 66
5.1 Kết luận .............................................................................................................. 66
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................ 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 69
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 71

ix


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
KTCB

Kiến thiết cơ bản

KD

Kinh doanh

NPV

Hiện giá thuần (Net Present Value)

IRR


Tỷ suất nội hoàn (Internal Rate of Return)

BCR

Tỷ suất doanh thu trên chi phí (Benefit Cost Ratio)

PP

Thời gian hoàn vốn (Pay-back Period)

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất ở huyện Dầu Tiếng năm 2007.............................. 8
Bảng 2.2 Diện tích, năng suất, sản lượng trồng cao su phân theo địa phương
năm 2007 ................................................................................................ 16
Bảng 2.3 Xuất khẩu cao su từ năm 2000 - 2007 của Việt Nam ........................... 17
Bảng 2.4 So sánh cao su quốc doanh và cao su tiểu điền ...................................... 19
Bảng 4.1 Thông tin về các hộ tiểu điền ................................................................. 35
Bảng 4.2 Tình hình vốn sản xuất ........................................................................... 37
Bảng 4.3 Những khó khăn trong trồng chăm sóc và khai thác cao su.................. 37
Bảng 4.4 Ảnh hưởng của đầu tư lên mức sinh trưởng của cây cao su
sau 1 năm trồng đối với giống PB260 ..................................................... 41
Bảng 4.5 Ảnh hưởng của đầu tư lên mức tăng trưởng của cây cao su
đối với giống PB260 ............................................................................... 41

Bảng 4.6 Ảnh hưởng của đầu tư lên sản lượng gỗ cao su đối với
cây 5 năm tuổi ...................................................................................... 42
Bảng 4.7 Ảnh hưởng đầu tư đến sản lượng mủ cao su trên cây 6 năm
tuổi 40 .................................................................................................. 42
Bảng 4.8 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản
(mức đầu tư cao) ................................................................................. 44
Bảng 4.9 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản
(mức đầu tư trung bình) ......................................................................... 45
Bảng 4.10 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kiến thiết cơ bản
(mức đầu tư thấp) ................................................................................. 46
Bảng 4.11 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kinh doanh
(mức đầu tư cao) .................................................................................. 47

xi


Bảng 4.12 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kinh doanh
(mức đầu tư trung bình) ....................................................................... 49
Bảng 4.13 Chi phí bình quân 1 ha cao su giai đoạn kinh doanh
(mức đầu tư thấp) ................................................................................. 51
Bảng 4.14 Các mức đầu tư trong giai đoạn KTCB và năng suất cao su
tiểu điền tính trên 1 ha........................................................................... 53
Bảng 4.15 Năng suất mủ cao su trong cả vòng đời ................................................ 55
Bảng 4.16 Doanh thu và chi phí bình quân 1ha/năm trong giai đoạn kinh doanh
(từ năm thứ 6 đến năm 25) .................................................................... 55
Bảng 4.17 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sản xuất của cao su tiểu điền ............... 59
Bảng 4.18 Sự thay đổi giá bán ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su
tiểu điền (mức đầu tư cao) .................................................................... 60
Bảng 4.19 Sự thay đổi giá bán ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su
tiểu điền (mức đầu tư trung bình) ......................................................... 61

Bảng 4.20 Sự thay đổi giá bán ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất cao su
tiểu điền (mức đầu tư thấp) ................................................................... 62
Bảng 4.21 Sự thay đổi giá công lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền (mức đầu tư cao) ......................................................... 63
Bảng 4.22 Sự thay đổi giá công lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền (mức đầu tư trung bình) .............................................. 63
Bảng 4.23 Sự thay đổi giá công lao động ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
cao su tiểu điền (mức đầu tư thấp) ........................................................ 64
Bảng 4.24 Sự thay đổi giá phân bón ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của cao su tiểu điền (mức đầu tư cao) ................................................... 65
Bảng 4.25 Sự thay đổi giá phân bón ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của cao su tiểu điền (mức đầu tư trung bình) ........................................ 65
Bảng 4.26 Sự thay đổi giá phân bón ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất
của cao su tiểu điền (mức đầu tư thấp) ................................................. 66
Bảng 4.27 Kì vọng dấu cho các hệ số..................................................................... 68
Bảng 4.28 Kết quả ước lượng mô hình hồi qui năng suất ...................................... 70

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 4.1 Các mức đầu tư giai đoạn KTCB và năng suất cao su tiểu điền ........... 54
Hình 4.2 Năng suất mủ cao su trong cả vòng đời ................................................. 56
Hình 4.3 Doanh thu và chi phí bình quân 1ha/năm trong giai đoạn kinh doanh
(từ năm thứ 6 đến năm 25) ...................................................................... 58


xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong các lĩnh vực sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế - xã hội nói
chung, sản xuất kinh doanh nông nghiệp và phát triển kinh tế nông thôn nói riêng,
các hoạt động kinh tế bao giờ cũng gắn liền với việc huy động và sử dụng các
nguồn lực nhằm đem lại những lợi ích kinh tế – xã hội nhất định. Các nguồn lực
được huy động và sử dụng vào các hoạt động kinh tế bao gồm: Tài lực (tiền vốn),
nhân lực (lao động), vật lực (các yếu tố vật chất đầu vào của sản xuất) và nguồn lực
trí tuệ. Các hoạt động kinh tế nói trên được tiến hành trong một khoảng thời gian và
trên một vùng không gian xác định với mục đích đem lại những lợi ích kinh tế – xã
hội lớn hơn chi phí về những nguồn lực đã được sử dụng.
Dầu Tiếng là một trong những vùng ở Đông Nam Bộ rất thích hợp để đầu tư
phát triển trồng cây cao su. Cây cao su ở Dầu Tiếng gắn liền với cuộc sống của
người dân nơi đây từ thời kỳ Pháp thuộc. Điều kiện tự nhiên và khí hậu ở Dầu
Tiếng rất thích hợp cho việc trồng và phát triển cây cao su.
Đầu tư trồng và khai thác mủ cao su trên địa bàn huyện Dầu Tiếng đã đem lại
hiệu quả kinh tế - xã hội đáng kể, thúc đẩy hình thành các xã, các thị trấn (trung tâm kinh
tế - xã hội) ở những vùng sâu, vùng xa. Qua đó, góp phần xóa đói, giảm nghèo, phân bố
dân cư trên địa bàn hợp lý, thúc đẩy quá trình định canh, định cư, tạo công ăn việc làm
cho người dân trong Huyện.
Rừng cao su có khả năng chóng xói mòn, bảo vệ đất. Việc trồng và phát
triển vườn cây cao su góp phần phủ xanh đất trống đồi trọc, tạo cân bằng sinh thái,
điều hòa khí hậu, góp phần tích cực trong việc bảo vệ môi trường. Đây chính là hiệu
quả về môi trường của việc đầu tư trồng và phát triển cây cao su.

1



Bên cạnh đó, vấn đề đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản và trong thời kỳ
khai thác mủ cao su là điều không thể không nhắc đến. Nếu đầu tư tốt, đúng, hợp lý,
cây cao su sẽ đem lại nguồn lợi cao như: Cây phát triển tốt đưa vào khai thác đúng
thời kỳ, cây cho mủ nhiều, ít bệnh, khối lượng gỗ nhiều đạt tiêu chuẩn và những giá
trị khác mà cây cao su đem lại không thể tính được.
Ở Dầu Tiếng ngoài cao su quốc doanh ra còn có cao su tiểu điền cũng góp
phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội, cải thiện đời sống và tạo công ăn
việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận không nhỏ người dân
trong huyện. Tuy nhiên, năng suất bình quân của cao su tiểu điền không cao chỉ đạt
bình quân 820 kg/ha, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân là sự đầu tư
chưa hợp lý do thiếu vốn đầu tư, nhân lực dẫn đến cây thiếu phân bón, chăm sóc
kém, trình độ nắm bắt khoa học kỹ thuật còn hạn chế, giống trồng không rõ nguồn
gốc… Trong khi đó cao su quốc doanh năng suất bình quân đạt 2.115 kg/ha. Đó là
lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu “Phân tích ảnh hưởng đầu tư đến hiệu quả sản
xuất của hộ trồng cao su tiểu điền tại Huyện Dầu Tiếng-Tỉnh Bình Dương”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nhằm đạt được các mục tiêu sau:
(1) Đánh giá thực trạng đầu tư trong việc trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su
tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng.
(2) Xác định mức độ ảnh hưởng của đầu tư trong giai đoạn kiến thiết cơ bản
(KTCB) đến năng suất cao su, thông qua việc đánh giá mức độ đầu tư ảnh hưởng
đến hiệu quả sản xuất của các tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng.
(3) Xác định và phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào ảnh hưởng đến năng
suất của các hộ trồng cao su tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng.
(4) Đề xuất một số giải pháp chính trong quá trình đầu tư nhằm nâng cao hiệu
quả sản xuất của hộ trồng cao su tiểu điền.

2



1.3 Ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
- Đối với nhà nước, cơ quan chủ quản (chính quyền địa phương, các Bộ ngành
liên quan): Trong việc quy hoạch và định hướng chiến lược đầu tư phát triển trồng
và khai thác chế biến mủ cao su.
- Đối với nông dân trồng cao su sẽ có cái nhìn về tình hình đầu tư trong việc
trồng, chăm sóc và khai thác mủ cao su để từ đó có sự điều chỉnh trong việc đầu tư
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, hạn chế rủi ro trong sản xuất.
1.4 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
1.4.1 Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở điều tra thu thập số liệu sơ cấp
từ quá trình trực tiếp sản xuất cao su của các tiểu điền với 120 hộ dân của ba xã:
Định An, Long Hòa, Minh Tân thuộc huyện Dầu Tiếng.
Số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kinh tế - kỹ thuật, Phòng địa chính huyện
Dầu Tiếng, Công ty cao su Dầu Tiếng.
1.4.2 Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 9 năm 2009.
1.4.3 Phạm vi nội dung đề tài
Nội dung đề tài nghiên cứu, phân tích ảnh hưởng đầu tư đến hiệu quả sản
xuất của các hộ trồng cao su tiểu điền. Qua đó xem xét thực trạng sản xuất cao su
tiểu điền tại huyện Dầu Tiếng hiện nay, cũng như đánh giá mức độ ảnh hưởng đầu
tư đến hiệu quả sản xuất. Đồng thời xác định, phân tích các yếu tố đầu vào ảnh
hưởng đến năng suất của các hộ trồng cao su tiểu điền hiện nay.

3


1.4.4. Phạm vi giới hạn đề tài
(1) Chỉ nghiên cứu cao su tiểu điền trong phạm vi huyện Dầu Tiếng

(2) Trong nghiên cứu tôi chỉ phân tích tình hình đầu tư chủ yếu ở giai đoạn kiến
thiết cơ bản ảnh hưởng thế nào đến hiệu quả sản xuất của những hộ trồng cao su
tiểu điền.
1.5 Kế hoạch nghiên cứu đề tài
(1) Từ tháng 5 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008, điều tra số liệu.
(2) Từ tháng 9 đến tháng 12 năm 2008, xử lý số liệu.
(3) Từ tháng 01 đến tháng 7 năm 2009, viết đề tài.
(4) Tháng 8 năm 2009, báo cáo kết quả.
(5) Tháng 9 năm 2009, báo cáo chính thức.

4


Chương 2
TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
2.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của khu vực Huyện Dầu Tiếng
2.1.1 Vị trí địa lý
Huyện Dầu Tiếng thuộc tỉnh Bình Dương có diện tích đất tự nhiên là 72.540
hécta phía Đông giáp huyện Bình Long - tỉnh Bình Phước, phía Tây là sông Sài Gòn
đoạn ranh giới phân chia giữa huyện Dầu Tiếng tỉnh Bình Dương và huyện Củ Chi
thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp với huyện Bến Cát – tỉnh Bình Dương, phía
Bắc giáp với tỉnh Tây Ninh. Huyện Dầu Tiếng cách trung tâm thị xã Thủ Dầu Một tỉnh
Bình Dương 64 km và thành phố Hồ Chí Minh là 92 km theo đường giao thông bộ. Nếu
lấy quốc lộ 1A để chia bản đồ miền Đông ra làm hai nửa thì Dầu Tiếng là điểm giữa của
nửa phía Tây. Nếu tính theo đường chim bay thì Dầu Tiếng chỉ cách Sài Gòn hơn 70 km
về phía Tây Bắc. Dầu Tiếng là nơi giáp ranh của ba Tỉnh và Thành phố: Tây Ninh,
Bình Dương và Tp Hồ Chí Minh. (hình 2.1 Bản đồ hành chính huyện Dầu Tiếng ở
phần phụ lục danh sách hình).
2.1.2 Điều kiện tự nhiên
2.1.2.1 Khí hậu

Khí hậu đặc trưng nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm với hai mùa rõ rệt: Mùa mưa
từ tháng 5 – 11, mùa khô từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau, lượng mưa
trung bình hàng năm từ 1.800-2.000 mm với số ngày có mưa là 120 ngày, tháng
mưa nhiều nhất là tháng 9, trung bình 335 mm, năm cao nhất có khi lên đến 500
mm, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trung bình dưới 50 mm và nhiều năm trong tháng
này không có mưa, nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5 oC, nhiệt độ trung bình
tháng cao nhất 31 oC (tháng 4), tháng thấp nhất 24 oC (tháng 1), tổng nhiệt độ hoạt

5


động hàng năm khoảng 9.500-10.000 oC, số giờ nắng trung bình 2.400 giờ, có năm
lên đến 2.700 giờ chế độ gió tương đối ổn định, không chịu ảnh hưởng trực tiếp của
bão hay áp thấp nhiệt đới. Về mùa khô gió thịnh hành chủ yếu ở hướng Đông, Đông
- Bắc, về mùa mưa gió thịnh hành chủ yếu là hướng Tây, Tây – Nam, tốc độ gió
bình quân khoảng 0,7 m/s, tốc độ gió lớn nhất theo quan trắc được là 12 m/s,
thường là hướng Tây, Tây-Nam. Chế độ không khí ẩm tương đối cao, trung bình
80-90% và biến động theo mùa. Độ ẩm được mang lại chủ yếu do gió mùa TâyNam trong mùa mưa, do đó độ ẩm thấp nhất thường xảy ra vào giữa mùa khô và cao
nhất vào giữa mùa mưa. Giống như nhiệt độ không khí, độ ẩm trong năm ít biến
động. Với khí hậu nhiệt đới mang tính chất cận xích đạo, nên nhiệt độ cao quanh
năm, ẩm độ cao và nguồn ánh sáng dồi dào, rất thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp, đặc biệt là trồng cây công nghiệp ngắn và dài ngày. Khí hậu Dầu Tiếng
tương đối hiền hòa, ít thiên tai như bão, lụt…
2.1.2.2 Địa hình
Địa hình tương đối bằng phẳng, có địa chất ổn định, vững chắc, phổ biến là
những dãy đồi phù sa cổ nối tiếp nhau với độ dốc không quá 3-150. Đặc biệt có một
vài đồi núi thấp nhô lên giữa địa hình bằng phẳng như núi Cậu cao 155m, núi Ông
cao 284m, núi Tha La cao 198m nằm kế tiếp sau. Các vùng thung lũng bãi bồi, địa
hình tương đối bằng phẳng, độ dốc 3-120, độ cao trung bình từ 10-30m. Có vùng địa
hình đồi thấp có lượn sóng yếu, nằm trên các nền phù sa cổ, chủ yếu là các đồi thấp

với đỉnh bằng phẳng, liên tiếp nhau, có độ dốc từ 5-120, độ cao phổ biến từ 30-60m.
Với địa hình cao trung bình từ 6-60m, nên có một vài vùng thung lũng dọc
theo Sông Sài Gòn. Đất đai ở Dầu Tiếng ít bị lũ lụt, ngập úng. Địa hình tương đối
bằng phẳng thuận lợi cho việc mở mang hệ thống giao thông, xây dựng cơ sở hạ
tầng, khu công nghiệp và sản xuất nông nghiệp.
2.2 Các nguồn tài nguyên
Huyện Dầu Tiếng ở phía Bắc tỉnh Bình Dương có tổng diện tích đất tự nhiên
là 72.544 hécta, trong đó diện tích trồng cây cao su chiếm hơn ½ đất tự nhiên của
Huyện.

6


- Tài nguyên nước: Nguồn nước phục vụ cho tưới tiêu trong canh tác nông
nghiệp của Huyện được cung cấp từ hai con sông lớn (sông Sài Gòn và sông Thị
Tính) và một hồ chứa nước nhân tạo (hồ Dầu Tiếng) và hiện nay đang thi công,
công trình thủy lợi kênh Phước Hòa dẫn nước về hồ Dầu Tiếng. Đây không những
là nguồn nước phục vụ nông nghiệp cho huyện Dầu Tiếng mà còn phục vụ cho
vùng Đông Nam Bộ. Với đặc điểm về nguồn tài nguyên nước dồi dào, cho thấy
huyện Dầu Tiếng nói riêng và vùng Đông Nam Bộ nói chung thật sự có khả năng
lớn trong canh tác nông nghiệp và phát triển cây lâu năm, đặc biệt là phát triển cây
cao su.
- Tài nguyên rừng: Theo số liệu của phòng thống kê huyện Dầu Tiếng năm
2007, diện tích rừng của huyện là gần 2.684 hécta. Tài nguyên rừng tự nhiên của
huyện Dầu Tiếng dần thu hẹp (cụ thể là những khu rừng thưa, rừng không hiệu quả)
trong những năm gần đây và hiện nay đã chuyển sang phát triển trồng cao su của
huyện Dầu Tiếng.
- Tài nguyên đất: Huyện Dầu Tiếng có tổng diện tích đất tự nhiên là 72.544
hécta. Phân chia đất theo cơ cấu như sau:


7


Bảng 2.1 Tình hình sử dụng đất ở huyện Dầu Tiếng năm 2007
ĐVT: Ha
Cơ cấu đất

Năm 2007

Tỷ lệ (%)

Đất Nông nghiệp

64.591

89,04

Đất sản xuất Nông nghiệp

61.907

85,34

Đất trồng cây lâu năm

49.028

79,20

Đất trồng cây hàng năm


12.879

20,80

Đất Lâm nghiệp

2.684

3,70

Rừng phòng hộ

1.594

59,39

Rừng trồng

750

27,94

Rừng tự nhiên

340

12,67

6.942


9,57

890

12,82

Đường chuyên dùng

1.933

27,84

Đất thủy lợi

3.935

56,69

184

2,65

Đất chưa sử dụng

1.011

1,39

Tổng


72.544

100,00

Đất phi nông nghiệp
Đất ở

Khác

Nguồn tin: Phòng Thống kê huyện Dầu Tiếng.
2.3 Điều kiện kinh tế xã hội
Dân số: Năm 2007 theo phòng Thống kê huyện Dầu Tiếng, tổng dân số của
Huyện là 105.811 người được hình thành từ 37.737 hộ (Nguồn tin: Phòng Thống kê
huyện Dầu Tiếng).
Lao động: Dầu Tiếng là một Huyện hoạt động chủ yếu trong ngành nông
nghiệp với cao su là cây trồng chủ yếu. Với tính chất của ngành nông nghiệp, đòi
hỏi huyện Dầu Tiếng luôn phải có một nguồn lực lao động dồi dào nhằm phục vụ
tốt cho quá trình sản xuất, tạo ra sản phẩm.
- Tổng dân số (năm 2007): 105.811 người.

8


Trong đó:
- Thành thị: 25.596 người.
- Nông thôn: 80.215 người.
Giới tính:
- Nam giới: 50.202 người, chiếm tỷ lệ: 47,45%.
- Nữ giới: 55.609 người, chiếm tỷ lệ: 52,55%.

Theo thống kê, nguồn lao động của huyện Dầu Tiếng có 65.791 người, phân
theo các lĩnh vực như sau:
- Lao động trong lĩnh vực nông lâm nghiệp: 46.876 người.
- Lao động trong lĩnh vực công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp: 675 người.
- Lao động trong lĩnh vực xây dựng: 3.456 người.
- Lao động trong các lĩnh vực còn lại: 14.784 người.
Nhìn chung lực lượng lao động của huyện Dầu Tiếng tương đối nhiều. Vì là
một huyện chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp. Do đó lực lượng lao động
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ tương đối cao, tỷ lệ lao động có
trình độ chuyên môn, công nhân có tay nghề còn thấp. Vì vậy trong những năm tới
cần tập trung đào tạo về chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề để đáp ứng
nhu cầu trong tương lai.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật
+ Giao thông: Mạng lưới giao thông của huyện Dầu Tiếng chủ yếu là
giao thông đường bộ. Về cơ bản đáp ứng tốt nhu cầu vận tải, nhưng để phát triển
vùng trong tương lai cần phải có đầu tư tốt hơn nữa.
Đường tỉnh lộ qua huyện có các tuyến: ĐT744, ĐT748, ĐT749, ĐT750,
ĐT733. Tất cả đều được trãi nhựa bê tông hoặc nhựa thủ công.
Đường huyện quản lý: Trong năm 2007 đã nghiệm thu đưa vào sử dụng 13
công trình giao thông nông thôn, hầu hết tất cả các tuyến đường đều được trãi nhựa
bê tông hoặc nhựa thủ công.

9


+ Thông tin liên lạc: Năm 2007 trên toàn huyện đã có mạng lưới điện
thoại. Tổng số máy điện thoại cố định được lắp đặt trên 4.595 máy, tỉ lệ 4,34
máy/100 dân. Bên cạnh đó, các trạm phủ sóng điện thoại di động đã phủ sóng trên
98% toàn huyện Dầu Tiếng, phục vụ cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của
huyện.

Văn hóa xã hội
+ Giáo dục: Trong năm học 2006-2007 tỷ lệ học sinh đạt khá, giỏi và tốt
nghiệp có tăng hơn so với những năm trước. Cụ thể tỷ lệ học sinh hoàn thành chương
trình bậc tiểu học đạt 97,46%; trung học cơ sở đạt 95,62%; tốt nghiệp trung học phổ
thông đạt 94,68%.
Trong năm học mới 2007-2008, trên toàn huyện có 16.789 học sinh của 515 lớp
học ở các cấp bậc học. Huy động trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 100%; tuyển sinh lớp 6 đạt
100%; tuyển sinh lớp 10 đạt 95,5%.
Trung tâm giáo dục thường xuyên tuyển sinh được 5 lớp với 180 học viên vào
lớp 10, liên kết với Trường trung học nông lâm tỉnh mở 2 lớp trung cấp tại chức có 70
học viên và một lớp đại học mở do trường Đại học mở Bình Dương tổ chức với 120
sinh viên theo học.
+ Y tế: Huyện Dầu Tiếng rất quan tâm đến vấn đề chăm sóc sức khỏe
cho nhân dân. Cụ thể trong năm 2007 toàn huyện có 9/12 trạm y tế đạt chuẩn quốc
gia; 8/12 xã đạt chuẩn xã tiên tiến về y học cổ truyền; 9/12 trạm y tế đã có bác sĩ,
100% trạm y tế có nữ hộ sinh và ở ấp đều có nhân viên y tế cộng đồng.
2.4 Tổng quan về quá trình hình thành, phát triển ngành sản xuất cao su thế
giới và Việt Nam
2.4.1 Cao su thiên nhiên và sự phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên thế
giới
2.4.1.1 Ý nghĩa kinh tế của cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày. Đây là loại cây mà sản phẩm của nó
chủ yếu được dùng làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp và tiểu thủ công
nghiệp, còn gọi là cây kỹ thuật, vì loại cây này đòi hỏi kỹ thuật trồng trọt, chăm sóc

10


và khai thác mủ cao su tương đối cao hay còn gọi là cây kinh tế, vì trong quá trình
sản xuất, cây này cần phải đầu tư nhiều vốn, lao động, đòi hỏi trình độ kỹ thuật cao.

Hiệu quả kinh tế thu được trên một đơn vị diện tích thường cao hơn so với trồng các
loại cây khác.
Cao su được trồng nhằm mục đích khai thác mủ. Ngoài ra hạt cao su cho tinh
dầu quý dùng trong kỹ nghệ sơn mài, xà phòng, chế nhựa ankít để dán gỗ. Gỗ cao
su dùng làm đồ gia dụng rất có giá trị. Rừng cao su có vai trò quan trọng trong việc
bảo vệ đất và làm cân bằng sinh thái. Đối với những nước có tiềm năng lớn về sản
xuất cao su, các sản phẩm cao su có thể trở thành nguồn hàng xuất khẩu quan trọng
của quốc gia.
2.4.1.2 Tình hình phát triển ngành sản xuất cao su thiên nhiên thế giới
Cây cao su là loại cây nhiệt đới có nguồn gốc ở vùng sông Amazôn Nam
Mỹ. Sau sự phát hiện của Côlông, các nhà khoa học ở Châu Âu đã nghiên cứu và
tìm ra nhiều thuộc tính quý báu của mủ cao su. Từ đó người ta bắt đầu khai thác
nguồn mủ cao su Nam Mỹ và nhân giống ra nhiều vùng nhiệt đới. Cao su được
trồng ngày càng nhiều và nhanh chóng được coi là cây trồng quan trọng của các
nước nông nghiệp trên thế giới.
Ở Nam Mỹ, rừng cao su nguyên thủy tới thế kỷ thế 18 được phân bổ trên một
diện tích khoảng 5-6 triệu hécta chủ yếu nằm trong lãnh thổ Brazin. Từ đầu thế kỷ
thứ 19 đến đầu thế kỷ thứ 20, Brazin hầu như độc quyền về cung cấp mủ cao su cho
thế giới với sản lượng năm 1900 là khoảng 50.000 tấn. Năm 1912 khoảng 90.000
tấn.
Cuối thế kỷ thứ 19, các nhà nhân giống Châu Âu đã tích cực nhân giống cao
su ở các vùng khí hậu nhiệt đới của Châu Á, Châu Phi. Từ đó, việc trồng cao su lấy
mủ đã trở thành một ngành sản xuất mới của nhiều nước. Trong vòng một thế kỷ
qua, diện tích cao su đã tăng rất nhanh. Tính đến năm 2006 toàn thế giới đã có trên
11 triệu hécta cao su. Hiện nay các nước đứng đầu về diện tích trồng nhiều cao su
nhất là Malaysia, Indonêsia, Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc.

11



Các nước xuất khẩu nhiều mủ cao su nhất là nhóm các nước trồng nhiều cao
su nhất. Năm 2006, Malaysia xuất khẩu 1,28 triệu tấn, Indonêsia 2,37 triệu tấn, Thái
Lan 3,09 triệu tấn, Việt Nam 717.000 tấn. Những nước nhập khẩu cao su nhiều nhất
là các nước có nền công nghiệp phát triển như: Mỹ, Nhật, Anh, Trung Quốc…
2.4.1.3 Cao su tiểu điền của một số nước trên thế giới
Thái Lan
Trong 2,1 triệu ha cao su thì có đến 90% diện tích cao su tiểu điền với gần 1
triệu tiểu chủ. Tại Thái Lan còn có các trung tâm chế biến tập trung theo nhóm được
thành lập trên khắp đất nước với sự hỗ trợ của Viện Nghiên cứu cao su Thái Lan
nhằm cải thiện chất lượng cao su tiểu điền. Ngoài ra còn có Hợp tác xã cao su để
khuyến khích tiểu điền sản xuất cao su tờ, cao su xong hơi với chất lượng tốt hơn
với giá bán cao hơn cho nông dân. Thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ, đến nay đã
có gần 700 hợp tác xã cao su tiểu điền ở Thái Lan và đã hình thành Liên đoàn hợp
tác xã cao su Thái Lan. Các hợp tác xã này đủ mạnh để bán hàng trực tiếp cho nhà
xuất khẩu cao su.
Ở Thái Lan còn có hai chợ trung tâm tại hai vùng trồng cao su chính là
Hatyai và Suratthani hoạt động theo cơ chế đấu giá để mua cao su trực tiếp từ các
hợp tác xã hoặc các hiệp hội người trồng cao su. Với cơ chế này, cao su tiểu điền
được tiếp cận trực tiếp với giá bán hợp lý, không bị chèn ép bởi các nhà buôn trung
gian.
Malaysia
Hiện có khoảng 1,31 triệu ha cao su, trong đó cao su tiểu điền chiếm 89%. Ở
Malaysia có một tổ chức hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền lớn nhất là RISDA
(Rubber Industry Smallholders Development Authority). Tổ chức này có nhiệm vụ
hỗ trợ người nông dân tái canh trồng cao su và thành lập một số cơ sở hạ tầng nhằm
giúp phát triển cao su tiểu điền, như xây dựng cơ sở chế biến cao su, nhà kho… trên
khắp lãnh thổ Malaysia. Theo phương thức này, các tiểu điền kết hợp với nhau trên
từng vùng thành một mini đại điền. RISDA thành lập một công ty để quản lý và tổ

12



×