Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA RỪNG CÓC TRẮNG (Lumnitzera racemosa Willd) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

PHAN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA RỪNG
CÓC TRẮNG (Lumnitzera racemosa Willd) TRỒNG TẠI KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
-----oOo-----

PHAN VĂN TRUNG

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA RỪNG
CÓC TRẮNG (Lumnitzera racemosa Willd) TRỒNG TẠI KHU
DỰ TRỮ SINH QUYỂN RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành: Lâm học
Mã số: 60.62.60
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Hướng dẫn Khoa học:
TS. VIÊN NGỌC NAM



Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 09/2009


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG TÍCH TỤ CARBON CỦA RỪNG CÓC TRẮNG
(Lumnitzera racemosa Willd) TRỒNG TẠI KHU DỰ TRỮ SINH QUYỂN
RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

PHAN VĂN TRUNG

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. LƯƠNG VĂN NHUẬN
Hội KHKT lâm nghiệp TP. HCM

2. Thư ký:

TS. PHẠM TRỊNH HÙNG
Đại học Nông Lâm TP. HCM

3. Phản biện 1:

TS. NGÔ AN
Đại học Nông Lâm TP. HCM

4. Phản biện 2:

TS. PHẠM TRỌNG THỊNH

Phân viện ĐTQH rừng Nam Bộ

5. Ủy viên:

TS. VIÊN NGỌC NAM
Đại học Nông Lâm TP. HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Phan Văn Trung, sinh ngày 10 tháng 06 năm 1979, tại Thành phố
Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Con Ông Phan Văn Bình và Bà Nguyễn Thị Thoa. Tốt
nghiệp Tú tài tại Trường Trung học phổ thông Nguyễn Trãi, tỉnh Phú Yên năm
1997.
Tốt nghiệp Đại học ngành Lâm nghiệp, hệ Chính quy tại Đại học Nông Lâm,
thành phố Hồ Chí Minh, năm 2003.
Công tác tại Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh,
chức vụ phó phòng Quản lý phát triển tài nguyên.
Tháng 09 năm 2007, theo học Cao học ngành Lâm học tại Đại học Nông
Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Chưa lập gia đình
Địa chỉ liên lạc: Đường Rừng Sác – An Thới Đông - Cần Giờ - Thành phố Hồ
Chí Minh.
Điện thoại: 0933450723
Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả

Phan Văn Trung

iii


LỜI CẢM TẠ
Luận văn này được thực hiện theo chương trình đào tạo thạc sĩ chính quy tại
Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.
Nhân dịp này, tác giả xin trân trọng gửi lời cám ơn chân thành đến:
- Thầy - TS. Viên Ngọc Nam đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ để tác giả hoàn
thành luận văn.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo sau đại học, Ban giám hiệu
Trường Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh.
- Quý Thầy, Cô giảng dạy lớp Cao học khoá 2007 – 2010; Bộ môn Quản lý tài
nguyên rừng – Khoa Lâm ngiệp - Đại học Nông Lâm – thành phố Hồ Chí Minh đã
truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu.
- Ban lãnh đạo cùng các đồng nghiệp ở Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ
đã tạo điều kiện để tác giả tham gia học và hoàn thành luận văn này.
- Tất cả bạn bè, đồng nghiệp trong lớp Cao học Lâm học khoá 2007 đã giúp
đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Cuối cùng xin gửi lời cám ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình đã

động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Học viên: Phan Văn Trung

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu khả năng khả năng tích tụ carbon của rừng cóc trắng
(Lumnitzera racemosa Willd) trồng tại Khu Dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần
Giờ - Thành phố Hồ Chí Minh”. Thời gian thu thập số liệu từ tháng 05 đến tháng
07 năm 2009. Số liệu được thu thập trên 50 ô đo đếm ở tuổi 4, tuổi 11, tuổi 13, tuổi
15 và tuổi 17 của rừng cóc trắng.
Để đạt mục tiêu nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra lâm phân dựa
trên các ô đo đếm tạm thời tương ứng với các tuổi. Đề tài đã thu được những kết
quả sau:
- Kết quả thu đuợc về sinh khối tươi trung bình của cây cá thể đạt là 35,02
kg/cây. Trong đó, thân chiếm 56,69 ± 3,85%, cành chiếm 32,65 ± 3,74% và lá
chiếm 10,66 ± 1,11%. Sinh khối khô trung bình của cây cá thể đạt 18,40 kg/cây,
trong đó thân chiếm 70,43 ± 2,46%, cành chiếm 23,65 ± 2,22% và lá chiếm 5,92 ±
0,63%.
- Sinh khối tươi quần thể đạt trung bình 85,79 tấn/ha. Trong đó, thân chiếm
64,53 ± 1,85%, cành chiếm 22,79 ± 1,47% và lá chiếm 12,68 ± 0,48%. Sinh khối
khô quần thể đạt trung bình 47,51 tấn/ha, trong đó thân chiếm 75,06 ± 1,09%, cành
chiếm 18,36% ± 0,91 và lá chiếm 6,58 ± 0,22%.
- Sinh khối khô của quần thể theo tuổi trung bình đạt 45,64 tấn/ha. Trong đó,
thân chiếm 75,21%, cành chiếm 18,18% và lá chiếm 6,61%.
- Khả năng tích tụ carbon của cây cá thể có đường kính trung bình là 6,6 cm
thì lượng carbon tích tụ đạt 8,58 kg C/cây.
- Khả năng tích tụ carbon trung bình của quần thể ở tuổi 4 đạt 1,62 tấn C/ha,
tuổi 11 đạt 18,76 tấn C/ha, tuổi 13 đạt 22,49 tấn C/ha, tuổi 15 đạt 27,06 tấn C/ha và

tuổi 17 đạt 36,61 tấn C/ha.
- Lượng CO2 hấp thụ tương đương trung bình hằng năm của quần thể ở tuổi

v


4 là 5,93 tấn CO2/ha/năm, tuổi 11 là 68,84 tấn CO2/ha/năm, tuổi 13 là 82,53 tấn
CO2/ha/năm, tuổi 15 là 99,30 tấn CO2/ha/năm và tuổi 17 là 134,37 tấn CO2/ha/năm.
- Tổng trữ lượng carbon tích tụ cả khu rừng cóc trắng với diện tích 220,81
ha đạt 3.701,11 tấn C. Trong đó, tuổi 4 đạt 145,53 tấn, tuổi 11 đạt 1.047,81 tấn, tuổi
13 đạt 33,73 tấn, tuổi 15 đạt 609,36 tấn và tuổi 17 đạt 1.864,69 tấn.
- Lượng giá bằng tiền từ khả năng hấp thụ CO2 của quần thể cóc trắng ở tuổi
4 bình quân thu được 591.561 đồng/ha/năm, tuổi 11 là 2.499.687 đồng/ha/năm, tuổi
13 là 2.535708 đồng/ha/năm, tuổi 15 là 2.644.290 đồng/ha/năm và tuổi 17 là
3.157.045 đồng/ha/năm.

vi


SUMMARY
The thesis “Study on the ability of carbon accumulation of Lumnitzera
racemosa Willd plantation in Can Gio Mangrove Biosphere Reserve – Ho Chi
Minh city”. The data was collected in 50 plots, the forest are at the age of 4, 11, 13,
15 and 17 from May to July 2009.
In order to reach the objectives, the data in the plots of the plantation were
collected and the results are as follow:
The average of fresh biomass of individual tree is 35.02 kg/tree in which the
trunk occupies 56.69 ± 3.85%, branch is 32.65 ± 3.74% and leave is 10.66 ±
1.11%. The average of dry biomass of individual tree is 18.40 kg/tree, in which the
trunk 70.43 ± 2.46%, branch is 23.65 ± 2.22%, and the leave is 5.92 ± 0.63%.

The average of fresh biomass of stand is 85.79 tons/ha in which the trunk
occupies 64.53 ± 1.85%, branch is 22.79 ± 1.47% and leave is 12.68 ± 0.48%. The
average of dry biomass is 47.51 tons/ha, in which the average of dry biomass of the
trunk occupies 75.06 ± 1.09%, branch is 18.18%, and leave is 6.61%.
The average of dry biomass of population is 45.64 tons/ha. In which the
trunk occupies 75.21%, branch is 18.36 ± 0.91% and leave is 6.58 ± 0.22%.
The ability of carbon accumulation of individual trees is 8,58 kg C/tree with
the average of diameter is 6,6 cm.
The ability of carbon accumulation of population average at the age of 4 is
1.62 tons C/ha, the age of 11 is 18.76 tons C/ha, the age of 13 is 22.49 tons C/ha,
the age of 15 is 27.06 tons C/ha, and at the age of 17 is 36.61 tons C/ha.
Absorbing ability of CO2 of L. racemosa population at the age of 4 is 5.93
tons CO2/ha/year, the age of 11 is 68.84 tons CO2/ha/year, the age of 13 is 82.53
tons CO2/ha/year, the age of 15 is 99.30 tons CO2/ha/year, and at the age of 17 is
134.37 tons CO2/ha/year.

vii


The total of carbon accumulation of the plantation in the area of 220.81 ha is
3,701.11 tons C in which at the age of 4 obtains 1,445.53 ton C, the age of 11 is
1,046.81 ton C, at the age of 13 is 33.73 tons C, the age of 15 is 609.36 tons C, and
at the age of 17 is 1,864.69 tons C CO2.
The average of environmental fees is 591,561 VND/ha/year from the CO2
absorb of Lumnitzera racemosa Willd plantation and at the age of 4 is about
591,561 dong/ha/year, age of 11 is 2,499,687 VND/ha/year, age of 13 is 2,535,708
VND/ha/year, at the age of 15 is 2,644,290 VND/ha/year, and at the age of 17 is
3,157,045 VND/ha/year.

viii



MỤC LỤC
Trang tựa

Trang

Trang chuẩn y .............................................................................................................ii
Lý lịch cá nhân ...........................................................................................................ii
Lời cam đoan ............................................................................................................ iii
Lời cảm tạ..................................................................................................................iv
Tóm tắt ....................................................................................................................... v
Mục lục......................................................................................................................ix
Danh sách các chữ viết tắt ..................................................................................... xvii
Danh sách các hình..................................................................................................xix
Danh sách các bảng .................................................................................................. xx
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 3
1.3 Phạm vi nghiên cứu và giới hạn của đề tài ....................................................... 3
1.3.1 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ............................................................. 4
2.1 Nghiên cứu sinh khối........................................................................................ 4
2.1.1 Nghiên cứu sinh khối ở ngoài nước ........................................................... 4
2.1.2 Nghiên cứu sinh khối ở trong nước ........................................................... 6
2.2 Tích tụ carbon ................................................................................................. 11
2.2.1 Các vấn đề liên quan đến tích tụ carbon .................................................. 11
2.2.2 Một số phương pháp điều tra tích tụ C trong lâm nghiệp ........................ 15
2.2.3 Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp......................................... 19
2.2.3.1 Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp trên thế giới ............. 19

2.2.3.2 Nghiên cứu về hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp ở Việt Nam .............. 20
2.3 Nhận định ....................................................................................................... 24

ix


Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP, ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU........................................................................................ 26
3.1 Nội dung nghiên cứu ...................................................................................... 26
3.2 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................ 27
3.2.1 Công tác chuẩn bị .................................................................................... 27
3.2.2 Ngoại nghiệp ............................................................................................ 27
3.2.3 Nội nghiệp................................................................................................ 29
3.3 Đặc điểm khu vực và đối tượng nghiên cứu .................................................. 32
3.3.1 Điều kiện tự nhiên.................................................................................... 32
3.3.1.1 Vị trí địa lý ........................................................................................ 32
3.3.1.2 Địa hình ............................................................................................. 33
3.3.1.3 Khí hậu .............................................................................................. 34
3.3.1.4 Mạng lưới sông rạch ......................................................................... 34
3.3.1.5 Chế độ thuỷ triều ............................................................................... 34
3.3.2 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 34
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 36
4.1 Tương quan giữa các nhân tố điều tra của cây cóc trắng ............................... 36
4.1.1 Tương quan giữa chiều cao với đường kính (Hvn/D1,3) ........................... 36
4.1.2 Tương quan giữa thể tích với D1,3 và Hvn ................................................ 37
4.2 Sinh khối ......................................................................................................... 37
4.2.1 Sinh khối cây cá thể ................................................................................. 38
4.2.1.1 Kết cấu sinh khối tươi cây cá thể ...................................................... 38
4.2.1.2 Kết cấu sinh khối khô cây cá thể ...................................................... 39
4.2.2 Sinh khối thân cây ................................................................................... 41

4.2.2.1 Kết cấu sinh khối khô thân cây ......................................................... 41
4.2.2.2 Tương quan giữa sinh khối thân khô (Wthk) với D1,3 và Hvn ............. 42
4.2.2.3 Tương quan giữa sinh khối thân khô với thân tươi (Wthk/Wtht) ........ 43
4.2.3 Sinh khối cành ......................................................................................... 44
4.2.3.1 Tương quan giữa sinh khối cành khô (Wck) với D1,3 và Hvn ............. 45
4.2.3.2 Tương quan giữa sinh khối cành khô với cành tươi (Wck/Wct)......... 45

x


4.2.4 Sinh khối lá .............................................................................................. 46
4.2.4.1 Tương quan giữa sinh khối lá khô (Wlak) với D1,3 và Hvn ................. 46
4.2.4.2 Tương quan giữa sinh khối lá khô với lá tươi (Wlak/Wlat) ................ 47
4.2.5 Tương quan giữa tổng sinh khối khô (Wtk) cây cá thể với D1,3 và Hvn.... 48
4.2.6 Tương quan giữa sinh khối với thể tích cây ............................................ 51
4.2.7 Tương quan giữa tổng sinh khối khô với tổng sinh khối tươi (Wtk/Wtt) . 52
4.2.8 Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối cây cá thể 53
4.2.8.1 Kiểm tra tính thích ứng của các phương trình sinh khối khô cây cá
thể .................................................................................................................. 53
4.2.8.2 So sánh khả năng vận dụng các phương trình sinh khối cây cá thể.. 54
4.2.9 Sinh khối quần thể ................................................................................... 55
4.2.9.1 Kết cấu sinh khối tươi quần thể ........................................................ 55
4.2.9.2. Kết cấu sinh khối khô quần thể ........................................................ 56
4.2.9.3 Tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận của quần thể với các
nhân tố điều tra .............................................................................................. 57
4.2.9.4 Đánh giá khả năng vận dụng của các phương trình sinh khối khô của
quần thể ......................................................................................................... 59
4.2.9.5. Sinh khối quần thể theo tuổi ............................................................ 60
4.3 Khả năng tích tụ C .......................................................................................... 62
4.3.1 Khả năng tích tụ C của cây cá thể............................................................ 62

4.3.1.1 Tương quan giữa C cây cá thể với D1,3 và Hvn ................................ 62
4.3.1.2 Tương quan giữa khả năng tích tụ C với thể tích (V m3) ................. 63
4.3.2 Khả năng tích tụ C của quần thể .............................................................. 64
4.3.2.1 Quan hệ giữa lượng tích tụ C với sinh khối khô ............................... 64
4.3.2.2 Khả năng tích tụ C của quần thể theo tuổi ........................................ 65
4.3.2.3 Tương quan giữa các bon của quần thể với các nhân tố điều tra ...... 66
4.4. Lượng carbon tích tụ và CO2 hấp thụ ............................................................ 67
4.4.1 Tổng trữ lượng tích tụ C và hấp thụ CO2 của quần thể............................ 67
4.4.2 Bảng tra sinh khối, lượng C tích tụ và CO2 hấp thụ ................................ 68

xi


4.4.3 Hướng dẫn sử dụng bảng tra để xác định sinh khối khô và khả năng tích
tụ C của quần thể .............................................................................................. 70
4.4.4 Lượng giá bằng tiền từ khả năng tích tụ C và lượng CO2 hấp thụ của
quần thể ............................................................................................................. 71
4.4.5 Đề xuất biện pháp nhằm tăng khả năng tích tụ C của rừng và ứng dụng
kết quả của đề tài ............................................................................................ 712
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................ 74
5.1 Kết luận .......................................................................................................... 74
5.2. Kiến nghị ....................................................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 76
PHỤ LỤC .................................................................................................................. a

xii


PHỤ LỤC
Phụ bảng 1: Số liệu điều tra ở ô đo đếm 46 của rừng cóc trắng (tuổi 4) ................... b

Phụ bảng 2: Số liệu điều tra ở ô đo đếm 32 của rừng cóc trắng (tuổi 11) ................. c
Phụ bảng 3: Số liệu điều tra ở ô đo đếm 23 của rừng cóc trắng (tuổi 13) ................. e
Phụ bảng 4: Số liệu điều tra ở ô đo đếm 16 của rừng cóc trắng (tuổi 15) ................. g
Phụ bảng 5: Số liệu điều tra ở ô đo đếm 02 của rừng cóc trắng (tuổi 17) ..................i
Phụ bảng 6: Số liệu toạ độ các ô đo đếm của rừng cóc trắng .................................... k
Phụ bảng 7: Phương trình tương quan giữa Hvn với D1,3 ............................................l
Phụ bảng 8: Phương trình tương quan giữa V với D1,3 và Hvn ....................................l
Phụ bảng 9: Tỉ lệ sinh khối tươi các bộ phận (thân, cành, lá) của cây cóc trắng ......m
Phụ bảng 10: Tỉ lệ sinh khối khô các bộ phận (thân, cành, lá) .................................. n
Phụ bảng 11: Kết cấu sinh khối khô thân cây ............................................................ o
Phụ bảng 12: Phương trình tương quan giữa Wthk với D1,3 và Hvn ............................ p
Phụ bảng 13: Phương trình tương quan giữa Wck với D1,3 và Hvn ............................. p
Phụ bảng 14: Phương trình tương quan giữa Wlak với D1,3 và Hvn............................. q
Phụ bảng 15: Phương trình tương quan giữa Wtk với D1,3 và Hvn .............................. q
Phụ bảng 16: Phương trình tương quan giữa sinh khối thân tươi với thể tích cây .... r
Phụ bảng 17: Phương trình tương quan giữa sinh khối cành tươi với thể tích cây.... r
Phụ bảng 18: Phương trình tương quan giữa sinh khối lá tươi với thể tích cây ........ s
Phụ bảng 19: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối tươi với thể tích cây .... s
Phụ bảng 20: Phương trình tương quan giữa sinh khối thân khô với thể tích cây ......t
Phụ bảng 21: Phương trình tương quan giữa sinh khối cành khô với thể tích cây .....t
Phụ bảng 22: Phương trình tương quan giữa sinh khối lá khô với thể tích cây ......... u
Phụ bảng 23: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô với thể tích cây..... u
Phụ bảng 24: So sánh các phương trình sinh khối trong rừng ngập mặn .................. v
Phụ bảng 25: Kết cấu sinh khối tươi của quần thể .................................................... w
Phụ bảng 26: Kết cấu sinh khối khô của quần thể ..................................................... x

xiii


Phụ bảng 27: Phương trình tương quan giữa sinh khối thân khô của quần thể với

các nhân tố điều tra .................................................................................................... y
Phụ bảng 28: Phương trình tương quan giữa sinh khối cành khô của quần thể với
các nhân tố điều tra .................................................................................................... y
Phụ bảng 29: Phương trình tương quan giữa sinh khối lá khô của quần thể với các
nhân tố điều tra ........................................................................................................... z
Phụ bảng 30: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô của quần thể với
các nhân tố điều tra .................................................................................................... z
Phụ bảng 31: Lượng C tích tụ của cây cá thể........................................................... aa
Phụ bảng 32: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C thân (Cth) với D1,3 và
Hvn của cây cá thể ..................................................................................................... bb
Phụ bảng 33: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C cành (Cc) với D1,3 và
Hvn của cây cá thể ..................................................................................................... bb
Phụ bảng 34: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C lá (Cla) với D1,3 và Hvn
của cây cá thể ........................................................................................................... cc
Phụ bảng 35: Phương trình tương quan giữa tổng lượng C tích tụ (Ctong) với D1,3
và Hvn của cây cá thể............................................................................................... cc
Phụ bảng 36: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C thân (Cth) với V (m3)
của cây cá thể ........................................................................................................... dd
Phụ bảng 37: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C cành (Cc) với V (m3)
của cây cá thể ........................................................................................................... dd
Phụ bảng 38: Phương trình tương quan giữa lượng tích tụ C lá (Cla) với V (m3) của
cây cá thể .................................................................................................................. ee
Phụ bảng 39: Phương trình tương quan giữa tổng lượng tích tụ C (Ctong) với V (m3)
cảu cây cá thể ........................................................................................................... ee
Phụ bảng 40: Tương quan giữa tổng C với tổng sinh khối khô của quần thể cóc
trắng........................................................................................................................... ff
Phụ bảng 41: Tương quan giữa C thân với sinh khối thân khô của quần thể cóc
trắng........................................................................................................................... ff

xiv



Phụ bảng 42: Tương quan giữa C cành với sinh khối cành khô của quần thể cóc
trắng.......................................................................................................................... gg
Phụ bảng 43: Tương quan giữa C lá với sinh khối lá khô của quần thể cóc trắng .. gg
Phụ bảng 44: Khả năng tích tụ C của quần thể theo tuổi ......................................... hh
Phụ bảng 45: Quan hệ giữa C thân của quần thể với các nhân tố điều tra.................jj
Phụ bảng 46: Quan hệ giữa C cành của quần thể với các nhân tố điều tra ................jj
Phụ bảng 47: Quan hệ giữa C lá của quần thể với các nhân tố điều tra................... kk
Phụ bảng 48: Quan hệ giữa tổng C của quần thể với các nhân tố điều tra .............. kk
Phụ bảng 49: Quan hệ giữa khả năng tích tụ C thân của quần thể với trữ lượng ......ll
Phụ bảng 50: Quan hệ giữa khả năng tích tụ C cành của quần thể với M .................ll
Phụ bảng 51: Quan hệ giữa khả năng tích tụ C lá của quần thể với M ......................ll
Phụ bảng 52: Quan hệ giữa tổng lượng C tích tụ của quần thể với M .................. mm
Phụ bảng 53: Phương trình tương quan giữa Hvn với D1,3 .................................... mm
Phụ bảng 54: phương trình tương quan giữa V với D1,3 và Hvn ............................ mm
Phụ bảng 55: Phương trình tương quan giữa Wthk với D1,3 ...................................... nn
Phụ bảng 56: Phương trình tương quan giữa Wthk với Wtht ..................................... nn
Phụ bảng 57: Phương trình tương quan giữa Wck với D1,3....................................... oo
Phụ bảng 58: Phương trình tương quan giữa Wck với Wct ....................................... oo
Phụ bảng 59: Phương trình tương quan giữa Wlak với D1,3 ...................................... oo
Phụ bảng 60: Phương trình tương quan giữa Wlak với Wlat...................................... pp
Phụ bảng 61: phương trình tương quan giữa Wtk với D1,3 ....................................... pp
Phụ bảng 62: Phương trình tương quan giữa Wtht với V.......................................... qq
Phụ bảng 63: Phương trình tương quan giữa Wct với V .......................................... qq
Phụ bảng 64: Phương trình tương quan giữa Wlat với V .......................................... qq
Phụ bảng 65: Phương trình tương quan giữa Wtt với V ............................................ rr
Phụ bảng 66: Phương trình hồi quy giữa Wthk với V ................................................ rr
Phụ bảng 67: Phương trình hồi quy giữa Wck với V .................................................ss
Phụ bảng 68: Phương trình hồi quy giữa Wlak với V ................................................ss

Phụ bảng 69: Phương trình hồi quy giữa Wtk với V ..................................................tt
Phụ bảng 70: Phương trình tương quan giữa Wtk với Wtt ..........................................tt

xv


Phụ bảng 71: Phương trình tương quan giữa Wthkqt với nhân tố điều tra ...................tt
Phụ bảng 72: Phương trình tương quan giữa Wckqt với nhân tố điều tra.................. uu
Phụ bảng 73: Phương trình tương quan giữa Wlakqt với nhân tố điều tra ................. uu
Phụ bảng 74: Phương trình tương quan giữa Wtkqt với nhân tố điều tra .................. vv
Phụ bảng 75: Phương trình tương quan giữa C thân của cây cá thể với D1,3......... ww
Phụ bảng 76: Phương trình tương quan giữa C cành của cây cá thể với D1,3 ........ ww
Phụ bảng 77: Phương trình tương quan giữa C lá của cây cá thể với D1,3 ............. ww
Phụ bảng 78: phương trình tương quan giữa tổng C của cây cá thể với D1,3 ........... xx
Phụ bảng 79: Phương trình tương quan giữa C thân của cây cá thể với V .............. xx
Phụ bảng 80: Phương trình tương quan giữa C cành của cây cá thể với V ............. yy
Phụ bảng 81: Phương trình tương quan giữa C lá của cây cá thể với V .................. yy
Phụ bảng 82: Phương trình tương quan giữa tổng C của cây cá thể với V .............. yy
Phụ bảng 83: Phương trình tương quan giữa C thân của quần thể với Wthkqt .......... zz
Phụ bảng 84: Phương trình tương quan giữa C cành của quần thể (Ccqt) với Wckqt. zz
Phụ bảng 85: Phương trình tương quan giữa C lá của quần thể (Claqt) với Wlakqt .. aaa
Phụ bảng 86: Phương trình tương quan giữa tổng C của quần thể với Wtkqt ......... aaa
Phụ bảng 87: Phương trình tương quan giữa C thân của quần thể với nhân tố điều
tra............................................................................................................................ aaa
Phụ bảng 88: PT tương quan giữa C cành của quần thể với nhân tố điều tra ........ ccc
Phụ bảng 89: PT tương quan giữa C lá của quần thể với nhân tố điều tra............. ccc
Phụ bảng 90: PT tương quan giữa tổng C của quần thể với nhân tố điều tra ........ ddd
Phụ bảng 91: Phương trình tương quan giữa C thân của quần thể với trữ lượng .. eee
Phụ bảng 92: Phương trình tương quan giữa C cành của quần thể với M ............. eee
Phụ bảng 93: Phương trình tương quan giữa C lá của quần thể với M.................. eee

Phụ bảng 94: Phương trình tương quan giữa tổng C của quần thể với M ............... fff
Phụ bảng 95: Kết quả phân tích mẫu trong phòng thí nghiệm................................. fff

xvi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
a0, a1, a2, a3, a4, a5

: Các tham số của phương trình

A

: Tuổi

C

: Carbon

Cth

: Lượng các bon tích tụ của bộ phận thân

Cc

: Lượng các bon tích tụ của bộ phận cành

Cla

: Lượng các bon tích tụ của bộ phận lá


Ctong

: Lượng các bon tích tụ của cây

Cthqt

: Lượng các bon tích tụ bộ phận thân của quần thể

Ccqt

: Lượng các bon tích tụ bộ phận cành của quần thể

Claqt

: Lượng các bon tích tụ bộ phận lá của quần thể

Ctongqt

: Lượng các bon tích tụ của quần thể

CO2

: Carbon Dioxide – các bon níc.

Ctv

: Cộng tác viên

CDM


: Clean Development Mechanism – Cơ chế phát triển sạch

D1,3

: Đường kính tại vị tri1,3 m

EU

: European Union - Liên minh Châu Âu

F

: Trắc nghiệm Fisher

GIS

: Geographical Information System - Hệ thống thông tin địa lý

GPS

: Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

: Chiều cao vút ngọn

IPCC

: Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính phủ

về biến đổi khí hậu.

LULUCF

: Land use, land use change and forestry – Sử dụng đất, thay đổi sử
dụng đất và lâm nghiệp

M

: Trữ lượng

N

: Mật độ

P

: Xác suất thống kê

xvii


RNM

: Rừng ngập mặn

R

: Hệ số tương quan


R

2

: Hệ số xác định

SE

: Standard Erro – Sai số tiêu chuẩn

SK

: Sinh khối

T

: Trắc nghiệm student

T1, T2, T3, T4, T5: Đoạn thân theo thứ tự từ gốc đến ngọn
UBND

: Ủy ban nhân dân

UNESCO

: United Nations Educational, Scientific and Cultural Oganization Tổ chức văn hoá, khoa học, giáo dục Liên Hiệp Quốc

V

: Thể tích


W

: Sinh khối

Wtt

: Sinh khối tươi cây cá thể

Wtht

: Sinh khối thân tươi cây cá thể

Wct

: Sinh khối cành tươi cây cá thể

Wlat

: Sinh khối lá tươi cây cá thể

Wtk

: Sinh khối khô cây cá thể

Wthk

: Sinh khối thân khô cây cá thể

Wck


: Sinh khối cành khô cây cá thể

Wlak

: Sinh khối lá khô cây cá thể

Wtongqt

: Sinh khối khô quần thể

Wthkqt

: Sinh khối thân khô quần thể

Wckqt

: Sinh khối cành khô quần thể

Wlakqt

: Sinh khối lá khô quần thể

WMO

: World Meteorology Organization - Tổ chức Khí tượng thế giới

WWF

: World Wide Fund - Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới


ρ

: Tỉ trọng gỗ

Ylt

: Lý thuyết

Ytn

: Thực nghiệm

Δ%

: Sai số tương đối

xviii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình

Trang

Hình 4.1: Tỉ lệ sinh khối tươi các bộ phận (thân, cành, lá) của cây cá thể .............. 38
Hình 4.2: Tỉ lệ sinh khối khô các bộ phận (thân, cành, lá) của cây cá thể............... 40
Hình 4.3: Cấu trúc sinh khối khô 5 đoạn của thân cây. ........................................... 42
Hình 4.4: Biểu đồ mô tả sinh khối khô các bộ phận của cây cóc trắng ................... 50
Hình 4.5: Đồ thị mô tả tỉ lệ sinh khối khô các bộ phận ........................................... 50

Hình 4.6: Biểu đồ mô tả sinh khối khô giữa các nghiên cứu ................................... 55
Hình 4.7: Sinh khối khô quần thể theo tuổi ............................................................. 61
Hình 4.8: Bảng tra sinh khối khô, lượng C và lượng CO2 hấp thụ của cây cóc trắng
trong phần mềm Excel ............................................................................................. 70

xix


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng

Trang

Bảng 2.1: Lượng Carbon tích tụ (tấn C/ha) của các khu rừng trang trồng ở tuổi khác
nhau .......................................................................................................................... 22
Bảng 2.2: Phương trình tương quan giữa hấp thụ CO2 và D1.3 ................................ 23
Bảng 3.1: Tính dung lượng mẫu ô đo đếm theo tuổi ............................................... 32
Bảng 4.1: Phương trình tương quan giữa Wthk với Wtht ........................................... 44
Bảng 4.2: Phương trình tương quan giữa Wck với Wct ............................................. 46
Bảng 4.3: Phương trình tương quan giữa Wlak với Wlat ........................................... 47
Bảng 4.4: Phương trình tương quan giữa sinh khối tươi với thể tích cây ................ 51
Bảng 4.5: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô với thể tích cây ................ 52
Bảng 4.6: Phương trình tương quan giữa tổng sinh khối khô và tươi...................... 53
Bảng 4.7: Kiểm tra sai số tương đối giữa sinh khối khô lý thuyết và thực nghiệm
cây cá thể .................................................................................................................. 54
Bảng 4.8: Phương trình tương quan giữa sinh khối khô các bộ phận của quần thể
với các nhân tố điều tra ............................................................................................ 58
Bảng 4.9: Kiểm tra sai số tương đối của phương trình sinh khối khô các bộ phận
của quần thể.............................................................................................................. 60
Bảng 4.10: Sinh khối khô của quần thể theo tuổi .................................................... 60

Bảng 4.11: Phương trình tương quan giữa C cây cá thể với D1,3 và Hvn ................. 63
Bảng 4.12: Phương trình tương quan giữa khả nănh tích tụ C với V ...................... 63
Bảng 4.13: Tương quan giữa lượng C với sinh khối khô của quần thể ................... 65
Bảng 4.14: Tương quan giữa các bon của quần thể với nhân tố điều tra ................. 66
Bảng 4.15: Tương quan giữa khả năng tích tụ C của quần thể với trữ lượng.......... 67
Bảng 4.16: Lượng C tích tụ của quần thể cóc trắng................................................. 68
Bảng 4.17: Bảng tra sinh khối khô, lượng C và CO2 hấp thụ của cây cóc trắng tại
Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ .................................................... 69

xx


Bảng 4.18: Giá trị thương mại từ khả năng tích tụ C của rừng theo tuổi ................ 71
Bảng 4.19: Giá trị bằng tiền từ khả năng tích tụ C và lượng CO2 hấp thụ tương
đương trên năm (CO2/năm) của khu vực nghiên cứu .............................................. 71

xxi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong vài thập niên gần đây, sự phát triển nhanh chóng của các ngành kinh
tế với tốc độ hiện đại hóa trên quy mô rộng đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường toàn cầu, cụ thể là sự nóng dần lên của bầu khí quyển, mà nguyên nhân
chính là sự gia tăng các hàm lượng khí nhà kính: CO2, CH4, N2O, HFCs, PFCs,….
Theo kết quả thống kê, hàm lượng các khí nhà kính trong khí quyển tiếp tục
tăng lên với tốc độ nhanh chóng từ mức 1,1%/năm trong năm 1990 lên mức
3,3%/năm trong thời kỳ 2000 -2004. Tổng cộng từ năm 1990 – 2004, tổng lượng
phát thải khí CO2 toàn cầu đã tăng 28% và đạt mức cao nhất từ trước đến nay (379

ppm vào năm 2005), tăng 31% so với thời kỳ tiền công nghiệp, vượt xa các kịch
bản xấu nhất mà Ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu đã đưa ra nhiệt độ và mực
nước biển toàn cầu tiếp tục tăng, thiên tai ngày càng ác liệt (Nguyễn Đức Ngữ,
2009). Trong các nhân tố gây nên hiệu ứng nhà kính, hàm lượng CO2 được xem là
nhân tố chính. Hàm lượng khí này thường xuyên được phát thải và gia tăng phần
lớn từ các hoạt động trong các khu công nghiệp, giao thông vận tải, hình thức chặt
phá rừng bừa bãi.
Rừng có vai trò quan trọng trong việc chống lại biến đổi khí hậu trên toàn
cầu. Đây là nơi hấp thụ và tích lũy chủ yếu lượng khí CO2 thải ra trong môi trường
sống. Tổng lượng hấp thụ carbon (C) dự trữ của rừng trên toàn thế giới ở trong đất
và thảm thực vật chiếm khoảng 830 PgC. Trong đó, lượng C chứa trong đất lớn
hơn 1,5 lần lượng C dự trữ trong thảm thực vật (Brown, 1997). Đối với rừng nhiệt
đới có đến 50% lượng C dự trữ trong thảm thực vật và 50% dự trữ trong đất (Dixon
và ctv, 1994; Brown, 1997; IPCC, 2000; Pregitzer và Euskirchen, 2004)

1


Ở nước ta, năm 1945 diện tích rừng bao phủ chiếm tới 43%, trải qua thời
gian chiến tranh và giải phóng đất nước sau nhiều năm phục hồi, rừng ở nhiều nơi
cũng chỉ còn bao phủ trên 30% (Nguyễn Đức Ngữ, 2009). Rừng ngập mặn là một
hệ sinh thái hết sức quan trọng, vừa cung cấp các nhu cầu cho cuộc sống cộng đồng
dân nghèo ven biển, vừa là bức tường xanh vững chắc chống gió bão, xói lở, làm
sạch môi trường ven biển, hạn chế xâm nhập mặn, bảo vệ nước ngầm, tích tụ C,
giảm khí CO2 … duy trì đa dạng sinh học khi có thiên tai (Phan Nguyên Hồng,
2007). Với những vai trò và chức năng quan trọng của rừng đối với việc chống lại
biến đổi khí hậu, đồng thời nhằm phục hồi và phát triển rừng, trong những năm gần
đây Chính phủ đã triển khai chương trình 327, 661 để thực hiện dự án trồng mới 5
triệu hecta rừng, nhằm phủ xanh đất trống, đồi trọc. Ngoài ra, Chính phủ khuyến
khích việc trồng rừng, hỗ trợ cho người dân về kinh phí để tạo công ăn việc làm và

hạn chế việc chặt phá rừng để chuyển sang mục đích khác.
Trong đó, hệ sinh thái rừng ngập mặn (RNM) tại Cần Giờ vào thập niên 60
của thế kỷ XX đã bị thay đổi và chỉ còn lại những gốc cây trơ trụi. Đến năm 1978,
UBND thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo các quận huyện trong Thành phố cùng với
nhân dân huyện Cần Giờ khôi phục lại RNM thông qua việc trồng rừng với loài
trồng chủ yếu là cây Đước đôi (Rhizophora apiculata). Ngoài ra, trên những vùng
đất mực thủy triều cao, hoặc ít ngập mặn, đất sét chặt và những loài cây trồng khác
như: Dà vôi (C. tagal), Dà quánh (C. decandra), Cóc trắng (Lumnitzera racemosa)
được chọn trồng những nơi có điều kiện sinh thái phù hợp với điều kiện tự nhiên
môi trường, đồng thời góp phần duy trì tính đa dạng sinh học trong hệ sinh thái
rừng ngập mặn.
Cóc trắng là loài cây gỗ, phát triển nhanh, ngoài những diện tích được trồng,
loài còn phân bố rộng trong rừng ngập mặn trên những vùng đất ít ngập triều hoặc
nơi đất sét hơi chặt. Hiện nay, chưa có nhiều nghiên cứu về khả năng tích tụ C của
các loại rừng trong rừng ngập mặn Cần Giờ. Bên cạnh đó, với mục đích thông qua
việc nghiên cứu lượng C tích tụ của rừng trồng Cóc trắng để xác định giá trị kinh tế
đối với chức năng phòng hộ môi trường sinh thái của rừng, là một nghiên cứu

2


×