Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY DÂU TÂY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.02 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRƯƠNG CÔNG LỰC

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN CÂY DÂU TÂY TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2008


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
*****************

TRƯƠNG CÔNG LỰC

NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH
THÁN THƯ TRÊN CÂY DÂU TÂY TẠI THÀNH
PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG
Chuyên ngành : Bảo vệ thực vật
Mã số

: 60.62.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP


Hướng dẫn khoa học:
TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2008

i


NGHIÊN CỨU NẤM Colletotrichum spp. GÂY BỆNH THÁN THƯ
TRÊN CÂY DÂU TÂY TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT TỈNH LÂM ĐỒNG

TRƯƠNG CÔNG LỰC

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. TRẦN THỊ THU THỦY
Trường Đại học Cần Thơ

2. Thư ký:

TS. NGUYỄN THỊ THU NGA
Trường Đại học Cần Thơ

3. Phản biện 1:

GS.TS. NGUYỄN THƠ
Hội KHKT Bảo vệ thực vật Việt Nam


4. Phản biện 2:

TS. TỪ THỊ MỸ THUẬN
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

5. Ủy viên:

TS. LÊ ĐÌNH ĐÔN
Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

ii


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên Trương Công Lực sinh ngày 26 tháng 11 năm 1982 tại TP. Đà Lạt
tỉnh Lâm Đồng. Con ông Trương Công Trí và bà Nguyễn Vũ Phúc Lai.
Tốt nghiệp phổ thông trung học tại Trường Trung học phổ thông Bùi Thị
Xuân, tỉnh Lâm Đồng, năm 2000.
Tốt nghiệp Đại học ngành Nông học hệ chính quy tại trường Đại học Nông
Lâm TP. HCM năm 2005.
Năm 2005 làm nhân viên nghiên cứu cho Cty TNHH Hoàng Minh, quận 2
TP. Hồ Chí Minh.
Tháng 9 năm 2005 theo học cao học chuyên ngành Bảo vệ thực vật tại
trường Đại học Nông Lâm, Thủ Đức, thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ: Lê Thị An, kết hôn năm 2008.
Địa chỉ liên lạc: 215 Lô H4 C/c Chu Văn An, P.26, Q. Bình Thạnh, TP. Hồ
Chí Minh.

Điện thoại di động: 0903 149 060
Điện thoại nhà riêng: 08 38994431
Email:

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Ký tên

Trương Công Lực

iv


LỜI CẢM TẠ

Để hoàn thành luận văn Thạc sĩ này, tôi xin được trân trọng ghi ơn và cảm tạ:
Ban giám hiệu, Khoa Nông học, Phòng sau Đại học Trường Đại học Nông
Lâm thành phố Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học.
Các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã truyền đạt những kiến thức cũng như
những kinh nghiệm quý báu cho tôi.
Thầy TS. Lê Đình Đôn đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài.
Các kỹ sư phòng thí nghiệm thuộc Bộ môn Bảo vệ thực vật Trường Đại học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.

Bố mẹ, vợ, anh, chị, em, bạn bè đã động viên tôi trong suốt quá trình học tập
và hoàn thành luận văn này.

Trương Công Lực

v


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu nấm Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây
dâu tây tại TP. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng”. Các thí nghiệm được tiến hành tại phòng
thí nghiệm bệnh cây thuộc Bộ môn Bảo Vệ Thực Vật – Khoa Nông Học – Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh từ tháng 05/2008 đến tháng 05/2009.
Kết quả thu được:
Phân lập được 13 mẫu Colletotrichum chia làm 3 nhóm Colletotrichum trắng
xám, Colletotrichum trắng sáng và Colletotrichum nâu sậm dựa theo màu sắc tản
nấm khi phát triển trên môi trường PGA. Trong 13 mẫu có 12 mẫu đã định danh
được đến loài đó là mẫu C2F608, C3F608, C1F708, C3F708, C2F708, C3F808,
C1F808, C2F808, C3TP08, C2TP08, C1TP08 được phân lập tại Phường 6, 7, 8 và
Thái Phiên thuộc loài Colletotrichum acutatum, 1 mẫu C1F608 phân lập tại phường
6 thuộc loài Colletotrichum fragariae. Mẫu C4F708 phân lập tại phường 7 chưa xác
định được tên loài là Colletotrichum sp. nov.
Loài Colletotrichum acutatum là loài gây hại chính trên các vườn trồng dâu
tại TP. Đà Lạt. Bào tử có dạng hình trụ 1 đầu nhọn 1 đầu tròn, sợi nấm có màu màu
trắng xám, mặt dưới thạch có màu cam hồng. Giác bám màu nâu có dạng hình chùy,
hình tròn và hình trứng ngược. Loài Colletotrichum fragariae có bào tử hình trụ, 1
đầu nhọn 1 đầu tròn, sợi nấm màu trắng sáng. Giác bám màu nâu hình chùy, hình
trứng ngược, viền phẳng. Loài Colletotrichum sp. nov có bào tử đơn bào hình lưỡi
liềm nhọn 2 đầu, sợi nấm màu nâu nhạt, mặt dưới có màu nâu sậm, không hình
thành giác bám.

Thí nghiệm chủng ở các mức nồng độ khác nhau của 3 loài nấm lên cây dâu
cho kết quả ở nồng độ chủng 105-107 bào tử/ml có tỷ lệ bệnh cao nhất. Đối với loài
Colletotrichum acutatum khi chủng trên bộ phận hoa và trái cho mức độ bệnh cao
hơn khi chủng trên lá. Nấm Colletotrichum fargariae xâm nhiễm trên lá, hoa và trái
non gây chết toàn bộ cuống hoa. Đối với nhóm nấm nâu sậm (Colletotrichum sp.
nov.) gây hại mạnh trên lá và cuống lá.

vi


SUMMARY
The thesis: “Research on Collectotrichum spp. Fungi infecting
Anthrax disease to Strawberries grown in Dalat town area, Lam Dong
Province”. Experiments are carried out in plant diseases laboratories of Plant
protection Department – Faculty of agronomy of Nong Lam University from
May 2008 to May 2009.
Results obtained:
13 samples of Colletotrichum have been successfully classified which can
be separated into 3 groups: Greyish white Colletotrichum, Brilliant white
Colletotrichum and Dark Brown Colletotrichum if we base on color pigmentation
distribution on fungi when it develops in PGA environment. Among the 13
Samples, 12 were already specifically named as species such as C2F608, C3F608,
C1F708, C3F708, C2F708, C3F808, C1F808, C2F808, C3TP08, C2TP08, C1TP08
to be subdivided into sub-groups as 6, 7, 8 and
belonging to

intermediaries (Thái Phiên)

species Colletotrichum acutatum, 1 sample as C1F608 to be


subdivided into 7 th sub-group which has not been determined specifically and
named as belonging as specie of the 6th sub-group Colletotrichum fragariae.
Sample C4F708 to be subdivided into sub-group 7th which has not specifically but
named as specie Colletotrichum sp. nov.
The Colletotrichum acutatum specie is the one which has mainly caused
great damages to strawberry farms in Da Lat City area.. Conidia has a cylindric
shape with one sharp head and one round head, fugi filaments are of grayish white
color on the upper side but on the down side it is getanous of pink orange color. The
appressoria is of brown color in drum stick shape, with cylindric and upside down
egg form. The Colletotrichum fragariae specie has cylindric spore with one sharp
end and oner round end with fungi filaments of bright white color. The appressoria

vii


is of brown color in drum stick shape and upside down egg form, flat fringes,
(plane edges). The Colletotrichum sp. nov. has single spore of a crescent shape
with two sharp ends, fungi filaments are of light brown color, and downside is of
dark brown, but the appressoria has not any form and defined shape.
If experiments are carried out on innoculation at different concentration
levels for 3 species into fungi infecting the strawberry plants and frpm results
obtained with innoculation concentration 105-107 spore/ml, there is the highest
infection of disease. As for Colletotrichum acutatum specie if innoculation is on
vegetative organs: on flowers and fruit results obtained are with the higher
infectiom degree than if innoculation is on leaves. Colletotrichum fargariae fungi
which is affecting and infecting on leaves, flowers and immature fruit, causes total
death to peduncles.
As for fungi groups of dark brown color (Colletotrichum sp. nov.), they
generate great damages on leaves and peduncles , but if they deeply infect into the
stem of the plant.


viii


MỤC LỤC
CHƯƠNG

TRANG

Trang tựa

i

Trang chuẩn Y

ii

Lý lịch cá nhân

iii

Lời cam đoan

iv

Cảm tạ

v

Tóm tắt


vi

Mục lục

x

Danh sách các chữ viết tắt

xiii

Danh sách các hình

xiv

Danh sách các bảng

xv

Danh sách các biểu đồ

xvi

1. MỞ ĐẦU

1

1.1 Đặt vấn đề

1


1.2 Mục tiêu

2

1.3 Yêu cầu

2

1.4 Đối tượng nghiên cứu

2

2. TỔNG QUAN

3

2.1 Sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm sinh học và sinh thái cây dâu tây

3

2.1.1 Nguồn gốc cây dâu tây

3

2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây dâu tây

5

2.1.3 Phân loại thực vật học


5

2.1.4 Đặc điểm sinh lý sinh thái

7

ix


2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tây trên thế giới và ở Việt Nam

7

2.2.1 Tình hình sản xuất dâu tây trên thế giới

7

2.2.2 Tình hình sản xuất dâu tây ở Việt Nam

12

2.3 Tình hình sâu bệnh hại trên cây dâu tây

13

2.3.1 Bệnh hại

13


2.3.2 Sâu hại

14

2.4 Tổng quan về nấm Colletotrichum

15

2.5 Sự phân bố và tác hại của bệnh do nấm Colletotrichum gây ra

17

trên cây dâu tây
3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

19

3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

19

3.1.1 Thời gian nghiên cứu

19

3.1.2 Địa điểm nghiên cứu

19

3.2 Nội dung nghiên cứu


19

3.3 Vật liệu nghiên cứu

20

3.3.1 Nguồn mẫu để phân lập và nghiên cứu

20

3.3.2 Trang thiết bị thí nghiệm

20

3.3.3 Môi trường nuôi cấy

20

3.4 Phương pháp nghiên cứu

22

3.4.1 Phân lập, đặt tên mẫu và khảo sát một số đặc tính sinh học của các

22

mẫu nấm Colletotrichum spp. trên cây dâu tây
3.4.1.1 Phân lập và đặt tên các mẫu nấm Colletotrichum spp. đã phân lập được


22

3.4.1.2 Khảo sát sự phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum spp. trên

23

các loại môi trường khác nhau

x


3.4.1.3 Khảo sát sự phát triển của các mẫu nấm colletotrichum spp. ở

23

các mức nhiệt độ trên môi trường PGA
3.4.1.4 Khảo sát sự tác động của thuốc Benomyl đối với các mẫu nấm

24

Colletotrichum spp. khi nuôi cấy trên môi trường PGA
3.4.1.5 Mô tả hình thái bào tử, giác bám và xác định tên loài

24

Colletotrichum đã phân lập được
3.4.2 Khảo sát khả năng gây bệnh của các mẫu nấm Colletotrichum spp.

25


trên giống dâu Mỹ đá đang được trồng phổ biến tại TP. Đà Lạt
3.5 Phương pháp xử lý số liệu

26

4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

27

4.1 Các mẫu nấm colletotrichum phân lập được trên cây dâu tây

27

4.2 Sự phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum spp. trên môi trường

28

PGA, CO và giá đậu
4.3 Khảo sát sự phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum spp. ở các

36

mức nhiệt độ khi nuôi cấy trên môi trường PGA
4.4 Khảo sát sự tác động của thuốc Benomyl đối với các mẫu nấm

44

Colletotrichum spp. khi nuôi cấy trên môi trường PGA
4.5 Mô tả hình thái bào tử, giác bám và xác định tên loài


46

Colletotrichum đã phân lập được
4.6 Khảo sát khả năng gây bệnh của các loài nấm Colletotrichum spp.

53

trên giống dâu Mỹ đá đang được trồng phổ biến tại TP. Đà Lạt
5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

58

5.1 Kết luận
5.2 Đề nghị
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

58
59
60
64

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ctv

Cộng tác viên


NSC

Ngày sau cấy

TLB

Tỷ lệ bệnh

GA

Giá agar

WA

Water agar

PGA

Potato glucose agar

CACD

County Agricultural Commissioners' Data

FAO

Food and Agricultural Organization of the United Nations

USDA


United States Department of Agriculture

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Phần trăm về sản lượng dâu tây của 11 quốc dẫn đầu trên

8

thế giới và tổng sản lượng dâu tây trên thế giới năm 2005
Hình 2.2 Phần trăm xuất khẩu dâu tây trên thế giới và tổng sản lượng

9

dâu tây xuất khẩu năm 2004
Hình 2.3 Cấu trúc cụm cuống bào tử của một vài loại nấm

15

Colletotrichum gây hại cây trồng
Hình 2.4 Vết bệnh của nấm Colletotrichum gây ra trên các bộ phận

18


của cây dâu tây
Hình 4.1 Màu sắc tản nấm Colletotrichum spp. trên môi trường PGA

28

khi nuôi cấy ở nhiệt độ phòng (270C)
Hình 4.2 Biểu đồ tốc độ phát triển ở giai đoạn 6-8 ngày của 3 nhóm nấm

35

Colletotrichum trên môi trường PGA, CO và GA
Hình 4.3 Đường kính tản nấm Colletotrichum trên môi trường PGA,

36

CO, GA sau 10 ngày nuôi cấy
Hình 4.4 Đường kính tản nấm trung bình của các nhóm

37

Colletotrichum spp. ở các mức nhiệt độ ở 10 ngày sau cấy
Hình 4.5 Sự phát triển của nấm Colletotrichum ở các mức nhiệt độ

43

sau 10 ngày nuôi cấy trên môi trường PGA
Hình 4.6 Đường kính tản nấm của 3 nhóm Colletotrichum trên môi

45


trường PGA 10 ngày sau cấy ở nồng độ Benomyl 1000ppm
Hình 4.7 Đặc điểm hình thái học nhóm nấm Colletotrichum trắng hồng

47

Hình 4.8 Đặc điểm hình thái học nhóm nấm trắng sáng

47

Hình 4.9 Đặc điểm hình thái học nhóm nấm nâu sậm

48

Hình 4.10 Bào tử nấm colletotrichum nẩy mầm và hình thành giác bám

51

Hình 4.11 Triệu chứng bệnh do nấm Colletotrichum gây ra trên giống

56

dâu Mỹ đá
Hình 4.12 Bào tử và giác bám Colletotrichum xâm nhiễm vào cây dâu tây

xiii

57


DANH SÁCH CÁC BẢNG

BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 các giống dâu tây với số lượng nhiễm sắc thể khác nhau

6

Bảng 2.2 Sản lượng dâu tây trên thế giới

8

Bảng 2.3 Sản lượng dâu tây đông lạnh trên thế giới

10

Bảng 2.4 Sản lượng dâu tây đông lạnh xuất khẩu trên thế giới

10

Bảng 2.5 Diện tích các quốc gia trồng dâu tây lớn trên thế giới

11

Bảng 2.6 Triệu chứng bệnh tương ứng với các loài nấm Colletotrichum

17

khác nhau
Bảng 3.1: Cách pha môi trường CO, PGA và giá đậu


21

Bảng 4.1 Sự phát triển của 13 mẫu nấm trên mội trường PGA

29

Bảng 4.2 Sự phát triển của 13 mẫu nấm trên mội trường CO

31

Bảng 4.3 Sự phát triển của 13 mẫu nấm trên mội trường giá đậu (GA)

33

Bảng 4.4 Mức phát triển của các loài Colletotrichum được phân lập trên

41

cây dâu tây tại Tp. Đà Lạt ở các mức nhiệt độ
Bảng 4.5 Tốc độ phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum phân lập

42

trên cây dâu tây tại Tp. Đà Lạt ở các mức nhiệt độ
Bảng 4.6 Sự phát triển của các mẫu nấm Colletotrichum ở nồng độ

44

Benomyl 1000ppm khi nuôi cấy trên môi trường PGA

Bảng 4.7 Tỷ lệ % hình dạng bào tử của 13 mẫu nấm Colletotrichum

46

Bảng 4.8 Tỷ lệ bào tử nẩy mầm và hình thành giác bám của 3 loài nấm

50

phân lập được sau 4, 8 và 12 giờ ở nhiệt độ phòng 270C
Bảng 4.9 Mô tả hình thái học các mẫu nấm colletotrichum phân lập được

52

trên cây dâu tây tại TP. Đà Lạt
Bảng 4.10 Tỷ lệ bệnh của giống dâu Mỹ đá khi chủng các loài nấm
Colletotrichum khác nhau

xiv

53


Chương 1
MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề
Cây dâu tây (Fragaria vesca) thuộc họ Rosaceae có nguồn gốc từ châu Mỹ.
Đây là một loại trái cây được sử dụng phổ biến trên thế giới và được nhiều người ưa
thích. Hiện nay dâu tây được trồng như một loại trái cây mang lại nguồn lợi cao cho
nhiều quốc gia như Tây Ban Nha, Mỹ, Bỉ và Mexico. Bên cạnh công dụng như một
loại trái cây tươi ngành công nghiệp chế biến dâu tây cũng đã phát triển mạnh mẽ

đã tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau như bánh mứt, mỹ phẩm hay nước
uống giải khát.
Tại Việt Nam dâu tây được du nhập và trồng đầu tiên tại Đà Lạt vào đầu
những năm 30 của thế kỷ XX sau khi người Pháp khám phá ra cao nguyên Lang
Bian (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002). Hiện nay dâu tây được trồng phổ biến tại thành
phố Đà Lạt và một số tỉnh của Việt Nam như khu vực Đồng bằng Sông Hồng (xã
Minh Tân, Phù Cừ, Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La) đang trồng thí điểm cây dâu
tây và cho thấy hiệu quả cao do cây dâu đem lại. Tuy còn là một loại cây khá mới
nhưng dâu tây mang lại hiệu quả kinh tế cao, thị trường tiêu thụ ổn định nên đã
được đưa vào cơ cấu cây trồng của nhiều địa phương.
Dâu tây là một loài cây dễ trồng, dễ chăm sóc, tuy vốn đầu tư ban đầu cao
hơn các giống rau màu khác nhưng mức doanh thu và lợi nhuận thực tế sẽ rất cao,
có thể lên tới hàng trăm triệu đồng/ha. Nhu cầu đầu ra hiện nay của dâu tây rất lớn
ngoài việc góp phần đa dạng hóa cây trồng của tỉnh, dâu tây còn gắn liền với công
nghệ chế biến giải quyết công ăn việc làm cho một số bà con nhân dân trong tỉnh và
tăng thu nhập cho người trồng dâu. Trong vụ Đông Xuân của các tỉnh phía Bắc (đặc

1


biệt là vùng đồng bằng sông Hồng) đã trồng thí điểm mô hình trồng dâu lai F1 và
cho thấy hiệu quả kinh tế cao do mô hình này mang lại.
Là loại cây trồng mới du nhập nhưng số lượng sâu bệnh hại trên cây dâu tây
khá phong phú mặc khác những nghiên cứu về vấn đề bệnh trên cây dâu tây ở Việt
Nam cũng chưa được nghiên cứu nhiều nên tôi tiến hành đề tài: “Nghiên cứu nấm
Colletotrichum spp. gây bệnh thán thư trên cây dâu tây tại thành phố Đà Lạt
tỉnh Lâm Đồng” nhằm:
Mục tiêu
-


Xác định tác nhân gây bệnh thán thư trên trái dâu tây ở mức độ loài.

-

Đánh giá tỷ lệ bệnh ở các mức nồng độ bào tử chủng khác nhau lên cây
dâu tây.

Yêu cầu
-

Thu thập và phân lập mẫu bệnh nấm Colletotrichum spp. trên cây dâu tây
tại TP. Đà lạt tỉnh Lâm Đồng.

-

Định danh và khảo sát một số đặc tính sinh học của các loài
Colletotrichum gây bệnh thán thư trên dâu cây dâu tây.

Đối tượng khảo sát
Nấm Colletotrichum spp. và giống dâu Mỹ đá đang được trồng phổ biến tại
Tp. Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Sơ lược về nguồn gốc, đặc điểm sinh học và sinh thái cây dâu tây
2.1.1 Nguồn gốc cây dâu tây
Dâu tây (Fragaria vesca) hay còn gọi là dâu đất là một chi cây thuộc họ Hoa

hồng (Rosaceae) cho quả được nhiều người ưa chuộng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ
và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu
tây được trồng rộng rãi hiện nay.
Lịch sử của cây dâu tây đã có từ hơn 2200 năm trước. Dâu tây dại mọc ở
Italy khoảng 234 năm trước công nguyên và được phát hiện ở Virginia năm 1588
bởi những người châu Âu đầu tiên khi họ neo đậu thuyền tại vùng đất này.
Cho đến giữa thế kỉ XVI, các loại dâu trồng tại các nhà vườn Anh quốc đều
xuất phát từ loài dâu dại của vùng Tây Âu. Trong khi đó bên kia Đại Dương, thổ
dân trên đất Bắc Mỹ cũng rất thích dâu hoang dại. Người Cherokee xem quả dâu
như tượng trưng cho quả tim người; người Dakota lấy Tháng Sáu làm tháng của
Dâu. Những người Pilgrims khi đặt chân đến đất Mỹ đã được thổ dân chỉ cách làm
bánh bằng bột bắp và dâu tây.
Dâu tây có lẽ là cây thông dụng nhất trong nhóm các cây berries. Chỉ riêng
tại Hoa Kỳ đã có đến khoảng 75 loài dâu tây hoang, tất cả đều cho quả ăn được.
Quả được bán trên thị trường hiện nay là kết quả của lai tạo vào năm 1835 giữa một
giống dâu tây hoang cho quả nhỏ, gốc từ Âu Châu và Bắc Mỹ, cùng với một giống
dâu cho quả to ở Chile. Một gián điệp người Pháp khi đi hoạt động tại Chile đã lén
đưa cây dâu cho quả lớn của Chile về Pháp, và tại nhà vườn Vua Louis XV ở
Versailles, cây được cho lai giống với loại dâu F. virginiana. Sự lai giống này tạo ra
một giống dâu cho quả to và vị ngon đặc biệt mà các giống dâu cũ không sánh bằng.

3


Loại dâu vùng Alps của Âu châu: F. vesca, một dạng dâu thân gỗ, là loại dâu
hoang từ thời cổ xưa. Dâu được khám phá cách nay khoảng 300 năm tại vùng phía
Đông Grenoble, vùng chân núi Alps. Do ở đó quả to và cây cho nhiều quả, giống
dâu này đã trở thành thông dụng.
Loại dâu "hương" F. moschata, mùi thơm nhất, chỉ mọc tại các khu vực rừng
mát ở Trung Âu, phía Bắc tới Thụy điển và phía Đông đến Nga.

Ngày nay, dâu tây được trồng hầu như tại mọi nơi trên thế giới: suốt vùng
Bắc Mỹ từ Alaska sang đến Florida, tại Trung và Nam Mỹ, Âu Châu, Đông và Nam
Phi Châu, Úc, Tân tây Lan, Nhật.
Theo thống kê của CACD năm 2002, hơn 28.000 ha dâu tây đã được trồng
hằng năm ở California và bang này sản xuất ra hơn 20% sản lượng dâu của thế
giới. Trung bình, mỗi một ha dâu tây sản xuất ra được khoảng 27 tấn và bang này
trung bình sản xuất ra khoảng 767.500 tấn dâu một năm.
Các dạng dâu tây hiện đại của chi Fragaria, có nguồn gốc từ châu Mỹ, và là
loại cây lai ghép giữa các dạng của Bắc và Nam Mỹ. Các nhà làm vườn châu Âu chỉ
đem về các cây cái từ Nam Mỹ, và họ buộc phải tạp giao chúng với các dạng Bắc
Mỹ nhằm mục đích cho cây lai ra quả và hạt.
Fragaria có nghĩa là "thơm", nghĩa là có mùi thơm, để chỉ phần cùi thịt có
hương thơm của quả.
Ðà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển, trong vùng nhiệt đới
nhưng mang tính chất của vùng bán ôn đới. Vào đầu những năm 30 của thế kỷ XX,
sau khi khám phá ra cao nguyên Lang Bian theo chân người Pháp, dâu tây được đưa
vào trồng thử nghiệm tại Ðà Lạt (Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, 2002).
Cây dâu tây đang trồng có tên khoa học là Fragaria vesca L., kết quả của sự
lai ghép giống F. chiloensis Duch và F. cirginiana Duch. Người Anh gọi là
"Strawberry", người Pháp gọi là "Fraisier", khi đem qua Việt Nam vì có nguồn gốc
từ Pháp nên được gọi là "dâu tây".
Dâu tây do người Pháp mang sang đầu tiên trái nhỏ, màu sắc nhạt nhưng có mùi
đặc trưng. Ðến năm 1963, một số giống mới được du nhập từ Mỹ sang, trái có màu

4


đậm cho năng suất cao, mùi vị không thơm bằng giống dâu Pháp, để đáp ứng khẩu vị
và nhu cầu của thị trường, trong quá trình mở rộng diện tích hai giống dâu này phát
triển song song với nhau. Sau đó 30 năm, vào tháng 3.1994, Phân viện sinh học Ðà Lạt

nhân giống thành công giống HO của Nhật và tiếp sau đó các công ty nghiên cứu giống
tại Lâm Ðồng đã cho du nhập vào nhiều giống như Xuân Hương, Mỹ đá. Càng về sau,
chất lượng và sản lượng dâu càng được nâng cao, đặc biệt các giống này có thể vận
chuyển đi xa nhờ thịt quả cứng và chắc (Vũ Thị Hiền, 2005).
2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây dâu tây
Quả dâu tây là một loại quả giả; nghĩa là phần cùi thịt không phải bắt nguồn
từ các bầu nhụy (là các "hạt" thông thường nhìn thấy trên bề mặt trái, thực tế đây là
một dạng quả bế). Từ quan điểm của thực vật học, các hạt là quả thật sự của thực
vật, và phần cùi thịt mọng nước của dâu tây là các mô đế hoa bị biến đổi. Phần này
có màu xanh lục ánh trắng khi còn non và trở thành màu đỏ (ở phần lớn các loài)
khi chín.
2.1.3 Phân loại thực vật học
Phân loại khoa học
Giới (regnum):

Plantae

Ngành (division):

Magnoliophyta

Lớp (class):

Magnoliopsida

Bộ (ordo):

Rosales

Họ (familia):


Rosaceae

Phân họ (subfamilia):

Rosoideae

Chi (genus):

Fragaria

Loài (species)

Fragaria vesca

5


Có trên 20 loài dâu tây khác nhau trên khắp thế giới. Khóa để phân loại các
loài dâu tây dựa trên số lượng nhiễm sắc thể của chúng. Có 7 kiểu nhiễm sắc thể cơ
bản mà tất cả đều có nòi chung. Tuy nhiên, mức độ thể hiện tính đa bội khác nhau.
Một số loài là lưỡng bội, có 2 tập hợp chứa 7 nhiễm sắc thể (2n=14). Các loài khác
là tứ bội (4 tập hợp, 4n=28), lục bội (6 tập hợp, 6n=42), bát bội (8 tập hợp, 8n=56)
hay thập bội (10 tập hợp, 10n=70).
Theo quy tắc đơn giản (với một số ngoại lệ), loài dâu tây với nhiều nhiễm
sắc thể hơn sẽ có xu hướng tạo ra cây to hơn, mạnh khỏe hơn với quả mọng to hơn
(Darrow, 1966).
Bảng 2.1: Các giống dâu tây với số lượng nhiễm sắc thể khác nhau (Lê Huy Kiên, 2007)
Số lượng nhiễm sắc thể


Tên khoa học
Fragaria daltoniana
Fragaria inumae
Fragaria nilgerrensis
Fragaria nipponica

Lưỡng bội

Fragaria nubicola
Fragaria vesca (Dâu tây dại)
Fragaria viridis
Fragaria yezoensis
Fragaria moupinensis

Tứ bội
Lục bội

Fragaria orientalis
Fragaria moschata (Dâu tây xạ)
Fragaria x ananassa (Dâu tây vườn)

Bát bội và lai ghép

Fragaria chiloensis (Dâu tây Chile)
Fragaria iturupensis (Dâu tây Iturup)
Fragaria virginiana (Dâu tây Virginia)

Thập bội và lai ghép

Lai ghép Fragaria × Potentilla

Fragaria × vescana

6


2.1.4 Đặc điểm sinh lý sinh thái
a. Đất trồng
Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao,
đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ
phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần
thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.
b. Khí hậu
Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ
18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất
và chất lượng trái.
Ở mỗi giai đoạn cây dâu thích hợp với các ngưỡng nhiệt độ khác nhau.
Giai đoạn phân hóa chồi non và trổ hoa nhiệt độ thích hợp trong khoảng 15-240C.
Giai đoạn kết trái cần nhiệt độ ban ngày khoảng 20-240C và nhiệt độ ban đêm từ 6100C. Giai đoạn quả chín cần nhiệt độ giao động trong khoảng 15-200C.
Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào để sinh trưởng phát triển tốt, thiếu ánh
sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa và kết quả. Ẩm độ không khí cao và
mưa kéo dài là điều kiện thích hợp để nấm bệnh xâm nhiễm và gây hại (Lê Huy
Kiên, 2007).

2.2 Tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu tây trên thế giới và ở Việt Nam
2.2.1 Tình hình sản xuất dâu tây trên thế giới
Dâu tây là một loại cây kinh tế quan trọng và sản lượng dâu tây trên thế giới
tăng liên tục hằng năm. Mỹ là quốc gia có sản lượng dâu tây nhiều nhất trên thế giới
(29,1% năm 2005) tăng 22.1% so với năm 2000 tuy nhiên sản lượng phần lớn được
sử dụng cho tiêu thụ nội địa.


7


Bảng 2.2: Sản lượng dâu tây trên thế giới (Tấn)
Quốc gia

2000

2005

% thay đổi

% trên thế giới

Mỹ

862.828

1.053.280

22,07

29,1

Tây Ban Nha

344.865

308.000


-10,69

8,5

Nga

160.000

217.000

35,63

6,0

Hàn Quốc

180.501

200.000

10,80

5,5

Nhật Bản

205.300

200.000


-2,58

5,5

Ba Lan

171.314

180.000

5,07

5,0

Thổ Nhỉ Kỳ

130.000

160.000

23,08

4,4

Mexico

141.130

150.261


6,47

4,2

Ý

195.661

147.049

-24,85

4,1

Đức

104.276

146.500

40,49

4,1

Chile

21.000

25.600


21,90

0,7

Tổng cộng

2.516.875

2.787.690

10,76

77,1

Thế giới

3.299.287

3.615.723

9,60
100,0
Nguồn: FAS, USDA 2005

Các quốc gia
còn lại 22,9%
Mỹ 29,1%

Chile 0,7%
Đức 4,1%

Ý 4,1%
Tây Ban Nha
8,5%

Mexico 4,2%
Thổ Nhỉ Kỳ
4,4%
Ba Lan 5,0%

Nga 6,0%
Hàn Quốc
5,5%

Nhật Bản 5,5%

Hình 2.1: Phần trăm về sản lượng dâu tây của 11 quốc dẫn đầu trên thế giới
và tổng sản lượng dâu tây trên thế giới năm 2005 là 3,616 triệu tấn (FAO, 2005)

8


Trong năm 2004 Tây Ban Nha là quốc gia xuất khẩu dâu tây lớn nhất trên
thế giới (45%) so với Mỹ đứng thứ 2 chiếm khoảng 17%. Bỉ, Mexico, Pháp, Ai
Len, Ba Lan và Ý theo sau trong nhóm các quốc gia xuất khẩu dâu tây lớn nhất
trên thế giới.

Ý 4%
Ba Lan 4%
Ai Len 6%
Pháp 7%

Tây Ban Nha
45%

Mexico 8%

Bỉ 9%

Mỹ 17%

Hình 2.2: Phần trăm xuất khẩu dâu tây trên thế giới và tổng sản lượng dâu
tây xuất khẩu năm 2004 là 535 ngàn tấn (FAO, 2004)
Ba Lan là quốc gia xuất khẩu dẫn đầu về sản lượng dâu tây đông lạnh với
khoảng 60-70% sản lượng được sử dụng làm dâu đông lạnh. Tuy nhiên, năm 2003
xuất khẩu của Trung Quốc về sản lượng dâu đông lạnh tăng một cách đột ngột, đạt
gần bằng sản lượng xuất khẩu của Ba Lan (FAS 2004).
Sản lượng dâu đông lạnh tại Mỹ chiếm tỷ lệ cao nhất trên thê giới nhưng
phần lớn chỉ dùng cho tiêu thụ nội địa. Sản lượng dâu tây đông lạnh xuất khẩu của
Mỹ trong giai đoạn 2005 - 2006 chỉ chiếm khoảng 10.530 tấn so với lượng dâu
đông lạnh của nước này là 240.000 tấn.

9


Bảng 2.3: Sản lượng dâu tây đông lạnh trên thế giới (tấn)
Quốc gia
Mỹ
Trung Quốc

% thay đổi từ
2002 - 2006


2002

2003

2004

2005

2006

216.908

229.209

230.950

232.048

240.000

+ 10,6

67.500

72.000

90.720

82.500


+ 22,2

----

Ba Lan

125.800

90.000

130.500

80.000

75.000

- 40,1

Mexico

51.000

53.200

50.320

52.000

52.200


+ 2,4

Tây Ban Nha

35.250

30.400

25.036

38.000

40.000

+ 13,5

Ý

10.000

10.000

10.000

10.000

10.000

0,0


Canada

2.600

2.700

2.700

2.900

2.800

+ 7,8

870

1.100

700

700

700

- 19,5

Nhật Bản

Nguồn: FAS, USDA 2006

Bảng 2.4: Sản lượng dâu tây đông lạnh xuất khẩu trên thế giới (tấn)
Quốc gia
Ba Lan

2002

2003

127.300

2004

2005

% thay đổi từ
2002 - 2006

2006

84.200

90.093

119.646

91.824

- 27,9

Trung Quốc


----

34.968

75.967

94.960

86.330

+146,9

Mexico

40.204

43.357

40.076

43.000

43.000

+ 7,0

Tây Ban Nha

25.271


33.126

34.890

21.998

20.600

- 18,5

Mỹ

20.581

10.397

9.971

9.941

10.530

- 48,8

Canada

1.095

901


454

657

800

- 26,9

Ý

2.398

1.513

912

442

300

- 87,5

0

0

0

0


0

0,0

Nhật Bản

Nguồn: FAS, USDA 206
Dâu tây ở Mỹ chủ yếu được các nhà xuất khẩu ở Bắc Mỹ bán cho thị trường
Canada và và các nhà nhập khẩu của Mỹ nhập dâu tây từ Mexico. Nước Mỹ là một nhà
xuất khẩu dâu tây tươi và đông lạnh lớn trên thế giới. Tổng giá trị xuất khẩu dâu tây
của Mỹ tăng từ 90 triệu đô năm 1990 đến 218,7 triệu đô năm 2004. Thị trường xuất

10


×