Tải bản đầy đủ (.pdf) (46 trang)

phân lập và nhận diện nấm colletotrichum sp gây bệnh thán thư trên cây ăn quả và rau màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 46 trang )

Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
i
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VI SINH VẬT HỌC

PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN NẤM COLLETOTRICHUM sp.
GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ LIÊN NGUYỄN NHẬT ANH
MSSV: 3103944
LỚP : VSVH K36



Cần Thơ, Tháng 05/2014
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
ii
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
VIỆN NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ SINH HỌC


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH VI SINH VẬT HỌC
PHÂN LẬP VÀ NHẬN DIỆN NẤM COLLETOTRICHUM sp.
GÂY BỆNH THÁN THƯ TRÊN CÂY ĂN QUẢ VÀ RAU MÀU


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN: SINH VIÊN THỰC HIỆN:
NGUYỄN THỊ LIÊN NGUYỄN NHẬT ANH
MSSV: 3103944
LỚP : VSVH K36





Cần Thơ, Tháng 05/2014
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
iii
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
PHẦN KÝ DUYỆT


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN SINH VIÊN THỰC HIỆN




Nguyễn Thị Liên Nguyễn Nhật Anh




DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG BẢO VỆ LUẬN VĂN

…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………

Cần Thơ, ngày tháng năm 2014
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG



Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
iv
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn tốt nghiệp đại học đã
nhận được rất nhiều sự đóng góp quý báu từ phía cán bộ hướng dẫn, Ban Giám Đốc
Viện, bạn bè và sự quan tâm ủng hộ của gia đình.
Trước tiên tôi chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện Nghiên cứu và Phát triển
Công nghệ sinh học, Trường Đại học Cần Thơ đã tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên
cứu nâng cao trình độ trong những năm qua.
Xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Liên đã hết lòng dìu dắt, dạy dỗ và nâng
đỡ trong suốt thời gian học đại học. Cảm ơn cô đã chỉ dẫn và đồng hành từ đầu quá
trình thực hiện đến khi luận văn được hoàn thành một cách tốt đẹp.
Xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo Viện NC & PT Công nghệ sinh học đã

tạo mọi điều kiện về trang thiết bị, dụng cụ và hỗ trợ đắc lực trong quá trình thực hiện
luận văn, cảm ơn cô Trần Thị Xuân Mai và cô Nguyễn Thị Pha phòng Công Nghệ Gen
Thực Vật đã nhiệt tình chỉ bảo trong suốt thời gian học tập và nghiên cứu tại phòng thí
nghiệm.
Tất cả các bạn lớp Vi sinh vật học khóa 36 đã luôn bên cạnh động viên, cổ vũ
và giúp tôi trong suốt quá trình học và nhất là khoảng thời gian làm luận văn.
Bên cạnh đó, gián tiếp tạo nên thành công của luận văn là sự động viên, cổ vũ
của gia đình. Xin cảm ơn cha, mẹ đã chia sẻ và tiếp thêm sức mạnh cho tôi trong
những lúc khó khăn và mệt mỏi nhất.
Một lần nữa xin gửi lời tri ân đến tất cả mọi người, những người đã yêu thương,
quan tâm và hết lòng giúp đỡ tôi trong hơn ba năm tôi học tập tại trường.




Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
v
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH



TÓM LƯỢC

Bệnh thán thư trên cây ăn quả và rau màu do nấm Colletotrichum sp. gây ra. Trong
phạm vi nghiên cứu này: Từ 75 mẫu bệnh được thu tại ba địa điểm khác nhau thuộc
huyện Phụng Hiệp, Châu Thành A thuộc tỉnh Hậu Giang và quận Cái Răng thuộc
Thành phố Cần Thơ; đã phân lập được 18 dòng nấm thuần chủng. Đa số khuẩn lạc có
màu trắng đục, dạng nhung mượt hoặc len xốp, độ nổi mô hoặc lài, bìa dày, gợn sóng
hoặc mỏng (chiếm 39%); vàng nhạt, dạng bột mịn hoặc len xốp, độ nổi phẳng hoặc
mô, bìa dày hoặc mỏng (chiếm 33.3%); trắng tím, dạng nhung mượt hoặc len xốp, độ

nổi phẳng hoặc lài, bìa dày, gợn sóng hoặc mỏng (chiếm 16,7%); cam nhạt, dạng
nhung mượt, độ nổi lài, bìa dày (chiếm 5,5%) và trắng hồng, dạng len xốp, độ nổi mô,
bìa mỏng sợi (chiếm 5,5). Về đặc điểm khuẩn ty và bào tử, tất cả 18 dòng nấm khuẩn
ty đều có vách ngăn ngang; có 7 dòng nấm có bào tử dạng hình trụ dài, nhọn hai đầu
và có nhiều giọt dầu trong tế bào chất (chiếm 38,9%); 9 dòng nấm có bào tử dạng
hình trụ ngắn (chiếm 50%); các dòng còn lại có dạng bào tử hình trụ, thuôn nhọn một
đầu (chiếm 11,1%).
Từ khóa: Bệnh thán thư, cây ăn trái, rau màu, Colletotrichum sp.
i
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
vi
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
MỤC LỤC
Trang
TÓM LƯỢC i
MỤC LỤC vi
DANH SÁCH BẢNG viii
DANH SÁCH HÌNH ix
TỪ VIẾT TẮT x
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1. Đặt vấn đề 1
1.2. Mục tiêu đề tài 2
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 3
2.1. Bệnh thán thư 3
2.1.1. Sơ lược bệnh thán thư 3
2.1.2.Tác nhân gây bệnh thán thư trên một số loại cây trồng 3
2.1.3. Triệu chứng 4
2.1.4. Cơ chế gây bệnh 5
2.2. Nấm Colletotrichum sp. 9
2.2.1 Giới thiệu chung 9

2.2.2 Colletotrichum gây bệnh thán thư 10
2.2.3 Các triệu chứng bệnh thán thư do Colletotrichum gây ra 11
2.2.4 Phổ cây chủ của Colletotrichum 13
2.2.5 Một số loài Colletotrichum gây bệnh thán thư nghiêm trọng trên cây trồng 14
2.3. Tình hình nghiên cứu 17
2.3.1 Ngoài nước 17
2.3.2 Trong nước 18
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 19
ii
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
vii
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
3.1 Phương tiện nghiên cứu 19
3.1.1 Thời gian - địa điểm 19
3.1.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 19
3.1.3. Dụng cụ và thiết bị 19
3.1.4. Nguyên vật liệu 20
3.1.5. Hóa chất 20
3.2 Phương pháp nghiên cứu 21
3.2.1 Thu mẫu 21
3.2.2 Phân lập nấm bệnh 21
3.2.3 Đặc điểm của các dòng nấm được phân lập 23
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 26
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 33
TÀI LIỆU THAM KHẢO 34
iii
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
viii
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
DANH SÁCH BẢNG


Bảng 1: Báo cáo về các loài Colletotrichum gây nhiễm trên trái cây nhiệt đới 13
Bảng 2: Công thức môi trường PDA 20
Bảng 3: Thuốc nhuộm Cotton blue 24
Bảng 4: Thuốc nhuộm Lacto-Fuchsine 24
Bảng 5: Dung dịch cố định mẫu acid lactic 25
Bảng 6: Đặc điểm khuẩn lạc của 18 dòng nấm Colletotrichum sp.
được phân lập 28
Bảng 7: Đặc điểm khuẩn ty và bào tử của 18 dòng nấm Colletotrichum sp.
được phân lập. 31


iv
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
ix
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
DANH SÁCH HÌNH

Hình 1: Bệnh thán trên một số loại cây ăn quả và rau màu 3
Hình 2: Cơ chế gây bệnh của nấm (Phạm Văn Kim, 1999) 7
Hình 3: Sơ đồ mô tả cách phát triển bên trong mô cây đậu Hà Lan của nấm
Colletotrichum lindemuthianum (Phạm Văn Kim, 2003) 8
Hình 4: Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides 9
Hình 5: Khuẩn lạc của các dòng nấm Colletotrichum sp. được phân lập 27
Hình 6: Hình dạng bào tử của các dòng nấm Colletotrichum sp.
được phân lập 30













v
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
x
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
TỪ VIẾT TẮT

Bp Base pair, cặp bazo
DNA Deoxyribo nucleic acid
PDA Potato Dextrose Agar
pH hydrogen power
UV Ultra Violet


vi
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
1
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1. Đặt vấn đề
Trồng trọt là nền tảng của sản xuất nông nghiệp, cung cấp lương thực, thực
phẩm cho con người, nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến, là cơ sở để
phát triển chăn nuôi và là nguồn xuất khẩu có giá trị. Ở Việt Nam ngành trồng trọt có

nhiều tiềm năng để phát triển. Về điều kiện tự nhiên, ngành trồng trọt nước ta thuộc hệ
sinh thái nhiệt đới và á nhiệt đới ẩm, ánh sáng dư thừa rất thuận lợi cho cây trồng phát
triển và trồng cấy nhiều vụ khác nhau trên các vùng của cả nước, cho phép mang lại
năng suất trên mỗi đơn vị diện tích. Song chính điều kiện tự nhiên nhiệt đới và á nhiệt
đới gió mùa, cùng với vị trí địa lý sát biển và địa hình phức tạp đã gây cho ngành trồng
trọt nước ta không ít khó khăn như: bão, lũ lụt, hạn hán, sâu phá hoại, và đặc biệt
nghiêm trọng là nấm gây bệnh cây. Thiệt hại của bệnh cây thể hiện rõ ở các mặt sau:
bệnh làm giảm năng suất cây trồng: do bị chết, do một số bộ phận thân cành, lá, củ,
quả bị hủy hoại. Cây bị bệnh sinh trưởng kém, còi cọc dẫn đến giảm năng
suất, Những thiệt hại kinh tế do bệnh cây những năm 90 của thế kỷ XX ước tính lên
đến 11,6%; trong đó nấm có tới hơn hàng chục ngàn loài, vi khuẩn hơn 600 loài và
hơn 1000 loài virus, tuyến trùng …Trong số hàng chục ngàn loài nấm gây bệnh cây thì
nấm Colletotrichum là một trong những chi phổ biến và quan trọng nhất của nấm gây
bệnh trên cây ở vùng nhiệt đới gió mùa như ở Việt Nam.
Theo xếp hạng của tạp chí Molecular Plant Pathology (2012) thì nấm
Colletotrichum được xếp ở vị trí thứ 8 trong 10 nấm gây bệnh cây hàng đầu. Hầu như
tất cả các cây trồng trên toàn thế giới thì dễ bị nhiễm một hoặc nhiều loài
Colletotrichum. Những loại nấm này gây ra các điểm cháy thán thư của các bộ phận
trên mặt đất của cây và gây thối sau thu hoạch. Các thành viên của chi này gây thiệt
hại lớn cho các cây trồng quan trọng, đặc biệt là cây ăn quả, rau màu và cây cảnh.
Thiệt hại do nấm Colletotrichum spp. bao trùm đến các cây lương thực quan trọng, bao
gồm chuối, sắn, lúa miến, được trồng bởi các nông dân tự cung tự cấp ở các nước đang
phát triển khắp vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Đặc biệt nấm Colletotrichum như là
một tác nhân gây bệnh sau thu hoạch bởi sự xâm nhiễm tiềm ẩn, trước khi thu hoạch,
chúng không hoạt động cho đến sau khi trái cây được lưu trữ hoặc xuất hiện trên thị
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
2
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
trường. Lên tới 100% trái cây được lưu trữ có thể bị mất như là kết quả của bệnh
Colletotrichum (Prusky, 1996).

Nhận thấy được thiệt hại do nấm Colletotrichum gây bệnh thán thư trên cây
trồng là rất to lớn. Do đó việc nghiên cứu biến động gây bệnh của loài Colletotrichum
là quan trọng và sự hiểu biết về phổ ký chủ của tác nhân gây bệnh cụ thể có thể giúp
trong việc quản lý và kiểm soát dịch bệnh hiệu quả. Vì vậy mà đề tài “Phân lập và
nhận diện nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư trên cây ăn trái và rau màu” được
thực hiện.
1.2. Mục tiêu đề tài
- Phân lập được các dòng nấm Colletotrichum sp. gây bệnh thán thư từ các
loại cây ăn quả và rau màu.













Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
3
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
CHƯƠNG 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1. Bệnh thán thư
2.1.1. Sơ lược bệnh thán thư
Bệnh thán thư gây ra bởi nấm Colletotrichum, đây là loại bệnh rất phổ biến trên
cây trồng. Bệnh thán thư có thể xảy ra trên trái và lá của một loạt các cây trồng trên

toàn thế giới, đặc biệt là ở các cây vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Sutton, 1992; Hyde
et al., 2009, 2010).








(*Nguồn: />.html ) (ngày 3/8/2013)
2.1.2.Tác nhân gây bệnh thán thư trên một số loại cây trồng
- Thán thư trên xoài: Bệnh do nấm Colletotrichum gloeosporioides và
Colletotrichum acutatum gây ra.
(Nguồn:
ngày 31/07/2013)
- Thán thư trên sầu riêng: Bệnh do nấm Colletotrichum zibethinum gây ra và có
cả Colletotrichum gloeosporiodes.
Hình 1: Bệnh thán trên một số loại cây ăn quả và rau màu
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
4
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
(Nguồn: />th-do-nm-colletotrichum-zibethinum.html, ngày 31/07/2013).
- Bệnh thán thư trên măng cụt: Bệnh do nấm Colletotrichum gleosporiodes gây
ra.
(Nguồn: />th.html, ngày 31/12/2013)
- Bệnh thán thư trên bưởi: Bệnh do nấm Colletotrichum gleosporioides gây ra.
(Nguồn: />tr-bnh-hi-bi-da-xanh-trong-mua-ma.html, ngày 31/07/2013)
- Thán thư trên chuối: Bệnh do nấm Colletotrichum muase gây ra
(Nguồn: ngày 31/07/2013)

- Bệnh thán thư trên khổ qua: Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium gây ra
(Nguồn: />muop-dang-(kho-qua).aspx, ngày 31/07/2013)
- Bệnh thán thư bầu, bí, dưa: do nấm nấm Colletotrichum orbiculare gây ra.
(Nguồn: />C6%B0_(h%E1%BA%A1i_b%E1%BA%A7u_b%C3%AD_d%C6%B0a), ngày
31/07/2013)
2.1.3. Triệu chứng
Bệnh thán thư có thể bị nhầm lẫn với nhiều bệnh thực vật khác. Thường trong
phòng thí nghiệm, phân tích là cách duy nhất để xác định sự hiện diện của bệnh. Các
triệu chứng của bệnh thường là:
Trên lá: Vết bệnh ban đầu là những đốm tròn nhỏ hoặc không có hình dạng
nhất định, màu nâu nhạt dưới lá, sau chuyển sang màu nâu sậm có viền đỏ hoặc quầng
vàng lan rộng xung quanh. Vết bệnh điển hình và đặc trưng nhất để nhận biết và phân
biệt là: Trên vết bệnh có nhiều vòng đồng tâm hình xoáy trôn ốc (hình mạng nhện).
Trên những vòng đồng tâm này là những chấm đen nhỏ li ti (bào tử) bằng đầu kim nhô
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
5
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
lên. Cần chú ý phân biệt với vết bệnh đốm vòng do nấm Alternaria sp. gây ra trên một
số cây rau màu (vết bệnh cũng có hình vòng đồng tâm xoáy trôn ốc nhưng không có
các chấm đen nhỏ li ti nổi trên các đường vòng).
Nếu trời ẩm, trên vết bệnh thán thư còn xuất hiện một lớp mốc màu hồng. Khi
gặp nắng, vết bệnh khô giòn và rách. Bệnh nặng, các vết bệnh liên kết với nhau và làm
lá thối hỏng hoặc khô rụng.
Trên thân: Vết bệnh màu nâu xám, hơi lõm (hơi khuyết). Bệnh nặng làm thân
teo lại, cháy khô.
Trên quả: Vết bệnh tròn, úng nước, màu nâu xám đến đen, lõm vào. Trừ các
quả thuộc họ bầu bí do chứa nhiều nước nên không nhìn rõ đặc trưng nơi vết bệnh.
Còn lại, trên các quả của các cây màu khác như cà chua, ớt vết bệnh điển hình cũng
có những đặc điểm đặc trưng như trên lá (vòng đồng tâm và hạt đen bóng li ti trong vết
bệnh). Quả bị bệnh sẽ ngừng phát triển và nhanh thối hỏng khi gặp ẩm hoặc cháy khô

khi nắng nóng.
(Nguồn: />%E1%BB%ABb%E1%BB%87nhth%C3%A1nth%C6%B0h%E1%BA%A1iraum%C3
%A0u.aspx,)( ngày 22/07/2013)
2.1.4. Cơ chế gây bệnh
 Giai đoạn tiền xâm nhiễm:
Chỉ có nấm là có hoạt động tiền xâm nhiễm đặc biệt. Ở một số lớn loài nấm bộ
phận hoạt động trong giai đoạn tiền xâm nhiễm là bào tử. Hoạt động tiền xâm nhiễm
của chúng là nảy mầm cho ra sợi nấm, sợi nấm phát triển để tìm nơi xâm nhập để xâm
nhập vào mô của ký chủ.
 Giai đoạn xâm nhập vào mô của ký chủ:
Mầm bệnh có hai cách xâm nhập vào trong mô của ký chủ: xâm nhập thụ động
và xâm nhập chủ động.
- Xâm nhập thụ động: là mầm bệnh nhờ một tác nhân nào đó đưa mình vào sâu
bên trong mô của ký chủ chứ không tự mình tìm cách xâm nhập vào. Chẳng hạn như
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
6
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
côn trùng môi giới đưa trực tiếp các mầm bệnh vào trong mô của cây trong quá trình
chích hút. Các dụng cụ chăm sóc cây như dao kéo, có dính mầm bệnh, khi tạo nên vết
thương cho cây lành mạnh, sẽ đưa các loại bệnh này vào trong mô (Phạm Văn Kim,
1999).
 Qua lỗ mở tự nhiên (thụ động): Một số loại nấm sẽ xâm nhập vào cây qua lỗ
mở tự nhiên như khí khổng, thủy khổng, bì khổng.
 Qua các vết thương cơ giới, các vết nứt tự nhiên (thụ động): Một số nấm có thể
xâm nhập qua các vết tổn thương cơ giới hoặc các vết nứt tự nhiên.
( ngày 13/07/13)
- Xâm nhập chủ động: là mầm bệnh tự bản thân mình tìm cách xâm nhập vào
trong mô cây (Phạm Văn Kim, 1999)
 Trực tiếp qua bề mặt ký chủ nguyên vẹn (chủ động): Nhiều loại nấm có thể xâm
nhập trực tiếp qua bề mặt nguyên vẹn (lá, rễ…) của cây ký chủ vào trong cây nhờ

lực cơ học và enzyme. Đối với một số loại nấm, ví dụ nấm Pyricularia
oryzae (gây bệnh đạo ôn lúa), Colletotrichum (gây bệnh thán thư), Oidium (gây
bệnh phấn trắng), bào tử nảy mầm thành ống mầm. Đầu ống mầm hình thành một
cấu trúc đặc biệt gọi là giác bám hay còn gọi là vòi áp/vòi bám/đĩa áp
(appressorium). Giác bám hình thành đế xâm nhập hay còn gọi là vòi xâm
nhập/móc xâm nhập (penetration peg) đâm xuyên qua mặt ký chủ gồm tầng cutin
và vách tế bào. Giác bám tích lũy nhiều carbonhydrate, chủ yếu là glycerol và do
áp lực thẩm tích cao sẽ hút nước từ bên ngoài vào trong giác bám và tạo ra một áp
suất trương rất lớn (giác bám của nấm phấn trắng có thể tạo áp suất trương 20-40
at, của nấm đạo ôn lúa Pyricularia oryzae là khoảng 80 at; để so sánh: áp suất
trong lốp xe hơi khoảng 2-3 at). Áp suất trương cao sẽ cho phép nấm xâm nhập
qua bề mặt ký chủ bằng đế xâm nhập dễ dàng. Mặc dù sự xâm nhập bằng giác bám
và đế xâm nhập là do lực cơ học nhưng nấm cũng tiết ra các enzyme để hỗ trợ sự
xâm nhập như các cellulase và pectinase.



Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
7
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH

( (ngày 13/07/13)
 Giai đoạn phát triển bên trong ký chủ
Sau khi đã xâm nhập vào khỏi hàng rào ngăn cản của ký chủ, mầm bệnh tìm
cách phát triển để gây bệnh cho ký chủ. Nấm có nhiều cách phát triển bên trong ký
chủ. Nấm Colletotrichum chỉ phát triển ở giữa các vách của hai tế bào ký chủ. Trong
quá trình phát triển chúng tiết ra enzyme và độc tố để phân hủy vách tế bào và nguyên
sinh chất của ký chủ.











Hình 2: Cơ chế gây bệnh của nấm (Phạm Văn Kim, 1999)
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
8
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
`








( 13/07/13)
 Giai đoạn hình thành và phát tán bào tử
 Quá trình phát triển của mầm bệnh bên trong ký chủ làm cho mô của ký chủ bị
hư hỏng. Sự hư hỏng này thể hiện ra bên ngoài bằng các triệu chứng của
bệnh(Phạm Văn Kim, 1999). Triệu chứng của bệnh thán thư là việc hình thành
các vết đốm hoại tử màu đậm, lõm xuống, đường viền vết bệnh có thể nổi gờ
lên. Trong nhiều trường hợp, có thể nhìn thấy đĩa cành bào tử nấm (acervular
conidiomata) tập trung thành từng vòng tròn trên vết bệnh. Triệu chứng thường
tập trung trên lá, thân và quả. Khi bệnh nặng có thể gây ra triệu chứng chết cành

ngọn và cành nhánh. Nhiều nhà bệnh cây thường sử dụng từ “thán thư” để chỉ
các bệnh (không phải tất cả) do Colletotrichum gây ra (Roger Shivas et al.,
2005).
 Vết bệnh thường là nơi tập trung của mầm bệnh trên một bộ phận của ký chủ.
Mỗi vết bệnh là một quần thể của mầm bệnh, được nhân lên từ một cá thể của
mầm bệnh ấy lúc mới xâm nhập. Nấm có khả năng hình thành cơ quan sinh sản
để nhân lên mật số. Cơ quan sinh sản có thể hình thành ngoài mặt của mô ký
chủ, cũng như có thể hình thành bên trong mô ký chủ tùy theo đặc tính của từng
loài nấm. Phần lớn nấm sinh sản bào tử do sinh sản vô tính. Các bào tử thường
đính vào sợi nấm bởi một cuống. Các bào tử đã phát triển hoàn chỉnh cần phải
Hình 3: Sơ đồ mô tả cách phát triển bên trong mô cây đậu Hà Lan của nấm
Colletotrichum lindemuthianum (Phạm Văn Kim, 2003)
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
9
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
bứt rời khỏi cuống để được phóng thích ra khỏi cơ quan sinh sản và phát tán ra
chung quanh (Phạm Văn Kim, 1999).
2.2. Nấm Colletotrichum sp.
2.2.1 Giới thiệu chung
Nấm Colletotrichum là một giống thuộc ngành Deuteromycotina (Ngành phụ
Nấm Bất Toàn), thuộc lớp Hypomycetes được đặt trong bộ Moniliales, họ
Tuberculariaceae .









(*Nguồn: (ngày 4/82013)
Nấm Colletotrichum có hệ khuẩn ty thật, gồm có sự phát triển sợi nấm mảnh,
phân nhánh, không màu và vách ngăn sợi nấm.
Hệ sợi nấm có gian bào và nội bào và ở mỗi tế bào có nhiều nhân. Nhiều hạt
dầu được sản xuất trong mỗi tế bào của hệ sợi nấm; khi chín sợi nấm trở nên sậm màu
và bện xoắn lại thành dạng chất nền nhỏ dưới lớp ngoài cùng.
Colletotrichum nội sinh, chỉ sinh sản vô tính bằng bào tử đính, bào tử đính phát
triển trên cuống bào tử trong dạng thể quả là cụm cuống bào tử. Cụm cuống bào tử có
dạng đĩa phẳng, mặt sau có cấu trúc phấn mịn, mỗi cụm cuống bào tử gồm lớp chất
nền, bề mặt sản sinh cuống bào tử trong suốt. Cuống bào tử không có vách ngăn kéo
dài đơn bào, dạng liềm, cong, bào tử trong suốt. Cùng với bào tử và cuống bào tử là
Hình 4: Bào tử nấm Colletotrichum gloeosporioides

Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
10
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
các lông cứng trên mỗi cụm cuống bào tử, lông dài cứng, thuôn nhọn, không phân
nhánh và đa bào cấu trúc như tơ cứng và Frost (1964) mô tả một vài loài của
Colletotrichum có hoặc không có lông cứng có thể được kiểm soát bởi sự thay đổi độ
ẩm.
Sự hình thành một số lớn của bào tử gây nứt gãy trên biểu bì vật chủ, gặp điều
kiện thuận lợi, mỗi bào tử mọc từ một đến nhiều ống mầm để hình thành hệ sợi nấm.
Sợi nấm già đôi khi hình thành vách dày, màu nâu sậm, hình cầu hoặc không
đều gọi là hậu bào tử (Chlamydospores), nó có thể ở tận cùng hoặc chen giữa sợi nấm
và tồn tại trong thời gian dài và khi tách ra chúng cũng mọc mầm để hình thành sợi
nấm mới.
Nấm Colletotrichum sống trên cạn, hoại sinh hoặc ký sinh là nguyên nhân chính
gây ra bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng.
Sáu mươi sáu loài Colletotrichum gần đây được mô tả bởi (Hyde et al., 2009)
có thể gây ra các bệnh thực vật. Colletotrichum gloeosporioides cho đến nay được cho

là tác nhân gây bệnh chủ yếu nhất và có thể tấn công khoảng 470 cây chủ khác nhau
(Sutton, 1980; Dodd et al., 1992; Cannon et al., 2008). Colletotrichum acutatum cũng
là một tác nhân gây bệnh quan trọng, phổ biến trên toàn thế giới được ghi nhận ảnh
hưởng đến 34 cây chủ trong 22 họ (Walker et al., 1991). Một số loài Colletotrichum
đặc hiệu hơn với chỉ một cây chủ duy nhất, ví dụ như C. capsici, C. coccodes, C.
falcatum, C. fragariae, C. Kahawae, C. crassipes, C. graminicola, C. orbiculare, C.
truncatum, vv (Waller, 1992; Waller et al., 1993; Hyde et al., 2009). Các loài khác
nhau có thể lây nhiễm sang các phần khác nhau của cùng một cây chủ, gây ra các bệnh
khác nhau xảy ra liên tiếp trong thời gian phát triển của cây trồng (Waller, 1992;.
Freeman et al., 2000). Ví dụ, trên các loại đậu ít nhất có chín loài Colletotrichum đã
được tìm thấy có liên quan đến bệnh (Lenne, 1992).
2.2.2 Colletotrichum gây bệnh thán thư
Colletotrichum là một trong những nấm bệnh thực vật quan trọng nhất về kinh
tế, chúng là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên trái và lá của một loạt các cây trồng
trên toàn thế giới, đặc biệt là ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới (Sutton. 1992, Hyde
et al., 2009, 2010). Các bộ phận trên mặt đất của cây trồng và cây ăn quả có thể bị ảnh
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
11
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
hưởng bởi bệnh thán thư do Colletotrichum và trong trường hợp kết quả của sự nhiễm
có thể gây ảnh hưởng đến cả số lượng và chất lượng của quả và gây tổn thất sau thu
hoạch (Phoulivong et al., 2010). Các loài Colletotrichum đã được báo cáo gây bệnh
trên nhiều cây chủ ở Thái Lan như ớt (Capsicum spp.), Ổi (Psidium guajava), táo tàu
(Zizyphus mauritiana), xoài (Mangifera indica), đu đủ (Carica papaya) và táo hồng
(Eugenia javanica) (Damm et al., 2009, Freeman et al., 1996, Kim et al., 2009). Loài
Colletotrichum có phổ rộng trên toàn thế giới và nó đã được chỉ ra rằng nhiều loài có
thể lây nhiễm sang cùng một cây chủ, trong khi một loài có thể lây nhiễm trên nhiều
cây chủ khác nhau (Cai et al., 2009, Hyde et al., 2009). Mối quan hệ nấm/cây chủ rất
rộng, không xác định và thường trùng lặp (Freeman et al., 1996), mặc dù các mối quan
hệ đang được xác định rõ hơn về sau. Người ta cũng tin rằng loài Colletotrichum có

thể thích ứng với các môi trường mới (Sanders và Korsten, 2003), dẫn đến vấn đề
nhiễm chéo nghiêm trọng trong sản xuất cây trồng.
Nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bệnh thán thư và thối trái trên các loại trái
cây nhiệt đới chủ yếu là do C. gloeosporioides và ở một mức độ thấp hơn C. acutatum.
Tuy nhiên những kết quả này, dựa trên nhận dạng hình thái hoặc dữ liệu trình tự gen
đã được sử dụng để so sánh thường được thực hiện với tên áp dụng sai (Cai et al.
2009). Trong một bài báo gần đây của nấm bệnh thán thư trên trái cây nhiệt đới ở Thái
Lan (Phoulivong et al., 2010), người ta thấy rằng trong số các chủng nấm
Colletotrichum tìm được không có chủng nào là C. acutatum hoặc C. gloeosporioides.
Do đó, sự hiểu biết trước đó bệnh thán thư của hầu hết các loại trái cây nhiệt đới bị gây
ra bởi C. acutatum và C. gloeosporioides là không chính xác.
2.2.3 Các triệu chứng bệnh thán thư do Colletotrichum gây ra
Các triệu chứng nhiễm trùng gây ra bởi loài Colletotrichum thay đổi tùy theo
cây chủ và mô cây chủ (Waller, 1992), ví dụ: nhiễm trùng các bộ phận trên mặt đất của
cây như lá, các mô non và thân thường xuất hiện những vết bệnh đen, lõm, có hình
dạng gần tròn (thường được gọi là bệnh thán thư ). Hơn 1000 loài thực vật đã gặp vấn
đề với bệnh thán thư (Moriwaki et al., 2002). Colletotrichum cũng được biết là
nguyên nhân làm chết nhánh, thối rễ, đốm lá, rụng lá và tàn lụi lá cũng như tàn lụi cây
con (Jeffries et al., 1990;. Waller, 1992). Vết bệnh lan rộng, kết hợp lại và phá hủy khu
vực rộng lớn của lá, chúng thường xuất hiện ở bìa lá, làm cho lá quăn lại trong trường
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
12
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
hợp nhiễm trùng nặng (Dodd et al., 1992). Nhiễm trùng hoa của xoài, cam, quýt, bơ,
cà phê và cây ăn quả khác do Colletotrichum cũng đã được báo cáo (Jeffries et al.,
1990; Dodd et al., 1992; Masaba & Waller, 1992; Waller, 1992). Trong ảnh hưởng xấu
đối với bông của xoài, các đốm nâu hoặc đen nhỏ trên bông đầu tiên xuất hiện và sau
đó có thể dẫn đến toàn bộ cụm hoa bị đen và ngăn chặn sự hình thành của trái. Sau khi
xuất hiện các vết bệnh trên trái non và sau đó thường dẫn đến rụng trái (Jeffries et al.,
1990). Ở các giai đoạn sau, khi vết bệnh lan rộng, một khối nhầy màu hồng nhạt của

bào tử thường được sản xuất trên bề mặt cây trồng là nơi để đĩa cành phát triển
(Waller, 1992). Nhiễm trùng của một số loại trái cây thường không phát triển hơn nữa
nhưng trở thành dạng tiềm ẩn và sau đó mầm bệnh có thể phát triển trở lại khi quả chín
trong thời gian sau thu hoạch, ví dụ như ở chuối, xoài, bơ và đu đủ. Mang lại thiệt hại
cho xoài do bệnh sau thu hoạch có thể đến 20% (Waller, 1992). Thiệt hại kinh tế cao
(25%) là do nhiễm trùng tiềm ẩn, chi phí thu hoạch, vận chuyển, bảo quản và đóng
gói, so với thiệt hại năng suất trong lĩnh vực này (Almada-Ruiz et al., 2003).
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
13
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
2.2.4 Phổ cây chủ của Colletotrichum
(*Nguồn: Sack Phoulivong, 2011)


Bảng 1: Báo cáo về các loài Colletotrichum gây nhiễm trên trái cây nhiệt đới

Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
14
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
Colletotrichum có phổ cây chủ phổ biến trên toàn thế giới và gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cây trồng (Cai et al., 2009; Hyde et al., 2009; Phoulivong et al.,
2010).
Người ta thường thấy rằng một loài duy nhất của Colletotrichum có thể lây
nhiễm trên nhiều cây chủ như táo (Malus pumila), bơ (Persea americanna), chuối
(Musa sapientum), cà phê (Coffea arabica), họ cam quýt (Citrus spp.), Ổi (Psidium
guajava), táo tàu (Zizyphus mauritiana), chanh (Citrus aurentiforia), nhãn (Euphoria
Longana), đu đủ (Carica papaya), xoài (Mangifera indica), ô liu (Olea eupea), dâu tây
(Fragaria frageriae ), táo đường (Annona squamosa), cà chua (Lycopersicon
esculentum) (Bailey & Jeger., 1992, Simmonds 1965, Wharton & Deiguez-
Uribeondo., 2004). Tuy nhiên Colletotrichum falcatum lại có ký chủ đặc thù trên mía

đường (Saccharum officinale) (Kumar et al., 2010, Malathi et al., 2002). Có nhiều dữ
liệu trước đây về phổ ký chủ của loài Colletotrichum tuy nhiên nó phải được xem xét
một cách thận trọng (Freeman et al., 2000; Hyde et al., 2011). Nghiên cứu gần đây đã
chỉ ra rằng các loài phổ biến như C. gloeosporioides không phải là phổ biến ở các
vùng nhiệt đới như chúng ta đã nghĩ. Trong một nghiên cứu các loài Colletotrichum
gây bệnh thán thư ở Lào và Thái Lan không có loại trái cây nào bị nhiễm bởi C.
gloeosporioides. Trong thực tế, dữ liệu phân tử đã cho thấy rằng C. gloeosporioides là
một loài phức tạp bao gồm từ 20 đến 50 loài (Hyde et al., 2009). Do đó, nghiên cứu về
phổ ký chủ của loài Colletotrichum là một lĩnh vực cần nghiên cứu chuyên sâu và hầu
hết dữ liệu trước đó phải được xử lý một cách thận trọng (Hyde et al., 2011).
2.2.5 Một số loài Colletotrichum gây bệnh thán thư nghiêm trọng
trên cây trồng
a. Colletotrichum gloeosporioides
Theo Kim và cộng tác viên (2008) thì Colletotrichum gloeosporioides được biết
đến là nguyên nhân gây bệnh thán thư trên nhiều loại cây trồng. Nấm Colletotrichum
gloeosporioides có mặt ở hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt phổ biến ở vùng nhiệt
đới và cận nhiệt đới. Ở vùng nhiệt đới, nấm Colletotrichum gloeosporioides xuất hiện
trên hầu hết các loại cây trồng, giai đoạn tồn tại chủ yếu của nấm là sống hoại sinh trên
mô chết hoặc những tàn dư của cây trồng. Do đó, trong quá trình điều tra thường
Luận văn tốt nghiệp đại học khóa 36-2014 Trường ĐHCT
15
Chuyên ngành vi sinh vật học Viện NC&PT CNSH
xuyên bắt gặp sự xuất hiện của nấm trên đồng ruộng (Waller, 1992). Phạm vi ký chủ
của nấm này có khoảng 70 loại cây trồng khác nhau bao gồm các ký chủ chính như:
đay, bông, bơ, chuối, cà chua, cà phê, cam, chanh, cao su, phong lan và các ký chủ
phụ khác như các loại đậu, bí ngô, dưa, vải Để xác định được sự phân bố của loài
nấm này có thể dựa vào những cây ký chủ của chúng.
Loài Colletotrichum gloeosporioides có phạm vi biến đổi rõ nhất trong các tiêu
chuẩn dùng để phân loại sự khác nhau giữa các loài Colletotrichum. Loài nấm này có
đặc điểm là bào tử không đồng nhất trên môi trường nuôi cấy, chính vì vậy mà việc

phân loại chúng rất khó khăn vì không thể chỉ dựa vào các đặc điểm hình thái.
Phân loại các loài nấm Colletotrichum chủ yếu dựa và đặc điểm tản nấm, hình
dạng, kích thước bào tử, lông gai và giác bám, do đó đối với loài Colletotrichum
gloeosporioides có thể chẩn đoán rõ ràng do hình thành đĩa cành có màu hồng. Tuy
nhiên, theo Denis và các cộng tác viên (1993) cho biết việc giám định loài nấm này
cũng gặp nhiều khó khăn vì trên vết bệnh do Colletotrichum gloeosporioides gây ra
thường kèm theo các loại nấm hoại sinh và tác nhân xâm nhập thứ cấp. Ngoài ra, giữa
các loài Colletotrichum có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cũng gây ra nhiều loại
bệnh. Colletotrichum gloeosporioides sinh trưởng phát triển và hình thành bào tử
thuận lợi trên môi trường PDA và môi trường tổng hợp.
Trên môi trường PDA, tản nấm có màu trắng xám nhạt đến màu xám đậm. Ở
một số mẫu phân lập sợi nấm ký sinh chỉ hình thành những chòm liên quan đến sự
hình thành quả thể và quả thể đôi khi hình thành trên tản nấm non phổ biến hơn so với
tản nấm già.
Nấm có thể sinh trưởng ở nhiệt độ 4
0
C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất cho nấm
phát triển là từ 25-29
0
C và ẩm độ gần 100%, trong điều kiện này nấm gây hại nghiêm
trọng nhất (Mordue, 1971).
b. Colletotrichum acutatum
Colletotrichum acutatum là một loài dị thể (heterogeneous), (Lardner et al.,
1991; Sreenivasaprasad và Talhinhas, 2005), nó rất khó phân biệt với Colletotrichum
gloeosporioides cả về đặc điểm hình thái và phổ cây chủ (Wharton and Diéguez-
Uribeondo., 2004). Các nhóm Colletotrichum acutatum khác nhau thì được phân biệt

×