Tải bản đầy đủ (.pdf) (168 trang)

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH TRÊN NÚI THẤP TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP TỈNH BÌNH PHƯỚC LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.53 MB, 168 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
************************

VƯƠNG ĐỨC HÒA

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA
KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH TRÊN NÚI THẤP
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
TỈNH BÌNH PHƯỚC

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11/2009


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
********************

VƯƠNG ĐỨC HÒA

NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA
KIỂU RỪNG KÍN THƯỜNG XANH TRÊN NÚI THẤP
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
TỈNH BÌNH PHƯỚC
Chuyên ngành : Lâm học
Mã số : 60.62.60

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP



Hướng dẫn khoa học :
Hướng dẫn chính : TS VŨ NGỌC LONG
Hướng dẫn phụ : TS. VIÊN NGỌC NAM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 11 năm 2009


NGHIÊN CỨU ĐA DẠNG THỰC VẬT THÂN GỖ CỦA KIỂU
RỪNG KÍN THƯỜNG XANH TRÊN NÚI THẤP
TẠI VƯỜN QUỐC GIA BÙ GIA MẬP
TỈNH BÌNH PHƯỚC

VƯƠNG ĐỨC HÒA

Hội đồng chấm luận văn:
1. Chủ tịch:

TS. GIANG VĂN THẮNG
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

2. Thư ký:

TS. VŨ THỊ NGA
Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh

3. Phản biện 1:

TS. NGUYỄN CHÍ THÀNH

Phân viện điều tra qui hoạch rừng Nam bộ

4. Phản biện 2:

TS. PHẠM THẾ DŨNG
Phân Viện khoa học Lâm nghiệp Nam bộ

5. Ủy viên:

TS. VŨ NGỌC LONG
Viện Sinh học nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
HIỆU TRƯỞNG

i


LÝ LỊCH CÁ NHÂN
Tôi tên là Vương Đức Hòa, sinh ngày 27 tháng 8 năm 1973, tại xã Đồng
Quang, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây (nay là thành phố Hà Nội). Là con Ông
Vương Văn Đạt và Bà Phạm Thị Hợi.
Tốt nghiệp trung học phổ thông tại Trường Trung học phổ thông Quốc Oai,
tỉnh Hà Tây năm 1990.
Tốt nghiệp Đại học Lâm nghiệp, hệ chính quy, chuyên ngành Lâm sinh tổng
hợp tại Trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam, thị trấn Xuân Mai, huyện Chương
Mỹ, tỉnh Hà Tây năm 1999.
Năm 1999 – 2000, nhân viên Phòng Quản lý bảo vệ rừng, Lâm trường Bù
Đăng, tỉnh Bình Phước.
Năm 2001 – 2003, nhân viên Phòng Quản lý bảo vệ rừng, Ban Quản lý rừng

phòng hộ Thống Nhất, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Năm 2003 – 2005, Phó trưởng Phòng Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học kỹ
thuật, Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Tháng 4 năm 2005 đến tháng 6 năm 2009, Trưởng Phòng Giáo dục môi
trường và Du lịch sinh thái ,Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước.
Tháng 6 năm 2009 đến nay, Phó Giám đốc Vườn Quốc gia Bù gia Mập, tỉnh
Bình Phước.
Tháng 9 năm 2007 theo học Cao học chuyên ngành Lâm nghiệp, Trường
Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh.
Tình trạng gia đình: Vợ Lê Thị Thủy, sinh năm 1978, cán bộ Ban Tổ chức
huyện ủy Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Con Vương Lê Đức Bình, sinh năm 2002,
học sinh.
Địa chỉ liên lạc: Số nhà 27, hẻm 1, đường Lê Quý Đôn, Khu Đức Lập, thị
trấn Đức Phong, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
Điện thoại: Nhà riêng: 0651.3975799, di động: 0982.974873.Email:


ii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả
nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công
trình nào khác.
Ký tên

Vương Đức Hòa

iii



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô của bộ môn Quản lý tài nguyên
rừng, Khoa Lâm nghiệp, Phòng Đào tạo Sau đại học, trường Đại học Nông Lâm
thành phố Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập.
Xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc TS. Vũ Ngọc Long, TS. Viên Ngọc Nam, người
đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn.
Cảm ơn Ban Giám đốc, nhân viên Phòng Nghiên cứu và Ứng dụng khoa
học kỹ thuật Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, cán bộ Kiểm lâm trạm bảo vệ rừng số 9,
10, Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, cán bộ chiến sỹ
Đồn Biên phòng 779, 775 đã tạo điều kiện tốt nhất, hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá
trình thu thập số liệu ngoài hiện trường, cung cấp các số liệu có liên quan đến luận
văn. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, nghiên cứu viên Trung tâm Đa dạng
sinh học và phát triển, Viện Sinh học nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ
tôi trong việc tra cứu, so sánh tiêu bản, các tài liệu có liên quan trong việc định
danh loài thực vật.
Chân thành cảm ơn quý tác giả của các tài liệu đã sử dụng trong luận văn.
Sau cùng, cảm ơn gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã động viên, khuyến khích
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2009

Vương Đức Hòa

iv


TÓM TẮT
Đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ của kiểu rừng kín thường xanh
trên núi thấp tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” được thực hiện từ

tháng 4 năm 2009 đến tháng 10 năm 2009.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài thực hiện trên 3 vùng tương ứng với 3 đai độ
cao khác nhau. Mỗi 1 vùng bố trí 12 ô đo đếm (1 ô có diện tích 1.000 m2 ) Qua
phân tích xử lý số liệu đề tài đã đạt được kết quả sau:
- Xây dựng được danh lục các loài thực vật thân gỗ của 36 ô đo đếm với
1.820 cá thể, thuộc 93 loài thực vật, 42 họ. Trong đó có 11 loài nằm trong Sách đỏ
Việt Nam (2007), Sách đỏ thế giới (2007), và Nghị định 32/CP.
- Thiết lập mô hình tra cứu thông tin các loài thực vật thân gỗ trong khu vực
nghiên cứu.
Đề tài đã xác định được các loài cây chiếm ưu thế trong từng vùng, trong
khu vực nghiên cứu bao gồm: Dầu con rái (Dipterocarpus alatus), Bằng lăng ổi
(Lagerstroemia calyculata), Cầy (Irvingia malayana), Sao đen (Hopea odorata),
Bời lời vàng (Litsea pierrei), Trâm trắng (Syzygium chanlus), Bình linh (Vitex
pubescens), Săng mây (Sageraea elliptica), Chò chai (Hopea recopei), Máu chó
(Knema linifolia), Dẻ (Lithocarpus sp.), chỉ số IV của 12 loài này chiếm 51,86 %,
đã xác định được công thức tổ thành loài là 0,9 Dipala + 0,7 Lagcal + 0,62 Irvmal
+ 0,57 Hopodo + 0,38 Litpie + 0,36 Syzcha + 0,30 Vitpub + 0,29 sagell + 0,28
Hoprec + 0,27 Mettri 0,27 Knelin + 0,24 Lipsp + 4,8Lk.
Định lượng và so sánh các chỉ số đa dạng sinh học ở 3 vùng nghiên cứu, 3
đai độ cao. Phân tích ANOVA các chỉ số đa dạng sinh học giữa các vùng và đai
độ cao.
Sử dụng chỉ số đa dạng sinh Beta (Hβ) và độ ưu thế loài để so sánh tính đa
dạng sinh học ở 3 vùng, 3 đai độ cao.

v


SUMMARY
The thesis “Study on wooden plants of evergreen forest type on lowland of
Bu Gia Map National Park and Binh Phuoc Province” was carried out from April

2009 to October 2009.
Scope of the study was conducted in three regions corresponded to three
different longitudes. Each of regions was arranged with 12 counting cells (a cell is
1000 m2 area). The analysis of data processing of study, we achieved following
results:
- Be able to creat the list of wooden tree species in the study area with 1,820
individuals belonged to 93 species and 42 families. Among of them are 11 species
in Vietnam Red Book (2007), World's Red List (2007), and Decree no.32 of the
Government.
- Setting up model of study information about woody plants in the studied area.
The thesis of study has identified dominant species in each studied region
include: Dipterocarpus alatus, Lagerstroemia calyculata, Irvingia malayana, Hopea
odorata, Litsea pierrei, White Brooch (Syzygium chanlus), Vitex pubescens,
Sageraea elliptica, Hopea recopei, Knema linifolia, Lithocarpus sp. Index IV of
these species are 51,86 %. It is formed a formula of species organization include
0,9 Dipala + 0,7 Lagcal + 0,62 Irvmal + 0,57 Hopodo + 0,38 Litpie + 0,36
Syzcha + 0,30 Vitpub + 0,29 sagell + 0,28 Hoprec + 0,27 Mettri 0,27 Knelin +
0,24 Lipsp + 4,8Lk.
Quantity and comparation indicates in 3 research areas with 3 high levels.
Analysis of ANOVA shows that there are not any differences in
biodiversity indices between areas and high levels.
Using biodiversity index Beta (Hβ) informs that there are differences in
biodiversity among areas and longitude levels.

vi


MỤC LỤC
TỰA


TRANG

Trang chuẩn y ..................................................................................................................... i
Lý lịch cá nhân ................................................................................................................. ii
Lời cam đoan ................................................................................................................... iii
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... iv
Tóm tắt................................................................................................................................ v
Mục lục ............................................................................................................................ vii
Danh sách các từ viết tắt .................................................................................................. x
Danh sách các bảng......................................................................................................... xi
Danh sách các hình ........................................................................................................ xii
Chương 1: MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................. 2
1.3 Giới hạn của đề tài. .................................................................................................3
Chương 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................................................................ 4
2.1 Những nghiên cứu về đa dạng sinh học .............................................................. 4
2.1.1 Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới .................................................. 4
2.1.2 Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam ............................................. 9
2.1.3 Những nghiên cứu ở Vườn Quốc gia Bù Gia Mập. ................................ 12
2.2 Phân loại phổ dạng sống thực vật ...................................................................... 13
Chương 3: ĐỐI TƯỢNG, ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU ..................................................................................................16
3.1 Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................... 16
3.2 Đặc điểm khu vực nghiên cứu ........................................................................... 16
3.2.1 Vị trí địa lý ................................................................................................... 16

vii



3.2.2 Điều kiện tự nhiên ....................................................................................... 18
3.2.2.1 Địa hình địa mạo ............................................................................... 18
3.2.2.2 Nhóm nhân tố địa chất thổ nhưỡng ................................................. 19
3.2.2.3 Nhóm nhân tố khí hậu thủy văn....................................................... 20
3.3.2.4 Thảm thực vật Vườn Quốc gia Bù Gia Mập .................................. 20
3.2.3 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................... 20
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 21
3.4 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 21
3.4.1 Cách tiếp cận ................................................................................................. 21
3.4.2 Phương pháp nghiên cứu của đề tài............................................................ 22
3.4.3 Nghiên cứu ngoài thực địa........................................................................... 22
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..................................30
4.1 Những kết quả nghiên cứu ngoài thực địa của 3 vùng nghiên cứu................ 30
4.1.1 Vị trí các vùng nghiên cứu trên bản đồ ...................................................... 30
4.1.2 Vị trí các ô đo đếm trên bản đồ ................................................................... 31
4.1.3 Thành phần loài thực vật trong khu vực nghiên cứu................................ 32
4.2 Phân tích đa dạng thực vật khu vực nghiên cứu .............................................. 32
4.2.1 Phân tích đa dạng thực vật vùng 1 .............................................................. 32
4.2.2 Phân tích đa dạng thực vật vùng 2 .............................................................. 44
4.2.3 Phân tích đa dạng thực vật vùng 3 .............................................................. 54
4.3 Phân tích, so sánh tính đa dạng thực vật của khu vực nghiên cứu ................ 64
4.3.1 Phân tích đa dạng các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu .............. 64
4.3.2 Phân tích thành phần họ thực vật trong khu vực nghiên cứu ................. 72
4.3.3 So sánh tính đa dạng các quần xã thực vật trong 3 vùng nghiên cứu ... 76
4.3.4 So sánh các chỉ số đa dạng sinh học theo cấp độ cao .............................. 82
4.4 Đa dạng các loài thực vật quí hiếm .................................................................. 84
4.4.1 Đa dạng các loài thực vật quí hiếm trong khu vực nghiên cứu ............. 84
4.4.2 Phân bố các loài cây quí hiếm .................................................................... 86
4.5 Những nguyên nhân làm suy giảm đa dạng thực VQG Bù Gia .................... 88


viii


4.6 Một số giải pháp bảo tồn ..................................................................................... 90
4.6.1 Nhóm giải pháp về mặt kinh tế - xã hội .................................................... 90
4.6.2 Nhóm giải pháp về khoa học kỹ thuật........................................................ 91
4.7 Tra cứu thông tin về đa dạng thực vật khu vực nghiên cứu .......................... 92
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................95
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 95
5.2 Kiến nghị ............................................................................................................... 96
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................................98
PHỤ LỤC

ix


DANH SÁCH CÁC TỪ VIẾT TẮT
CITES

(Conservation on International Trade in Endangered Spesies)
Công ước về buôn bán các loài đang nguy cấp

Ctv

Cộng tác viên

Cv

Hệ số biến động


D1,3

Đường kính cây ở độ cao 1,3 mét

ĐDSH

Đa dạng sinh học

Ex situ

Bảo tồn chuyển vị

G1,3

Tiết diện ngang thân cây ở độ cao 1,3 mét

GPS

(Global Posititioning System) Máy định vị toàn cầu

HS

Hệ số

IUCN

(International Union for Conservation of Nature)
Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Quốc tế

IV


(Important Value Index) Chỉ số giá trị quan trọng

Insitu

Bảo tồn nguyên vị

LK

Loài khác

LN

Giá trị lớn nhất

LSD

Least Significant Difference (so sánh sự khác nhau có ý nghĩa)

NN

Giá trị nhỏ nhất

MDS

Metric Demention Scaling (tỷ lệ xác định kích thước)

PCA

Principal Components Analysis (Phân tích thành phần chính)


TB

Giá trị trung bình

UTM

(Universal Transverse Mercator) Hệ tọa độ địa lý

VQG

Vườn Quốc gia

VT

Viết tắt

XH

Xếp hạng

x


DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 2.1 So sánh mật độ, đường kính trung bình của rừng nhiệt

đới một số vùng ở Đông Nam Á ...................................................... 6
Bảng 2.2 Phổ dạng sống tiêu chuẩn của Raunkiaer ........................................... 14
Bảng 4.1 Loài ưu thế và công thức tổ thành loài vùng 1 .................................. 33
Bảng 4.2 Phân tích loài tham gia theo mức tương đồng qua SIMPER
vùng 1 ................................................................................................. 39
Bảng 4.3 Các chỉ số đa dạng sinh học ở vùng 1……………………………….40
Bảng 4.4 Chỉ số IVI của các loài vùng 2 ........................................................... 45
Bảng 4.5 Phân tích loài tham gia theo mức tương đồng qua SIMPER
vùng 2 ................................................................................................ 50
Bảng 4.6 Các chỉ số đa dạng vùng 2 ................................................................. 51
Bảng 4.7 Chỉ số IV của các loài ưu thế vùng 3 ................................................. 55
Bảng 4.8 Phân tích loài tham gia theo mức tương đồng qua SIMPER
vùng 3 ................................................................................................ 60
Bảng 4.9 Các chỉ số đa dạng thực vật vùng 3..................................................... 61
Bảng 4.10 Chỉ số IV của các loài thực vật ưu thế vùng nghiên cứu ................. 65
Bảng 4.11 Các loài ưu thế sinh thái ở 3 vùng nghiên cứu ................................. 67
Bảng 4.12 Phân tích các chỉ số đa dạng sinh học ở 3 vùng nghiên cứu ............ 77
Bảng 4.13 Chỉ số đa dạng beta (Hβ) của 3 vùng nghiên cứu ............................ 80
Bảng 4.14 Chỉ số đa dạng beta (Hβ) ở 3 cấp độ cao .......................................... 83
Bảng 4.15 Các loài cây quí hiếm cần bảo tồn trong khu vực nghiên cứu ........ 85

xi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 2.1 Sơ đồ thiết lập ô mẫu nghiên cứu thực vật tại vùng Takamada ............ 7

Hình 3.1 Bản đồ hiện trạng rừng Vườn Quốc gia Bù Gia Mập .......................... 17
Hình 4.1 Bản đồ vị trí các vùng trong khu vực nghiên cứu ................................ 30
Hình 4.2 Bản đồ các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu .................................. 31
Hình 4.3 Phân bố của một số loài có chỉ số IV cao trong vùng 1 ....................... 34
Hình 4.4 Sơ đồ nhánh Cluster mức tương đồng của các loài
trong vùng 1 ......................................................................................................... 37
Hình 4.5 Đồ thị MDS các ô đo đếm vùng 1 ........................................................ 38
Hình 4.6 Đồ thị PCA mối quan hệ giữa các ô đo đếm và các loài vùng 1 .......... 42
Hình 4.7 Phân bố của một số loài có chỉ số IV cao trong vùng 2 ...................... 46
Hình 4.8 Sơ đồ nhánh Cluster mức tương đồng của các loài trong vùng 2 ...... 48
Hình 4.9 Đồ thị MDS các ô đo đếm vùng 2 ........................................................ 49
Hình 4.10 Đồ thị PCA mối quan hệ giữa các ô đo đếm và các loài vùng 2 ...... 53
Hình 4.11 Phân bố của các loài có chỉ số IV cao trong vùng 3........................... 56
Hinh 4.12 Sơ đồ nhánh Cluster mức tương đồng của các loài trong vùng 3 ..... 58
Hình 4.13 Đồ thị MDS các ô đo đếm vùng 3 ...................................................... 59
Hình 4.14 Đồ thị PCA mối quan hệ giữa các ô đo đếm và các loài vùng 3 ...... 63
Hình 4.15 Sơ đồ nhánh Cluster mức độ tương đồng của các loài trong
khu vực nghiên cứu ....................................................................... 68
Hình 4.16 Đồ thị MDS các ô đo đếm khu vực nghiên cứu ................................ 69
Hình 4.17 Đồ thị PCA mối quan hệ giữa các ô đo đếm trong khu vực
nghiên cứu ...................................................................................... 71
Hình 4.18 Đồ thị % số cá thể của các họ tham gia trong khu vực nghiên cứu .. 73
Hình 4.19 Đồ thị % số loài trong các họ tham gia trong khu vực nghiên cứu .... 74

xii


Hình 4.20 Một số loài thực vật quí hiếm cần bảo tồn trong khu vực
nghiên cứu .......................................................................................... 75
Hình 4.21 Đồ thị biểu diễn các chỉ số đa dạng sinh học trong khu vực

nghiên cứu ........................................................................................... 77
Hình 4.22 Sơ đồ nhánh của các quần xã ở 3 khu vực nghiên cứu ở các mức
tương đồng .................................................................................... 78
Hình 4.23 Đồ thị biểu diễn độ ưu thế loài của các vùng ..................................... 81
Hình 4.24 Mức độ ưu thế loài của các quần xã thực vật trong khu vực
nghiên cứu ...................................................................................... 81
Hình 4.25 Sơ đồ nhánh của các ô đo đếm trong khu vực nghiên cứu theo
đai độ cao ...................................................................................... 82
Hình 4.26 Đồ thị biểu diễn độ ưu thế loài theo cấp độ cao ................................ 84
Hình 4.27 Phân bố các loài cây quí hiếm trong khu vực nghiên cứu ................. 88
Hình 4.28 Mô hình tra cứu thông tin đa dạng sinh học
khu vực nghiên cứu ........................................................................ 94

xiii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá và có khả năng tái
tạo. Ngoài chức năng cung cấp gỗ và lâm sản thì nó còn có nhiều chức năng sinh
thái quan trọng không thể thay thế được, nó được ví như lá phổi xanh của quả đất,
điều hoà khí hậu toàn cầu, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất chống xói mòn rửa trôi,
ngăn chặn sa mạc hoá... Nhưng, với rất nhiều nguyên nhân xuất phát từ những hoạt
động của con người như: khai thác lâm sản không đúng mức, nhu cầu về lương
thực, nhà ở, sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng như xây dựng, giao thông...
cùng với các hoạt động khác không có sự kiểm soát đã và đang làm cho diện tích
rừng ngày càng bị thu hẹp và nhất là rừng nhiệt đới.
Mất rừng đã gây ra những hậu quả rất nặng nề về kinh tế - xã hội, môi
trường trên toàn cầu. Ở Việt Nam tình hình diễn biến tài nguyên rừng cũng xảy ra

tương tự, năm 1943 diện tích rừng toàn quốc là 14,3 triệu ha, tương ứng độ che
phủ là 43%, đến năm 2005 diện tích rừng toàn quốc chỉ còn 12,616 triệu ha độ che
phủ 37%, thấp hơn chỉ số mức báo động độ che phủ tối thiểu để duy trì cân bằng
hệ sinh thái cho một quốc gia. Mất rừng kéo theo mất diện tích rừng mất đi những
loài động thực vật, giảm tính đa dang sinh học của Quốc gia. (nguồn
http//www.nea.gov.vn)
Theo cách tính của các nhà khoa học thì tốc độ tuyệt chủng trung bình trong
quá khứ vào khoảng 9% trên một triệu năm (Rauf, 1998), tức khoảng 0,000009%
trong một năm. Như vậy cứ khoảng 5 năm mất đi một loài trong 2 triệu loài có
trong quá khứ. Điều này có thể thấp hơn so với thực tế vì các nhà khoa học đã
không tính được sự mất đi của các loài đặc hữu. Nếu vậy tốc độ tuyệt chủng cao
nhất chỉ có thể là 2 loài mỗi năm. (Cao Thị Lý và ctv, 2002).

1


Trong các khu rừng thì thực vật, đặc biệt các loài thực vật có chồi trên mặt
đất, cây gỗ rừng có chiều cao từ 8 m trở lên đó là các loài thực vật thân gỗ
(Raunkiaer, 1953) (dẫn bởi Ngô Tiến Dũng, 2003) đóng vai trò quan trọng trong
việc điều tiết tiểu khí hậu, có tính chất quyết định sinh thái trong một vùng. Tuy
nhiên, rất nhiều loài cây thực vật thân gỗ đang bị đe dọa tuyệt chủng do sự khai
thác quá mức của con người.
Vườn Quốc gia (VQG) Bù Gia Mập với hai kiểu rừng chính: kiểu rừng kín
thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp (Rkx) và kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm
nhiệt đới núi thấp (Rkn) (Phân viện Điều tra qui hoạch rừng Nam bộ, 2004) còn
mang đậm nét hoang sơ, được các tổ chức bảo tồn trên thế giới đánh giá là khu
rừng mang tính đa dạng cao. Tuy là khu vực có tính đa dạng cao nhưng Vườn
Quốc gia Bù Gia Mập đang đứng trước những thách thức đe dọa đến sự suy giảm
đa dạng sinh học do áp lực khai thác trái phép lâm sản đang là nhu cầu sinh kế của
người dân vùng đệm, các loài cây thân gỗ quí hiếm có giá trị kinh tế đang bị người

dân khai thác quá mức có thể dẫn đến tuyệt chủng. Chính phủ Việt Nam, các cơ
quan, tổ chức nghiên cứu cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu ở Vườn Quốc
gia Bù Gia Mập nhằm đưa ra các biện pháp bảo tồn hữu hiệu. Tuy nhiên các công
trình nghiên cứu ở Vườn Quốc gia trước đây chỉ nghiên cứu thiên về mô tả, chưa
có công trình nào nghiên cứu theo hướng định lượng để từ đó đề xuất biện pháp
bảo tồn theo không gian và thời gian. Với những vấn đề đã nêu trên thì việc nghiên
cứu đề tài “Nghiên cứu đa dạng thực vật thân gỗ của kiểu rừng kín thường xanh
mưa nhiệt đới núi thấp tại Vườn Quốc gia Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước” nhằm
tạo cơ sở dữ liệu phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, giáo dục, hợp tác quốc tế
và phát triển du lịch sinh thái là cần thiết để bảo tồn và phát triển rừng bền vững.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Cung cấp cơ sở dữ liệu về đa dạng loài, quần xã thực vật thân gỗ của kiểu
rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp tại Vườn quốc gia Bù Gia Mập.
Từ kết quả thu thập về các loài, quần xã thực vật thân gỗ, các loài quí hiếm
sẽ là cơ sở đề xuất biện pháp bảo tồn.

2


1.3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Do giới hạn về kinh phí, trong khuôn khổ đề tài luận văn thạc sỹ, đề tài chỉ
nghiên cứu ở mức độ đa dạng loài và quần xã thực vật thân gỗ mà chưa nghiên cứu
về đa dạng gen. Chỉ phân tích định lượng đa dạng thực vật thân gỗ (cây rừng, cây
gỗ lớn) của kiểu rừng kín thường xanh mưa nhiệt đới núi thấp tại Vườn Quốc gia
Bù Gia Mập.

3


Chương 2

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1 Những nghiên cứu về đa dạng sinh học
2.1.1 Nghiên cứu đa dạng sinh học trên thế giới
Curtis và McIntosh (1951) (dẫn bởi Nguyễn Văn Thêm, 1996) đã đề nghị so
sánh vai trò của các loài trong quần xã thông qua chỉ số quan trọng IV. Chỉ số quan
trọng IV được tính bình quân từ tổng của ba đại lượng – đó là độ thường gặp tương
đối (F%), mật độ tương đối (N%) và “độ ưu thế tương đối” (G%): theo công thức
IV = (F% + N% + G%)/3
Độ thường gặp tương đối (F%) của một loài là tỷ lệ phần trăm độ thường
gặp của loài so với tổng độ thường gặp của tất cả các loài trong quần xã.
Mật độ tương đối (N%) của một loài là tỷ lệ phần trăm số cá thể của loài
này so với tổng số cá thể của tất cả các loài trong quần xã (ô mẫu).
Độ ưu thế tương đối (G%) của một loài là tỷ lệ phần trăm tổng tiết diện
ngang thân cây của loài so với tổng tiết diện ngang thân cây của tất cả các loài
trong quần xã (ô mẫu).
Khi tổng (F% + N% + G%) = 300%, thì quần xã thực vật chỉ bao gồm 1 loài
cây gỗ.
- Nghiên cứu về đa dạng sinh học với chuyên đề những chỉ số thăm dò và
ưu thế trong công tác bảo tồn đã được tác giả Perman và Adelson (1991) nhấn
mạnh rằng: đa dạng sinh học dần hết sức trở nên phổ biến trong các hoạt động
về khoa học môi trường và ngày càng phổ biến trong các chương trình giáo dục
đại học.
Theo Udvardi (Walters và Hamilton, 1993), thì trên thế giới bao gồm nhiều
chỉnh thể sinh vật. Sự phân chia đó tùy thuộc vào điều kiện khí hậu và các sinh vật
sống trên đó. Mỗi một chỉnh thể được xem là một hệ sinh thái lớn bao gồm nhiều

4


hệ sinh thái nhỏ tập hợp lại. Sự phân bố đó tùy thuộc vào nhiều hệ sinh thái khác

nhau bao gồm: 1. Rừng mưa nhiệt đới; 2. Rừng mưa Á nhiệt đới – ôn đới; 3. Rừng
lá kim ôn đới; 4. Rừng khô nhiệt đới; 5. Rừng lá rộng ôn đới; 6. Thảm thực vật Địa
Trung Hải; 7. Sa mạc và bán sa mạc ẩm; 8. Đầm rêu và sa mạc; 9. Sa mạc và bán
sa mạc lạnh; 10. Trảng cỏ và đồng cỏ nhiệt đới; 11. Đồng cỏ ôn đới; 12. Thảm
thực vật rừng núi cao; 13.Thảm thực vật vùng đảo; 14. Thảm thực vật vùng hồ.
(Cao Thị Lý và ctv, 2002).
Robert và Jonathan (1994) đã nghiên cứu và hướng dẫn tính toán số lượng ô
đo đếm đa dạng sinh học bằng phương pháp ngoại suy. Theo phương pháp này,
diện tích ô đo đếm được xác định dựa vào số loài tích lũy qua các ô đo đếm. Nếu
số loài không tăng lên thì số lượng ô đo đếm sẽ dừng lại và ngược lại nếu số loài
còn tăng thì tiếp tục mở rộng số lượng ô đo đếm.
Heywood. (1995) trong công trình đánh giá đa dạng sinh học toàn cầu đã
nghiên cứu về đặc điểm và sự phân bố của đa dạng sinh học, chức năng của các hệ
sinh thái và loài đối với môi trường, giá trị kinh tế của đa dạng sinh học, đề xuất các
phương pháp bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển bền vững.
Blanc. (1996) và các tác giả đã nghiên cứu cấu trúc, kết cấu thành phần thực
vật của 3 kiểu rừng tại Vườn Quốc gia Cát Tiên ở Việt Nam, một khu rừng rất gần
với Vườn Quốc gia Bù Gia Mập về mặt địa lý. Nghiên cứu đã thiết lập 5 ô định vị,
mỗi ô có diện tích 1 ha trên vùng đất thấp, trong đó hai ô thiết lập trên kiểu rừng
nửa rụng lá với loài cây Bằng lăng chiếm ưu thế, một ô thiết lập trên kiểu rừng nửa
rụng lá với loài cây họ Dầu chiếm ưu thế, hai ô thiết lập trên kiểu rừng thường
xanh nửa rụng lá. Tiến hành thu thập dữ liệu của các cây gỗ có đường kính ngang
ngực (D 1,3), đo chiều cao cây và phân ra những cây tầng trội với chiều cao cây >
25 m, và tầng dưới có chiều cao < 25 m tiến hành thống kê số lượng cá thể. Xác
định vị trí các ô tiêu chuẩn trên bản đồ, định danh tên các loài cây. Tác giả đã tính
toán, sử lý số liệu bằng các chỉ tiêu định lượng như chỉ số tương đồng Jaccard
bằng công thức:
J = 100 x (

C

)
Ux+Uy+C

5


Trong đó C là số loài chung tìm thấy trong cả 2 ô x và y, Ux và Uy là số
loài tìm thấy chỉ có ở ô x hoặc ô y. Sau khi tính toán tác giả đã cho ta thấy mối
quan hệ giữa các loài trong các ô nghiên cứu. Tác giả đã tính toán định lượng một
số chỉ tiêu đa dạng sinh học như chỉ số đa dạng Shanon – Weiner, chỉ số phong
phú loài, chỉ số đa dạng Simpson, chỉ số quan trọng IV và so sánh các chỉ số đa
dạng giữa các ô mẫu với nhau (so sánh giữa các kiểu rừng). Nghiên cứu của các
tác giả cũng đã so sánh một số chỉ tiêu đo đếm như tiết diện ngang trung bình, tổng
tiết diện ngang/ha, mật độ số cây/ha của vùng nghiên cứu với một số vùng thuộc
vùng Đông Nam Á (Bảng 2.1)
Bảng 2.1: So sánh mật độ, đường kính trung bình của rừng nhiệt đới
một số vùng ở Đông Nam Á (Nguồn Blanc, 1996)
Đường kính trung

Mật độ trung

Tiết diện ngang

bình (cm)

bình cây /ha

trung bình m2/ha

Uppangala, Indian


30,0

625

39,7

Danum Valley, Sabah

30,0

470

26,6

Pasoh, Malaysia

31,4

530

25,2

Sungei-Menyala

31,4

493

32,4


Mulu, Sarawak

31,4

739

57,0

Cat Tien Vietnam

31,4

469

31,3

Cat Tien Vietnam

31,4

389

31,7

Xishuangbanna, China

31,4

386


30,0

Vùng nghiên cứu

Mcintosh và ctv (2001) đã nghiên cứu phục hồi rừng ngập mặn và đa dạng
sinh học vùng cửa biển ở Ranong, Thái Lan bằng phương pháp thu thập số liệu
trên thực địa với ô đo đếm là 100 m2 và xử lý số liệu bằng phần mềm PRIMER 5
(Clarke và Warwick, 2001) để xác định các chỉ số đa dạng sinh học, sử dụng
SIMPER (Similarity Percent) để mô tả sự đóng góp của các loài trong quần xã,
tính ma trận tương đồng (Similarity matrices) trên cơ sở tương đồng của Bray –

6


Curtis, vẽ sơ đồ nhánh Cluster và NMDS (Non Metric Multi – Dimensional
Scaling) để mô tả mối quan hệ giữa các ô đo đếm. Nghiên cứu đa dạng sinh học
theo phương pháp này đã phân tích, đánh giá, so sánh đa dạng sinh học dựa trên
các chỉ số, các biểu đồ cụ thể từ đó các kết luận của nghiên cứu mang tính khoa
học cao.
Terry (2001) [31] cùng một số tác giả khác đã nghiên cứu đánh giá thực vật
ở vùng rừng Takamada của Cameroon. Để nghiên cứu đánh giá thực vật các tác giả
đã thiết lập hơn 300 ô mẫu có kích 100 x 100 m (1 ha) ở 23 quốc gia ký hiệu là ô
mẫu là BDP, xung quanh các ô mẫu này thiết lập 38 ô mẫu có kích thước 10 x 10
m (1.00 m2) được ký hiệu là MWP. Theo hình 2.1, trong các ô mẫu đo đếm các cây
có D1,3 (đường kính ngang ngực) ≥ 10 cm , các ô mẫu được thiết lập ở các đai độ
cao khác nhau.

(Nguồn Terry, 2001)
Hình 2.1: Sơ đồ thiết lập ô mẫu nghiên cứu thực vật tại vùng Takamada

Sau khi thu thập số liệu trên các ô mẫu nghiên cứu đã xử lý số định
lượng như tính chỉ số quan trọng IV dựa trên các nhân tố tần suất xuất hiện
tương đối, mật độ tương đối, tiết diện ngang tương đối, đặc biệt nghiên cứu tính
chỉ số che phủ vùng dựa trên mật độ tương đối và tiết diện ngang tương đối theo
công thức sau:

7


Chỉ số che phủ vùng (CV%)= Mật độ tương đối (RF%) + Ưu thế tương đối
(RD%)
RD =

Tổng tiết diện ngang của loài nghiên cứu
x 100%
Tổng tiết diện ngang của tất cả các loài

Kết quả nghiên cứu của đề tài đã thống kê được số lượng cá thể, lồi, chi,
họ trong vùng nghiên cứu, tính được chỉ số quan trọng IV dựa trên hai chỉ số đó là
chỉ số bao phủ vùng và tần suất xuất hiện tương đối. Phân tích thành phần cấu trúc,
kết cấu rừng theo các kiểu rừng trên các đai độ cao khác nhau.
Slik và ctv (2003) đã phân tích hệ thực vật cây họ Dầu trên vùng đất thấp ở
Borneo. Các tác giả đã nghiên cứu đặc điểm hệ thực vật cây họ Dầu trên vùng đất
thấp dưới 500 m so với mực nước biển ở Borneo, xác định được các taxa trong
vùng. Nghiên cứu đa dạng thực vật trong vùng nghiên cứu, mối quan hệ đa dạng
sinh học với các nhân tố, điều kiện như lượng mưa hàng năm, điều kiện địa hình,
khoảng cách giữa các ơ mẫu. Tác giả đã thiết kế 28 ơ mẫu nghiên cứu ở 6 vùng
khác nhau và rút ngẫu nhiên 640 cá thể, đo đếm đường kính ngang ngực (D
của các cây có D


1,3

1,3

)

≥ 9,8 cm. Sử dụng phương pháp phân tích ma trận tương

đồng, sơ đồ nhánh UPGMA của Sorensen và Steinhaus (1997) để phân tích mối
quan hệ giữa các vùng nghiên cứu, sự ảnh hưởng của nhân tố lượng mưa hàng
năm, điều kiện địa hình đến cấu trúc hệ thực vật giữa các ơ nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được số họ, chi thực vật trong vùng nghiên
cứu. Xác định được đa dạng thực vật cao nhất trong 6 vùng nghiên cứu. Cơng trình
đã đưa ra kết luận đa dạng thực vật phụ thuộc rất lớn vào yếu tố địa hình và lượng
mưa hàng năm.
- Boris, (2004) Khi nghiên cứu chức năng và hoạt động đánh giá nơng
nghiệp trong một vùng các tác giả đã chú ý đến việc đánh giá tác động của con
người đến đa dạng sinh học vùng nơng nghiệp và các biện pháp bảo tồn. Đa dạng
sinh học rất phức tạp và nó được chia ra các mức độ đó là đa dạng gen, lồi, hệ
sinh thái và q trình hệ sinh thái và giữa chúng có quan hệ với nhau. Khi đánh giá
đa dạng sinh học các tác giả đã sử dụng cơng cụ đánh giá bằng định lượng, Các chỉ

8


số cơ bản sử dụng trong nghiên cứu định lượng đó là: Từ việc đo đếm trực tiếp đã
đưa ra được các taxa như là số họ, chi, loài, thứ, kiểu sinh thái của mỗi vùng, sử
dụng một số chỉ số định lượng khác như độ phong phú loài (Species richness S)
được tính bởi công thức S = ni trong đó ni loài thứ i. Chỉ số đa dạng Alpha (Hα’)
được tính bởi công thức (Hα’) = pi log2pi trong đó pi là tần suất xuất hiện loài thứ i.

Chỉ số Beta (Hβ’) = (S/m)-1, trong đó S là tổng số loài trong khu vực nghiên cứu,
m là số loài trung bình của mỗi vùng. Chỉ số đồng đều J được tính bởi công thức J
= H’/Log2S. Chỉ số ưu thế D tính bởi công thức D = ∑pi2. Chỉ số hiếm Ir = ∑Ci/S,
trong đó Ci là hệ số hiếm của loài nghiên cứu (biến động từ 1 - 13). Kết quả nghiên
cứu định lượng được chức năng của đa dạng sinh học trong vùng.
- Nghiên cứu các quần xã thực vật và đa dạng sinh học ở vùng TaburnoCamposauro theo Gaurino và Napolitano (2006), đã nghiên cứu với diện tích vùng
nghiên cứu 137,8 km2 và ở độ cao trên 1.300 m so với mực nước biển với ô nghiên
cứu (1 km x 1 km) bằng việc điều tra thống kê các loài thực vật, kết quả nghiên
cứu đã chỉ ra được các loài hiếm và mức độ hiếm. Căn cứ kết quả tính toán chỉ số
hiếm IR để đánh giá mức độ hiếm của từng loài và quần xã thực vật trong khu vực
nghiên cứu theo các thang bậc sau đây: IR từ 78,08% - 95% là loài hiếm R (rare
species), khi chỉ số IR từ 95 - 97% là loài rất hiếm MR (very rare species), chỉ số
IR > 97% là loài cực kỳ hiếm RR (extremely rare species).
Từ kết quả đánh giá mức độ hiếm của từng loài, quần xã tác giả đưa ra các
biện pháp bảo tồn các loài thực vật trong khu vực nghiên cứu.
2.1.2 Nghiên cứu về đa dạng sinh học ở Việt Nam

Nghiên cứu đa dạng sinh học ở Việt Nam qua các thời kỳ
Thời kỳ 1955 – 1975:
Trên phạm vi toàn quốc, trong thời kỳ này, về đa dạng thực vật trước hết
phải kể đến Bộ thực vật chí Campuchia, Lào và Việt Nam do Aubréville khởi
xướng và chủ biên (1960 – 1997) cùng với nhiều tác giả khác nghiên cứu và hệ
thống các loài thực vật trên phạm vi cả nước. Đến nay đã công bố 29 tập nhỏ gồm
74 họ cây có mạch nghĩa là chưa đầy 20% tổng số họ đã có.

9


Phạm Hoàng Hộ (1970 – 1972) công bố 2 tập “Cây cỏ miền Nam Việt
Nam” giới thiệu 5.326 loài, trong đó có 60 loài thực vật bậc thấp và 20 loài rêu,

còn lại 5.246 loài thực vật có mạch. Trần Ngũ Phương (1970) đã chia rừng Miền
Bắc Việt Nam thành 3 đai rừng với 9 kiểu rừng khác nhau và UNESCO (1973) đã
chia thảm thực vật Việt Nam thành 4 lớp quần hệ với 25 kiểu rừng (trích dẫn bởi
Phùng Ngọc Lan và ctv, 2006).
Thời kỳ sau năm 1975:
Phan Kế Lộc (1983) đã vận dụng bảng phân loại thảm thực vật của
UNESCO (1973) để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam. Tác
giả đã chia thảm thực vật rừng Việt Nam ra làm 5 kiểu chính đó là: Rừng rậm,
rừng thưa, trảng cây bụi, trảng cây bụi lùn, trảng cỏ.
Về mặt thực vật trên phạm vi toàn quốc phải kể đến bộ “Cây cỏ Việt Nam”
của Phạm Hoàng Hộ (1991 – 1993) xuất bản tại Canada và được tái bản có bổ
sung tại Việt Nam trong hai năm 1999 – 2000. Đây là bộ sách đầy đủ nhất và dễ sử
dụng nhất đã đóng góp phần đáng kể cho khoa học thực vật ở Việt Nam.
Việt Nam là một quốc gia trên thế giới có đa dạng sinh học cao. Theo
Nguyễn Nghĩa Thìn (1997), nước ta có khoảng 11.373 loài thực vật thuộc 2.524
chi và 378 họ (trích dẫn bởi Phùng Ngọc Lan và ctv, 2006). Các hệ sinh thái ở Việt
Nam cũng rất đa dạng. Theo Thái Văn Trừng (1978), trên quan điểm sinh thái đã
phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam thành 14 kiểu: 1. Kiểu rừng kín thường
xanh mưa nhiệt đới (Rkn), 2. Kiểu rừng kín nửa thường xanh ẩm nhiệt đới (Rkn),
3. Kiểu rừng kín rụng lá hơi ẩm nhiệt đới (Rkr), 4. Kiểu rú kín lá cứng hơi ẩm
nhiệt đới (Rkc), 5. Kiểu rừng thưa, cây lá rộng hơi khô nhiệt đới (Rtr), 6. Kiểu
rừng thưa, cây lá kim hơi khô nhiệt đới (Rtk), 7. Kiểu rừng thưa, cây lá kim hơi
khô á nhiệt đới núi thấp (Rta), 8. Kiểu trảng cây to, cây bụi, cỏ cao, khô nhiệt đới
(Tct, Tcb, Tcc), 9. Kiểu truông bụi gai, hạn nhiệt đới (Tbg), 10. Kiểu rừng kín lá
rộng thường xanh mưa á nhiệt đới núi thấp (Rka), 11. Kiểu rừng kín hỗn giao cây
lá rộng và lá kim, ẩm, á nhiệt đới núi thấp (Rkh), 12. Kiểu rừng kín cây lá kim ẩm,

10



×