Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

THỰC TRẠNG về sự PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỚI HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.58 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
BỘ MÔN CÔNG TÁC XÃ HỘI

BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ MÔN:

GIỚI VÀ PHÁT TRIỂN

TÊN ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG VỀ SỰ PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỚI, ĐẶC BIỆT LÀ SỰ
PHÂN CÔNG LAO ĐỘNG GIỮA
VỢ VÀ CHỒNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

GVHD:

ThS. PHẠM THỊ KIM NGỌC

Thành phố Hồ Chí Minh, 5/ 2012


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn
MỤC LỤC

Phần dẫn nhập...........................................................................................................2
Phần nội dung............................................................................................................4
I.Thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam....................................................................4
II.Sự phân cộng lao động giữa vợ và chồng trong gia đình nông thôn hiện nay........6
2.1. Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình.....................................6
2.1.1. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ...................6


2.1.2. Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc sữa chữa các đồ dùng
trong gia đình........................................................................................................... 10
2.2. Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình.............................10
2.2.1 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong chăm sóc và giáo dục con cái
11
2.2.2 Sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc thường xuyên tham gia
các công việc cộng đồng..........................................................................................11
2.3.Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình......12
2.3.1. Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất.............................12
2.3.2. Quyền ra quyết định trong các công việc quan trọng trong gia đình.............13
2.3.3. Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và hôn nhân
cho con cái...............................................................................................................13
2.3.4. Quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số con................14
Phần kết luận/ Khuyến nghị.........................................................................................14
Tài liệu tham khảo.......................................................................................................16

PHẦN DẪN NHẬP
Quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đang được đẩy mạnh có ảnh
hưởng sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội. Riêng đối với gia đình, công

2


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

nghiệp hóa, hiện đại hoá đã tạo điều kiện cho người phụ nữ tham gia nhiều hơn vào
các hoạt động xã hội, nâng cao vai trò vị trí của người phụ nữ trong việc ra quyết
định các vấn đề của gia đình.

Khi đảm nhận vai trò xã hội, người phụ nữ luôn phải cố gắng phấn đấu để
khẳng định bản thân, để được xã hội thừa nhận. Điều này không thể không ảnh
hưởng đến việc thực hiện các vai trò của họ trong gia đình. Việc người phụ nữ
không thể làm tốt, làm hết các công việc trong gia đình - công việc mà xã hội quan
niệm là của họ.
Trong bài viết này tôi mong muốn nói lên thực trạng về bình đẳng giới ở Việt Nam
trong xã hội hiện nay nói chung. Từ thực trạng chung đó tôi muốn nghiên cứu về sự
phân công lao động giới. Đặc biệt đi sâu vào sự phân công lao động giữa vợ và
chồng trong gia đình hiện nay. Qua đó có thể thấy được sự bình đẳng giữa nam và
nữ trong các công việc của gia đình, ra quyết định đối với các công việc quan trọng
trong gia đình…
Tuy nhiên, bài viết này tôi chỉ nêu ra thực trạng chung của sự bình đẳng trong phân
công các công việc trong gia đình chứ chưa nêu ra giải pháp để cải thiện vì còn
nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách, pháp luật khác nhau. Cũng rất
mong nó sẽ được quan tâm nhiều hơn trong thời gian tới nhằm đạt đến sự bình đẳng
hơn nữa giữa nam và nữ ở Việt Nam nói riêng và vì sự tiến bộ trên toàn thế giới nói
chung.
Có thể nói gia đình vốn được coi là tế bào của xã hội, nó phản ánh tất cả
những gì đang diễn ra ngoài xã hội, các mối quan hệ xã hội của con người đều bắt
đầu từ gia đình. Trong tiến trình đổi mới của mình, Việt Nam đang chịu tác tộng
mạnh mẽ của những chuyển biến về kinh tế – xã hội. Sự phát triển của xã hội sẽ làm
vai trò và vị trí của người phụ nữ được nâng lên đáng kể. Phụ nữ đã có quyền bình
đẳng so với nam giới. Họ được tự do học hành, được tham gia vào các hoạt động
của xã hội theo khả năng của mình, có được quyền bỏ phiếu, ứng cử… Tuy nhiên ở
nước ta, các yếu tố truyền thống, đặc biệt là tư tưởng Nho giáo vẫn còn là một nhân
tố đáng kể tác động trực tiếp đến quan niệm và hành vi ứng xử của người dân trong
xã hội. Các chuẩn mực xã hội và những lễ giáo phong kiến khiến cho người phụ nữ
luôn bị ràng buộc trong gia đình, rơi vào địa vị phụ thuộc, luôn sống bó hẹp trong
“tam tòng tứ đức” và có thân phận thấp hèn, không được bình đẳng so với nam giới.


3


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

Quan niệm “trọng nam khinh nữ” và tư tưởng coi thường người phụ nữ vẫn
còn đang tồn tại dưới nhiều biến thái khác nhau. Chế độ gia trưởng và sự bất bình
đẳng thường là những nguyên nhân dẫn đến sự phụ thuộc trong cuộc sống gia đình
của người phụ nữ. Định kiến hẹp hòi của xã hội đang bao trùm lên người phụ nữ,
gán cho người phụ nữ vai trò nội trợ như là một biểu trưng chung của người phụ nữ,
khiến họ không thể tách rời khỏi gia đình, khỏi vai trò nội trợ của mình để tham gia
hoạt động xã hội.
Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước đã có rất
nhiều biến đổi và gia đình cũng đang chịu sự tác động mạnh mẽ của sự chuyển biến
đó. Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu là sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội và cùng
với nó là sự phân công lao động. Quá trình toàn cầu hoá, khu vực hoá cùng với sự
phát triển của khoa học công nghệ tiên tiến đã tác động đến các giá trị văn hoá - xã
hội ở Việt Nam. Trong những điều kiện kinh tế và môi trường xã hội như hiện nay,
quan hệ giới trong gia đình cũng có sự thay đổi tích cực làm cho gia đình được củng
cố và phát triển, đem lại hạnh phúc cho các thành viên. Gia đình hạnh phúc sẽ là
nguồn dinh dưỡng cho sự ổn định của cộng đồng, cho quá trình phát triển của xã
hội. Sự thay đổi trong quan hệ giới như vậy sẽ là biểu hiện trực tiếp xu hướng củng
cố, hoàn thiện vị trí và vai trò của giới trong thiết chế gia đình.
Trong phân công lao động theo giới có những hoạt động công việc khác nhau
như: công việc nội trợ, chăm sóc và giáo dục con cái, các công việc ngoài cộng
đồng, quyền quyết định chính trong các công việc gia đình… vậy sự phân công lao
động giữa vợ và chồng trong gia đình diễn ra như thế nào? Có hay không cơ hội
như nhau trong việc tiếp cận các nguồn lực phát triển của gia đình? Liệu đã có

những đánh giá công bằng công lao đóng góp trong việc nuôi sống gia đình của
người vợ và người chồng chưa? Hay nói cách khác, qua bài viết này tôi muốn cho
mọi người nhận thấy một số vấn đề về sự phân công lao động của giới nói chung và
giữa vợ chồng trong gia đình nói riêng.

PHẦN NỘI DUNG
I. Thực trạng về bình đẳng giới ở Việt Nam
Bất bình đẳng giới chưa có hồi kết khi mà trách nhiệm của phụ nữ đối với gia
đình và con cái vẫn rất nặng nề; tình trạng thiếu máu diễn ra phổ biến ở bà mẹ mang

4


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

thai; nạn bạo hành, phân biệt đối xử tồn tại trong mọi tầng lớp dân cư; cơ hội học
tập, vay vốn làm ăn, thăng tiến, kể cả mức lương của chị em vẫn thua xa so với nam
giới.
Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng
nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây
những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển
sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã ghi nhận
rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh. Theo
nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam(2005) thì những trường hợp này
chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình.
Nếu ai đó có dịp chứng kiến một người chồng ở miền Tây Nam Bộ nhậu say rồi
trói vợ vào cột nhà đánh, mới thấu hiểu vì sao mơ ước lấy chồng ngoại, chồng Việt
kiều lại có ở nhiều cô gái xứ này đến thế. Nếu nhìn cảnh những người phụ nữ ở Hà

Tây dậy từ 4 giờ sáng đạp xe đạp cách 30 km về Hà Nội bán hàng rong, đến 6 giờ
tối về nhà là "đâm sầm" vào bếp rơm nấu cám heo, trong lúc ông chồng đi đánh tổ
tôm thì mới thấy việc các cô gái sẵn sàng chịu khổ, chịu nhục ở xứ người để lấy ít
tiền cho mẹ mình đỡ bị cha đánh cũng không có gì là lạ.
Bạo lực phụ nữ - về cả thể xác và tinh thần - vẫn diễn ra một cách dai dẳng và
công khai ở xã hội Việt Nam, nhất là nông thôn (điều này đã được truyền thông
nhiều lần nhắc đến). Gánh nặng âu lo đặt quá lên vai phái nữ - khi mà họ quá ít sức
lực (theo nghĩa đen và nghĩa bóng). Thói quen cho mình quá nhiều đặc quyền trong lúc không tự gán cho mình những trách nhiệm tương đương - của đàn ông...
Việt Nam có đến 66% các vụ ly hôn liên quan đến bạo hành gia đình. 5% phụ nữ
được hỏi thừa nhận bị chồng đánh đập thường xuyên. 82% hộ dân nông thôn và
80% hộ ở thành phố có xảy ra bạo lực. Tỷ lệ phụ nữ bị ngược đãi trong những gia
đình khá giả ở mức cao,76%.
(Thống kê của Viện Xã hội học, Viện KH-XH VN-02/2006)
Các nhà hoạt động xã hội cho rằng, cả tin là nguyên nhân khiến chị em phụ nữ
rơi vào tay bọn buôn bán người. Nhưng nếu không quá bất hạnh, không phải sống
trong địa ngục gia đình thì người phụ nữ không dễ bị dụ dỗ như vậy. Chính sự trọng
nam khinh nữ, tư tưởng phân biệt giới khiến chị em bị đối xử tệ bạc, bị rẻ rúng, bị

5


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

tổn thương nặng nề, do đó chị em luôn mong muốn thoát khỏi tình trạng này. Và
thật dễ hiểu khi họ mù quáng tin theo người sẵn sàng chia sẻ, hứa hẹn giúp đỡ họ.
Có lẽ không ai bỏ nhà khi họ được sống trong một gia đình hạnh phúc. Mặc dù hiện
tượng bất bình đẳng giới đã được nói đến rất nhiều, nhưng đâu đó tình trạng này
vẫn tái diễn và gây nên hậu quả nghiêm trọng, tiếp tay cho nạn buôn bán phụ nữ và

trẻ em.
Nhiều bậc cha mẹ đã bộc lộ sự khát khao có con trai của họ đến mức nạo phá
những bào thai bé gái hoặc có những người vợ đã lén lút cưới vợ lẽ cho chồng. Hậu
quả đưa đến cũng khá nghiêm trọng: có người chồng khi có vợ lẽ thì yêu chiều và
hắt hủi vợ cả. Dường như tâm lý muốn có con trai để nối dõi tông đường vẫn là tâm
lý ăn sâu bám rễ ở mỗi người dân Việt Nam, đặc biệt là những người dân vùng nông
thôn, những dân tộc vùng sâu vùng xa nhận thức còn thấp kém. Cũng xuất phát từ
nguyện vọng muốn có con trai mà trong một cuộc điều tra xã hội học ở Hà Nội thì
có 2/3 số người được hỏi đã nêu nguyện vọng là có mong muốn sinh con thứ ba.
Theo báo cáo gần đây nhất của Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em Việt Nam,
từ đầu năm đến nay, ở nước ta đã có hiện tượng mất cân bằng giới tính từ khi sinh.
Tư tưởng “trọng nam khinh nữ” đã khiến số nam giới nhiều hơn nữ giới và điều này
cho thấy rằng cách nhìn nhận về người phụ nữ của chúng ta vẫn chưa được cải thiện
hoàn toàn. Bình đẳng nam nữ đang thực sự là một cuộc cách mạng khó khăn và lâu
dài vì sự hạ thấp, khinh miệt đối với phụ nữ đã tồn tại từ hàng nghìn năm nay ăn sâu
trong nhận thức của văn hóa người Việt.
Số bé trai mới sinh là 289.126 em và bé gái là 216.585 em, tỷ số giới tính là
110,8 nam/100 nữ. Ngay từ kết quả Tổng điều tra Dân số năm 1999 cũng đã có dấu
hiệu mất cân đối giới tính trên phạm vi cả nước, đặc biệt ở 16 tỉnh, thành phố có tỷ
suất vượt quá ngưỡng tự nhiên (106 nam/100 nữ).
Điển hình là: Tỉnh Thái Bình: tỷ số 120 nam/100 nữ; Tỉnh Kon Tum: 124
nam/100 nữ; Tỉnh Trà Vinh: 124 nam/100 nữ; Tỉnh Kiên Giang: 125 nam/100 nữ,
Tỉnh An Giang: 128 nam/100 nữ; Sóc Trăng: 124 nam/100 nữ...
Ban Giám đốc Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM) khẳng định, hiện tượng sản phụ sinh
bé trai nhiều hơn sinh bé gái là có thật. Số liệu ghi chép tại bệnh viện này cho thấy
trong 9 tháng đầu năm 2005, có 33.223 trẻ ra đời. Trong đó, có 17.410 (chiếm

6



NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

52,4%) trẻ trai và 15.813 trẻ gái (chiếm 47,6%). Tại Bệnh viện Phụ sản Hùng
Vương (TP HCM), từ đầu năm đến nay có 19.921 trẻ sơ sinh ra đời. Mặc dù không
có số liệu thống kê cụ thể nhưng theo nhận định của lãnh đạo bệnh viện này thì hiện
tượng bé gái ít hơn bé trai là có thật.
Và, khi Việt Nam đứng thứ 89/143 trong cuộc điều tra về chỉ số phát triển giới,
khi Việt Nam còn 70% dân số làm nông nghiệp, với mặt bằng dân trí thấp, có thể
kết luận về tình trạng bất bình đẳng là phổ biến.
II.Sự phân công lao động giữa vợ - chồng trong gia đình
2.1.Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình
Mô hình phân công lao động truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì,
người phụ nữ - người vợ vẫn đảm nhiệm công việc nội trợ và nam giới - người
chồng vẫn là người thực hiện chính công việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình.
Có thể nói ngay từ buổi bình minh của lịch sử loài người, sự phân công lao
động theo giới đã được hình thành. Khi ấy nam giới do khoẻ mạnh hơn thì vào
rừng, xuống sông để săn bắn, hái lượm, tìm kiếm thức ăn, còn phụ nữ do yếu hơn,
phần nữa phải bận bịu với công việc nuôi con nên ở nhà trông con cái và nấu
nướng.
Xã hội ngày càng phát triển, sự phân công lao động giữa nam và nữ ngày càng
chịu sự chi phối của các lề thói và tập tục xã hội. Trong gia đình truyền thống người
vợ đóng vai trò lo toan việc nhà, làm nội trợ, sinh đẻ và dạy dỗ con cái. Còn người
chồng đóng vai trò ông chủ, có quyền sở hữu về đất đai tài sản, là người đảm bảo
cho sự độc lập về kinh tế của gia đình.
2.1.1.Phân công lao động giữa vợ và chồng trong nhóm công việc nội trợ
“Công việc nội trợ” là một khái niệm cho đến nay chưa có một định nghĩa nào
thật rõ ràng. Theo sự tính toán của các chuyên gia thì người nội trợ phải thực hiện
216 dạng hoạt động khác nhau từ đính khuy đến việc chăm sóc người ốm. “Công

việc nội trợ gia đình” hay còn được xem là hoạt động tái sản xuất liên quan đến việc
duy trì gia đình. Mặc dù được coi là hoạt động thiết yếu để duy trì sự tồn tại của con
người song lại không thường hoặc khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy những
công việc nội trợ trong gia đình (còn được gọi là lao động gia đình) cho đến nay vẫn
được xem xét là loại hình lao động không được trả công. ở nước ta và nhiều quốc

7


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

gia trên thế giới vẫn xếp các công việc nội trợ vào lĩnh vực “không hoạt động kinh
tế” và coi là công việc dành riêng cho phụ nữ. Trong điều kiện hiện nay liệu quan
niệm về sự phân công này đã thay đổi? Trong gia đình, các hoạt động tái sản xuất
sức lao động cho các thành viên hay còn gọi là công việc nội trợ gia đình được xem
như là một hình thức hoạt động diễn ra hằng ngày, là công việc cần thiết để duy trì
cuộc sống của mỗi thành viên và sự tồn tại của gia đình. Gia đình sẽ không còn là
gia đình nguyên nghĩa nếu như hoạt động này không diễn ra mà thay vào đó là sự
chen lấn của các loại hình dịch vụ. Ngày nay việc chăm lo cho các thành viên trong
gia đình được coi là một công việc quan trọng theo đúng nghĩa của nó, trong đó vai
trò của người phụ nữ đặc biệt được đề cao. Nhưng điều đó không có nghĩa phụ nữ
là người chịu trách nhiệm chính trong mọi công việc của gia đình. Phụ nữ Việt Nam
ngày nay đang có mặt trên khắp các lĩnh vực hoạt động của nền kinh tế quốc dân,
cùng với quá trình học tập, làm việc, trình độ của lao động nữ cũng ngày càng được
nâng cao rõ rệt. Những người phụ nữ không muốn chỉ được bình đẳng trong hoạt
động nghề nghiệp mà còn cả trong công việc gia đình. Do vậy cần có sự phân công
lao động một cách hợp lí hơn giữa vợ và chồng trong các công việc của gia đình
trên cơ sở cùng hợp tác. Việc cùng gánh vác trách nhiệm đối với gia đình mang ý

nghĩa sâu xa của tình cảm cố kết giữa các thành viên. Sự chia sẻ không còn đơn
thuần chỉ là trách nhiệm mà còn đánh giá một đời sống hôn nhân tích cực. Nói cách
khác sự bình đẳng trong công việc gia đình giữa vợ và chồng sẽ tạo ra cơ hội thuận
lợi không chỉ cho nữ giới mà cả nam giới trong việc hoàn thành tốt hơn vai trò của
mình trong gia đình và xã hội.
Theo nhiều cuộc nghiên cứu và khảo sát gần đây cho thấy một thực tế là hầu
như không có thay đổi đáng kể ở sự phân công lao động giữa người vợ và người
chồng trong công việc nội trợ. Người vợ vẫn đảm nhận hết các công việc thuộc về
nội trợ 82,5%. Sự tham gia của người chồng chiếm một tỉ lệ nhỏ, chỉ có 3,5% và cả
hai vợ chồng cùng tham gia vào công việc nội trợ cũng chỉ ở mức 14,8%. Như vậy,
có thể thấy rằng trong các hoạt động thiết yếu của gia đình hiện nay thì dường như
vẫn còn duy trì theo mô hình phân công truyền thống: Công việc nội trợ của gia
đình vẫn do người vợ đảm nhận.
Bảng 1: Sự tham gia công việc nội trợ giữa vợ và chồng trong gia đình

8


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

Chỉ tiêu

Chồng

Vợ

Cả vợ và chồng


Tham gia công việc nội

3,5

82,5

14,8

trợ
(Nguồn: Kết quả nghiên cứu mà Unicef công bố năm 2008)
Sự khác biệt quá lớn giữa vợ và chồng trong công việc gia đình tưởng như bị
yếu tố kinh tế trong điều kiện mới bị che lấp, khiến cho họ bị xem nhẹ, làm cho cả
nam và nữ đều coi đó là chuyện tất yếu, không có gì quan trọng hay đáng lưu ý cả
bởi vì hoàn cảnh buộc người ta phải lựa chọn như vậy để đảm bảo đời sống của gia
đình. Nhưng thực tế những công việc nội trợ không phải là một công việc đơn giản,
nhẹ nhàng như quan niệm của nhiều người, việc này cũng đòi hỏi nhiều thời gian và
sức lực của người thực hiện, người phụ nữ vừa phải hoàn thành tốt công việc lao
động sản xuất như nam giới, mặt khác lại phải tiếp tục bỏ thêm một lượng thời gian
cho công việc bếp núc, dọn dẹp nhà cửa, với sức khỏe của người phụ nữ liệu như
vậy có quá sức không?
Trước đây, người đàn ông nào muốn phụ giúp vợ, chia sẻ với vợ một vài công
việc nội trợ trong nhà thường rất sợ người khác nhìn thấy sẽ chê cười vì cho rằng
như vậy sẽ làm mất mặt đàn ông, đàn ông chỉ làm những chuyện lớn bên ngoài,
không làm những chuyện vặt vãnh của phụ nữ. Thậm chí, có thành kiến nặng nề
cho rằng, những người đàn ông hay làm công việc gia đình thì có tính đàn bà v.v…
Tuy nhiên hiện thời, có sự thay đổi nhiều trong cách nhìn nhận về người đàn ông
biết chia sẻ công việc với vợ. Có nhiều nguyên nhân, nhưng quan trọng nhất là nhờ
sự hiện đại, tiến bộ và quan điểm bình đẳng giới trong suy nghĩ của người đàn ông
thời nay.
Cùng với nhận thức về sự bình đẳng trong quyền và nghĩa vụ thì nhiều người

đàn ông cũng có sự cảm thông sâu sắc về gánh nặng công việc gia đình mà người
phụ nữ phải đảm trách, từ đó, họ tình nguyện phụ giúp các công việc gia đình bằng
tất cả tình cảm của mình. Khi đó, người phụ nữ có điều kiện làm tốt vai trò bên
ngoài xã hội, cùng phát triển và cũng có điều kiện xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh
phúc, người đàn ông cũng tự hào vì mình cũng có thể làm tốt những công việc gia
đình, tự hào vì mình có thể phụ giúp và chia sẻ với vợ mình.

9


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

Bên cạnh sự tự nguyện, tự giác, sự cảm thông sâu sắc của người đàn ông để có
thể đỡ đần, phụ giúp công việc trong gia đình thì nhiều chị em phụ nữ cũng tạo điều
kiện, cơ hội để người đàn ông nhận thấy được trách nhiệm của mình mà làm những
công việc đó. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng để có thể xây dựng
nên một gia đình có sự bình đẳng về vai trò, trách nhiệm của người đàn ông và phụ
nữ.
Trong quá trình phát triển không ngừng của xã hội, nhận thức của mọi người
cũng được nâng cao, nhu cầu xây dựng gia đình bình đẳng để theo kịp tiến trình
phát triển của xã hội cũng trở nên cấp thiết và trở thành nhu cầu đương nhiên. Biết
gánh vác, chia sẻ với nhau những công việc trong gia đình để cùng phát triển tốt là
điều kiện quan trọng để đạt được sự bình đẳng tiến bộ cần phải có trong đời sống
đương đại.
Dù bất kì là nam hay nữ, độ tuổi trẻ hay già, trình độ học vấn cao hay thấp, các
dân tộc khác nhau, hầu hết người trả lời đều thừa nhận vai trò của người phụ nữ
trong công việc nội trợ. Điều đó cho chúng ta thấy mô hình phân công lao động
truyền thống của gia đình vẫn còn được duy trì, người phụ nữ, người vợ vẫn đảm

nhiệm công việc nội trợ.
Cũng theo quan niệm truyền thống, tương ứng với sự phân công lao động đó là
quyền quyết định của người vợ trong các khoản chi tiêu hằng ngày. Quan niệm về
chức năng “tay hòm chìa khoá” của người phụ nữ vẫn tồn tại trong xã hội Việt
Nam.
Tuy nhiên vấn đề đáng lưu ý ở đây là việc đảm nhiệm chủ yếu việc giữ tiền
của phụ nữ lại có liên quan mật thiết tới các chi tiêu cho sinh hoạt hằng ngày của
gia đình. Do đó có thể nhận thấy sự bất bình đẳng ngay cả trong một vấn đề mà bề
ngoài dường như là có lợi thế cho phụ nữ. Trên thực tế việc giữ tiền trong gia đình
gần như ngầm định người vợ là người thực hiện các công việc tiếp theo trong chuỗi
các công việc nội trợ.
2.1.2 Phân công lao động trong việc sửa chữa các đồ dùng trong gia
đình.
Trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình, hầu như ở các gia đình, người
chồng là người đảm nhận chính trong việc sửa chữa đồ dùng trong gia đình. Thế

10


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

nhưng, không phải người vợ không biết gì trong việc sữa chữa những vật dụng
trong gia đình. Hiện nay người vợ cũng có thể làm những việc mà người chồng vẫn
làm, như bắt dây điện, sửa đèn, sửa quạt,…
Tuy nhiên, sự phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ
và sửa chữa đồ dùng trong gia đình dường như phù hợp với đặc điểm sinh học của
mỗi giới, người chồng thường đảm nhiệm những công việc mang tính phức tạp và
nặng nhọc trong gia đình, còn người vợ thường đảm nhiệm những công việc mang

tính khéo léo và tỉ mỉ. Vì thế công việc không liên quan nhiều đến giới tính của mỗi
người, nam cũng có thể làm những công việc của nữ và ngược lại.
2.2. Trong phân công lao động giữa vợ và chồng trong gia đình
Đã có sự thương lượng vai trò giữa người vợ và chồng trong việc thực hiện các
công việc gia đình và xã hội. Mỗi người ngoài công việc bên ngoài xã hội thì khi về
nhà thì họ nên cùng với nhau chia sẽ những công việc gia đình, từ chuyện bếp núc
đến việc nuôi dạy con cái, dường như cuộc sống gia đình trở nên hạnh phúc và ấm
áp hay không thì tuỳ thuộc vào vợ và chồng. Dù cuộc sống có khó khăn, vất vả đến
đâu, chỉ cần vợ và chồng hiểu cho nhau, yêu thương và san sẻ với nhau thì họ sẽ
vượt qua tất cả. Ngược lại, vợ chồng sống mà không biết chia sẽ, suốt ngày chỉ biết
lo cho công việc bên ngoài mà không để ý đến gia đình thì cuộc sống sẽ trở nên vô
nghĩa, con cái của họ cũng phải hứng chịu những thiệt thòi không đáng có. Nếu
con cái được lớn lên trong gia đình có văn hoá thì ắt hẳn các em sẽ có điều kiện
phát triển tốt. Các em không chỉ học giỏi mà còn tiếp thu những điều hay lẽ phải từ
ngay chính trong gia đình, sỡ dĩ gia đình là môi trường đầu tiên để các em hình
thành nhân cách. Vậy nên vợ chồng không nên xem nhẹ trong việc phân công lao
động trong gia đình, từ những công việc đơn giản đến công việc phức tạp, tuỳ thuộc
vào sức khoẻ của mỗi người. Niềm vui trong công việc gia đình giữa vợ và chồng
được xem như là sợi dây vô hình thắt chặt tình yêu của họ.
2.2.1 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm sóc và
giáo dục con cái.
Gia đình là một môi trường quan trọng để hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ con. Ngay từ khi lọt lòng cho đến hết cuộc đời con người tìm thấy sự đùm
bọc về vật chất, tinh thần và tiếp thu sự giáo dục về mọi mặt. Vì một lí do nào đó,

11


NTH: Trần Anh Tuấn


Tailieucongtacxahoi.violet.vn

có lúc điều này đã bị hiểu sai lệch dẫn đến quan niệm cho rằng việc chăm sóc và
giáo dục con cái thuộc về trách nhiệm của người vợ, người mẹ trong gia đình. Liệu
ngày nay quan niệm đó đã có sự thay đổi trong phân công lao động giữa vợ và
chồng?
Chăm sóc con cái có thể coi là một vấn đề quan trọng, nếu không muốn nói là
vô cùng quan trọng đối với mỗi gia đình. Với những người cha, người mẹ, sự quan
tâm chăm sóc con cái không chỉ là vấn đề trách nhiệm, nghĩa vụ mà hơn thế nữa đó
còn là vấn đề tình cảm, là một niềm hạnh phúc lớn lao của các bậc làm cha, làm mẹ.
Trẻ em sẽ học tốt hơn, trưởng thành hơn nếu có sự chỉ bảo thường xuyên của cha
mẹ. Nhưng ở các hoạt động đó trong gia đình thì ai là người thường xuyên thực
hiện – người cha hay người mẹ?
Trong công việc chăm sóc sức khoẻ cho con, tuy rằng người vợ vẫn là người
thường xuyên làm công việc này hơn nam giới, tuy nhiên người chồng đã có sự
tham gia nhiều hơn vào việc chăm sóc con cái.
Qua sách báo và bằng vốn hiểu biết trên thực tế, tôi nhận thấy: đã có sự thay
đổi trong quan niệm về phân công lao động giữa vợ và chồng trong công việc chăm
sóc và giáo dục con cái, tuy nhiên không có sự phân biệt rạch ròi trách nhiệm của
vợ hay chồng trong công việc trên.
2.2.2 Phân công lao động giữa vợ và chồng trong việc thường xuyên tham gia
các công việc cộng đồng.
Công việc cộng đồng là những công việc liên quan đến các hoạt động mang
tính tập thể. Đó là sự tham gia của người dân vào các công việc như lễ tết, hội hè,
ma chay, cưới xin. Cũng có thể đó là các công việc công ích như dọn vệ sinh thôn
xóm, những buổi sinh hoạt của dòng họ hay của thôn xóm… Những công việc này
thể hiện vị thế và trong nhiều trường hợp là quyền lợi của mỗi người trong cộng
đồng. Ở Việt Nam những công việc như thế gọi là “việc họ việc làng”. Trong đời
sống nhân dân ta từ xưa, những việc như thế chỉ do nam giới đảm nhận, không phải
chỗ cho đàn bà, trẻ nhỏ, còn trong thời đại này thì sao? Liệu có phải chỉ có người

đàn ông được tham gia vào các công việc cộng đồng?
Theo thực tế hiện nay, những công việc cộng đồng không chỉ là công việc của
nam giới nữa, mà thay vào đó phụ nữ đã tham gia nhiều hơn, có tiếng nói nhiều hơn

12


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

trong việc tham gia vào các công việc mang tính cộng đồng. Các công việc mang
tính cộng đồng như ma chay, cưới xin, thờ cúng tổ tiên, thăm viếng họ hàng, tham
gia công việc xã hội thì sự tham gia của nam giới so với nữ giới chênh nhau không
đáng kể.
2.3. Đã có sự bình đẳng hơn trong việc ra quyết định các vấn đề trong gia đình
Tiếng nói của họ trong các quyết định về kinh tế cũng như về chi tiêu được
chú ý nhiều hơn.
2.3.1 Quyền quyết định trong công việc kinh doanh – sản xuất
Trong điều kiện sống của các gia đình hiện nay, người vợ – người phụ nữ đã
thực sự trở thành người có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xây dựng đời sống
kinh tế của gia đình. Họ cũng tạo ra thu nhập không thua kém gì nam giới, thậm chí
ở không ít lĩnh vực hoạt động kinh tế họ là người tạo ra nguồn thu nhập chính.
Chính từ thực tế này mà vị thế kinh tế của người phụ nữ trong các gia đình ngày
càng được nâng cao.
Tuy nhiên khi nói đến quyền quyết định giữa vợ và chồng trong các công việc
kinh doanh, sản xuất thì yếu tố quan trọng không thể bỏ qua là trình độ học vấn.
Trình độ học vấn sẽ quyết định khá nhiều đến quyền ra quyết định các công việc
kinh doanh – sản xuất, sự thành bại trong các công việc đó.
Điều đặc biệt là với những người không biết chữ thì đều cho rằng người phụ

nữ có vai trò ra quyết định nhiều hơn khá nhiều so với nam giới. Trình độ học vấn
càng cao thì quyền quyết định của phụ nữ so với nam giới trong các công việc kinh
doanh – sản xuất ngày càng ngang nhau, có sự chênh lệch nhưng chênh lệch rất ít,
không đáng kể. Như vậy có thể khẳng định rằng, ngày nay phụ nữ đã có vị trí quan
trọng trong gia đình. Chính từ thực tế này, vị thế kinh tế của người phụ nữ ngày
càng được nâng cao hơn và vai trò của họ đã được nam giới thừa nhận. Ở đây đã có
sự bình đẳng giới giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng.
2.3.2 Quyền ra quyết định trong các công việc quan trọng trong gia đình
Có thể nói mua sắm đồ dùng đắt tiền và xây dựng nhà cửa là những khoản chi
tiêu có ảnh hưởng đáng kể đến đời sống kinh tế của các gia đình. Chính vì vậy cần
có sự bàn bạc, thống nhất giữa vợ và chồng khi gia đình có nhu cầu phục vụ cho
cuộc sống gia đình.

13


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

Việc ra quyền quyết định đối với các công việc quan trọng của gia đình cho
thấy ở trình độ học vấn càng cao thì quyền quyết định đều phụ thuộc vào cả hai vợ
chồng. Mặc dù có được quyền ra quyết định đối với việc chi tiêu các công việc quan
trọn trong gia đình và có được phương tiện tài chính trong tay nhưng người vợ vẫn
chưa thực sự được bình đẳng với người chồng. Xét ở khía cạnh nào đó thì vai trò
của họ bị giới hạn ở người thực hiện, phục tùng những quyết định của người chồng
– nam giới.
2.3.3 Quyền ra quyết định chính trong việc định hướng nghề nghiệp và định
hướng hôn nhân cho con cái.
Có thể thấy, cha mẹ là bậc sinh thành và nuôi dưỡng con cái. Cha mẹ luôn

theo sát các em, khi các em khôn lớn thì họ có trách nhiệm định hướng nghề nghiệp
và lớn hơn nữa là chuyện hôn nhân của con cái sau này. Tuy nhiên, không phải lúc
nào ý kiến nào của cha mẹ cũng đúng và sáng suốt cho con cái, vấn đề xác định
nghề nghiệp cũng phải tuỳ thuộc vào sự yêu thích cũng như khả năng của con em
mình.
Nếu như thời phong kiến, vấn đề hôn nhân của con cái đều do cha mẹ quyết
định thì đối với xã hội ngày nay không phải đã loại bỏ hết suy nghĩ, hủ tục xưa
nhưng cũng phần nào khác hơn so với trước. Việc quyết định hôn nhân hầu như phụ
thuộc vào con cái, cha mẹ thường khuyên bảo và góp ý thêm cho các em mà thôi.
Cha mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên sẽ được làm công việc ổn định, yên
bề gia thất.

2.3.4. Quyền quyết định chính trong việc sử dụng biện pháp tránh thai và số
con
Đối với quyền quyết định sử dụng các biện pháp tránh thai và số con đều do cả
hai vợ chồng cùng quyết định. Khác với xã hội Việt Nam truyền thống, do sức ép
của quan niệm phải có con trai để nối dõi tông đường nên quyền quyết định số con
không phụ thuộc về phụ nữ mà thuộc về người chồng, thậm chí là thuộc về dòng họ.
Ngày nay, quyền quyết định chính về số con là do cả hai vợ chồng cùng quyết định
và quyền quyết định trong việc sử dụng biện pháp tránh thai cũng do cả hai vợ
chồng quyết định. Đây là một bước tiến bộ rất lớn của sự bình đẳng nam, nữ và qua

14


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

đây ta cũng thấy được vai trò quan trọng của người phụ nữ đối với việc quyết định

số con và sử dụng biện pháp tránh thai giữa vợ và chồng trong gia đình.
Quyền quyết định sinh con còn phụ thuộc vào các yếu tố như trình độ học vấn,
lứa tuổi…
Do trình độ nhận thức và hiểu biết còn hạn chế nên những người ở trình độ
không biết chữ đều cho rằng phụ nữ là người quyết định chính trong việc thực hiện
các biện pháp tránh thai. Trình độ học vấn càng lên tăng thì quyền quyết định chính
của cả hai vợ chồng đối với các công việc này cũng tăng lên.

PHẦN KẾT LUẬN/ KHUYẾN NGHỊ
Có thể thấy, phụ nữ vẫn còn bị ràng buộc trong quan niệm công việc nội trợ
trong gia đinh. Mặc dù ngày nay, xã hội phát triển kéo theo sự tiến bộ về nhận thức,
có rất nhiều nam giới xem công việc nội trợ là sự sẽ chia đối với người vợ. Nhưng
mặt khác, cũng có rất nhiều nam giới vẫn xem đó là công việc, là bổn phận của
người làm vợ, còn họ chỉ lo liệu các công việc lớn hơn. Từ đó cho thấy: Sự phân
công lao động giữa vợ và chồng trong nội trợ vẫn còn có sự phân biệt.
Phụ nữ chưa hoàn toàn bình đẳng ở vấn đề ra quyết định những công việc lớn
trong gia đình, trong kiểm soát tài sản, trong thừa kế,… Mặc dù họ là người nắm
giữ trách nhiệm quản lý tài chính trong gia đình. Phụ nữ ít được tham gia hội họp
thôn xóm, ít tiếp cận với các phương tiện truyền thông, chưa được bình đẳng trong
họ tộc và gia đình. Nếu có cơ hội được giao lưu, Phụ nữ cũng không thua kém gì so
với nam giới. Vì thế, chúng ta cần có cái nhìn sâu sắc hơn đối với phụ nữ ngày xưa
cũng như phụ nữ ngày nay, không có sự phân biệt trong vấn đề phân công lao động
giữa nam và nữ. Vợ chồng trong gia đình cần quan tâm, chia sẻ với nhau trong
chuyện tình cảm cũng như trong công việc. Có như vậy cuộc sống vợ chồng sẽ trở
nên vui vẻ, gia đình sẽ hạnh phúc hơn.
Như phần dẫn nhập tôi đã đề cập đến vấn đề này, tôi chỉ nêu ra thực trạng
chung của sự bình đẳng trong phân công các công việc trong gia đình chứ chưa nêu
ra giải pháp để cải thiện vì còn nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến chính sách,
pháp luật khác nhau. Tuy nhiên, đứng trên phương diện là một nhân viên công tác


15


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

xã hội, tôi có thể đưa ra một số khuyến nghị của riêng tôi nhằm đảm bảo sự bình
đẳng giới trong việc phân công lao động trong gia đình:
Mối quan hệ giữa chồng và vợ cần phải được xây dựng trên cơ sở bình đẳng
và tôn trọng, có sự thấu hiểu lẫn nhau.Vợ chồng phải sống với với nhau vì tình
nghĩa, phải xem như là một người bạn cùng chí hướng. Từ đó, vợ chồng mới có thể
san sẽ những khó khăn trong cuộc sống, cùng nhau đề ra những kế hoạch, những
mục tiêu thực tế nhằm đem lại sự hạnh phúc trong gia đình.
 Khuyến nghị cho người chồng:
• Người chồng phải tháo vác mọi việc, có thể làm nhiều công việc đem lại
kinh tế trong gia đình.


Phải biết chia sẽ công việc nội trợ cùng với vợ.

• Phải có trách nhiệm tốt trong việc nuôi con, dạy con.
• Người chồng phải có trách nhiệm đối với họ hàng bên nhà vợ như chăm
sóc cho cha mẹ vợ một cách chu đáo.
 Khuyến nghị cho người vợ:
• Người vợ phải có vai trò là người cố vấn cho chồng trong mọi công việc.
• Người vợ ngày nay, thường đảm nhiều công việc so với trước đây. Vì vậy,
người vợ phải biết cách chia sẽ những công việc bận rộn của người mẹ với
những người khác như gửi trẻ cho bà…
• Có thể đảm nhận những công việc sửa chữa đồ dùng trong nhà nếu như

người vợ biết làm.
• Người vợ phải có trách nhiệm đối với họ hàng bên nhà chồng như chăm
sóc cho cha mẹ chồng một cách chu đáo…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
• Tài liệu sách, giáo trình, công trình nghiên cứu
1. Giáo dục, y tế và mức sống dân cư, Niên giám thống kê tóm tắt – 2010,
NXB Thống kê.
2. Sở tài nguyên Môi trường Tỉnh Hòa Bình, 2004, Báo cáo tham luận:
Thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên vợ và
chồng tại Hội thảo kinh nghiệm triển khai cấp Giấy chứng nhận quyền sử

16


NTH: Trần Anh Tuấn

Tailieucongtacxahoi.violet.vn

dụng đất ghi tên vợ và chồng ngày 25-06-2004. Bộ Tài nguyên -Môi
Trường và Đại học quốc gia Hà Nội.
3. Chương trình bình đẳng giới khu vực Đông Nam Á(SEAGEP), Hà Nội,
tháng 11/2011, Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ củ phụ nữ Việt Nam.
4. PGS.TS Lê Thị Quý, 2009, Giáo trình XHH Giới, NXBGDVN.
5. Franklin, Barbara A.K. (1999). Mở rộng chân trời: Thay đổi các vai trò
giới ở Việt Nam. Uỷ ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, Hà Nội.
6. Dương Ngọc – Cái bếp và dịch vụ xã hội. Tạp chí KH&PN số1, 1990
7. Nguyễn Thị Oanh. Gia đình Việt nam thời mở cửa. 1998. NXB Trẻ.
Trang 33.
8. Cmafika Mesem -Vai trò phụ nữ trong gia đình hiện nay. Tạp chí
KH&PN số 4, 1995.


17



×