Tải bản đầy đủ (.docx) (32 trang)

Tiểu luận Đa dạng hệ sinh thái biển Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (17.03 MB, 32 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC

BÁO CÁO TIỂU LUẬN KHOA HỌC

ĐỀ TÀI : “ĐA DẠNG HỆ SINH THÁI BIỂN VIỆT NAM”

Giảng viên hướng dẫn:PGS.TS. Phan Hữu Tôn
Lớp : K56CNSHA
Nhóm thực hiện :Nhóm 1
Danh sách sinh viên
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Họ và tên
Trịnh Thị Thúy An
Đoàn Văn Anh
Hoàng Ngọc Anh
Kiều Vân Anh
Nguyễn Đình Anh
Lê Thị Bích
Nguyễn Quỳnh Chi


Nguyễn Thị Diên
Bùi Đức Huy
Lê Hữu Vinh

Lớp
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K56CNSHA
K55CNSHB
K55CNSHB

1

MSV
560768
560769
560770
560771
560773
560777
560779
560782
550456
550510



 NỘI
I.

DUNG
Giới thiệu chung
1.
2.
3.
4.

II.

Khái niệm hệ sinh thái
Phân loại hệ sinh thái
Khái niệm hệ sinh thái biển
Phân bố, đặc trưng hệ sinh thái biển

Thành phần hệ sinh thái biển
1. Môi trường hệ sinh thái (sinh cảnh)
2. Thành phần các loài sinh vật trong hệ sinh thái biển (quần
xã)

III.

Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái
biển
1. Chuyển hóa vật chất
2. Chuyển hóa năng lượng


IV.

Sự đa dạng loài trong HST biển Việt Nam

V.

Hiện trạng hệ sinh thái biển Việt Nam
1. Tầm quan trọng của biển Việt Nam
2. Hiện trạng hệ sinh thái biển Việt Nam

VI.

Biện pháp khắc phục

Đặt vấn đề:
Việt Nam có trên 3000 đảo lớn, nhỏ ở trong và ngoài khơi nằm rải
rác khắp lãnh thổ Việt Nam. Việt Nam có vùng lãnh hải gắn với bờ biển

2


rộng khoảng 226.000 km 2. Do vậy hệ sinh thái biển cũng rất phong phú,
có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình, có tính đa dạng sinh học và năng suất
sinh học cao.Trong vùng biển nước ta đã phát hiện được khoảng 11.000
loài sinh vật cư trú trong các vùng đa dạng sinh học biển khác nhau.
Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc phức tạp, thành
phần loài phong phú. Đây là môi trường sản xuất thuận lợi và rộng lớn
gắn chặt với đời sống của hàng triệu cư dân sống ven biển của Việt
Nam.


I) Giới

thiệu chung

1) Khái niệm hệ sinh thái
Hệ sinh thái là một cộng đồng gồm các loài sinh vật sống trong một
điều kiện môi trường nhất định và mối tương hỗ giữa các sinh vật đó
với các nhân tố môi trường khác.Các nhân tố môi trường bao gồm các
loài sinh vật nương tựa vào nhau để tồn tại, sinh trưởng và phát triển,
tạo ra một thế cân bằng nhất định.

2) Phân loại hệ sinh thái

3


Hệ sinh thái là đơn vị cơ bản của sinh thái học và được chia thành hệ
sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên.
 Hệ sinh thái nhân tạo :
Ví dụ : Ao nuôi cá, đồng ruộng, thành phố,…
 Hệ sinh thái tự nhiên bao gồm :
 Hệ sinh thái trên cạn
 Hệ sinh thái dưới nước
 Hệ sinh thái nước mặn
 Hệ sinh thái ven biển
 Hệ sinh thái đại dương
 Hệ sinh thái nước ngọt
- Hệ sinh thái nước dòng
-Hệ sinh thái nước đứng
3) Khái niệm hệ sinh thái biển

Hệ sinh thái biển là tổ hợp các quần xã sinh vật biển, môi trường
biển, các sinh vật biển chúng tương tác với môi trường biển để tạo
nên chu trình vật chất (chu trình sinh, địa,hóa và sự chuyển hóa
của năng lượng ở biển).

HỆ SINH THÁI BIỂN
4) Phân bố và đặc trưng của hệ sinh thái biển Việt Nam
a) Phân bố hệ sinh thái biển Việt Nam

4


Vùng biển của Việt Nam chiếm diện tích khoảng 1.000.000 km²,
có đường bờ biển dài, với hơn 3250km. Vùng lãnh hải của Việt
Nam trải rộng trên 226.000 km2, với 4.000 hòn đảo lớn nhỏ tạo
nên nhiều eo, vùng vịnh, đầm phá và nhiều ngư trường với trữ
lượng hải sản gần 3 triệu ấn. Đây là một bộ phận của biển Đông,
nằm ở vùng nhiệt đới Tây Thái Bình Dương, giữ vai trò quan trọng
về môi trường,sinh thái trong Biển Đông.
Các chuyên gia đánh giá biển Việt Nam nằm ở một vị trí rất thuận
lợi về mặt đa dạng sinh học vì đây là một trong các trung tâm phát
tán của sinh vật biển.
b) Đặc trưng của hệ sinh thái biển Việt Nam
 Những đặc điểm chính của biển đảo Việt Nam là: có
khí hậu nhiệt đới phân hóa rõ rệt theo chiều BắcNam, tạo điều kiện cho sinh vật biển phát triển và tồn
tại tốt, biển có tài nguyên sinh vật và khoáng sản
phong phú đa dạng và quý hiếm.
 Biển Việt Nam hội tụ hàng loạt các hệ sinh thái từ
vùng nước nông như rừng ngập mặn, rạn san hô, cỏ
biển, đầm phá, cửa sông, đến biển xa như vùng nước

trồi, hệ biển sâu (có nơi tới 4000 m).
 Tính phong phú và đa dạng của hệ sinh thái biển: diện
tích biển chiếm phần lớn diện tích lãnh nên hệ sinh
thía rất đa dạng, phong phú,. Ở từng vùng địa lý cũng
tồn tại sự đa dạng khác nhau.
 Thành phần các quần xã trong hệ sinh thái rất giàu.
Cấu trúc quần xã trong các hệ sinh thái phức tạp,
nhiều tầng bậc, nhiều nhánh. Điểm đặc trưng này làm
cho đa dạng hệ sinh thái ở Việt Nam có nhiều điểm
khác biệt so với các nước khác trên thế giới.
 Tính phong phú của các mối quan hệ giữa các yếu tố
vật lý và các yếu tố sinh học, giữa các nhóm sinh vật
với nhau, giữa các loài, giữa các quần thể trong cùng
một loài sinh vật. Mạng lưới dinh dưỡng, các chuỗi
dinh dưỡng với nhiều khâu nối tiếp nhau làm tăng tính
bền vững của các hệ sinh thái. Các mối quan hệ năng
lượng được thực hiện song song với các mối quan hệ

5


vật chất rất phong phú, nhiều tầng, bậc thông qua các
nhóm sinh vật: tự dưỡng (sinh vật sản xuất), dị dưỡng
(sinh vật tiêu thụ), hoại sinh (sinh vật phân hủy) trong
các hệ sinh thái ở Việt Nam là những chuỗi quan hệ
mà ở nhiều nước khác trên thế giới không có được.

II)

Thành phần hệ sinh thái biển


1) Môi trường hệ sinh thái biển (sinh cảnh)
Nước là môi trường chủ yếu, nước bị hòa tan các chất nên có vị mặn. Trung
bình nồng độ muối trong nước biển (phần lớn là NaCl) khoảng 35 o/oo.

Ngoài ra môi trường của hệ sinh thái biển còn gồm các yếu tố:


Các yếu tố vật lý (để tạo nguồn năng lượng): ánh sáng, nhiệt độ,
độ ẩm, áp suất, dòng chảy …



Các yếu tố vô cơ: gồm những nguyên tố và hợp chất hóa học cần
thiết cho tổng hợp chất sống. Các chất vô cơ có thể ở dạng khí (O 2,
CO2, N2), thể lỏng (nước), dạng chất khoáng (Ca, PO 43-, Fe …) tham
gia vào chu trình tuần hoàn vật chất.



Các chất hữu cơ (các chất mùn, acid amin, protein, lipid, glucid):
đây là các chất có đóng vai trò làm cầu nối giữa thành phần vô sinh và
hữu sinh, chúng là sản phẩm của quá trình trao đổi vật chất giữa 2
thành phần vô sinh và hữu sinh của môi trường.

6


2) Thành phần các loài sinh vật (quần xã) trong hệ sinh thái biển
a) Sinh vật sản xuất

Một số loài cỏ biển ở Việt Nam :Zostera japonica, Halophila
decipiens, Thalassodendron ciliatum, Ruppia maritima ,..

Một số loài rong biển : Porphyra crispata (Rong Mứt dúng),
Dermonema frappierii (Rong Bông trang), Gelidiella acerosa
(Rong Câu Rễ tre), Colpomenia sinuosa (Rong Bao tử),,,

7


b) Sinh vật tiêu thụ

8


c) Sinh vật phân giải

III. Chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ
sinh thái biển
1) Chuyển hóa vật chất
 Quá trình tạo thành: Quang hợp
CO2 + H2O + Q

C6H12O6 + O2

 Quá trình tích tụ ở sinh vật tiêu thụ

9



 Quá trình phân giải

Nhờ quá trình phân giải mà các đại phân tử được phân hủy thành các
đơn phân nhỏ hơn, giúp sinh vật dễ dàng hấp thụ lại :
Protein -> axit amin -> nucleotid
Lipit -> glixerol + axit béo

Chu trình Cacbon

10


Chu trình phospho

Chu trình Nito

11


2) Chuyển hóa năng lượng
Năng lượng trong hệ sinh thái cũng có 3 quá trình và gắn liền với
chuyển hóa vật chất:
 Tạo thành nhờ quang hợp biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng
lượng liên kết trong phân tử hóa học.
 Chuyển hóa và tích tụ trong cơ thể sinh vật, cùng với quá trình chuyển
hóa vật chất.
 Thoát khỏi hệ sinh thái dưới dạng nhiệt (xảy ra ở quá trình chuyển hóa
vật chất theo chuỗi thức ăn và phân giải các chất).
Biển là nơi có năng suất sơ cấp lớn hơn trên cạn.


IV. Đa

dạng loài trong hệ sinh thái biển

Theo báo cáo của Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam: Trong bờ
biển và đới bờ nước ta đã phát hiện được 10.837 loài sinh vật cư trú
trong hơn 20 kiểu hệ sinh thái điển hình. Chúng thuộc về 6 vùng đa
dạng sinh học biển khác nhau, trong đó có 3 vùng biển Móng Cái- Đồ
Sơn, Hải Vân- Đại Lãnh và Đại Lãnh- Vũng Tàu có mức đa dạng sinh
học cao hơn các vùng còn lại.
Trong tổng loài được phát hiện:
 Thực vật nổi có 537 loài thuộc 4 ngành

12














- Ngành tảo khuê (Bacillariophyta) có 348 loài
- Ngành tảo giáp (Pyrrophyta) có 184 loài

- Ngành tảo lam (Cyanophyta) có 3 loài
- Ngành tảo kim (Silicoflagellata) có 2 loài
Rong biển có 662 loài, 24 dưới loài và 20 dạng
- Rong đỏ (Rhodophyta) có 309 loài
- Rong lam (Cyanophyta) có 77 loài
- Rong nâu (Phaeophyta) có 124 loài
- Rong lục (Chlorophyta) có 152 loài
Ngoài ra còn có sự có mặt của 15 loài cỏ biển thuộc 9 chi.
Thực vật ngập mặn có 92 loài ngập mặn thuộc 72 chi
Trong đó, nhóm loài thuộc rừng cây ngập mặn có 40 loài, nhóm
loài chủ yếu có 35 loài.
Các dạng sống khác : cây gỗ, cây bụi, cây cỏ, dây leo và ký
sinh.
Động vật nổi có 468 loài
- Giáp xác (Crustacea) có 287 loài
- Ruột túi (Porifera) có 95 loài
- Thân mềm (Mollusca) có 35 loài
- Có bao (Tunicata) có 29 loài
- Chaetognatha có 22 loài
Ngoài ra, động vật chân đầu (Cephalopoda) có 53 loài.
Động vật đáy có 6377 loài
- Thân mềm có 2523 loài
- Giun đốt có 734 loài
- Ruột túi có 714 loài
- Da gai có 384 loài
- Thân lỗ có 160 loài
- Động vật dạng cây có 100 loài
- Sipunculida có 32 loài
Và hàng nghìn loại động vật khác.
Tôm biển có 225 loài

- Tôm he (Penaeidae) có 77 loài
- Tôm rồng (Palinuridae) có 9 loài
- Tôm vỗ (Scyllaridae) có 9 loài
- Tôm hùm (Nephropidae) có 4 loài
Cá có 2038 loài
Thành phần khu hệ có đặc trưng là số họ nhiều nhưng số giống
cả mỗi họ không nhiều và số loài của mỗi giống ít.
Cá biệt có những họ chỉ có 1 giống, 1 loài như Chimaeridae,
Ophidiidae, Batrachidae.

13


Đa số các loài phân bố rộng trong các vùng biển nhiệt đới và
cận nhiệt đới; có sự sai khác về thành phần loài ở các vùng
biển. Đặc biệt vùng biển miển Trung có những điểm khác biển
rõ rệt so với các vùng biển khác, một số loài chỉ gặp ở đây như
cá Tráp vàng (Tains tumifrons), cá Chimaera fantasma.
 Rùa biển có 5 loài
 Rắn biển có 15 loài
 Thú biển có 25 loài
 Chim biển có 43 loài
 San hô
Việt Nam có khoảng 1.122 km2 rạn san hô, được phân bố rộng rãi
từ Bắc tới Nam biển Đông; càng xuống phía Nam thì cấu trúc và
số loài càng phong phú.
Có 4 vùng rạn san hô: Vịnh Bắc Bộ, ven biển miền Trung và Đông
Nam Bộ, ven biển Tây Nam Bộ và quần đảo Trường Sa- Hoàng
Sa.
Tại vùng biển miền Bắc, san hô chỉ tạo thành những cụm nhỏ, độ

sâu giới hạn khoảng 10m. Vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận
có nhiều rạn san hô xung quanh các đảo và bãi ngầm, chúng cũng
có ở xung quanh các đảo thuộc vịnh Thái Lan. Các đảo và bãi
ngầm thuộc quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa có những bãi san
hô rộng lớn và đa dạng nhất trong vùng biển Việt Nam. Tại đây
các rạn san hô có thể đạt độ sâu 40m và có đỉnh cao 5-15m. Ở
Việt Nam đã phát hiện được hơn 300 loài san hô cứng
Scleractinia của 76 giống, 16 họ. Trong đó họ Acroporidae có 83
loài, Faviidae có 59 loài; Poritidae có 39 loài.

V.

Hiện trạng hệ sinh thái biển Việt Nam

1) Tầm quan trọng của hệ sinh thái biển
 Mỗi năm khoản lợi nhuận thu được từ các hệ sinh thái
biển và ven biển của Việt Nam từ 60-80 triệu USD

14


 Theo Tổng cục Thống kê, năm 2003 ngành thủy sản
chiếm tỷ lệ hơn 4% GDP.
 Năm 2004, riêng hàng xuất khẩu của ngành thủy sản
Việt Nam đã có giá trị 2 tỷ USD.
 Riêng năm 2008 ngành thủy sản đạt kim ngạch xuất
khẩu gần 4 tỷ USD, trong đó chủ yếu được đánh bắt
và nuôi trồng tại vùng biển ven bờ.
 Tầm quan trọng của hệ sinh thái rừng ngập mặn:
 Công dụng của các loài thực vật rừng ngập mặn rất đa

dạng. Rất nhiều loài cây được sử dụng cho các mục đích
khác nhau. Đã từ lâu các loài thực vật này đã cung cấp
cho những nhu cầu cấp thiết hàng ngày như gỗ xây
dựng, lá lợp nhà, thực phẩm, chất đốt, thức ăn gia súc,...
 Ngoài ra còn có một số loài cây sử dụng cho công
nghiệp như làm nút chai, cho sợi. Cũng còn một số công
dụng chưa được chú ý như làm giấy, ván ép,... Lợi ích
của rừng ngập mặn mang lại khôngchỉ là những sản
phẩm trực tiếp có thể khai thác được mà còn bao gồm
nhiều tác dụng gián tiếp. Một khi rừng ngập mặn hình
thành, mùn bã do lá và các bộ phận khác của cây rụng
xuống được vi sinh vật phân hủy lànguồn thức ăn quan
trọng cho nhiều động vật thủy sinh. Mặt khác, rừng với
hệ thống rễ chằng chịt đã giữ phù sa, tạo ra môi trường
sống thích hợp cho nhiều loài động vật đáy. Rừng ngập
mặn đóng vai trò quan trọng trong chu trình dinh dưỡng,
là nguồn cung cấp chất hữu cơ để tăng năng suất vùng
ven biển, là nơi sinh đẻ,nuôi dưỡng hoặc nơi sống lâu
dài cho nhiều loài hải sản có giá trị như tôm, cá, cua,
sò,...
 Rừng ngập mặn có tác động đến điều hòa khí hậu trong
vùng. Các quần xã rừng ngập mặn là một tác nhân làm
cho khí hậu dịu mát hơn, giảm nhiệt độ tối đa và biên độ
nhiệt. Trên thế giới có rất nhiều ví dụ điển hình về việc
mất rừng ngập mặn kéo theo sự thay đổi khí hậu của khu
vực. Sau khi thảm thực vật không còn thì cường độ bốc
hơi nước tăng làm cho độ mặn của nước và đất tăng
theo. Có nơi, sau khi rừng ngập mặn bị phá hủy, tốc độ
gió của khu vực tăng lên đột ngột, gây ra hiện tượng sa
mạc hóa do hiện tượng cát di chuyển vùi lấp kênh rạch


15


và đồng ruộng. Tốc độ gió tăng lên gây ra sóng lớn làm
vỡ đê đập, xói lở bờ biển. Mất rừng ngập mặn sẽ ảnh
hưởng đến lượng mưa của tiểu khu vực.
 Tầm quan trọng của hệ sinh thái rạn san hô:
Các rạn san hô đa dạng và tuyệt mỹ đã tham gia hình thành và
bảo vệ hàng ngàn hòn đảo. Chúng cũng có tầm quan trọng ở
nhiều đảo lớn và vùng bờ biển trong việc bảo tồn đất đai và sự
tồn tại của con người. Đối với các cộng đồng kinh tế phát triển,
rạn san hô được coi là tài nguyên về xã hội và văn hóa. Giá trị
kinh tế được hiểu ở phương diện giải trí và du lịch. Các loài đặc
sản trong rạn san hô cũng rất hấp dẫn nhưng không phải là thiết
yếu.
 Tầm quan trọng của hệ sinh thái cỏ biển:
 Nhờ sự cố định năng lượng mặt trời có hiệu quả và sản
lượng sinh khối cao, cỏ biển có khả năng tăng cường và duy
trì độ phì nhiêu của thủy vực. Điều này còn được bổ sung bởi
quá trình trao đổi vật chất hữu cơ có hiệu quả diễn ra trên lá
và nền đáy. Một chức năng quan trọng khác của thảm cỏ biển
là cầu nối trong con đường di cư của sinh vật và là quần cư
ươm giống cho biển. Các thảm cỏ biển thường phát triển ở
vùng trung gian của rừng ngập mặn và rạn san hô hoặc là
vùng đệm của hai hệ sinh thái khácnhau.Vì vậy, chúng trở
thành điểm dừng chân của nhiều loài cá, độngvật không
xương sống, thú và bò sát. Bằng việc cung cấp nơi ẩn náu
cũng như nguồn dinh dưỡng giàu có, thảm cỏ biển trở thành
bãi ươm giống chất lượng cao của nhiều sinh vật. Nguồn

giống sau khi được nuôi dưỡng ở đây sẽ phát tán đến các hệ
xung quanh ra biển khơi.
 Thảm cỏ biển dày với hệ thống rễ neo chặt vào nền đáy có
tác dụng làm giảm năng lượng của sóng, dòng chảy và nhờ
vậy chúng có khả năng chống xói lở, bảo vệ đường bờ biển.
Ở những vùng chịu nhiều bão tố, cỏ biển có vai trò lưu giữ
trầm tích nhờ hệ thống thân, rễ ngầm và nhờ vậy tạo nên
vùng đệm chống sóng gió. Mặt khác, thảm cỏ biển là bộ máy
có hiệu quả cao đối với việc hấp thụ chất dinh dưỡng, chất
thải từ đất liền và có vai trò như những bẫy trầm tích làm
giảm độ đục của nước. Hiện nay, các thảm cỏ biển đang
cung cấp cho loài người những sản phẩm trực tiếp như vật

16


liệu di truyền,thực phẩm; vật liệu thô cho công nghiệp và
năng lượng.

Một số nguồn tài nguyên chính từ biển đang được Việt Nam
đầu tư khai thác.

Nguồn thủy hải sản

i

Tài nguyên dầu khí

17



Nguồn lợi từ vận tải biển

Tài nguyên du lịch
biển
2) Hiện trạng hệ sinh thái biển Việt Nam
Theo đánh giá của Tổng cụ Biển và Hải đảo Việt Nam, hiện nay hệ sinh
thái biển Việt Nam, đặc biệt là hệ sinh thái ven bờ biển đang đứng trước
những nguy cơ suy thoái nghiêm trọng bởi hàng loạt các hoạt động khai
thác tự nhiên quá mức của con người, như việc phá hủy rừng ngập mặn
để nuôi trồng thủy sản, khai thác và phá hủy các rạn san hô phục vụ du
lịch, đánh bắt quá mức, quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa với
những chất thải được đổ ra biển...

18


Rừng ngập mặn Việt Nam từ năm 1943 – 2007 đã chết một nửa. Nếu
năm 1943 diện tích rừng ngập mặn tại Việt Nam là 408 nghìn ha thì năm
2007 chỉ còn 209 nghìn ha, giảm tới 199 nghìn ha (48.5% tổng diện
tích), với tốc độ phá hủy bình quân khoảng 3%/năm. Rừng ngập mặn
đang bị suy thoái nghiêm trọng và mất dần khả năng chống phèn, ngăn
ngừa xói lở bờ biển, triều cường, hạn chế tác hại của bão cát, gây ô
nhiễm, suy thoái môi trường, tăng diện tích đất hoang hóa ... cũng như
ảnh hưởng tới môi trường sống của nhiều loài động thực vật đặc hữu
của rừng ngập mặn, và kéo theo hàng tỷ đồng đầu tư xây dựng các con
đê nhân tạo ven biển thay thế cho lá chắn phòng hộ tự nhiên đang suy
kiệt.

Hệ sinh thái biển Việt Nam đang suy thoái nghiêm

trọng. Nguồn: vietnam.vnanet.vn

 Cùng chung số phận với rừng ngập mặn, diện tích rạn san hô Việt
Nam cũng đang suy giảm nghiêm trọng. Theo số liệu của Tổng
cục Biển và Hải đảo Việt Nam 2009có khoảng 20% rạn có độ phủ
san hô sống nghèo (độ phủ 0-25%), 60% thuộc loại thấp (2650%), 17% còn tốt (51-75%) và chỉ có 3% rất tốt (dưới 75%). Nếu
năm 2001, diện tích phân bố rạn san hô biển Việt Nam khoảng
110.000ha nhưng hiện nay chỉ còn 14.130 ha (theo số liệu nghiên
cứu của Viện Tài nguyên và Môi trường biển). Nếu năm 1985, hầu
như chỗ nào ven đảo Hạ Long cũng đều có san hô nhưng đến
năm 1998 đã mất 1/3 rạn san hô so với năm 1985, và đến tháng

19


6/2006 thì hầu như không còn san hô tại khu vực vịnh Hạ Long và
Bái Tử Long nữa (theo Viện Tài nguyên Môi trường biển).Các kết
quả điều tra tại 7 vùng san hô trọng điểm cho thấy chỉ có 2,9%
diện tích được đánh giá là trong điều kiện sinh trưởng tốt; 11,6% ở
trong tình trạng tốt, còn 44,9% rơi vào tình trạng xấu và rất xấu.
 Đối với thảm cỏ biển, hệ sinh thái có năng suất sinh học cao, là
nguồn cung cấp thức ăn cho các loài hải sản. Số lượng cư trú
trong vùng thảm cỏ biển thường cao hơn vùng biển bên ngoài từ 2
đến 8 lần.Cách đây 5 năm, thảm cỏ biển ven bờ Việt Nam còn tới
12.380 ha, chủ yếu thuộc về vùng bờ biển đảo Phú Quốc-Kiên
Giang. Theo thống kê từ các tài liệu thì nếu như năm 1995 diện
tích các bãi cỏ biển là 10.770 ha thì đến năm 2003 chỉ còn hơn
4.000ha, mất đi tới 60% diện tích.Đến nay, một số thảm cỏ biển
Zostera japonica ở vùng biển Quảng Ninh, Hải Phòng đã biến mất
hoàn toàn. Sự suy giảm diện tích cỏ biển kéo theo sự ảnh hưởng

tới môi trường sống, chuỗi thức ăn của nhiều loài hải sản.
 Mới đây, kết quả quan trắc mới nhất của BQL Vịnh Hạ Long, di
sản thiên nhiên thế giới cho thấy, vùng nước mặt và trầm tích ven
bờ vịnh đang trong mức độ ô nhiễm dầu – mỡ khoáng rất
cao. Vùng nước Cảng Cái Lân có hàm lượng dầu trong nước biển
gấp 18 lần TCVN. Điều này cũng gây ảnh hưởng không nhỏ gây
phá hủy hệ sinh thái ven bờ vịnh.
 Cùng với sự suy thoái của các rạn san hô, rừng ngập mặn và
“rừng mưa nhiệt đới tới biển” cảnh bảo sự nhiễu loạn chức năng
sinh thái vùng bờ mà không lợi ích kinh tế nào đong đếm được...

NHỮNG MỐI ĐE DỌA ĐỐI VỚI CÁC HỆ SINH THÁI BIỂN
 Khai thác quá mức
- Khai thác quá mức tức là thái tốc đọ sử dụng số lượng nguồn
lợi nhanh hơn khả năng phục hồi tự nhiên hoặc nhân tạo. Quá
trình khai thác môyj nguồn lợi nào đó diễn ra theo một trình tự.
Đầu tiên, một số người phát hiên nguồn lợi và khai thác theo nhu
cầu của thị trường tại chỗ. Kỹ thuật khai thác còn đơn giản chưa
gây hại cho quần cư và nguồn lợi. Nhu cầu thị trường tăng lên,
các nhà kinh tế bắt đầu quan tâm, hoạt động khai thác tăng
cường. Sau đó, đánh bắt trở lên rầm rộ với đầu tư lớn về tài chính
và kỹ thuật khai thác mới. Cuối cùng, sản lượng khai thác giảm vì

20


vượt quá khả năng phục hồi trữ lượng, nghề khai thác sụp đổ và
gây ra nhiều vấn đề xã hội. Ví dụ, sản lượng cá đánh bắt hàng
năm trên toàn thế giới tăng rất nhanh, trung bình khoảng 92 triệu
tấn. Bên cạnh đó, khoảng 27 tấn cá tạp coi như không cần thiết

được vứt xuống biển cùng với 21 triệu tấn cá nước ngọt được
đánh bắt đã làm cho tống sản lượng của toàn thế giới hàng năm
tăng lên đến 140 triệu tấn. Mức cho phép khai thác hàng năm chỉ
đạt tối đa khoảng 100 triệu tấn. Như vậy việc khai thác quá mức
nguồn lợi cá đã dẫn đến sự suy giảm nguồn lực trong những năm
gần đây, mà cụ thể nhất là sản lượng đánh bắt trên mỗi dơn vị
công suất tàu thuyền giảm đi rất nhanh.
- Bên cạnh làm biến mất hoặc giảm số lượng của một loài, khai
thác quá mức còn liên quan đến cân băng sinh thái của quần xã
sinh vật. Chuỗi thức ăn bắt đầu từ sinh vật sản xuất với sinh khối
tạo ra là nguồn thức ăn cho các bậc dinh dưỡng cao hơn gồm các
sinh vật ăn thực vật, ăn thịt và cuối cùng là con người. Khi những
vật nhỏ bị khai thác quá mức, sinh vật ăn thực vật ít bị tiêu thụ hơn
và tăng về số lượng. Ngược lại, sinh vật ăn thực vật giảm mạnh
do bị khai thác, các loài sinh vật nhỏ chuyên hóa thức ăn trở nên
hiếm và có thể biến mất ở những vùng nhất định. Số lượng sinh
vật ăn thực vật quá ít còn thuận lời cho sự phát triển tràn ngập của
rong biển, làm thay đổi cấu trúc quần xã.
- Khai thác quá mức không chỉ liên quan đến vấn đề sinh học mà
còn gây nên môti tình trang gọi là sự “quá tải”. khái niện này biểu
hiện sự kém hiệu quả kinh tế xảy ra khi năng lực đánh bắt vượt
quá nhu cầu. theo ước tính của FAO, nhân loại đã mất đi 15 tỷ
USD do đầu tư quá mức cần thiết hoặc nôn na là “có quá nhiều
tau săn bắt mà cá thì quá ít”. Thực tế ở Việt Nam cũng cho thấy,
hiệu quả đánh bắt giảm gần 2 lần trong 10 năm từ 1983-1992 (Võ
& Trương, 1996)
- Không chỉ các loài cá, mực truyền thống bị khai thác quá mức
mà nhiều loài sinh vật khác cũng đang chịu đựng tình trạng này.
Chúng bao gồm san hô làm cảnh (kể cả san hô đỏ và san hô đen),
các loài trai ốc, hái sâm, tôm hùm.v.v… Một số hậu quả sinh thái

của việc làm này đã được ghi nhận mà ví dụ điển hình là sự đánh
bắt cạn kiệt ốc Tù Và(Charonia tritonis) đã giúp bùng nổ sao biển
gai Acanthaster planci tiêu diệt các rặng san hô ắn độ- tây Thái
Bình dương. Ví dụ, chỉ tronh vong 3 năm Sao Biển Gai đã phá hủy

21


90% diện tích rạn san hô trong một phạm vi hkoangr 38km ở vung
biển Guam. Việc đánh bắt cá rạn cũng đang diễn ra tho chiều
hướng tiêu cực. Một số nơi đánh bắt quá nhiều các loại ca rạn có
khả năng ăn rong , ấu thể
- Cầu Gai đen phat triển mạnh tạo điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển mạnh của các đối tượng này. Rong biển phát triển mạnh
sẽ cạnh tranh giá bám làm hạn chế sự bổ sung hoạc phục hồi của
san hioo. Sự phát triển mạnh mẽ của các loài dong trên cạn và sự
bùng nổ số lượng của Cầu gai Đen, sao biển gai làm mất cân
bằng sinh thái trên san hô, và cuối cùng các bạn dần bị suy thoái.
- Phát triển nuôi trồng vùng ven biển mà không có quy hoạch hợp
lý cũng có thể coi là sử dụng quá mức hệ sinh thái. Trong 50 năm
qua, khoảng 505 diện tích rừng ngập mặn đã biến mất ở các nước
ASEAN đẻ trở thành vùng nuôi tôm, cá (Kenchington 1996). Sự
hủy hoại này tác động trực tiếp trở lại hoạt động nuôi trồng do làm
thay đổi môi trường, sau đó hạn chế sự phục hồi hệ sinh thái và
thay đổi chuỗi thức ăn trong biển.
 khai thác hủy diệt
Để tăng hiệu quả khai thác nguồn lợi không còn phong phú,
nhiều phương tiện khai thác hủy diệt đã được sử dụng. Đánh cá
bằng chất nổ và chất độc là dạng thường gặp nhất. Chất nổ tàn
phá môi trường và nguồn lợi biển do sóng áp lực tạo ra trong

nước, gây chết nhiều loại sinh vật biển. chất nổ thường được sử
dụng những nơi mà cá thường tập trung như vùng kiếm ăn hoặc
đẻ trứng. Cá con với giá trị thương mại thấp nhưng quan trọng vè
vai trò nguồn giống bị ảnh hưởng rất lớn. vVif vậy đánh cá bằng
chất nổ gây ra hậu quả lâu dài.
- Sử dụng chất độc cực kỳ có hại vì nó gây ra ảnh hưởng loại trừ
lên hệ sinh thái, đặc biệt là rặng san hô. Dung dich Canide hiện
đang được sử dụng rông rãi nhất. Chất này có khả năng gây chết
hầu hết sinh vật rạn gồm cá nhỏ, động vật không xương sống
trong đó có san hô. Thông qua mối quan hệ phức tạp của chuỗi
thức ăn, Cyanua gây nên tác động lâu dài lên môi trường và đe
dọa sức khỏe con người và trạng thái sinh vật tiêu thụ.
 Ô nhiễm biển
Ô nhiễm biển là việc đưa vào các chất hóa học hoặc sự biến đổi
đặc lý, hóa sinh học của môi trường. Các quy trình này gây ra

22


những ảnh hưởng sinh lý của một số hoặc tất cả sinh vật biển.
Các chất ô nhiễm ảnh hưởng ở mức độ khác nhau lên đời sống
sinh vật như:
- Giết chết các động thực vật đã trưởng thành
- Gây trở ngại các quá trình sinh lí, đặc biệt là sinh sản
- Gây hại cho sự phát triển ấu trùng
- Làm cho vùng biển không còn thích hợp cho sự phục hồi hoặc
lắng đọng các cá thể nuôi.
- Phá vỡ hoặc thay đổi cấu trúc quần cư.
- Nguồn gây ô nhiễm biển vô cùng đa dạng. Hoạt động lâm nghiệp
và nông nghiệp tạo ra các chất nhiễm bẩn gồm chất lắng đọng,

chất dinh dưỡng, thuốc trừ sâu. Phá rừng còn liên quan đến sự
xói lở bờ biển, tăng độ đục, tăng độ đục và lắng đọng trầm tích.
Chất thải sinh hoạt và đô thị chứa đựng các chất làm giảm lượng
O2, nước có nguồn dinh dưỡng cao, vi sinh vật, kim loại nặng.
Các nhà nông công nghiệp thải kim loại nặng, chất hóa hữu cơ,
dầu mỏ, chất làm giảm lượng O2, chất dinh dưỡng và rác. Nuôi
trồng thủy sản cũng gây ra ô nhiễm ở nhiều vùng do thải ra chất
dinh dưỡng, chất lắng đọng, hợp chất oxy hóa, thuốc kháng sinh
và các chất hóa học khác. Nước thải trong khai thác khoáng được
đổ thẳng ra biển hoặc qua sông chứa nhiều chất lắng đọng kim
loại nặng và các chất độc như Cyanide, Xanthate. Tàu thuyền gây
ra các vụ tràn dầu, đổ nước rửa tàu ra biển. Nạo vét luồng lạch
gây ra sự lắng đọng trầm tích. Theo thống khoảng 70 % chất gây
ô nhiễm biển có nguồn gốc từ đất liền.

23


- Ảnh hưởng của kim loại nhiễm bẩn đối với các quần xã sinh vật
diễn ra theo các cơ chế khác nhau. Sự ưu dưỡng xảy ra khi lượng
chất hữu cơ (đặc biệt là Nitơ và Phốtphát) vượt quá lượng cần
thiết cho quang hợp của quần xã. Hiện tượng này gây ra
- sự bùng nổ quần thể thực vật biển làm thay đổi cân bằng giữa các
bậc dinh dưỡng. Một
- trong những hậu quả nghiêm trọng là hiện tượng triều đỏ của tảo
làm cho nhiều sinh vật bịchết hoặc tích lũy độc tố và sau đó theo
chuỗi thức ăn gây hại cho sức khoẻ con người. ỞViệt Nam, sự ưu
dưỡng được ghi nhận ở bắc vịnh Nha Trang với hàm lượng NO3
quá cao và sự phát triển kèm theo của rong biển và cầu gai. Chính
điều này đã hạn chế sự phục hồi rạn san hô khi bị phá hoại bởi tác

động cơ học như đánh mìn khai thác san hô (Phạm văn Thơm
&Võ Sĩ Tuấn 1997).
- Sự lắng đọng trầm tích tác động trực tiếp lên các quần xã đáy như
rạn san hô
- hoặc thảm cỏ biển. Hàng loạt rạn san hô và thảm cỏ biển ven bờ
đã biến mất trong những năm gần đây. Chất lắng đọng còn gây ra
độ đục cao của nước, hạn chế độ chiếu sáng vào nước, hạn chế
sự phát triển của các sinh vật cần ánh sáng và thay đổi độ sâu
phân bố của nhiều loài. Vật lơ lửng trong nước cũng làm thay đổi
tập tính dinh dưỡng của động vật phù du. Hơn nữa, chất lắng
động thải ra từ đô thị và nông nghiệp thường chứa hàm lượng
Nitơ, Phốtphat cao và góp phần làm tăng sự ưu dưỡng.

24


- Khi môi trường nước biển nhận quá nhiều chất sử dụng Oxy, quá
trình Oxy hóa hấp thụ Oxy với tốc độ nhanh hơn lượng bổ sung từ
khí quyển và sản phẩm quang hợp. Sự thiếu Oxy càng tăng lên do
quá trình này thường kết hợp với sự phân tầng nước, ngăn cản sự
trao đổi Oxy. Sự thiếu Oxy có thể liên quan đến tình trạng ưu
dưỡng do quá nhiều chất hữu cơ từ tảo nở hoa. Nhu cầu Oxy sinh
học (BOD) là chỉ số để đánh giá lượng chất hữu cơ Oxy hòa trong
nước.
- Nhiều chất ô nhiễm thải vào trong nước biển với khối lượng nhỏ
và có thể được tập trung lại bởi sự tích lũy qua chuỗi thức ăn. Các
sinh vật ở đỉnh của chuỗi có thể tích lũy đến mức gây độc. Nồng
độ DDT trong mô sinh vật ảnh hưởng đến quá trình đồng hoá. Ví
dụ, vỏ trứng chim nhiễm DDT do ăn cá có vỏ rất mỏng. Nồng độ
cao của thuốc trừ sâu và kim loại nặng cũng được ghi nhận trong

mô của các động vật lớn như cá Mập, cá Heo, Bò Biển. Nhiều sinh
vật có cơ chế tự điều chỉnh nồng độ chất độc trong cơ thể thông
qua cơ chế bài tiết trong khi một số không có khả năng này. Nhóm
sau có xu thế tích lũy chất ô nhiễm và hàm lượng chất độc trong
mô là chỉ thị về mức độ ô nhiễm biển. Chúng được sử dụng như
vật chỉ thị sinh học mà chương trình quan trắc vẹm Musselwatch)
là một ví dụ.
 Du lịch và môi trường biển
- Phát triển du lịch đòi hỏi phải có đầu tư cơ sở hạ tầng như sân
bay, cầu đường,
- cảng và các dịch vụ ăn uống, thể thao.v.v. Với qui mô lớn, hoạt
động du lịch là một áp
- lực cho môi trường biển và ven biển. Cehen (1978) đã xác định 4
yếu tố có thể gây tác động môi trường của du lịch gồm
(1) Cường độ phát triển và sử dụng điểm du lịch
(2) Tính thích ứng (Resilieneg) của hệsinh thái
(3) Triển vọng thời gian hoạt động
(4) khảnăng biến dạng của quá trình phát triển du lịch.
- Hiện nay, du lịch biển đã gây ra một số tác động đối với các hệ
sinh thái biển. Xây dựng cơ sở hạ tầng có thể làm xói lở bờ biển,
mất quần cư của các quần xã sinh vật, tăng lượng lắng đọng trầm
tích và làm suy thoái của hệ sinh thái ven bờ (rạn san hô, rừng
ngập mặn). Vùng nước ven bờ tiếp nhận nhiều chất thải sinh hoạt,
nước nóng và rác. Rạn san hô bị phá hoại do thả neo, dẫm đạp

25


×