Tải bản đầy đủ (.docx) (39 trang)

ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN ô NHIỄM NGUỒN nước mặt PHỤC vụ NHU cầu NUÔI TRỒNG THỦY sản KHU vực NAM MĂNG THÍT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 39 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trong suốt gần 2 tháng được thực tập tại Viện kĩ thuật biển, em đã được làm
việc chung với các anh, chị của Viện nói chung, Trung tâm nghiên cứu môi trường và
biến đổi khí hậu nói riêng, trong khoảng thời gian này em đã nhận được sự giúp đỡ
và chỉ dẫn tận tình của các anh chị đi trước đang làm việc tại cơ quan. Sau quá trình
thực tập ở cơ quan em đã học được rất nhiều kinh nghiệm bổ ích mà khi còn ở gh ế
nhà trường em chưa được tiếp cận và hiểu rõ. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến
các anh, chị đang làm việc tại Viện Kĩ thuật biển nói chung, Trung tâm nghiên c ứu
môi trường và biến đổi khí hậu nói riêng về những giúp đỡ tận tình khi em còn thực
tập tại cơ quan. Đặc biệt em muốn dành những lời cảm ơn chân thành nhất đến anh
Khanh (Giám đốc trung tâm) đã phân công nhiệm vụ phù hợp cho em, chị Huệ, người
trực tiếp hướng dẫn trong suốt quá trình thực tập, chị Thảo, người cung cấp tài liệu
để em thực hiện đề tài này và thầy TS.Lâm Văn Giang người đã hướng dẫn tận tình
để em hoàn thành đề tài.
Mặc dù đã cố gắng thực hiện đề tài một cách hoàn chỉnh nhất nhưng do kiến
thức và kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhìn thấy. Em rất mong nhận được sự góp ý và
chỉ dẫn tận tình của quý thầy cô để em có thể hoàn thiện tốt hơn bài báo cáo của
mình.
Cuối cùng em xin chúc toàn thể anh chị ở Viện kĩ thuật biển và quý thầy cô
trường Đại học Bách Khoa Tp.HCM dồi dào sức khỏe và đạt nhiều thành công trong
công việc.
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 08 năm 2017

Sinh viên thực hiện

PHẠM TUẤN THANH

1



2


TÓM TẮT NỘI DUNG
Ngành thủy sản là một trong những thế mạnh của vùng Nam Măng Thít đang mang
lại nhiều hiệu quả kinh tế cho người dân, góp phần lớn vào nộp ngân sách nhà nước
qua các năm. Trong năm 2016, ngành thủy sản đạt mục tiêu tăng trưởng 9.6%
(SIWRR, 2016). Mặc dù mang lại hiệu quả kinh tế cao cho vùng nhưng hiện tại
ngành thủy sản vẫn chưa được được giám sát và quy hoạch cụ thể làm cho quá trình
sản xuất của người dân chủ yếu là tự phát không có quy hoạch cụ thể làm cho chất
thải trong quá trình nuôi thủy sản bị chuyển ra môi trường bên ngoài gây ô nhiễm.
Quá trình đó cứ như một vòng tuần hoàn, người dân lấy nước từ hệ thống sông ngòi
để nuôi thủy sản sau đó lại thải nước ô nhiễm ra bên ngoài rồi lại lấy vào, quá trình
đó làm gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm có trong nguồn nước và đồng thời cũng
tăng nguy cơ phát sinh mầm bệnh lên các loại thủy sản đang được nuôi trong ao, bè
người dân.
Đề tài chủ yếu tập trung đánh giá hiện trạng và diễn biến các chất ô nhiễm trên hệ
thống sông ngòi của khu vực Nam Măng Thít từ ngày 14/01/2016 - 29/04/2016 t ừ
đó đưa ra các khuyến cáo cho người dân về chất lượng nguồn nước đầu vào để có
các biện pháp xử lí hạn chế rủi ro về dịch bệnh cho đàn thủy sản.

3


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................i
TÓM TẮT NỘI DUNG...............................................................................................................................ii
MỤC LỤC................................................................................................................................................iii
CÁC TỪ VIẾT TẮT.....................................................................................................................................v

DANH MỤC BẢNG..................................................................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ/ĐỒ THỊ............................................................................................vii
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP.....................................................................................1
SƠ LƯỢC VỀ VIỆN KỸ THUẬT BIỂN..................................................................................1

I.

VIỆN KỸ THUẬT BIỂN.......................................................................................................1

II.
1.

Chức năng............................................................................................................................1

2.

Nhiệm vụ.............................................................................................................................1

3.

Các loại hình nghiên cứu chủ yếu..................................................................................2

4.

Các dịch vụ khoa học công nghệ.....................................................................................3

5.

Trình độ cán bộ, nhân viên: Bảng 1: Trình độ cán bộ, nhân viên...........................3


6.

Lĩnh vực chuyên môn và số năm kinh nghiệm.............................................................3

7.

Cơ sở vật chất và trang thiết bị......................................................................................4

III.

QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.....................................................................................................6

1.

Mục tiêu thực tập...............................................................................................................6

2.

Nhật kí thực tập.................................................................................................................6

3.

Kết quả đạt được..............................................................................................................7

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC MẶT PHỤC VỤ CHO NHU CẦU NUÔI
TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NAM MĂNG THÍT....................................................................................8
MỞ ĐẦU...................................................................................................................................8

I.


II.

1.

Đặt vấn đề...........................................................................................................................8

2.

Mục tiêu đề tài....................................................................................................................8

3.

Nội dung nghiên cứu.........................................................................................................9

4.

Phương pháp nghiên cứu.................................................................................................9

5.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN.......................................................................9

1. Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm, cá tra) đến
năm 2020 (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 2013)...................................................9
4


2. Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020 và định
hướng đến năm 2025 (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh, 2017). 10

III.

TỔNG QUAN VÙNG NAM MĂNG THÍT..........................................................................10

4.

Điều kiện tự nhiên...........................................................................................................10

5.

Dân sinh..............................................................................................................................11

6.

Kinh tế................................................................................................................................11

7.

Sử dụng đất.......................................................................................................................12

IV.
TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI THỦY SẢN ĐANG ĐƯỢC NUÔI Ở KHU VỰC NAM
MĂNG THÍT....................................................................................................................................12
Hình 3: Các loài thủy sản nuôi ở vùng NMT..........................................................................12
1.

Cá tra...................................................................................................................................13

2.


Cá lóc (cá quả)...................................................................................................................13

3.

Tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ)...........................................................14
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC KHU VỰC NAM MĂNG THÍT..............15

V.
1.

Kí hiệu các trạm quan trắc............................................................................................15

2.

Cở sở pháp lí.....................................................................................................................16

3.

Chỉ tiêu pH..........................................................................................................................17

4.

Chỉ tiêu DO.........................................................................................................................18

5.

Chỉ tiêu độ mặn................................................................................................................19

6.


Giá trị NH4+.........................................................................................................................20

7.

Chỉ tiêu NO2-.......................................................................................................................21

8.

Chỉ tiêu Coliform...............................................................................................................22

VI.

CÁC ĐỀ XUẤT....................................................................................................................22

VII.

KẾT LUẬN, KHUYẾN NGHỊ.............................................................................................23

1.

Kết luận.............................................................................................................................23

2.

Khuyến nghị......................................................................................................................24

TÀI LIỆU KHAM THẢO...........................................................................................................................26
PHẦN 3- KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ CHO ĐỢT THỰC TẬP TỐT NGHIỆP.....................27
I.


KẾT LUẬN.............................................................................................................................27

II.

KIẾN NGHỊ.......................................................................................................................27

1.

Đôi với cơ quan thực tập...................................................................................................27

2.

Đối với nhà trường............................................................................................................27

3.

Các điểm còn thiếu sót hoặc cần bổ sung của để tài......................................................27

5


6


CÁC TỪ VIẾT TẮT
NMT

Nam Măng Thít

ICOE


Viện kỹ thuật biển

SIWRR

Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

ĐBSCL

Đồng bằng sông Cửu Long

QCVN

Quy chuẩn Việt Nam

Khu vực nuôi

Ao, đầm, lồng/bè nuôi

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Trình độ cán bộ, nhân viên ( Trung tâm nghiên c ứu môi tr ường bi ển và
biến đổi khí hậu)
Bảng 2: So sánh một số đ ặc điểm sinh học và si nh thái của tôm sú và tôm thẻ chân

trắng
Bảng 3: Kí hiệu các trạm quan trắc (Nguồn: SIWRR, 2016)
Bảng 4: So sánh các QCVN

8


DANH MỤC HÌNH ẢNH, BIỂU ĐỒ/ĐỒ THỊ
Hình 1: Tập hợp tại ICOE ngày 19/06
Hình 2: Buồi báo cáo ngày 09/07
Hình 3: Các loài thủy sản nuôi ở vùng NMT
Hình 4: Vị trí các trạm quan trắc
Hình 5: Chỉ tiêu pH
Hình 6: Chỉ tiêu DO
Hình 7: Chỉ tiêu độ mặn
Hình 8: Giá trị NH4+
Hình 9: Chỉ tiêu NO2Hình 10: Chỉ tiêu Coliform

9


PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CƠ QUAN THỰC TẬP
I.

SƠ LƯỢC VỀ VIỆN KỸ THUẬT BIỂN
Viện kỹ thuật biển (ICOE) được thành lập từ năm 2008 với tiền thân từ
hai đơn vị trực thuộc Viện quy hoạch thủy lợi miền Nam (SIWRR) là Trung
tâm nghiên cứu môi trường và xử lí nước và phòng Nghiên cứu động lực
học ven biển. Do xuất thân từ hai đơn vị kể trên nên Viện kĩ thuật biển đã
có hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực nghiên cứu môi trường, đánh

giá tác động môi trường, lan truyền chất, truyền tải chất, động lực sông,…
và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao, đã thực hiện nhiều các đề
tài, dự án cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh và các dịch vụ hợp đồng nghiên
cứu khoa học phục vụ lĩnh vực khoa học và thực tiễn.

II.

VIỆN KỸ THUẬT BIỂN
1. Chức năng
Nghiên cứu khoa học, tham gia đào tạo và hợp tác quốc tế, tư vấn và
chuyển giao công nghệ về kỹ thuật biển, môi trường đất, nước vùng ven
biển, cửa sông và hải đảo trong phạm vi cả nước.
2. Nhiệm vụ
-

Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền chiến lược, các chương trình, qui
hoạch, dự án, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về khoa học công
nghệ của Viện; tổ chức thực hiện sau khi được cấp có thẩm quy ền phê
duyệt

-

Nghiên cứu cơ bản có định hướng, nghiên cứu ứng dụng về kỹ thuãt bi ển
phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và an ninh qu ốc phòng vùng ven bi ển,
cửa sông và hải đảo.

1


-


Xây dựng mô hình thử nghiệm, ứng dụng và chuy ển giao k ết qu ả nghiên
cứu khoa học, công nghệ vào phục vụ sản xuất theo qui định c ủa pháp
luật.

-

Cung cấp các dịch vụ tư vấn khảo sát, lập dự án đầu t ư, thiết k ế kỹ thu ật,
bản vẽ thi công và dự toán, quản lí dự án, thẩm tra thi ết kế, giám sát thi
công, thí nghiệm hóa môi trường, vật liệu xây dựng của các công trình xây
dựng cửa sông, ven biển và hải đảo theo qui định pháp luật.

-

Tổ chức biên soạn các qui trình, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chu ẩn, đ ịnh m ực
kinh tế, kỹ thuật thuộc lĩnh vực được giao trình cấp có thẩm quy ền ban
hành theo qui định.

-

Tổ chức sản xuất, kinh doanh và xuất nhập khẩu các loại vật t ư thi ết b ị
thuộc lĩnh vực chuyên môn được giao. Đầu tư, xây d ựng và qu ản lí khai
thác các công trình kết cấu hạ tầng vùng ven biển, cửa sông và hải đảo
theo qui định của pháp luật.

-

Thông tin khoa học công nghệ theo chuyên ngành.

-


Hợp tác Quốc tế về nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, liên
doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài n ước để nghiên c ứu khoa
học, phát triển công nghệ, thử nghiệm kỹ thuật mới, đào tạo ngu ồn nhân
lực thuộc lĩnh vực được giao theo qui định của pháp luật.

-

Tham gia đào tạo sau đại học, tập huấn nâng cao năng l ực cho cán b ộ
trong ngành theo quy định.

-

Quản lí tài chánh, tài sản và các nguồn lực khác đ ược giao theo qui đ ịnh
của pháp luật.

-

Được sử dụng phòng thí nghiệm tổng hợp của Viện quy hoạch thủy l ợi
miền Nam để nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ liên quan đ ến
lĩnh vực thủy động lực biển và đới bờ.

2


-

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ và giám đốc Vi ện khoa h ọc Th ủy L ợi
Việt Nam giao.


3. Các loại hình nghiên cứu chủ yếu
-

Nghiên cứu nhu cầu dùng nước của cây trồng và tính tóan cân b ằng n ước
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội cho l ưu vực sông, vùng ven bi ển và các
hải đảo.

-

Nghiên cứu thuỷ nông cải tạo đất chua phèn, mặn và xây d ựng hệ thống
giám sát chất lượng nước, đất vùng đất có vấn đề nhằm bảo vệ môi
trường.

-

Nghiên cứu xâm nhập mặn từ cửa sông ven biển vào nội đồng và lan
truyền chua, đề xuất các giải pháp khắc phục.

-

Nghiên cứu dự báo, đánh giá biến đổi môi trường do tác động của bi ến đổi
khí hậu và nước biển dâng. ảnh hưởng của công trình.

-

Nghiên cứu khả năng chuyển tải môi trường và vật chất trong môi tr ường
nước vùng sông, cửa sông và ven biển.

-


Nghiên cứu đánh giá tác động môi trường cho các dự án phát tri ển kinh t ế
- xã hội và tác động của hệ thống công trình xây d ựng cho vùng ven bi ển
và hải đảo.

-

Nghiên cứu chỉnh trị sông, cửa sông ven biển, phòng chống xói l ở b ảo v ệ
bờ.

-

Nghiên cứu ứng dụng vật liệu mới và công nghệ mới trong xây dựng thu ỷ
lợi.

-

Nghiên cứu cơ học đất nền móng công trình xây dựng cầu phà bến cảng.

-

Nghiên cứu ứng dụng tin học trong quản lý và phát triển ngành.

-

Nghiên cứu trong lĩnh vực xây dựng công trình xây dựng, th ủy l ợi vùng ven
3


biển, thểm lục địa và các hải đảo.
-


Nghiên cứu vật liệu xây dựng và kết cấu công trình.

4. Các dịch vụ khoa học công nghệ
Ứng dụng và chuyển giao công nghệ vào sản xuất, tư vấn xây dựng
trong lĩnh vực kỹ thuật công trình ven biển, khai thác tài nguyên bi ển và
đới bờ (bao gồm: lập báo cáo đầu tư xây dựng, l ập d ự án đầu t ư xây d ựng,
thiết kế kỹ thuật – bản vẽ thi công, khảo sát xây d ựng địa hình - đ ịa ch ất thủy văn, giám sát thi công xây dựng); thẩm định d ự án, th ẩm định thi ết
kế; lập các dự án thiết kế quy hoạch; xây dựng quy trình quản lý và phát
triển tài nguyên đất, nước; đánh giá chất lượng nước chất lượng đất,
nước và hiệu quả các công trình thủy lợi; thí nghi ệm thủy l ực công trình,
thí nghiệm vật liệu xây dựng, thí nghiệm địa kỹ thuật xây d ựng, thí
nghiệm hoá môi trường, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về công trình cảng
biển và môi trường.
5. Trình độ cán bộ, nhân viên: Bảng 1: Trình độ cán bộ, nhân viên

Cán bộ có trình độ đại học trở

Số

lên

lượng

1

Phó giáo sư

3


2

Tiến sĩ

3

3

Thạc sĩ

12

4

Đại học

20

5

Cộng tác viên NCKH

16

STT

6. Lĩnh vực chuyên môn và số năm kinh nghiệm
-

Nghiên cứu quản lý lưu vực (30 năm)


-

Nghiên cứu nhu cầu nước và cân bằng nước (30 năm)
4


-

Nghiên cứu thuỷ nông cải tạo đất chua phèn, mặn và xây d ựng hệ thống
giám sát chất lượng nước, đất vùng đất có vấn đề nhằm bảo vệ môi
trường (25 năm).

-

Nghiên cứu xâm nhập mặn và lan truyền chua (25 năm).

-

Nghiên cứu dự báo, đánh giá biến đổi môi trường do ảnh hưởng c ủa công
trình (20 năm).

-

Công nghệ tưới hiện đại, tiết kiệm nước (20 năm).

-

Công nghệ quản lý điều khiển các hệ thống thuỷ lợi (20 năm).


-

Nghiên cứu chỉnh trị sông ven biển, chống xói bảo vệ bờ (30 năm).

-

Nghiên cứu thủy nông cải tạo đất và bảo vệ môi trường (20 năm).

-

Nghiên cứu các công trình bảo vệ bờ sông, cửa sông, ven biển (20 năm).

-

Nghiên cứu ứng dụng tin học cho quản lý và phát triển ngu ồn tài nguyên
nước (15 năm).

7. Cơ sở vật chất và trang thiết bị
a. Nhà xưởng


Trụ sở cơ quan là 3 khu nhà tầng, diện tích sử dụng 3000m2.



Phòng thí nghiệm Thuỷ lực (2A - Nguyễn Biểu - Q5 - Tp. Hồ Chí Minh), đã
và đang thực hiện những mô hình thí nghiệm vật lý về thu ỷ l ực công trình
thuỷ lợi nói chung và hồ chứa nói riêng.




Cơ sở thí nghiệm thuỷ lợi tổng hợp tại xã Thuận Giao, huyện Thuận An,
Bình Dương: Diện tích 3ha, vốn đầu tư 27 tỷ. Trong đó 17,7 t ỷ đồng v ốn
xây lắp, 9,3 tỷ đồng vốn thiết bị, là một cơ sở thí nghiệm mô hình vật lý
hiện đại đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi cho công tác nghiên c ứu c ủa
đề tài.
5




Phòng tin học có khả năng đáp ứng cho nhiệm vụ nghiên cứu khoa học:
o Xây dựng các phần mền chuyên ngành
o Xây dựng các phần mềm quản lý thông tin, dữ liệu cơ bản phục vụ
công tác nghiên cứu
o Ứng dụng, cập nhật các phần mềm hiện đại trên thế giới.



Phòng thí nghiệm cơ học đất nền móng (Địa kỹ thuật) (mã số LAS-XD 155
do Bộ Xây dựng cấp) phục vụ phân tích đánh giá địa ch ất n ền móng công
trình.



Phòng thí nghiệm Hoá - Môi trường mã số LAS-XD 282 do Bộ Xây dựng cấp
đủ cơ sở vật chất và nguồn nhân có khả năng đáp ứng nhu cầu phân tích
chất lượng môi trường.




Trung tâm tư vấn và phát triển công nghệ thu ỷ lợi nghiên c ứu ứng d ụng
vật liệu và công nghệ mới vào công trình xây dựng hồ chứa, hồ sinh thái và
các công trình thuỷ lợi khác.



Phòng Thí nghiệm vật liệu xây dựng (mã số LAS-XD 143 do Bộ Xây d ựng
cấp) đủ khả năng phân tích và chuyển giao công nghệ vật liệu m ới cho các
khu xây dựng thử nghiệm hồ sinh thái.

b. Trang thiết bị




Máy sắc ký khí GC đo các chỉ



Máy hấp phụ nguyên tử

tiêu thuốc trừ sâu, bào vệ

AAS, đo các thông số kim

thực vật trong đất, nước.

loại nặng trong mẫu nước,


Máy đo tổng các hàm lượng



đất.
Máy quang kế ngọn lửa UV-

hữu cơ TOC trong nước, đất

VIS đo các thông số hoá học

và trầm tích.

trong mẫu đất, nước, không
6





khí.
Thiết bị lấy mẫu không khí.
Máy đo pH, EC, độ mặn, ẩm



lòng sông
Máy in A0, A1, Laser, Epson,

độ,....

Thiết bị chưng cất đạm (N)



Scanner của Mỹ
Bàn số hoá Digitizer kích



trong của mẫu nước, đất và



thước A0 của Mỹ
Máy Plotter HP



Jet1050C Plus
Định vị vệ tinh GPS 4800 2



tần số
Các thiết bị lấy mẫu hiện



trường, máy đo sâu hồi âm
Máy đo hồi âm có định vị vệ





thực vật.
Tủ sấy, lò nung
Cân phân tích với độ chính










xác 0,01g, 0,001g, 0,0001g.
Máy lắc, máy li tâm.
Máy khuấy từ.
Máy trưng nước cất 2 lần.
Máy đo BOD, COD, DO, ....
Thiết bị cô quay chân không
Máy đo xa ánh sáng Thụy Sỹ
Máy kinh vĩ của Thụy Sỹ
Ống nhòm, máy bộ đàm, ca



nô, mia địa hình

Các loại máy đo lưu tốc hiện



trường (12 bộ)
Các máy tính với các phần

tinh (GPS) Geoexplorer 3C
của Mỹ, máy đo hàm lượng


phù sa lơ lửng.
Thiết bị đo lưu lượng dòng






chảy tổng hợp ADCP của Mỹ
Máy đo sóng và thủy triều.
Máy đo dòng chảy ven bờ.
Máy đo trầm tích.
Máy đo lưu tốc 2 chiều kiểu

mềm arview, arinfor, bàn số

điện từ dùng trong thí

hoá bản đồ, xử lý ảnh vệ



tinh, xử lý thông tin GIS
Máy đo hàm lượng phù sa lơ

Design



nghiệm mô hình vật lý.
Hệ thống máy thiết bị văn
phòng hiện đại.

lửng, máy đo lấy mẫu cát

7


III.

Cùng với các phần mềm hiện đại hỗ trợ như ArcGIS, Xử lí ảnh viễn thám,

MIKE 11, MIKE 21, Hydrogis, Duflow,…
QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Mục tiêu thực tập
Tiếp cận với thực tế quá trình làm việc ở Viện kỹ thuật bi ển, học hỏi
những kinh nghiệm trong quá trình thực tập với các anh chị đang làm vi ệc
tại đây.
2. Nhật kí thực tập
- Ngày 16/06/2017: Tập hợp tại Viện kỹ thuật biển (ICOE) lúc 9h


Hình 1: Tập hợp tại ICOE ngày 19/06
Tại đây, sau khi được thầy Giang dẫn vào để giới thiệu, nhóm đã được
anh Lương Văn Khanh là Giám đốc-Trung tâm nghiên c ứu môi tr ường bi ển
và biến đổi khí hậu tiếp đón và nói sơ lược về chức năng, nhiệm vụ và c ơ
sở vật chất của phòng, tiếp đó anh Khanh gi ới thi ệu chị Huệ dẫn nhóm đi
-

tham quan các phòng làm việc và phòng thí nghiệm phân tích.
Ngày 17-18/06/2017, tìm hiểu thêm thông tin về phòng trên website:
để chuẩn bị cho 8 tuần thực tập sắp tới.
Tuần 1: 19-23/06/2017
 19/06/2017: Học cách phân tích các chỉ tiêu pH, DO, NH4+ , tổng Fe.
 20/06/2017: Học cách phân tích các chỉ tiêu: độ m ặn, TSS, TDS,
NO2-, NO3 21-23/06/2017: Tham gia phân tích mẫu do khách hàng g ửi v ề các

-

chỉ tiêu đã được học.
Tuần 2: 26-30/06/2017:
 26/06/2017: Học cách sử dụng các thiết bị đi ện t ử trong phòng thí
nghiệm
 27/06/2017: Học cách phân tích các chỉ tiêu: BOD, COD, TP, TN


 28/06/207: Học cách phân tích các chỉ tiêu: PO 43-, SO42-, Cl-, Coliform,
FecalColiform.
 29-30/06/2017: Tham gia phân tích các chỉ tiêu đã đ ược h ọc cho
-


khách hàng
Tuần 3: 03-07/07/2017: Tham gia phân tích tất cả các chỉ tiêu khách hàng

-

yêu cầu gửi cho phòng.
Ngày 09/07/2017: Tham gia buổi Báo cáo t ổng k ết d ự án cấp Bộ “Hoàn
thiện công nghệ lọc sinh học vật liệu nổi để xử lý nước thải các nhà máy
chế biến thủy sản quy mô vừa và nhỏ khu vực đồng bằng sông Cửu Long
(ĐBSCL)”

-

Hình 2: Buổi báo cáo ngày 09/07
Tuần 4: 10-14/07/2017:
 10/07/2017: Tham quan cơ sở và phòng thí nghiệm ở Thuận An,
Bình Dương.
 11-13/07/2017: Tiếp tục phân tích các chỉ tiêu do khách hàng yêu

-

cầu.
 14/07/2017: Họp bàn giao đề tài thực tập
Tuần 5: Tiếp tục làm việc tại phòng thí nghiệm phân tích của phòng,
đồng thời tìm hiểu thêm thông tin, số liệu liên quan đến đền tài được giao

với sự giúp đỡ của các anh chị đang làm việc tại phòng.
- Tuần 6,7,8: Tự nghiên cứu và hoàn thành báo cáo thực tập
3. Kết quả đạt được
Sau thời gian 8 tuần thực hiện, em đã được làm việc trong một môi

trường hiện đại và chuyên nghiệp, với các thiết bị phân tích có độ chính
xác cao. Học được cách phân tích các chỉ tiêu về nước với các phương pháp
và kinh nghiệm để hạn chế tối đa sai số cho kết quả. Hiểu được cách phân
công công việc và làm việc nhóm để đạt hiểu quả trong công việc.


PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC MẶT PHỤC VỤ CHO
NHU CẦU NUÔI TRỒNG THỦY SẢN KHU VỰC NAM MĂNG THÍT
I.

MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Khu vực Nam Măng Thít (NMT) là một khu vực kiểu mẫu của miền Tây
sông nước với mạng lưới sông ngòi, kênh, rạch dày đặc. Cùng với việc các
hoạt động công nghiệp chưa phát triển mạnh nên nơi đây có nguồn nước
còn tương đối sạch, đó là một điều kiện rất quan trọng trong việc phát
triển ngành thủy sản của vùng. Các loài thủy sản được nuôi chủ yếu là các
lóc (cá quả), các tra, tôm sú và tôm thẻ chân trắng, với tốc độ tăng trưởng
9.3% trong năm 2016 (SIWRR, 2016) thì tiềm năng phát triển của ngành
vẫn còn rất lớn, góp phần không nhỏ trong việc nộp ngân sách nhà nước
và nâng cao đời sống người dân trong khu vực. Tuy nhiên, trong thời gian
gần đây, việc mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản (NTTS) của khu vực
diễn ra với tốc độ nhanh, tự phát, thiếu quy hoạch vùng nuôi cụ thể là cho
môi trường nước trong khu vực bị suy thoái làm cho dịch bệnh thường
xuyên xảy ra trên các loại thủy sản truyền thống gây ảnh hưởng lớn đến
năng suất của như chất lượng của sản phẩm thủy sản trong vùng, người
dân thì bị nhiều rủi ro hơn trong việc đầu tư tái sản xuất. Từ đó với nhận
định mong muốn giúp người dân khu vực hạn chế rủi ro trong việc nuôi
trồng thủy sản, đề tài chủ yếu tập trung vào đánh giá các chỉ yêu có thể
gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài thủy

sản là pH, độ mặn, DO, NH4+,NO2-, NO3-, Coliform có trong nguồn nước đầu
vào, từ đó có thể giúp người dân nhận biết các nguồn có thể gây hại cho
đàn thủy sản của mình để có biện pháp phòn ngừa và xử lí.
2. Mục tiêu đề tài
Đánh giá các chỉ tiêu có thể gây ảnh hưởng đến quá trình nuôi thủy sản
của người dân gồm pH, độ mặn, DO, NH4+, NO2-, Coliform từ đó giúp người
3.
4.
-

dân có biện pháp phòng ngừa và xử lí hiệu quả nguồn nước đầu vào.
Nội dung nghiên cứu
Tìm hiểu tình hình nuôi trồng thủy sản của khu vực Nam Măng Thít
Đánh giá hiện trạng chất lượng nguồn nước đầu vào cho các ao thủy sản
Đưa ra các khuyến cáo cho các hộ nuôi trồng thủy sản
Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp tổng hợp tài liệu
Xử lí và phân tích số liệu


- Phương pháp luận.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu: Nguồn nước mặt khu vực Nam Măng Thít mùa
khô từ tháng 1 – tháng 4.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian: 14/01/20116 – 29/04/2016
- Địa điểm: Khu vực Nam Măng Thít
II.
TỔNG QUAN VỀ CÁC ĐỀ TÀI LIÊN QUAN
1. Đề án kiểm soát ô nhiễm môi trường nuôi trồng thủy sản (tôm, cá


-

tra) đến năm 2020 (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản 1, 2013)
Gồm các nhiệm vụ:
Hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu, thông tin về hiện trạng môi trường tại
các vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra làm cơ sở cho việc

-

kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Xây dựng và thử nghiệm chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại

-

một số vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra tập trung.
Xây dựng và hoàn thiện một số văn bản kỹ thuật phục vụ kiểm soát ô

-

nhiễm môi trường.
Tăng cường nguồn lực phục vụ các hoạt động nhằm kiểm soát ô nhiễm

-

môi trường trong nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra.
Tuyên truyền, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và an toàn trang

-


trại.
Các dự án trực thuộc đề án:
Dự án 1: Xây dựng và phát triển mô hình kiểm soát ô nhiễm môi trường
tại một số vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra tập trung.



Mục tiêu: Xây dựng được mô hình thử nghiệm về kiểm soát ô nhi ễm môi
trường tại các vùng nuôi, sản xuất giống tôm nước l ợ và cá tra phù h ợp
với điều kiện của từng vùng, địa phương làm cơ sở để phát tri ển nhân
rộng chương trình kiểm soát ô nhiễm môi trường trong NTTS ở Vi ệt


-

Nam.
Thời gian: 2015 - 2016
Dự án 2: Xây dựng một số quy chuẩn làm cơ sở kiểm soát ô nhiễm môi



trường trong nuôi, sản xuất giống tôm nước lợ và cá tra.
Mục tiêu: Xây dựng các được các quy chuẩn, tiêu chuẩn làm cơ sở cho


-

việc kiểm soát ô nhiễm môi trường trong NTTS.
Thời gian: 2015 - 2017
Dự án 3: Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường và an toàn trang tr ại

(Biosecurity) cho các hộ nuôi và cộng đồng nuôi thủy sản tập trung.




Mục tiêu: Nâng cao nhận thức cộng đồng về bảo vệ môi trường vùng
nuôi, sản xuất giống thủy sản nói chung, nuôi và sản xuất gi ống tôm
nước lợ và cá tra nói riêng, tiến tới phát tri ển NTTS thân thi ện v ới môi

trường.
 Thời gian: 2015 - 2020
2. Quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra tỉnh Trà Vinh đến năm 2020
và định hướng đến năm 2025 (Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn
-

tỉnh Trà Vinh, 2017)
Mục tiêu: Phát triển nuôi, chế biến cá tra bền vững trong điều kiện thích
ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng, đáp ứng các tiêu chu ẩn quy
định về điều kiện nuôi, chất lượng, an toàn sinh học, bảo vệ môi trường

đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu.
- Thời gian: 2016 – 2020
III.
TỔNG QUAN VÙNG NAM MĂNG THÍT
4. Điều kiện tự nhiên
a. Địa hình
Vùng dự án nằm ở phần cuối cù lao hẹp giữa sông Ti ền và sông H ậu.
Địa hình chủ yếu là những khu đất bằng phẳng v ới độ cao trên d ưới m ột
mét so với mực nước biển, vùng đồng bằng ven bi ển có cac gi ồng cát,
chạy liên tục theo hình vòng cung và song song với bờ biển.

Do sự chia cắt bởi các giồng và hệ thống trục lộ, kênh rạch chằng chịt,
địa hình toàn vùng khá phức tạp. Các vùng trũng xem kẹp với các gi ồng
cao. Riêng phần rìa phía Nam là vùng đất thấp, b ị các gi ồng cát hình cánh
cung chia cắt thành nhiều vùng trũng cục bộ, nhiều nơi chỉ cao 0.5-0.8 m
nên hàng năm thường bị ngập mặn trong thời gian 3-5 tháng
(SIWRR,2016).
b. Khí hậu
Nằm trong vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng dự án thuộc vùng
nhiệt đới có khí hậu ôn hòa, nhiệt độ trung bình 26 oC – 27oC, độ ẩm trung
bình 80% - 85%., ít bị ảnh hưởng bởi bão, lũ. Mùa m ưa từ tháng 5 – tháng
11, mùa khô từ tháng 12 – tháng 4 năm sau, lượng m ưa trung bình t ừ
1400 – 1600 mm/năm (SIWRR, 2016).
Hàng năm hạn hán thường gây ra nhiều khó khăn cho sản xu ất v ới s ố
ngày nắng liên tục 10 -18 ngày, trong đó các huy ện như Cầu Kè, Càng
Long, Trà Cú thuộc tỉnh Trà Vinh là các huyện ít bị hạn. Huy ện Ti ểu C ần
hạn đầu vụ khoảng tháng 6 đến tháng 7 là nghiêm tr ọng trong khi các


huyện còn lại như Châu Thành, Cầu Ngang hạn gi ữa vụ nhưng tháng 7 và
tháng 8 thường nghiêm trọng hơn.
c. Sông ngòi
Vùng Nam Măng Thít có hệ thống sông ngòi dày đặc, v ới t ổng chi ều
dài trên 578 km, trong đó có các sông l ớn là sông H ậu, sông C ổ Chiên và
sông Măng Thít. Các sông ngòi, kênh rạch trong vùng h ợp l ưu đ ổ ra bi ển
chủ yếu qua hai cửa sông chính là của Cổ Chiên và cửa Định An.
5. Dân sinh
Trên vùng dự án có 3 dân tốc sinh sống chủ y ếu là ng ười Kinh, Khmer
và người Hoa. Người Kinh chiếm đa số với trên 69% dân số trên t ổng dân
số là 1.342.571 người, mật độ dân số trung bình là 566 ng ười/km 2
(SIWRR, 2016).

6. Kinh tế
Nam Măng Thít thuộc vùng đồng bằng duyên hải, đi ều kiện thu ận lợi
phát triển kinh tế nông nghiệp. Các huyện Tra Ôn, Vũng Liêm thuộc Vĩnh
Long, Cầu Kè, Càng Long, Tiểu Cần thuộc Trà Vinh là những huy ện đ ược
xem là vùng sản xuất nhiều lúa gạo phẩm chất cao và gạo đặc s ản. Ngoài
ra, ở đây còn tròng nhiều loại cây ăn trái đặc sản như: sầu riêng, bòn bon,
măng cụt,...Cây công nghiệp cũng được trồng và cho năng su ất khá cao
như: dừa, lác, đậu nành,.. Chăn nuôi gia súc gia cầm cũng đang phát tri ển
và còn nhiều tiềm năng.
Riêng các huyện ven biển như Trà Cú, Châu Thành, Cầu Ngang c ủa
tỉnh Trà Vinh có điều kiện nước lợ và mặn thuận lợi để phát tri ển ngành
nuôi thủy sản.
7. Sử dụng đất
Tổng diện tích vùng Nam Măng Thít khoảng 243.900 ha, trong đó
diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 221.348 ha, lâm nghi ệp chi ếm
2.982 ha, đất chuyên dùng chiếm 9.936 ha, đất nuôi trồng thủy sản
chiếm 62.000 ha, còn lại là đất ở nông thôn 3.108 ha, đất đô thị chi ếm
IV.

586 ha, đất chưa sử dụng chiếm 25 ha (SIWRR, 2016).
TỔNG QUAN VỀ CÁC LOÀI THỦY SẢN ĐANG ĐƯỢC NUÔI Ở KHU VỰC
NAM MĂNG THÍT


Hình 3: Các loài thủy sản nuôi ở vùng NMT
1. Cá tra
Cá tra là một loài cá nước ngọt được tìm thấy nhi ều ở vùng hạ lưu
sông Mê Công. Cá tra là cá da trơn , thân dài, lưng xám đen, b ụng h ơi
bạc, miệng rộng, có 2 đôi râu dài. Cá tra sống chủ y ếu trong n ước
ngọt, có thể sống được ở vùng nước hơi lợ (nồng độ muối 7-10 g/L ),

có thể chịu đựng được nước phèn với pH >5, dễ chết ở nhiệt độ thấp
dưới 150C, nhưng chịu nóng tới 390C. Cá tra có số lượng hồng cầu
trong máu nhiều hơn các lòai cá khác. Cá có cơ quan hô h ấp ph ụ và
còn có thể hô hấp bằng bóng khí và da nên chịu đ ựng được môi
trường nước thiếu oxy hòa tan. Tiêu hao oxy và ngưỡng oxy c ủa cá tra
thấp hơn 3 lần so với cá mè trắng (Tepbac,2017).
Đây cũng là một trong những loài cá được nuôi lâu đời ở Vi ệt Nam,
là mũi nhọn xuất khẩu của ngành thủy sản trong thời gian dài nh ưng
do gặp một số vấn đề khách quan nên vị thế của mặt hàng cá tra
không còn được như những năm trước đây. Tuy nhiên, cá tra v ẫn luôn
là mặt hàng mang lại hàng tỷ USD mỗi năm cho Việt Nam, năm 2016
giá trị xuất khẩu của cá tra ước đạt 1.67 t ỷ USD tăng 6.6% so v ới năm
2015, riêng trong 6 tháng đầu năm 2017 sản l ượng cá tra xu ất kh ẩu
đạt 543.3 nghìn tấn tăng 0.9% so với cùng kỳ năm 2016 (Lê B ền,
20017). Hiện tại các mô hình nuôi cá tra ở khu vực NMT chủ yếu là


thâm canh và bán thâm canh (nuôi trong ao và có áp d ụng các bi ện
pháp kĩ thuật khi nuôi) tuy đã được ngành thủy sản địa ph ương đ ưa
ra khung quy hoạch vùng nuôi tuy nhiên việc tuân thủ khung quy
hoạch vẫn chưa được người dân và cơ quan quản lí chú trọng d ẫn
đến vùng nuôi cá tra được mở rộng một cách ồ ạt và thiếu kiểm soát.
2. Cá lóc (cá quả)
Cá lóc là loài cá nước ngọt được tìm thấy nhiều ở Việt Nam, Thái
Lan, Campuchia,… Cá lóc sống phổ biến ở đồng ruộng, kênh rạch, ao
hồ, đầm, sông, thích nghi được cả với môi trường nước đục, tù, nươc
lợ, cóthể chịu đựng được ở nhiệt độ trên 30oC. Cá thích ở nơi có rong
đuôi chó, cỏ, đám bèo, vì ở nơi đây cá dể ẩn mình rình mồi. Vào mùa hè
cá thường hoạt động và bắt mồi ở tầng nước mặt. Mùa đông cá hoạt
động ở tầng nước sâu hơn.

Cá lóc là loài cá dữ có kích thước tròn dài. Lược mang dạng hình
núm. Thực quản ngắn, vách dầy, bên trong thực quản có nhiều nếp
nhăn. Dạ dày to hình chử Y. Cá là loài cá dữ, ăn động vật điển hình
(Tepbac,2017).
Đây cũng là loài thủy sản được nuôi nhiều ở các tình ĐBSCL trong
những năm gần đây với mong muốn thay thế cá tra nhưng do nuôi ồ ạt
không có kiểm soát và quy hoạch vùng nuôi nên cung vượt cầu làm
người nông dân chịu nhiều thiệt hại, đặc biệt là ở Trà Vinh, trong năm
2016 có 2562 hộ thả nuôi với 313 ha diện tích mặt nước chiếm tới
hơn 2/5 tổng diện tích thả nuôi cả nước (Cục thống kê Trà Vinh,
2016). Tuy nhiên đây vẫn là một loài có giá trị kinh tế cao và nhiều
tiềm năng phát triển nếu được quy hoạch nuôi và chế biến một cách
chi tiết.
3. Tôm sú và tôm thẻ chân trắng (tôm nước lợ)
Tôm sú sống ở các bờ biển của Úc, Đông Nam Á, Nam Á và Đông
Phi. Tùy thuộc vào tầng nước, thức ăn và độ đục, mà màu sắc cơ thể
khác nhau từ màu xanh lá cây, nâu, đỏ, xám, xanh. Lưng xen kẽ giữa
màu xanh hoặc đen và màu vàng.
Tôm chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc,
bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm


chân trắng, phân bố vùng ven bờ phía Đông Thái Bình Dương, từ biển
Pêru đến Nam Mê-hi-cô, vùng biển Equađo.
Tôm sú và tôm thẻ chân trắng là hai lại thủy sản đem l ại giá tr ị
kinh tế rất cao cho người nuôi, là một trong những mặt hàng nông
nghiệp xuất khẩu chủ lực của cả nước. Năm 2016 kim ngạch xuất
khẩu tôm nước lợ ước đạt 3.1 tỷ USD tăng 4% so với năm 2015. Trong
6 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu đ ược khoảng 222,4
nghìn tấn tăng 6.3% so với cùng kì năm 2016 (Hương Trà, 2017). Quy

hoạch vùng nuôi đến năm 2020 đều ở các huyên Trà Cú, Duyên Hải,
Cầu Ngang và Châu Thành của tỉnh Trà Vinh với khoảng 50.000 ha
diện tích mặt nước nuôi tôm nước lợ sẽ tăng gần gấp đôi so với năm
2016 là 25449 ha thả nuôi (Tổng cục thủy sản, 2015) . Nh ư v ậy có
thể thấy tiềm năng phát triển của tôm nước lợ còn cực kì l ớn nên
việc chú trọng bảo vệ nguồn nước hiện tại để phát triển là một yêu
cầu rất cấp thiết hiện nay.
Bảng 2: So sánh một số đặc điểm sinh học và sinh thái của
tôm sú và tôm thẻ chân trắng:
Tôm thẻ
Tôm sú

chân
trắng

Kích thước
tối đa (mm)
Tăng trọng
Nhiệt độ
nuôi (oC)
Nồng độ
muối (ppt)
V.

360
21-33g trong 80
- 225 ngày

230
7-23g

trong 75
ngày

24 - 34

26 - 33

5 - 25

5 – 25

(Nguồn: Tepbac, 2017)
HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NƯỚC KHU VỰC NAM MĂNG
THÍT
1. Kí hiệu các trạm quan trắc
Bảng 3: Kí hiệu các trạm quan trắc (Nguồn: SIWRR, 2016)


×