Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

tiểu luận cao hoc tư tưởng hồ chí minh nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.26 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................1
NỘI DUNG...........................................................................................................................2
1. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn – yếu tố cơ bản tạo nên sự thành công trong
việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh..........................................................2
2. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - nguyên tắc cơ bản trong họa động cách
mạng của Hồ Chí Minh........................................................................................................5
2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lý luận và vai trò của lý luận...................................5
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực tiễn....................................................................7
2.3. Quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để khắc phục và ngăn chặn bệnh
giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa..............................................................9
KẾT LUẬN.........................................................................................................................19

1


MỞ ĐẦU
Chủ tịch Hồ Chí Minh không có những tác phẩm riêng bàn về triết học.
Lịch sử cách mạng Việt Nam không đặt ra yêu cầu này đối với Người. Nhiệm
vụ bức thiết đặt ra cho cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX là cứu nước, giải
phóng dân tộc và tìn con đường phát triển cho đất nước.
Trong kho tàng ngôn ngữ của mình, Hồ Chí Minh rất ít hoặc không nói
đến những khái niệm thuần túy triết học như duy tâm, duy vật, biện chứng,
siêu hình,… Sau khi tìm thấy con đường cứu nước, giải phóng dân tộc theo
con đường cách mạng vô sản, Hồ Chí Minh “trở về nước, đi vào quần chúng,
thức tỉnh họ, đoàn kết họ, huấn luyện họ, đưa họ ra đấy tranh giành độc lập”,
thì vấn đề Người quan tâm là nói và ,viết lý luận sao cho hàng chục, hàng
triệu người lao động mù chữ và thất học có thể hiểu được, hiểu được để làm
được, đó là mục tiêu, là cứu cánh đích thực của lý luận.
Là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất, được cả nhân
loại phương Đông và phương Tây thừa nhận, đương nhiên Hồ Chí Minh có hệ


thống tư tưởng của mình. Một trong những di sản lý luận mà Hồ Chí Minh để
lại cho chúng ta là tư tưởng về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như
một biện pháp cơ bản nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc quan trọng
trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh, do đó em chọn đề tài “Nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong tư tưởng triết học Hồ Chí Minh”
làm tiểu luận kết thúc môn học.

2


NỘI DUNG
1. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn – yếu tố cơ bản tạo nên sự
thành công trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí Minh
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, phong trào yêu nước của nhân dân
ta rất sôi động nhưng lại lâm vào tình trạng khủng hoảng về đường lối chính
trị. Thực tiễn cách mạng nước ta khi ấy đòi hỏi phải có lý luận cách mạng soi
sáng. Nếu không có lý luận cách mạng thì không không thể tìm ra con đường
cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc. Và khi đó, Hồ Chí Minh là người
hơn ai hết đã nhận thức sâu sắc vấn đề này. Bởi lẽ, nhiều sĩ phu yêu nước,
nhiều nhà cách mạng khi đó, kể cả Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cũng
không nhận thức được điều đó. Trong hoàn cảnh ấy, Hồ Chí Minh quyết định
ra đi tìm đường cứu nước. Người mong muốn tìm ra con đường cách mạng
mới để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc. Vì thế, Người đã bôn ba khắp
các châu lục, tham gia hoạt động đấu tranh trong phong trào cách mạng của
giai cấp công nhân và nhân dân lao động bị áp bức ở nhiều nước khác nhau.
Khi quyết định ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã xác định rõ
mục đích của mình là: “muốn đi ra nước ngoài, xem nước Pháp và các nước
khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng
ta” . Điều chúng ta cần lưu ý ở đây là Nguyễn Tất Thành – Hồ Chí Minh khi

ấy rất quan tâm xem xét các dân tộc khác “làm như thế nào”. Muốn vậy, theo
Người phải xem xét và sau khi xem xét thì trở về giúp đồng bào. Có thể nói
rằng, sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã được thể hiện rõ nét ngay từ
trong việc xác định mục đích ra đi tìm đường cứu nước. Phải xuất phát từ
thực tiễn để tìm ra lý luận cách mạng, sau đó trở về vận dụng lý luận cách
mạng ấy vào cuộc đấu tranh cách mạng ở trong nước.
Thực tiễn mà Người trải qua từ năm 1911 đến Đại hội Tua (1920) là
thực tiễn đi vào cuộc sống của những lao động ở Pháp và các nước trên thế
giới. Tiếp đó là thực tiễn hoạt động trong các tổ chức quần chúng, tổ chức
3


chính trị - xã hội khác nhau, đặc biệt là sự tham gia của Đảng xã hội Pháp đã
tạo ra bước ngoặt quan trọng về tư tưởng ở Người. Đây cũng là nhân tố khách
quan quan trọng tạo nên thành công trong việc tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin
ở Hồ Chí Minh.
Có thể nói chính nhờ những hoạt động thực tiễn cách mạng trong
những năm đó, Hồ Chí Minh đã chuẩn bị được những điều kiện tư tưởng,
nhận thức để đến và tiếp thu được chủ nghĩa Mác-Lênin. Tổng kết những điều
mắt thấy, tai nghe khi Người bôn ba ở các nước, Hồ Chí Minh đã rút ra được
những kết luận quan trọng rất gần với quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Để tổng kết được những kết luận như vậy, Hồ Chí Minh phải có vốn hiểu biết
sâu sắc, có trình độ lý luận cũng như trình độ tư duy lý luận nhất định. Như
vậy là bản thân những kết luận do Người tổng kết trước khi gặp chủ nghĩa
Mác-Lênin đã hàm chứa sự thống nhất sâu sắc giữa lý luận cách mạng và thực
tiễn cách mạng.
Hoạt động thực tiễn trong các nước tư bản cũng như ở các nước thuộc
địa, với trí tuệ và óc quan sát tinh tế, với trình độ lý luận nhất định và nhất là
biết tổng kết những điều mắt thất tai nghe một cách có lý luận nên Nguyễn Ái
Quốc – Hồ Chí Minh đã phát hiện được bộ mặt thật của chủ nghĩa tư bản: “Để

che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột giết người, chủ nghĩa tư bản thực dân
luôn luôn điểm trang cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm
ngôn lý tưởng: Bác ái, bình đẳng,…” , “… những lời tuyên bố tự do của các
nhà tư bản trong lúc chiến tranh thật ra chỉ là những lời đường mật để lừa bịp
các dân tộc. Và muốn được giải phóng, các dân tộc chỉ có thể trông cậy vào
mình, trong cậy vào lực lượng của bản thân mình” .
Xét về lôgic, có thể thấy đến với chủ nghĩa Mác-Lênin thuần túy từ
những nhận thức lý luận hoặc từ hoạt động thực tiễn cách mạng. Nhưng chỉ
dừng lại ở nhận thức lý luận thôi mà không đưa lý luận được nhận thức bào
thực tiễn cách mạng, không bổ sung lý luận ấy bằng những kết luận được rút
ra từ thực tiễn cách mạng sinh động thì nhận thức lý luận ấy cũng không thể
4


bền vững được. Ngược lại, nếu chỉ dừng lại ở hoạt động thực tiễn cách mạng
thuần túy, không biết dựa vào lý luận cách mạng đã được nhận thức thì không
thể tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lênin một cách đầy đủ, trọn vẹn, hoàn chỉnh
được. Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin trên cơ sở thống nhất
giữa lý luận cách mạng và thực tiễn cách mạng. Hơn nữa, lý luận cách mạng
ấy lại được Người vận dụng sáng tạo trong hoạt động thực tiễn cách mạng của
mình. Điều này thể hiện rất rõ ở chỗ, Người tích cực tham gia hoạt trng các
động tổ chức cách mạng, tổ chức chính trị - xã hội nhằm đưa chủ nghĩa MácLênin vào phong trào cách mạng. Từ tham gia Đảng xã hội Pháp, Hồ Chí
Minh đã bỏ phiếu tán thành Quốc tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản
Pháp, Hội Liên hiệp thuộc địa, ra báo Người cùng khổ- cơ quan tuyên truyền
và vận động cách mạng của Hội Liên hiệp thuộc địa. Người đã viết nhiều bài
nói về phong trào công nhân ở các nước thuộc địa và phụ thuộc cũng như tố
cáo tội ác của bọn đế quốc thực dân đăng trên báo: Nhân đạo, Đời sống công
nhân, Người cùng khổ… xuất bản ở Pari. Người đã tham dự Đại hội lần thứ V
Quốc tế Cộng sản, Đại hội Quốc tế công hội đỏ, Quốc tế phụ nữ, Quốc tế
thanh niên, là ủy viên Bộ phương Đông, trực tiếp phụ trách Cục phương Nam.

Người đã trực tiếp chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức để thành lập
Đảng Cống sản Việt Nam… Đây là cả một quá trình phát triển từ nhận thức lý
luận đến việc kết hợp sáng tạo lý luận Mác-Lênin vào thực tiễn phong trào
cách mạng thế giới và thực tiến cách mạng Việt Nam.
Rõ ràng là Hồ Chí Minh đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin không chỉ từ
nhận thức lý luận mà còn từ hoạt động thực tiễn cách mạng và không chỉ
dừng lại ở đó, Người còn đưa lý luận vào thực tiễn cách mạng. Nhờ vậy mà
Người đã sớm đến được với chủ nghĩa Mác-Lênin. Năm 1920, không phải chỉ
có Hồ Chí Minh mới đọc được Sơ thảo những Luận cương về vấn đề dân tộc
và thuộc địa của Lênin, nhưng chỉ có Người là duy nhất tìm thấy con đường
cách mạng đúng đắn để giải phóng dân tộc Việt Nam và các dân tộc bị áp bức.

5


Như vậy, Hồ Chí Minh đã đến và nhận thức được chủ nghĩa Mác-Lênin
không phải trên cơ sở kinh nghiệm chủ nghĩa hay giáo điều sách vở mà trên
cơ sở của sự thống nhất nhuần nhuyễn giữa lý luận cách mạng và hoạt động
thực tiễn cách mạng của Người.
2. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn - nguyên tắc cơ bản trong
họa động cách mạng của Hồ Chí Minh
2.1. Quan niệm của Hồ Chí Minh về lý luận và vai trò của lý luận
Hồ Chí Minh quan niệm rất đúng đắn về lý luận. Theo Người: “Lý luận
là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức
về tự nhiên, xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” . Còn “Lý luận của chủ
nghĩa Mác-Lênin là sự tổng kết kinh nghiệm của phong trào công nhân từ
trước đến nay của tất cả các nước” .
Qua đó chúng ta nhận thấy, quan niệm về lý luận của Hồ Chí Minh đã
hàm chứa trong nó yếu tố thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, và thể hiện
được mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn cũng như yếu tố kế

thừa của lý luận. Bởi lẽ, theo Người, lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm
thực tiễn của loài người, là sự tổng hợp những tri thức của loài người về tự
nhiên, xã hội đã tích lũy trong lịch sử. Tất nhiên, sẽ không có được tri thức
nếu như không có hoạt động thực tiễn của con người, bao gồm cả thực tiễn
lao động sản xuất và thực tiến đấu tranh cách mạng.
Trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc”, Hồ Chí Minh đã nêu một cách
cụ thể hơn: “Lý luận là đem thực tế trong lịch sử, trong kinh nghiệm, trong
các cuộc tranh đấu, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết
luận. Rồi lại đem nó chứng minh với thực tế” . Và theo Người, “đó là lý luận
chân chính” . Như vậy, lý luận là sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn mà thành,
nhưng lý luận chân chính là lý luận phải chứng minh với thực tế tức là phải
phù hợp với thực tế, phải được vận dụng vào thực tế.
Trong các bài nói, bài viết, Hồ Chí Minh dùng rất nhiều cách diễn đạt
khác nhau về lý luận, nhưng điều cơ bản mà chúng ta bắt gặp là Người muốn
6


nhấn mạnh lý luận là: “Do kinh nghiệm từ trước mà kinh nghiệm hiện nay
gom góp, phân tích và kết luận những kinh nghiệm đó mà thành” .
Hồ Chí Minh đã đánh giá rất cao vai trò của lý luận trong mối quan hệ
với thực tiễn: “Lý luận như cái kim chỉ nam, nó chỉ phương hướng cho chúng
ta trong công việc thực tế. Không có lý luận thì lúng túng như người nhắm
mắt mà đi” . Người còn nói: “Có kinh nghiệm mà không có lý luận, cũng như
một mắt sáng một mắt mờ” . Làm mà không có lý luận thì không khác gì đi
mò trong đêm tối, vừa chậm chạp, vừa hay vấp váp. Như vậy, chỉ với những
lời gắn gọn, cách so sánh dễ hiểu như vậy nhưng thiết nghĩ, Hồ Chí Minh đã
diễn đạt đưc đầy đủ vai trò to lớn của lý luận đối với thực tiễn.
Ngay từ năm 1947, Hồ Chí Minh đã chỉ ra rằng, do “kém lý luận, hoặc
khinh lý luận, hoặc lý luận suông” mà nhiều cán bộ, đảng viên của ta mắc
phải bệnh chủ quan. Cũng vì kém lý luận mà cán bộ ta“gặp mọi việc không

biết xem xét cho rõ, cân nhắc cho đúng, xử trí cho khéo. Không biết nhận rõ
điều kiện hoàn cảnh khách quan, ý mình nghĩa thế nào làm thế ấy. Kết quả
thường thất bại” . Từ đó làm cho bệnh kinh nghiệm chủ quan dễ nảy sinh và
phát triển. Chính vì vậy, đối với Đảng Cộng sản phải có một lý luận tiền
phong. Để nhấn mạnh vai trò của lý luận tiền phong đồi với Đảng, Hồ Chí
Minh luôn lưu ý cán bộ, đảng viên chỉ dẫn của Lênin: “Không có lý luận cách
mạng thì không có phong trào cách mạng; chỉ có một Đảng có lý luận titiền
phong hướng dẫn thì mới có thể làm tròn được vai trò chiễn sĩ tiền phong”.
Người cũng chỉ ra rằng, các Đảng Cộng sản anh em luôn luôn chú trọng đến
lý luận. “Vì Đảng nhận rằng lý luận vạch cho Đảng con đường đúng đắn để
tiến lên chủ nghĩa cộng sản” .
Người cũng luôn lưu ý rằng, lý luận cách mạng của Đảng Cộng sản
Việt Nam là chủ nghĩa Mác-Lênin. Đây là vũ khí tư tưởng, là kim chỉ nam
cho hành động cách mạng của Đảng, nhưng chủ nghĩa Mác-Lênin không phải
là những kinh thánh, những bài thuốc chữa bách bệnh, những lý thuyết khô
cứng. Nó đòi hỏi phải nắm được bản chất cách mạng, khoa học của học thuyết
7


ấy để vận dụng sáng tạo vào thực tiễn cách mạng Việt Nam và không ngừng
bổ sung phát triển.
Qua các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta thấy vai trò của lý
luận được thể hiện ở những điểm sau: Nó vũ trang cho chúng ta quan điểm và
phương pháp nhận thức đúng sự thật, thấy được bản chất và phát hiện được
quy luật của sự vật; nó giúp cho cán bộ, đảng viên nâng cao lập trường, quan
điểm của giai cấp vô sản và trau dồi đạo đức cách mạng, bởi lẽ không có lý
luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững
vàng.
2.2. Quan niệm của Hồ Chí Minh về thực tiễn
Trong diễn văn khai mạc lớp học lý luận khóa I của trường Nguyễn Ái

Quốc ngày 7/9/1957, khi đề cập về lý luận và thực tiễn cũng như sự thống
nhất giữa chúng, Hồ Chí Minh đã nêu rõ: “Thực tế là các vấn đề mình phải
giải quyết, là mâu thuẫn của sự vật. Chúng ta là những người cán bộ cách
mạng, thực tế của chúng ta là những vấn đề mà cách mạng đề ra cho ta giải
quyết. Thực tế bao gồm rất rộng. Nó bao gồm những kinh nghiệm công tác và
tư tưởng của cá nhân, chính sách của Đảng, kinh nghiệm lịch sử của Đảng
cho đến các vấn đề trong nước và trên thế giới” .
Điều cần lưu ý là trong các bài viết, bài nói chuyện của mình, Hồ Chí
Minh đã dùng hai khái niệm thực tiễn và thực tế với cùng một nội hàm như
nhau. Điều này có thể thấy rõ qua các bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh ở
những thời điểm khác nhau. Chẳng hạn như trong tác phẩm “Sửa đổi lối làm
việc” (1947); “Nói về công tác huấn luyện và học tập” (1950); “Diễn văn khai
mạc lớp học lý luận khóa I trường Nguyễn Ái Quốc” (1957)…
Đó cũng là một cách nói, một cách diễn đạt. Cũng có thể xuất phát từ
một chỗ để cho mọi người dễ hiểu, dễ nhớ, dễ liên hệ nên Hồ Chí Minh
thường dùng khái niệm thực tế hơn khái niệm thực tiễn. Một điều chúng ta
cũng cần lưu ý là phần lớn cán bộ, đảng viên ta đều xuất thân từ nông dân,
trình độ học vấn nói chung còn hạn chế, lại không quen với lý thuyết sách vở
8


cao xa cùng với những khái niệm chuyên môn khó hiểu. Việc dùng khái niệm
thực tế chắc chắn là dễ giải thích, dễ tuyên truyền, dễ hiểu hơn là khái niệm
thực tiễn - với tư cách là một phạm trù triết học.
Xét về thực tế, theo Hồ Chí Minh bao gồm rất rộng như thực tế cách
mạng của nước ta, kinh nghiệm công tác tư tưởng của cá nhân, chính sách
đường lối của Đảng, kinh nghiệm của Đảng, những vấn đề trong nước và trên
thế giới…. Thực tế không đối lập với thực tiễn, nó chỉ rộng hơn thực tiễn.
Hơn nưa, Hồ Chí Minh luôn quan niệm: muốn tuyên truyền cho quảng đại
quần chúng có hiệu quả thì phải học cách nói của quần chúng. Trong tác phẩm

“Đời sống mới” (1947), Hồ Chí Minh đã phê phán cách tuyên truyền đời sống
mới mà sử dụng các khái niệm khách quan, chủ quan, tích cực, tiêu cực, khoa
học hóa… làm cho quần chúng nghe có vẻ hay nhưng không hiểu gì cả.
Qua các bài viết, bài nói của Hồ Chí Minh, chúng ta nhận thấy khi đề
cập đến sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một nguyên tắc cơ bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin thì bao giờ Hồ Chí Minh cũng dùng khái niệm thực
tiễn nhưng khi đề cập đến việc áp dụng lý luận và thực tiễn, liên hệ lý luận
với thực tiễn khi giải thích nguyên tắc này, Người thường dùng khái niệm
thực tế thay cho thực tiễn. Cho nên, trong cùng một bài viết, bài nói, Hồ Chí
Minh vẫn dùng cả hai khái niệm thực tiễn và thực tế.
Như vậy xét về bản chất, hai khái niệm thực tiễn và thực tế được Hồ
Chí Minh sử dụng với nội hàm như nhau, nhưng khi dùng khái niệm thực tế
thì Người có nhã ý để quần chúng nhân dân dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng.
Chính vì vậy, hai khái niệm này cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau và
không thay thế cho nhau. Vì thế, Hồ Chí Minh không bao giờ viết “thống nhất
giữa lý luận và thực tế”, mà Người viết “thống nhất giữa lý luận và thực tiễn”.
Xuất phát từ việc hiểu thực tế rất rộng, bao gồm toàn bộ thực tiễn của
Đảng ta, cả kinh nghiệm đấu tranh cách mạng, đường lối, chính sách… Cho
nên, Hồ Chí Minh luôn căn dặn cán bộ, đảng viên rằng: khi liên hệ lý luận với
thực tế cần tránh sự lệch lạc không hiểu rõ vấn đề, đòi hỏi phải giải quyết mọi
9


vấn đề thực tế ngay một lúc, vì thực tế là cả một quá trình lâu dài của toàn
Đảng, toàn dân .
2.3. Quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để khắc phục
và ngăn chặn bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa
Hồ Chí Minh thường dùng nhiều cách nói khác nhau như: “lý luận đi
đôi với thực tiễn” ; “Lý luận phải gắn liền với thực tế” ; “lý luận và thực hành
phải luôn đi đôi với nhau” ; “phải gắn liền lý luận với công tác thực tế” . Dù

nói “đi đôi”, “gắn liền”, “liên hệ”… nhưng điều cốt lõi nhất Người muốn
nhấn mạnh: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên tắc căn bản
của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành
thực tiễn mù quáng. Lý luận mà không liên hệ với thực tiễn là lý luận suông” .
Lý luận mà xa rời thực tiễn sớm muộn sẽ dẫn tới bệnh giáo điều, sách
vở hay nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là lý luận suông, thực tiễn mà
không được hướng dẫn, chỉ đạo, tổ chức và tổng kết bằng lý luận, thì dễ trở
thành mảnh đất mầu mỡ cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh, tồn tại và
phát triển, thực tiễn đó sẽ là thực tiễn mù quáng. Ở đâu có lý luận đích thực
thì ở đó bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa cũng như bệnh giáo điều không có chỗ
đứng. Nhưng lý luận đích thực tự nó bao giờ cũng gắn liền với thực tiễn. Vì
xét đến cùng nó được xuất phát từ thực tiễn, do thực tiễn quy định. Tất nhiên,
nó lại đóng vai trò định hướng, chỉ đạo, tổ chức thực tiễn. Thực tiễn càng phát
triển thì càng đòi hỏi lý luận phải phát triển. Ngược lại, thực tiễn phải được
chỉ đạo, tổ chức thực hiện và tồng kết bằng lý luận thì thực tiễn mới không bị
mất phương hướng.
Theo Hồ Chí Minh, để quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn thì trước hết cần khắc phục bệnh kém lý luận, bệnh coi kinh lý luận, bệnh
lý luận suông trong cán bộ, đảng viên. Bởi vì, kém lý luận, coi khinh lý luận,
lý luận suông nên chúng ta dễ mắc phải cả bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa cũng
như cả bệnh giáo điều, sách vở. Tuy nhiên, có lý luận khoa học rồi lại phải kết
hợp chặt chẽ với kinh nghiệm thực tế, lý luận phải gắn liền với thực tiễn cách
10


mạng, liên hệ với thực tiễn cách mạng và quan trọng hơn là “lý luận luôn luôn
cần được bổ sung bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn sinh
động” . Đó là yêu cầu mà Hồ Chí Minh luôn đặt ra cho cán bộ, đảng viên.
Bản thân Hồ Chí Minh khi chưa có lý luận cách mạng thì tìm đến với lý luận
cách mạng, khi đã có lý luận cách mạng rồi thì cũng không dừng lại ở lý luận

sách vở, không suy diễn lý luận một cách thuần túy chủ quan mà đưa lý luận
cách mạng kết hợp chặt chẽ với thực tiễn cách mạng Việt Nam cũng như thực
tiễn cách mạng thế giới, đồng thời luôn bổ sung lý luận ấy bằng những kinh
nghiệm thực tiến mới. Chính vì vậy mà Người, thực tiễn - lý luận, lý luận thực tiễn, luôn hòa quyện thống nhất với nhau, tạo tiền đề cho nhau phát triển.
Sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động cách mạng của Hồ
Chí Minh không phải là sự thống nhất trên sách vở, trên lời nói, mà nó đã
thẩm thấu trong từng bài viết, bài nói chuyện, đồng thời nó đã được chắt lọc
và trở thành cái bản chất tinh túy nhất trong di sản lý luận của Người. Có thể
nói, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành một nguyên tắc cơ bản
không chỉ của chủ nghĩa Mác-Lênin mà còn của tư tưởng Hồ Chí Minh.
Trong lịch sử phát triển tư duy lý luận, C.Mác và Ph.Ăngghen là những người
đầu tiên đưa phạm trù thực tiễn vào triết học như là cơ sở của hệ thống lý luận
và đã đề ra ngoài nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận
thức. Đến Lênin, nguyên tắc ấy được bổ sung, hoàn thiện, phát triển và vận
dụng sáng tạo trong việc đề ra đường lối cách mạng cho giai cấp vô sản Nga.
Ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn đã trở thành
bản chất nội tại, nét đặc trưng không thể thiếu trong tư tưởng cũng như trong
hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của Người.
Chính tư tưởng Hồ Chí Minh cũng là “sự kết hợp gữa trí tuệ cao nhất
với thực tiễn lớn nhất của cả dân tộc và nhân loại. Trước hết, đay là sự kết
hợp giữa chủ nghĩa Mác ra đời ở phương Tây với cách mạng Việt Nam tiên
hành ở phương Đông cổ kính đầy rẫy những nét đặc thù về kinh tế, xã hội, về
truyền thống văn hóa, về tâm lý tình cảm, phong tục của mỗi vùng” . Chính vì
11


vậy, cũng giống như chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh có tính
khoa học, cách mạng sáng tạo và có sức sống trường tồn là vậy.
Hồ Chí Minh không để lại những tác phẩm triết học thuần túy cũng như
những tác phẩm chuyên khảo về sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn

nhưng ở nhiều bài viết, bài nói. Người luôn đề cập tới nguyên tắc cơ bản này
bằng nhiều cách nói, cách viết, cách diễn đạt khác nhau nhằm giúp cho cán
bộ, đảng viên và quần chúng dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ vận dụng: “Cán bộ
của Đảng phải hiểu biết lý luận cách mạng và lý luận cùng thực hành phải
luôn luôn đi đôi với nhau” . Lý luận cũng như cái tên hoặc viên đạn. Thực
hành cũng như cái đích để bắn. Có tên mà không bắn hoặc bắn lung tung thì
cũng như không có tên. Lý luận cốt để áp dụng vào công việc thực tế. Lý luận
mà không áp dụng vào thực tế là lý luận suông. Dù xem được hàng ngàn hàng
vạn quyển sách lý luận. Nếu không biết đem ra thực hành thì khác nào một
cái hòm đựng sách. Người viết lý luận mà không thực hành thì cũng vô ích…
Có thể nói, trong hoạt động lý luận của mình, Hồ Chí Minh cũng thiên về thứ
“lý luận ứng dụng” như Lênin đã làm trước đó ở nước Nga. Trong các tác
phẩm của mình, Hồ Chí Minh rất hạn chế nói đến các phạm trù, khái niệm,
các nguyên lý ở dạng thuần túy. Lý luận của Người bừng sáng ở mọi khía
cạnh cuộc sống, từ việc tăng gia sản xuất, tiết kiệm, chống đói, chống giặc
dốt, trồng cây, làm thủy lợi… đến những vấn đề chiến lược, sách lược của
cách mạng Việt Nam. Thiên tài của Hồ Chí Minh là ở chỗ khi đề cập đến
những vấn đề rất đời thường, bao giờ Người cũng thể hiện được và quán triệt
sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Quan trọng là không
bao giờ ở Người có biểu hiện tầm thường hóa lý luận cũng như những nguyên
lý của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thiết nghĩ, những lời nói như thế này của Người
vẫn giữ nguyên ý nghĩa lý luận và thực tiễn đối với chúng ta trong việc quán
triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn: không nên đào tạo ra
những con người thuộc sách làu làu, cụ Mác nói thế này, cụ Lênin nói thế kia,
nhưng nhiệm vụ của mình được giao quét nhà lại để cho nhà đầy rác, hiểu chủ
12


nghĩa Mác-Lênin là phải sống với nhau có tình có nghĩa. Nếu thuộc bao nhiêu
sách mà sống không có tình có nghĩa thì sao gọi là hiểu chủ nghĩa Mác-Lênin

được. Dó là một phương pháp diễn đạt, phương pháp trình bày mà Hồ Chí
Minh thường dùng.
Hồ Chí Minh luôn luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên rằng, quán triệt tốt
sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng có nghĩa là góp phần khắc phục
và ngăn ngừa bệnh giáo điều, sách vở cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa.
Để khắc phục được bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì cán bộ, đảng viên phải ra
sức học tập lý luận, nâng cao trình độ lý luận cũng như chuyên môn, nghiệp
vụ. Bởi lẽ, nếu không có trình độ lý luận trong hoạt động thực tiễn thì người
ta dễ phải dựa vào kinh nghiệm, dẫn tới sùng bái kinh nghiệm, như vậy là mắc
phải bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Nếu trình độ lý luận yếu kém sẽ làm cho
chúng ta mãi mãi dừng lại ở tư duy kinh nghiệm, ở lối làm việc theo kinh
nghiệm cũ, làm cho bệnh kinh nghiệm chủ quan càng thêm trầm trọng, kéo
dài. Hơn nữa, trong Đảng ta còn có những cán bộ, những đảng viên cũ, được
làm việc, có kinh nghiệm. Cố nhiên, những anh em đó rất quý báu cho Đảng.
Nhưng họ lại mắc phải bệnh kinh nghiệm lý luận. Họ quên rằng: nếu họ đã có
kinh nghiệm mà lại biết thêm lý luận thì công việc tốt hơn nhiều. Họ quên
rằng: kinh nghiệm của họ tuy tốt, nhưng cũng chẳng qua là từng bộ phận mà
thôi, chỉ thiên về một mặt mà thôi. Có kinh nghiệm mà không có lý luận thì
cũng như một mắt sáng, một mắt mờ.
Cho nên toàn Đảng, toàn dân phải phát huy hơn nữa tinh thần cầu học,
cầu tiến bộ, đẩy mạnh phong trào học tập lý luận nhằm nâng cao trình độ lý
luận. Hồ Chí Minh cũng luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên quán triệt lời căn
dặn của Lênin: Học, học nữa, học mãi và chỉ có thể trở thành người cán bộ
cộng sản khi biết làm giàu trí óc của mình bằng sự hiểu biết tất cả những kho
tàng tri thức mà nhân loại tạo ra. Người cũng luôn căn dặn rằng, để khắc phục
bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì phải học tập lý luận, nâng cao trình độ về mọi
mặt, nhưng phải có phương pháp học tập đúng đắn, hơn nữa phải học đi đôi
13



với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn, nếu không chưa khắc phjc được
bệnh kinh nghiệ chủ nghĩa thì lại mắc phải bệnh giáo điều sác vở: “Lý luận rất
cần thiết, nhưng nếu cách học tập không đúng đắn thì sẽ không có hiệu quả.
Do đó, trong lúc học tập lý luận, chúng ta cần nhấn mạnh: Lý luận phải liên
hệ với thực tế” . Điều quan trọng nữa là phải chống giáo điều ngay trong việc
học tậ chủ nghĩa Mác-Lênin, nghĩa là không nên học thuộc lòng từng câu,
từng chữ của chủ nghĩa Mác-Lênin. Khi còn sống, Người luôn phê phán kiểu
học thuộc lòng sách vở vè chủ nghĩa Mác-Lênin mà không học tinh thần MácLênin. Theo Hồ Chí Minh, học tập lý luận Mác-Lênin tức là “phải học tập
tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin, học lập trường, quan điểm phương pháp
của chủ nghĩa Mác-Lênin để áp dụng lập trường, quan điểm và phương pháp
ấy mà giải quyết cho tốt những vấn đề thực tế trong công tác cách mạng của
chúng ta” .
Bản chất của chủ nghĩa Mác-Lênin là sáng tạo, khoa học và biện
chứng. Nói theo cách nói của Hồ Chí Minh là phải học cái tinh thần xử trí mọi
việc đối với mọi người và đối với bản thân. Như vậy, để chống chủ nghĩa giáo
điều trong học tập chủ nghĩa Mác-Lênin chúng ta phải nắm bắt linh hồn của
chủ nghĩa Mác-Lênin - tức là học tập phương pháp tư duy biện chứng duy vật,
chứ không đơn thuần là học thuộc lòng những nguyên lý, những khái niệm,
phạm tru của chủ nghĩa Mác-Lênin. Vấn đề đặt ra để nắm bắt được linh hồn
sống, bản chất khoa học cách mạng của chủ nghĩa Mác-Lênin chứ không phải
học vẹt. Tất nhiên, không học vẹt nhưng phải hiểu thấu đáo, phải nắm chắc
những nguyên lý, những quy luật, phạm trù… của chủ nghĩa Mác-Lênin.
Thực tế cho thấy, việc nghiên cứu, học tập chủ nghĩa Mác-Lênin theo
lối chủ quan, giáo điều, sách vở là một trong những nguyên nhân dẫn tới bệnh
giáo điều trong hoạt động thực tiễn. Thấm nhuần lời dạy của Hồ Chí Minh,
chúng ta phải kiên quyết khắc phục tình trạng này.
Hồ Chí Minh cũng căn dặn chúng ta học lý luận cốt là để áp dụng vào
thực tế, “học lý luận nhằm mục đích học để vận dụng chú không phảo học lý
14



luận vì lý luận để sau này đưa ra mặc cả với Đảng” . Điều quan trọng nữa
theo Hồ Chí Minh đó là “khi vận dụng thì bổ sung, làm phong phú thêm lý
luận bằng những kết luận mới rút ra từ trong thực tiễn cách mạng của ta” .
Qua đây chúng ta thấy, để đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn nhằm khắc phục và ngăn ngừa có hiệu quả bệnh giáo điều, sách vở cũng
như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa thì phải tăng cường học tập lý luận, nâng
cao trình độ lý luận. Khi có lý luận rồi thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải
biết làm phong phú thêm lý luận vằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ
thông qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, lý luận mới
không trở thành giáo điều, sách vở, mới phát triền và thực tiễn mới được chỉ
đạo, định hướng bằng lý luận, sẽ chánh được những vấp váp hay chệch
hướng. Như vậy, bệnh giáo điều, sách vở cũng như bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa sẽ không còn chỗ đứng.
Theo Hồ Chí Minh, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn không có nghĩa
là coi nhẹ việc tổng kết thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn cuộc sống,
từ thực tiễn cách mạng, mà ngược lại chỉ có thể đảm bảo được nguyên tắc này
khi biết tăng cường tổng kết thực tiễn để bổ sung cho lý luận những kết luận
mới. Những kinh nghiệm được đúc rút từ thực tiễn cuộc sống, từ thực tiễn
cách mạng chính là lý luận. Đó là thứ lý luận gắn với thực tiễn nhất. Nếu lý
luận không được xuất phát từ thực tiễn nói chung thì lý luận đó rất dễ chỉ là
một sự tưởng tượng chủ quan thuần túy. Tất nhiên, không phải mọi lý luận
đều được ra đời trực tiếp từ thực tiễn, hơn nữa bản thân lý luận có thể đi trước
thực tiễn, nhưng xét đến cùng và xét trong mối quan hệ giữa lý luận và thực
tiễn, thì lý luận không thể không xuất phát từ thực tiễn. Tổng kết, khái quát
kinh nghiệm thực tiễn chính là sự tích lũy dần về lượng để bổ sung, hoàn
thiện và phát triển lý luận. Cho nên, thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng
có nghĩa là phải tăng cường tổng kết kinh nghiệm thực tiễn. Ngay từ những
năm đầu sau cách mạng, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở cán bộ, đảng viên: “…
công việc gì bất kể thành công hay thất bại, chúng ta cần phải nghiên cứu đến

15


cội rễ, phân tích thật rõ ràng rồi kết luận. Kết luận đó sẽ là cái chìa khóa để
phát triển công việc và để giúp cho cán bộ tiến tới” . Đó chính là quá trình
tổng kết, đúc rút kinh nghiệm để bổ sung cho lý luận. Đó cũng là một biện
pháp tốt để quán triệt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn cũng như để
khắc phục bệnh giáo điều và bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa. Khi nói chuyện với
cán bộ, đảng viên học tập lý luận, Hồ Chí Minh cũng căn dặn rằng, học tập lý
luận thì phải biết dùng những lý luận đã học được để phân tích những thắng
lợi và thất bại trong công tác, những mặt đúng, mặt sai trong tư tưởng, phân
tích một cách toàn diện và tìm nguyên nhân đúng, sai về lập trường, quan
điểm và phương pháp của mình. Theo Người: “Làm như thế là tổng kết để
làm cho nhận thức của chúng ta đối với các vấn đề đó được nâng cao hơn và
công tác có kết quả hơn” .
Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng căn dặn rằng, nhấn mạnh sự quan trọng
của học tập lý luận nhằm chống bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa, và Người cũng
chỉ ra rằng: “chúng ta phải luôn luôn nhấn mạnh nguyên tắc lý luận liên hệ
với thực tế” để chống chủ nghĩa giáo điều. Trong Diễn văn khai mạc lớp học
lý luận Khóa I trường Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh đã thẳng thắn chỉ ra
rằng, Đảng ta nhờ kết hợp được chủ nghĩa Mác-Lênin với tình hình thực tế
của đất nước nên đã đạt được nhiều thắng lợi trong công tác. Tuy nhiên, việc
kết hợp chân lý của chủ nghĩa Mác-Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam
chúa được hoàn toàn đầy đủ, còn nhiều sai lầm. Cho nên, Người rất lưu ý tới
việc phải vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như kinh
nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác vào hoàn cảnh cụ thể của
nước ta để tránh mắc phải bệnh giáo điều, sách vở:“Không chú trọng đến đặc
điểm của dân tộc mình trong khi học tập kinh nghiệm của các nước anh em là
sai lầm nghiêm trọng, là phạm chủ nghĩa giáo điều” .
Như vậy, chúng ta phải chống cả giáo điều trong học tập lý luận, học

tập chủ nghĩa Mác-Lênin cũng như giáo điều trong vận dụng lý luận chủ
nghĩa Mác-Lênin, áp dụng kinh nghiệm của các nước khác vào thực tiễn nước
16


ta. Biện pháp cơ bản quan trọng nhất, theo Hồ Chí Minh để khắc phục và
ngăn ngừa cả hai loại giáo điều này là phải gắn lý luận với thực tiễn cách
mạng nước ta, học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tiễn cách
mạng nước nhà. Nói cách khác là phải quán triệt tốt trên thực tế nguyên tắc
thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Đi đôi với bệnh chống giáo điều chủ nghĩa, theo Hồ Chí Minh, phải đề
phòng, ngăn ngừa chủ nghĩa xét lại. Bởi lẽ, nếu không có quan điểm đúng đắn
trong việc quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn để khắc
phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều chủ nghĩa, thì người ta dễ nhấn mạnh thái
quá những đặc điểm dân tộc để phủ nhận những giá trị phổ biến của những
kinh nghiệm lớn, cơ bản của các nước cũng như của chủ nghĩa Mác-Lênin, để
rơi vào chủ nghĩa xét lại - thái cực đối với chủ nghĩa giáo điều. Cho nên,
Người luôn nhắc nhở: “Chúng ta phải khắc phục bệnh giáo điều đồng thời
phải đề phòng chủ nghĩa xét lại” . Để tránh mắc phải bệnh giáo điều cũng như
chủ nghĩa xét lại, Hồ Chí Minh yêu cầu cán bộ, đảng viên “khi đặt ra khẩu
hiệu và chỉ thị, luôn luôn phải đặt vào điều kiện hiện thực và kinh nghiệm
cách mạng ở các nước, ở trong nước và ở địa phương” .
Lênin cũng đã chỉ rõ rằng, không thể có chủ nghĩa giáo điều ở nơi nào
mà tiêu chuẩn tối cao và duy nhất của học thuyết là phù hợp giữa nó với quá
trình thực tế của sự phát triển kinh tế - xã hội. Thực tiễn cũng cho thấy, bệnh
giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa đều bắt nguồn từ sự tách rời
giữa lý luận và thực tiễn, là do lý luận không được dùng để phân tích, lý giải
những vấn đề do thực tiễn đặt ra, còn thực tiễn thì không được hướng dẫn, tổ
chức thực hiện bằng lý luận. Vì vậy, để khắc phục và ngăn ngừa một cách có
hiệu quả bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa tất yếu phải

gắn lý luận với thực tiễn một cách nhuần nhuyễn, đạt tới sự thống nhất giữa
chúng. Thực tiễn mà xa rời lý luận, không có sự chỉ đạo, hướng dẫn của lý
luận thì sẽ rơi vào mò mẫm, rập khuôn, bắt chước, máy móc kinh nghiệm của
các nước khác… Quan điểm của Hồ Chí Minh cũng rõ ràng và nhất quán: để
17


khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều cũng như bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa phải quán triệt tốt sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Chính Người
luôn là tấm gương sáng ngời trong việc quán triệt sâu sắc và vận dụng nhuần
nhuyễn nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Ở đây, chúng ta cần lưu ý tới phong cách lời nói đi đôi với việc làm của
Hồ Chí Minh. Chúng ta cần phải hiểu rằng, lời nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh
là bao gồm những bài nói trong các hội nghị, trước quần chúng và cán bộ,
đảng viên, những bài viết đăng trên các sách, báo cũng như các chỉ thị, các
quyết định của Người trong điều hành công việc của đất nước. Như vậy, thực
chất lời nói ở đây bao hàm nội dung lý luận và quan điểm tư tưởng thể hiện
trong chủ trương, đường lối do Người vạch ra. Việc làm của Hồ Chí Minh
được hiểu là các biện pháp tổ chức và những hoạt động nhằm thực hiện
đường lối, chủ trương mà Người đề ra.
Như vậy lời nói đi đôi với việc làm của Hồ Chí Minh thực chất là vấn
đề lý luận gắn liền với thực tiễn. Cho nên, sẽ là không gò ép cúng ta cho tằng,
lời nói đi đôi với việc làm không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống mà còn là
biểu hiện cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận
và thực tiễn trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh. Vì thế, từ việc nhỏ
đến việc lớn, Hồ Chí Minh bao giờ cũng miệng nói, tay làm, tai lắng nghe.
Lời nói đi đôi với việc làm ở Hồ Chí Minh là thể hiện sự thấm nhuần
sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong hoạt động thực
tiễn. Chi nên, trong bài Đạo đức cách mạng (1958), Hồ Chí Minh đã nêu rõ:
“… có đồng chí học thuộc lòng một số sách vở về chủ nghĩa Mác-Lênin. Họ

tự cho mình là hiểu biết chủ nghĩa Mác-Lênin hơn ai hết. Song khi gặp việc
thực tế, thì họ hoặc là máy móc, hoặc là lúng túng. Lời nói và việc làm của họ
không nhất trí. Họ học sách vở Mác-Lênin, nhưng không học tinh thần MácLênin. Học để trang sức chứ không phải để vận dụng vào công việc cách
mạng” . Qua đây chúng ta thấy rằng, theo Hồ Chí Minh, lời nói và việc làm
không nhất trí với nhau là một trong những biểu hiện cụ thể của việc học tập
18


lý luận không liên hệ với thực tiễn, không áp dụng vào thực tiễn, tức là vi
phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.

19


KẾT LUẬN
Như vậy, có thể thấy rằng để quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn nhằm ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh
giáo điều có hiệu quả thì phải không ngừng học tập lý luận, nâng cao trình độ
lý luận. Khi có lý luận thì phải vận dụng vào thực tiễn, phải biết tổng kết thực
tiễn để làm giàu lý luận bằng những kinh nghiệm thực tiễn mới. Chỉ thông
qua quy trình như vậy thì lý luận mới gắn với thực tiễn, mới không trở thành
giáo điều. Đồng thời thực tiễn mới sẽ được chỉ đạo bồi lý luận sẽ không bị mò
mẫm, vấp váp, hay chệch hướng. Như vậy thì bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều cũng không còn chỗ đúng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về thống nhất giữa lý luận và thực tiễn như một
biện pháp cơ bản để ngăn ngừa, khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo
điều có ý nghĩa hết sức to lớn hiện nay, khi mà chúng ta đang tìm lời giải đáp
cho nhiều vấn đề thực tiễn đổi mới đặt ra. Bởi lẽ, để tìm lời giải cho những
vấn đề đó chúng ta phải tìm ở cả trong chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh cũng như ở chính thực tiễn đổi mới hiện nay ở nước ta. Nghĩa là

phải bằng phương pháp, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng
Hồ Chí Minh tổng kết những vấn đề thực tiễn hôm nay một cách có lý luận.
Những tư tưởng của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa lý luận và thực
tiễn có ý nghĩa hết sức to lớn đối với chúng ta hiện nay, khi mà chúng ta đang
phải tìm những lời giải đáp cho những vấn đề lý luận và thực tiễn của công
cuộc đổi mới, khi mà có quan niệm cho rằng, cứ đào sâu nghiên cứu chủ
nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh sẽ tìm thấy câu trả lời, bởi chính
thực tiễn đặt ra yêu cầu và sẽ tự trả lời. Cả hai quan niệm trên đầu có căn cứ
hợp lý của nó, song cả hai đều chưa quán triệt tốt nguyên tắc thống nhất giữa
lý luận và thực tiễn mà cụ thể là chưa quán triệt tốt sự kết hợp chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh với thực tiễn đổi mới hiện nay.

20



×