Tải bản đầy đủ (.docx) (38 trang)

Tiểu luận cao học- Môn chính sách đối ngoại các nước lớn -mối quan hệ indonesia – việt nam từ sau chiến tranh lạnh đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (371.32 KB, 38 trang )

MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Với sự sụp đổ của bức tường Berlin, sau đó Liên Xô tan rã, Chiến tranh
Lạnh đã đi đến hồi kết làm thay đổi rõ rệt tình hình, cục diện thế giới tồn tại
trong gần nửa thế kỉ. Hệ quả của nó đã và đang tác động sâu rộng đến đời sống
chính trị thế giới cũng như quan hệ hợp tác song phương và đa phương giữa các
quốc gia. Trật tự thế giới hai cực tan rã, thay vào đó, thế giới phát triển nhanh
chóng theo hướng đa cực với sự vươn lên của Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật
Bản, Nga và Trung Quốc… Trong tình hình mới, các quốc gia đều điều chỉnh
chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế, tạo nên sức mạnh thực sự
của quốc gia. Để có được thành công đó, các quốc gia cần ý thức xây dựng một
nền chính trị - xã hội hòa bình, ổn định. Bên cạnh đó, sự tác động mạnh mẽ của
cuộc cách mạng khoa học – kỹ thuật và xu thế toàn cầu hóa, trước hết là toàn
cầu hóa kinh tế đã làm các nước điều chỉnh quan hệ hợp tác với nhau theo chiều
hướng xây dựng quan hệ bạn bè chiến lược ổn định và cân bằng hướng về lâu
dài. Sự điều chỉnh ấy là to lớn và sâu sắc. Xuất phát từ lợi ích chiến lược căn
bản của mình, các cường quốc tiến hành điều chỉnh lại chính sách đối ngoại để
tìm chỗ đứng tốt nhất, xây dựng khuôn khổ quan hệ mới ổn định lâu dài, xác lập
các điều kiện quốc tế có lợi hơn, mở rộng hệ thống an ninh quốc gia, tạo ra
không khí quốc tế để xây dựng kinh tế nước mình như mục tiêu chủ yếu trong
quá trình điều chỉnh.
Như vậy, quan hệ quốc tế đã trở thành một hoạt động không thể thiếu được
đối với sự tồn tại của mọi quốc gia dân tộc. Các nước đang ngày càng mở cửa,
đón nhận những cơ hội mới nhằm gắn kết nhau hơn. Điều này lại càng cần thiết
với những nước láng giềng vốn có hoàn cảnh lịch sử cũng như trình độ phát
triển tương đồng nhau. Trong xu thế đó, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia
điển hình cho mối quan hệ đó. Hai nước đều có những nét tương đồng trong
cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, trình độ phát triển, trình độ dân cư… Mối
quan hệ này đóng vai trò quan trọng trong quan hệ đối ngoại hai nước. Trong
lịch sử, Việt Nam và Indonesia đã giúp đỡ, tương trợ nhau rất nhiều vì công
cuộc đấu tranh, giải phóng và phát triển đất nước.


Được mệnh danh là người “anh cả” trong Asean, thành viên tích cực của
Phong trào Không liên kết, Indonesia có tiếng nói quan trọng trong các tổ chức
khu vực. Kể từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay, dưới tác động của các nhân tố
chủ quan và khách quan, quan hệ Indonesia và Việt Nam bước vào giai đoạn
1.


mới không ngừng được mở rộng, tăng cường. Thời kì hội nhập kinh tế khu vực
và quốc tế, Việt Nam luôn coi trọng vai trò, vị thế và tầm quan trọng của
Indonesia trong khu vực. Bởi Indonesia là quốc gia lớn và có tầm ảnh hưởng
trong Asean, bên cạnh đó, nước này còn được đánh giá có tiềm năng gia nhập
nhóm nước có nền kinh tế mới nổi BRIC, cũng như đóng vai trò quan trọng
trong việc giải quyết các vấn đề an ninh – chính trị khu vực hay liên quan đến
Việt Nam. Đặc biệt, ngày 13 tháng 11 năm 2003, hai bên đã ký “Tuyên bố
chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế kỷ 21”. Việc
ký kết Tuyên bố chung này đã mở ra một trang mới trong quan hệ hai nước,
mạnh mẽ và toàn diện hơn. Hai nước đã ký kết hơn 30 hiệp định và thỏa thuận
hợp tác trên tất cả các lĩnh vực hợp tác quan trọng như chính trị, quốc phòng, an
ninh, kinh tế, thương mại, đầu tư, giáo dục, nông nghiệp… tạo nền tảng pháp lý
vững chắc cho sự hợp tác toàn diện giữa hai nước.
Khi trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(Asean), Việt Nam càng có điều kiện hơn để phát triển quan hệ song phương và
đa phương với các nước trên nhiều lĩnh vực với mục tiêu xây dựng một cộng
đồng Asean thống nhất, hòa bình và ổn định. Hiện nay, quan hệ Indonesia- Việt
Nam ngày càng phát triển theo chiều hướng tích cực, có ý nghĩa quan trọng tác
động tới xu thế phát triển của hai nước cũng như tình hình chung trong khu vực.
Nhận thức rõ được vai trò và nhiệm vụ này, Việt Nam và Indonesia coi sự hợp
tác, giúp đỡ phát triển lẫn nhau là nhiệm vụ quan trọng trong quan hệ đối ngoại
của mỗi nước. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa Indonesia và
Việt Nam luôn là yêu cầu của khoa học và thực tiễn chính trị.

2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
• Mục đích nghiên cứu:
Đề tài sẽ làm rõ quan hệ hợp tác giữa Indonesia và Việt Nam từ sau
chiến tranh lạnh đến ra, đưa ra dự báo triển vọng của mối quan hệ này.
• Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Đề tài tìm hiểu những nhân tố đóng vai trò quan trọng là cơ sở cho
mối quan hệ Indonesi – Việt Nam từ sau Chiến tranh Lạnh.
- Đề tài nghiên cứu sự phát triển của mối quan hệ Indonesia – Việt
Nam từ sau Chiến tranh Lạnh đến nay
- Đề tài đánh giá mối quan hệ hai nước từ đó rút ra những đặc điểm,
thách thức và triển vọng của mối quan hệ.
3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:


Cơ sở lý luận: Đề tài dựa trên hệ thống quan điểm của chủ nghĩa MácLênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt
Nam về thời đại và quan hệ giữa các quốc gia, dân tộc. Ngoài ra, đề
tài cũng sử dụng những văn kiện của Đảng và Nhả nước Việt Nam và
Chính phủ Indonesia có liên quan đến quan hệ hai nước; các văn bản,
văn kiện của Chính phủ và Bộ Ngoại Giao hai nước.
• Phương pháp nghiên cứu: Đề tài thuộc lĩnh vực quan hệ quốc tế nên
phương pháp nghiên cứu quốc tế, phương pháp lịch sử và phương
pháp logic là những phương pháp cơ bản. Ngoài ra, tác giả còn sử
dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp và dự báo …
Kết cấu chung của tiểu luận:


4.

Chương 1: Cơ sở của mối quan hệ Indonesia – Việt Nam sau chiến tranh
lạnh.

Chương 2: Quan hệ Indonesia – Việt Nam trong giai đoạn 1991-1995
Chương 3: Quan hệ Indonesia – Việt Nam từ 1991 đến nay

CHƯƠNG I


CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ INDONESIA – VIỆT NAM THỜI KỲ SAU
CHIẾN TRANH LẠNH
1.1. Giới thiệu chung về đất nước Indonesia:
Vị trí địa lý – tự nhiên:
Indonesia là một quần đảo lớn nhất thế giới khoảng hơn 17.00 hòn đảo lớn
nhỏ (6000 đảo có người sinh sống) với tổng diện tích thềm lục địa 9,8 triệu km2
và diện tích biển 7,9 triệu km2; tao thành một hình vòng cung nối liền châu Á
và châu Úc
Với diện tích 1.913.000 km2, Indonesia là quốc gia rộng nhất Đông Nam Á.
Quần đảo Indonesia có các đảo lớn như: Java, Xumatơra, Calimantan,
Xulavedi… Phía Tây Bắc Indonesia ngăn cách với Liên bang Malaixia và
Singapore qua eo biển Malacca. Phía Đông Bắc Indonesia ngăn cách với Cộng
hòa Philippine qua eo biển Xuxu. Phía Đông Nam ngăn cách với Đông Timor
và Oxtraylia qua biển Timor và Araphura. Biên giới đất liền của Indonesia với
Liên bang Malaixia ở phía bắc đảo Calimantan, và biên giới trên đất liền giữa
Indonesia và Papua Niu Ghinê ở phía tây đảo Niu Ghinê.
Quần đảo Indonesia có thể chia ra làm 3 khu vực lớn. Thứ nhất là nhóm đảo
Sundan bao gồm các đảo lớn ở tây Indonesia và những đảo nhỏ kế cận nằm trên
thềm lục địa Sundan nối liền Đông Nam Á. Thứ hai là nhóm đảo nằm trên thềm
lục địa Sahun nối liền với lục địa châu Úc bao gồm các đảo Niu Ghinê và các
đảo nhỏ nằm gần biển Araphura. Thứ ba là nhóm đảo nằm giữa hai thềm lục địa
trên như Xulavêđi và đảo Malacca. Vị trí địa lí cũng như các vùng tự nhiên đặc
biệt của Indonesia đã tạo điều kiện cho quốc gia này mở rộng quan hệ với các
nước trên thế giới bằng đường biển; xây dựng nền văn hóa phong phú, đa dạng;

đồng thời, nắm giữ vị trí chiến lược về quốc phòng - an ninh trong cấu trúc
trong khu vực Đông Nam Á.
Lịch sử chính trị:
Indonesia có lịch sử hơn 3000 năm. Indonesia chịu sự xâm chiếm của Hà
Lan và Nhật Bản. Ngày 17/8/1945, Indonesia tuyên bố độc lập, thành lập nước
Cộng hoà Indonesia.
Indonesia là nước cộng hòa tổng thống. Cơ quan lập pháp tối cao nắm quyền
lực cao nhất, được gọi là Hội đồng Tư vấn Nhân dân . Tổng thống là người
đứng đầu nhà nước, chính phủ và tổng tư lệnh quân đội; do nhân dân trực tiếp
bầu. Về mặt hành chính, Indonesia gồm 34 tỉnh, trong đó năm tỉnh có quy chế
đặc biệt. Mỗi tỉnh có cơ quan lập pháp và thống đốc riêng. Các tỉnh được chia
tiếp thành các huyện, thành phố, quận, làng. Sau khi áp dụng các biện pháp


vùng tự trị năm 2001, các huyện và các thành phố đã trở thành các đơn vị hành
chính chủ chốt, chịu trách nhiệm cung cấp hầu hết dịch vụ nhà nước.
Kinh tế:
Trong hơn 30 năm của thời kỳ Trật tự mới (1966-1998), chiến lược phát
triển kinh tế của In-đô-nê-xi-a trải qua 2 giai đoạn chính: giai đoạn thay thế
nhập khẩu, hướng nội (1966-1982) lấy sản xuất dầu khí làm trọng tâm và giai
đoạn hướng ngoại (1983 đến nay) chủ yếu thông qua xuất khẩu hàng hóa ngoài
dầu lửa. Từ 1970 - 1997, tốc độ phát triển kinh tế tăng từ 7% đến 8%/năm.
Indonesia là nước chịu tác động mạnh nhất từ cuộc Khủng hoảng tài chính
Đông Á năm 1997–1998. Nền kinh tế giảm 13,7% và phải yêu cầu Quỹ tiền tệ
thế giới (IMF) và quốc tế giúp đỡ để vượt qua khủng hoảng. Bên cạnh đó, sự
bất ổn chính trị, cải cách kinh tế chậm chạp và tham nhũng ở mọi cấp độ chính
phủ và kinh doanh từ năm 1998 đã ảnh hưởng tiêu cực tới sự phục hồi kinh tế.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP đã vượt 5% trong cả hai năm 2004 và 2005,
và được dự báo sẽ còn tăng thêm. Cho đến nay, In-đô-nê-xi-a đã có một số chỉ
số vĩ mô được cải thiện: tỷ giá đồng nội tệ được kìm giữ xung quanh mức 9.000

Rupiah /USD; dự trữ ngoại tệ (tính đến 3/2006) đạt 34 tỷ USD; lạm phát 1 con
số. Từ năm 2001 đến nay, tuy có khó khăn nhưng tăng trưởng kinh tế (GDP)
của In-đô-nê-xi-a giữ được ở mức khá. GDP tăng trung bình hàng năm đạt
khoảng 3-4%. GDP bình quân đầu người: 4.000 USD (năm 2009).
Văn hóa – xã hội:
Indonesia có khoảng 300 nhóm sắc tộc, mỗi nhóm có văn hóa khác biệt và
đã phát triển qua nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng từ Ấn Độ, Ả Rập, Trung Quốc,
Malaysia và Châu Âu. Ảnh hưởng lớn nhất trên kiến trúc Indonesia đến từ kiến
trúc Ấn Độ; tuy nhiên, những ảnh hưởng kiến trúc từ Trung Quốc, Ả Rập và
Châu Âu cũng khá quan trọng. Indonesia có nhiều di sản văn hóa phong phú và
đặc trưng, và họ luôn tìm cách giữ gìn những truyền thống của mình trong suốt
thời kỳ lịch sử. Nhiều hoạt động văn hóa, ngôn ngữ, phong tục và các công
trình là những ví dụ cho sự đan xen văn hóa qua hàng thế kỷ. Văn hóa
Indonesia là điển hỉnh của việc kết hợp văn hóa truyền thống và văn hóa hiện
đại. Nền văn hóa đó đã tạo động lực cho sự phát triển chung của xã hội trên cả
hai phương diện: vật chất và tinh thần.


Khu đền Borodudur 1,200 năm tuổi ở Indonesia, di sản văn hóa thế giới từ năm 1991

Indonesia nổi tiếng với những hòn đảo thơ mộng, những bãi biển lung linh trong nắng vàng nhiệt đới

2.2. Những tương đồng về lịch sử, dân cư và văn hóa giữa hai quốc gia:


Đều nằm ở khu vực Đông Nam Á, Indonesia và Việt Nam được coi những
cái nôi đầu tiên của loài ngoài. Với những ưu thế về vị trí địa lý tự nhiên, cả hai
đất nước luôn là “miếng bánh” ngon đầy khao khát của các thực dân phương
Tây. Năm 1945, khi Nhật đầu hàng đồng minh, cả Indonesia và Việt Nam đều
tận dụng thời cơ cách mạng để giành được độc lập. Nhưng ngay sau đó, cả Việt

Nam và Indonesia đều bị xâm lược bởi các thực dân phương Tây. Hà Lan tái
chiếm Indonesia và Pháp quay trở lại Việt Nam. Nhân dân hai nước tiến hành
cuộc kháng chiến chống thực dân giành lại độc lập dân tộc. Indonesia đã thực
sự giành chủ quyền vào năm 1950 và thống nhất tổ quốc năm 1963. Còn dân
tộc Việt Nam đã đẩy lùi thực dân Pháp bằng chiến thắng lịch sử Điện Biên phủ
(1954) và đánh bại âm mưu của đế quốc Mỹ, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ năm
1975. Có lẽ những nét tương đồng về lịch sử và văn hóa ấy đã tạo cho
Indonesia và Việt Nam những nét tương đồng về quan điểm và mục đích bảo
vệ: bảo vệ độc lập dân tộc và xây dựng hòa bình thế giới. Vì lí do đó, hai nước
luôn tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
Về mặt dân cư, theo các nhà nhân chủng học: Các dân tộc thiểu số ở Việt
Nam có nguồn gốc di cư từ Đông Nam Á hải đảo, nghĩa là có chung nguồn gốc
với cư dân Indonesia. Do vậy, từ sự xuất phát chung nguồn gốc dân cư cũng là
cơ sở cho mối quan hệ này
Về mặt văn hóa, hai nước có một số nét giống nhau về phong tục tập quán,
đặc điểm ngôn ngữ…
Mặc dù có những sự khác nhau về chính trị - tư tưởng, những tương đồng về
lịch sử, văn hóa và dân cư là cơ sở để cho hai nước thông cảm, xích lại gần
nhau và hiểu nhau hơn.


CHƯƠNG 2
QUAN HỆ INDONESIA – VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 1991-1995
2.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Indonesia – Việt Nam trong giai
đoạn 1991-1995:
Trước năm 1991, mối quan hệ Việt Nam – Indonesia trải qua nhiều thăng
trầm trong từng giai đoạn cụ thể, nhưng nó vẫn được duy trì liên tục, không bị gián
đoạn. Hai nước vẫn luôn tìm kiếm những cơ hội chung để hợp tác trên nhiều lĩnh
vực. Trong giai đoạn này, quan hệ ngoại giao tập trung chống lại ách thống trị của
chủ nghĩa thực dân, chống lại sự chia rẽ của các thế lực bên ngoài đối với Đông

Nam Á, hợp tác tìm kiếm những giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia. Bước
sang thập niên 90 của thế kỷ XX, tình hình thế giới và khu vực đã có nhiều biến
đổi. Sự biến đổi này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa các quốc gia, các khu vực và
các tổ chức quốc tế.
2.1.1. Sự thay đổi của cục diện thế giới sau chiến tranh lạnh:
Chế độ xã hội chủ nghĩa ở các nước Đông Âu và Liên Xô sụp đổ vào cuổi
thập niên 90 của thế kỉ XX và sau đó kết thúc thời kỳ Chiến tranh Lạnh đã làm cho
cục diện chính trị thế giới và tình hình quan hệ quốc tế có nhiều thay đổi. Quan hệ
Mỹ - Xô từ đối đầu căng thẳng giờ chuyển sang thời kỳ vừa đấu tranh, vừa hợp tác
để cùng tồn tại hòa bình. Hai hệ thống lớn của thế giới là chủ nghĩa xã hội và chủ
nghĩa tư bản không còn nữa. Bên cạnh đó, quan hệ Xô – Trung sau hơn 30 năm


căng thẳng đã trở lại bình thường và quan hệ Mỹ - Trung có dấu hiệu tiến bộ. Chủ
nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào đã đẩy cuộc khủng hoảng của phong trào
cộng sản quốc tế ngày càng trở nên trầm trọng. Quá trình hình thành trật tự thế giới
mới nhìn chung khá phức tạp, khó dự đoán. Sự chấm dứt của Chiến tranh Lạnh
buộc tất cả các quốc gia trên thế giới điều chỉnh các chính sách phát triển của
mình. Mỗi nước đều coi trọng việc xác lập và củng cố điều kiện quốc tế thuận lợi
để cùng chung sống trong môi trường hòa bình. Quan hệ giữa các đất nước thay
đổi nhanh chóng, kiềm chế bất đồng, vũ lực, tránh các xung đột mang tính chất đối
kháng. Bên cạnh đó, xu thế liên kết khu vực đi đôi với xu thế toàn cầu hóa phát
triển nhanh cho ra đời nhiều tổ chức quốc tế và khu vực. Điều này càng phát huy
sự hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia.
Cùng với đó, sự tác động của cách mạng khoa học công nghệ và toàn cầu
hóa là vô cùng lớn. Cuộc cách mạng khoa học công nghệ về công nghệ thông tin,
công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới… đã làm cho sự xâm nhập của trí thức
và công nghệ cao vào tất cả các ngành, các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trí thức
khoa học là bước ngoặt mang tính lịch sử của nền kinh tế tri thức và có ý nghĩa
quan trọng hàng đầu đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Các quốc gia lấy mức

độ phát triển kinh tế tri thức là thước đo cho sự phát triển của mình. Song, các
thành tựu về khoa học kỹ thuật lại thuộc về những nước phát triển bởi họ có tiềm
lực về kinh tế, khoa học. Các nước đang phát triển bị hạn chế trong việc tiếp nhận
các thành tựu khoa học kỹ thuật hiện đại và có nguy cơ trở thành “bãi phế thải” cho
những nước phát triển, thu nhận những máy móc trang thiết bị lỗi thời. Toàn cầu
hóa là một nhu cầu tất yếu của thời đại. Nó tạo ra những biến đổi mạnh mẽ về kinh
tế, làm thay đổi sâu sắc mối quan hệ giữa các quốc gia. Toàn cầu hóa kích thích
tang trưởng nền kinh tế song nó xu hướng gia tăng khoảng cách giàu nghèo và đặt
ra nhiều thách thức với những nước nghèo, nước đang phát triển.
Chính những tác động của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và xu hướng
toàn cầu hóa đã làm cho vị thế kinh tế của các nước trong khu vực và quốc tế có sự
thay đổi lớn. Đồng thời, các quốc gia phụ thuộc chặt chẽ vào nhau. Quá trình hợp
tác, liên kết giữa Indonesia và Việt Nam cũng là một biểu hiện cho sự tác động này.
2.1.2. Tình hình khu vực Đông Nam Á:


Có thể nói, Chiến tranh Lạnh kết thúc đã làm thay đổi diện mạo chính trị ở
khu vực Đông Nam Á. Sang thập niên 90, tình hình Đông Nam Á đã có nhiều
chuyển biến tích cực. Các nước trong khu vực muốn tạo ra một môi trường hòa
bình ổn định, thuận lợi để phát triển kinh tế. Họ đã xích lại gần nhau để giải quyết
các vấn đề khu vực, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, trung lập, đặc
biệt là không có vũ khí hạt nhân. Nổi bật là vấn đề Campuchia căng thẳng, sau
những cuộc đàm phán của những bên liên quan, đã được giải quyết triệt để bằng
Hiệp định Pari (23/10/1991). Điều này mở ra con đường hợp tác đầy triển vọng
giữa các quốc gia Đông Nam Á.
Hơn nữa, một số nước trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaixia,
Indonesia ngày càng thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình qua các thành tựu về
phát triển kinh tế. Tốc độ phát triển GDP ngày càng cao. Tuy nhiên, trong quá trình
phát triển kinh tế, các nước Đông Nam Á gặp không ít thách thức: sự cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, sự lớn mạnh của các quốc gia như Mỹ, Hàn Quốc, Nhật

Bản … và các tổ chức khu vực. Chính vì vậy, các nước Asean mong muốn có một
sự hợp tác hoàn diện nhằm có ràng buộc, liên kết chặt chẽ với nhau. Có như vậy
mới đảm bảo sự phát triển cho các quốc gia, cũng như toàn khu vực.
Tình hình thế giới và khu vực trong giai đoạn 1991-1995 đã có nhiều
chuyển biến. Như một yêu cầu tất yếu, các quốc gia phải ra sức điều chỉnh chính
sách, con đường phát triển của mình để phù hợp với thực tiễn. Bên cạnh đó, sự hợp
tác là điều cần thiết và quan trọng. Chắc chắn mối quan hệ Indonesia và Việt Nam
không nằm ngoài guồng quay “quỹ đạo” đó.
2.1.3. Chính sách đối ngoại của Indonesia:
Chính sách đối ngoại của Indonesia thời kỳ này gồm những nội dung chính
sau:


Indonesia luôn coi Asean là “hòn đá tảng” trong chính sách đối ngoại của mình. Là
một quốc gia thành viên sáng lập ASEAN, suốt lộ trình hình thành ASEAN như
một khối thống nhất, Indonesia đóng vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề liên
quan đến toàn khu vực. Indonesia luôn mong muốn xây dựng ASEAN thành một
thực thể mạnh để tạo thế trong quan hệ với bên ngoài. Bên cạnh đó, Indonesia chủ
trương xây dựng chính sách hợp tác, quan hệ hữu nghị, thân thiện với Việt Nam,
Lào, Mianma.. Đặc biệt Indonesia đã tích cực ủng hộ Việt Nam và các nước trong





khu vực gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Asean) và muốn thúc đẩy
quan hệ song phương với từng nước. Indonesia cũng chú trọng mối quan hệ hợp
tác về kinh tế thương mại với Việt Nam, cùng với đó và xây dựng và phát triển mối
gắn kết truyền thống lâu đời.
Indonesia đã thực hiện chính sách cân bằng lợi ích giữa các nước lớn trong khu

vực, tránh việc Đông Nam Á trở thành khu vực tranh chấp, bất ổn định.
Indonesia đã cải thiện quan hệ với các nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc …
Indonesia luôn coi những cường quốc này là yếu tố quan trọng đảm bảo việc cân
bằng trong khu vực.

2.2. Quan hệ hợp tác Indonesia – Việt Nam:
Cộng hòa Indonesia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam
vào ngày 10/8/1964. Kể từ đó đến nay, quan hệ giữa hai nước đã trải qua nhiều
thăng trầm, song luôn chiếm một vị trí quan trọng trong quan hệ đối ngoại hai
nước.
2.2.1. Lĩnh vực chính trị:
Bước sang thập niên cuối cùng của thế kỉ XX, cùng với những mâu thuẩn
quốc tế và khu vực được giải quyết, quan hệ Indonesia và Việt Nam đã có những
bước tiến đáng kể, trong đó phải kể đến các chuyến thăm của các cấp lãnh đạo
nhằm củng cố trên mặt ngoại giao, an ninh – chính trị. Mở đầu cho hoạt động
ngoại giao giai giữa hai nước giai đoạn này là chuyến thăm Indonesia của Chủ tịch
Quốc hội Việt Nam Lê Quang Đạo (1/1991) và chuyến thăm Việt Nam của Ngoại
trưởng Indonesia AliAlatat (2/1991). Hai chuyến thăm này đánh dấu mốc quan
trọng trong hoạt động ngoại giao hai nước. Cụ thể, Việt Nam và Indonesia đã trao
đổi, thảo luận nhiều vấn đề mà hai bên cùng quan tâm, đặc biệt là vấn đề xây dựng
và phát triển đất nước trong tình hình mới của khu vực và thế giới. Tháng 10/1991,
Hiệp định Pari về Campuchia được ký kết, đã mở ra cơ hội mới trong quan hệ Việt
Nam – Asean nói chung, và quan hệ Việt Nam – Indonesia nói riêng. Nhân dịp này,
Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Võ Văn Kiệt đã có chuyến thăm chính thức tới Cộng
hòa Indonesia . Hai bên đã trao đổi nhiều vấn đề như cùng nhau hợp tác trên nhiều
lĩnh vực trong điều kiện hội nhập quốc tế, đặc biệt là lĩnh vực kinh tế thương mại.
Sau đó, Việt Nam và Indonesia đã ký bốn hiệp định hợp tác với nhau, đó là: Hiệp


định khuyến khích và đảm bảo đầu tư, Hiệp định vận tải biển, Hiệp định vận tải

hàng không và Hiệp định hợp tác lâm nghiệp. Đây là kết quả hợp tác lớn lao, tạo
điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác kinh tế thương mại giữa Indonesia – Việt Nam
ngày càng khởi sắc.
Tháng 4/1994, Chủ tịch nước Lê Đức Anh dã lên đường sang thăm chính
thức nước Cộng hòa Indonesia. Trong chuyến đi này, Tổng thống Xuhắctô đã bày
tỏ sự ủng hộ nhiệt liệt Việt Nam gia nhập Asean, coi việc Việt Nam trở thành thành
viên của Asean là cơ hội để hai nước tăng cường hợp tác phát triển, ổn định tình
hình quốc gia cũng như trong khu vực. Tháng 7/1994, nhận lời mời của Bộ quốc
phòng Việt Nam, đoàn đại biểu quốc phòng và an ninh Indonesia do Đại tướng Edi
Suđagiát dẫn đầu sang thăm Việt Nam. Hai bên đã có những cuộc tiếp xúc, trao đổi
về an ninh – quốc phòng, củng cố sự ổn định, hòa bình trong khu vực nói chung
cũng như hai quốc gia nói riêng. Cũng trong tháng 7 này, đoàn đại biểu của Nghị sĩ
Quốc hội Indonesia do A.R.DDamharia – Phó chủ tịch Ủy ban hợp tác Liên quốc
hội - Ủy viên Ủy ban đối ngoại Quốc hội dẫn đầu sang thăm chính thức Việt Nam.
Trong chuyến thăm này, Việt Nam và Indonesia đã trao đổi nhiều vấn đề về xây
dựng Quốc hội mỗi nước, cũng như khả năng hợp tác Quốc hội giữa hai nước.
Theo lời mời của Bộ Quốc phòng Việt Nam, tháng 9/1994 đoàn đại biểu của Học
viện Quốc phòng Indonesia đã sang thăm và làm việc tại Việt Nam. Tháng
11/1994, Chủ tịch Đảng Golka – Bộ trưởng Văn hóa Thông tin Indonesa Harmôkô
đã sang thăm Việt Nam. Nhằm tăng cường và tạo điều kiện thuận lợi hợp tác về
khoa học, kỹ thuật giữa hai nước, ngày 23/3/1995, tại Hà Nội diễn ra kỳ họp thứ
hai của Ủy ban hợp tác kinh tế, khoa học – kỹ thuật Việt Nam và Indonesia. Về
phía Indonesia, tham dự buổi họp có sự hiện diện của Bộ trưởng thương mại Xatriô
Buđihácgiô Giôđonô; 10 quan chức cấp cao các bộ, ngành và các nhà doanh
nghiệp hàng đầu của Indonesia… Hai quốc gia đã trao đổi nhiều biện pháp tăng
cường hợp tác quan hệ các lĩnh vực: nông nghiệp, viễn thông, vận tải, tài chính,
ngân hàng, dịch vụ, và đặc biệt là lĩnh vực đầu tư. Ngày 23/4/1995, Phó Thủ tướng
Phan Văn Khải vui mừng tiếp đoàn đại biểu Chính phủ Indonesia do Bộ trưởng
Thương mại Xatriô Buđihácgiô Giôđonô dẫn đầu. Thay mặt chính phủ Việt Nam,
Phó Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định: “quan hệ chính trị tốt đẹp là điều kiện

tốt để Việt Nam và Indonesia tăng cường quan hệ kinh tế.
Về vấn đề Biển Đông, Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia đều có quyền
lợi thiết lực. Khu vực biển Đông có tiềm năng lớn về tài nguyên khoáng sản, hải


sản, năng lượng nên những mâu thuẫn về quyền lợi ở khu vực này là không thể
tránh khỏi. Việt Nam và Indonesia tuy không có những bất đồng gay gắt lắm song
cho đến nay, vẫn tồn tại những mâu thuẫn về vấn đề thềm lục địa và vùng đặc
quyền kinh tế trên biển. Nguyên nhân là do hai bên chưa đạt được sự thống nhất về
lợi ích ở khu vực này. Nhờ có mối quan hệ truyền thống tốt đẹp, tương trợ lẫn
nhau, Việt Nam và Indonesia đã tích cực thương lượng, hợp tác với nhau để tìm ra
phương hướng giải pháp ổn thỏa, hữu hiệu giải quyết vấn đề ranh giới thềm lục địa
và vùng đặc quyền kinh tế, để không gây ảnh hưởng quan hệ ngoại giao hai nước.
Minh chứng rõ nét cho điều này là việc Chính phủ Việt Nam đã quyết định nâng
đàm phán hai bên từ cấp chuyên viên lên cấp thứ trưởng năm 1990 để sớm tìm ra
giải pháp tốt nhất cho vấn đề ranh giới thềm lục địa. Việt Nam và Indonesia tìm
những giải pháp tạm thời để cùng nhau thăm dò, khai thác và sử dụng những tài
nguyên biển hợp lý.
Bên cạnh đó, Indonesia tích cực ủng hộ Việt Nam trở thành thành viên của
Asean, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Việt Nam tham gia các hoạt động của Asean
và hòa nhập vào môi trường này. Tại Hội nghị Ngoại trưởng các nước Asean lần
thứ 27 họp tại Băng Cốc (7/1994), Indonesia cùng các nước Asean khác hoàn toàn
nhất trí kết nạp Việt Nam vào tổ chức Asean. Như vậy, 28/7/1995, Việt Nam đã trở
thành thành viên chính thức của Asean. Từ đây, quan hệ hợp tác Việt Nam –
Indonesia càng ngày được củng cố, hoàn thiện.
Sự hợp tác về chính trị giữa Indonesia – Việt Nam đã đạt nhiều kết quả tích
cực, là nền tảng cho quan hệ hai nước trong giai đoạn sau.
2.2.2. Lĩnh vực kinh tế:
Giai đoạn này, hai nước đều chú trọng phát triển kinh tế. Từ năm 1990 trở
đi, Việt Nam từng bước thoát ra khỏi tình trạng khủng hoảng nhiều năm, xây dnựg

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Còn Indonesia đã trải qua 4 kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm. Từ 1990 – 1994 là giai đoạn Indonesia thực hiện kế
hoạch phát triển kinh tế 5 năm lần thứ 5. Chính những điều này là điều kiện quan
trọng thúc đẩy quan hệ hợp tác trên lĩnh vực kinh tế giữa hai quốc gia.
Ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế - khoa học – kỹ thuật được thành lập vào
tháng 10/1991. Ủy ban này đã góp phần củng cố quan hệ hợp tác về kinh tế, khoa
học, kỹ thuật giữa hai nước. Hiệp định thương mại mới, bản ghi nhớ về thương mại


giữa hai quốc gia đã được ký kết. Việt Nam và Indonesia đã nhất trí về chức năng,
cơ chế làm việc, giải pháp thúc đẩy quan hệ kinh tế thương mại và đầu tư nhằm
từng bước phát triển quan hệ hợp tác tương xứng với nguồn lực của hai nước. Tính
đến 23/3/1995, Việt Nam và Indonesia đã ký 8 hiệp định với nhau, đó là:
-

Hiệp định thương mại (8/11/1978)
Hiệp định về hợp tác kinh tế - khoa học – kỹ thuật (21/11/1990)
Hiệp định về thành lập ủy ban hỗn hợp hợp tác kinh tế - khoa học –
kỹ thuật (21/11/1990)
Hiệp định khuyến khích và bảo đảm đầu tư (25/10/1991)
Hiệp định vận tải biển (25/10/1991)
Hiệp định vận tải hàng không (25/10/1991)
Hiệp định hợp tác lâm nghiệp (5/11/1991)
Hiệp định thương mại mới (23/3/1995)

Hai bên còn ký 6 thỏa thuận hợp tác trên các lĩnh vực thương mại, kinh tế
các thỏa thuận về y tế, nông nghiệp…
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa giữa hai nước tăng lên đáng kể:
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với Indonesia (1991-1995) (Đơn vị tính: triệu USD)


Năm
xuất khẩu

1991 1992 1993
sang 21,0 10,9 18,9

Việt Nam
Indonesia
Việt Nam nhập khẩu từ Indonesia 49,4
Tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng 70,4
hóa

70,5
81,4

1994
44,4

1995
55,8

102,
7
103,4 147,
1

190,0

84,5


245,8

(Nguồn: Việt Nam – Asean, cơ hội và thách thức. NXB Chính trị Quốc Gia)

Qua đó, chúng ta thấy tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của hai nước
đã tăng từ 70,4 triệu USD lên đến 245,8 triệu USD, tăng hơn 3 lần trong vòng 4
năm. Việt Nam chủ yếu xuất khẩu sang Indonesia các mặt hàng đồ may mặc, dầu
thô, nông sản (gạo, cà phê, chè, hồ tiêu…) và nhập khẩu của Indonesia phân bón
hóa học, xi măng, bột giấy, bao bì sản phẩm … Nếu tính theo tổng kim ngạch buôn
bán, Indonesia đứng thứ 4 so với kim ngạch xuất khẩu của các nước Asean đối với
Việt Nam, đứng sau Singapore, Thái Lan, Malaysia.


Quan hệ kinh tế giữa Indonesia và Việt Nam là điểm sang về hợp tác trong
giai đoạn này, đây là nền móng để quan hệ này chuyển mình sang một giai đoạn
mới
2.2.3. Trên các lĩnh vực khác:
Lĩnh vực văn hóa – thông tin: thừa kế những kết quả đạt được trong giai đoạn
trước, hoạt động hợp tác trên lĩnh vực văn hóa – thông tin giai đoạn này đã có
nhiều chuyển biến mới. Để tăng cường trao đổi giao lưu văn hóa lẫn nhau, hai
nước Indonesia và Việt Nam đã tăng cường nhiều hoạt động với hình thức phong
phú: viếng thăm, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật … Ngày 22/11/1994, hai bên đã kí
Bản ghi nhớ về hợp tác thông tin nhằm xúc tiến các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm,
hợp tác trong lĩnh vực thông tin. Đặc biệt là chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch
Hội đồng Báo chí Indonesia Suphianlubít vào tháng 6/1995. Việt Nam và
Indonesia đã trao đổi và thống nhất các vấn đề cùng nhau phát triển hợp tác, trao
đổi thông tin và đạo tạo cho nhau các nguồn lực, cán bộ hoạt động trong lĩnh vực
báo chí.
Lĩnh vực y tế: trong giai đoạn này, Indonesia đã đào tạo cho Việt Nam 5 thạc sỹ, 1
tiến sỹ về ngành dinh dưỡng, y tế và thường xuyên cấp các học bổng cho các học

sinh, sinh viên du học về ngành này cũng như một số chuyên ngành khác. Tháng
11/1992, đoàn đại biểu Bộ Y tế Indonesia đã sang thăm chính thức Việt Nam.
Chuyến đi có ý nghĩa quan trọng với hai nước, thỏa thuận ký kết các văn bản hợp
tác, trao đổi thông tin về ngành y tế, chuyên gia y tế, đào tạo cán bộ y tế và hợp tác
y tế cộng đồng.
Lĩnh vực dân số: Việt Nam và Indonesia là những quốc gia có số dân đông và
nhiều dân tộc trong khu vực Đông Nam Á. Do đó, hai nước luôn chú trọng hợp tác
trong lĩnh vực kiểm soát dân số, thực hiện kế hoạch hóa gia đình và vấn đề phát
triển dân tộc miền núi. Indonesia và Việt Nam đã có nhiều chuyến viếng thăm của
các quan chức cấp cao để cùng bàn bạc, thảo luận về vấn đề này. Tháng 4/1994, tại
Hà Nội, hai bên đã kí kết Bản ghi nhớ tăng cường hợp tác trong vấn đề này.
Lĩnh vực du lịch – thể thao: Việt Nam và Indonesia không ngừng quan tâm đến
lĩnh vực du lịch của nhau. Tháng 4/1991, Hội nghị hàng năm lần thứ 40 của tổ
chức “Hiệp hội du lịch châu Á” được tổ chức ở Bali với sự tham gia của Việt Nam.
Tại đây, các đại biểu của Việt Nam và Indonesia đã có cơ hội tiếp xúc, trao đổi,


chia sẻ những kinh nghiệm để phát triển du lịch ở đất nước mình. Hai nước còn
được giao lưu các hoạt động thể dục thể thao qua các giải đấu giao hữu, đặc biệt là
Sea games (Đại hội Thể thao Đông Nam Á).
Lĩnh vực nghiên cứu: hai nước đã có nhiều hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa
học xã hội, nhân văn. Tiếng Indonesia đã được đưa vào giảng dạy tại Khoa Quốc tế
- Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Hà Nội.

2.2.4. Nhận xét về quan hệ Indonesia – Việt Nam giai đoạn 1991-1995:
Quan hệ Indonesia – Việt Nam giai đoạn 1991-1995 thể hiện là mối quan
hệ hết sức tốt đẹp, bền vững trên cơ sở kế thừa những thành tựu của giai đoạn
trước. Giai đoạn 1991-1995 quan hệ hai nước đã phát triển mạnh trên nhiều lĩnh
vực. Để có được thành công đó là do sự phấn đấu, vun đắp của Chính phủ và nhân
dân hai nước. Quan hệ giai đoạn này còn chịu sự ảnh hưởng tích cực của tình hình

quốc tế và khu vực, của thành tựu khoa học kỹ thuật, của xu thế toàn cầu hóa. Sự
phát triển của quan hệ Indonesia – Việt Nam hoàn toàn phù hợp với khuynh hướng
phát triển của thời đại. Các nước cố gắng tháo gỡ những vướng mắc, khó khăn và
xích lại gần nhau xây dựng môi trường hòa bình, ổn định vì sự phát triển của mỗi
nước và của cả khu vực.
Giai đoạn 1991-1995, Indonesia và Việt Nam hợp tác trên lĩnh vực chính
trị - ngoại giao là chủ yếu. Nếu như giai đoạn trước 1991, Indonesia và Việt Nam
cùng các nước khác trong khu vực hợp tác giải quyết một số vấn đề của khu vực
như vấn đề Campuchia, thì trong thời kỳ này, hai quốc gia chủ yếu hợp tác giải
quyết những vấn đề thuộc lợi ích của cả hai bên. Chính những hợp tác tốt trong
lĩnh vực chính trị đã thúc đẩy phát triển quan hệ trên những lĩnh vực khác, đặc biệt
là lĩnh vực kinh tế. Kể từ sau 1991, quan hệ kinh tế phát triển mạnh mẽ. Tổng kim
ngạch buôn bán Việt Nam – Indonesia đã vươn lên đứng thứ 4 so với kim ngạch
xuất khẩu của các nước Asean với Việt Nam như Thái Lan, Singapore, Malaixia.
Indonesia và Việt Nam đã có nhiều cuộc viếng thăm lẫn nhau trong khoảng thời
gian ngắn, ký nhiều Hiệp định, thỏa thuận, bản ghi nhớ trên nhiều lĩnh vực thương
mại, đầu tư, thông tin, văn hóa, y tế, giáo dục… Đây là những điều kiện cần thiết
để Indonesia và Việt Nam dễ xích lại gần nhau, hợp tác sâu rộng hơn. Để từ đó,
nhân dân hai nước tin cậy, hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ những kinh nghiệm xây dựng


và phát triển đất nước. Có thể nói, quan hệ Indonesia và Việt Nam thời kỳ này như
“hòn ngọc sáng” của khu vực Đông Nam Á, là bước tiếng quan trọng đưa Việt
Nam đến gần với Asean hơn.

CHƯƠNG 3:
QUAN HỆ INDONESIA – VIỆT NAM TỪ 1995 ĐẾN NAY
3.1. Những nhân tố tác động đến quan hệ Indonesia – Việt Nam:
3.1.1. Việt Nam gia nhập tổ chức Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean):
Năm 1992 đánh dấu quá trình hội nhập khu vực của Việt Nam sau khi tham

gia Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), và trở thành Quan sát
viên, tham dự các Hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) hàng năm. Từ đây, Việt
Nam được Asean chấp nhận như một thành viên chưa chính thức của tổ chức này
và không ngừng chuẩn bị về mọi mặt để trở thành thành viên chính thức của
Asean. Trong thời gian này, Việt Nam cũng bắt đầu tham gia các hoạt động của
một số Ủy ban hợp tác chuyên ngành ASEAN. Tháng 7/1994, Việt Nam được mời
tham dự cuộc họp đầu tiên của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) và trở thành một
trong những thành viên sáng lập của Diễn đàn này. Thông qua các hoạt động của
Asean, Việt Nam có điều kiện tăng cường quan hệ song phương với từng nước
Asean, tìm được tiếng nói chung với các quốc gia trong khu vực, tạo được sự tin
cậy và gần gũi hơn với từng thành viên của tổ chức. Tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại
giao Asean lần thứ 27 (họp tại Bangkok, Thái Lan tháng 7/1994), các nước Asean
nhất trí thông qua việc kết nạp Việt Nam vào Asean. Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị
Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 28 (AMM-28) tại Bru-nây, Việt Nam chính
thức gia nhập ASEAN và trở thành thành viên thứ 7 của tổ chức này. Kể từ đó đến
nay, Việt Nam đã nhanh chóng hội nhập, tham gia sâu rộng vào tất cả các lĩnh vực
hợp tác của ASEAN và có những đóng góp tích cực trong việc duy trì đoàn kết nội
khối, tăng cường hợp tác giữa các nước thành viên cũng như giữa ASEAN với các


đối tác bên ngoài, góp phần không nhỏ vào sự phát triển và thành công của
ASEAN ngày hôm nay.
Lịch sử coi đây là dấu mốc quan trọng trên con đường xây dựng Đông
Nam Á hòa bình, ổn định và phát triển. Việt Nam gia nhập Asean sẽ mở ra cơ hội
hợp tác trên nhiều lĩnh vực, góp phần tạo điều kiện phát triển kinh tếm hòa nhập
vào thị trường chung của khu vực và thế giới. Đây là điều kiện thuận lợi để Việt
Nam học hỏi, trao đổi, giao lưu văn hóa với các nước trong khu vực. Đánh giá việc
Việt Nam gia nhập Asean, Ngoại trưởng Indonesia phát biểu tại lễ kết nạp: “Chúng
ta vừa chứng kiến một sự kiện lịch sử trọng đại trong biên niên sử của Asean. Đó là
sự kiện Việt Nam gia nhập Asean. Việc Việt Nam gia nhập Asean có ý nghĩa to lớn

hơn nhiều chứ không phải chỉ là việc tăng số lượng thành viên Asean. Việt nam
vào Asean chắc chắc sẽ làm tăng thêm sức mạnh cho tập thể Asean. Với vị trí chiến
lược, nguồn lao động và tài nguyên phong phú của Việt Nam sẽ là nguồn bổ sung
làm tăng them sự hợp tác đoàn kết thống nhất của Asean”. Với ý nghĩa đó, có thể
khẳng định rằng Việt Nam gia nhập Asean sẽ tạo nên bước ngoặt trong quan hệ
Việt Nam – Asean nói chung và quan hệ Việt Nam – Indonesia nói riêng.
Quan hệ Indonesia – Việt Nam đã có truyền thống trong lịch sử. Khi Việt
Nam trở thành thành viên chính thức của Asean, hai nước lại càng có them điều
kiện để phát triển mối quan hệ sẵn có và hợp tác chặt chẽ trên nhiều lĩnh vực, cùng
nhau hòa nhập vào cộng đồng quốc tế và khu vực.
3.1.2. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Á và tình hình chính trị Indonesia
vào những năm cuối thập niên 1990:
Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ đã để lại nhiều hậu quả xấu về mặt kinh
tế - chính trị - xã hội cho nhiều nước trong khu vực, ảnh hưởng sâu sắc nhất là
Indonesia. Sự tăng trưởng kinh tế Indonesia âm 10% (6/1998), lạm phát tăng
24,3%, 70% dân số Indonesia có mức thu nhập thấp ngày càng khó khăn. Những
biến động về kinh tế đã dẫn tới các cuộc biểu tình của nhân dân ở nhiều khu vực,
đặc biệt là thủ đô Giacácta. Bên cạnh đó, Chính phủ Xuhắc tô đã nảy sinh nhiều
mâu thuẫn, có sự chia rẽ. Quân đội quay lưng với Tổng thống, lực lượng hồi giáo
tăng cường hoạt động chống Chính phủ. Ngày 21/5/1998, Xuhắctô phải từ chức,
nhường quyền Tổng thống cho ông Habibie. Từ năm 1997, Indonesia đã bước vào
cuộc khủng hoảng kép: khủng hoảng kinh tế và khủng hoảng chính trị. Điều này


không chỉ làm ảnh hưởng đến nền kinh tế các nước khác mà còn ảnh hưởng xấu
đến quan hệ Indonesia – Việt Nam.
3.1.3. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008:
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu là căn dịch tài chính mà các quốc gia trên
thế giới đều bị tác động. Việt Nam và Indonesia cũng không ngoài các quốc gia bị
tác động về tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu hàng hóa, việc làm cho người lao

động kể cả thu hút đầu tư… Khủng hoảng tài chính toàn cầu này bắt đầu từ nước
Mỹ mà nguyên nhân là do tỷ lệ tiết kiệm cá nhân thấp, nợ nước ngoài khổng lồ,
khủng hoảng nợ dưới chuẩn quá lớn và khủng hoảng bất động sản. Cuộc khủng
hoảng tài chính này đưa nước Mỹ rơi vào suy thoái, Nhật Bản, Tây Âu tăng trưởng
âm.
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu trong giai đoạn 2008-2009 đã tác động
đến kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh: hoạt động xuất nhập khẩu; đầu tư trực
tiếp nước ngoài; sản xuất công nghiệp, nông nghiệp; thị trường tài chính, tiền tệ;
thương mại, du lịch; an ninh xã hội. Nhưng thể hiện rõ nhất là qua tốc độ tăng
trưởng kinh tế năm 2007 ở mức cao nhất từ trước đến nay 8,5% nhưng đến 2008
kinh tế Việt Nam bắt đầu lâm vào khủng hoảng tốc độ tăng trưởng kinh tế xuống
còn 6,2% năm 2009 là 5,3%. Trong đó hoạt động xuất nhập khẩu chịu ảnh hưởng
mạnh nhất vì đây là hoạt động đóng góp khoảng 60% vào tốc độ tăng trưởng GDP
của Việt Nam. Indonesia là một kinh tế khá lớn và phụ thuộc ít vào xuất khẩu hơn
so với các nước khác của ASEAN, nên có thể chống đỡ khủng hoảng tốt hơn các
nước láng giềng. Tuy vậy, khủng hoảng kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến nền kinh tế
Indonesia qua hai kênh, số nhân thương mại quốc tế và số nhân tài chính quốc tế,
trong đó số nhân tài chính quốc tế là kênh quan trọng ảnh hưởng đến nền kinh tế
Indonesia.
Nền kinh tế của hai nước trong giai đoạn này dường như chững lại, ảnh
hưởng lớn tới quan hệ hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư.
3.2. Quan hệ hợp tác Indonesia – Việt Nam:
3.2.1. Quan hệ hai nước trong quan hệ đa phương:


Việt Nam và Indonesia cùng các nước trong Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (Asean) đã cùng nhau phấn đấu, xây dựng một cộng đồng an ninh, ổn định
và vững mạnh.
Hợp tác an – ninh chính trị trong Asean:
Việt Nam luôn tích cực ủng hộ các hoạt động, sáng kiến của Indonesia trong

Asean, góp phần vào đoàn kết nhất trí trong Asean. Bên cạnh đó, Hiến chương
Asean được thông qua thể hiện quyết tâm xây dựng một cộng đồng Asean hung
mạnh. Các vấn đề trong khu vực ngày càng gay gắt, do đó các quốc gia cần chung
tay góp sức bảo vệ nền chính trị - an ninh khu vực.
Vấn đề biển Đông, đây là khu vực “nóng” nảy sinh nhiều vấn đề, mâu thuẫn
cần giải quyết. Trung Quốc tranh chấp các đảo, quần đảo của các quốc gia Đông
Nam Á đã cho tính kết nối của các nước trong khu vực tăng lên. Trong vấn đề Biển
Đông, ASEAN đã thể hiện vai trò, trách nhiệm của mình đối với việc bảo đảm hòa
bình, ổn định, an ninh, an toàn và tự do hàng hải, hàng không ở khu vực này. Trong
hai ngày 10-11/5/2014, tại thủ đô Nay Pyi Taw của Myanmar đã diễn ra Hội nghị
Cấp cao Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) lần thứ 24. Các Ngoại
trưởng ASEAN khẳng định tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình, ổn định, an
ninh, an toàn hàng hải, tự do hàng hải và hàng không ở Biển Đông, cũng như tầm
quan trọng của Tuyên bố sáu điểm về Biển Đông, Tuyên bố chung Cấp cao
ASEAN-Trung Quốc lần thứ 15 kỷ niệm 10 năm ký DOC. Việt Nam cũng ủng hộ
đề xuất 6 điểm của Indonesia về Biển Đông. Với vấn đề phân định ranh giới vùng
đặc quyền kinh tế và thềm lục địa giữa hai nước, Indonesia và Việt Nam đồng ý
giải quyết theo Công ước Luật biển (1982) của Liên Hợp Quốc.
Hợp tác kinh tế trong Asean:
Trị giá hàng hóa buôn bán giữa hai chiều Việt Nam và Asean đạt trên 20%
mỗi năm trong tổng trị giá hàng hóa buôn bán Việt Nam với các nước trên thế giới.
Trong hoạt đông vốn đầu tư trực tiếp của các nước Asean vào Việt Nam, thì vốn
đầu tư từ Asean vào Việt Nam đứng thứ trong tổng số các nước Asean (2010).
Hợp tác văn hóa – xã hội:
Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, du lịch, thể dục thể thao cũng được đề ra trong
chương trình hợp tác và phát triển của Asean, nhằm nâng cao hiểu biết, tin cậy lẫn


nhau, tạo cơ sở cho sự phát triển bền vững, khả năng hoạp tác toàn diện trong
Asean cũng như giữa Indonesia và Việt Nam.

3.2.2. Quan hệ song phương giữa hai nước:
Trên lĩnh vực chính trị - ngoại giao:
Quan hệ giữa Indonesia và Việt Nam ngày càng trở nên gần gũi với tư cách
là quan hệ giữa hai thành viên của một tổ chức. Việt Nam và Indonesia tiếp tục trao
đổi, hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhiều diễn đàn.
Tháng 9/1995, đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam do Chủ tịch Quốc hội Nông
Đức mạnh dẫn đầu đã sang thăm và làm việc tại Indonesia. Chuyến thăm này đã
bàn bạc một số giải pháp tăng cường quan hệ giữa hai Quốc hội và một số vấn đề
liên quan đến hợp tác hai nước trên nhiều lĩnh vực. Mối quan hệ hợp tác chính trị
Việt Nam – Indonesia phát triển một bước thông qua nhiều chuyến thăm Việt Nam
của các đoàn đại biểu Indonesia và các chuyến thăm Indonesia của các đoàn đại
biểu Việt Nam trong năm 1996. Tháng 5/1996, đoàn đại biểu Chính phủ Việt Nam
do Trưởng ban tổ chức cán bộ Chính phủ Phan Ngọc Tường dẫn đầu sang thăm
Indonesia. Trong chuyến thăm, hai bên đã ký kết biên bản hợp tác trong lĩnh vực
trao đổi thông tin và nghiên cứu về cải cách hành chính, đào tạo công chức nhà
nước. Ngày 1/12/1996, Thủ tướng Võ Văn Kiệt cùng Thứ trưởng ngoại giao Vũ
Khoan tham dự Hội nghị cấp cao Asean không chính thức tại Indonesia. Cũng
trong thời gian này, đoàn đại biểu Cộng hòa Indonesia đứng đầu là Chủ tịch Quốc
hội H.Wahono đã có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Kết quả lớn nhất của cuộc
hội đàm giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam và Chủ tịch Quốc hội Indonesia là đã
bàn bạc một số vấn đề về: tình hình phát triển kinh tế - xã hội, chính sách đối ngoại
của mỗi nước, tình hình khu vực Đông Nam Á…
Năm 1998, cuộc khủng hoảng kinh tế ở Indonesia lên đến đỉnh điểm, tình
hình chính trị có nhiều bất ổn. Hai quốc gia không có bất kỳ cuộc viếng thăm nào.
Sang năm 1999, quan hệ chính trị ngoại giao giữa hai nước gặt hái nhiều thành
công. Ngày 20/10/1999, Tổng thống A. Wahid thăm không chính thức Việt Nam
theo lời mời của Chủ tịch nước Trần Đức Lương. Đại diện hai nhà nước đã tiến
hành các cuộc hội đàm, nội kiến. Nội dung chính của cuộc hội đàm là bàn các biện
pháp tăng cường hợp tác hai nước trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực nông
nghiệp; khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam luôn coi trọng quan hệ hữu



nghị truyền thống với Indonesia trên cơ sở song phương giữa hai nước và cơ sở đa
phương trong khu vực Asean. Tháng 5/2000, Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy
Niên đã có chuyến thăm Indonesia và kết thúc tốt đẹp, đây là chuyến thăm
Indonesia cuối cùng của Bộ trường Ngoại giao Việt Nam trong thế kỷ XX. Quan hệ
chính trị phát triển tốt đẹp và hai nước đã trao đổi nhiều đoàn cấp cao. Trong thời
gian này, các quan chức cấp cao Indonesia đã có nhiều chuyến viếng thăm chính
thức tới Việt Nam, nổi bật là chuyến thăm của Tổng thống Megawati
Xucácnôpơturi (tháng 8/2001 và tháng 6/2003), Tổng thống Susilo Bambang
Yudhoyono (tháng 5/2005), Chủ tịch Hạ viện (DPR) Agung Laksono (tháng
8/2009), Bộ trưởng Ngoại giao Marty Natalegawa (tháng 11/2009), Bộ trưởng
Quốc phòng Purnomo Yusgiantoro (tháng 5/2010). Đặc biệt trong chuyến thăm của
Tổng thống Megawati Xucácnôpơturi (tháng 6/2003), hai bên đã ký Thỏa thuận
khung Hợp tác Hữu nghị Toàn diện hướng tới Thế kỷ 21. Sau quá trình đàm phán
kéo dài khoảng 26 năm từ 1978 – 2003, ngày 26/6/2003, hai nước đã ký kết hiệp
định về phân định thềm lục địa và đạt được thảo thuận và lập được đường biên giới
trên biển đầu tiên giữa 2 quốc gia. Việc ký kết Hiệp định đã giải toả được vấn đề
duy nhất còn tồn tại trong quan hệ tốt đẹp giữa nước ta và Inđônêxia, tạo điều kiện
gìn giữ môi trường hoà bình, ổn định, phù hợp với Luật biển quốc tế trên Biển
Đông, tạo cơ hội mới cho việc tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí trên thềm lục
địa 2 nước. Hai bên sẽ tiếp tục giải quyết vấn đề phân định vùng đặc quyền kinh tế.
Năm 2011 cũng được coi là cột mốc quan trọng trong lịch sử quan hệ hai nước.
Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Indonesia của Thủ tướng Nguyễn Tấn
Dũng tháng 9/2011, lãnh đạo hai nước nhất trí thúc đẩy quan hệ song phương
hướng tới đối tác chiến lược; đồng thời, hai bên đã ký Chương trình Hành động
Việt Nam - Indonesia giai đoạn 2012-2015.
Từ ngày 27-28/6/2013, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã có chuyến thăm
chính thức cấp Nhà nước tới Indonesia. Chuyến thăm này có ý nghĩa hết sức quan
trọng trong bối cảnh quan hệ giữa hai nước ngày càng gắn bó và Hiệp hội các quốc

gia Đông Nam Á (ASEAN) đang trong giai đoạn bản lề để tiến tới hoàn thành mục
tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Trong cuộc họp thượng đỉnh tại
Jakarta giữa Chủ tịch nước Việt Nam với Tổng thống Indonesia Susilo Bambang
Yudhoyono, hai bên đã chính thức nâng cấp quan hệ song phương lên hàng đối tác
chiến lược trên cơ sở Tuyên bố chung giữa nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt
Nam và nước Cộng hòa Indonesia về Khuôn khổ Đối tác Hữu nghị và Toàn diện


bước vào thế kỷ 21 (2003) và Chương trình Hành động Việt Nam – Indonesia giai
đoạn 2012-2015 (2011).. Chủ tịch Hạ viện MaduliAli đánh giá cao ý nghĩa chuyến
thăm Indonesia của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang; nhất trí cho rằng việc thiết
lập quan hệ Đối tác Chiến lược Việt Nam – Indonesia là mốc quan trọng trong lịch
sử quan hệ hai nướcNhân dịp này, Chủ tịch Hạ viện Indonesia khẳng định Quốc
hội Indonesia sẽ trao đổi với Quốc hội Việt Nam để sớm thành lập Nhóm Nghị sĩ
Hữu nghị Indonesia – Việt Nam. Về Biển Đông, hai nhà Lãnh đạo tái khẳng định
tầm quan trọng của hòa bình, ổn định và an ninh hàng hải tại Biển Đông và những
cam kết chung theo DOC về đảm bảo giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa
bình, tuân thủ luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật
Biển năm 1982. Hai nhà Lãnh đạo bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ đối với Tuyên bố 6
điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông và hoan nghênh việc khởi động trao đổi về
COC giữa ASEAN và Trung Quốc và mong muốn các cuộc trao đổi về COC sẽ
được tiếp tục và hướng tới việc sớm hoàn tất một Bộ Quy tắc Ứng xử Khu vực ở
Biển Đông. Sau hội đàm, hai nhà Lãnh đạo đã chứng kiến lễ ký các văn kiện hợp
tác, bao gồm Hiệp định Dẫn độ, Hiệp định Tương trợ Tư pháp về Hình sự, và Bản
Ghi nhớ về Hợp tác Hàng hóa Nông sản. Bên lề chuyến thăm, hai bên cũng đã ký
Bản Ghi nhớ về Hợp tác Năng lượng và Tài nguyên Khoáng sản, Bản Ghi nhớ về
Hợp tác Tài chính, và Bản Ghi nhớ về Hợp tác giữa Phòng Thương mại và Công
nghiệp Việt Nam và Indonesia.
Ngày 10/11/2014, nhân dịp Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương (APEC) lần thứ 22 tại Bắc Kinh, Trung Quốc, Chủ tịch nước

Trương Tấn Sang đã gặp Tổng thống Indonesia Joko Widodo. Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Joko Widono đã trao đổi về các biện
pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam-Indonesia.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Tổng thống Indonesia Joko Widodo

Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai hiệu quả các nội
dung đã thỏa thuận trong Chương trình Hành động giai đoạn 2014-2018, tăng
cường trao đổi đoàn cấp cao và các cấp; chuẩn bị kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao (1955-2015); bàn bạc về các vấn đề hợp tác trong các lĩnh vực khác và
các vấn đề quốc tế, khu vực.
Việt Nam và Indonesia luôn coi trọng phát triển hơn mối quan hệ song
phương, mở rộng quan hệ trên nhiều mặt, coi đó là một yếu tố quan trọng cùng
nhau vượt qua những thách thức.
Trên lĩnh vực kinh tế:
Quan hệ hợp tác kinh tế - Việt Nam đã không ngừng phát triển từ năm 1995
đến nay. Nếu như năm 1996, buôn bán hai nước đạt 189,7 triệu USD thì đến năm
1997 đã tăng 294,4 triệu USD. Từ năm 1997, mặc dù hai nước đều chịu ảnh hưởng
của cuộc khủng hoảng kinh tế tiền tệ Đông Á, song thương mại hai chiều vẫn tiếp
rục tăng. Năm 1998, kim ngạch hai chiều đạt 572,1 triệu USD, năm 1999 là 648,2
triệu USD; năm 2000 là 769,7 triệu USD (gấp 4 lần so với năm 1996), năm 2001 là
564,4 triệu USD. Đến năm 2002, kim ngạch buôn bán hai chiều giữa hai nước đã
lên đến 700 triệu USD. Hơn nữa kim ngạch buôn bán hàng năm giữa Việt Nam và
Indonesia đã tăng từ 2,5 tỷ USD vào năm 2008 lên tới hơn 4,6 tỷ USD vào năm
2012. Năm 2013, kim ngạch thương mại 2 chiều giữa VN và Indonesia đạt trên 4,8
tỷ USD. Từ năm 2006, Inđônêxiađã trở thành một trong 7 nước khu vực châu Á
nhập khẩu hàng hoá từ Việt Nam đạt trên 1 tỷ USD. Trên cơ sở mức tăng trưởng



xuất khẩu hàng của Việt Nam sang thị trương này thời gian qua, Bộ Thương mại
dự báo, năm 2007 kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Inđônêxia sẽ đạt
khoảng 1,3 tỷ USD và đến năm 2010 có thể lên tới 1,75 tỷ USD. Tính đến tháng
4/2013, Indonesia có 35 dự án đầu tư tại Việt Nam với số vốn trên 282 triệu USD,
đứng thứ 27 trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam. Hiện
Việt Nam cũng có 7 dự án đầu tư sang Indonesia với số vốn 107 triệu USD. Hai
nước thường xuyên phối hợp chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt
là trong khuôn khổ ASEAN và Liên Hợp Quốc.
Đến năm 2001, hai nước đã kí 9 Hiệp định và 6 thỏa thuận về hợp tác kinh
tế. Đó là:
- Hiệp định thương mại mới (ký lại 23/3/1995)
- Hiệp định tránh đánh thuế 2 lần (22/12/1997)
- MOU về Cuộc họp Ủy ban hỗn hợp lần thứ 3 và Nghị định thư Bổ sung
Hiệp định Hợp tác Kinh tế - Khoa học kĩ thuật (10/11/2001)
- MOU về Hợp tác Thuỷ sản giữa Bộ Thuỷ sản Việt Nam-Bộ Biển và Thuỷ
sản Indonesia (8/1/2003)
- Tuyên bố chung về Khuôn khổ hợp tác hữu nghị và toàn diện bước vào thế
kỷ 21 tháng 6/2003
- Hiệp định về Phân định ranh giới thềm lục địa, Hiệp định về miễn thị thực
cho người mang hộ chiếu phổ thông do Bộ trưởng Ngoại giao Nguyễn Dy Niên và
Bộ trưởng Ngoại giao Hát-xan Uy-ra-giu-đa ký
- Thỏa thuận hợp tác (MOU) về hàng đổi hàng giữa hai Bộ Thương mại
(2003)
- Thoả thuận hợp tác trong lĩnh vực dầu khí
- Thỏa thuận về hợp tác kỹ thuật giữa Hiệp hội cà phê-ca cao với Hiệp hội
các nhà xuất khẩu cà phê Indonesia (26/6/2003)
- MOU về Hợp tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và MOU về Hợp
tác trong lĩnh vực giáo dục (28-30/5/2005)



×