Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

tiểu luận môn tác phẩm báo chí

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 21 trang )

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA PHÁT THANH – TRUYỀN HÌNH

TIỂU LUẬN
MÔN: TÁC PHẨM BÁO CHÍ ĐA PHƯƠNG TIỆN
ĐỀ TÀI: KHẢO SÁT VÀ PHÂN TÍCH KẾT CẤU TÁC PHẨM BÁO CHÍ

Giảng viên: PGT.TS Nguyễn Thị Trường Giang
Sinh viên: Khổng Thị Hồng
Mã sinh viên: 35.21.026
Lớp: Báo mạng điện tử K35

HÀ NỘI, THÁNG 4-2016

1


LỜI MỞ ĐẦU
Làm thế nào để sáng tạo ra một tác phẩm báo chí có giá trị và đúng hình
thức?
Một tác phẩm báo chí luôn có hai bộ phận cấu thành là nội dung và hình
thức. Giá trị của tác phẩm báo chí (yếu tố nội dung) nêu lên đối tượng phản ánh,
chi tiết, quan điểm của nhà báo... Trong khi yếu tố hình thức lại thể hiện kết cấu
của tác phẩm, ngôn ngữ thể hiện và thể loại tác phẩm báo chí được chọn.
Xét về các yếu tố hình thức của tác phẩm báo chí, gồm: kết cấu, ngôn ngữ,
thể loại.
Như vậy, kết cấu của một tác phẩm báo chí chính là một trong những yếu tố
hình thức để hoàn thiện một tác phẩm báo chí. Kết cấu của một tác phẩm giúp
làm nổi rõ chủ đề thông qua qua lựa chọn thông tin cốt lõi và khiến cho sự việc
trở lên rõ ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu và có sức truyền cảm với người tiếp
nhận thông tin.


Và trong bài tiểu luận này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu kỹ hơn về kết cấu của
một tác phẩm báo chí nói chung và kết cấu của tác phẩm báo chí trên trang báo
mạng điện tử Dantri.com.vn nói riêng để từ đó rút ra những kiến thức căn bản
cũng như kinh nghiệm trong việc sản xuất và biên tập tác phẩm báo chí trên báo
mạng điện tử.
Bài tiều luận trên đây, mặc dù đã có những nỗ lực và cố gắng của bản thân
nhưng sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong cô và các bạn, những người
quan tâm đến đề tài này có những đóng góp và bổ sung để hoàn thiện nội dung đề
tài hơn nữa.

2


1.

Tổng quan về tác phẩm báo chí

1.1 Khái niệm
1.1.1 Các nhà nghiên cứu quan niệm về tác phẩm báo chí
Có rất nhiều khái niệm về tác phẩm báo chí, có thể kể đến một vài quan
niệm phổ biến như sau:
"Tác phẩm báo chí là các dạng bài viết phổ biến, thông dụng, với các chức
năng khác nhau và có những đặc điểm chung về hình thức, cấu trúc và cả nội
dung. Tác phẩm báo chí được hình thành và chứng minh trong lịch sử " Theo nhà
nghiên cứu H.Hass (Cộng hoà Liên bang Đức)
" Tác phẩm báo chí là sự chắt lọc những điều cơ bản nhất từ những sự kiện
xảy ra trong ngày. Tuy nhiên, những thứ bày trên mặt báo không phải là cả thế
giới" Theo Kurt Tucholsky (Cộng hòa Liên bang Đức)
Hay theo tác giả Tạ Ngọc Tấn và Nguyễn Tiến Hài đưa ra quan niệm: " Tác
phẩm báo chí là một chỉnh thể, trong đó mối quan hệ hữu cơ giữa nội dung và

hình thức là quan hệ bên trong cơ bản của nó"
1.1.2 Luật báo chí và các văn bản quy phạm pháp quy của Việt Nam định
nghĩa về tác phẩm báo chí
Trong Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/04/2002 của Chính phủ,
Chương 1, Điều 1 quy định: "18. Tác phẩm báo chí: là tên gọi chung cho tất cả
các loại tin, bài, ảnh... đã được đăng, phát trên báo chí". Trong đó “Báo chí”: là
tên gọi chung đối với các loại hình báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Theo Luật báo chí và xác văn bản quy phạm pháp quy thì: Tác phầm báo chí
là những tác phẩm do nhà báo sáng tạo ra, đã được đăng tải trên các phương tiện
thông tin đại chúng được luật pháp bảo hộ bản quyền nhà báo được trả tiền nhuận
bút và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tác phẩm của mình.
Như vậy, nhìn chung quan niệm của các nhà nghiên cứu, các nhà báo, trong
Luật báo chí và các văn bản pháp quy về tác phẩm báo chí đều có điểm chung là:
3


Tác phẩm báo chí phải chứa đựng thông tin thời sự, thể hiện rõ quan điểm của
người cầm bút và tạo ra dư luận xã hội sau khi đăng tải trên một sản phẩm báo chí
1.1.3 Khái niệm tác phẩm báo chí
Qua những ý kiến trên, thấy rằng đúng nhưng chưa đủ, vì chưa khu biệt
được sự khác biệt của tác phẩm báo chí với các loại tác phẩm khác (tác phẩm văn
học, khoa học, nghệ thuật...) bởi bất cứ một tác phẩm nào cũng đều bị ràng buộc
trong mối quan hệ nội dung- hình thức dưới góc độ văn bản học.
Những tác phẩm nào được đăng tải trên báo chí mà có nội dung nhấn mạnh
đến sự kiện thời sự nóng hổi, cập nhật, hoặc các quan điểm về những sự kiện thời
sự đang diễn ra thì đó là tác phẩm báo chí. Còn những tác phẩm nào cũng được
đăng tải trên tác phẩm báo chí nhưng chỉ nhấn mạnh trí tưởng tượng như truyện
ngắn, tản văn... Hoặc chỉ làm dịch vụ như quảng cáo thì không gọi là tác phẩm
báo chí, mà là tác phẩm văn học, tác phẩm nghệ thuật, hoặc tác phẩm làm dịch
vụ...

Như vậy, có thể chắt lọc đưa ra một khái niệm mở theo TS. Nguyễn Thị Thoa
và Nguyễn Thị Hằng Thu như sau:
“Tác phẩm báo chí là:
- Sản phẩm tư duy của nhà báo, lấy hiện thực khách quan (mang tính thời điểm)
làm đối tượng nghiên cứu và phản ánh:
- Có hình thức tương ứng với nội dung thông tin
- Được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng và là một bộ phận cấu
thành của sản phẩm báo chí;
- Có giá trị sử dụng: tạo dư luận xã hội (tức thời) và làm thay đổi hành vi của
người tiếp nhận thông tin;
- Được luật pháp bảo hộ bản quyền tác giả và được trả tiền.

4


2. Kết cấu của tác phẩm báo chí
2.1

Khái niệm

Từ điểm tiếng Việt giải nghĩa: Kết cấu là "Sự phân chia và bố trí các phần,
các chương mục theo hệ thống nhất định để thể hiện nội dung của tác phẩm".
Kết cấu của tác phẩm báo chí là sắp xếp các phần (đầu đề "mũ" , đầu để
chính, đầu đề phụ, sapo, dẫn nhập, đầu để xen, các đoạn chính văn, ảnh, hộp tư
liệu - thông tin mở rộng, kết luận, tên tác giả) và các chi tiết sao cho khoa học,
đúng ý tưởng đã định.
2.2

Nhiệm vụ của kết cấu


- Làm nổi rõ chủ đề thông qua qua lựa chọn thông tin cốt lõi.
- Làm cho sự việc trở lên rõ ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu và có sức
truyền cảm với người tiếp nhận thông tin.
2.3

Yếu tố chi phối kết cấu của tác phẩm báo chí

Yếu tố khách quan:
- Do quy mô rộng-hẹp của đề tài, tính chất quan trọng - không quan trọng,
cấp độ nông - sâu... của đề tài (đề tài rộng có thể thông qua một loạt bài trong khi
đó đề tài hẹp có thể chỉ có một đến hai bài báo, tính chất quan trọng hay không
quan trọng ở đây phần lớn sẽ được quyết định đến mô hình của tác phẩm báo chí,
phổ biến hiện nay là mô hình tháp ngược…)
- Mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của tòa báo (Báo chí Việt Nam có khuynh
hướng tính Đảng nên đòi hỏi mỗi cơ quan báo chí, mỗi nhà báo cần phải đặt mục
tiêu nhiệm vụ lợi ích Đảng lên hàng đầu từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến kết cấu bài
báo).
- Do nguồn thông tin, tư liệu (nguồn thông tin càng dồi dào thì nhà báo càng
có nhiều lựa chọn về sự phân chia, bố trí, cách mà truyền đạt thông tin đến công
chúng)
5


- Do nhu cầu nhận thức thông tin của công chúng báo chí (mỗi đối tượng có
nhu cầu nhận thức thông tin ở mức độ khác nhau, nhà báo muốn hướng đến phần
đông đối tượng nào cần có kết cấu phù hợp, vd: một tác phẩm báo chí muốn
hướng đến tất cả mọi người bao gồm cả công chung có trình độ hiểu biết trung
bình) thì không thể xây dựng một kết cấu phức tạp )
- Do phương tiện truyền tải (tùy phương tiện truyền tải: báo mạng, báo in,
truyền hình, …mà có kết cấu khác nhau).

Yếu tố chủ quan
Do phong cách cá nhân của nhà báo:
-

Cách tư du

-

Tầm tri thức, mức độ hiểu biết

-

Phương pháp tiếp cận thông tin

-


2.4

Các dạng kết cấu của tác phẩm báo chí

2.4.1 Xét về mặt văn bản
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh (đối với dạng bài) gồm các bộ phận cơ bản
sau:
-

Đầu đề chính (có hoặc không đầu đề “mũ”, đầu đề phụ)

-


Giới thiệu vấn đề (sapo, dẫn nhập);

-

Giải quyết vấn đề ( gồm các đầu đề xen; các đoạn chính văn, hộp dữ liệu,

thông tin mở rộng; ảnh; đồ họa)
-

Kết thúc vấn đề
6


-

Tên tác giả
Một tác phẩm báo chí hoàn chỉnh (đối với thể loại tin) gồm các bộ phận cơ

bản sau:
Đầu đề “mũ” (có thể không có): Kết thúc dòng đầu đề “mũ” thường có dấu
hai chấm (:)
Đầu đề chính
Đầu đề phụ (có thể có hoặc không)
Đoạn chính văn
Tên tác giả
Một tác phẩm báo chí khuyết thường thiếu các bộ phận cơ bản sau:
- Thiếu đầu đề
- Thiếu mở đề (sapo)
- Thiếu Nội dung
- Thiếu tên tác giả

2.4.2 Xét về mặt tổ chức nội dung
-

Kết cấu đẳng lập (kết cấu nhiều cửa sổ, kết cấu chương hồi, kết cấu
hình viên kim cương)

Đặc điểm là mỗi chi tiết diễn biến của sự khách quan đều có giá trị ngang
bằng nhau, được lựa chọn và sắp xếp vào những vị trí bất kỳ trong tác phẩm mà
bản chất sự kiện vẫn không thay đổi.
Nguồn: />7


- Kết cấu đan xen
Mỗi chi tiết có tác dụng làm đòn bẩy làm nổi bật chi tiết chứa đựng thông tin
cốt lõi của sự việc. Kết cấu đan xen bao gồm các dạng: đan xen thời gian, đan xen
bản chất, đan xen tuyến nhân vật
-

Kết cấu theo trật tự thời gian tuyến tính

Được hiểu là thời gian một chiều từ khởi điểm cho đến kết thúc (thường
được sử dụng trong tường thuật và ghi nhanh)
8


Nguồn: />
- Kết cấu theo mức độ quan trọng giảm dần
Thường có mô hình tháp xuôi, tháp ngược, chi tiết chủ đạo và thường được
dung trong tin, bài phản ánh
- Kết cấu cốt truyện

Cốt truyện là số phận của nhân vật chính, các chi tiết ( bối cảnh, hoàn cảnh,
nhân vật phụ…) bám vào cốt truyện theo mức độ kịch tính hoặc theo sự biến đổi
thăng trầm của từng giai đoạn.
Nguồn: />
9


- Kết cấu quy nạp hoặc diễn dịch
Quy nạp: đưa ra luận cứ, luận chứng để giải thích, phân tích, chứng minh và
cuối cùng là kết luận.
Diễn dịch: Đưa ra kết luận trước sau đó dung luận cứ, luận chứng để giải
thích, phân tích hay chứng minh.
Như vậy xét về mặt tổ chức nội dung, một tác phẩm báo chí có kết cấu như thế
nào phụ thuộc vào ý đồ của tác giả cùng với chất liệu về đề tài mà tác giả có.
Một tác phẩm báo chí dù được sử dụng loại kết cấu nào (có thể đan xen
nhiều loại kết cấu) cũng đều phải đảm bảo thống nhất về cả nội dung và hình
10


thức. Hình thức chỉ là phương tiện để truyền tải nội dung. Hình thức có rõ ràng,
mạch lạc, khoa học thì quá trình truyền tải nội dung mới hoàn chỉnh.
Nguồn: />
3. Kết cấu của tác phẩm báo chí qua khảo sát trên báo mạng
điện tử Dân trí (Dantri.com.vn)
Ví dụ 1
11


Nguồn: />
12



13


Kết luận và nhận xét:
14


Thứ nhất, đây là một tác phẩm báo chí có kết cấu hoàn chỉnh bao gồm đủ:
-

Đầu đề chính

-

Giới thiệu vấn đề (sapo, dẫn nhập);

-

Giải quyết vấn đề ( gồm các đầu đề xen; các đoạn chính văn, ảnh; các siêu

liên kết được chèn vào)
-

Kết thúc vấn đề

-

Tên tác giả

Thứ hai, tác phẩm báo chí trên được viết theo cấu trúc kết cấu đẳng lập (kết

cấu hình viên kim cương). Mỗi chi tiết có vị trí ngang bằng nhau và sắp xếp vào
vị trí logic. Dựa vào nội dung có thể nhận thấy rằng đây là một bài “con” trong
loạt bài “mẹ” với chủ đề “cá chết bất thường”. Đây là một vấn đề mang tính thời
sự được mọi người dân trong nước và cả trên thế giới quan tâm. Vì vậy, một tác
phẩm báo chí không thể truyền đạt được toàn bộ nội dung mà cần phải có một
loạt bài phản ánh và tác phẩm “mẹ“ có độ nông sâu phụ thuộc vào lượng bài con,
lượng bài con phụ thuộc vào mức độ nóng hổi, lượng quan tâm của công chúng
đến vấn đề và cả mức độ phức tạp hay không phức tạp của vấn đề. Nhưng rõ ràng
một khi vấn đề chưa được giải quyết, công chúng vẫn chưa thỏa mãn, hài long thì
nhất định sẽ còn xuất hiện thêm những bài “con”.

15


Từ phóng sự về sự việc “cá chết bất thường” tại Miền Trung, các tác giả dần
triển khai, làm rõ vấn đề thông qua nhiều bài phóng sự con như:
-

“ Kiếm tiền triệu nhờ nhặt cá chết bán cho thương lái”
- “ Cá voi nhỏ chết bất thường dạt vào bờ biển Huế”
- “Vụ cá chết ở miền Trung: Hướng dẫn người dân “nhận diện” cá chết bất
thường”
16


- “Vụ hàng trăm cá chết bất thường: Do thiếu oxy?”
- …
Chỉ cần lướt qua tít dễ dàng nhận thấy đây là một loạt bài phản ánh cùng về

chủ đề “cá chết bất thường”.
Ví dụ 2 Nguồn: />
Đây là thể loại tin, do dung lượng từ ngắn, nội dung ít nên thiếu đi phần dẫn
nhập và tít phụ. Tuy nhiên vẫn đảm bảo đầy đủ:
- Tít chính
17


- Sapo
- Chính văn
- Tác giả

4. Đánh giá và kết luận
Xét về các yếu tố hình thức của tác phẩm báo chí, gồm: kết cấu, ngôn ngữ,
thể loại. Vậy, kết cấu của một tác phẩm báo chí chính là một trong những yếu tố
hình thức để hoàn thiện một tác phẩm báo chí.
Quan trọng nhất của một tác phẩm báo chí là nội dung nhưng yếu tố hình
thức cũng vô cùng quan trọng, là phương tiện, phương thức để viết lên nội dung
một cách logic, chặt ché, dễ hiểu. Một tác phẩm báo chí dù có nóng hổi, thông tin
có độc quyền hay nội dung chất lượng mà không có một hình thức phù hợp cả về
kết cấu, ngôn ngữ, thể loại thì cũng không thể trở thành một tác phẩm báo chí
trọn vẹn.
Kết cấu tác phẩm báo chí là phần gần như không thể thay đổi form. Như
luôn phải có tít, tít để đầu bài báo và phải đảm bảo đầy đủ yêu cầu của tít ( ngắn
gọn, cô đọng, hấp dẫn…) Sapo cũng không thể thiếu và không thể đảo xuống vị
trí lung tung chẳng hạn cho xuống cuối bài, điều này sẽ làm mất đi giá trị vốn có
của sapo, sai hoàn toàn về hình thức. Hay một đoạn chính văn không thể quá dài,
làm rối mắt người đọc. Dù là thể loại nào cũng cần viết một cách cô đọng loại bỏ
những từ ngữ rườm rà. Mỗi bản thảo trước khi tác phẩm báo chí ra đời đều phải
giảm khoảng 10% lượng từ.

Xét về mặt kết cấu của tác phẩm báo chí dù lựa chọn loại kết cấu nào cũng
cần phải đảm bảo truyền đạt thông tin, quan điểm khách quan nhất đến với công
chúng.
18


Trong các yếu tố chi phối kết cấu của tác phẩm báo chí (cả khách quan và
chủ quan) đều phải đảm bảo đúng về mặt văn bản, hạn chế tối đa việc khuyết một
phần nào đấy của tác phẩm.
Sử dụng bài ngắn, đoạn ngắn, câu đơn giản dễ hiểu. tăng cường các thông tin
lý giải và định hướng ( két cấu quy nạp, diễn dịch)
Không bao giờ quên viết Sapo, hay sapo có nhưng kém hấp dẫn, bê nguyên
một đoạn văn bản phía dưới chính văn.
Tăng cường sử dụng các yếu tố đa phương tiện, hỗ trợ phong phú tác phẩm
báo chí trên báo mạng điện tử.
Kết cấu của một tác phẩm giúp làm nổi rõ chủ đề thông qua qua lựa chọn
thông tin cốt lõi và khiến cho sự việc trở lên rõ ràng, liền mạch, khoa học, dễ hiểu
và có sức truyền cảm với người tiếp nhận thông tin.
Như vậy, để có một tác phẩm báo chí hay người cầm bút phải có trái tim đầy
nhiệt huyết và lòng trung thành tuyệt đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng của
dân tộc, thực hiện đúng chức năng của báo chí. Như cung cấp thông tin, giám sát
và phản biện xã hội, định hướng dư luận một cách đúng đắn, giáo dục…Tất cả
được thể hiện trong một kết cấu hài hòa, hoàn chỉnh, khoa học, logic và bắt mắt
để quá trình truyền tải thông tin, thông điệp được thông suốt và công chúng dù ở
mức độ dân trí trung bình cũng có thể dễ dàng hiểu được.

Tài liệu tham khảo

1. Dantri.com.vn (Diễn đàn Dân trí Việt Nam)
19



2. Báo mạng điện tử những vấn đề cơ bản, PGS.TS Nguyễn Thị Trường
Giang, Nxb Chính trị quốc gia.
3. Báo mạng điện tử đặc trưng và phương pháp sáng tạo, PGS.TS Nguyễn Thị

Trường Giang, Nxb Chính trị quốc gia.
4. Tác phẩm báo chí đại cương, TS.Nguyễn Thị Thoa & Nguyễn Thị Hằng
Thu, Nxb Giáo dục Việt Nam

Phụ lục

20


21



×