Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Phân tích tình huống quảng cáo trong clip quảng cáo sản phẩm quảng cáo bánh trung thu kinh đô 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.17 KB, 12 trang )

Lời mở đầu
Ngày nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của sản phẩm về công nghệ sản xuất cũng như
chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì được nâng cao mạnh mẽ để cạnh tranh giữa các sản
phẩm và thương hiệu với nhua. Một yếu tố quan trọng nữa để làm nên thành công thương
hiệu đó là marketing thương hiệu với những clip quảng cáo ngắn nhưng chứa đựng nhiều
thông điệp sâu sắc mà nhà sản xuất muốn truyền đạt tới người tiêu dùng.
Để hiểu rõ hơn chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem Công ty CP Kinh đô với dòng sản phẩm
thương hiệu Bánh Trung Thu Kinh đô, họ đã quảng cáo như thế nào để có được thành công
như ngày hôm nay. Chúng ta hãy phân tích tình huống quảng cáo trong clip quảng cáo sản
phẩm Quảng cáo bánh Trung Thu Kinh Đô 2015.
Kinh Đô là thương hiệu bánh trung thu đã gắn bó với lâu dài suốt những mùa trung thu
qua. Khi nhắc đến bánh trung thu ai cũng nghĩ đến thương hiệu bánh trung thu Kinh
Đô bởi đây là hãng sản xuất ra các loại bánh có chất lượng cao và giá thành bình dân, hiếm
có thương hiệu bánh trung thu nào có chiết khấu cao hơn Kinh Đô.
Bánh trung thu Kinh Đô là hãng bánh rất được người dùng yêu thích lựa chọn và luôn
đứng đầu doanh thu trong những năm qua, để không phụ lòng khách hàng và giữ vững vị
trí đứng đầu trong những năm qua bánh trung thu Kinh Đô không ngừng cải tiến công nghệ
sản xuất và chất lượng, hương vị bánh để mỗi năm khách hàng có thể thưởng thức bánh
trung thu với hương vị thơm ngon tuyệt hảo hơn.


Chương I : Lý thuyết
I.Truyền thông thương hiệu:
1. Khái niệm truyền thông và truyền thông thương hiệu
- Khái niệm truyền thông
Truyền thông là hoạt động truyền đạt thông tin thông qua trao đổi ý tưởng, cảm xúc, ý
định, thái độ, mong đợi, nhận thức hoặc các lệnh, như ngôn ngữ, cử chỉ phi ngôn ngữ, chữ
viết, hành vi và có thể bằng các phương tiện khác như thông qua điện từ, hóa chất, hiện
tượng vật lý và mùi vị. Đó là sự trao đổi có ý nghĩa của thông tin giữa hai hoặc nhiều thành
viên (máy móc, sinh vật hoặc các bộ phận của chúng)
- Khái niệm truyền thông thương hiệu


Truyền thông thương hiệu là quá trình chia sẻ và tương tác thông tin về thương hiệu giữa
doanh nghiệp và người tiêu dùng, cộng đồng.
2. Các dạng truyền thông thương hiệu
2.1. Truyền thông thương hiệu nội bộ
Kênh truyền thông này liên quan đến sự tương tác giữa đội ngũ lãnh đạo với nhân viên
cũng như giữa nhân viên với nhau, ảnh hưởng trực tiếp tới sự hình thành văn hóa doanh
nghiệp.
Sự tác động của truyền thông nội bộ được biểu hiện trước hết ở quan hệ giao tiếp giữa nhà
quản lý với đội ngũ nhân viên. Nhân viên luôn mong muốn nhận được đầy đủ những thông
tin về doanh nghiệp, nhất là những thông tin về tình hình phát triển và định hướng của
doanh nghiệp; nếu những thông tin này bị bưng bít thì sẽ tạo cho họ cảm giác doanh
nghiệp thiếu minh bạch, có điều gì đó khuất tất, nhân viên không được sự tin tưởng của
lãnh đạo. Vì vậy, quá trình truyền thông hai chiều từ lãnh đạo đến nhân viên và từ nhân
viên đến người lãnh đạo được thông suốt sẽ giúp người lãnh đạo hiểu được tâm tư nguyện
vọng của nhân viên, sự cảm thông chia sẻ những khó khăn, những ý kiến đóng góp, đặc
biệt là gợi mở những sáng kiến cải tiến kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản
phẩm của đơn vị.
Việc truyền đi thông điệp nội bộ phải đồng bộ và thống nhất với chiến lược, mục đích của
doanh nghiệp, và cần phải rõ ràng, đi đúng vào vấn đề, đúng đối tượng. Người phát đi
thông điệp cần thể hiện mong muốn của mình, để biến thông điệp thành hành động của
nhân viên, nhằm đạt được kết quả tối ưu. Nhiều doanh nghiệp đã căn cứ vào đặc điểm của
mình để thiết lập truyền thông nội bộ một cách phù hợp, không áp dụng rập khuôn theo các
công ty khác, vì mỗi doanh nghiệp có mục tiêu, cơ cấu tổ chức và văn hóa khác nhau.
Truyền thông nội bộ cũng cần có sự tương tác đa chiều, xuyên suốt, không đơn thuần là
những mệnh lệnh, vì mỗi thành viên đều có nhu cầu được thông tin, được phát biểu ý kiến
của mình và được tôn trọng. Các nhà quản lý cũngđừng quá chú trọng đến thông điệp mà
quên đi thái độ, tình cảm của người tiếp nhận. Mỗi nhân viên đều có mặt mạnh và mặt yếu,
nên tập trung khai thác mặt mạnh thể hiện trong nội dungthông điệp nhằm phát huy tính
sáng tạo của họ.
Dù doanh nghiệp trang bị đầy đủ các phương tiện truyền thông như điện thoại, e-mail,

website, bản tin, ấn phẩm cẩm nang nội bộ, v.v… nhưng những phương tiện đó vẫn không
thể thay thế cho những cuộc gặp gỡ trao đổi trực tiếp, mà ở đó nhân viên được thể hiện
chính kiến của mình, được đề đạt ý kiến, đóng góp cho chiến lược phát triển của công
ty, đồng thời giải tỏa được những vướng mắc trong công việc và cuộc sống. Một điểm
đáng chú ý trong truyền thông doanh nghiệp là thông tin từ phía này đến phía kia nhiều
khi dễ bị nhiễu, biến dạng hoặc thông tin không đến nơi đến chốn, các bên nói sai những gì
cần nói, nghĩ sai những gì được nghe. Và nếu thông tin méo mó, lệch lạc, sẽ gây ra tình
trạng phát ngôn bừa bãi, ảnh hưởng đến uy tín của đơn vị và cá nhân.
2.2 .Truyền thông thương hiệu ngoại vi


Trong quá trình phát triển doanh nghiệp không thể thiếu việc giới thiệu, quảng bá những
giá trị của doanh nghiệp ra bên ngoài. Kênh truyền thông này liên quan chặt chẽ với mối
quan hệ doanh nghiệp - khách hàng. Nó đòi hỏi những thông tin chuyển tải tới khách hàng
phải chính xác, trung thực. Những thông tin về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ
của doanh nghiệp phải được thực hiện đúng như thông báo, tránh tình trạng “treo đầu dê,
bán thịt chó”. Đây là vấn đề nhạy cảm liên quan đến văn hóa, đạo đức của doanh nghiệp.
Thực tế, có nhiều doanh nghiệp cho in trên bao bì sản phẩm của mình nhiều chỉ số tiêu
chuẩn cao, phẩm chất tốt nhằm thu hút khách hàng, nhưng khi đưa vào thẩm định thì
không đảm bảo. Thậm chí có doanh nghiệp còn đánh lừa người tiêu dùng, tung ra thị
trường những sản phẩm có chứa những chất gây hại đến sức khỏe người sử dụng,
như nước tương có chất 3-MCPD gây ung thư vượt mức cho phép, sữa có chất melamine,
hay vàng nữ trang không đủ tuổi, thuốc quá hạn sử dụng…Lại có doanh nghiệp thông tin
rầm rộ các chương trình khuyến mãi chăm sóc khách hàng với nhiều ưu đãi hấp dẫn nhưng
lại không thực hiện đầy đủ như thông báo. Có doanh nghiệp thông tin ra bên ngoài nhiều
chương trình xã hội “hoành tráng” của mình nhưng lại có những việc làm vô trách nhiệm
với cộng đồng, như lén xả nước thải độc hại xuống sông, hồ; tùy tiện đổ chất thải rắn độc
hại chưa xử lý ra môi trường… Những việc làm “tiền hậu bất nhất”, lời nói không đi đôi
với việc làm sẽ làm mất uy tín, gây ấn tượng xấu về doanh nghiệp.
Sự giao tiếp, ứng xử giữa nhân viên doanh nghiệp với khách hàng cũng tác động đáng kể

tới uy tín của doanh nghiệp. Vì văn hóa giao tiếp, ứng xử đòi hỏi nhân viên phải có thái độ
đúng mực, lịch sự, thân thiện, sẵn sàng giúp đỡ khách hàng. Sự không tôn trọng khách
hàng, thái độ cáu gắt, trả lời nhát gừng (trực tiếp hoặc qua điện thoại)… của nhân viên sẽ
làm tổn hại hình ảnh của doanh nghiệp, và không ít trường hợp khiến khách hàng quay
lưng với thương hiệu.
Trong cơ chế thị trường, song song với việc chạy đua ứng dụng khoa học công nghệ, đổi
mới trang thiết bị máy móc, các doanh nghiệp còn chú trọng xây dựng văn hóa giao tiếp
ứng xử nhằm tranh thủ cảm tình của khách hàng.
Do vậy nhà quản lý cần thông báo tới nhân viên trong doanh nghiệp về chính sách của
doanh nghiệp đối với truyền thông ngoài doanh nghiệp; những nhân viên có mối liên hệ
thường xuyên với khách hàng phải làm việc một cách chuyên nghiệp, đặt sự hài lòng của
khách hàng lên hàng đầu.
3.Vai trò của truyền thông thương hiệu
Các doanh nghiệp thường định vị sản phẩm của mình và quảng bá bằng nhiều phương
pháp khác nhau như: kênh quảng cáo, kênh truyền thông (PR), chính sách giá, chính sách
quà tặng hay khuyến mại với mục tiêu chính là định vị thương hiệu của mình trong tâm trí
khách hàng.
Truyền thông thương hiệu là cách tốt nhất để tạo dư luận tốt về sản phẩm, dịch vụ và
thương hiệu. Quảng cáo và marketing không dễ làm được việc này. Việc sử dụng truyền
thông thương hiệu giúp doanh nghiệp tạo dư luận tốt cho mình thông qua sự ủng hộ của
giới truyền thông và phát biểu của các chuyên gia phân tích thương mại.
Truyền thông thương hiệu giúp doanh nghiệp có cơ hội tuyển dụng nhân sự tài giỏi.
Thường thì người lao động thích được làm việc cho những công ty lớn và nổi tiếng vì họ
tin tưởng vào sự vững chắc của công ty đó và cơ hội thăng tiến của họ rộng mở hơn. Tuy
nhiên, doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ gặp phải một số bất lợi trong việc quảng bá thương hiệu
bởi vấn đề ngân sách để quảng cáo, nhân sự chuyên về Marketing. Họ chỉ có những giải
pháp ít chi phí như truyền miệng hay sử dụng các kênh trực tuyến.
-Gia tăng nhận thức về thương hiệu trong cộng đồng từ đó thúc đẩy quá trình mua của
người tiêu dùng , góp phần tăng trưởng và phát triển.
-Tạo dựng hình ảnh thương hiệu bền vững hơn trong nhóm khách hàng mục tiêu và cộng

đồng , nâng cao năng lực cạnh tranh


Truyền thông thương hiệu còn giúp cho doanh nghiệp dễ dàng vượt qua những sóng gió và
bão táp hơn. Khi có khủng hoảng ập đến, doanh nghiệp thân thiện với cộng đồng sẽ dễ tìm
được sự ủng hộ, bênh vực, hỗ trợ trong nỗ lực cứu vãn uy tín và giữ gìn hình ảnh của
doanh nghiệp mình.
II.Yêu cầu và nguyên tắc cơ bản trong quá trình truyền thông
1.Bám sát ý tưởng cần truyền tải
Truyền thông thương hiệu nhằm mục đích gây ấn tượng thương hiệu, quang bá hình ảnh
của công ty, website, sản phẩm, dịch vụ... để thông tin đến được với công chúng đúng nội
dung muốn truyền tải, giúp người tiêu dùng nhận diện đúng thương hiệu thì công việc
truyền thông thương hiệu phải bám sát ý tưởng cần truyền đạt. Bám sát ý tưởng cần truyền
tải là một trong những yêu cầu trong truyền thông thương hiệu. Để người đón nhận thông
tin không hiểu sai, hiểu nhầm hiểu lệch lạc về nội dung thông điệp thì việc truyền thông
thông điệp phải đảm bảo truyền đúng nội dung, thể hiện ý tưởng cần truyền đạt rõ ràng, cụ
thể.
Truyền thông thương hiệu được gọi là đảm bảo sát ý tưởng cần truyền đạt là phải thể hiện
được các thông điệp cần truyền tải đến khách hàng một cách đúng và đầy đủ có thể mở
rộng nhưng không thể thiếu. Trong quá trình truyền tải có thể dùng sự hỗ trợ của chữ viết
hình ảnh, nhạc điệu.. để tạo ra sự sinh động và đảm bảo tính linh động của quá trình truyền
thông, hơn nữa tạo sự thích thú, vui vẻ , hài hước và không gây nhàm chán cho người nhận
thông tin. Để từ đó mọi thông tin truyền tải sẽ được công chúng đón nhận một cách đúng
đắn và đầy đủ nhất. Đảm bảo sự thành công quả quá trình truyền thông.
2.Đảm bảo tính trung thực và minh bạch
Vì truyền thông thương hiệu đó là sự chia sẻ tương tác thông tin giữa các doanh nghiệp với
người tiêu dùng và cộng đồng, giúp người tiêu dùng gia tăng nhận thức về doanh nghiệp
cũng như sản phẩm, thúc đẩy quá trình mua của khách hàng. Vì vậy truyền thông phải đảm
bảo cung cấp những thông tin xác thực, đúng đắn về doanh nghiệp và sản phẩm, là cơ sở
giúp người tiêu dùng tham khảo thông tin, nắm bắt được đặc tính của sản phẩm, cân nhắc

sự phù hợp của sản phẩm với nhu cầu của họ đưa ra để có sự lựa chọn tốt nhất.
Bên cạnh đó, truyền thông thương hiệu với mục đích đánh dấu vị trí trương hiệu trong tâm
trí người tiêu dùng, giúp người tiêu dùng nhận dạng được sản phẩm của doanh nghiệp
trong rất nhiều sản phẩm của đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Như vậy, truyền thông
thương hiệu rất cần đến sự minh bạch và trung thực để tạo nên sự tin tưởng và chú ý của
người tiêu dùng đối với sản phẩm. Ngoài ra, truyền thông thương hiệu còn giúp tạo dựng
hình ảnh thương hiệu bền vững hơn trong nhóm khách hàng mục tiêu, đó là những khách
hàng mà doanh nghiệp hướng tới, đã có thể tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp và có cái
nhìn tốt về sản phẩm đó. Vì vậy, truyền thông thương hiệu cần phả đảm bảo tính trung thực
và minh bạch để tạo dựng ấn tượng tốt với khách hàng mục tiêu để họ luôn tin tưởng và
tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp. Từ đó có thể giới thiệu cho người thân quen, giúp
thương hiệu ngày càng mở rộng, tăng lợi thế cạnh tranh.
3.Hiệu quả của hoạt động truyền thông
- Tạo sự nhận biết
Sản phẩm mới hay doanh nghiệp mới thường chưa được mọi người biết đến, điều này có
nghĩa là mọi nỗ lực hay tiếp thị cần tập trung vào việc tạo lập được sự nhận biết. Tong
trường hợp này, người tiếp thị cần tập trung vào những điểm sau
• Xác đinh đúng đối tượng truyền thông và chọn kênh truyền thông hiệu quả
• Truyền thông cho thị trường doanh nghiệp là ai và có thể cung ứng được gì cho thị
trường.
- Tạo sự quan tâm
Việc chuyển đổi trạng thái của khách hàng từ người biết đến sản phẩm đến khi quyết định
mua hàng là một thử thách khá lớn. Khách hàng trước tiên nhận thức được nhu cầu của


mình trướ ckhi tìm kiếm và đưa ra quyết định mua hàng. Việc tạo được thông điệp vè sự
cần thiết của sản phẩm, đưa ra được ý tưởng sáng tạo và phù hợp với khách hàng chính là
mục tiêu chính trong giai đoạn này. Để tạo được sự quan tâm của khách hàng đối với sản
phẩm.
- Cung cấp thông tin

Hoạt động truyền thông quảng bá cung cấp cho khách hàng thông tin giai đoạn họ tìm hiểu
về sản phẩm. Đối với sản phẩm mới chưa có nhiều thông tin trên thị trường, việc quảng bá
sẽ có nhiệm vụ cung cấp cho khách hàng thông tin để hiểu rõ hơn về công dụng của sản
phẩm. Còn trong trường hợp sản phẩm đã tồn tại trên thị trường thì mục tiêu của doanh
nghiệp sẽ là đưa ra định vị của sản phẩm. Định vị rõ ràng sẽ giúp khách hàng hiểu được về
ưu điểm về sự khác biệt của sản phẩm, từ đó thúc đẩy họ trong nghiên cứu về lựa chọn sản
phẩm của doanh nghiệp của bạn
- Tạo nhu cầu sản phẩm
Hoạt động truyền thông quảng bá có hiệu quả có thể giúp khách hàng đưa ra quyết định
mua hàng. Đối với sản phẩm mới cần thúc đẩy khách hàng sử dụng thử sản phẩm. Ví dụ
như trong lĩnh vực phần mềm thì các công ty thường cho phép nguời dùng dowloaoiwfvaf
sử dụng miễn phí trong vòng 2 tuần. Ở các lĩnh vực khác có thể có các sự kiện sử dụng thử
sản phẩm hoặc có những sản phẩm mẫu để gửi đến khách hàng hay đính kèm vào quảng
cáo...
- Củng cố thương hiệu
Khi khách hàng đã mua sản phẩm thì người làm tiếp thị có thể dùng các hoạt động
truyền thông quảng bá nhằm xây dựng mối quan hệ lâu dài nhằm chuyển đổi họ thành
khách hàng trung thành. Ví dụ như các doanh nghiệp thu thập email của khách hàng để
có thể chăm sóc được khach hàng tốt hơn.
4.Mang lại lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng.
- Đối với khách hàng
Truyền thông thương hiệu giúp cho người tiêu dùng xác định nguồn gốc xuất xứ sản
phẩm, quy định trách nhiệm cho nhà sản xuất sản phẩm, tạo lòng tin của người tiêu
dùng về giá cả, chất lượng sản phẩm tiêu thụ. Nhờ biết được nguồn gốc của sản phẩm
mà giảm thiểu được rủi ro của người tiêu dùng, tiết kiệm chi phí.
Đối với khách hàng ý nghĩa đặc biệt của thương hiệu là có thể làm thay đổi nhận thức
và kinh nghiệm của họ về sản phẩm. Với người tiêu dùng, truyền thông làm cho cuộc
sống thường ngày của họ trở nên thuận tiện và phong phú hơn. Thứ nữa, nó còn góp
phần bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng. Truyền thông thương hiệu khuyến khích tâm
lý tiêu dùng hàng có uy tín, thỏa mãn sự hài lòng của người tiêu dùng về chất lượng

sản phẩm.
- Đối với công ty
Truyền thông thương hiệu giúp các doanh nghiệp giảm các chi phí cho hoạt động xúc
tiến thương mại, hoạt độg MKT... nhằm tấn công vào thị trường mục tiêu, hỗ trợ doanh
nghiệp thưc hiện các chính sách mở rộng thị trường. Nhờ truyền thông hiệu quả mà quá
trình phân phối sản phẩm của doanh nghiệp được tiến hành thuận lợi và hiệu quả hơn.
Truyền thông thương hiệu giúp các nhà sản xuất dễ tiếp cận với khách hàng.
- Đối với nền kinh tế
Truyền thông thương hiệu là một công cụ hữu ích duy trì cạnh tranh trung thực và đạo
đức trách nhiệm góp phần tăng trưởng kinh tế. Nó đóng vai trò quan trọng trong quá
trình mà một hệ thống kinh doanh bởi các đạo đức và trách nhiệm đối với sự đóng góp
cho sự phát triển. Truyền thông thương hiệu cho mọi người có giá trị và tính lợi ích của
dịch vụ, sản phẩm, cải tiến trong những dịch vụ hay sản phẩm hiện có.
5. Thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa thẩm my


Thương hiệu tạo nên một tâm lý yên tâm về chất lượng, giảm thiểu rủi ro trong tiêu dùng.
Khi người tiêu dùng lựa chọn một thương hiệu, tức là họ đã gửi gắm niềm tin vào đó. Lựa
chọn thương hiệu người tiêu dùng luôn hi vọng giảm thiểu được tối đa rủi ro có thể gặp
phải trong tiêu dùng( rủi ro về vật chất,tài chính giá cả, tâm sinh lý hoặc những rủi ro về
không phù hộ với thuần phong mĩ tục, văn hóa cộng đồng)Vì vậy để tạo được lòng tin của
khách hàng, một thương hiệu phải có sự nhất quán và trung thành với chính bản thân trong
quá trình truyền thông. Các giá trị được lưu trữ là một tâm điểm tạo dựng hình ảnh của
doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay, một loại hàng hóa nào đó xuất hiện trên thị trường
và được người tiêu dùng đón nhận thì sớm muộn cũng xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh.
Giá trị truyền thống của doanh nghiệp, hồi ức về hàng hóa và sự khác biệt rõ nét của
thương hiệu sẽ là động lực dẫn dắt người tiêu dùng đến với doanh nghiệp và hàng hóa của
doanh nghiệp. Trong trường hợp đó hình ảnh về doanh nghiệp vả sản phẩm được khắc họa
in đậm trong tâm trí người tiêu dùng.
Các doanh nghiệp phải ý thức và chịu trách nhiệm đối với các thông điệp truyền thông.

Doanh nghiệp cần phải nỗ lực cần cù, chịu đựng theo thời gian để xây dựng và trường tồn
với những giáửnị bền vững, luôn đặt các vấn đề tồn tại vì sự phát triển của con người thì
thương hiệu sẽ được trường tồn cùng lịch sử nhân loại. Muốn được như vậy, thì các thương
hiệu luôn phải tập trung chia sẻ các trách nhiệm đối với xã hội theo hướng phát triển bền
vững.
Chương 2: Phân tích tình huống
I.Tóm tắt tình huống
1.Nội dung:
Chuyện kể về 1 đêm trung thu trăng thanh gió mát, 2 bố mẹ đang ngồi đợi con trai ở ga tàu
đi làm xa về.. Trong thời gian ngồi đợi ở ga tàu, không khí trung thu ánh đèn, nhạc trung
thu xung quanh khiến bố mẹ hồi tưởng lại đêm trung thu thời thơ ấu khi con còn bé, cả
xóm vui đùa, chơi lồng đen và quây quần bên nhau ăn bánh trung thu.. Trong lúc đang
đứng ngóng con trai, bỗng dưng có 1 cánh tay khoác lên vai từ đăng sau bố mẹ và cầm 1
hộp bánh trung thu. Bố mẹ bất ngờ đó chính là con trai của họ.. Và họ về nhà quây quần và
thưởng thức bánh trung thu cùng nhau cùng nhau đón rằm trung thu bên gia đình.
2.Nhạc nền: trong clip quảng cáo có sử dụng bài hát “ Về nhà” do Nguyễn Ngọc Anh thể
hiện.
“ Về nhà đi con. Nhớ chăng đêm nào. Cả nhà bên nhau chan chứa.Bao tiếng cười, bao yêu
thương ta mang trong tim. Về nhà đi con, ánh trăng soi đường. Mẹ ngồi trông con, mong
chuyến xe đừng muộn. Trăng soi bạc đầu, đêm rằm náo nức, mẹ nhớ. Về nhà đi, về nhà đi
con.”. đoạn kết bằng câu “ Trung thu là lúc về bên gia đình.” âm nhạc thường mang lại cho
con người ta nhiều cảm xúc. Lời bài hát mang lại cho người ta cảm giác hồi tưởng về quá
khứ, về mong ước sum họp gia đình. Hình ảnh cuối clip chính là ước ao sum họp của bao
gia đình, đặc biệt là trong dịp lễ tết đoàn viên_ Tết Trung Thu.
II.Giới thiệu về thương hiệu
1. Giới thiệu công ty:
a. Giới thiệu chung:
Tên doanh nghiệp: Công ty Cổ phần Kinh Đô.
Trụ sở chính: 141 Nguyễn Du, Bến Thành, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Thành lập: 1993

Email:
Thể loại: chế biến thực phẩm (chuyên sản xuất bánh kẹo)
b. Lịch sử hình thành và phát triển:
- Năm 1993: Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành
lập gồm 1 phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố
Hồ Chí Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên.


-

-

-

-

-

-

-

Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ
13, phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Tp. Hồ Chí Minh với diện tích
14.000m². Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với
công nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD.
Năm 1997 & 1998: Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì,
bánh bông lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD.
Năm 1999: Công ty tiếp tục tăng vốn pháp định lên 40 tỉ VNĐ, cùng với sự ra đời
của Trung tâm thương mại Savico – Kinh Đô, tại quận 1 thành phố Hồ Chí Minh.

Cùng thời gian đó hệ thống Kinh Đô Bakery - kênh bán hàng trực tiếp của Công ty
Kinh Đô ra đời
Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn pháp định lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng
nhà xưởng lên gần 60.000 m2, trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Để đa
dạng hóa sản phẩm, công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ
châu Âu trị giá trên 2 triệu USD.
Năm 2001 công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada,
Đức, Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan.
Ngày 01/10/2002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây
dựng và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô.
Năm 2003, Kinh Đô chính thức mua lại công ty kem đá Wall's Việt Nam của tập
đoàn Unilever từ Anh Quốc và thay thế bằng nhãn hiệu kem Kido's.
Ngày 30/6/2015, Công ty cổ phần Kinh Đô (KDC) chính thức chia tay mảng bánh
kẹo khi công ty hoàn tất chuyển nhượng 80% cổ phần của CTCP Kinh Đô Bình
Dương cho tập đoàn Mondelez. Kinh Đô Bình Dương là công ty phụ trách toàn bộ
mảng kinh doanh bánh kẹo của Kinh Đô, bao gồm cả công ty Kinh Đô Miền Bắc và
mảng kinh doanh bánh trung thu. Bánh trung thu Kinh Đô là thương hiệu và cỗ
máy kiếm tiền quan trọng cho Kinh Đô trong suốt nhiều năm.
Với tỷ lệ sở hữu lên đến 80%, Mondelez nắm toàn quyền quyết định đối với Kinh
Đô Bình Dương và công ty này cũng trở thành doanh nghiệp FDI.
Song song với kế hoạch bán mảng bánh kẹo, Kinh Đô đã dự định đổi tên thành
CTCP Tập đoàn Kido – Kido Group nhằm tách biệt với thương hiệu “Kinh Đô”
vốn gắn liền với hoạt động kinh doanh bánh kẹo. Đến thời điểm hiện tại, tên gọi
chính thức của công ty vẫn là Công ty cổ phần Kinh Đô, dù vậy, tên gọi Kido dần
được sử dụng phổ biến để chỉ một "Kinh Đô không bánh kẹo".
Sau khi hoàn tất bán cổ phần chi phối của Kinh Đô Bình Dương và sáp nhập
Vinabico vào công ty mẹ, về cơ cấu tổ chức, Kinh Đô chỉ còn 3 công ty con trực
tiếp là Công ty Tân An Phước, Công ty TNHH Một thành viên Kido và Công ty
HTIC.
Trong đó, Công ty TNHH MTV KiDo là công ty phụ trách hoạt động kinh doanh

kem, sữa chua của Kinh Đô với các thương hiệu chính là Merino, Celano, Wel.
Với những sản phẩm mới như dầu ăn và mì ăn liền thì Kinh Đô không trực tiếp sản
xuất. Dầu ăn của Kinh Đô được sản xuất bởi Vocarimexcòn mì ăn liền được sản
xuất bởi Saigon Ve Wong. Các sản phẩm dầu ăn và mì ăn liền của Kinh Đô đều
được sử dụng chung thương hiệu Đại Gia Đình.

2. Giới thiệu về bánh trung thu Kinh Đô:
Năm 2002, bánh Trung Thu Kinh Đô bắt đầu gia nhập vào thị trường bánh trung thu.
Bánh trung thu là một loại bánh gắn liền với ngày tết trung thu, là một vật không thể thiếu
đối với hầu hết mọi gia đình ở Việt Nam vào ngày đó. Ngoài ra, bánh trung thu còn được
chọn làm quà biếu như một vật để gửi gắm tình yêu thương. Chính vì ý nghĩa to lớn đó của
bánh trung thu mà Kinh Đô luôn không ngừng phát triển và nổi lên là một nhãn hiệu nổi


tiếng đầy đủ về uy tín và chất lượng. Trong hơn 20 năm,bánh trung thu Kinh Đô luôn được
xếp vào hàng các “ông lớn” trong lĩnh vực sản xuất bánh trung thu.
Các loại bánh: bánh dẻo bánh nướng với nhiều loại nhân khác nhau như nhân đậu xanh
trứng muối, nhân thập cẩm truyền thống,…
III.Phân tích tình huống
1.Bám sát ý tưởng cần truyền tải
Truyền hình là món an tinh thần quan trọng của người Việt , đặc biệt trong dịp Tết sum họp
gia đình. Điều thu vị đó không phải chuơng trình truyền hình và phim truyện thu hút khán
giả , mà những quảng cáo Tết cũng góp một nét đặc biệt cho truyền thống cùng đón trăng
rằm của Việt Nam. Nhiều năm qua ,không ít thương hiệu tâm huyết đầu tư cho nhiều hình
ảnh , giai điệu, âm nhạc thông điệp ấn tượng để tạo nét riêng cho quảng cáo của mình vào
ngày đặc biệt này.
Nhưng này nay giá trị Tết đang dần phai nhạt , khi không khí đoàn tụ gia đình những ngày
càng bị xao nhãng,bởi những lo toan bề bộn cuộc sống thì việc giữ gìn những nét đẹp
mang đậm bản sắc dân tộc Việt càng trở lên cần thiết hơn bao giờ hết. “ Tết trung thu- Tết
của tình thân” chính là thông điệp đoàn viên của Kinh Đô muốn truyền tải đến hàng triệu

gia đình việt nam, cũng như vun đắp và giữ gìn những nét đẹp văn hóa truyền thống , tình
cảm gia đình . Nhận thức được rõ giá trị quan trọng của tết trung thu trong tâm thức người
việt, clip quảng cáo của Kinh Đô chỉ với 47s đã thu hút hàng triệu trái tim người Việt Nam
với thông điệp đoàn tụ gia đình. Với thông điệp “ Tết trung thu- Tết của tình thân” đã có
sức lan tỏa mạnh mẽ trên cộng đồng mạng 2015.. Kinh Đô mong muốn mỗi hộp bánh
trung thu Kinh Đô không chỉ góp hương vị thơm ngon đặc trưng của tết trung thu mà còn
là sứ giả gắn kết tình thân, ghi dấu khoảnh khắc sum vầy ấm áp của gia đình, bạn bè, đồng
nghiệp, đối tác trong mùa trăng tháng tám. Quảng cáo chứa đựng những hình ảnh , những
tình cảm sâu lắng, lay động lòng người.
Câu chuyện tình cảm gia đình được gói gọn bằng 1 quảng cáo trong vòng gần 50s, được
lồng với bài hát “ Về nhà” do ca sỹ Ngọc Anh thể hiện, với nội dung trong ngày tết trung
thu, khi người mẹ đã già, đứa con lớn lên đi làm ăn xa, người mẹ, người cha chờ ngóng
người con trên chuyến tàu để về bên sum họp gia đình. Họ ngóng trông, mong chuyến xe
đừng muộn, và cuối cùng người con xuất hiện sau lưng bố mẹ, với sự lồng ghép khôn khéo
là thêm hộp bánh trung thu. Kinh Đô đã chiếm chọn được tình cảm khán giả nhờ sự nắm
bắt thấu hiểu sâu sắc tâm lý người dân Việt Nam. Đó là tình cảm thiêng của người dân Việt
Nam đến những cái tết cổ truyền như tết trung thu trong đoạn clip. Chẳng có món quà nào
bằng món quà gia đình sum họp. Quảng cáo của bánh trung thu kinh đô những giá trị
truyền thống, luôn khát khao được gắn bó với gia đình của mỗi người con khi đi làm ăn
xa . Vì lo toan cuộc sống, họ đã bỏ lỡ rất nhiều cơ hội được sum họp bên người than bên
những ngày tết
Dù xuất hiện cuối đoạn hình ảnh hộp bánh trung thu của người con và gia đình hạnh phúc
bên bàn ăn với những miếng bánh trung thu ngon nhằm mục đích quảng cáo để người xem
nhớ đến sản phẩm , và đoạn quảng cáo đã làm được điều này khiến người xem nhớ lâu
hơn. Quảng cáo của bánh trung thu khinh đô không đặt nặng vào quảng cáo mà chỉ đơn
thuần là hướng tới cộng đồng với những mong muốn là cùng giữ gìn và vun đắt những giá
trị truyền thống tốt đẹp trong ngày Tết trung thu, cũng như tết cổ truyền đầu năm. Có thể
nói mẫu quảng cáo của Kinh Đô mang đậm giá trị cảm xúc ấn tượng với người xem, chứa
đựng những giá trị nhân văn cao, chạm đến trái tim người xem quảng cáo : “Trung thu là
lúc về bên gia đình”

2.Đảm bảo tính trung thực và minh bạch.
Tiếp thị bằng văn hóa tình thương mang lại nhiều cảm xúc được xem là công cụ khá hữu
ích để quảng bá thương hiệu. Tuy nhiên, với tính nhạy cảm và tác động lớn đến xã hội,


hoạt động lại trở thành “ con dao hai lưỡi” cho doanh nghiệp.Do vậy, khi quảng cáo phải
giữ nguyên tắc minh bạch.
Quảng cáo là một hoạt động sáng tạo, nên doanh nghiệp hay những người làm quảng cáo
có thể sử dụng hình ảnh gần với nội dung đưa ra để truyền tải thông điệp tơi người xem.
Do đó, với clip quảng cáo bánh trung thu Kinh Đô 2015 là một clip quảng cáo sáng tạo,
mang đến thông điệp về tình thân cho người xem, có ý nghĩa cộng đồng.
Clíp quảng cáo bánh trung thu Kinh Đô không có các nội dung phản cảm, không vi phạm
thuần phong mỹ tục và cũng không phạm luật quảng cáo. Mục đích của quảng cáo là để
giới thiệu thương hiệu đến người tiêu dùng, giúp tiêu thụ hàng hóa.Có nhiều cách khác
nhau để khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm. Việc khơi gợi tình thương yêu cao
cả của khách hàng vừa để kinh doanh, vừa thực hiện trách nhiệm xã hội cũng là một
phương thức được sử dụng nhiều. Nhưng việc làm đó phải trên cơ sở đảm bảo tính trung
thực và chính xác với nội dung đã đưa ra. Khác với quảng cáo khác, clip quảng cáo bánh
trung thu Kinh Đô với chủ đề “ tết trung thu, tết của tình thân” đưa ra được đánh giá khá
nhạy cảm và có tính tác động, lan tỏa mạnh mẽ đến người nhận thông điệp. Do đó, Kinh
Đô đã tuân thủ nguyên tắc đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động quảng cáo có nội dung
nhạy cảm này.
Clip quảng cáo như một lời chúc tốt đẹp tới mọi người từ trẻ em đến người lớn, mang đến
một không khí trung thu thật nhộn nhịp, vui tươi.Cả nội dung, hình thức quảng cáo phản
ánh đúng với thực tế trong mỗi dịp tết trung thu: hình ảnh những chiếc đèn ông sao, đèn
lồng được treo trên đường phố, trẻ em cầm đèn lồng chạy nhảy, múa sư tử-đây là những
hình ảnh đặc trưng của tết trung thu mà clip quảng cáo đã tái hiện lại.
Clip quảng cáo được đầu tư công phu cùng với bộ phận sản xuất chuyên nghiệp đã tạo
được sự ủng hộ của đông đảo người tiêu dùng..Mặc dù, hình ảnh chiếc bánh trung thu chỉ
được đề cập vào cuối clip quảng cáo nhưng vẫn thể hiện được tình yêu thương trong gia

đình, sự bao bọc, chở che rất mộc mạc, giản dị nhưng chứa đựng cảm xúc trong mỗi con
người, làm lay động thứ tình cảm gia đình thiêng liêng trong mỗi trái tim. Dù đi đâu về
đâu, nhưng đến tết trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có
thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bán ngọt ngào mang đậm hương vị
quê hương và ý nghĩa của cuộc sống. Đã tạo nên được ấn tượng sâu sắc về sản phẩm trong
tâm trí người tiêu dùng.
3.Hiệu quả của hoạt động truyền thông quảng cáo
- Như mọi năm Kinh Đô luôn gây ấn tượng cho khách hàng bằng cách tung ra clip
quảng cáo bánh vào dịp trung thu ở Việt Nam. Đoạn clip được cho là ‘cảm động’ và
‘gần gũi với người Việt’. Ở Việt Nam, Trung Thu được coi là ngày Tết của trẻ thơ.
Trong ký ức tuổi thơ của mỗi chúng ta đều có những hình ảnh chị Hằng sáng trong
vời vợi, hình ảnh chú Cuội ngồi gốc cây đa lung linh ánh đèn ông sao, ông sư, đèn
kéo quân và âm vang rộn ràng của điệu múa lân, múa sư tử.Nhưng Tết Trung Thu
không chỉ là ngày dành cho con trẻ, mà nó còn là ngày của sum vầy, ấm áp của các
thành viên trong gia đình. Đây cũng là dịp để mọi người thăm hỏi, bày tỏ sự quan
tâm lẫn nhau. Những ngày này mọi người thường chuẩn bị mua bánh Trung Thu
biếu ông bà, bố mẹ, bạn bè,… và bánh Trung Thu được coi là biểu tượng của sự
phúc lành, đoàn tụ.Với ý nghĩa to lớn như vậy, đây chính là 1 cơ hội tốt để Kinh Đô
thực hiện chiến dịch quảng cáo, marketing cho sản phẩm của mình. Kinh Đô đã
tung ra chiến dịch quảng cáo với Slogan: ‘Tết Trung Thu, Tết của tình thân’.
Thứ 2 đóng góp sự thành công của quảng cáo thương hiệu Kinh Đô đó là sử dụng
nhạc nền trong clip là bài hát về nhà của nhạc sỹ Đỗ Bảo: ‘về nhà đi con, ánh trăng
lên rồi, ngày thu xa xôi, bỗng như thật gần…’. Âm nhạc mang lại cho con người rất
nhiều cảm xúc, nhiều người khi xem xong clip họ thích luôn cả bài hát trong đó,
nghe bài hát khiến trái tim họ rộn ràng và chỉ muốn về nhà để đoàn tụ ngay với gia


đình
của
mình.

Thứ 3 yếu tố góp phần quan trọng đó là hình ảnh bố mẹ đang mong ngóng đứa con
của họ đi làm xa về. Xen lẫn sự hồi tưởng giữa quá khứ và thực tế đã chạm vào tâm
lý chung của người xem.
- Tối đa hóa sự ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đại chúng. Kinh Đô đã đạt
được thành công trong việc quảng cáo marketing thương hiệu của mình với kết quả
hàng ngàn lượt xem và phản hồi tích cực.
- Mở rộng tập khách hàng và trở thành 1 phần ko thể thiếu trong đời sống hàng ngày.
Kinh Đô đã biết sử dụng yếu tố tình cảm, yếu tố đóng vai trò quan trọng thứ 3 trong
tháp nhu cầu của Maslow để thu hút sự quan tâm của khan giả. Chính yếu tố này đã
giúp đoạn quảng cáo được công chúng yêu thích hơn. Đoạn clip kết thúc bằng hình
ảnh cả nhà ngồi quây quần, ăn bánh, trò chuyện cùng nhau cùng câu nói ‘Trung
Thu là lúc về bên gia đình’. Không như mô típ chung là quảng cáo phải nói thật
nhiều về sản phẩm, Kinh Đô khiến người xem cảm thấy an toàn và tin tưởng quảng
cáo hơn, và khi mỗi dịp Trung Thu đến thì người ta lại nhớ tới thương hiệu Kinh
Đô thông qua clip cảm động và slogan ‘ Tết Trung Thu, Tết của tình thân’. Tóm lại
Kinh Đô vẫn luôn đánh dấu được thương hiệu của mình vào tâm trí của tất cả người
dân Việt Nam.
4.Mang lại lợi ích cho các bên liên quan và cộng đồng
Quảng cáo đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong thị trường canh tranh đầy gay
gắt như ngày nay và cùng lúc nó đang đương đầu với các thách thức trong khi các đơn vị
quảng cáo mở ra mỗi ngày càng nhiều hơn. Quảng cáo là một phương tiện thông tin tác
động đến cộng đồng mua sắm qua những hình ảnh truyền tải bằng thông điệp. Vì vậy
quảng cáo đem lại rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp lẫn người tiêu dùng của họ. Cụ
thể, ở đây có thể nói đến là quảng cáo bánh trung thu Kinh Đô nhân dịp Tết Trung thu
2015 đã gây hiệu ứng lan tỏa rộng rãi trên cộng đồng mạng ngay khi vừa tung ra đoạn
quảng cáo và được đánh giá là giàu nhân văn, xúc động, đi vào lòng người. Sau vài tuần
đầu kể từ ngày video này xuất hiện trên Youtube ( từ ngày 27/8/2015) nó đã thu hút hơn
300 ngàn lượt xem và hàng ngàn lượt phản hồi tích cực của khán giả. Đoạn phim đã chạm
tới mong ước sâu thẳm nhất của người dân Việt Nam đó là sự sum họp, đoàn tụ của cả gia
đình và đong đầy những tiếng cười hạnh phúc.

- Những lợi ích mà quảng cáo đem lại:
Góp phần tăng trưởng kinh tế trong việc phát triển ngành công nghiệp dịch vụ, đồng thời
cho người tiêu dùng biết rằng thương hiệu và daonh nghiệp đang hiện diện. Điều đặc biệt ở
đây là suốt đoạn phim không hề xuất hiện tên hay hình ảnh doanh nghiệp cũng như thương
hiệu, bởi vậy nó khiến người xem bị cuốn hút theo câu chuyện giống như đang xem một bộ
phim thực sự. Với sự khéo léo đó trong đoạn quảng cáo mà Kinh Đô đã khiến cho sản
phẩm của mình đi vào tâm trí mỗi người, nó gián tiếp khẳng định được vị trí của thương
hiệu đã gắn bó chặt chẽ, đều đặn với dịp Tết trung thu hàng năm. Điều đó đồng nghiã với
việc giúp cho thương hiệu Kinh Đô được nâng tầm và mở rộng cho kinh doanh thương
mại.
- Giúp khách hàng luôn nhớ và lưu tâm đến sản phẩm, dễ dàng đưa thông tin sản
phẩm đến với khách hàng mọi nơi mọi lúc, tạo được những ấn tượng mạnh mẽ sâu
sắc với người tiêu dùng. Với câu kết “Trung thu là lúc về bên gia đình” mang lại ý
niệm vô cùng sâu sắc thể hiện vai trò quan trọng của gia đình đối với mỗi con
người Việt Nam. Nhắc đến bánh trung thu, người tiêu dùng sẽ nhớ ngay đến cái tên
Kinh Đô, đó là 1 thành công lớn cho doanh nghiệp mà thông điệp của đoạn quảng
cáo mang lại.
- Quảng cáo là những thông điệp mang tính xây dựng và có ích để giáo dục con
người. Với câu chuyện nội dung đơn giản, cảnh quay bình dị, các nhân vật đã thể


hiện toàn bộ những cảm xúc chân thật của mình. Hơn nữa đây cũng là 1 tình huống
diễn ra ở rất nhiều gia đình, chính vì vậy việc lấy đi nước mắt của khán giả hoàn
toàn là điều hiển nhiên. Từ đó nhấn mạnh được những cảm xúc, tình cảm, tình yêu
của các thành viên của gia đình – mỗi thành viên đều có trách nhiệm xây dựng và
vun đắp tổ ấm thân yêu của mình.
Văn hóa của quảng cáo: Quảng cáo tạo ảnh hưởng tích cực và thuyết phục sự quan tâm
của công chúng, nó góp phần vào sự tiến bộ của xã hội, truyền cảm hứng cho cộng đồng.
Quảng cáo của Kinh Đô hoàn toàn không đặt nặng những mục đích quảng cáo sản phẩm
đơn thuần mà thực sự hướng đến cộng đồng với mong muốn cùng gìn giữ và vun đắp cho

những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộcViệt Nam trong những dịp lễ, Tết. Có thể nói
quảng cáo bánh trung thu của Kinh Đô là 1 trong những mẫu quảng cáo cảm động, súc
tích, gây được ấn tượng khó phai trong lòng khán giả.
5.Thỏa mãn các yêu cầu về văn hóa và thẩm mĩ
Đây là một clip rất hay về ý nghĩa, đặc biệt là trong dịp tết trung thu , cái tết cổ truyền tại
Việt Nam. Đó là dịp để mọi người cùng quây quần lại thưởng thức bánh trung thu cùng
ngắm trăng rằm. Nắm bắt được cơ hội này, Bánh trung thu Kinh đô đã xây dựng được nội
dung quảng cáo đi vào tâm lý của người tiêu dùng, nhằm marketing cho sản phẩm của
mình.
Đối với Việt Nam là một đất nước luôn trọng tình cảm, luôn coi trọng cái không khí ấm áp
của gia đình, chỉ mong đến dịp để về chung vui cùng gia đình. Do đó khi clip được tung ra
đã thu hút được nhiều sự quan tâm của khách hàng đối với sản phẩm và thương hiệu Kinh
đô, đã tồn tại trong tâm trí người tiêu dùng từ rất lâu.
Hiện nay với cuộc sống đầy lo toan, con người đã dần xa cách, bỏ lỡ nhiều cơ hội để sum
họp gia đình, một năm liệu còn được bao nhiêu ngày để cùng gia đình quây quần, sum họp
bên nhau. Đoạn clip đọng lại rất nhiều hình ảnh trong lòng người xem, hình ảnh người con
trai sau những ngày vắng nhà lại trở về với vòng tay cha mẹ để cùng đón tết Trung thu với
câu thoại cuối là “ Trung Thu là lúc về bên gia đình”.
Một yếu tố thành công mà làm nên thành công của bánh trung thu Kinh Đô là yếu tố âm
thanh và hình ảnh. Nhạc nền là bài hát “ Về nhà” : “Về nhà đi con. Nhớ chăng đêm nào. Cả
nhà bên nhau chan chứa.Bao tiếng cười, bao yêu thương ta mang trong tim...” âm nhạc
thường mang lại cho con người ta rất nhiều cảm xúc. Bài hát đã dành được nhiều yêu thích
từ khán giả chiếm được trái tim nhiều người. Với sự xuất hiện của sản phẩm rất ngắn mang
lại cho người xem cảm giác thoải mái, cảm thấy an toàn và tin tưởng quảng cáo hơn.

Kết luận


Ngày nay với sự phát triển và cạnh tranh mạnh mẽ giữa các sản phẩm và các nhà sản xuất,
đặc biệt trong thời đại bùng nổ công nghê thông tin, truyền thông thương hiệu có vai trò

quan trọng đối với các doanh nghiệp. Truyền thông thương hiệu góp vai trò không nhỏ
trong sự thành công của sản phẩm. Đây là con đường ngăn nhất, tốt nhất để nhà sản xuất
có thể giới thiệu được sản phẩm, thương hiệu của mình đến với người tiêu dùng, kết nối
với khách hàng hiệu quả nhất. Nên biết vận dụng tối đa vai trò của truyền thông thương
hiệu, doanh nghiệp vừa có thể để lại ấn tượng với người tiêu dùng vừa nâng cao uy tín của
mình trên thị trường. Từ đó, doanh nghiệp vừa có thể ghi dấu hình ảnh thương hiệu và sản
phẩm của mình trong tâm trí người tiêu dùng, khiến người tiêu dùng nhớ đến sản phẩm của
doanh nghiệp. Do đó, truyền thông đóng vai trò không nhỏ trong việc xây dựng, phát triển
và mở rộng thương hiệu với doanh nghiệp.
Nhà doanh nghiệp nên biết cách áp dụng truyền thông đúng đắn, phù hợp để quảng bá sản
phẩm và thương hiệu thì sẽ đem lại thành công lớn. Nó có thể truyền thông điệp với sức
lan tỏa, thu hút mạnh mẽ tới người tiêu dùng, khiến họ biết đến và chú ý tới sản phẩm và
thương hiệu của doanh nghiệp. Truyền thông, quảng cáo có thành công, tạo được ấn tượng
tốt đẹp tới khách hàng thì sản phẩm mới dễ dàng được người tiêu dùng tin tưởng. Một
doanh nghiệp muốn thành công thì thương hiệu đó phải đủ mạnh và cũng đủ thành công.



×