Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng việc ảnh hưởng của nhân tố giá cả và chất lượng hàng hóa, bao gói, nhân tố quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty nước giải khát Coca Cola

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.11 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

A. Lời mở đầu

Phần 1: Nhân tố giá cả, chất lượng hàng hóa và bao gói, nhân tố quảng cáo tới hoạt
động tiêu thụ hàng hóa của DNTM.
1. Khái niệm tiêu thụ hàng hóa và tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong DNTM.
2. Nhân tố giá cả,chất lượng hàng hóa, bao gói
2.1 Khái niệm về các nhân tố
2.2 Ảnh hưởng của các nhân tố trên đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa.
3. Nhân tố quảng cáo:
3.1 Khái niệm nhân tố quảng cáo.
3.2 Ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong DNTM.
Phần 2:Thực trạng việc ảnh hưởng của nhân tố giá cả và chất lượng hàng hóa, bao gói,
nhân tố quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Công ty nước giải khát CocaCola
1. Giới thiệu chung về công ty nước giải khát Coca-Cola
2. Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong DN
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng tới chiến lược giá của Coca-Cola
2.2 Đánh giá chiến lược giá của Coca-Cola
3. Thực trạng sự ảnh hưởng của nhân tố chất lượng và bao gói
4. Thực trạng sự ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo


Phần 3: Một số đề xuất và giải pháp xây dựng chiến lược giá, chất lượng hàng hóa, bao
gói và quảng cáo cho sản phẩm Coca-Cola
1. Xây dựng một chiến lược giá phù hợp.
2. Chính sách đối với sản phẩm mới.
3. Chiến lược quảng cáo ra thị trường.
B.Kết luận.

Đề tài: Phân tích ảnh hưởng của nhân tố giá cả, chất lượng hàng hóa và bao


gói, nhân tố quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Công ty nước giải
khát Coca Cola.

LỜI MỞ ĐẦU

Ngày nay trên thế giới nói chung và ở nước ta nói riêng nền kinh tế không ngừng
phát triển. Vì thế Đảng và Nhà nước đã và đang từng bước đổi mới cơ chế quản lý để
từng bước có thể tiếp cận với nền kinh tế thế giới. Trong nền kinh tế thị trường mọi
doanh nghiệp đều phải hoạt động theo cơ chế thị trường, cơ chế thị trường quyết định
doanh nghiệp sản xuất cái gì, sản xuất như thế nào, chất lượng ra làm sao,giá cả bao
nhiêu…Qua đó quyết định các hoạt động phân phối sản phẩm. Mục tiêu của đề tài này sẽ
làm rõ ảnh hưởng của hai nhân tố giá cả và chất lượng tới hoạt động tiêu thụ hàng hoá
của doanh nghiệp nói chung và của Công ty nước giải khát Coca Cola nói riêng. Đề tài
này sẽ gồm 4 phần:


Phần 1: Tổng quan lý thuyết ( nhân tố giá cả, chất lượng hàng hóa và bao gói, nhân
tố quảng cáo)
Phần 2: Thực trạng sự ảnh hưởng của nhân tố giá cả và chất lượng đến hoạt động tiêu
thụ hàng hoá của Coca Cola
Phần 3: Các giải pháp
Phần 4: Kết luận

Phần 1: Nhân tố giá cả, chất lượng hàng hóa và bao gói, nhân tố quảng cáo đối với
hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong DNTM:
1. Khái niệm tiêu thụ hàng hóa và tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong DNTM.
1.1 Khái niệm tiêu thụ hàng hóa.
-Tiêu thụ hàng hóa là hoạt động đặc trưng, chủ yếu của doanh nghiệp thương mại, là
khâu cuối cùng của hoạt động kinh doanh hàng hóa.Tiêu thụ hàng hóa được thực hiện
thông qua hoạt động bán hàng của doanh nghiệp nhờ đó hàng hóa được chuyển thành

tiền, thực hiện vòng chu chuyển vốn trong doanh nghiệp.
-Tiêu thụ hàng hóa được hiểu theo nghĩa đầy đủ là quá trình:
+ Nghiên cứu thị trường
+ Các chính sách và hình thức bán hàng
+ Lựa chọn xác lập các kênh phân phối
+ Tiến hành quảng cáo và xúc tiến thương mại
+ Nghiên cứu người tiêu dùng
+ Thực hiện các công việc bán hàng tại các địa điểm bán hàng cho khách hàng
1.2. Tầm quan trọng của tiêu thụ hàng hóa trong DNTM.
Trong doanh nghiệp thương mại tiêu thụ hàng hóa được hiểu là một hoạt động bán
hàng. Kết quả tiêu thụ hàng hóa trong doanh nghiệp là khối lượng hàng hóa mà doanh
nghiệp thực hiện được trong một thời kì nhất định.


Tiêu thụ hàng hóa thể hiện khả năng và trình độ của doanh nghiệp trong việc thực
hiện mục tiêu cũng như đáp ứng các nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của xã hội.
Qua hoạt động bán hàng doanh nghiệp chiếm lĩnh thị phần, thu lợi nhuận, tạo dựng vị
thế và uy tín của mình trên thị trường.
Mở rộng tiêu thụ hàng hóa là con đường cơ bản để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh
doanh, thực hiện các mục tiêu của doanh nghiệp.
2. Ảnh hưởng của nhân tố giá cả, chất lượng hàng hóa và bao gói, quảng cáo:
2.1. Nhân tố giá cả
a. Khái niệm:
Giá cả là tổng số tiền người tiêu dùng bỏ ra để có được một sản phẩm hay dịch vụ nào
đó. Là tổng giá trị mà người tiêu dùng phải đưa ra trao đổi để có được giá trị sử dụng của
một sản phẩm hay dịch vụ nào đó.
b. Ảnh hưởng của nhân tố đến việc tiêu thụ hàng hóa:
Giá cả hàng hóa là nhân tố chủ yếu tác động đến tiêu thụ hàng hóa. Nó có thể làm kích
thích hay hạn chế cung cầu do ảnh hưởng đến tiêu thụ hàng hóa. Xác định đúng giá bán
sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp, tránh ứ đọng và có thể giúp

doanh nghiệp hạn chế thua lỗ. Doanh nghiệp cần tùy theo từng môi trường, từng phân
đoạn thị trường mà nên đặt giá cao hay thấp để thu hút được sự chú ý của khách hàng từ
đó giúp doanh nghiệp bán được hàng hóa, tăng doanh số bán hàng. Ngoài ra, để kích
thích sự tiêu dùng của khách hàng doanh nghiệp cần điều chỉnh giá linh hoạt trong từng
giai đoạn kinh doanh cho phù hợp.
Giá cả được sử dụng như một chính sách cạnh tranh của các doanh nghiệp nhất là
trong điều kiện hiện nay thu nhập của người dân còn thấp. Doanh nghiệp nào có giá bán
thấp hơn với cùng một sản phẩm thì doanh nghiệp đó sẽ bán được hàng. Tuy nhiên nếu
quá lạm dụng vũ khí giá cả này để cạnh tranh thì sẽ gây ra nhiều trường hợp “ gậy ông
đập lưng ông” doanh nghiệp không những không thúc đẩy được tiêu thụ mà còn bị thiệt
hại. Vì khi doanh nghiệp hạ giá bán thì các đối thủ cạnh tranh cũng có thể đồng loạt hạ
giá thấp hoặc thấp hơn giá cả hàng hóa cùng loại dẫn đến vừa không thúc đẩy được tiêu
thụ mà lợi nhuận còn bị giảm xuống.
Bên cạnh đó giá cả cũng một phần phản ánh đến chất lượng của sản phẩm. Giá càng rẻ
thì chất lượng sản phẩm không được đảm bảo. Bởi thế mà doanh nghiệp cần thận trọng
trong việc cạnh tranh thông qua giá cả, tùy vào từng mặt hàng của doanh nghiệp mà đưa


ra chính sách giá cả cho hàng hóa. Người tiêu dùng sẽ chấp nhận và sẵn sàng mua nếu
như doanh nghiệp đưa ra một mức giá phù hợp cùng với chất lượng sản phẩm được đảm
bảo.
2.2 Chất lượng hàng hóa và bao gói
a. Khái niệm:
Chất lượng sản phẩm là tổng hợp những đặc trưng của sản phẩm được xác định bằng
những thông số có thể đo được hoặc so sánh được hoặc phù hợp với điều kiện hiện tại và
thỏa mãn những nhu cầu tiêu dùng hiện tại của xã hội.
b. Ảnh hưởng của nhân tố đến tiêu thụ hàng hóa:
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh đều vì mục đích lợi nhuận, nhưng đối với
khách hàng, mục đích khi đi mua hàng của họ trước hết là họ nghĩ tới khả năng hàng hóa
đáp ứng được nhu cầu của họ và hướng tới chất lượng của sản phẩm. Ngày nay, khi xã

hội ngày càng phát triển thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm càng cao, đó là yếu tố quan
trọng mà các doanh nghiệp muốn thành công cần phải đạt được. Chất lượng đem lại khả
năng “chiến thắng vững chắc” cho doanh nghiệp, giá cả có thể dễ thay đổi nhưng chất
lượng sản phẩm muốn thay đổi thì cần phải có thời gian. Vì vậy cách mà doanh nghiệp
tạo dựng và thu hút khách hàng, giữ chữ tín với khách hàng tốt nhất chính là kinh doanh
những mặt hàng có chất lượng tốt, đảm bảo.
Bất kỳ một sản phẩm hàng hóa nào khi được chào bán trên thị trường đều chứa đựng
một giá trị sử dụng nhất định. Với các sản phẩm cùng loại, doanh nghiệp nào đảm bảo
chất lượng tốt hơn sẽ thu hút khách hàng về phía mình. Giúp cho doanh nghiệp không chỉ
bán được hàng hóa mà còn mở rộng được thị trường và củng cố thêm vị trí của doanh
nghiệp trên thị trường. Bên cạnh chất lượng hàng hóa thì doanh nghiệp cũng cần thường
xuyên tìm hiểu và nắm bắt nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng về sản phẩm để có thể
đổi mới, nâng cao hơn chất lượng của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
khách hàng. Đó cũng là một yếu tố quan trọng để giúp doanh nghiệp giữ chân được
khách hàng của mình trong điều kiện ngày càng xuất hiện trên thị trường nhiều hàng giả
hàng kém chất lượng như hiện nay.
Chất lượng của sản phẩm không những thể hiện ở chất lượng bên trong của mỗi sản
phẩm mà nó còn được thể hiện ở chất lượng mẫu mã bao bì sản phẩm. Ấn tượng ban đầu
của mỗi khách hàng khi tiếp cận với hàng hóa chính là ở mẫu mã, bao bì của sản phẩm.
Hàng hóa có mẫu mã đẹp, hấp dẫn tạo thiện cảm đối với người tiêu dùng và sẽ quyết định
đến việc mua hàng của người tiêu dùng. Sản phẩm có hình ảnh ấn tượng, màu sắc đẹp


càng thu hút được nhiều khách hàng. Ngoài ra, chất lượng bao bì cũng là một trong
những yếu tố giúp khách hàng phân biệt được hàng thật và hàng giả. Vì vậy bên cạnh
việc đảm bảo tốt chất lượng sản phẩm thì doanh nghiệp cũng cần chú ý đến chất lượng
bao bì của sản phẩm.
Đối với mỗi doanh nghiệp, mục tiêu cao nhất của họ là mục tiêu lợi nhuận tuy nhiên
để có được lợi nhuận cao thì doanh nghiệp phải tiêu thụ được hàng hóa, và được khách
hàng chấp nhận. Để đạt được những điều này, doanh nghiệp cần phải chú trọng đến yếu

tố chất lượng sản phẩm ngoài yếu tố giá cả. Chính chất lượng của sản phẩm sẽ tạo dựng
cho sản phẩm một vị thế vững chắc trên thị trường. Đồng thời, chất lượng sản phẩm sẽ
thu hút được khách hàng một cách lâu dài, bền vững và làm cho khách hàng trung thành
với sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp. Đặc biệt ngày nay, khi Việt Nam gia nhập vào
WTO thì chất lượng sản phẩm càng phải được đảm bảo để doanh nghiệp trong nước có
thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp nước ngoài. Đây là một bài toán lớn, yêu cầu
các doanh nghiệp tại Việt Nam cần chú trọng giải quyết trong điều kiện kinh tế thị trường
như hiện nay.
2.3 Quảng cáo
a. Khái niệm:
Quảng cáo là một hình thức truyền thông tin không trực tiếp được trả tiền để thực hiện
giới thiệu, quảng bá thông tin về sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp nhằm đưa đến
thông tin thuyết phục hay tác động về doanh nghiệp tới người tiêu dùng
b. Ảnh hưởng của nhân tố quảng cáo đến tình hình tiêu thụ hàng hóa:
 Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất trong hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Quảng cáo mang lại thông tin có sức thuyết phục đến khách
hàng mục tiêu của công ty, thu hút sự chú ý của khách hàng về sản phẩm, dịch vụ mà
công ty cung cấp. Từ đó giúp khách hàng nhận thức được tính năng của sản phẩm, giúp
người tiêu dùng có thể lựa chọn được sản phẩm thích hợp và đi đến hành động mua hàng.
 Ngày nay, các công cụ truyền thông tin rất hiện đại, đa dạng, phong phú nhiều
doanh nghiệp nhờ có quảng cáo tốt đã tăng nhanh được doanh số bán hàng, nâng cao
được uy tín của doanh nghiệp, của sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp
trong việc cạnh tranh chiếm lĩnh thị trường.
 Hiệu quả của quảng cáo phụ thuộc vào hai yếu tố: hiệu quả của tin tức trong mẩu
quảng cáo và hiệu của về phương tiện quảng cáo. Bởi vậy mà doanh nghiệp cần nghiên
cứu để đảm bảo thông tin quảng cáo của doanh nghiệp có thể tác động đến khách hàng


nhằm bán được hàng hóa. Về tin tức quảng cáo, doanh nghiệp cần đưa ra những lợi ích,
điểm ưu việt của sản phẩm để làm thu hút sự chú ý của khách hàng ngoài ra còn làm thay

đổi được quan điểm, ý kiến, thái độ của khách hàng đối với sản phẩm. Về phương tiện,
doanh nghiệp cần chọn phương tiện quảng cáo cho phù hợp để nhiều người có thể biết
đến thông tin quảng cáo của mình nhất nhằm tác động mạnh đến khách hàng.
 Ngân sách quảng cáo cũng là một yếu tố mà doanh nghiệp nên chú trọng. Doanh
nghiệp nên tính toán cẩn thận. Xác định mức chi phí cho quảng cáo mà doanh nghiệp có
thể đáp ứng được trong khả năng doanh thu của mình để từ đó đảm bảo sự ổn định trong
kinh doanh cũng như cạnh tranh với các đối thủ.
 Tuy nhiên nếu như quảng cáo quá mức, thông tin cung cấp không đúng sự thật có
thể sẽ làm mất lòng tin của khách hàng đối với sản phẩm, ảnh hưởng đến quá trình hoạt
động của doanh nghiệp.
Phần 2:Thực trạng việc ảnh hưởng của nhân tố giá cả và chất lượng hàng hóa, bao
gói, nhân tố quảng cáo tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa của Công ty nước giải khát
Coca-Cola.
1, Giới thiệu về công ty nước giải khát Coca-Cola
a) Lịch sử ra đời của Coca-Cola.
Coca-Cola được phát minh, chế biến và sản xuất vào năm 1886 tại sân sau nhà của một
dược sĩ có tên là John Stith Pemberton. Coca-Cola có màu xanh lá cây, được bày bán
trong các tiệm thuốc tại Georgia như một loại dược liệu "sinh tố cho não bộ và tinh thần".
lần đầu tiên Coca-Cola được giới thiệu đến công chúng đã thật sự thu hút được sự chú ý
của hấu hết những người thưởng thức bởi hương thơm và màu sắc hấp dẫn. Coca-Cola là
công ty sản xuất nước giải khát có gas số một thế giới. Công thức pha chế Coca-Cola
được chia ra làm ba phần, và được giao cho 3 người đứng đầu công ty, mỗi người chỉ
được giữ một phần và bỏ vào trong tủ sắt an toàn được bảo vệ cẩn mật. Ngày nay, tên
nước giải khát Coca-Cola gần như được coi là một biểu tượng của nước Mỹ, không chỉ ở
Mỹ mà hầu như ở 200 nước trên thế giới. Công ty phấn đấu làm ” tươi mới” thị trường,
làm phong phú nơi làm việc, bảo vệ môi trường và củng cố truyền thông công chúng.
Trên thế giới, Coca-Cola hoạt động tại 5 vùng: Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, Châu Âu, Âu Á &
Trung Đông, Châu Á, Châu Phi Ở Châu Á, Coca-Cola hoạt động tại 6 khu vực: 1. Trung
Quốc; 2. Ấn Độ; 3. Nhật Bản; 4. Philipin; 5. Nam Thái Bình Dương & Hàn Quốc (Úc,
Indonesia, Hàn Quốc & New Zealand); 6. Khu vực phía Tây và Đông Nam Châu Á

(SEWA)


b) Lịch sử công ty Coca-Cola Việt Nam
Giới thiệu lần đầu tiên tại Việt Nam từ năm 1960 và đã trở lại từ tháng 2 năm 1994,
sau khi Hoa Kỳ bãi bỏ lệnh cấm vận thương mại. 1960: Lần đầu tiên Coca-Cola được
giới thiệu tại Việt Nam. Tháng 2 năm 1994: Coca-Cola trở lại Việt Nam và bắt đầu quá
trình kinh doanh lâu dài. Tháng 8 năm 1995: Liên Doanh đầu tiên giữa Coca-Cola Đông
Dương và công ty Vinafimex được thành lập, có trụ sở tại miền Bắc. Tháng 9 năm 1995:
Một Liên Doanh tiếp theo tại miền Nam mang tên Công ty Nước Giải Khát Coca-Cola
Chương Dương cũng ra đời do sự liên kết giữa Coca-Cola và công ty Chương Dương của
Việt Nam. Tháng 1 năm 1998: Thêm một liên doanh nữa xuất hiện tại miền Trung - CocaCola Non Nước. Đó là quyết định liên doanh cuối cùng của Coca-Cola Đông Dương tại
Việt Nam, được thực hiện do sự hợp tác với Công ty Nước Giải Khát Đà Nẵng. Tháng 10
năm 1998: Chính Phủ Việt Nam đã cho phép các Công ty Liên Doanh trở thành Công ty
100% vốn đầu tư nước ngoài. Các Liên Doanh của Coca-Cola tại Việt Nam lần lượt thuộc
về quyền sở hữu hoàn toàn của Coca-Cola Đông Dương, và sự thay đổi này đã được thực
hiện trước tiên bởi Công ty Coca-Cola Chương Dương – miền Nam. Tháng 3 đến tháng 8
năm 1999: Liên doanh tại Đà Nẵng và Hà Nội cũng chuyển sang hình thức sở hữu tương
tự. Tháng 6 năm 2001: Do sự cho phép của Chính phủ Việt Nam, ba Công ty Nước Giải
Khát Coca-Cola tại ba miền đã hợp nhất thành một và có chung sự quản lý của CocaCola Việt Nam, đặt trụ sở tại Quận Thủ Đức – Thành Phố Hồ Chí Minh. Từ ngày 1 tháng
3 năm 2004: Coca-Cola Việt Nam đã được chuyển giao cho Sabco, một trong những Tập
Đoàn Đóng Chai danh tiếng của Coca-Cola trên thế giới.
Coca-Cola Việt Nam có 3 nhà máy đóng chai trên toàn quốc: HÀ TÂY - ĐÀ NẴNG HỒ CHÍ MINH. Vốn đầu tư: trên 163 triệu USD: Doanh thu trung bình mỗi năm: 38.500
triệu .Số lượng nhân viên: 900 người Trụ sở chính: Quận Thủ Đức – Thành phố Hồ Chí
Minh Hơn 600,000 USD đầu tư cho các hoạt động Giáo Dục.
2. Thực trạng ảnh hưởng của nhân tố giá cả tới hoạt động tiêu thụ hàng hóa trong DN:
2.1 Các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược giá của Coca-Cola
Chiến lược giá của Coca-Cola nhãn hiệu nước ngọt được đăng ký năm 1893 tại MỸ.
Cha đẻ của Coca-Cola là một dươc sĩ (coke) một loại thuốc uống. ASA CANDLER – nhà
lãnh đạo tài ba bậc nhất của Coca-Cola đã biến suy nghĩ của người dân nước Mỹ về

Coca-Cola. Ông cho những người tiêu dùng hiểu thứ thuốc uống Coca là một đồ uống
ngon lành, tươi mát. Cho đến nay Coca-Cola vẫn trung thành với tiêu chí của hãng. Hình
dạng chai được đăng kí bảo hộ năm 1960. Hiện nay Coca-Cola trở thành hãng nước ngọt
nổi tiếng thế giới với nhiều sản phẩm đa dạng như Coca-Cola light, Coca-Cola cherry....


Trong thời buổi nền kinh tế lâm vào tình trạng lạm phát và suy thoái, vấn đề chiến lược
giá cả luôn là một nỗi ám ảnh với các công ty.
Giá là một thành phần không kém phần quan trọng trong marketing mix bao gồm giá
bán sỉ, giá bán lẻ, chiết khấu, giảm giá, tín dụng. Giá phải tương xứng với giá trị nhận
được của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
Chiến lược giá cả của công ty dựa trên bốn yếu tố sau: tình hình cạnh tranh, xu hướng
thị trường, chi phí và một số ước tính về những giá trị mà khách hàng sẽ nhận được.
Trong điều kiện thuận lợi, chiến lược giá cả của các công ty chủ yếu mang màu sắc nghệ
thuật. Tuy nhiên, thật tiếc là không phải lúc nào mọi việc cũng thuận buồm xuôi gió. Vì
thế, việc xây dựng chiến lược giá cả của công ty ngày càng gặp nhiều khó khăn. Ngay cả
trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, ngay cả công ty còn không thể đảm bảo rằng
chiến lược giá cả của mình đang đem lại nhiều hiệu quả, thì với tình hình hiện nay, khi
người tiêu dùng càng tỏ ra dè dặt hơn trong các quyết định chi tiêu, việc xây dựng chiến
lược giá cả lại càng trở nên khó khăn hơn. Làm thế nào để vừa duy trì lợi nhuận lại vừa
giữ được khách hàng? Trong thời buổi hiện nay, liệu việc xây dựng nền tảng khách hàng
có phải là điều bất khả thi? Đó là những câu hỏi luôn luôn ám ảnh lãnh đạo của công ty
Có thể khẳng định rằng để xây dựng một công thức định giá ổn định trong thời buổi kinh
tế biến động như hiện nay là một điều rất khó khăn, nhưng không có nghĩa là không thể.
Giờ đây, hơn bao giờ hết, các công ty cần phải tìm hiểu sâu hơn về tâm lý khách hàng.
Tìm hiểu khách hàng Nhận biết 80% người Việt Nam sống ở vùng nông thôn có thu
nhập thấp, Coca-Cola chủ trương giảm giá thành sản xuất nhằm đem lại mức giá cả hợp lí
cho người tiêu dùng. Cocacola đã đánh đúng nhu cầu người tiêu dùng ở thời điểm đó.
Người tiêu dùng cần một loại nước giải khát có khả năng thỏa mãn nhu cầu và giá cả hợp
lí. Mối quan hệ lâu dài là mối quan hệ tương hỗ giữa các bên. Và mối tương quan này có

một vai trò rất quan trọng trong việc duy trì mối liên hệ với khách hàng - một giá trị
không thể thiếu của các thương hiệu và doanh nghiệp. Mối liên hệ với khách hàng dựa
trên 4 nhu cầu tâm lý cơ bản sau: sự tự tin của một công ty/ thương hiệu, niềm tin về sự
ngay thẳng của công ty; niềm tự hào khi gắn kết với công ty /thương hiệu; và sự say mê
đối với thương hiệu.
Trong thời buổi khó khăn, lòng trung thành với thương hiệu suy giảm, khách hàng thì
tỏ ra nhạy cảm hơn với vấn đề giá cả. Tuy nhiên, các công ty vẫn có thể giữ chân những
khách hàng thân thiết của mình bằng cách duy trì mối quan hệ tương hỗ với khách hàng
và tiếp tục phát triển 4 nhu cầu tâm lý kể trên. Các doanh nghiệp phải duy trì mối quan hệ
với khách hàng, dựa trên những tiêu chí giá cả như sau: Không phản bội những cam kết
thương hiệu hay cố gắng lừa gạt khách hàng; hãy tăng giá nếu không còn lựa chọn nào


khác, hoặc phải chấp nhận giảm giá nếu thấy nó không phù hợp với tình hình thị trường.
Và nếu công ty không thể hiểu được mức độ thỏa hiệp của khách hàng là gì, hãy thẳng
thắn đặt câu hỏi. Công ty cần thuyết phục khách hàng rằng họ đang lắng nghe khách hàng
và đang cố gắng đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Để làm được điều này, công ty có thể
cung cấp cho khách hàng rất nhiều lựa chọn, ví dụ như một danh sách liệt kê những điều
khách hàng mong muốn ở công ty. Nếu công ty có thể thuyết phục khách hàng rằng họ
đang lắng nghe khách hàng và cam kết cùng khách hàng vượt qua thời buổi kinh tế khó
khăn, thì chắc chắn sẽ có cơ hội để thiết lập mối quan hệ bền vững với khách hàng. Trong
thời buổi này, các doanh nghiệp càng phải cố gắng thu hút càng nhiều khách hàng thân
thiết càng tốt.
Theo nghiên cứu của Gallup, khách hàng thân thiết thường tỏ ra trung thành và dễ
dàng quay lại ủng hộ, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của công ty với số lượng lớn. Tại một
công ty cho phép khách hàng sử dụng thẻ tín dụng, khách hàng thân thiết của họ sử dụng
thẻ thường xuyên nhiều hơn 45% và chi tiêu nhiều hơn 78% so với khách hàng thông
thường. Trong thời buổi này, các doanh nghiệp càng phải cố gắng thu hút càng nhiều
khách hàng thân thiết càng tốt.
Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh : Đối thủ cạnh tranh hàng đầu của hãng là Pepsi. Pepsi là

một trong những hãng nước ngọt nổi tiếng. Hiện nay thị phần của nó trên thị trường cũng
khá cao. Trong môi trường cạnh tranh với đối thủ “ nếu 2 đối thủ cạnh tranh có thị phần
ngang nhau, đối thủ nào tăng thị có thể dành sự khác biệt cả về doanh số và chi phí và do
đó đưa đến lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ ”. Không có lí do gì để bị mất thị phần vì việc mất
thị phần luôn đi kèm với giảm lợi thế cạnh tranh, giảm lợi nhuận, chi phí cao hơn và là
mối đe dọa mất luôn thị trường. Coca-Cola luôn tham khảo giá của các đối thủ cạnh tranh
của mình vì vậy luôn đưa ra được mức giá phù hợp với yêu cầu của khách hàng và thị
trường. Nếu công ty bạn không thể cắt giảm chi phí sản xuất cũng không thể giảm quy
mô sản phẩm mà vẫn cần phải duy trì lợi nhuận thì biện pháp là tăng giá. Các kế hoạch
trả chậm, thanh toán từng phần hay tín dụng có thể khiến khách hàng thấy hài lòng hơn.
Chiến lược giá cả của hầu hết các công ti đều các công ti đều chủ yếu dụa trên 4 yếu tố:
tình hình cạnh tranh, xu hướng thị trường , chi phí và một số ước tính về những giá trị mà
khách hàng sẽ nhận được. Khi cân nhắc khả năng cạnh tranh của mình, công ty phải lựa
chọn giữa việc từ bỏ lợi nhuận hay từ bỏ khách hàng. Thực ra, vấn đề không phải đến
mức quá nan giải – nếu tiềm lực tài chính của công ty đủ mạnh để chấp nhận thua lỗ chút
ít trong một thời gian ngắn, thì điều đó hoàn toàn có thể tạo cơ sở để công ty tiến những
bước dài. Dù vậy, giảm giá chỉ là một biện pháp tạm thời, trong khi đó, nền kinh tế đang
trong tình trạng lạm phát và suy thoái mới chính là vấn đề tồn tại lâu dài. Một số công ty
đang tìm kiếm những giải pháp khôn ngoan hơn. Khả năng đầu tiên người ta có thể nghĩ


đến là cắt giảm chi phí sản xuất bằng cách cắt giảm chi phí nguyên liệu và quản lý nhân
sự. Khả năng thứ hai là thu nhỏ quy mô sản phẩm thay vì giảm giá. Nhiều nhà sản xuất
có xu hướng lựa chọn một trong hai biện pháp trên, vì người tiêu dùng thường có tâm lý
chấp nhận mua ít hàng hơn với cùng một số tiền, thay vì phải bỏ ra nhiều tiền hơn để mua
cùng một số lượng hàng như trước đây. Đối với một công ty, thì việc giảm một chút về số
lượng sản phẩm cũng khá là hợp lý, khách hàng sẽ không quan tâm và cũng không để ý
đến sự khác biệt đó. Tuy nhiên, sẽ có những khách hàng cảm thấy một chút gì đó bị lừa
gạt. Nhưng Coca-Cola cũng có thời kì áp dụng biện pháp tăng giá cùng với cải tiến chất
lượng sản phẩm, vây hãm hình ảnh doanh nghiệp cạnh tranh. Cũng đạt được một số kết

quả. Tất cả là vấn đề thời điểm. Nếu công ty không thể cắt giảm chi phí sản xuất, cũng
không thể giảm quy mô sản phẩm mà vẫn cần phải duy trì lợi nhuận, thì biện pháp duy
nhất là tăng giá.
2.2 Đánh giá chiến lược giá của Coca-Cola:
Sản phẩm Coca-Cola định giá dựa trên người mua theo giá trị nhận thức được. Họ xem
nhận thức của người mua về giá trị chứ không phải chi phí của ngươì bán là cơ sở quan
trọng để định giá. Họ sử dụng những yếu tố chi phí giá cả trong marketing-mix để xây
dựng giá trị được cảm nhận trong tâm trí của người mua. Giá được định ra căn cứ vào giá
trị được cảm nhận đó.
Chiến lược định giá Coca-Cola thâm nhập thị trường: khác với chiến lược định giá cao
nhằm chắt lọc thị trường, doanh nghiệp Coca-Cola chọn chiến lược định giá sản phẩm
mới tương đốii thấp nhằm thâm nhập thị trường, với hi vọng rằng sẽ thu hút được một số
lượng lớn khách hàng và đạt được một thị phần lớn.
Định giá chiết khấu: phần lớn doanh nghiệp Coca-Cola sẽ điều chỉnh giá của mình để
thưởng cho những khách hàng thanh toán trước thời hạn, mua khối lượng lớn, chiết khấu
trả tiền mặt là sự giảm giá cho những khách hàng nào mua và thanh toán tiền ngay, chiết
khấu theo số lượng là sự giảm giá cho những khách hàng mua sản phẩm với số lượng lớn.
Định giá phân biệt theo dạng sản phẩm: theo cách định giá này các kiếu sản phẩm và
các mặt hàng của Coca-Cola được định giá khác nhau theo tỉ lệ chi phí tương ứng của
chúng.
Định giá theo loại sản phẩm: doanh nghiệp Coca-Cola thường sản xuất nhiều kiểu sản
phẩm và mặt hàng chứ không phải một thứ duy nhất. Chúng khác biệt nhau về nhãn hiệu,
hình thức, kích cỡ, tính năng… Do đó chúng được định giá ở các thang bậc khác nhau.


Hiện nay, giá của sản phẩm Coca tại thị trường VN cao hơn so với các sản phẩm cùng
loại tương ứng, tuy nhiên mức chênh lệch về giá không cao. Có thể xem xét thông qua
bảng giá được cập nhật gần đây giữa Coca-Cola và Pepsi:
Lon 330 ml
Pel1.5l

Thùng (24L/T)

Coca-Cola
6.800
14.000
145.000

Pepsi
6.500
13.500
140.000

3. Ảnh hưởng của chất lượng sản phẩm và bao gói đến hoạt động tiêu thụ của CocaCola:
Coca-Cola là một thương hiệu nước giải khát có ga quen thuộc đối với người tiêu dùng
Việt Nam. Chúng ta đều quen thuộc với các sản phẩm của Coca-Cola, đặc biệt là sản
phẩm được dựng trong chai thủy tinh, nó đã trở thành biểu tượng của Coca-Cola.Trước
đó, thức uống Coca-Cola được bán dưới hình thức rót ra từ vòi giống bia. Cho
đến năm 1894, loại thức uống này được cho vào chai, từ đây bao bì của Coca-Cola chính
thức bắt đầu và phát triển.
Sự thay đổi đầu tiên về bao bì của Coca-Cola không phải nhằm bán hàng mà là để
chống lại sự giả mạo, sao chép. Hình dạng chai Coca-Cola được đăng ký bảo hộ năm
1960. Vào năm 1977, Coke cuối cùng cũng đăng ký nhãn hiệu kiểu dáng chai và cái tên
“Coke-Cola và Coke”. Năm 1977 cũng đánh dấu sự ra đời của loại chai 2 lít. Kể từ đó,
Coca-Cola đã cho ra đời rất nhiều mẫu thiết kế bao bì cho thương hiệu của mình.
Coca-Cola luôn thay đổi và cải tiến thiết kế bao bì của nó, sử dụng nhiều chất liệu như
thủy tinh, thiếc, nhựa… và công ty cũng đang nghiên cứu những cách mới hơn và thân
thiện với môi trường hơn để đóng gói sản phẩm nước giải khát. Họ cũng giới thiệu những
mẫu chai và lon để đánh dấu những sự kiện hay những ngày đặc biệt như ngày Tết…
Trong nhiều nghiên cứu cho thấy, người tiêu dùng ngoài chất lượng còn luôn thích cái
đẹp, bao bì sản phẩm luôn phải bắt mắt, hấp dẫn đối với người tiêu dùng. Và Coca-Cola

đã làm được điều đó, những thiết kế bao bì của sản phẩm đã tạo nên thương hiệu riêng
cho Coca-Cola. Có thể nói rằng 85% khách hàng khi mua nước giải khát được thúc đẩy
bởi động lực nhất thời và bao bì là ấn tượng ban đầu tạo ra động lực ấy. Nó không chỉ
mang nhiệm vụ bảo quản, chứa đựng mà còn qua đó làm tăng tính cạnh tranh. Tăng khả
năng bán hàng hay còn có thể bán được với giá cao hơn.
Tất nhiên, không chỉ có bao bì đẹp mắt,ý nghĩa nên Cocacola mới được mọi người tin
dùng mà quan trọng hơn cả là chất lượng của nó. Chất lượng ảnh hưởng rất lớn đến khả
năng tiêu thụ của doanh nghiệp sản xuất, đặc biệt là về các lĩnh vực ăn uống. Coca Cola


là một loại đồ uống có ga đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Tại trang chủ của Cocacola đã từng đề cập rằng Coca-Cola là công ty nước giải khát lớn nhất thế giới, chúng tôi
mang lại an toàn, chất lượng cho người tiêu dùng… Chúng tôi cam kết đảm bảo hàng
ngàn đồ uống chúng tôi sản xuất đáp ứng nhu cầu tiêu chuẩn cao nhất về an toàn và chất
lượng.” .Có thể thấy công ty Coca-Cola đã có khẳng định chắc chắn với người tiêu dùng
khắp thế giới rằng sản phẩm của Coca-Cola luôn đamt bảo an toàn và chất lượng, tuân
thủ mọi quy định và thủ tục nghiêm ngặt. Các sản phẩm của họ được sản xuất và yêu cầu
thông số kỹ thuật được cung cấp thông qua một chương trình quản lý đo lường quản lý
hoạt động toàn hệ thống sản xuất so với tiêu chuẩn toàn cầu tương tự cho sản xuất và
phân phối đồ uống. Công ty xem chất lượng sản phẩm như là chiến lược chính, mục tiêu
cốt lõi trong hoạt động sản xuất đồ uống và điều đó trở thành lý do cho sự tồn tại, phát
triển hơn 100 năm của thương hiệu này. Một cuộc khảo sát vào năm 2015 cho biết: mỗi
ngày Coca-Cola bán được hơn 1 tỷ đồ uống, mỗi giây lại có hơn 10.000 người dùng sản
phẩm của Coca-Cola, trung bình một người Mỹ uống sản phẩm của công ty Coca-Cola 4
ngày 1 lần; Coca-Cola hiện đã có mặt tại tất cả các châu lục trên thế giới và có thể được
nhận ra bởi phần lớn dân số thế giới.

Nhờ vào chất lượng an toàn và bao gói đa dạng mà Coca-Cola đã có được nhiều sự
ủng hộ trên toàn thế giới. Từ khi được thành lập và đặt trụ sở chính tại Atlanta,
bang Georgia, tập đoàn Coca-Cola hiện đang hoạt động ở khắp thế giới. Thương hiệu
Coca-Cola luôn là thương hiệu nước ngọt bán chạy hàng đầu và tất cả mọi người trên thế

giới đều yêu thích Coca-Cola hoặc một trong những loại nước uống hấp dẫn khác của tập
đoàn. Ngày nay, tập đoàn Coca-Cola đã thành công trong công cuộc mở rộng thị trường
với nhiều loại nước uống khác nhau ban đầu là nước có gas, và sau đó là nước trái cây,
nước tăng lực cho thể thao, nước suối, trà và một số loại khác.
Tuy nhiên, những năm gần đây, tại Việt Nam, có nhiều bài báo cho rằng uống nhiều đồ
uống có ga, trong đó có Coca-Cola sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của con
người như: gây tổn hại cho thận, tiểu đường, béo phì, gây tổn hại cho răng…Mặc dù chưa
biết điều này đúng hay sai nhưng cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ của
đồ uống có ga. Nhưng Coca-Cola luôn có nhiều chiến lược thúc đẩy tiêu thụ, lấy lại sự tin
tưởng của người tiêu dùng.
Cho đến ngày nay, Coca cola vẫn dẫn đầu ngành côngnghiệp nước nước uống ở Mỹ.
Coca Cola hiện nay là công ty nước uống lớn nhất trên thế giới. Năm 2007, hơn 11 tỷ
USD được trả cho các nhà cung cấp nguyên vật liệu. Với 73.000 công nhân, gần 3.9 tỷ
USD tiền lương và các khoản khác được trả cho độingũ công nhân. Sản xuất tiêu tốn hết


36.000.000 lít nước, 6.560 tỷ Jun năng lượng đã được sử dụng. Có khoảng 1.2 triệu các
nhà phân phối bán các loại thức uống cho người tiêu thụ; 2.4 triệu máy bán lẻ tự động,
gần 414 khách hàng được phục vụ, nộp 1.4 tỷ USD tiền thuế, đầu tư cho cộng đồng hơn
31.5 triệu USD. Thương hiệu Coca-Cola được coi là đáng giá nhất trên thế gi ới, với giá
trị 50 tỷ USD. Doanh thu năm 2007 là 20.936 tỷ USD. Thu nhập từ hoạt động kinh doanh
sản phẩm của công ty năm 2007 là 1.470 tỷ USD. Thu nhập ròng là 711 triệu USD. Hãng
nước giải khát khổng lồ Coca-Cola cho hay lợi nhuận của hãng đã tăng 19% trong quý
I/2008, nhờ doanh thu từ các thị trường quốc tế tăng mạnh.
4. Ảnh hưởng của quảng cáo:
Ai cũng biết rằng chất lượng, mùi vị của Coca-Cola không hề thay đổi từ cả hơn 100
năm nay. Cái giỏi của tập đoàn Coca-Cola chính là các hoạt động quảng cáo, marketing
để xây dựng nên một thương hiệu hàng hoá nổi tiếng. Asa Candler không tiếc tiền cho
quảng cáo để xây dựng thương hiệu. Ngay từ năm 1895, nước giải khát Coca-Cola đã có
mặt ở tất cả các bang của Mỹ.

Một đồ uống có từ hơn trăm năm nay vẫn giữ được ưu thế về thương hiệu so với
những biểu tượng của công nghệ hiện đại. Một công thức pha chế thông thường mà vẫn
đắt giá. Trong hàng ngàn các sản phẩm thị trường, Coca-Cola vẫn đứng vững và là biểu
tượng cho thời hiện đại và khả năng sáng tạo của con người trên trái đất. Vì sao vậy ?
Câu trả lời có lẽ ở chỗ đồ uống này không phải chỉ là một thứ giải khát thuần tuý, mà đã
trở thành một phần bản sắc văn hoá. Những thành công của Coca-Cola ngày nay một
phần là đến từ những chiến dịch truyền thông gây sốt và vô cùng sáng tạo.
In tên người dùng lên vỏ lon
Mới đây nhất, hãng nước ngọt này đã tung ra một chiến lược đang gây sốt, đó là in tên
người dùng lên vỏ lon.
Cơn sốt chụp ảnh với vỏ chai Coca- Cola in tên mình đang "làm mưa làm gió' tại Việt
Nam sau khi gây nghiện cho giới trẻ ở hơn 123 quốc gia trong suốt 2 mùa hè qua. Đây
được đánh giá là một trong những chiến dịch quảng cáo sáng tạo và hiệu quả nhất trong
lịch sử của thương hiệu này.
Chiến dịch đã nhận được 18 triệu lượt xem trên các kênh mạng xã hội cho thấy hiệu
quả rõ nét của thu hút truyền thông trên mạng xã hội của Coca-Cola. Lượng truy cập vào
các trang Fanpage của Coca-Cola tăng 870%. 76.000 mô hình các vỏ chai Coke được tạo
ra và chia sẻ trên Facebook. 378.000 chai Coca-Cola được sản xuất ra với những tên
riêng trên vỏ chai. Thậm chí người ta phải xếp hàng chờ được in tên lên chai Coca hay


xới tung các gian hàng trong siêu thị cốt chỉ để tìm thấy chai Coca tên mình. Từ những
thành công rực rỡ đó, ý tưởng trên đã được nhân rộng trên “toàn cầu”. Sự kiện này đã
kích thích sự tò mò, cá nhân hóa sản phẩm và đưa khách hàng vào hành trình tìm kiếm, là
những yếu tố khiến chiến lược này thành công trên toàn thế giới, và cả ở Việt Nam. Trên
trang cá nhân của nhiều người nổi tiếng, những hình ảnh về chai Coca-Cola được chia sẻ
rộng rãi, tạo hiệu ứng mạnh.
Quảng cáo sáng tạo của Coca-Cola: Biến chai rỗng thành súng nước, bình xịt
Là một phần trong chiến dịch phát triển bền vững được phát động trên toàn cầu, CocaCola mới đây đã khởi động chương trình "2ndLives" (Cuộc sống thứ hai), trong đó là
hình ảnh 16 vỏ chai xếp thành hàng, mỗi vỏ chai lại có một chiếc nắp đặc biệt để biến

thành những vật dụng thú vị và hữu dụng, như bình sơn, súng nước hay gọt bút chì.
Đoạn clip quảng cáo được kết lại với thông điệp: “We’re giving away 40,000 caps in
Viet Nam. Then rolling out across Asia” (Tạm dịch: "Chúng tôi đang phân phát 40.000
cái nắp chai tại Việt Nam. Sau đó sẽ mang chúng đi khắp châu Á"). Quảng cáo dài hơn 1
phút của Coca-Cola nhanh chóng thu hút hàng trăm nghìn người Việt Nam sau 1 ngày
được tung lên mạng, cho thấy ý tưởng độc đáo và ý nghĩa mà clip mang lại.
Chương trình “Làm sạch bãi biển”
Coca-Cola Việt nam đã từng phối hợp với Nhà văn hóa Thanh niên tỉnh Bà Rịa – Vũng
tàu tổ chức chương trình “Làm sạch bãi biển quốc tế” tại bãi biển Thùy vân.
Chương trình thu hút hơn 150 tình nguyện viên gồm các nhân viên của Coca-Cola
Việt nam và đoàn viên thanh niên địa phương cùng chung tay tham gia các hoạt động thu
gom rác và phế phẩm không phân hủy bằng vi sinh như bao ni lông dọc theo khu vực bờ
biển, góp phần bảo vệ môi trường và cải thiện vấn đề rác thải cho bờ biển Việt Nam.
Chiến dịch Hello Happiness (2014)
Trong những năm gần đây, thương hiệu Coca-Cola được người tiêu dùng khắp nơi
nhắc đến như một “Thương hiệu của niềm hạnh phúc”. Từ khóa “Hạnh Phúc” có lẽ được
khá nhiều nhãn hàng trên thế giới lựa chọn để gửi gắm thông điệp đến khách hàng, nhưng
có lẽ Coca-Cola được đánh giá là thành công nhất, vì những chiến dịch của Coca-Cola
không chỉ hướng đến việc sẻ chia hạnh phúc cho mọi người mà còn tập trung vào giải
quyết những vấn đề xã hội.
Tháng 3 năm 2014, Coca-Cola đã dựng 5 buồng điện thoại công cộng mang tên “Hello
Happiness” tại khu sinh sống và làm việc của những người lao động xa quê tại Dubai.


Những người dân làm việc tại đây hầu như không có thời gian gọi điện cho người thân,
với họ, niềm hạnh phúc mỗi ngày chỉ đơn giản là được nói chuyện với gia đình. Điểm
độc đáo của những buồng điện thoại này là thay vì dùng những đồng xu, người dân sử
dụng nắp chai Coke, mỗi nắp có giá trị bằng 54 xu, tương đương với 3 phút gọi điện quốc
tế. Coca-Cola đã ghi lại khoảnh khắc hạnh phúc của những người lao động khi họ được
nói chuyện với gia đình, đây không chỉ đơn thuần là một cuộc điện thoại, mà nó chứa

đựng sự đồng cảm sâu sắc với người lao động và sự thấu hiểu với những ước muốn nhỏ
nhoi hằng ngày của họ. Coca-Cola đã thực sự trao tặng họ những niềm hạnh phúc theo
cách bình dị và thiết thực nhất.
Coca-Cola còn có rất nhiều chiến dịch quảng cáo thông minh khác từ khi thành lập tập
đoàn đến nay. Có thể nhận thấy được, các hoạt động quảng cáo sáng tạo , có ý nghĩa của
tập đoàn Coca-Cola đã gây nên những cơn sốt trên toàn thế giới, điều này làm tăng sự tin
tưởng, yêu mến đối với các loại sản phẩm của Coca-Cola, từ đó con số tiêu thụ sản phẩm
hàng năm sẽ cao hơn, các sản phẩm sẽ được bán chạy hơn.
Tóm lại, tập đoàn Coca-Cola đã có các chiến lược về chất lượng, bao bì, quảng cáo
đúng đắn để làm tăng trưởng số lượng tiêu thụ trong hơn 100 năm qua, dưới đây là số
liệu về doanh thu, lợi nhuận của tập đoàn từ năm 2009 đến 2014 để chứng minh rõ hơn
về sự tăng trưởng tiêu thụ sản phẩm này.
Bảng: doanh thu và lợi nhuận một số năm của Coca-Cola
Đơn vị: triệu USD
Doanh thu

2009
30,990

2010
35,119

2011
46,542

2012
48,017

Lợi nhuận


8,231

8,413

10,157

10,719

Phần 3: Một số giải pháp xây dựng chiến lược giá, chất lượng giá, bao gói và quảng
cáo cho Coca Cola
-

-

Coca-Cola "chắc chắn trên thị trường", tập trung vào dòng sản phẩm chủ lực, tập
trung vào các thị trường chủ chốt chứ không đầu tư dàn trải để rồi không thu được gì
trong năm.
Công ty cần thực hiện các vụ thôn tính quan trọng trong khu vực đồ uống không có
gas nhằm tăng cường sự hiện diện của mình trong phân khúc thị trường đang lên.


-

-

-

Các chiến dịch Marketing cần phải bao quát rộng hơn những điểm liên quan đến
người tiêu dùng như sử dụng những công cụ tiếp thị mới từ hình thức quảng cáo 3D
sang chương trình khách hàng lâu dài trực tuyến nhằm kết nối với người tiêu dùng,

thu hút khách hàng tuổi teen - đây chính là đối tượng khách hàng có tiềm năng lớn để
duy trì bền vững doanh thu của công ty.
Tiến hành "cú hích" Việt hóa nhân sự cao cấp nhằm thay đổi nhận thức của các công
ty đa quốc gia về chất xám và tay nghề của lao động tại chỗ. Nên sử dụng nhiều lao
động Việt Nam trong cơ cấu công ty bởi vì lao động Việt Nam cũng có trình độ
không kém gì lao động các nước khác, hơn nữa, sử dụng lao động nội địa cũng là một
lợi thế cho Coca-Cola trong công cuộc chinh phục người tieu dùng Việt Nam.
Đi theo hướng kinh doanh bền vững với những sáng kiến như tiết kiệm nước trong
quá trình tiết kiệm nước trong quá trình sản xuất, vật liệu khi đóng gói và thậm chí là
cả điện năng của hàng triệu tủ lạnh của các hãng trên khắp thế giới.

B. Kết luận.

Với những ý tưởng đơn giản về mẫu mã, bao bì, giá cả hợp lí cùng với chiến dịch
quảng cáo, tiếp thị hoàn hảo đã làm nên thương hiệu Coca-Cola mà với bất kì ai cũng biết
đến nó. Dường như khi nhắc đến nước giải khát mọi người đều nghĩ ngay đến Coca-Cola.
Đó chính là thành công mà Coca-Cola đã đạt được. Mặc dù trên thị trường hiện nay các
loại nước giải khát như Pepsi, Fanta,....đang phát triển rộng rãi nhưng nhờ biết cách đổi
mới mẫu mã sản phẩm liên tục tạo nên sự mới mẻ, trẻ trung, thu hút khách hàng đặc biệt
là giới trẻ mà Coca-Cola trải qua bao nhiêu năm vẫn giữ vững thị trường và ngày càng
phát triển rộng rãi trên khắp thế giới. Và trong tương lai chắc chắn rằng Coca- Cola còn
có những đổi mới đề có thể thoả mãn nhu cầu của tất cả khách hàng và sẽ không bị một
thị trường nào đánh bại.



×