Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Phân tích môi trường cạnh tranh ngành của ngân hàng việt nam thinh vượng – VPBank

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.42 KB, 20 trang )

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG CẠNH TRANH NGÀNH CỦA NGÂN HÀNG
VIỆT NAM THINH VƯỢNG – VPBANK

Cá nhân chọn Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank để trình bày
bài tập cá nhân.
I.

Giới thiệu về Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng - VPBank:
Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ

phần các Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập
theo Giấy phép hoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam cấp ngày 12 tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm.
Địa chỉ liên lạc:
Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
Điện thoại: 043.9288869
Fax: 043.9288867
Website: www.vpb.com.vn
Email:
Sản phẩm, dịch vụ chính:
- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng
- Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ.
- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch
vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ
- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ....
Vốn điều lệ:


Vốn điều lệ ban đầu khi mới thành lập là 20 tỷ VND. Sau đó, do nhu cầu phát
triển, theo thời gian VPBank đã nhiều lần tăng vốn điều lệ. Kể từ ngày 01/10/2008,


vốn điều lệ của VPBank là 2.117.474.330.000 đồng.
Cổ đông chiến lược:
- OCBC-Oversea Chinese Banking Corporation
Tỷ lệ nắm giữ cổ phần: 14,88%
Chiến lược: Trở thành Ngân hàng Bán lẻ hàng đầu Việt Nam.
Sứ mệnh phát triển:
VPBank hoạt động với phương châm: lợi ích của khách hàng là trên hết; lợi ích
của người lao động được quan tâm; lợi ích của cổ đông được chú trọng; đóng góp
có hiệu quả vào sự phát triển của cộng đồng.
- Đối với Khách hàng: VPBank cam kết thoả mãn tối đa lợi ích của khách hàng
trên cơ sở cung cấp cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng,
đồng bộ, nhiều tiện ích, chi phí có tính cạnh tranh.
- Đối với nhân viên: VPBank quan tâm đến cả đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của người lao động. VPBank đảm bảo mức thu nhập ổn định và có tính cạnh
tranh cao trong thị trường lao động ngành tài chính ngân hàng. Đảm bảo người lao
động thường xuyên được chăm lo nâng cao trình độ nghiệp vụ, đảm bảo được phát
triển cả quyền lợi chính trị và văn hoá...
- Đối với cổ đông: VPBank quan tâm và nâng cao giá trị cổ phiếu, duy trì mức cổ
tức cao hàng năm ...
- Đối với cộng đồng: VPBank cam kết thực hiện tốt nghĩa vụ tài chính đối với ngân
sách Nhà nước; Luôn quan tâm chăm lo đến công tác xã hội, từ thiện để chia sẻ
khó khăn của cộng đồng.
Mạng lưới hoạt động:
VPBank đã có tổng số 134 Chi nhánh và Phòng giao dịch trên toàn quốc:


- Tại Hà Nội: 1 Trụ sở chính, 46 chi nhánh và phòng giao dịch
- Các tỉnh, thành phố khác thuộc miền Bắc (Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái
Nguyên, Phú Thọ, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Nam Định, Hòa Bình,
Thái Bình): 26 Chi nhánh và Phòng giao dịch.

- Khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị,
Huế, Đà Nẵng, Bình Định, Bình Thuận): 27 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- Khu vực miền Nam (TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Cần Thơ, Đồng
Tháp, Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang): 35 Chi nhánh và Phòng giao dịch.
- 550 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh VPBank - Western Union
Công ty trực thuộc:
-Công ty Quản lý tài sản VPBank (VPBank AMC)
-Công ty TNHH Chứng khoán VPBank (VPBS)
Công nghệ:
- Sử dụng phần mềm Ngân hàng lõi -Corebanking của Temenos giúp cho thời gian
giao dịch với khách hàng được rút ngắn, an toàn, bảo mật.
- Hệ thống thẻ Way4 của Open Way, công nghệ thẻ chip theo chuẩn EMV, cùng hệ
thống máy ATM hiện đại luôn đáp ứng tốt nhất các nhu cầu giao dịch thẻ của
khách hàng.
Nhân sự:
Ngày 10/9/1993, khi VPBank chính thức mở cửa giao dịch tại 18B Lê Thánh
Tông, số lượng CBNV chỉ có vỏn vẹn 18 người. Cùng với việc phát triển và mở
rộng quy mô hoạt động, số lượng nhân sự của VPBank cũng tăng lên tương ứng.
Đến hết 31/12/2009, tổng số nhân viên nghiệp vụ toàn hệ thống VPBank là:
2.506 CBNV, hơn 92% trong số đó có độ tuổi dưới 40, khoảng 80% CBNV có
trình độ đại học và trên đại học.


Nhận thức được chất lượng đội ngũ nhân viên chính là sức mạnh của ngân
hàng. Chính vì vậy, những năm vừa qua VPBank luôn quan tâm nâng cao chất
lượng công tác quản trị nhân sự. VPBank thường xuyên tổ chức các khoá đào tạo
trong và ngoài nước nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ cho nhân viên.
Ý nghĩa biểu tượng:

Thương hiệu mới của VPBank với phương châm "Hành động vì ước mơ

của bạn", được xây dựng nên từ các yếu tố: Chuyên nghiệp, Tận tuỵ, Khác biệt, và
Đơn giản. Trong đó:
CHUYÊN NGHIỆP: Vận dụng kiến thức và kinh nghiệm, cùng phong cách
làm việc chuyên nghiệp, chính xác, nhanh chóng để cung cấp các sản phẩm/dịch
vụ ngân hàng hiện đại, đáng tin cậy và phù hợp với nhu cầu của từng khách hàng.
TẬN TỤY: Nhiệt tình tư vấn, hướng dẫn, giải đáp mọi thắc mắc của khách
hàng, giúp khách hàng hiểu các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng một cách rõ ràng
và cụ thể.
KHÁC BIỆT: Luôn tìm tòi, sáng tạo để tạo ra sự khác biệt, mang đến
những sản phẩm/dịch vụ cao cấp với tính độc đáo và nhiều tiện ích cho khách hàng
ĐƠN GIẢN: Tập trung xây dựng hệ thống dịch vụ Ngân hàng với các thủ
tục đơn giản, dễ hiểu và thuận tiện, sử dụng công nghệ hiện đại để phục vụ khách
hàng nhanh chóng và hiệu quả.
Biểu tượng mới là hình ảnh cách điệu bông hoa sen đang nở, loài hoa tiêu
biểu của dân tộc Việt Nam, thể hiện mong muốn của VPBank đóng góp vào sự
phát triển bền vững, thịnh vượng và trường tồn cho đất nước Việt Nam.


Hình dáng biểu tượng này giống như hai đôi bàn tay ấp ủ mầm non đang
vươn lên, tượng trưng cho sự phát triển đi lên không ngừng, là chỗ dựa vững chắc,
đáng tin cậy để đảm bảo cho sự phát triển và thịnh vượng.
Màu đỏ tươi của cánh hoa thể hiện sự nhiệt huyết, tinh thần làm việc hăng
say, tính sáng tạo, sự thịnh vượng và may mắn cũng như tinh thần trách nhiệm đối
với xã hội, đối với cộng đồng trong mỗi hoạt động của VPBank.
Kiểu chữ được thiết kế thoáng và đơn giản mang đến một cái nhìn và cảm
nhận hiện đại, đồng thời thể hiện sự minh bạch trong hoạt động của Ngân hàng.
Những đường cong mềm mại thể hiện sự linh hoạt, phục vụ tận tuỵ và thủ tục đơn
giản. Màu xanh lá cây mang lại sức sống tươi mới với ý nghĩa đem đến thành công
vững bền cho khách hàng, cũng như sự thành công, phát triển của chính Ngân
hàng. Đặc biệt, nét chữ ‘k' ở cuối logo được tạo thành bởi cánh hoa sen màu đỏ

hướng lên trên, thể hiện quyết tâm của VPBank muốn đem đến khách hàng những
sản phẩm/dịch vụ độc đáo, khác biệt với chất lượng tốt nhất, với phong cách hiện
đại, chuyên nghiệp và đáng tin cậy nhất, với mong muốn giúp khách hàng biến ước
mơ thành hiện thực thông qua những nỗ lực hành động. Cùng với hình ảnh cánh
hoa sen, cánh hoa trong chữ ‘k' đem đến cảm giác về một sự nhất quán, kiên định
với định hướng phát triển bền vững của ngân hàng, xây dựng hình ảnh một
VPBank là đối tác uy tín cho sự hợp tác bền chặt và cùng phát triển với các khách
hàng.
Các sự kiện đáng chú ý:
Thời gian

Sự kiện
1993

12/08/1993

VPBank được Thống đốc Ngân hàng NNVN cấp giấy phép thành
lập

10/09/1993

VPBank mở cửa giao dịch với khách hàng


09/10/1993

VPBank chính thức khai trương tại địa chỉ 18B Lê Thánh Tông,
HN

16/12/1993


VPBank mở chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh
1994

07/09/1994

Khai trương Phòng Giao dịch Tân Định, HCM

20/10/1994

Khai trương Phòng Giao dịch I, Hà Nội

19/11/1994

Khai trương Chi nhánh Hải Phòng

30/12/1994

Khai trương Phòng Giao dịch Bà Chiểu, TPHCM
1995

02/03/1995

Khai trương Phòng Giao dịch II, Hà Nội

22/07/1995

Khai trương Chi nhánh Đà Nẵng

18/08/1995


Khai trương Phòng Giao dịch Chợ Lớn, TPHCM
1998

15/01/1998

Đại hội Cổ đông thường niên VPBank năm 1997
2002

02/02/2002

Đại hội Cổ đông thường niên VPBank năm 2001
2003

09/10/2003

Khai trương Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng, HN

30/10/2003

Khai trương Phòng Giao dịch số 1 Lê Duẩn, Đà Nẵng

23/12/2003

Khai trương Phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo, HN
2004

08/01/2004

Ký hợp đồng NH Đại lý thanh toán thẻ MasterCard International


12/01/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Ngã Sáu, Hải Phòng

12/02/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Thủ Đức, HCM

19/04/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Giảng Võ, HN

20/09/2004

Ra mắt Website VPBank

22/09/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Trần Duy Hưng, HN


12/11/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Chương Dương, HN

17/11/2004

Khai trương Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ, Đà Nẵng


25/11/2004

Nâng vốn điều lệ lên 210 tỷ đồng
2005

04/01/2005

Khai trương Chi nhánh cấp I tại Hà Nội

07/01/2005

Khai trương Chi nhánh cấp I Huế

11/01/2005

Khai trương Chi nhánh cấp I Sài Gòn

25/02/2005

Nâng vốn điều lệ lên 250 tỷ đồng

02/03/2005

Khai trương Phòng Giao dịch Cát Linh, HN

12/04/2005

Khai trương Phòng Giao dịch Lê Chân, Hải Phòng

14/07/2005


Khai trương Chi nhánh Thanh Xuân, HN

23/07/2005

Khai trương Chi nhánh Cần Thơ

29/07/2005

Khai trương Chi nhánh Quảng Ninh

18/10/2005

Khai trương Chi nhánh Vĩnh Phúc

19/10/2005

Biểu tượng mới của VPBank chính thức ra mắt

21/10/2005

Khai trương Chi nhánh Thăng Long, HN

18/11/2005

Khai trương Chi nhánh Tân Phú, HCM

28/11/2005

Khai trương Chi nhánh Cầu Giấy, HN


31/12/2005

Nâng vốn điều lệ lên 310 tỷ đồng
2006

05/01/2006

Khai trương Chi nhánh Bắc Giang

17/02/2006

Khai trương Trụ sở chính và PGD Hồ Gươm tại số 8 Lê Thái Tổ,
HN

21/02/2006

VPBank và BIDV ký kết Hợp đồng vay phụ DA Tài chính nông
thôn II

21/03/2006

VPBank và OCBC ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược

06/04/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Vỹ Dạ, Huế


24/04/2006


VPBank ký hợp đồng mua CoreBanking - T24 của Temenos
Thụy Sỹ

31/05/2006

Nâng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng

03/07/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Khánh Hội, HCM

05/07/2006

Khai trương Công ty quản lý Tài sản VPBank AMC

20/07/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Bách Khoa, HN

19/09/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Đống Đa, Đà Nẵng

25/09/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Tràng An, HN

28/09/2006


Khai trương Phòng Giao dịch Phạm Văn Đồng, HN

01/11/2006

Nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng

18/11/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Lạch Tray, Hải Phòng

22/11/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Tân Bình, HCM

24/11/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Phúc Yên, Vĩnh Phúc

28/11/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Hưng Lợi, Cần Thơ

29/11/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Hòa Hưng, HCM

01/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Cẩm Phả, Quảng Ninh


05/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Bình Thạnh, HCM

18/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Minh Khai, HN

18/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Đông Ba, Huế

21/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Mỹ Đình, HN

25/12/2006

Khai trương Phòng Giao dịch Yên Phụ, HN

25/12/2006

Công ty TNHH Chứng khoán VPBank chính thức hoạt động
2007

06/01/2007

Khai trương Chi nhánh Nha Trang

27/01/2007


Khai trương Phòng Giao dịch Thụy Khuê, HN

01/02/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Trung Hòa-Nhân Chính, HN

29/01/2007

Khai trương Chi nhánh Thanh Hóa


30/01/2007

Khai trương Chi nhánh Nghệ An

08/02/2007

Khai trương Chi nhánh Đồng Nai

07/03/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Huỳnh Tấn Phát, HCM

30/03/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Bình Thủy, Cần Thơ

05/04/2007


Khai trương Phòng Giao dịch Bà Triệu, HN

11/04/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Đồng Tâm, HN

18/04/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Kim Liên, HN

21/04/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Khâm Thiên, HN

23/04/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Giải Phóng, HN

03/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Bỉm Sơn, Thanh Hóa

08/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Tôn Đức Thắng, HN

08/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Thiện Thuật, HCM


22/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Bùi Hữu Nghĩa, HCM

24/05/2007

Khai trương Chi nhánh Nam Định

25/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hoàng Hoa Thám, HN

26/05/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Ngô Gia Tự, Bắc Giang

28/05/2007

Khai trương Chi nhánh Quảng Bình

06/06/2007

Khai trương Chi nhánh Hải Dương

20/06/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Phạm Văn Hai, HCM

27/06/2007


Khai trương Phòng Giao dịch Lê Trọng Tấn, HN

04/07/2007

Họp báo ra mắt thẻ VPBank Platinum MasterCard

10/07/2007

Khai trương Chi nhánh Ngô Quyền, HN

19/07/2007

Khai trương Chi nhánh Phú Thọ

23/07/2007

Khai trương Chi nhánh Kiên Giang

30/07/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Cộng Hòa, HCM

31/07/2007

Nâng vốn điều lệ lên 1.500 tỷ đồng

01/08/2007

Khai trương Chi nhánh Long An



02/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Phú Nhuận, HCM

02/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc

08/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Phú Mỹ Hưng, HCM

08/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Trần Xuân Soạn, HN

09/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Phú Lâm

10/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Lê Văn Sỹ, HCM

10/08/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hoàng Quốc Việt, HCM

06/09/2007


Khai trương Phòng Giao dịch Mai Thúc Loan, Huế

08/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hàng Cót, HN

12/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hai Bà Trưng, HN

12/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Quảng Trạch, Quảng Bình

13/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hàng Giấy, HN

15/12/2007

Khai trương Chi nhánh Đông Đô, HN

17/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Kiến An, Hải Phòng

17/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Thành Công, HN


17/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Trung Yên, HN

18/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Hàng Xanh, HCM

18/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Đội Cấn, HN

19/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Lê Quang Định, HCM

19/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Ngọc Lâm, HN

19/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Phong Sắc, HN

21/12/2007

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Công Trứ, HCM

21/12/2007


Họp báo ra mắt thẻ VPBank MC2 MasterCard

31/12/2007

Nâng vốn điều lệ lên 2.000 tỷ đồng
2008

09/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Văn Cừ, Nghệ An

11/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Bình Tân, Nha Trang


11/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch An Dương Vương, HCM

12/01/2008

Khai trương Chi nhánh Bình Định

15/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Hiệp Hòa, Bắc Giang

16/01/2008


Khai trương Phòng Giao dịch Quang Trung, Hải Phòng

16/01/2008

Khai trương CN An Giang và PGD Thống Nhất, HCM

21/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Thủy Nguyên, Hải Phòng

23/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Biểu, HN

23/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Đò Quan, Nam Định

23/01/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Thái Bình

28/01/2008

Khai trương CN Bắc Ninh và PGD Liễu Giai (Hà Nội), Núi
Thành (Đà Nẵng)

02/02/2008


Khai trương Chi nhánh Hà Tây

15/02/2008

Khai trương Chi nhánh Thái Nguyên

05/03/2008

Khai trương Chi nhánh Đồng Tháp

18/03/2008

Khai trương Chi nhánh Vĩnh Long

24/03/2008

Khai trương Chi nhánh Bình Thuận

31/03/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Nam Thăng Long

23/04/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Tiên Cát, Phú Thọ

06/05/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Đông Anh, HN


28/05/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Lạc Quần, Nam Định

16/06/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Nguyễn Hữu Huân, HN

18/06/2008

Khai trương Chi nhánh Hòa Bình

19/06/2008

Khai trương Phòng Giao dịch Lý Nam Đế, HN

28/06/2008

Phát hành thẻ MasterCard E-card

04/07/2008

Khai trương Chi nhánh Quảng Trị

18/07/2008

Khai trương Chi nhánh Kinh Đô, Hà Nội

28/07/2008


Khai trương Phòng Giao dịch Sầm Sơn, Thanh Hóa


04/08/2008

NHNN chấp thuận cho VPBank bán thêm 5% cổ phần cho OCBC

01/10/2008

Nâng vốn điều lệ lên 2.117 tỷ đồng

23/10/2008

Khai trương VPBank Cẩm Giàng, Hải Dương

26/11/2008

Khai trương VPBank Đại Kim, HN
2009

12/6/2009

Thống đốc NHNN Việt Nam đã có các công văn số
4375,4374,4373,4372,4371,4370,4369,4368/NHNN-CNH chấp
thuận đề nghị mở Chi nhánh tại An Giang, Đồng Tháp, Thái
Bình, Vĩnh Long, Hà Tĩnh, Hòa Bình, Quảng Trị, Bình Thuận.

29/7/2009

NHNN Việt Nam ban hành quyết định 1768 chuẩn y việc bổ

nhiệm chức danh Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP các doanh
nghiệp ngoài quốc doanh Việt Nam đối với ông Nguyễn Hưng.
2010

13/7/2010

Khai trương PGD Xuân La, Hà Nội

23/7/2010

Khai trương PGD Yên Hòa, Hà Nội

30/7/2010

Khai trương PGD Cửa Đông, Nghệ An

27/7/2010

Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân
Hàng Việt Nam Thịnh Vượng

12/8/2010

VPBank chính thức sử dụng thương hiệu mới

Thành tích và sự công nhận xã hội:

Năm

Thành tích


2004

Huy chương vì thế hệ trẻ Việt Nam của Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Bằng khen của Liên hiệp Thanh niên Việt Nam
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Union Bank - Mỹ trao
tặng


2005

Bằng khen của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước dành cho Tập thể lao
động xuất sắc góp phần hoàn thành nhiệm vụ ngành Ngân hàng
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork Mỹ trao tặng
Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Cúp vàng Doanh nghiệp vì sự tiến bộ Xã hội và Phát triển bền vững do
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Union Bank - Mỹ trao
tặng

2006

Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork Mỹ trao tặng
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do CitiBank - Mỹ trao tặng
Cúp vàng Doanh nghiệp vì sự tiến bộ Xã hội và Phát triển bền vững do
Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam trao tặng
Cúp 50 nhà tuyển dụng hàng đầu do báo Thanh Niên và Tập đoàn
Navigos trao tặng
Bằng khen vì sự đóng góp cho Phong trào Khuyến học- Khuyến tài xây

dựng xã hội do Trung ương Hội khuyến học Việt Nam trao tặng
Chứng nhận Ngân hàng có chất lượng hoạt động loại A do Ngân hàng
nhà nước xếp hạng

2007

Kỷ niệm chương "Vì thế hệ trẻ" về thành tích đóng góp vào sự nghiệp
giáo dục thế hệ trẻ và xây dựng tổ chức Đoàn
Danh hiệu "Vì sự nghiệp Văn hóa Doanh nhân Việt Nam" do Trung tâm
Văn hóa Doanh nhân Việt Nam trao tặng
Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork Mỹ trao tặng


Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do Wachovia Bank - Mỹ trao
tặng
Chứng nhận kỷ lục Guinness Việt Nam cho sản phẩm thẻ chip VPBank
Platinum
Bằng khen Đạt danh hiệu Tập thể tốt do Quận đoàn Hoàn Kiếm trao tặng
Bằng khen vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác Đoàn và phong
trào thanh thiếu nhi do Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trao tặng
Đơn vị đạt giải phong trào xuất sắc Hội diễn ca múa nhạc kỷ niệm 60
năm ngày thương binh liệt sỹ do UBND Quận Hoàn Kiếm trao tặng
Đơn vị dẫn đầu thi đua Công tác Đoàn và Phong trào thanh thiếu nhi
khối sản xuất kinh doanh do BCH Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Quận Hoàn
Kiếm trao tặng
2008

Cúp vàng nhãn hiệu nổi tiếng Quốc gia
Công ty chứng khoán hàng đầu Việt Nam

Công ty cổ phần hàng đầu Việt Nam
Chứng nhận Ngân hàng thanh toán xuất sắc do The Bank of NewYork Mỹ trao tặng

2009

Thương hiệu chứng khoán uy tín
Đại lý Xuất sắc nhất Việt Nam về hiệu quả mạng lưới năm 2009 - Best in
Productivity

II.

Phân tích môi trường ngành:

1. Định hướng phát triển của ngành:
Bước vào năm 2010, cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn
cầu vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp và khó nhận định. Tuy nhiên, nhờ nỗ lực của
Nhà nước và Ngân hàng Trung ương các nước, tình hình kinh tế thế giới cũng đã
xuất hiện những tín hiệu khả quan: tốc độ suy giảm kinh tế đã chậm lại và tăng


trưởng ở một số nước, chỉ số lòng tin của người tiêu dùng ở một số nước đã có dấu
hiệu cải thiện.
Theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường Nielsen về niềm tin người
tiêu dùng toàn cầu - “Việt Nam đã tăng 18 điểm trong quý 2 năm 2010, vượt 9 bậc
để đứng cùng với Indonesia trở thành các quốc gia có chỉ số niềm tin cao thứ hai
thế giới”.
Thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ
về 6 giải pháp bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, không để lạm phát cao và đạt tốc độ
tăng trưởng kinh tế 6,5% trong năm 2010, đó là: Tập trung kiềm chế lạm phát; thúc
đẩy xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, cải thiện cán cân thanh toán; bảo đảm nguồn lực

thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm ổn định, an toàn của hệ
thống tài chính - ngân hàng; tiếp tục thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh và
đẩy mạnh công tác tư tưởng, thông tin, tuyên truyền, tạo đồng thuận cao trong xã
hội. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chỉ đạo các đơn vị trong toàn ngành tập trung
triển khai các giải pháp nhằm mục tiêu hàng đầu là đảm bảo an toàn hệ thống, ổn
định kinh tế vĩ mô, nâng cao chất lượng phát triển và ngăn chặn lạm phát. Theo đó,
để góp phần đạt được mục tiêu đề ra, trong thời gian tới, ngành Ngân hàng đã xác
định mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể của ngành Ngân hàng đến cuối năm 2010. Trong
đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng:
1) Mở rộng và nâng cao chất lượng, hiệu quả tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho
vay, tập trung vốn cho vay chi phí sản xuất, kinh doanh khu vực nông nghiệp,
nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa;
2) Tập trung ngoại tệ cho vay nhập khẩu những mặt hàng thiết yếu phục vụ sản
xuất mà trong nước chưa sản xuất được, hạn chế cho vay nhập khẩu những mặt
hàng không khuyến khích nhập khẩu; kiểm soát việc sử dụng ngoại tệ, chuyển
tiền ra nước ngoài của doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân theo đúng quy định
của pháp luật;


3) Chú trọng phát triển mạng lưới chi nhánh ở địa bàn nông nghiệp, nông thôn,
gắn mục tiêu và hoạt động kinh doanh của chi nhánh với việc phục vụ phát
triển kinh tế địa phương nơi mở chi nhánh;
4) Tiếp tục nâng cao năng lực tài chính, quản trị, điều hành, kiểm soát rủi ro…
đáp ứng yêu cầu hội nhập. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật
về hoạt động ngân hàng phù hợp với định hướng, chiến lược phát triển ngành
Ngân hàng và lộ trình thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tiền tệ,
ngân hàng, trong đó trọng tâm là Luật Ngân hàng Nhà nước (sửa đổi), Luật các
tổ chức tín dụng (sửa đổi) sửa đổi đã được Quốc hội thông qua.
2. Xu hướng phát triển của ngành:
Trên cơ sở định hướng chủ chương phát triển ngành của Nhà nước, dịch vụ

ngân hàng ở Việt Nam hiện nay được đánh giá có tốc độ và quy mô phát triển tốt,
thúc đẩy chu chuyển vốn trong xã hội và thúc đẩy nền kinh tế phát triển.
Nguy cơ các ngân hàng trong nước bị cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ bởi
đây sẽ là lĩnh vực được mở cửa dần theo cam kết gia nhập WTO. Hiện nay, đã có 5
ngân hàng 100% vốn nước ngoài được cấp phép thành lập tại Việt Nam. Theo
thống kê của Ngân Hàng Nhà Nước, hiện Việt Nam có khoảng 17 triệu tài
khoản/thẻ giao dịch. Đây là con số rất nhỏ so với một thị trường hơn 80 triệu
dân. Chính vì thế, các ngân hàng nước ngoài như ANZ, Citibank, HSBC, … đang
tập trung rất mạnh vào việc phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại thị trường
Việt Nam. Xét về khả năng cạnh tranh của các Ngân hàng trong nước, có thể thấy
rằng, số lượng các Ngân hàng đã và đang gia tăng mạnh, tuy nhiên số các ngân
hàng có tiềm lực thực sự thì chưa phải là nhiều, khả năng cạnh tranh còn yếu.
Trong điều kiện đó, các NHTM Việt Nam nói chung và VPBank nói riêng
cũng đang tìm cho mình những hướng đi phù hợp, trụ vững và khẳng định vị trí
trên thị trường tài chính Việt Nam. Với VPBank, đó là phương châm "Hành động
vì ước mơ của bạn".


Về cơ bản, xét trong môi trường kinh tế tổng thể song hành cả những cơ hội
và thách thức có thể thấy ba xu hướng phát triển quan trọng của ngành Ngân hàng
trong giai đoạn tới như sau:
a) Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tiện ích và hiện đại. Các ngân hàng trong
nước đang nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm mở rộng thị phần
bởi các ngân hàng nước ngoài với tiềm lực về hạ tầng công nghệ, trình độ quản
lý, đang nhắm đến thị trường là các doanh nghiệp nhỏ, cá nhân thu nhập cao vì
đây là một thị trường đầy tiềm năng. Ví dụ như HSBC có chính sách riêng đặc
biệt cho các khách hàng VIP, ...
b) Quản trị rủi ro để tránh khủng hoảng. Tuy chưa bị ảnh hưởng nhiều nhưng sự
sụp đổ của một số ngân hàng lớn trên thế giới thời gian gần đây đã để lại những
bài học lớn về quản lý rủi ro trong khủng hoảng. Quản lý rủi ro cũng là một

trong những yếu tố mà các ngân hàng khi mở rộng dịch vụ bán lẻ không thể bỏ
qua. Sau khi đã đầu tư cho hệ thống ngân hàng lõi, giai đoạn hiện nay, các Ngân
hàng đang bắt đầu đầu tư cho các dự án hỗ trợ quản lý rủi ro.
c) Đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh. Các Ngân hàng hiện đang có xu hướng
mở rộng phạm vi hoạt động sang nhiều lĩnh vực thông qua các hình thức thành
lập nhiều công ty con vệ tinh hoặc thành lập những công ty liên doanh liên kết.
Dễ dàng nhận thấy, các Ngân hàng lớn tại Việt Nam hiện nay không chỉ kinh
doanh các loại hình sản phẩm dịch vụ ngân hàng truyền thống mà đã bắt đầu lấn
sân sang cả thị trường bảo hiểm, chứng khoán, vàng, bất động sản ... Đây chính
là cách thức hiệu quả nhất giúp các Ngân hàng dàn trải được rủi ro và phát triển
theo xu hướng trở thành các tập đoàn lớn.
Qua phân tích và đánh giá định hướng và xu thế phát triển của ngành, có thể
thấy rằng triển vọng phát triển của ngành trong những năm tới còn rất lớn, tuy
nhiên các yếu tố cạnh tranh cũng sẽ ngày càng khốc liệt khi thị trường không chỉ
dành riêng cho các tổ chức trong nước mà sẽ có sự góp mặt của các tổ chức, công
ty, tập đoàn tài chính lớn mạnh nước ngoài khi lĩnh vực Ngân hàng - Tài chính


đang trong quá trình mở cửa. Ngoài ra, Ngân hàng Nhà nước cũng sẽ áp dụng các
chính sách tăng cường kiểm soát hoạt động cho vay và các điều kiện đảm bảo an
toàn của các NHTM. Điều đó đòi hỏi hệ thống Ngân hàng Việt Nam nói chung và
NHTM nói riêng, cần có những chiến lược phát triển phù hợp và kịp thời, đảm bảo
bắt kịp xu thế, sáng tạo, linh hoạt, an toàn và bền vững trong môi trường kinh
doanh thay đổi.
III.

Phân tích chiến lược marketing của 2 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành:
Với ngành Ngân hàng tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều các ngân hàng lớn


nhỏ khác nhau nên việc cạnh tranh diễn ra rất gay gắt, một ngân hàng phải cạnh
tranh với hàng trục ngân hàng khác để tồn tại và phát triển. Do vậy nghiên cứu,
phân tích chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh là rất cần thiết vì từ đó
mà Doanh nghiệp có thể có những chiến lược để ứng phó hoặc “học tập” để có thể
dành giật lấy miếng bánh thị phần về mình. Việc này được thể hiện rõ trong chiến
lược Marketing của 2 đối thủ cạnh tranh được coi là mạnh nhất đối với VPBank
trong giai đoạn hiện nay dựa trên phân tích 4P, đó là Ngân hàng Á châu (ACB) và
Ngân hàng Thương mại Cổ phần kỹ thương Việt Nam (TECHCOMBANK):
1. Ngân hàng Á châu (ACB):
1.1 Chính sách sản phẩm dịch vụ:
Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu ngày đa
dạng của khách hàng Danh mục sản phẩm đa dạng tập trung vào các phân đoạn
khách hàng mục tiêu bao gồm cả cá nân và DN vừa và nhỏ.
Chuyển đổi từ chiến lược các quy tắc đơn giản (simple rule strategy) sang
chiến lược cạnh tranh bằng sự khác biệt hóa (a competitive strategy of
differentiation). Định hướng ngân hàng bán lẻ (định hướng khách hàng cá nhân và
doanh nghiệp vừa và nhỏ).
1.2 Chính sách giá:


Cạnh tranh và giá ưu đãi cho đối tượng khách hàng đặc biệt, tập trung phát
triển về thu phí dịch vụ.
1.3 Chính sách phát triển kênh phân phối:
Với định hướng ngân hàng bán lẻ hàng đầu của Việt Nam nên ACB có mạng
lưới Gồm 251 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên
toàn quốc.
1.4 Chính sách xúc tiến bán:
Điều chỉnh chính sách khách hàng phù hợp với thực tế, đồng thờinâng cao
chất lượng hoạt động. Xây dựng quy trình ISO và hoạt động xúc tiến bán hàng tập
trung nhiều ở miền nam. Xây dựng các chương trình quảng cáo - khuyến mại.


2. Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank:
2.1 Chính sách sản phẩm dịch vụ:
Đẩy mạnh phát triển SP trên nền công nghệ cao như Tiết kiệm online , sau 3
tháng số dư đã đạt 93 tỷ đồng với 2000 KH; SP F@st Mobipay
Gắn thương hiệu Tech combank với Mercedes và Công ty Bảo hiểm Liberty trong
việc phát triển cho vay trả góp ô-tô.
Sản phẩm tài trợ nhà phân phối đem lại nhiều KH doanh nghiệp mới là KH
của đối tác doanh nghiệp vay vốn.
2.2 Chính sách giá:
Cạnh tranh, nằm trong TOP 10 ngân hàng có giá cao nhất về huy động và
TOP 5 ngân hàng có giá và chi phí dịch vụ cao nhất.
2.3 Chính sách phát triển kênh phân phối:
Với định hướng ngân hàng bán lẻ hang đầu của VN nên TCB cũng có mạng
lưới gần 200 điểm giao dịch phủ rộng khắp các vùng kinh tế trọng điểm.


2.4 Chính sách xúc tiến bán:
Thuê công ty chuyển nghiệp tư vấn để đổi mới thương hiệu, hiệu ảnh và hoạt động
PR-MKT.
Củng cố hệ thống quản lý, tái cấu trúc tổ chức hoạt động, xây dựng và hoàn
thiện mô hình các khối kinh doanh và hỗ trợ theo hướng hiện đại nhằm đưa thương
hiệu Techcombank trở thành “Ngân hàng tốt nhất và Doanh nghiệp hàng đầu Việt
nam”. Đẩy mạnh các hoạt động quảng cáo và các chương trình khuyến mại (đặc
biệt là sản phẩm huy động).

Tài liệu tham khảo:
1. TS. Nguyễn Thị Mai Anh - “Quản trị Marketing” - Chương trình đạo tạo
thạc sĩ quản trị kinh doanh quốc tế.
2. />3. />4. />5. />



×