Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (713.52 KB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

HUỲNH KIM MỸ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2012
 


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
*************

HUỲNH KIM MỸ

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT NHẬP
KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH MTV MAY MẶC BÌNH DƯƠNG

Ngành: Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Giáo Viên Hướng Dẫn
Th.S HOÀNG THẾ VINH



Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/201

 


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân tích thực trạng và
đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Một
Thành Viên May Mặc Bình Dương” do Huỳnh Kim Mỹ, sinh viên khóa 35, ngành
Quản trị kinh doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày_________________.

Hoàng Thế Vinh
Giáo viên hướng dẫn

________________________
Ngày

tháng

năm 2012.

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày tháng


Ngày tháng

năm 2012.

 

năm 2012.


LỜI CẢM TẠ
Để hoàn thành đề tài này, ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi mà còn có sự giúp đỡ
của rất nhiều người. Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người đã giúp đỡ tôi.
Trước hết “Cho con gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Cha –  Mẹ và gia đình. Người đã
sinh ra con, nuôi dạy con khôn lớn, là chỗ dựa về tinh thần và cả vật chất cho con, và
là nềm tự hào cho con”. Con chúc gia đình mình luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
hãy luôn là bến đỗ yên lành cho con.
Tiếp theo, tôi xin chân thành cảm ơn quý Thầy - Cô trường ĐH Nông Lâm
TP.HCM và Khoa Kinh Tế đã truyền đạt, chỉ dạy những kiến thức cũng như kinh
nghiệm của quý thầy cô cho tôi. Qua đây tôi cũng xin cảm ơn thầy chủ nhiệm Lê
Thành Hưng đã sát cánh cùng với lớp DH09TM và bản thân tôi vượt qua chặng đường
dài.
Đặc biệt tôi xin trân trọng gửi cảm ơn tới Thầy Hoàng Thế Vinh đã tận tình
giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong học tập cũng như hoàn thành đề tài này. Thầy không
những giúp tôi khắc phục những khuyết điểm mà còn giúp tôi vượt qua khó khăn trong
cuộc sống để hoàn thành tốt đề tài.
Cho tôi gửi lời cảm ơn tới quý Anh –  Chị nhân viên công ty TNHH MTV May
Mặc Bình Dương đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập.
Ngoài ra cho tôi gửi lời cảm ơn tới các anh chị, bạn bè v.v. những người đã
luôn quan tâm giúp đỡ tôi trong cuộc sống hằng ngày cũng như trong quá trình làm
khóa luận.

Cuối cùng tôi xin gửi những lời chúc tốt đẹp nhất tới trường ĐH Nông Lâm,
công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên may mặc Bình Dương. Chúc quý thầy
cô, anh chị và tất cả bạn bè luôn khỏe mạnh, hạnh phúc và thành đạt.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Huỳnh Kim Mỹ
 


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH KIM MỸ. Tháng năm 2012. “Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh
Xuất Nhập Khẩu tại Công Ty Trách Nhiệm Hữu Hạn Một Thành Viên May Mặc
Bình Dương”.
MY KIM HUYNH. 2012. “Analysis of Import-Export Business Situation at
The Protrade Garment Company Limited”.
Trong điều kiện kinh tế thị trường, muốn tồn tại và phát triển, đòi hỏi các doanh
nghiệp phải hoạt động kinh doanh có lãi. Muốn vậy, yêu cầu doanh nghiệp phải được
thường xuyên tiến hành phân tích hoạt động kinh doanh, nhằm đánh giá đúng đắn mọi
hoạt động kinh doanh trong trạng thái thực của chúng. Trên cơ sở đó có những biện
pháp hữu hiệu và lựa chọn đưa ra những quyết định tối ưu phương án hoạt động kinh
doanh.
Vì thế đề tài tập trung phân tích tình hình họat động kinh doanh;  đồng thời tác
giả còn đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động này tại công ty. Cụ thể đề tài nghiên
cứu các mặt sau:
 Tìm hiểu thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động xuất –  nhập khẩu.
 Đi sâu vô phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, lợi nhuận, doanh thu v.v.
Cuối cùng đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần giúp doanh nghiệp nâng cao và
hoàn thiện hơn lĩnh vực này.

 



 

MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT................................................................ vii
DANH MỤC CÁC BẢNG ................................................................................. ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU........................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề ................................................................................................1
1.2. M ục tiêu nghiên cứu ...............................................................................2
1.2.1. Mục tiêu chung ...................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể. ..................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................2
1.3.1. Phạm vi không gian ............................................................................2
1.3.2. Phạm vi thời gian ................................................................................2
1.4. Cấu trúc khóa luận ...................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ................................................................................4
2.1. Tổng quan về công ty...............................................................................4
2.1.1. Một số nét về công ty .........................................................................4
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển ......................................................5
2.1.3. Tình hình tài sản và nhân sự của công ty ...........................................6
2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban ...........................................8
2.2. Tình hình nhân sự của công ty .................................................................9
2.3. Tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam .............................................11
2.3.1. Tình hình ngành dệt may ở Việt Nam ..............................................11
2.3.2. Thuận lợi và khó khăn của ngành dệt may ở Việt Nam ...................15
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................20
3.1. Cơ sở lý luận ..........................................................................................20

3.1.1. Các khái niệm liên quan ...................................................................20
3.1.2. Các chỉ tiêu trong PTHĐKD ............................................................21
3.1.3. Khái niệm, vai trò của XNK .............................................................22
v


 

3.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh XNK ....................24
3.2. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................27
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu ...........................................................27
3.2.2. Phương pháp xử lí số liệu .................................................................27
3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu..........................................................27
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................29
4.1. Đánh giá chung về HĐKD XNK của công ty 2009 – 2011 ..................29
4.2. Phân tích tình hình hoạt động XNK của công ty ...................................32
4.2.1. Quy trình XNK .................................................................................32
4.2.2. Kim ngạch XNK ...............................................................................39
4.2.3. Phân tích hoạt động xuất khẩu..........................................................42
4.2.4. Phân tích hoạt động nhập khẩu .........................................................47
4.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt động XNK ...........................51
4.3.1. Môi trường vĩ mô ..............................................................................51
4.3.2. Môi trường vi mô ..............................................................................54
4.3.3. Tổng hợp SWOT ..............................................................................55
4.4. Những thuận lợi và khó khăn còn tồn tại của công ty ...........................56
4.4.1. Thuận lợi ...........................................................................................56
4.4.2. Khó khăn...........................................................................................57
4.4.3. Nguyên nhân của những khó khăn ...................................................58
4.5. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu ...................58
4.5.1. Nhóm giải pháp nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm .................58

4.5.2. Giải pháp Marketing trên thị trường .................................................59
4.5.3. Nhóm giảm pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất .................59
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................60
5.1. Kết luận ..................................................................................................60
5.2. Kiến nghị................................................................................................61
5.2.1. Đối với ngành dệt may Việt Nam .....................................................61
5.2.2. Đối với Nhà nước .............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................65
vi


 

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
 
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade
Area)

AJCEP

Hiệp Định Đối Tác Kinh Tế Toàn Diện ASEAN-Nhật Bản
(Asean –  Japan Comprehensive Economic Partnership)

AKFTA

Hiệp định thương mại mậu dịch tự do ASEAN – Hàn
Quốc (Asean Korea – Free Trade Area)


APEC

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình
Dương (Asia –  Pacific Economic Cooperation)

ASEAN

Hiệp Hội Các Nước Đông Nam Á (Association of South – 
East Asian Nations)

AWB

Vận Đơn Hàng Không (Air Way Bill)

B/L

Vận Đơn Đường Biển (Bill Of Lading)

BH &CCDV

Bán Hàng và Cung Cấp Dịch Vụ

BP

Bộ Phận

C/I

Hóa Đơn Thương Mại (Commercial Invoice)


CB.CNV

Cán bộ công nhân viên

C/Q

Chứng Nhận Chất Lượng Sản Phẩm (Certificate Of
Quality)

CĐKT

Cân Đối Kế Toán

CEPT

Chương Trình Thuế Quan Ưu Đãi Có Hiệu Lực Chung
(Common Effective Preferential Tariff).

D/O

Lệnh Giao Hàng (Delivery Order)

Detail P/L

Phiếu Đóng Gói Chi Tiết (Detail Packing List)

ĐKHQ

Đăng Kí Hải Quan


E/L

Giấy Phép Xuất Khẩu (Export Licence)

EU

Liên Minh Châu Âu (European Union)

EXW

Giao Tại Xưởng (Ex Works)

vii


 

FDI

Vốn Đầu Tư Trực Tiếp Từ Nước Ngoài (Foreign Direct
Investment)

FTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade
Area).

HĐKD

Hoạt Động Kinh Doanh


HĐXNK

Hoạt Động Xuất Nhập Khẩu

HS

Hệ Số

IT

Công Nghệ Thông Tin (Information Technology)

L/C

Thư Tính Dụng (Letter Of Credit)

NK

Nhập Khẩu

P/L

Phiếu Đóng Gói (Packing List)

PTHĐKD

Phân Tích Hoạt Động Kinh Doanh

QA


Giám Sát, Quản Lý và Bản Hành Chất Lượng (Quality
Assurance).

ROA

Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Tài Sản (Return On Total
Assets).

ROE

Tỷ Số Lợi Nhuận Ròng Trên Vốn Sỡ Hữu (Return On
Common Equyty)

ROS

Tỷ Lệ Lợi Nhuận Trên Doanh Thu (Return On Sales)

TNDN

Thu Nhập Doanh Nghiệp

TK

Tài Khoản

TT

Thủ Tục


VISA

Thị Thực Nhập Cảnh Bằng Tiếng Anh

WTO

Tổ chức Thương mại Thế giới (World Trade Organization)

XK

Xuất Khẩu

XN

Xí Nghiệp

XNK

Xuất Nhập Khẩu

 

viii


 

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy mô về vốn


6

Bảng 2.2. Tổng Số CB.CNV Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương tính
đến 29/02/2012

10

Bảng 2.3. Tổng Quan Số Liệu Thống Kê Hải Quan về XNK Hàng Hóa
01/2012

14

Bảng 2.4. Thuế Nhập Khẩu Cam Kết khi Gia Nhập WTO

17

Bảng 2.5. Tỷ Lệ Bảo Hộ Thực Tế của Các Ngành Dệt May

18

Bảng 4.1. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh DoanhGiai Đoạn 2009 – 2011 29
Bảng 4.2. Các Chỉ Tiêu Phân Tích Kết Quả HĐKD

30

Bảng 4.3. Kim ngạch XNK Giai Đoạn 2009 – 2011

39


Bảng 4.4. XK và NK Giai Đoạn 2009 – 2011

40

Bảng 4.5. Bảng Số Liệu XK Theo Mặt Hàng Giai Đoạn 2009 – 2011

42

Bảng 4.6. Bảng Số Liệu XK Theo Thị Trường Giai Đoạn 2009 – 2011

44

Bảng 4.7. Bảng Số Liệu XK Theo Phương Thức Kinh Doanh Giai Đoạn 2009 –
2011

46

Bảng 4.8. Bảng Số Liệu NK Giai Đoạn 2009 – 2011

47

Bảng 4.9. Bảng Số Liệu NK theo Thị Trường Giai Đoạn 2009 – 2011

48

Bảng 4.10. Bảng Số Liệu NK Nguyên Phụ Liệu theo Thị Trường Giai Đoạn
2009 – 2011

98


Bảng 4.11. Bảng Số Liệu NK Máy Móc theo Thị Trường Giai Đoạn
2009 – 2011

51

 
 

ix


 

DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Logo Công Ty

4

Hình 2.2.Sơ Đồ Tổ Chức Của Công Ty

7

Hình 4.1. Chỉ Số ROA

30

Hình 4.2. Chỉ Số ROE

31


Hình 4.3. Chỉ Số ROS

32

Hình 4.4. Quy Trình Xuất Khẩu

35

Hình 4.5. Quy Trình Nhập Khẩu

38

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Kim Ngạch XNK của Công Ty Giai Đoạn 2009 –
2011

39

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Chênh Lệch giữa XK và NK Giai Đoạn 2009 –
2011

41

Hình 4.8.Biểu Đồ Thể Hiện Doanh Số XK Theo Mặt Hàng Giai Đoạn 2009 –
2011

42

Hình 4.9. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình XK theo Thị Trường Giai Đoạn 2009 –
2011


45

Hình 4.10. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình XK Theo Phương Thức Kinh Doanh
Giai Đoạn 2009 – 2011

46

Hình 4.11. Biểu Đồ Thể Hiện Kim Ngạch NK Giai Đoạn 2009 – 2011

48

Hình 4.12. Cơ Cấu NK Hàng Hóa theo Thị Trường Giai Đoạn 2009 – 2011

49

Hình 4.13. Biểu Đồ Thể Hiện Tình Hình NK Nguyên Phụ Liệu Theo Thị
Trường Giai Đoạn 2009 – 2011

50

Hình 4.14. Ma trận SWOT

56

x


 


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Từ khi Việt Nam mở cửa nền kinh tế, hòa nhập vào xu thế chung của thế giới -

kinh tế thị trường và khi Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ Chức Thương
Mại Thế Giới (WTO) đã mở ra nhiều cơ hội cho Việt Nam trên con đường công
nghiệp hóa-hiện đại hóa (CNH – HĐH), nhưng bên cạnh đó cũng tồn tại không ít vô
vàn khó khăn cho các doanh nghiệp. Để tiếp tục phát triển và khẳng định mình thì các
doanh nhiệp không chỉ cần có tiềm lực về vốn, công nghệ, đội ngũ lao động có trình
độ, cũng như trình độ quản lý v.v. mà hơn thế nữa là khả năng nhận diện tình hình vĩ
mô nhằm xác định đâu là thời cơ và đâu là thách thức để tiếp tục tồn tại và phát triển.
Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một trong những khoản mục quan
trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nó ảnh hưởng lớn đến
quyết định đầu tư, kinh doanh cũng như đánh giá khả năng tạo ra lợi nhuận của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó tài liệu phân tích hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp được rất nhiều người sử dụng và đương nhiên họ cần các thông tin minh bạch
nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trước khi đưa ra các quyết định
đầu tư, kinh doanh v.v. 
Theo xu hướng toàn cầu hóa, nhu cầu thông tin ngày càng nhiều thì các thông
tin hoạt động kinh doanh cũng ngày càng lệch lạc và thiếu độ tin cậy. Trong đó các
khoản như doanh thu, chi phí, lợi nhuận v.v. là các khoản mục dễ xảy ra sai sót và gian
lận. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh không chỉ là cơ sở để thực hiện nghĩa vụ
nộp thuế đối với Nhà nước mà còn để hiểu rõ tình hình hoạt động của doanh nghiệp.
Cũng có một vài doanh nghiệp thổi phồng lợi nhuận để chạy theo thành tích hay hạ
thấp xuống để tránh né thuế; vì thế cần có giải pháp để hạn chế điều đó. Một trong các
giải pháp đó chính là phân tích kết quả hoạt động kinh doanh – không chỉ được kiểm

1


 

định bởi các kiểm toán viên độc lập mà các nhà quản trị cũng cần phải nắm rõ. Báo
cáo phân tích kết quả hoạt động kinh doanh phản ánh các thông tin bên trong doanh
nghiệp để giúp cho các đối tượng quan tâm tiếp cận đầu tư tài chính, tham gia thị
trường chứng khoán, thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước v.v.
Phân tích tính hiệu quả trong hoạt động kinh doanh làm giảm bớt các nhận định
chủ quan, dự đoán sai lầm trong kinh doanh v.v. góp phần làm giảm bớt tính không
chắc chắn cho các hoạt động kinh doanh. Phân tích cung cấp những cơ sở mang tính
hệ thống và hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh, đồng thời cũng là sợi dây liên
kết và cố vấn đầu tư cho các doanh nghiệp của mình thông qua sự phân tích và đánh
giá các dự án hay kế hoạch.
Vì những lý do trên nên tôi quyết định chọn đề tài “Phân tích hoạt động kinh
doanh xuất – nhập khẩu tại công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương”. 
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu tại công Ty TNHH MTV May
Mặc Bình Dương và đề ra giải pháp nhằm nâng cao hoạt động này phù hợp với tình
hình hiện nay.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể.


Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty.


 Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu.


Phân tích môi trường vĩ mô và vi mô, rút ra thuận lợi và khó khăn.



Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện, định hướng phát triển lĩnh vực này trong

tương lai.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Phạm vi không gian
Tại công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Từ tháng 8 tới tháng 10 năm 2012.
1.4.

Cấu trúc khóa luận
Chương 1: Mở đầu
2


 

Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu cần đạt khi tiến
hành nghiên cứu đề tài, giới hạn về mặt không gian và thời gian của đề tài.
Chương 2: Tổng quan

Trình bày tổng quan về công ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương, quá trình
hình thành và phát triển,tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của công ty. Tổng
quan về ngành dệt may trong những năm gần đây.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày ngắn gọn các vấn đề lý thuyết liên quan và phương pháp nghiên cứu
đề tài.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích thực trạng kinh doanh xuất nhập khẩu tại công ty, rút ra thuận lợi và
khó khăn; phân tích các nhân tố tác động, đồng thời đề xuất giải pháp nhằm hoàn
thiện, phát triển hoạt động XNK của công ty.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị.
Kết luận và kiến nghị nhằn hoàn thiện và phát triển hơn hoạt động XNK của
công ty.

3


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1.

Tổng quan về công ty

2.1.1. Một số nét về công ty
Hình 2.1. Logo Công Ty

Nguồn: Phòng Nhân Sự

Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương là doanh nghiệp có
hình thức kinh doanh: sở hữu vốn Nhà nước.
 Địa chỉ: Quốc lộ 13, xã Bình Hòa, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương.
 Tên công ty bằng tiếng Việt: Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình
Dương.
 Tên công ty bằng tiếng Anh: PROTRADE GARMENT COMPANY LIMITED.
 Tên viết tắt: PROTRADE GARCO.,LTD
 Email:
 Website: www.protradegarment.com


Lĩnh vực kinh doanh:
 Sản xuất quần áo may sẵn.
 Sản xuất các đồ phụ trợ quần áo.
 Kinh doanh hàng may thuê.
 Kinh doanh nguyên phụ liệu ngành may.
4


 

 Kinh doanh máy móc, thiết bị ngành may.
 Kinh doanh dịch vụ Wash.
 Kinh doanh bất động sản.
 Góp vốn mua cổ phần.
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển
Ngày 25/10/1982 theo nghị quyết số 02&03 của ban Thường vụ tỉnh Sông Bé
(nay là tỉnh Bình Dương) thành lập xí nghiệp xuất khẩu hàng cao su 3/2 Sông Bé.
Từ một xí nghiệp chuyên sản xuất hàng giày dép cao su để xuất khẩu sang các
nước Châu Âu như: Liên Xô cũ, Tiệp Khắc cũ, Cộng Hòa Dân Chủ Đức,v.v. xí nghiệp

đã từng bước tích lũy vốn cũng như không ngừng phát triển và mở rộng sản xuất kinh
doanh nhiều mặt hàng như: may mặc xuất khẩu, hồ tiêu và sản xuất nước đá.
Tháng 3/1989: Liên hiệp xí nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu Sông Bé.
Tháng 2/1997: công ty sản xuất và xuất nhập khẩu Bình Dương.
Khi mới thành lập, xí nghiệp có 3 phân xưởng chuyên may gia công 2 mặt
hàng: áo Jacket và xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa. Với chính sách mở cửa
1986 cùng với quá trình hoạt dộng có hiệu quả, xí nghiệp đã mở rộng quy mô sản xuất
và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài nước. Đến 7/1996, xí nghiệp đã
phát triển và mở rộng thành 6 phân xưởng chuyên sản xuất, gia công các mặt hàng
may mặc xuất khẩu và sản phẩm chủ yếu là: áo sơ mi, T – shirt, đồ thể thao, áo Jacket,
quần tây v.v. Hiện nay xí nghiệp chỉ còn 5 phân xưởng, phân xưởng hoàn tất bị cắt
giảm và khâu này được thực hiện tại các xưởng may.
Những thành tựu mà công ty đã đạt được: ngày 30/9/1982, xí nghiệp vinh dự
đón nhận Huân chương Lao Động hạng 3. Ngày 16/11/1985, xí nghiệp lại tiếp tục đón
nhận Huân chương lao Động hạng 1.
Năm 2000 Quyết định thành lập doanh nghiệp Nhà nước số 33/QĐ – UB ngày
13/10/2000 của Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương, giấy phép kinh doanh số 103728,
trong đó kinh doanh sản phẩn chính là may mặt hàng xuất khẩu. Căn cứ quyết định
134/2006/QĐ – UBNN ngày 22/5/2006 của ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Dương sang
hoạt động theo mô hình công ty mẹ – công ty con, công ty TNHH Một Thành Viên
Bình Dương là một trong những công ty con của Công ty sản xuất – xuất nhập khẩu
Bình Dương và có giấy phép kinh doanh số 4604000019 ngày 23/12/2006.
5


 

Năm 2006, Công ty TNHH Một Thành Viên Bình Dương hoạt động với 3
xưởng may, 1 xưởng cắt, 1 xưởng thêu với quy mô trên 2000 công nhân và 1900 máy
đủ chủng loại, 5 đầu máy thêu tự động.

Đến ngày 01/01/2007 theo quyết định số 29/QĐ.CTY ngày 8/12/2006, công ty
có tên cuối cùng là Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương, còn có
công ty con là KP APPARELD được thành lập năm 2003 tại Campuchia với 100%
vốn của Công ty TNHH Một Thành Viên May Mặc Bình Dương.
2.1.3. Tình hình tài sản và nhân sự của công ty
Bảng 2.1. Quy Mô về Vốn
ĐVT: Tỷ đồng
Năm

Quy mô vốn

2009

310.732

2010

364.402

2011

396.127
Nguồn: Phòng Xuất Nhập Khẩu

6


 

Hình 2.2.Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty

Phó
Tổng
Giám
Đốc

Ban Kiểm Soát

Hội
Đồng
Thành
Viên

Tổng
giám
đốc

Giám Đốc

Xí Nghiệp May 02

Trưởng Phòng

Phòng XNK

Trưởng Bộ Phận

Phó
Tổng
Giám
Đốc


Giám
Đốc
Nhân
Sự
Hành
Chính

Trưởng Phòng

Phòng Ứng Dụng
Công Nghệ

Giám Đốc

Xí Nghiệp May 04

Trưởng Phòng

Phòng Mẫu

Trưởng Phòng

Phòng IT

Quản Đốc

Xưởng Cắt

Trưởng Bộ Phận


Bộ Phận Marketing

Trưởng Phòng

Phòng Hành chính
Quản Trị

Trưởng Phòng

Giám
Đốc
Tài
Chính

Phó
Tổng
Giám
Đốc
Phó
Tổng
Giám
Đốc

Bộ Phận Kiểm Soát
Sản Xuất

Phòng Nhân Sự

Trưởng Phòng


Phòng Đào Tạo và
Tuyển Dụng

Trưởng Phòng

Phòng Kế Toán
Tài Chính

Trưởng Phòng

Phòng QA

Quản Đốc

Xưởng Thêu

Giám Đốc

Xí Nghiệp May 03

Giám Đốc

Xí Nghiệp May 01
Phụ Trách Kỹ
Thuật Wassh

Nguồn: Phòng Nhân Sự

7



 

2.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban
a. Hội đồng thành viên
Được nhân danh là chủ sở hữu của công ty, tổ chức các quyền và nghĩa vụ của
công ty, chịu trách nhiệm trước Pháp luật về những việc làm đối với kết quả hoạt động
kinh doanh. Mặt khác giải quyết các giải pháp thị trường, tiếp thị sản phẩm mới và có
quyền quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng giám đốc, Phó Tổng giám
đốc, trưởng phó các phòng ban, kế toán trưởng và thống nhất đưa ra các quyết định
ban hành các quy chế về công ty.
b. Ban giám đốc
Là những người trực tiếp điều hành, quản lý những hoạt động hằng ngày của
công ty, có quyền quyết định mọi vấn đề dưới sự chỉ đạo của hội đồng thành viên và
Nhà nước, chịu trách nhiệm trước hội đồng thành viên và Pháp luật về mọi hoạt động
kinh doanh của công ty.
Tổng giám đốc: là người được Hội đồng thành viên bầu ra để điều hành hoạt
động của công ty, phải tuân thủ các quy định hiện hành của Nhà nước và của công ty.
Phó tổng giám đốc: là người trợ giúp cho Tổng giám đốc điều hành và quản lý
công ty, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về phần việc mà mình được phân công
và chịu trách nhiệm cá nhân về những hành vi vi phạm Pháp luật.
c. Ban kiểm soát
Được Hội đồng thành viên bầu ra, theo dõi và kiểm tra hoạt động của công ty.
Có nghĩa vụ báo cáo lại cho Hội đồng thành viên về tình hình hoạt động kinh doanh,
chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên và Pháp luật về việc làm của mình.
d. Nhiệm vụ của các phòng ban
Phòng xuất nhập khẩu
 Tổ chức, thực hiện, điều hành và theo dõi mọi hoạt động liên quan đến nghiệp
vụ xuất – nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ (nghiệp vụ ngoại thương) của toàn công ty.

Tiến hành mọi thủ tục hải quan liên quan tới thủ tục xuất – nhập khẩu hàng
hóa cũng như hoàn thành chứng từ thanh toán Quốc tế cho các đơn vị theo đúng kế
hoạch yêu cầu của khách hàng.

8


 

 Xây dựng chi phí xuất hàng, nhập hàng cho các đơn vị từ khâu Hải quan cho
đến việc thuê xe vận chuyển các loại, thuê phương tiện vận tải Quốc tế để vận chuyển
hàng hóa.
 Làm thủ tục bảo hiểm Quốc tế hàng hóa nếu có sự cố xảy ra.
 Trực tiếp giải quyết các vấn đề xuất nhập khẩu với các cơ quan ban ngành trong
phạm vi và quyền hạn của phòng.
 Tư vấn cho Ban Giám Đốc và các đơn vị kinh doanh về những vấn đề liên quan
đến xuất – nhập khẩu.
 Thanh lý toàn bộ hợp đồng tờ khai, làm thủ tục hoàn thuế xuất nhập khẩu với
cơ quan Hải quan.
 Lập báo cáo kim ngạch xuất nhập khẩu gửi đến các cơ quan.
 Theo dõi và lập các báo cáo về xuất – nhập – tồn nguyên phụ liệu theo yêu cầu
sản xuất của từng đơn vị và yêu cầu của các phòng ban nghiệp vụ.
 Tổ chức xuất nhập và cấp phát nguyên phụ liệu cho các xí nghiệp một cách kịp
thời đúng tiến độ sản xuất và khoa học.
2.2.

Tình hình nhân sự của công ty

9



 

Bảng 2.2. Tổng Số CB.CNV Công Ty TNHH MTV May Mặc Bình Dương Tính
Đến 29/02/2012
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20

Đơn vị trực thuộc
Ban Giám Đốc
Phòng nhân sự

Phòng IT
Phòng hành chính quản trị
Bộ phận cơ điện
Bộ phận kiểm soát sản xuất
Phòng tài vụ
Phòng XNK
Bộ phận Marketing
Phòng ứng dụng công nghệ
Xí nghiệp may 1
Xí nghiệp may 2
Xí nghiệp may 3
Xí nghiệp may 4
Xưởng cắt
Xưởng thêu
Bộ phận đào tạo
Bộ phận QA
Kho nguyên phụ liệu
CB.CNV nghỉ bảo hiểm xã hội

Cuối
tháng
trước
8
9
9
23
9
1
8
10

32
61
546
387
445
383
237
53
15
14
44
125

Tổng

Cuối
tháng
8
9
9
23
7
4
9
11
34
69
534
343
408

385
232
57
22
15
51
111

2.419

Tăng giảm so với
Tháng
Cùng
trước

0
0
0
0
-2
3
1
1
2
8
-12
-44
-37
2
-5

4
7
1
7
-14

CB.CNV

0
0
3
-3
0
3
1
1
27
18
81
-34
-53
-2
-9
-2
7
4
-5
12

2.419

2.341
49
Nguồn: Phòng Nhân Sự

a) Nhận xét
 Nhân sự 29/2/2012 không có thay đổi gì lớn so với tháng trước. Nhìn chung
giảm 78 CB.CNV so với tháng 01/2012; giảm nhiều nhất là ở xí nghiệp may 2 (44
người), thứ hai là xí ngiệp may 3 (37 người). So với cùng kì năm trước thì nhìn chung
là tăng 49 người; trong đó xí nghiệp may 3 giảm 53 người, xí nghiệp may 1 tăng 81
người, còn ở các bộ phận khác thay đổi không nhiều.
 Trong tổng số CB.CNV có 183 người tập sự, chiếm 7,8%; nhiều nhất là ở xí
nghiệp may 1 (38 người), còn ở các bộ phận khác thay đổi không nhiều.
 Có 1445 CB.CNV là nữ, chiếm 61,73%.
b) Nguyên nhân giảm
 Có quyết định tuyển dụng:

10

0
0
0
1
0
1
1
0
3
21
38
22

18
31
23
3
6
7
8
0


 

 Cho thôi việc: 86 người, trong đó xí nghiệp may 2 là 32 người, xí nghiệp
may3 là 17 người, xí nghiệp may 4 là 10 người.
 Bỏ việc: 156 người, trong đó xí nghiệp may 1 là 47 người, xí nghiệp may
3 là 33 người, xí nghiệp may 2 là 31 người.
 Chưa có quyết định tuyển dụng:
 Cho thôi việc: 09 người, trong đó phòng ứng dụng công nghệ 6 người.
 Bỏ việc: 7 người, trong đó, xí nghiệp may 2: 03 người, xí nghiệp may 1:
01 người
c) Kết luận
 Nhân sự của công ty ổn định, thay đổi không nhiều.
 Phần lớn CB.CNV là nữ. Điều này chứng tỏ công ty đã rất quan tâm đến nhân
viên nữ nói riêng và tất cả CB.CNV nói chung các chính sách: tiền sản, hậu sản, hỗ trợ
cưới hỏi, mai táng, sinh nhật, v.v.
 Bên cạnh đó công ty còn có cả CB.CNV tập sự; chứng tỏ công ty đã quan tâm
đến những người mới vào làm, mới ra trường.
 Số lượng bỏ việc khi có quyết định tuyển dụng cao, chiếm 64,46% trong tổng
số CB.CNV đã có quyết định tuyển dụng và chiếm 60,47% trong tổng số CB.CNV
giảm.

2.3.

Tổng quan về ngành dệt may ở Việt Nam

2.3.1. Tình hình ngành dệt may ở Việt Nam
Năm 2011 ngành dệt may đã thực hiện nhiều biện pháp để vượt khó khăn. Bên
cạnh mở rộng thị trường xuất khẩu, ngành dệt may còn đặc biệt chú trọng phát triển thị
trường trong nước và từng bước thực hiện việc tái cấu trúc. Mấy năm trở lại đây ngành
dệt may là một trong những ngành đi đầu về phát triển thị trường nội địa. Năm 2012,
ngành dệt may đang nỗ lực phấn đấu, hứa hẹn một năm phát triển đầy khởi sắc.
Theo công bố của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), năm 2011 ngành dệt
may xuất siêu 6,5 tỷ USD, tăng 1,5 tỷ USD so với năm 2010. Với mức xuất siêu này,
ngành dệt may đã năng tỷ lệ nội địa hóa lên tới 48%. Trong điều kiện xuất khẩu của cả
nước tăng trưởng "âm", những nỗ lực của ngành dệt may là một điều đáng ghi nhận

11


 

trong điều kiện sức mua của nhiều thị trường lớn trên thế giới giảm và kim ngạch xuất
khẩu một số mặt hàng chủ lực khác của Việt Nam đều giảm.
Tuy có sự cải thiện đáng kể về tỷ lệ nội địa hóa, song ngành dệt may vẫn còn có
sự bức phá hơn nữa để giảm thiểu sự phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên liệu . Việc sản
xuất được nguyên phụ liệu trong những năm tới sẽ giúp ngành chủ động hơn với các
hợp đồng xuất khẩu lớn, có giá trị và quan trọng là giảm được rủi ro và sức ép của biến
động giá nguyên liệu trên thị trường thế giới như năm 2011. Được biết, đến nay doanh
nghiệp dệt may của Việt Nam đã có thể xuất khẩu một số loại nguyên phụ liệu thay vì
hoàn toàn nhập khẩu như trước đây. Các dòng sản phẩm mới như vải, xơ polyester,
phụ liệu, sợi v.v. được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản, Đài Loan, Trung Đông.

Lãnh đạo ngành dệt may giải thích, dù lạm phát, nhưng kim ngạch xuất khẩu
vào các thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản vẫn tăng trưởng tốt, do ngành đã chọn đúng
thị trường để khai thác tốt lợi thế cạnh tranh của mình. Cụ thể, xuất khẩu sang thị
trường Mỹ tăng 14%, Nhật Bản tăng 52% so với năm 2010.
Mục tiêu xuất khẩu của ngành dệt may năm 2012 là chinh phục mốc 15 tỷ
USD. Để đạt mục tiêu này, ngành sẽ phải đối mặt với rất nhiều thách thức, do khủng
hoảng kinh tế thế giới chưa hồi phục, nợ công sở một số nước Châu Âu vẫn tiếp diễn.
Xu hướng giảm giá đơn hàng có thể khiến tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường
chính năm 2012 giảm khoản 10-15% so với năm 2011.
Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, số ngày nghỉ Tết
Nguyên đán Nhâm Thìn 2012 kéo dài đã tác động mạnh đến mọi hoạt động của nền
kinh tế nước ta nói chung và hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa nói riêng trong tháng
1/2012. Số liệu cụ thể cho thấy tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu cả nước
trong tháng chỉ đạt 14,02 tỷ USD, giảm 24% so với kết quả thực hiện của tháng
12/2011 và giảm 9,2% so với kết quả thực hiện của tháng 1/2011. Trong đó, tổng kim
ngạch hàng hóa xuất khẩu đạt gần 7,1 tỷ USD, với tốc độ giảm lần lượt là 21,9% và
3%; tổng kim ngạch hàng hóa nhập khẩu là 6,92 tỷ USD, giảm 26% và giảm 14,7%.
Tuy nhiên, nếu so với tháng Tết Nguyên đán của năm 2011 (tháng 2/2011) thì
tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong tháng 1/2012 vẫn tăng mạnh (26,9%), trong đó
xuất khẩu tăng 43,9% và nhập khẩu tăng 13,3%.
12


 

Trong tháng đầu tiên của năm 2012, trong khi khối doanh nghiệp trong nước nhập siêu
188 triệu USD, thì khối doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) lại xuất
siêu tới 360 triệu USD. Do đó, về tổng thể thì cán cân thương mại hàng hóa trong
tháng 1/2012 của nước ta có mức thặng dư 172 triệu USD. Một kết quả ít thấy trong
những năm gần đây.

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong tháng 1/2012 đạt 7,61
tỷ USD, tăng 11,8% so với tháng 1/2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,99 tỷ USD, tăng
14,4%; nhập khẩu là 3,63 tỷ USD, tăng 9%.
Khối các doanh nghiệp trong nước có kim ngạch xuất nhập khẩu là 6,41 tỷ USD, giảm
25,7% so với tháng 1/2011. Trong đó, xuất khẩu đạt 3,11 tỷ USD, giảm 18,7%; nhập
khẩu gần 3,3 tỷ USD, giảm 31,2%.
Hàng dệt may: kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng đầu tiên của năm
2012 đạt 1,08 tỷ USD, giảm 17,1% so với tháng trước và giảm 12,2% so với tháng
1/2011. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài (FDI) đạt 656 triệu USD, chiếm hơn 60% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
dệt may của cả nước.
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản tiếp tục là 3 đối tác lớn nhất
nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch và có tốc độ giảm so với cùng
kỳ năm 2011 lần lượt là 559 triệu USD và 12,3%; 186 triệu USD và 21,2%; 124 triệu
USD và 7,7%.
Mặc dù hàng dệt may xuất khẩu giảm ở hầu hết các thị trường chính nhưng ở 2
thị trường Hàn Quốc và Trung Quốc đạt mức tăng trưởng ấn tượng (Hàn Quốc: đạt
77,5 triệu USD, tăng 18,2%; Trung Quốc: 14,3 triệu USD, tăng 71,7%).
Nguyên phụ liệu dệt, may, da, giày: kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong
tháng đạt 660 triệu USD, giảm 29,7% so với tháng 12/2011 và giảm 25,1% so với
cùng kỳ năm 2011 với kim ngạch giảm lần lượt là 279 triệu USD và 221 triệu USD.
Trong đó, kim ngạch nhập khẩu vải trong tháng là 382 triệu USD, nguyên phụ liệu:
167 triệu USD, sơ, xợi: 90 triệu USD, bông: 46,5 triệu USD.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường sau đây: Trung
Quốc: 232 triệu USD, giảm 19,1%; Hàn Quốc: 120 triệu USD, giảm 17%; Đài Loan:
107 triệu USD, giảm 25,7%; v.v.
13


 


Bảng 2.3. Tổng Quan Số Liệu Thống Kê Hải Quan về XNK Hàng Hóa
01/2012
Stt

Chỉ tiêu

(A)

(B)

I

Xuất khẩu hàng hoá (XK)

(C)

1

I.1

Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá tháng 1/2012
(Tỷ USD)

7,09

2

I.2


Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu của tháng 1/2012
so với tháng 12/2011 (%)

-21,9

5

I.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất khẩu tháng 1/2012 so
với cùng kỳ năm 2011 (%)

-3,0

II

Nhập khẩu hàng hoá (NK)

6

II.1

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hoá tháng 1/2012
(Tỷ USD)

6,92

7

II.2


Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu của tháng 1/2012
so với tháng 12/2011 (%)

-26,0

10

II.3

Tăng/giảm kim ngạch nhập khẩu tháng 1/2012 so
với cùng kỳ năm 2011 (%)

-14,7

III

Tổng kim ngạch XNK hàng hoá (XK+NK)

11

III.1

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá tháng
1/2012 (Tỷ USD)

14,02

12


III.2

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của tháng
1/2012 so với tháng 12/2011 (%)

-24,0

15

III.3

Tăng/giảm kim ngạch xuất nhập khẩu tháng1/2012
so với cùng kỳ năm 2011 (%)

-9,2

Cán cân Thương mại hàng hoá (XK – NK)

IV
16

IV.1

Cán cân thương mại tháng 1/2012 (Tỷ USD)

0,17

Nguồn: Tổng cục Hải quan
Tuy vậy, năm 2012, ngành dệt may vẫn đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt
15 tỷ USD, tăng từ 10-12% so với năm 2011. Về thị trường, ngành dệt may tiếp tục kỳ

vọng Mỹ, EU, Nhật Bản là các thị trường chính, chiếm 80% tỷ trọng kim ngạch xuất
khẩu.

14


×