Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ HÀNH THỊNH HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.14 MB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG
THÔN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở XÃ
HÀNH THỊNH HUYỆN NGHĨA HÀNH
TỈNH QUẢNG NGÃI

HUỲNH NGỌC CÔNG MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 12 năm 2012


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trƣờng Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khoá luận “THỰC TRẠNG VÀ
TÁC ĐỘNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP


XÃ HÀNH THỊNH HUYỆN NGHĨA HÀNH TỈNH QUẢNG NGÃI” do

HUỲNH NGỌC CÔNG MINH, sinh viên khóa 35, ngành KINH TẾ NÔNG LÂM, đã
bảo vệ thành công trƣớc hội đồng ngày

Ts. Trần Độc Lập
Ngƣời hƣớng dẫn


Ngày

Chủ tịch hội đồng báo cáo.

Ngày

tháng

năm

Tháng

Năm

Thƣ ký hội đồng chấm báo cáo.

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ.
Đầu tiên, con xin chân thành cảm ơn ba má đã tin tƣởng và hi vọng ở con, nuôi
dƣỡng và cho con ăn học đến ngày hôm nay. Cảm ơn anh chị trong gia đình đã luôn
sát cánh bên em, giúp đỡ em cả tinh thần lẫn vật chất trong suốt thời gian qua.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô khoa kinh tế trƣờng Đại Học
Nông Lâm, thành Phố Hồ Chí Minh, những ngƣời đã tận tình dạy dỗ, truyền đạt kiến
thức cho em trong suốt thời gian học tại trƣờng.

Đặc biệt em xin cảm ơn thầy Trần Độc Lập, giảng viên khoa kinh tế đã tận tình
hƣớng dẫn em thực hiện khóa luận này.
Xin chân thành cảm ơn chú Nguyễn Tân Năm - phó giám đốc Qũy Tín Dụng
Xã Hành Thịnh, chú Trần Đức Đệ - chủ nhiệm Hợp Tác Xã Nông Nghiệp Hành Thịnh
cùng với bà con nông dân trong xã đã hết lòng giúp đở em trong quá trình hoàn thành
khóa luận này.
Cảm ơn tất cả những ngƣời bạn, những ngƣời đã luôn bên cạnh mình và đã
giúp đở mình trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn tất cả.

Ngƣời viết
Huỳnh Ngọc Công Minh


NỘI DUNG TÓM TẮT
HUỲNH NGỌC CÔNG MINH. Tháng 12 năm 2012 “Thực Trạng Và Tác Động
Của Tín Dụng Nông Thôn Đến Sản Xuất Nông Nghiệp Ở Xã Hành Thịnh, Huyện
Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi”

HUYNH NGOC CONG MINH. December 2012. “Status and Impact of Rural Credit
on Agricultural Production in Hanh Thinh Social, Nghia Hanh District, Quang Ngai
Province”.

Xuất phát từ nhu cầu cần vốn để sản xuất của ngƣời dân nông thôn và hệ thống tín
dụng chính thức đang dần phát triển ở nông thôn, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời
dân sản xuất, nhƣng hệ thống tín dụng vẫn chƣa đƣợc phát triển mạnh và chƣa đƣợc
nhiều ngƣời biết đến, vì thế đề tài tập trung vào đánh giá thực trạng cũng nhƣ tác động
của tín dụng nông thôn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân, đồng thời
phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất lúa bằng hàm sản xuất Cobb – Douglas
dựa trên số liệu sơ cấp thu thập đƣợc qua quá trình điều tra phỏng vấn, ngoài ra trong

đề tài còn sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả, phƣơng pháp so sánh để so sánh hiệu
quả kinh tế giữa hai nhóm hộ vay vốn và không vay vốn để thấy đƣợc tác động của
vốn tín dụng đối với năng suất lúa.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, hoạt động tín dụng của xã tuy đang phát triển nhƣng
gặp nhiều khó khăn chƣa giải quyết đƣợc, nhiều vấn đề mà ngƣời dân chƣa hài lòng về
hệ thống làm việc của tín dụng hay nhiều vấn đề khác. Đề tài cũng cho ta thấy rỏ tác
động của tín dụng nông thôn đến năng suất lúa nhƣ thế nào, đối với nhóm hộ vay vốn
tín dụng thì năng suất lúa của họ cao hơn, thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận tƣơng đối cao
hơn so với nhóm hộ không vay vốn.
Vì thế chính quyền địa phƣơng nên tạo điều kiện, tiếp tục nâng cao, mở rộng hệ thống
tín dụng để tạo điều kiện thuận lợi cho nền kinh tế ở nông thôn ngày càng phát triển.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

CHƢƠNG 1 MỞ ĐẦU

1


1.1 Đặt vấn đề.

1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1 Mục tiêu chung

3

1.2.2 Mục tiêu cụ thể:

3

1.3 Phạm vi nghiên cứu.

3

1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:

3

1.3.2 Phạm vi không gian.

4

1.3.3 Phạm vi thời gian.


4

Các số liệu điều tra chỉ lấy trong năm 2011, thời gian

4

1.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu.

4

1.5. Cấu trúc khóa luận.

4

CHƢƠNG 2 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

5

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.

7

CHƢƠNG 3 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Cơ sở lý luận


11
11

3.1.1 Tín dụng nông thôn

11

3.1.2 Một số khái niệm cơ bản

12

3.1.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả kinh tế.

14

3.1.4 Các chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế.

15

3.2. Phƣơng Pháp Nghiên Cứu

15

3.2.1. Chọn điểm và mẩu khảo sát

15

3.2.2 Phƣơng pháp thống kê mô tả.

16


3.2.3 Phƣơng pháp so sánh.

17

3.2.4 Phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan.

18

v


CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

24

4.1. Thực trạng vay vốn cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến việc vay vốn của ngƣời
nông dân trên địa bàn xã Hành Thịnh.

24

4.1.1 Thực trạng vay vốn của ngƣời dân trong xã trong năm 2011

24

4.1.2 Yếu tố ảnh hƣởng đến việc vay vốn của ngƣời nông dân trên địa bàn xã. 27
4.1.3 Thông tin điều tra nông hộ

29


4.2. So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ vay và không vay vốn tín dụng trong
việc canh tác lúa nƣớc.

33

4.3. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
ngƣời dân trong xã. Cụ thể là đến năng suất lúa.

35

4.3.1 Mô hình hồi quy các yếu tố ảnh hƣởng đến năng suất.

35

4.3.2. Kiểm định mô hình.

36

4.3.3. Kết quả phân tích hồi quy và ý nghĩa mô hình.

39

4.3.4. Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến năng suất lúa nói riêng cũng nhƣ
nông nghiệp nông thôn nói chung.

40

4.4. Đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao năng suất lúa và hoạt động tín dụng
nông thôn tại địa bàn xã Hành Thịnh.


41

CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

44

5.1 Kết luận

44

5.2 Kiến nghị

44

5.2.1 Đối với hộ nông dân

45

5.2.2 Đối với hệ thống tín dụng và chính quyền địa phƣơng

45

TÀI LIỆU THAM KHẢO

46

PHỤ LỤC

47


vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN.

Ngân hàng nhà nƣớc.

NH-CS

Ngân hàng chính sách

ĐTTTH.

Điều tra thông tin tổng hợp.

Đv.

Đơn vị.

HTX.

Hợp tác xã.

QTD.

Qũy tín dụng.

UBND.


Uỷ ban nhân dân.

DT

Doanh thu.

TCP.

Tổng chi phí

LN

Lợi nhuận

TN

Thu nhập.

NHNN & PTNT

Ngân hàng nông nghiệp và phát nông thôn.

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Tình hình vay vốn của các ngƣời dân trong xã (2011)

24


Bảng 4.2. Mức độ vay vốn của các hộ

25

Bảng 4.3. Mục đích vay vốn của ngƣời dân trong xã (năm 2011)

26

Bảng 4.4. Vấn đề quan tâm của ngƣời dân khi vay vốn

27

Bảng 4.5. Nguồn thông tin ảnh hƣởng đến quyết định vay vốn.

28

Bảng 4.6. Trình độ học vấn của các hộ điều tra.

29

Bảng 4.7. Tình hình nhân khẩu.

30

Bảng 4.8. Số lao động của các hộ điều tra.

31

Bảng 4.9. Kinh nghiệm trồng lúa.


31

Bảng 4.10, Quy mô sản xuất lúa.

32

Bảng 4.11. Kết quả sản xuất lúa của 2 nhóm hộ( xét trên 1000m2).

34

Bảng 4.14. Kết quả ƣớc lƣợng hàm hồi qui.

35

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Vị Trí Địa Lí của Xã Hành Thịnh

7

Hình 2.2 . Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hành Thịnh( năm 2011)

9

Hình 4.1. Biểu đồ mục đích vay vốn của ngƣời dân


26

Hình 4.2. Biểu đồ thể hiện trình độ học vấn của các hộ điều tra.

29

Hình 4.3. Biểu đồ thể hiện quy mô diện tích sản xuất (đơn vị tính. m2)

32

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi điều tra nông hộ.
Phụ lục 2. Mức đầu tƣ của nhóm hộ vay vốn.( xét trên 1000m2).
Phụ lục 3. Mức đầu tƣ của nhóm hộ không vay vốn.( xét trên 1000m2).
Phụ lục 4. Kết xuất mô hình năng suất lúa.
Phụ lục 5. Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi.
Phụ lục 6. Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan.
Phụ lục 7. Mô hình hồi qui bổ sung 1.
Phụ lục 8. Mô hình hồi qui bổ sung 2.
Phụ lục 9. Mô hình hồi qui bổ sung 3.
Phụ lục 10. Mô hình hồi qui bổ sung 4.
Phụ lục 11. Mô hình hồi qui bổ sung 5.
Phụ lục 12. Mô hình hồi qui bổ sung 6.
Phụ lục 13. Mô hình hồi qui bổ sung 7.

x



CHƢƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề.
Việt Nam đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc và
phấn đấu đến năm 2020 nƣớc ta cơ bản trở thành một nƣớc công nghiệp. Để làm đƣợc
điều đó ngoài sự nỗ lực của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân cần phải có rất nhiều
yếu tố hổ trợ cho công cuộc đó.
Trong chiến lƣợc phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp đƣợc coi là nền
móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính
sách mở cửa, gia nhập tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO), thƣơng mại nông nghiệp
đã đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải
thiện đời sống của ngƣời dân nông dân.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp nông thôn. Nghị Quyết Đại
hội Đảng X tiếp tục chỉ đạo cần: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông
nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân: Hiện nay và trong nhiều
năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan
trọng. Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển
nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều
kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3-3,2%/năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị,
giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội.”
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nƣớc đã đề ra trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn chế, thì
1



việc phát triển một thị trƣờng tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động
tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp nông
thôn.
Trong thời gian vừa qua, NHNN cũng đã rất chú trọng đến việc phát triển tín
dụng nông nghiệp nông thôn, xây dựng các cơ chế chính sách hỗ trợ tín dụng nông
thôn phát triển, nâng cao năng lực của các định chế tài chính, nhất là các định chế tài
chính hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, kêu gọi các nguồn vốn nƣớc
ngoài cho vay trong lĩnh vực này
Mục tiêu của hoạt động tín dụng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn là đáp
ứng đầy đủ, kịp thời, có hiệu quả nguồn vốn cho nhu cầu phát triển toàn diện lĩnh vực
nông nghiệp, nông thôn, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống của ngƣời
nông dân.
Thực tiễn cho thấy rằng đối với các nông hộ việc huy động đã khó và việc sử
dụng làm sao đem lại lợi ích cao cho ngƣời dân lại là điều càng khó hơn. Có đƣợc vốn
trong tay nhƣng không đồng nghĩa là ngƣời dân nào cũng đầu tƣ sản xuất có hiệu quả.
Nuôi con gì, trồng cây gì …để cho hiệu quả cao là một vấn đề cần đƣợc giải quyết.
Tình hình đó cho thấy việc phát triển kinh tế nói chung và phát triển kinh tế nông thôn
có quan hệ khăng khít với vấn đề huy động và sử dụng nguồn vốn trong nông hộ.
Xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi là một xã thuần nông,
thu nhập từ sản xuất nông nghiệp là nguồn thu chủ yếu của bà con tại đây, sản xuất
nông nghiệp mang tính mùa vụ và có độ rủi ro cao. Thu nhập của ngƣời dân nơi đây
càng thấp. Là một trong những xã nghèo của tỉnh Quảng Ngãi, từ những năm gần đây
đƣợc sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các tổ chức tài chính đồng vốn đã từng
bƣớc đi vào nông hộ, nhằm nâng cao đời sống của bà con, mở rộng sản xuất, thay đổi
bộ mặt nông thôn tại địa bàn xã. Các tổ chức tài chính đó bao gồm nhƣ các quỹ tín
dụng, các hợp tác xã nông nghiệp, NHCS-XH, các quỹ nhƣ quỹ phụ nữ, quỹ thanh
niên, quỹ xóa đói giảm nghèo…Các tổ chức này đã và đang làm thay đổi dần bộ mặt
kinh tế của ngƣời dân nơi đây, giúp ngƣời dân nơi đây dần thoát cảnh nghèo đói.
Nói đến tín dụng nông thôn, thực ra tín dụng nông thôn là gì và có ảnh hƣởng

và tác động nhƣ thế nào đến sản xuất nông nghiệp ở nông thôn hiện nay nói chung
cũng nhƣ thực trạng của hoạt động tín dụng. Để hiểu thêm về vấn đề này, trải qua quá
2


trình thực tập tổng hợp tại xã Hành Thịnh, đề tài “Thực trạng vay vốn và đánh giá tác
động của tín dụng nông thôn đến sản xuất nông nghiệp ở xã Hành Thịnh, huyện Nghĩa
Hành, tỉnh Quảng Ngãi “ là đề tài đã đƣợc tôi lựa chọn nghiên cứu cho bản thân. Đề
tài nghiên cứu nhằm thấy đƣợc tình trạng sử dụng vốn, những khó khăn trong việc vay
vốn và tác động của tín dụng nông thôn đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn xã. Từ
đó đề xuất những ý kiến nhằm nâng cao sự hiệu quả của hoạt động tín dụng nông
thôn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể:
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu thực trạng vay vốn tín dụng và đánh giá tác động của tín dụng nông
thôn đến sản xuất nông nghiệp đến các nông hộ trên địa bàn xã Hành Thịnh, huyện
Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể:
Để đạt đƣợc mục tiêu chung đã nêu trên, tôi giải quyết một số mục tiêu cụ thể
nhƣ sau.
1.

Tìm hiểu thực trạng vay vốn cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến

việc vay vốn của ngƣời nông dân trên địa bàn xã Hành Thịnh.
2.

So sánh hiệu quả kinh tế giữa nhóm hộ vay và không vay vốn tín


dụng trong việc canh tác lúa nƣớc.
3.

Đánh giá tác động của vốn tín dụng đến năng suất lúa tại xã Hành

4.

Đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng

Thịnh.
nông thôn tại địa bàn xã.
1.3 Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi nghiên cứu bao gồm phạm vi không gian và thời gian.
1.3.1 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các hộ gia đình có tham gia canh tác lúa nƣớc
trong địa bàn xã, bao gồm những hộ vay vốn và không vay vốn tín dụng

3


1.3.2 Phạm vi không gian.
Đề tài nghiên cứu trong phạm vi không gian là trong địa bàn xã Hành Thịnh,
Huyện Nghĩa Hành, Tỉnh Quảng Ngãi. Bao gồm những hộ có vay vốn và không vay
vốn tín dụng, có canh tác lúa nƣớc.
1.3.3 Phạm vi thời gian.
Các số liệu điều tra chỉ lấy trong năm 2011, thời gian
điều tra từ tháng 9 đến tháng 10 năm 2012.
1.4 Ý nghĩa việc nghiên cứu.
Nghiên cứu đề tài này sẽ giúp ngƣời nông dân cũng nhƣ các ban ngành liên
quan hiểu rỏ hơn về tác động của tín dụng đến sản xuất nông nghiệp nhƣ thế nào, cụ

thể ở đề tài này là tác động đến năng suất lúa, đề tài càng giúp chúng ta thấy đƣợc
những vấn đề càng tồn tại cần đƣợc giải quyết xung quanh chƣơng trình tín dụng nông
thôn này, những khó khăn của ngƣời dân cũng nhƣ những hạn chế mà hoạt động tín
dụng chƣa làm đƣợc. Bên cạnh đó, đề tài cung cấp cho em nhiều kiến thức quan trọng
về tín dụng nông thôn cũng nhƣ nhiều vấn đề khác về kinh tế nông nghiệp nông thôn.
1.5. Cấu trúc khóa luận.
Khóa luận hoàn chỉnh bao gồm tất cả 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1. Đặt vấn đề: Chƣơng này đề cập đến lý do chọn đề tài, mục tiêu
nghiên cứu. ý nghĩa nghiên cứu và phạm vi thực hiện đề tài.
Chƣơng 2. Tổng quan: Chƣơng này bao gồm tổng quan tài liệu nghiên cứu và
tổng quan về địa bàn nghiên cứu nhƣ vị trí địa lý, tình hình kinh tế- văn hóa- xã hội
của xã Hành Thịnh.
Chƣơng 3. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu: Chƣơng này nêu lên các
khái niệm, đặc điểm và các phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc sử dụng trong bài luận văn.
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận: Tiến hành thu thập số liệu và xử
lý số liệu, phân tích thực trạng vay vốn tín dụng của ngƣời dân, so sánh hiệu quả kinh
tế giữa nhóm hộ vay vốn và không vay vốn, đánh giá tác động của tín dụng nông thôn
đến hoạt động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn.
Chƣơng 5. Thảo luận và kiến nghị: Tổng kết những vấn đề chính trong bài
nghiên cứu, từ đó đƣa ra những đánh giá, nhận xét kiến nghị cho từng đối tƣợng liên
quan.
4


CHƢƠNG 2
TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

2.1. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.
Với đặc thù là nghiên cứu những vấn đề liên quan đến nông nghiệp. trong
những năm qua sinh viên khoa kinh tế Trƣờng Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh

đã có những đề tài nghiên cứu liên quan đến nông nghiệp và những nghiên cứu liên
quan đến tín dụng nông thôn là rất nhiều.
Đề tài “Tác động của tín dụng nông thôn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp
huyện Bến Lức tỉnh Long An (2003)”. Mã số 60,31.10/ Trần Độc Lập; Thái Anh Hòa
hg.d. - TP.Hồ Chí Minh: Trƣờng Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 2003.
Đề tài đã nghiên cứu thực trạng sử dụng vốn tín dụng chính thức và tác động
của vốn tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân trong
ngành trồng trọt (lúa, mía) và chăn nuôi (heo) trƣớc và sau khi vay, giữ nhóm hộ có
vay và không vay vốn. Tác giả cũng đã tìm hiểu mối quan hệ giữa tín dụng nông thôn
và sản lƣợng lúa của hộ nông dân Huyện Bến Lức. Đề tài chứng tỏ rằng sự khác biệt
kết quả sản xuất lúa và mía giữa nhóm hộ vay vốn và không vay vốn, cụ thể là vốn vay
tín dụng có tác động làm cho thu nhập cũng nhƣ lợi nhuận của nhóm hộ vay vốn cao
hơn so với nhóm hộ không vay vốn.
Đề tài “Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của các ngƣ hộ tại
các xã ven biển tỉnh Quảng Ngãi” của sv Lê Vũ (2012) cũng đã đề cập đến thực trạng
vay vốn tín dụng để đầu tƣ đánh bắt cá của các ngƣ hộ. khả năng trả nợ cũng nhƣ đã
nói lên rỏ tầm quan trọng của vốn tín dụng nông thôn đối với việc đánh cá của các ngƣ
dân ở đây. Bên cạnh đó đề tài cũng đƣa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
hoạt động của tín dụng nông thôn nhƣ tạo lập một môi trƣờng kinh doanh thuận lợi,
bằng cách giảm thiểu các khuyết tật của thị trƣờng nhƣ thông tin không bất đối xứng,
giá sản phẩm không ổn định. thu nhập thấp và bấp bênh, kết cấu hạ tầng yếu kém, tăng
5


cƣờng hỗ trợ vốn cho ngƣ dân để ngƣ dân có kinh phí đầu tƣ thay đổi ngƣ cụ để áp
dụng kỹ thuật mới, khai thác đƣợc hiệu quả hơn, khi đó khả năng trả nợ của ngƣ hộ sẽ
tăng lên.
Đề tài “ Ảnh hƣởng của vốn tín dụng ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông
thôn đến thu nhập hộ nông dân ở huyện Trảng Bom. Tỉnh Đồng Nai” chuyên ngành
kinh tế nông lâm. Mã số : 60,31.10 / Thái Hữu Thọ ; Thái Anh Hoà. hg. d. - TP. Hồ

Chí Minh : Đại học Nông Lâm (TP. Hồ Chí Minh). 2011.
Đề tài đã chỉ ra đƣợc ảnh hƣởng của vốn tín dụng Ngân hàng NN&PTNT đến
thu nhập của nông hộ sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Trảng Bom, cụ thể là
đối với ngành trồng mỳ, bắp và chăn nuôi heo. Tác giả đã chúng ta thấy rỏ rằng vốn tín
dụng của Ngân hàng NN&PTNT đã có ảnh hƣởng đến việc gia tăng quy mô và mức
đầu tƣ vốn của các ngành. Vốn tín dụng của Ngân hàng NN&PTNT đã có ảnh hƣởng
tích cực đến thu nhập của nông hộ, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho các nông hộ đầu
tƣ thêm vốn trong sản xuất nông nghiệp. Cụ thể. khi lƣợng vốn vay tín dụng đầu tƣ
cho việc trồng cây mỳ tăng 1% thì thu nhập từ việc trồng cây mỳ tăng 0,4569%; khi
lƣợng vốn vay tín dụng đầu tƣ cho việc trồng cây bắp tăng 1% thì thu nhập từ việc
trồng cây bắp tăng 0,5149% và khi lƣợng vốn vay tín dụng đầu tƣ cho việc chăn nuôi
heo tăng 1% thì thu nhập từ việc chăn nuôi heo tăng 0,0325%.
Đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn huyện Ninh Sơn. tỉnh Ninh Thuận”: Chuyên ngành Kinh tế Nông
lâm / Kiều Đức Mạnh ; Thái Anh Hòa. hg. d. - TP.Hồ Chí Minh : Trƣờng Đại học
Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh. 2011.Tác giả đã phân tích các tình hình huy động vốn,
cho vay, thu nợ, dƣ nợ, nợ quá hạn. Đồng thời phân tích kết quả và hiệu quả hoạt động
của ngân hàng qua hai năm 2009-2010, từ đó đề xuất giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả hoạt động tín dụng.
Để nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, tác giả đã đƣa ra một số giải
pháp về huy động vốn (áp dụng lãi suất linh hoạt..). cho vay( ngân hàng nên chủ động
tìm kiếm khách hàng để cho vay…). giảm tỷ lệ nợ quá hạn (phối hợp với chính quyền
đẩy mạnh công tác khuyến nông….). Từ những kết quả trên cho thấy ngân hàng đã
góp phần đầu tƣ phát triển kinh tế địa phƣơng. bên cạnh đó thông qua nguồn vốn của
6


ngân hàng ngƣời dân cũng đã giải quyết đƣợc những khó khăn trong sản xuất và nâng
cao đƣơc mức sống cùng với sự đổi mới trên địa bàn huyện Ninh Sơn.
Bên cạnh đó, đề tài đã đƣợc tôi tham khảo thêm trên sách,báo, tạp chí,

internet….. các khái niệm liên quan đến nội dung của đề tài đƣợc tham khảo trên sách
vở, trên mạng
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu.
a.

Điều kiện tự nhiên.

Toàn xã có diện tích tự nhiên 2518,6ha, trong đó đất nông nghiệp 1459,5ha.
chiếm gần 58% diện tích tự nhiên, 681,8ha đất lâm nghiệp, 101,7ha đất chuyên dùng,
41,8 đất để xây dựng nhà ở dân cƣ và càng lại 233,8ha diện tích đất chƣa sử dụng.
Xã Hành Thịnh nằm về phía Đông Nam của huyện Nghĩa Hành cách trung
tâm huyện 17 km có giới cận :
- Phía Đông giáp xã Đức Hiệp. huyện Mộ Đức.
- Phía Tây giáp xã Hành Thiện.
- Phía Nam giáp xã Đức Hoà. Đức Phú. huyện Mộ Đức.
- Phía Bắc giáp xã Hành Phƣớc.
Hình 2.1. Vị Trí Địa Lí của Xã Hành Thịnh

Nguồn: Uỷ Ban Xã Hành Thịnh
7


Toàn xã có 11 thôn bao gồm thôn An Ba. Xuân Ba. Châu Me. Châu Mỹ. Mỹ
Hƣng. Đồng Xuân. Ba Bình. Xuân Đình. Thuận Hòa. Hòa Huân. Xuân Hòa.
Toàn xã có gần 2500 hộ với gần 10,000 nhân khẩu, chủ yếu làm nông nghiệp và
chăn nuôi. Hầu hết các hộ gia đình trong xã đều chăn nuôi gia súc, gia cầm nhƣng ở
quy mô nhỏ hộ gia đình, trong đó có khoảng 10% số hộ có tổ chức chăn nuôi quy mô
vừa, tỷ trong chăn nuôi chiếm 30% so với nông nghiệp.
Xã có nhiều đồi núi vừa và nhỏ, ngày nay chủ yếu các đồi núi này đƣợc bao
phủ bởi các cây nhƣ bạch đàn, keo lai.…. Với diện tích khoảng trên 900ha, đến nay đã

khai hoang sản xuất 90% diện tích, cây trồng chủ yếu là keo ngoài ra còn trồng xen mì,
UBND xã thành lập ban chỉ huy các vấn đề cấp bách về phòng cháy chữa cháy rừng.
phân công thành viên đứng cánh các thôn kịp thời huy động nhân dân. các chủ rừng
thực hiện chữa cháy khi xảy ra. Quy hoạch phát triển rừng với chăn nuôi với mô hình
nông lâm kết hợp đến nay có 10 hộ thực hiện mô hình trên. giải quyết việc làm cho
trên 30 lao động. Đã hình thành đƣợc 10 trang trại và có thu nhập khá.
Bên cạnh đó. xã còn có hệ thống sông suối, kênh mƣơng tƣơng đối nhiều ,thuận
lợi cho việc tƣới tiêu cũng nhƣ cung cấp nƣớc cho ngƣời dân sinh hoạt, toàn xã có 2
con sông chảy ngang qua đó là Sông Vệ và Sông Thoa và 1 mƣơng thủy lợi cấp 1 và
nhiều mƣơng thủy lợi cấp 2. Đây là nguồn cung cấp nƣớc dồi dào cho sinh hoạt cũng
nhƣ sản xuất kinh tế cho toàn xã nhƣng bên cạnh đó vào mùa mƣa. sẽ gặp nhiều khó
khăn do nƣớc lũ dâng lên từ 2 con sông này gây thiệt hại cho đời sống kinh tế ngƣời
dân.
Cũng nhƣ các xã khác trong tỉnh Quảng Ngãi. Hành Thịnh nằm trong khu vực
có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Hành Thịnh có khí hậu nhiệt đới và gió mùa. Nhiệt độ
trung bình 250 đến 26.90C. thƣợng tuần tháng 7 và tháng 8 nóng không quá 340 C,
thƣợng tuần tháng giêng lạnh nhất không dƣới 180C.
Thời tiết Hành Thịnh đƣợc chia làm 2 mùa:mƣa. nắng rõ rệt.
- Mùa nắng: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thƣợng tuần tháng 8 âm lịch.
- Mùa mƣa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến thƣợng tuần tháng giêng âm
lịch.
8


- Gió mùa: Từ hạ tuần tháng giêng âm lịch đến tháng 8 âm lịch, gió thổi
từ Đông Nam qua Tây Bắc,hết sức mát mẻ dễ chịu gọi là gió Nồm.
Khí hậu Hành Thịnh có nhiều gió Đông Nam ít gió Đông Bắc vì địa hình địa
thế phía nam, hơn nữa do thế núi địa phƣơng tạo ra. Hành Thịnh có mƣa đặc biệt, với
lƣợng trung bình hằng năm 2.166 mm nhƣng chỉ quy tụ vào 3 tháng cuối năm còn các
tháng khác thì khô hạn.

Trung bình hằng năm mƣa 129 ngày, nhiều nhất vào các tháng 10, 11. 12. Sự
phân phối vũ lƣợng không đều cũng nhƣ sự kéo dài mùa khô hạn rất có hại cho cây
cối, đất đai và gây khó khăn cho việc dẫn thoát thuỷ. Đặc biệt ở các trận bão chỉ thể
xảy ra trong khoảng thời gian từ tháng 9 đến tháng 12 dƣơng lịch nhất là hai tháng 10
và 11 gây thiệt hại nặng nề cho mùa màng cũng nhƣ đời sống kinh tế của ngƣời dân
trong xã.
b. Kinh tế-văn hóa-xã hội.
Hình 2.2 . Biểu đồ cơ cấu kinh tế xã Hành Thịnh( năm 2011)

Nguồn: Uỷ Ban Xã Hành Thịnh
Nền kinh tế của xã đang trong đà phát triển nhƣng vẫn càng thấp. vẫn dựa vào
nền nông nghiệp là chủ yếu, trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng 57.74%. Tiểu thủ
công nghiệp và xây dựng cơ bản chiếm 16.58%. Thƣơng mại - dịch vụ chiếm 25.68%.
Thu nhập bình quân đầu ngƣời 10,7 triệu đồng/ngƣời/năm. Số hộ nghèo 309 hộ chiếm
tỷ lệ 12.56% trên toàn xã, hộ cận nghèo 403 hộ chiếm tỷ lệ 16.38%. Kinh tế tăng
trƣởng (2005 – 2010) từ 11 – 12%/ năm. Thu nhập bình quân đầu ngƣời từ 6 triệu
9


đồng năm 2005 lên 11 triệu đồng năm 2011. Bình quân lƣơng thực 452kg năm 2005
lên 515kg năm 2011
Trong những năm qua, bên cạnh nâng cao tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ, xã đã
chú trọng đến sản xuất nông nghiệp và đã đạt những thành tựu đáng kể.
Trồng trọt :

Diện tích gieo sạ đạt 100% diện tích là 670ha. Tổng sản lƣợng

lƣơng thực đạt 5017.27 tấn. Bình quân lƣơng thực đầu ngƣời 516 kg/ngƣời/năm. Đối
với lâm nghiệp giá trị thu hoạch hàng năm đạt gần 7 tỷ đồng, góp phần tăng thu nhập
cho nông dân cải thiện đời sống nhân dân. Tăng diện tích cây mì lên hơn 100ha, trồng

xen kẻ với keo, hàng năm thu từ 18-20 tấn hạt sen giá trị 350 đến 400 triệu đồng.
Chăn nuôi : Có bƣớc phát triển khá nhanh, so với năm 2010, đàn trâu có 51
con, đạt 102% chỉ tiêu kế hoạch; đàn bò có 2410 con, đạt 101,4% chỉ tiêu, tỷ lệ bò lai
sin đạt 65% tổng đàn, đàn heo 8.487 con, đạt 100,08% chỉ tiêu, trong đó sin hóa đàn
heo đạt trên 70%, tổng đàn gia cầm trên 30.000 con, có 15 hộ tổ chức nuôi cá ven các
Bầu với diện tích ao là 2 ha, hàng năm thu hoạch trên 10 tấn cá. Trồng dâu nuôi tằm
hàng năm đạt trên 16 tấn, giá trị trên 1 tỷ đồng. Thu nhập bình quân đầu ngƣời 10
triệu/ngƣời/năm góp phần cải thiện đời sống nhân dân. Từ đó giảm hộ nghèo hàng
năm trên 100 hộ, tỷ lệ hộ nghèo còn 8,6% .
Toàn xã có 1 trƣờng tiểu học và THCS đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế đạt chuẩn
quốc gia, có 8/11 thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng thôn khang trang. “Phong trào toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” luôn đƣợc giữ vững và phát huy là xã đầu
tiên của huyện Nghĩa Hành đƣợc UBND tỉnh công nhận xã đạt chuẩn văn hoá vào năm
2008.
Hệ thống giao thông trong xã ngày đƣợc mở rộng và nâng cấp, hệ thống đƣờng
bê tông ngày càng đƣợc xây dựng thêm, 9,5km đƣờng đã đƣợc bê tông hóa, đƣờng
nhựa xuống cấp đã và đang sữa chữa và làm mới. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi
cho việc phát triển kinh tế cho xã.
Phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”. làm nhà Đại đoàn kết cho ngƣời có công,
ngƣời nghèo đƣợc thực hiện thƣờng xuyên. Năm 2011 thực hiện làm nhà cho ngƣời
nghèo 33 nhà, trong đó huy động nguồn nội lực của nhân dân trong xã đóng góp xây
dựng 3 nhà với 45 triệu đồng, sửa chữa 01 nhà tình nghĩa 10 triệu đồng. Xoá 101 hộ
nghèo, hiện nay còn 310 hộ, tỷ lệ 13%.
10


CHƢƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lý luận

3.1.1 Tín dụng nông thôn
a. Khái niệm. Tín dụng là khái niệm thể hiện mối quan hệ giữa ngƣời cho vay
và ngƣời vay. Trong quan hệ này. ngƣời cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền sử
dụng tiền hoặc hàng hoá cho vay cho ngƣời đi vay trong một thời gian nhất định.
Ngƣời đi vay có nghĩa vụ trả số tiền hoặc giá trị hàng hoá đã vay khi đến hạn trả nợ có
kèm theo một khoản tiền lãi.
 Đặc điểm của tín dụng là:
-

Chủ thể thay đổi quyền sử dụng mà không đƣợc quyền thay thế quyền sở

hữu vốn tín dụng.
-

Thời hạn cho vay đƣợc thỏa thuận dựa trên các khoảng thời hạn mà Ngân

hàng hay tổ chức tín dụng quy định giữa bên vay mà bên cho vay.
-

Ngƣời đi vay vốn phải trả một khoản lợi tức cho Ngân hàng hay tổ chức tín

dụng…
b.Vai trò và chức năng tín dụng nông thôn, Trong nền kinh tế nông nghiệp mà địa
bàn là nông thôn rộng lớn, phần lớn là gặp nhiều khó khăn khi đến mùa vụ sản xuất,
thiếu vốn đầu tƣ, phân bón, cây giống…vì vậy họ phải đi vay. Nếu không tiếp cận
đƣợc nguồn vốn của ngân hàng các hộ nông dân phải đi vay bên ngoài với lãi suất rất
cao. Do vậy chính sách mở rộng cho vay đến các hộ nông dân đã góp phần hạn chế và
khắc phục tình trạng cho vay nặng lãi ở nông thôn, Việc cung ứng vốn tín dụng đã
giúp cho cuộc sống của họ đƣợc cải thiện và nâng cao, Và làm ổn định thị trƣờng tín
dụng nông thôn đẩy lùi tín dụng đen trong xã hội


11


c. Khu vực cung ứng tài chính nông thôn.
Khu vực cung ứng tài chính nông thôn bao gồm 2 khu vực:
Khu vực tín dụng chính thức. Tín dụng chính thức đƣợc cung ứng bởi
các cơ quan tài chính chịu sự giám sát của Ngân hàng Nhà nƣớc nhƣ NHNN &
PTNT, Ngân Hàng Chính Sách Xã Hội, Hệ thống các quỹ tín dụng nhân dân.…
Khu vực tín dụng không chính thức. Tín dụng phi chính thức thƣờng
đƣợc dùng để chỉ những quan hệ tín dụng ngầm hoặc nửa công khai ( nhiều
trƣờng hợp công khai) ở đó có một hoặc một số hoặc tất cả các yếu tố vƣợt ra
ngoài khuôn khổ của thế pháp lý hợp lý hiện hành (mà yếu tố cơ bản nhất là
suất). Tuy nhiên, trong thực tế, nó cũng có thể bao gồm cả những quan hệ tín
dụng trực tiếp giữa các cƣ dân nông thôn mà yếu tố suất hoàn bình thƣờng, thậm
chí thấp hơn so với lãi suất thị trƣờng chính thức. Những quan hệ này phát sinh
trên cơ sở những quan hệ tình cảm ( họ tộc, bạn bè…) hoặc nhiều thứ quan hệ đa
dạng khác. Vì vậy, để cho bao quan sát nên hiểu tín dụng phi chính thức bao
gồm những giao dịch tín dụng theo kiểu tài chính trực tiếp giữa các chủ thể kinh
tế nông thôn với nhau và những giao dịch tài chính gián tiếp không thông qua
những tổ chức tín dụng hoạt động trong khuôn khổ của Luật Tổ chức tín dụng.
3.1.2 Một số khái niệm cơ bản
a. Nông nghiệp và nông thôn.


Nông nghiệp là quá trình sản xuất lƣơng thực thực phẩm, thức ăn gia súc, tơ,

sợi và các sản phẩm mong muốn khác bởi trồng trọt và chăn nuôi. Công việc nông
nghiệp cũng đƣợc biết đến bởi ngƣời nông dân, trong khi đó các nhà khoa học, các nhà
phát minh thì tìm cách cải tiến phƣơng pháp, công nghệ và kỷ thuật để làm tăng năng

suất cây trồng và vật nuôi.
Nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng trong nền kinh tế của mỗi nƣớc, đặc
biệt là trong các thế kỹ trƣớc đây khi công nghiệp chƣa phát triển và nông nghiệp
chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế.
Nông thôn Việt Nam là danh từ để chỉ những vùng đất trên lãnh thổ Việt
Nam mà ở đó nông thôn là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố,
thị xã, thị trấn đƣợc quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là Uỷ ban nhân dân xã. Ở Việt
Nam , số ngƣời sống ở nông thôn chiếm khoảng 70,4% trong tổng số dân toàn
12


nƣớc(năm 2009). Ngƣời dân sinh sống chủ yếu bằng sản xuất nông nghiệp, bên cạnh
đó càng có thủ công nghiệp, làng nghề…
Qua đây chúng ta thấy nông nghiệp và nông thôn có quan hệ rất mật thiết với
nhau, phát triển nông thôn phải đi kèm phát triển nông nghiệp và sự phát triển kinh tế
nông nghiệp ở nông thôn có vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc phát triển kinh
tế của cả nƣớc. Ngày nay, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều chính sách cũng nhƣ nhiều
định hƣớng nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp ở nông thôn và xem đây là một trong
những nhiệm vụ quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất nƣớc.
b. Hộ nông dân. Nghị quyết 10 của BCT(5/4/1988) ra đời đã khẳng định hộ
nông dân là một đơn vị kinh tế cơ sở. Nông hộ đƣợc hiểu là hộ có phƣơng tiện kiếm
sống từ ruộng đất và sử dụng chủ yếu lao động gia đình vào sản xuất. Luôn nằm trong
hệ thống kinh tế rộng lớn nhƣng về cơ bản đƣợc đặc trƣng tham gia một phần vào thị
trƣờng với mức độ chƣa hoàn chỉnh.
c. Kinh tế hộ. Kinh tế hộ là đơn vị sản xuất và tiêu dùng của nền kinh tế nông
thôn. Kinh tế nông hộ chủ yếu dựa vào lao động gia đình để khai thác đất đai và các
yếu tố sản xuất khác nhằm đạt thu nhập cao nhất. Nó là đơn vị kinh tế tự chủ, căn bản
dựa vào tích lũy đầu tƣ sản xuất kinh doanh nhằm thoát khỏi đói nghèo vƣơn lên làm
giàu từ tự cung tự cấp vƣơn lên sản xuất hàng hóa và gắn với thị trƣờng.
Kinh tế hộ là đơn vị kinh tế cơ sở vừa là đơn vị sản xuất vừa là đơn vị tiêu

dùng. Kinh tế nông hộ ở nông thôn hoạt động sản xuất Nông – Lâm – Thủy hải sản
gắn với đất đai, điều kiện thời tiết khí hậu, bên cạnh đó kinh tế nông hộ là đơn vị kinh
tế tự chủ chịu trách nhiệm cao về sản xuất và tiêu dùng dựa trên cân bằng nguồn lực
sản xuất và nhu cầu tiêu dùng của gia đình, kinh tế nông hộ từ tự cung tự cấp chuyển
sang sản xuất hàng hóa, quan hệ tự nhiên chuyển sang sản xuất xã hội. Nền tảng tổ
chức căn bản của kinh tế nông hộ vẫn là định chế gia đình, đất đai sử dụng tiếp nối từ
thế hệ này sang thế hệ khác. Kinh tế nông hộ có khả năng tồn tại và phát triển tất cả
các nƣớc kể cả các nƣớc đang phát triển và các nƣớc phát triển.
d. Hiệu quả kinh tế. Hiệu quả kinh tế sản xuất nông nghiệp là một phạm trù
kinh tế xác định qua việc so sánh kết quả đạt đƣợc với chi phí bỏ ra. Hiệu quả kinh tế
phản ánh trình độ sản xuất và mức độ sử dụng các nguồn lực nhƣ vốn, phân bón ,
giống, lao động ….trong việc sản xuất của hộ nông dân.
13


Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế nhƣ „Tỷ suất doanh thu / chi phí. Tỷ suất
lợi nhuận /chi phí. Tỷ suất thu nhập/ chi phí.
e. Vốn đầu tƣ sản xuất. Vốn của sản xuất nông nghiệp đƣợc thể hiện bằng tiền
của,tƣ liệu lao động và đối tƣợng lao động đƣợc sử dụng vào sản xuất nông nghiệp.
Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lƣu thông và
trở lại với sản xuất. Cho nên vai trò của vốn rất quan trọng. Hình thức của vốn cũng
luôn thay đổi từ hình thức tiền sang hình thức tƣ liệu sản xuất.Vốn là điều kiện vật
chất quyết định sẩn xuất, mức độ và quy mô sản xuất lớn hay nhỏ điều phụ thuộc vào
nguồn vốn nhiều hay ít.
3.1.3 Các chỉ tiêu đo lƣờng hiệu quả kinh tế.
a. Doanh thu. Doanh thu (DT) là tổng giá trị hàng hóa thu đƣợc sau khi bán
hàng hóa trên thị trƣờng, phụ thuộc vào khối lƣợng hàng hóa và giá cả hàng hóa.
Doanh thu = Tổng sản lƣợng * Giá bán
b. Chi phí. Đƣợc hiểu là số tiền bỏ ra hoặc thiết bị máy móc mà hộ gia đình bỏ
ra để đạt đƣợc mục đích nào đó. Bản chất của chi phí là phải mất đi để đổi lấy một sự

thu về, có thể thu về dƣới dạng vật chất, hoặc định lƣợng đƣợc nhƣ số lƣợng sản
phẩm, tiền. …..hoặc dƣới dạng tinh thần,kiến thức, dịch vụ.
Tổng chi phí(TCP) = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Khấu hao.
Trong đó: chi phí vật chất bao gồm chi phí mua giống + phân bón + thuốc bảo
vệ thực vật..
Chi phí lao động bao gồm lao động thuê + lao động nhà.
c. Lợi nhuận. Là khoản tiền mà ngƣời dân thu đƣợc sau khi lấy tổng doanh
thu bán hàng hóa trừ đi tổng chi phí đầu tƣ sản xuất. Lợi nhuận là phần quan trọng
nhất của ngƣời dân cũng nhƣ là mục đích của bất kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh
nào.
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí .
d. Thu nhập.

Thu nhập (TN): là phần thu đƣợc sau khi trừ tất cả các khoản

chi phí sản xuất không kể đến chi phí do gia đình đóng góp.
TN = DT - TCP + CPLĐ nhà

14


3.1.4 Các chỉ tiêu để so sánh hiệu quả kinh tế.
a. Tỷ suất doanh thu / chi phí.
Doanh thu bình quân trên đv diện tích.
Tỷ suất doanh thu /chi phí =

Chí phí bình quân trên đv diện tích.

Chỉ tiêu này phản ánh xem ngƣời nông dân bỏ ra một đồng chi phí sản xuất thì
doanh thu đƣợc bao nhiêu đồng

b.Tỷ suất lợi nhuận /chi phí.
Lợi nhuận bình quân trên đv diện tích.
Tỷ suất lợi nhuận /chi phí =

Chí phí bình quân trên đv diện tích.

Chỉ tiêu này nhằm phản ánh xem ngƣời nông dân khi bỏ ra một đồng chi phí thì
thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.
c.Tỷ suất thu nhập /chi phí.
Thu nhập bình quân trên đv diện tích.
Tỷ suất thu nhập/ chi phí =

Chí phí bình quân trên đv diện tích.

Chỉ tiêu nhằm giúp chúng ta biết khi ngƣời nông dân bỏ ra một đồng chi phí thì
thu nhập lại bao nhiêu đồng.
3.2. Phƣơng Pháp Nghiên Cứu
Để đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu đề tài, một số phƣơng pháp đã đƣợc chúng tôi
sử dụng nhƣ phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan, phƣơng pháp thống kê mô tả…
Phƣơng pháp thực hiện nghiên cứu có liên quan đến các chỉ tiêu để chọn điểm nghiên
cứu, chọn mẩu điều tra, thu nhập, phân tích và sử lý số liệu đƣợc trình bày sau đây:
3.2.1. Chọn điểm và mẩu khảo sát
Chọn điểm nghiên cứu: dựa trên các tiêu chí sau.
 Điểm nghiên cứu ở mỗi vùng sinh thái phải thể hiện đƣợc tính đại diện cho
vùng sinh thái đó về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

 Điểm nghiên cứu phải có các hoạt động tín dụng diễn ra trong các năm
2009-2011.
15



×