Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (982.58 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
 

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
 
 
 

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
 

TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG
TY TNHH MỘT THÀNH
 
VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG,
TỈNH BÌNH PHƯỚC
 
 
 

KHỔNG THỊ LAN ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
0



BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY
TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH
VIÊN CAO SU PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC

KHỔNG THỊ LAN ANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

GVHD: ThS. LÊ VĂN LẠNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 12/2013
i


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận: “THỰC TRẠNG VÀ GIẢI
PHÁP THÚC ĐẨY TIÊU THỤ SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY TNHH MTV CAO
SU PHÚ RIỀNG, TỈNH BÌNH PHƯỚC”.Do sinh viên KHỔNG THỊ LAN ANH
khóa 36, ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
___________.

ThS. LÊ VĂN LẠNG
Người hướng dẫn
(Chữ ký)


______________________
Ngày

tháng

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

năm 2013

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký)

(Chữ ký)

_________________________
Ngày

tháng

__________________________

năm 2013

Ngày

ii

tháng


năm 2013


LỜI CẢM TẠ
Trước tiên tôi xin gửi lời cám ơn tới cha mẹ, những người đã nuôi dưỡng và
dạy bảo tôi lớn khôn đến ngày hôm nay.Công ơn của cha mẹ không gì có thể nói hết
được. Người xưa có câu:
“Đi khắp thế gian không ai tốt bằng mẹ
Gánh nặng cuộc đời không ai khổ bằng cha”.
Và xin chân thành cảm ơn BGH Trường Đại Học Nông Lâm TPHCM cùng
toàn thể quý thầy cô khoa Kinh Tế - trường Đại học Nông Lâm đã tận tình dạy bảo,
truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt bốn năm tôi theo học tại trường và trong suốt
quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin gửi lời biết ơn tới thầy Lê Văn Lạng, người đã tận tình hướng dẫn và
giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng
và các cô, chú, anh, chị đã nhiệt tình giúp đỡ trong quá trình thực tập tại công ty.
Sau cùng tôi gửi lời cảm ơn đến tất cả các anh, chị và bạn bè đã ủng hộ cho tôi
để thực hiện tốt luận văn này.
Xin kính chúc toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh Tế đạt được nhiều thành công
trên sự nghiệp giảng dạy của mình. Kính chúc ban lãnh đạo và toàn thể cô, chú, anh,
chị trong công ty kinh doanh đạt hiệu quả cao, thành công trong cuộc sống và luôn
hạnh phúc.
Đại học Nông Lâm, ngày
Sinh viên thực hiện
Khổng Thị Lan Anh

iii


tháng

năm 2013


NỘI DUNG TÓM TẮT
KHỔNG THỊ LAN ANH, Tháng 12, năm 2013. “Thực Trạng Và Giải Pháp
Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Tại Công Ty TNHH Một Thành Viên Cao Su Phú
Riềng Tỉnh Bình Phước”.
KHÔNG THI LAN ANH, December 2013.“ A Study On Improvement Of
Product Distribution At Phu Rieng Rubber Company”.

Đề tài tìm hiểu về thực trạng tiêu thụ của công ty TNHH MTV cao su Phú
Riềng tại thị trường trong và ngoài nước, đồng thời phân tích một số giải pháp nhằm
mở rộng tiêu thụ trên cơ sở phân tích số liệu thu thập từ công ty qua ba năm 20102012.
Đề tài mục đích đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty qua các kênh
phân phối xuất khẩu trực tiếp và tiêu thụ nôi địa cùng các nhân tố ảnh hưởng đến tình
hình tiêu thụ sản phẩm: nhân tố trực tiếp như: sản phẩm, thị trường, công ty; nhân tố
gián tiếp như: môi trường dân số và văn hóa, chính trị pháp luật, công nghệ, khách
hàng và nhu cầu của khách hàng. Kết quả cho thấy khối lượng tiêu thụ của công ty qua
các năm tăng tuy nhiên năm 2012 do nhiều biến động, giá cả còn thiếu ổn định nên
doanh thu của công ty giảm. Trên cơ sở đó , đề tài đưa ra một số giải pháp như: dự báo
thị trường, nâng cao trình độ nghiệp vụ và cán bộ công nhân viên, đa dạng hóa sản
phẩm…nhằm khắc phục những hạn chế và phát huy hơn nữa những mặt mạnh của
công ty.

iv


MỤC LỤC

 

Trang  
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ viii 
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... ix 
DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................x
CHƯƠNG 1 ...................................................................................................................1 
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1 
1.1  Đặt vấn đề ........................................................................................................1 
1.2  Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2 
1.2.1 

Mục tiêu chung ..........................................................................................2 

1.2.2 

Mục tiêu cụ thể ..........................................................................................2 

1.3  Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................2 
1.3.1 

Phạm vi không gian ...................................................................................2 

1.3.2 

Phạm vi thời gian ......................................................................................2 

1.3.3 

Phạm vi tài liệu nghiên cứu .......................................................................2 


1.4  Sơ lược cấu trúc luận văn.................................................................................2 
CHƯƠNG 2 ...................................................................................................................4 
TỔNG QUAN................................................................................................................4 
2.1  Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cao su ....................................4 
2.1.1 

Khái quát về cây cao su .............................................................................4 

2.1.2 

Những sản phẩm từ cây cao su..................................................................4 

2.1.3 

Vai trò của cao su trong nền kinh tế xã hội của đất nước .........................5 

2.2  Tổng quan ngành cao su Việt Nam ..................................................................6 
2.3  Quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ của công ty ....................................6 
2.3.1 

Tên gọi và trụ sở........................................................................................6 

2.3.2 

Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ............................................7 

2.3.3 

Ngành nghề kinh doanh ............................................................................7 


2.4  Năng lực sản xuất của công ty .........................................................................7 
v


2.5  Các loại sản phẩm của công ty .........................................................................8 
2.6  Khách hàng của công ty .................................................................................10 
2.7  Cơ cấu bộ máy tổ chức và hình thành lao động của công ty .........................10 
2.7.1 

Cơ cấu bộ máy tổ chức ............................................................................10 

2.6.2 

Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban ............................................12 

CHƯƠNG 3 .................................................................................................................15 
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................15 
3.1  Nội dung nghiên cứu ......................................................................................15 
3.1.1 

Khái niệm và vai trò tiêu thụ sản phẩm trong hoạt động sản xuất kinh

doanh

................................................................................................................15 

3.1.2 

Khái niệm và vai trò của thị trường. .......................................................16 


3.1.3 

Đặc điểm chủ yếu của thị trường hàng tư liệu sản xuất ..........................16 

3.2  Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su ..................17 
3.2.1 

Nhân tố trực tiếp ......................................................................................17 

3.2.2 

Nhân tố gián tiếp .....................................................................................18 

3.3  Các chỉ tiêu sử dụng trong nghiên cứu ..........................................................20 
3.3.1 Chỉ tiêu kết quả: ........................................................................................20 
3.3.2 

Chỉ tiêu hiệu quả: ....................................................................................21 

3.4  Phương pháp nghiên cứu ...............................................................................21 
3.4.1 

Phương pháp thu thập số liệu ..................................................................21 

3.4.2 

Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ..................................................21 

CHƯƠNG 4 .................................................................................................................23 

KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .....................................................................................23 
4.1  Giá xuất khẩu cao su thiên nhiên Việt Nam qua hai năm 2011-2012 ...........23 
4.1.1 

Thị trường xuất khẩu và tiêu thụ trong nước. .........................................24 

4.2  Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty .................................................26 
4.2.1 

Thực trạng về nguồn lực .........................................................................26 

4.2.2 

Thực trạng về sản xuất ............................................................................27 

4.2.3 

Công nghệ, trang thiết bị chế biến, cơ cấu mặt hàng của công ty...........31 

4.3  Tình hình sản xuất kinh doanh của công ty qua ba năm 2010-2012 .............35 
4.4  Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty .......................................................36 
vi


4.4.1  Những tác động ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm của công .......36 
4.4.2  Sản lượng tiêu thụ của công ty qua ba năm 2010-2012 .............................36 
4.4.3 

Giá bán của công ty qua ba năm 2010-2012 ...........................................38 


4.4.4 

Doanh thu của công ty.............................................................................40 

4.5  Tình hình xuất khẩu của công ty ....................................................................42 
4.5.1 

Kim ngạch xuất khẩu qua hai năm ..........................................................42 

4.5.2 

Tình hình xuất khẩu theo thị trường của công ty qua ba năm.................42 

4.5.3 

Tình hình xuất khẩu theo mặt hàng của công ty qua hai năm.................44 

4.5.4 

Tình hình xuất khẩu theo khách hàng của công ty qua ba năm ..............45 

4.5.5 

Phương thức tiến hành tiêu thụ sản phẩm của công ty............................45 

4.6  Một số đánh giá về công tác tiêu thụ sản phẩm tại công ty ..........................47 
4.6.1 

Thành công ..............................................................................................47 


4.6.2 

Những mặt tồn tại....................................................................................48 

4.7  Giải pháp để nâng cao khà năng tiêu thụ sản phẩm của công ty. ..................49 
4.7.1 

Thành lập bộ phận marketing chuyên nghiệp vào hoạt động phân tích,

nghiên cứu thị trường ............................................................................................49 
4.7.2 

Đa dạng hóa sản phẩm ...........................................................................50 

4.7.3 

Nâng cao trình độ nghiệp vụ cán bộ công nhân viên ..............................51 

CHƯƠNG 5 .................................................................................................................53 
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .....................................................................................53 
5.1  Kết luận ..........................................................................................................53 
5.2  Kiến nghị ........................................................................................................53 
5.2.1 

Đối với nhà nước .....................................................................................53 

5.2.2 

Đối với địa phương .................................................................................54 


5.2.3 

Đối với công ty ........................................................................................55 

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
MTV

Một thành viên

TNHH MTV

Trách nhiệm hữu hạn

CBCNVC

Cán bộ công nhân viên chức



Lao động

BHXH

Bảo hiểm xã hội


BHYT

Bảo hiểm y tế

BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

ĐVT

Đơn vị tính

SL

Sản lượng

LN

Lợi nhuận

DT

Doanh thu

NMCB

Nhà máy chế biến

NT1


NT9

Nông trường 1 đến Nông trường 9

NT. PRĐ

Nông trường Phú Riềng Đỏ

NLT

Nông lâm trường

SX

Sản xuất

SXKD

Sản xuất kinh 

viii


 

DANH MỤC BẢNG
 

Trang

Bảng 2.1: Diện Tích, Sản Lượng và Năng Suất Cao Su Năm 2011 và 2012 ................. 6
Bảng 4.1: Giá Xuất Khẩu Cao Su Thiên Nhiên VN Năm 2011 và 2012 ..................... 23
Bảng 4.2 : Thị Trường Xuất Khẩu Cao Su VN Năm 2011 và 2012 ............................ 25
Bảng 4.3: Cơ Cấu Nhân Sự của Công Ty Qua Ba Năm 2010 -2012 ........................... 26
Bảng 4.4: Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Bình Quân của Công Ty Qua Ba Năm
2010 -2012 .................................................................................................................... 28
Bảng 4.5 : Tỷ Lệ Cơ Cấu Sản Phẩm của Công Ty Năm 2010-2012............................ 32
Bảng 4.6 : Các Chỉ Tiêu Lý Hóa của Cao Su SVR theo TCVN .................................. 33
Bảng 4.7 : Chất Lượng Sản Phẩm Cao Su Thực Hiện Được Năm 2012 ..................... 34
Bảng 4.8 : Kết Quả Và Hiệu Quả Hoạt Động SXKD của Công Ty Năm 2010-2012 . 35
Bảng 4.9 : Giá Bán Bình Quân Và Sản Lượng Tiêu Thụ Sản Phẩm của Công Ty Qua
Ba Năm 2010-2012....................................................................................................... 39
Bảng 4.10: Doanh Thu Theo Sản Phẩm của Công Ty Qua Ba Năm 2010 -2012 ........ 40
Bảng 4.11 : Tổng Hợp Xuất Khẩu Theo Sản Phẩm của Công Ty Qua Ba Năm 2010 2012 .............................................................................................................................. 44
Bảng 4.12: Tình Hình Xuất Khẩu Cho Một Số Khách Hàng Chủ Yếu của Công Ty
Qua Ba Năm 2010 -2012 .............................................................................................. 45
Bảng 4.13 : Kế hoạch thành lập phòng Marketing ...................................................... 50
Bảng 4.14 :Dự báo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2013-2014 ......... 52
 
 
 
 
 
 

ix


DANH MỤC HÌNH
 

Trang
Hình 2.1: Một Số Hình Ảnh về Sản Phẩm Của Công Ty ............................................. 10 
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cao Su Phú Riềng......................................... 12 
Hình 4.1. Sơ Đồ Quy Trình Chế Biến Mủ Cao Su ....................................................... 30 
Hình 4.2: Biểu Đồ Sản Lượng Tiêu Thụ của Công Ty Qua Ba Năm 2010-2012 ........ 36 
Hình 4.3: Biểu Đồ Tỉ Lệ Sản Lượng Tiêu Thụ của Cty Cao Su Phú Riềng trong Toàn
Ngành Cao Su Năm 2012 ............................................................................................. 38 
Hình 4.4 : Giá Bán của Công Ty Qua Ba Năm 2010-2012 .......................................... 38 
Hình 4.5: Doanh Thu Của Công Ty Theo Thị Trường Tiêu Thụ Qua Ba Năm 20102012 .............................................................................................................................. 41 
Hình 4.6 : Kim Ngạch Xuất Khẩu Của Công Ty Từ Năm 2008-2012......................... 42 
Hình 4.7 : Biểu Đồ Thị Trường Xuất Khẩu Chính của Công Ty Năm 2012 .............. 43 

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Hình ảnh công ty TNHH MTV cao su Phú Riềng
Phụ lục 2: Hình ảnh về dây chuyền sản xuất tại nhà máy chế biến trung tâm
Phụ lục 3: Hình ảnh về đóng gói sản phẩm
Phụ lục 4: Hình ảnh về công tác bảo vệ mủ cao su
Phụ lục 5: Bảng 1: Sản lượng tiêu thụ của công ty qua ba năm 2010-2012
Phụ lục 6: Bảng 2: Giá bán bình quân qua ba năm 2010-2012
Phụ lục 7: Bảng 3: Doanh thu theo thị trường tiêu thụ qua ba năm 2010-2012
Phụ lục 8: Bảng 4: Thị trường xuất khẩu chính của công ty qua ba năm 2010-2012
Phụ lục 9: Bảng 5: Kim ngạch xuất khẩu của công ty qua năm năm
Phụ lục 10: Bảng 6: Các hệ số chất lượng của cao su SVR CV 50, SVR CV 60
Phụ lục 11: Bảng 7: Các hệ số chất lượng của cao su SVR 10, SVR 20
Phụ lục 12: Bảng 8: Các hệ số chất lượng của cao su SVRL, SVR 3L, SVR 5
Phụ lục 13: Bảng 9: Các hệ số chất lượng của cao su LATEX


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU
 
 

1.1 Đặt vấn đề
Trong nền kinh tế phát triển như hiện nay, bên cạnh các mặt hàng chủ yếu như:
gạo, cà phê, chè, dệt may… thì cao su cũng là một trong những mặt hàng chủ yếu của
nước ta .
Bên cạnh đó, từ khi nước ta gia nhập WTO đã và đang có những tác động tích
cực đối với ngành cao su Việt Nam. Tuy nhiên, quá trình hội nhập cũng mang lại
những thách thức to lớn cho ngành cao su cũng như đối với các các doanh nghiệp Việt
Nam trong việc cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước cũng như các công ty và
tập đoàn nước ngoài.
Vì vậy, để có thể phát triển bền vững ngành cao su, đòi hỏi các doanh nghiệp
cần phải có một hệ thống các giải pháp đồng bộ nên được triển khai và thực hiện.Bên
cạnh các giải pháp như: công tác dự báo cung, cầu, diện tích, sản lượng cao su của
Việt Nam và các đối thủ cạnh tranh thì một yếu tố khác cũng rất quan trọng góp phần
vào sự thành công trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đó chính là việc đẩy mạnh
tiêu thụ sản phẩm.
Là khâu cuối cùng để kết thúc một chu trình sản xuất, tiêu thụ có vai trò hết sức
quan trọng. Nó quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp đó. Khi sản phẩm
được tiêu thụ thì doanh nghiệp mới thu hồi được vốn, đồng thời để thu được lợi nhuận
để tiếp tục duy trì và mở rộng quy mô sản xuất. Bên cạnh đó, thông qua quá trình tiêu
thụ doanh nghiệp có thể đánh giá được nhu cầu thị trường và xác định năng lực sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình cho phù hợp.


 1


 

Với những vai trò quan trọng trên và đặc biệt là trong những năm gần đây thì
tình hình tiêu thụ cao su diễn biến rất là phức tạp nên việc phân tích tình hình tiêu thụ
sản phẩm là một công việc hết sức cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với Công Ty
TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước nói riêng và đối với các công ty
trong nền kinh tế thị trường nói chung.
Xuất phát từ những lý do trên tôi tiến hành đề tài “Thực Trạng Và Giải Pháp
Thúc Đẩy Tiêu Thụ Sản Phẩm Của Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng, Tỉnh
Bình Phước ’’ làm đề tài của mình để từ đó đưa ra những giải pháp nâng cao khả năng
tiêu thụ cho công ty.
1.2

Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung
Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Của Công Ty TNHH MTV Cao Su
Phú Riềng, Tỉnh Bình Phước.Từ đó đưa ra giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu
thụ sản phẩm.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Đánh giá chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty .
Phân tích tình hình tiêu thụ và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động
tiêu thụ của công ty.
Đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm tại công ty.
1.3

Phạm vi nghiên cứu


1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu tại Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng, tỉnh Bình
Phước.
1.3.2 Phạm vi thời gian
Từ ngày 7/10/2013 đến ngày 12/12/2013
1.3.3 Phạm vi tài liệu nghiên cứu
Giới hạn nghiên cứu trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty,
tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty.
1.4 Sơ lược cấu trúc luận văn

2


Chương 1. Mở đầu
Khái quát lý do chọn đề tài nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu trong phạm vi
giới hạn về không gian và thời gian.
Chương 2 Tổng quan
Mô tả những đặc trưng cơ bản của công ty ở một số mặt như: quá trình hình
thành và phát triển, cơ cấu bộ máy tổ chức, tình hình lao động, chức năng và nhiệm vụ
của công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày khái niệm tiêu thụ, khái niệm thị trường, đặc điểm của thị trường cao
su. Những yếu tố ảnh hưởng tới tình hình tiêu thụ sản phẩm cao su.. Các chỉ tiêu dùng
để đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm. Các chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả và
những phương pháp nghiên cứu khoa học được sử dụng để phân tích, diễn giải nhằm
tìm kết quả nghiên cứu đề tài.
Chương 4 Kết quả và Thảo luận
Tìm hiểu tình hình sản xuất, chế biến sản phẩm, kết quả sản xuất, kinh doanh
tại công ty trong những năm qua.

Phân tích tình hình tiêu thụ, xuất khẩu cao su tại công ty. Và qua đó đánh giá
những mặt thành công, mặt tồn tại trong công tác tiêu thụ của công ty. Sau đó đưa ra
giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại trên.
Chương 5 Kết Luận và kiến nghị
Nêu lên những kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, những điểm còn
tồn tại trong quá trình khai thác và tiêu thụ chưa được giải quyết. Từ đó kiến nghị hay
đề xuất, đóng góp ý kiến đối với địa phương và công ty.

3


 

CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1

Khái quát về cây cao su và những sản phẩm từ cao su

2.1.1 Khái quát về cây cao su
Cây cao su là cây công nghiệp dài ngày, có khả năng thích ứng rộng, có tính
chống chịu với điều kiện bất lợi cao, là cây trồng bảo vệ môi trường nên nhiều nước có
điều kiên tự nhiên thích hợp trồng trên quy mô lớn.
Thời gian khai thác của cây cao su kéo dài khoảng 30 năm, thời gian kiến thiết
của lô cao su tính từ năm bắt đầu trồng là 6-8 năm.
Vùng Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ và một số khu vực tại Nam
Trung Bộ thích hợp trồng loại cây này. Trong đó vùng Đông Nam Bộ có diện tích lớn
nhất. Xét về phạm vi cả nước, Bình Phước và Bình Dương là hai khu vực có diện tích
trồng cao su lớn nhất cả nước hiện nay tương ứng chiếm 22% và 18%.

2.1.2 Những sản phẩm từ cây cao su
Sản phẩm từ mủ cao su: ngày nay trong nền văn minh của nền thế giới hiện đại
cao su đã trở thành một nguồn nguyên liệu không thể thiếu được. Sản phẩm chủ yếu
của cao su là mủ cao su với đặc tính hơn hẳn cao su tổng hợp về độ co giãn, độ đàn
hồi cao, chống nứt, chống lạnh tốt, mủ cao su là sản phẩm không thể thiếu trong sinh
hoạt hàng ngày của con người. Các sản phẩm chính làm vỏ ruột xe của các phương
tiện như: xe đạp, xe máy, xe hơi, đến các vỏ xe cao cấp như máy bay. Ngành công
nghiệp chế biến vỏ xe chiếm 80% sản lượng cao su thế giới. Ngoài ra mủ cao su còn
dùng làm các sản phẩm thông thường như: ống nước, giày dép, dụng cụ gia đình, y tế,
thể thao, đồ chơi trẻ em.

  4


Sản phẩm từ gỗ cao su: khi cao su hết niên hạn kinh tế thì gỗ cao su cũng là
một nguyên liệu để tạo ra các đồ nội thất trong gia đình, ván ép, bao bì, nguyên liệu
củi để nấu ở các vùng nông thôn.
Sản phẩm từ hạt cao su: vườn cao su trưởng thành (từ 6-7 tuổi trở lên) hàng
năm sẽ sản xuất hạt cao su khối lượng 20-300 kg/ha. Hạt cao su dùng để sơn và vecni,
sản xuất xà phòng, là một trong những chất độn để pha chất kích thích mủ cao su,
dùng làm phân bón.
2.1.3 Vai trò của cao su trong nền kinh tế xã hội của đất nước
Cao su là một loại cây trồng có mặt ở Việt Nam từ rất lâu, là một loại cây có
nhiều tiềm năng và sử dụng với nhiều mục đích khác nhau, nó có giá trị khai thác rất
lớn. Việc phát triển thêm diện tích cao su đồng nghĩa với việc phát triển thêm diện tích
rừng và phủ xanh đất trống đồi trọc. Do cây cao su thích hợp với khí hậu nhiệt đới cho
nên nó được trồng rộng rãi khắp đất nước và tập trung chủ yếu ở các tình miền Đông
Nam Bộ.
Ngành cao su cũng tạo được một lượng lớn việc làm cho rất nhiều lao động ở
nông thôn. Đặc biệt, ngành cao su đã tạo việc làm cho trên 7000 lao động là người dân

tộc thiểu số, nhiều nhất so với bất cứ ngành nghề nào vì cao su thường tập trung trồng
chủ yếu ở các vùng cao. Bên cạnh đó, cao su còn góp phần vào công cuộc hiện đại
hóa nông nghiệp, nông thôn. Vì trong quá trình phát triển sản xuất, các doanh nghiệp
cao su đều gắn với công tác đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn. Nơi nào có công ty,
nông trường cao su thì hệ thống điện-đường-trường-trạm được xây dựng. Và quan
trọng nhất là giá trị của mủ cao su. Nó không những đáp ứng nhu cầu trong nước mà
còn phục vụ cho việc xuất khẩu mang lại lợi nhuận cho nền kinh tế nước ta.

5


 

2.2

Tổng quan ngành cao su Việt Nam

Bảng 2.1: Diện Tích, Sản Lượng và Năng Suất Cao Su Năm 2011 và 2012
Năm

Diện tích(ha)

Sản

Diện tích

Năng suất

lượng(tấn)


thu hoạch (ha) (kg/ha)

2011

801.600

789.300

460.000

1.718

2012

910.500

863.600

505.800

1.707

Chênh lệch

+13,6%

+9,4%

+10%


-0.5%
Nguồn: Tổng cục Thống kê

Diện tích cao su VN ngày càng tăng, năm 2011 801.600 ha, đến năm 2012 tổng
diện tích cây cao su lên đến 910.500ha, tăng 13,6% và sản lượng đạt 863.600 tấn, tăng
9,4%. Diện tích thu hoạch tăng 10% và đạt 505.800ha, còn năng suất đạt 1,707kg/ha.
Năng suất năm 2012 giảm 0,5% so với năm 2011 do diện tích vườn cây mới
đưa vào thu hoạch năm đầu tiên khá lớn, khoảng 45.800ha. Năng suất cây cao su
trong những năm thu hoạch đầu tiên đều không cao.
2.3

Quá trình phát triển, chức năng nhiệm vụ của công ty

2.3.1 Tên gọi và trụ sở
Thông tin cơ bản về doanh nghiệp:
Tên doanh nghiệp (tiếng việt): Công Ty TNHH MTV Cao Su Phú Riềng.
Tên doanh nghiệp ( tiếng anh ): Phu Rieng Rubber Company Limited
Tên giao dịch (viết tắt ): PRC
Địa chỉ : Xã Phú Riềng, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước
Điện thoại : 06513.777971 – 06513.777270
Fax: 06513. 7777. 58
Email:

Website: />Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 100835, ngày cấp: 28/11/2006
Cơ quan cấp: phòng đăng ký kinh doanh tỉnh Bình Phước
6


 


Tên người đại diện pháp lý: NGUYỄN HỒNG PHÚ, chức vụ: Giám đốc
Loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp nhà nước
Văn phòng đại diện tại TP HCM: 96B Võ Thị Sáu – Phường Tân ĐịnhQuận 1. Tel/fax : (+84) 8823 1658
2.3.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cao su Phú Riềng được thành lập ngày 06/09/1978 theo quyết định số
318/NN-TC-QĐ của Bộ Nông Nghiệp. Quyết định 178/QĐ-HĐQTCSVN ngày
21/6/2010 chuyển đổi công ty Cao su Phú Riềng thành Công ty TNHH MTV Cao su
Phú Riềng. Hiện nay Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng là đơn vị thành viên của
Tập đoàn công nghiệp cao su Việt Nam (GERUCO).
Sau 35 năm xây dựng và phát triển, cao su Phú Riềng đã trải qua chặng đường
đầy cam go thử thách. Bằng mồ hôi, công sức, trí tuệ của mình, các thế hệ cán bộ,
công nhân viên và người lao động ở Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng đã làm
nên kỳ tích, đó là thương hiệu cao su Phú Riềng rạng danh trên thương trường quốc tế,
góp phần tích cực vào sự phát triển của tỉnh Bình Phước và của ngành cao su Việt
Nam.
2.3.3 Ngành nghề kinh doanh
Theo quyết định số 318/NN-TC-QĐ của Bộ Nông Nghiệp. Quyết định 178/QĐHĐQTCSVN ngày 21/6/2010 chuyển đổi công ty Cao su Phú Riềng thành Công ty
TNHH MTV Cao su Phú Riềng. Hoạt động chính trong những lĩnh vực sau:
Trồng, chăm sóc, khai thác, chế biến và kinh doanh xuất nhập khẩu cao su.
Xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu dân cư và kinh
doanh địa ốc.
Chăn nuôi gia súc, gia cầm và chế biến gỗ nguyên liệu.
2.4

Năng lực sản xuất của công ty
Hiện nay công ty đang quản lý 37.190,87 ha đất, trong đó có 19.221.18ha đất

trồng cao su, riêng diện tích cây cao su đang khai thác là 12.566,35 ha.
Hiện tại, công ty có 19 đơn vị trực thuộc gồm 12 nông trường, 2 nông lâm
trường, 2 nhà máy chế biến mủ, 1 trung tâm y tế, 1 trung tâm văn hóa thể thao, 1 chi

nhánh cấp thoát nước. Ngoài ra, Công ty còn có 2 công ty con và 10 công ty liên kết.
7


 

Các nông trường gồm có:
NT1, NT 2, NT3, NT4, NT5, NT6, NT8, NT9, NT Phú Riềng Đỏ, Nghĩa Trung,
Minh Hưng, Thọ Sơn.
Nhiệm vụ của các nông trường là quản lý, chăm sóc, khai thác mủ tươi để đưa
về các nhà máy chế biến.
Nông lâm trường: NLT Cao su Đồng Nai, NLT Cao su Tuy Đức.
Nhà máy chế biến: gồm
Nhà máy chế biến trung tâm: nhằm thực hiện nhiệm vụ giao nhận mủ nguyên
liệu tại các Nông trường vận chuyển về Nhà máy quản lý, chế biến thành mủ cao su
thành phẩm, giao cho khách hàng theo hợp đồng của Công ty.
Nhà máy chế biến Long Hà: thực hiện nhiệm vụ giao nhận mủ nguyên liệu tại
các Nông trường vận chuyển về Nhà máy quản lý, chế biến thành mủ cao su thành
phẩm các loại SVR, giao cho khách hàng theo hợp đồng của Công ty. Nhà máy có 1
dây chuyền chế biến mủ nước của Malaysia công suất 7.000 tấn/năm đưa vào sản xuất.
Năm 2012 công ty hoàn thiện và đưa vào sử dụng dây chuyền chế biến mủ tạp 4.500
tấn/năm.
2.5 Các loại sản phẩm của công ty
Chất lượng sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu của công ty. Công ty ý thức rất
rõ ràng, chất lượng sản phẩm ổn định là rất quan trọng đối với khách hàng. Vì vậy, tất
cả các quy trình sản xuất đều được kiểm soát chặt chẽ bởi hệ thống quản lý chất lượng
theo tiêu chuẩn ISO 9001 : 2000.
Công ty sản xuất các loại sản phẩm cao su thiên nhiên đạt tiêu chuẩn cao được
khách hàng chấp nhận và được cung cấp đến 43 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các loại
sản phẩm cao su gồm:

Mủ cốm sản xuất từ nguyên liệu mủ nước gồm các sản phẩm: SVRCV50,
SVRCV60, SVRL,SVR3L. Cao su cốm do công ty cao su Phú Riềng sản xuất có tính
chất ổn định của các tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Cao su SVR CV 50/60 được sản xuất
với tính chất Moony biến động trong biên độ hẹp Mooney = 50

và 60

đây là đặc

tính quan trọng của sản phẩm CV. Độ màu sản phẩm CV của công ty luôn đạt độ
sáng từ 3,5-4,5 rất được khách hàng ưa chuộng…
8


 

Mủ cốm sản xuất từ nguyên liệu mủ tạp: bao gồm các sản phẩm : SVR10,
SVR20. Cao su SVR 10 và SVR 20 được sản xuất đạt tiêu chuẩn kỹ thuật của hai nhà
xăm lốp nổi tiếng nhất thế giới Michelin và Goodyear.
Mủ kem (Latex) sản xuất từ nguyên liệu mủ nước bao gồm: Latex HA, LA. Sản
phẩm cao su Latex HA, LA do công ty sản xuất đáp ứng được tiêu chuẩn khắt khe đối
với các nhà sản xuất bao cao su ( Comdom ) và dụng cụ y tế ( núm vú, găng tay y tế
…) trong đó việc sản xuất bảo đảm không sử dụng hóa chất gây dị ứng da, quy trình
sản xuất được kiểm soát nghiêm chặt, bảo đảm sản phẩm được chất lượng cao.
Công ty đã có cơ cấu sản phẩm hợp lý , đáp ứng nhu cầu thị trường, tăng cường
sản phẩm có giá trị cao . Những sản phẩm của công ty đã tạo lòng tin khách hàng và
xây dựng thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước, sản phẩm chất lượng cao,
thâm nhập thị trường khó tính nhất.
Các sản phẩm của công ty được sản xuất theo tiêu chuẩn TCVN 3769: 2004,
khả năng kiểm soát sản xuất các tiêu chuẩn đặc biệt theo đơn đặt hàng riêng của

khách hàng, đóng gói chắc chắn, đẹp và tuân theo tiêu chuẩn quốc tế ISMP.

9


 

Hình 2.1: Một Số Hình Ảnh về Sản Phẩm Của Công Ty

a) SVR CV60, SVR CV50

b) SVR10, SVR20

c) SVR3L, SVRL, SVR5

d) HA, LA

Nguồn: Phòng chế biến
2.6

Khách hàng của công ty
Khách hàng trong nước là các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản

xuất các sản phẩm từ cao su, các đơn vị kinh doanh cao su.
Khách hàng nước ngoài gồm có:
Châu Á: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc…
Châu Âu: Ý, Đức, Tây Ban Nha…
2.7

Cơ cấu bộ máy tổ chức và hình thành lao động của công ty


2.7.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức
Công tác quản lý của công ty được tổ chức theo mô hình tham mưu trực tuyến
theo chức năng, thủ trưởng các phòng ban chức năng, thủ trưởng các đơn vị sản xuất
10


 

được giám đốc công ty ủy quyền thực hiện nhiệm vụ theo chức năng và chịu trách
nhiệm trực tiếp với Giám đốc công ty về kết quả thực hiện nhiệm vụ của đơn vị mình.
Mô hình này đã phát huy tính chủ động, sang tạo của các cấp quản lý và thực
tiễn áp dụng trong nhiều năm qua đã đem lại những hiệu quả đáng kể trong công tác
điều hành quản lý của công ty.
Mô hình quản lý theo ba cấp:
Công ty

Nông trường xí nghiệp

Đội tổ sản xuất

Công ty bao gồm: 1 Tổng giám đốc, 3 Phó tổng giám đốc, các phòng ban tham
mưu giúp việc cho ban Giám đốc.
Một ban thi tuyên truyền văn thể
Văn phòng đảng ủy
Văn phòng công đoàn
Văn phòng đoàn thanh niên

11



 

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức của Công Ty Cao Su Phú Riềng

Nguồn: Phòng Tổ Chức hành Chính
2.6.2 Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
a) Tổng giám đốc
Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản
xuất trong kinh doanh, đời sống xã hội trong toàn công ty. Giám đốc là người trực tiếp
quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư, tài chính kế toán, tổ chức tiền lương, xuất
nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật.
b) Phó tổng giám đốc sản xuất
Là người lãnh đạo cao nhất trong công ty, quản lý, điều hành mọi hoạt động sản
xuất trong kinh doanh, đời sống xã hội trong toàn công ty. Giám đốc là người trực tiếp
quản lý, điều hành công tác kế hoạch vật tư, tài chính kế toán, tổ chức tiền lương, xuất
nhập khẩu, chịu trách nhiệm trước tổng công ty và pháp luật.
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác quản lý quy hoạch, sản xuất, kỹ
thuật nông nghiệp, cơ khí, chế biến và chất lượng sản phẩm.
Đại diện ban lãnh đạo trong hệ thống quản lý chất lượng ISO: 9001:2000.
12


 

c) Phó tổng giám đốc xây dựng cơ bản
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác xây dựng cơ bản, các dự án đầu tư
trong và ngoài công ty, công nghệ thông tin và cao su tiểu điền.
d) Phó tổng giám đốc đoàn thể
Giúp giám đốc quản lý, điều hành công tác hành chính quản trị, thanh tra-bảo vệquân sự, thi đua khen thưởng và công tác đời sống-y tế-xã hội trong toàn thể công ty.

e) Phòng KCS
Thuộc cơ quan công ty, là cơ quan tham mưu giúp việc cho giám đốc công ty trong
lĩnh vực kinh tế, đánh giá, xếp loại chất lượng sản phẩm cao su và các sản phẩm khác.
f) Phòng xuất nhập khẩu
Có chức năng ký kết và theo dõi các hợp đồng kinh tế với khách hàng, xuất bán
và thu mua các sản phẩm của ngành.
g) Phòng kế hoạch và vật tư
Có nhiệm vụ xây dựng các kế hoạch sản xuất hàng tháng và cả năm của công ty.
h) Phòng tổ chức lao động
Cân đối lao động trong công ty. Đào tạo và tuyển dụng lao động xây dựng và đề
xuất các hình thức trả lương phù hợp với từng điều kiện của đơn vị.
i) Phòng xây dựng cơ bản
Phụ trách và chỉ đạo việc điều tra thực hiện quy trình kiểm tra của ngành triển
khai và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.
j) Phòng tài chính kế toán
Hoạch toán trong toàn công ty. Xây dựng kế hoạch thu chi tài chính hàng tháng,
quý, năm, chịu trách nhiệm trong việc phân phối, kiểm tra và xét duyệt các nguồn vốn
cho các đơn vị trực thuộc.
k) Phòng kỹ thuật nông nghiệp
Quản lý toàn bộ diện tích vườn cây, quản lý kỹ thuật cạo mủ, trồng mới và
chăm sóc vườn cây.
l) Phòng hành chính
Quản lý phân phối ban hành và lưu giữ văn thư trong công ty và hướng dẫ
khách đến quan hệ giao dịch.
13


×