Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Hoàn thiện quản lý tài chính của bảo hiểm xã hội hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 98 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ KIM BÌNH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

Hà Nội – 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------

LÊ THỊ KIM BÌNH

HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH
CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản lý kinh tế
Mã số: 60340410

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS PHAN HUY ĐƢỜNG
XÁC NHẬN CỦA


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ
CHẤM LUẬN VĂN

GS.TS PHAN HUY ĐƢỜNG

PGS.TS. NGUYỄN TRÚC LÊ

Hà Nội – 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, đƣợc sự hƣớng
dẫn của GS.TS. Phan Huy Đƣờng.
Các số liệu nêu trong luận văn là trung thực và các kết quả nghiên cứu là
chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Các số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều đƣợc ghi rõ nguồn gốc.
HỌC VIÊN

Lê Thị Kim Bình


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luâ ̣n văn này tôi trân tro ̣ng cảm ơn lañ h đa ̣o Trƣờng Đa ̣i ho ̣c Kinh t ế
- Đại học Quốc gia Hà Nội cùng các Thầ y , Cô giáo đã giảng da ̣y và giúp đỡ tâ ̣n tin
̀ h
về mo ̣i mă ̣t để tôi hoàn thành tố t khóa đào ta ̣o Tha ̣c sĩ chuyên ngành Quản lý Kinh
tế của Trƣờng Đại học Kinh tế.
Tôi vô cùng biế t ơn lañ h đa ̣o các phòng ch ức năng của BHXH Hà Nội đã quan tâm

giúp đỡ, hỗ trợ tôi trong quá trình tìm hiểu, thu thập tài liệu để thực hiện luận văn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn lãnh đạo đơn vị và đồng nghiệp nơi tôi công tác đã
tạo điều kiện cho tôi hoàn thành khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và sự kính trọng sâu sắc đối với GS.TS.
Phan Huy Đƣờng - ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận
văn tốt nghiệp.
Vì nhiều lý do khách quan và chủ quan, luận văn chắc chắn không tránh khỏi
những hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong nhận đƣợc những ý kiến đóng góp của các
thầy cô giáo.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày 15 tháng 10 năm 2017
HỌC VIÊN

Lê Thị Kim Bình


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................ i
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU .............................................................................. ii
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN,
THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI .............................4
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan .................................................4
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội.........................................8
1.2.1. Những khái niệm chung..........................................................................8
1.2.2. Quản lý tài chính bảo hiểm xã hội .......................................................24
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính BHXH ...........40
1.3. Kinh nghiệm quản lý tài chính bảo hiểm xã hội của một số địa phƣơng và bài
học cho BHXH Hà Nội .........................................................................................43
1.3.1. Kinh nghiệm quản lý tài chính bảo hiểm xã hội của một số địa phương ...43

1.3.2. Các bài học cho BHXH Hà Nội ...........................................................44
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ..46
2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu ...............................................................................46
2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin ..........................................................46
2.1.2. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin ...........................................46
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI
THÀNH PHỐ HÀ NỘI .............................................................................................48
3.1. Tổ chức bộ máy quản lý bảo hiểm xã hội ......................................................48
3.2. Phân tích quản lý tài chính của BHXH TP Hà Nội .......................................50
3.2.1. Về công tác xây dựng kế hoạch thu, chi của BHXH Hà Nội ................50
3.2.2. Công tác tổ chức thu, chi BHXH Thành phố Hà Nội ...........................58
3.2.3. Kiểm tra thực hiện thu, chi BHXH .......................................................64
3.3. Đánh giá chung ..............................................................................................66
3.3.1. Những thành công đã đạt được và nguyên nhân .................................66


3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân ...........................................................69
Chƣơng 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUẢN LÝ
TÀI CHÍNH CỦA BẢO HIỂM XÃ HỘI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ..........................74
4.1. Bối cảnh thủ đô tác động đến hoạt động quản lý tài chính của BHXH Hà Nội ...74
4.1.1. Bối cảnh kinh tế xã hội Thủ đô.............................................................74
4.1.2. Yêu cầu nhiệm vụ về thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội trên địa
bàn Hà Nội thời kỳ mới ..................................................................................75
4.2. Giải pháp hoàn thiện quản lý tài chính bảo hiểm xã hội trên địa bàn TP Hà Nội.76
4.2.1. Hoàn thiện các khâu xây dựng kế hoạch thu, chi bảo hiểm xã hội ......76
4.2.2. Tăng cường quản lý chi bảo hiểm xã hội .............................................77
4.2.3. Hoàn thiện quản lý chi trong cơ quan bảo hiểm xã hội .......................79
4.2.4. Tăng cường kiểm tra xử lý việc thực hiện thu, chi BHXH ...................80
4.2.5. Nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính BHXH. ............................82
4.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý tài chính BHXH ................83

4.2.7. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất phục vụ công tác quản lý tài chính BHXH. ..84
4.2.8. Tuyên truyền, giáo dục nâng cao ý thức chấp hành thực hiện Luật
BHXH .............................................................................................................85
KẾT LUẬN ...............................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................87


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Stt

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1

BHXH

Bảo hiểm xã hội

2

HĐLĐ

Hợp đồng lao động

3

LĐTB&XH


Lao động thƣơng binh và xã hội

4

UBND

Ủy ban nhân dân

i


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Stt

Bảng

1

Bảng 3.1

2

Bảng 3.2

3

Bảng 3.3


Nội dung
Tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH của Thành
phố Hà Nội (2012 - 2016)
Đối tƣợng tham gia BHXH của Thành phố Hà Nội
Tình hình quỹ lƣơng trích nộp BHXH ở Thành phố
Hà Nội

ii

Trang
54
55
57


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận quan tro ̣ng trong chính sách an
sinh xã hội của mo ̣i quố c gia . Hệ thống BHXH có vai trò rất quan trọng trong việc
hỗ trợ các thành viên của xã hội trƣớc những rủi ro do những cú sốc vĩ mô, cả
những cú sốc về kinh tế và cú sốc về tự nhiên gây ra. Do đó, chính sách BHXH luôn
đƣợc coi là một trong những công cụ quan trọng đƣợc các chính phủ sử dụng nhằm
thực hiện mục tiêu ổn định, tăng trƣởng kinh tế và công bằng xã hội.
BHXH Hà Nội là một đơn vị trực thuộc BHXH Việt Nam, nơi có địa bàn
mang tính đặc thù: Các cơ quan nhà nƣớc tập chung đông với số ngƣời hƣơng
BHXH rất lớn. Tuy là đơn vị đi đầu trong việc đổi mới cách làm và luôn nôc lực
trong mọi hoạt động nhƣng công tác quản lý tài chính BHXH ở Hà Nội còn có
những hạn chế, cần đƣợc khắc phục trong thời gian tới, cụ thể: Tình trạng nợ đọng
với số lƣợng lớn tiền đóng BHXH của các đơn vị sử dụng lao động đã tồn tại trong
thời gian dài nhƣng vẫn chƣa đƣợc khắc phục; cơ quan BHXH chƣa kiểm soát hết

số lao động phải tham gia BHXH bắt buộc; nhiều đơn vị sử dụng lao động vẫn gian
lận trong việc đăng ký tham gia BHXH cho ngƣời lao động, gian lận trong việc kê
khai quỹ lƣơng đóng BHXH. Chƣa làm tốt việc cân đối thu, chi dẫn đến tình trạng
bội chi. Những hạn chế trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu từ các
khâu trong công tác quản lý, nhƣ công tác xây dựng kế hoạch, công tác tổ chức thực
hiện, công tác kiểm tra giám sát …Đây là những khó khăn lớn đối với quản lý tài
chính của BHXH Hà Nội trong nhiều năm qua cần đƣợc giải quyết, bảo đảm cho
ngƣời lao động đƣợc tham gia BHXH và thụ hƣởng các chế độ, chính sách BHXH
thuận lợi hơn.
Thực tế đó đặt ra yêu cầu cần có sự nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện
vấn đề quản lý tài chính của BHXH Hà Nội nhằm tìm ra giải pháp hoàn thiện
quản lý tài chính của BHXH Hà Nội, đáp ứng những yêu cầu phát triển kinh tế
xã hội của Hà Nội trong điều kiện mới. Với các lý do trên, tôi lựa chọn vấn đề

1


"Hoàn thiện quản lý tài chính của Bảo hiểm xã hội Hà Nội" làm đề tài luận
văn thạc sĩ, chuyên ngành Quản lý Kinh tế.
Câu hỏi nghiên cứu của đề tài :
Với mức độ nghiên cứu mang tính định hƣớng thực hành, do đó luận văn xin
đƣợc giới hạn ở câu hỏi nghiên cứu nhƣ sau: BHXH Thành phố Hà Nội nên làm gì
để quản lý tốt công tác tài chính BHXH trong thời gian tới?
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận văn
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về quản lý tài chính
BHXH và thực tiễn về quản lý tài chính BHXH Hà Nội trong giai đoạn 2012 2016, đề tài phân tích những hạn chế và nguyên nhân để từ đó đề xuất các giải pháp
chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của BHXH Hà Nội.
Nhiệm vụ:
- Góp phần hệ thống hoá và làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về
quản lý tài chính BHXH.

- Làm rõ nội dung và các nhân tố ảnh hƣởng đến quản lý tài chính BHXH.
- Đánh giá thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Nội, chỉ rõ các kết
quả, hạn chế và những nguyên nhân của thực trạng đó.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu hoàn thiện quản lý tài chính BHXH Hà
Nội trong giai đoạn tới.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các nội dung quản lý tài chính của BHXH
Hà Nội.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: Đề tài tập chung nghiên cứu về các vấn đề quản lý tài
chính của BHXH Hà Nội bao gồm: Quản lý thu, chi BHXH và chi cho hoạt động bộ
máy cơ quan BHXH Hà Nội.
- Phạm vi không gian và thời gian: đề tài nghiên cứu quản lý tài chính của
BHXH Hà Nội từ năm 2012 đến 2016.

2


5. Kết cấu của luận văn
Luận văn đƣợc kết cấu thành 4 chƣơng.
- Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận, thực tiễn
về quản lý tài chính BHXH;
- Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế nghiên cứu
- Chƣơng 3: Thực trạng quản lý tài chính của BHXH Hà Nội;
- Chƣơng 4: Một số giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quản lý tài chính của
BHXH Hà Nội.

3



Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN, THỰC
TIỄN VỀ QUẢN LÝ TÀI CHÍNH BẢO HIỂM XÃ HỘI
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan
Trong những năm qua, hoạt động BHXH ở nƣớc ta đã đƣợc tổ chức thực
hiện theo cơ chế mới. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về BHXH
nói chung, tài chính BHXH nói riêng với những cách tiếp cận khác nhau, đƣợc đề
cập và thể hiện trong một số đề tài cấp Nhà nƣớc, cấp Bộ và nhiều luận văn Tiến sĩ,
Thạc sĩ khác. Cụ thể nhƣ:
- Đề tài khoa ho ̣c : "Vai trò của nhà nƣớc trong việc thực hiện các chính sách
BHXH" năm 1997 do TS. Bùi Văn Hồng làm Chủ nhiệm đề tài . Đề tài đã phân tić h
thƣ̣c tra ̣ng và vai trò của nhà nư ớc trong việc thƣ̣c hiện các chính sách BHXH ở Việt
Nam qua cá c thời kỳ (thời kỳ trư ớc năm 1995 và thời kỳ từ năm 1995 đến 1997).
Tuy nhiên , do thời kỳ này vẫn chư a có Luật BHXH và tổ chƣ́c BHXH Việt Nam
mới thành lập, cho nên đề tài chỉ làm rõ các chin
́ h sách BHXH của Nhà nư ớc và vấn
đề chi trả cho các đối tƣợng hƣởng chế độ BHXH thông qua tổ chức công đoàn , Bộ
Lao động Thư ơ ng binh và Xã hội.
- Đề tài khoa ho ̣c : "Hoàn thiện phƣơng thức tổ chức , quản lý chi trả chế độ
ốm đau, thai sản , tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho ngƣời tham gia BHXH "
năm 1998 do TS. Dƣơng Xuân Triệu làm Chủ nhiệm đề tài đã hệ thống hoá các vấn
đề lý luận cơ bản về chế độ trợ cấp ốm đau , thai sản, TNLĐ & BNN cả trư ớc và sau
khi BHXH Việt Nam đi vào hoa ̣t động . Đề tài đã phản ánh đư ơ ̣c quá trình tổ chƣ́c
quản lý chi trả chế độ theo cơ chế cũ , cũng nhƣ từ khi BHXH Việt Nam ra đời , đã
phân tích đƣợc những mặt mạnh , mặt yế u cùng với nhƣ̃ng tồ n ta ̣i do các văn bản
pháp luật về BHXH gây ra . Qua đó , đề tài cũng đã đƣa ra những kiến nghị làm cơ
sở cho việc sƣ̉a đổ i các văn bản pháp luật hiện hành để đáp ƣ́ng các yêu cầ u đổ i mới
cơ chế chính sách về BHXH . Tuy nhiên, đề tài vẫn chƣa đánh giá đƣợc công tác tổ

4



chƣ́c quản lý chi trả chế độ và chư a đề xuấ t đư ơ ̣c các giải pháp tổ chƣ́c quản lý chi
trả các chế độ BHXH này.
- Đề tài khoa ho ̣c : "Quỹ BHXH và những giải pháp đảm bảo sự cân đối ổn
đinh
̣ giai đoa ̣n 2000 - 2020" năm 2001 do ThS. Đỗ Văn Sinh làm Chủ nhiệm. Đề tài
đã hệ thố ng hóa nhƣ̃ng vấ n đề lý luận cơ bản về BHXH và quỹ BHXH
thƣ̣c tra ̣ng về quản lý và cân đố i quỹ BHXH ở

; phân tích

Việt Nam qua hai giai đoa ̣n

(giai

đoa ̣n trư ớc năm 1995 và giai đoạn từ năm 1995 đến 2001); có những đánh giá về
chính sách BHXH và tổ chức thực hiện chính sách BHXH nói chung . Thông qua sự
phân tích và đánh giá , đề tài đã đư a ra các quan điể m , giải pháp quản lý và cân đối
quỹ BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2000 - 2020. Nhƣ vậy, toàn bộ các vấn đề về tổ
chƣ́c quản lý thu và chi trả các chế độ BHXH đề tài này cũng không nghiên cứu .
- Tiể u đề án: "Hoàn thiện quy chế chi BHXH " năm 2005 do ông Trầ n Đƣ́c
Nghiêu làm Chủ nhiệm. Tiể u đề án đã tổ ng hơ ̣p khá đầ y đủ các văn bản pháp luật về
BHXH liên quan đế n quy chế chi BHXH , trình bày những nội dung cụ thể về ch i trả
lƣơng hƣu, trơ ̣ cấ p BHXH hàng tháng, chi trả trơ ̣ cấ p BHXH một lầ n , chi trả trơ ̣ cấ p
ốm đau , thai sản và nghỉ dư ỡng sƣ́c ; quy trin
̀ h chi trả lư ơ ng hư u , trơ ̣ cấ p BHXH
hàng tháng; quy triǹ h chi trả trơ ̣ cấ p một lầ n , chi trả trợ cấp ốm đau, thai sản và nghỉ
dƣỡng sức. Tiể u đề án cũng đã nêu lên nhƣ̃ng ư u , nhƣợc điểm của quy trình hiện
hành về quản lý chi BHXH . Thông qua đó đã đƣa ra các biện pháp để khắc phục .

Cụ thể tiểu đề án đã đư a ra đư ơ ̣c dƣ̣ thảo văn bản sƣ̉a đổ i bổ sung một số điề u quy
đinh
̣ về quản lý chi trả các chế độ BHXH bắ t buộc ban hành kèm theo Quyế t đinh
̣
số 1184/QĐ- BHXH ngày 26/9/2003 của BHXH Việt Nam . Tuy nhiên , tiể u đề án
mới chỉ tập trung nghiên cƣ́u về quy trình quản lý chi .
- Đề tài nghiên cƣ́u khoa ho ̣c cấ p Bộ : "Thƣ̣c tra ̣ng và đinh
̣ hư ớng hoàn thiện
tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH hiện nay " năm 1996, mã số 96 - 03 - 03/ĐT, do
TS. Dƣơng Xuân Tr iệu làm Chủ nhiệm đề tài . Đề tài đã khái quát nhƣ̃ng vấ n đề lý
luận về BHXH và quỹ BHXH ; phân tích thực trạng hoạt động chi trả các chế độ
BHXH ở Việt Nam giai đoa ̣n 1995 - 1996 thông qua việc phân tích các mặt nhƣ : cơ
sở vật chấ t phu ̣c vu ̣ công tác chi trả , hệ thố ng sổ sách biể u mẫu chi trả BHXH , quản

5


lý đối tƣợng chi trả , quy triǹ h chi trả và lệ phí chi trả ; đồ ng thời qua việc phân tić h
các phƣơng thức chi trả BHXH , đề tài đã nêu lên phƣơng hƣớng hoàn thiện các
phƣơng thức chi trả BHXH ở nƣớc ta. Kế t quả của đề tài này là :
+ Đề tài đã nêu lên đư ơ ̣c nhƣ̃ng ư u điể m và như ơ ̣c điể m của phư ơng thƣ́c chi
trả trực tiếp và gián tiếp.
+ Đư a ra nhƣ̃ng kiế n nghi ̣nhằ m hoàn thiện tác nghiệp chi trả các chế độ BHXH
cho ngư ời lao động nhu:̛ Cần hoàn thiện các văn bản quy định có liên quan đến quản lý
đố i tư ơ ̣ng, quản lý tài chính tạo hành lang pháp lý để cho BHXH các cấ p có cơ sở thƣ̣c
hiện; xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy chi trả hoàn chỉnh từ Trung ƣơng đến cơ sở;
tính toán mức phí chi trả giữa các vùng, các khu vực cho hợp lý hơn; tăng cƣờng cơ sở
vật chấ t cho BHXH huyệ n, thị xã phục vụ cho công tác chi trả trực tiếp ; tăng cƣờng
công tác kiểm tra , giám sát tài chính trong khâu nghiệp vụ , chuyên môn; đẩ y ma ̣nh
công tác học tập, rèn luyện, nâng cao trình độ nghiệp vụ chuyên môn, phẩ m chấ t đa ̣o

đƣ́c của cán bộ làm công tác BHXH; tăng cƣờng công tác tuyên truyền trên các phƣơng
tiện thông tin đa ̣i chúng về chính sác,hchế độ BHXH.
- Đề tài nghiên cƣ́u khoa ho ̣c cấ p Bộ : "Chiế n lư ơ ̣c phát triể n BHXH phu ̣c vụ
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020" năm 1999, mã số 99 - 06 - 29/ĐT,
do TS. Nguyễn Huy Ban làm Chủ nhiệm đề tài . Đề tài đã nghiên cứu các vấn đề:
+ Mố i quan hệ giƣ̃a tăng trư ởng kinh tế và phát triể n ho ạt động BHXH . Tác
giả đề cập đến những mục tiêu cơ bản trong phát triển nền kinh tế và xã hội ở Việt
Nam; hoạt động BHXH là nhân tố ảnh hƣởng đến sự phát triển kinh tế ; nhƣ̃ng yêu
cầ u phát triể n BHXH nhằ m đáp ƣ́ng sƣ̣ phát triển kinh tế và xã hội.
+ Vấ n đề thƣ̣c hiện BHXH ở một số nư ớc trên thế giới và trƣ̣c tra ̣ng chính
sách ở BHXH ở Việt Nam . Sau khi nêu lên tin
̀ h hin
̀ h thƣ̣c hiện BHXH nói chung
trên thế giới, tác giả đề tài đã lựa cho ̣n Philippines, Malaysia và Nhật Bản để nghiên
cƣ́u và đư a ra một số kinh nghiệm có thể vận du ̣ng vào điề u kiện Việt Nam .
+ Lịch sử phát triển chính sách BHXH ở Việt Nam qua các giai đoạn từ năm
1945 đến 1999; đánh giá nhƣ̃ng thành tƣ̣u , cũng nhƣ những mặt đạt đƣợc của hệ
thố ng chiń h sách BHXH và tổ chƣ́c thƣ̣c hiện chin
́ h sách BHXH ở Việt Nam .

6


+ Chiế n lư ơ ̣c phát triể n BHXH Việt Nam đế n năm 2020. Nội dung này đề tài
đã nêu lên nhƣ̃ng q uan điể m và đinh
̣ hư ớng để phát triể n BHXH ở Việt Nam , đồ ng
thời đề xuấ t các giải pháp cho việc hoa ̣ch đinh
̣ chin
́ h sách BHXH ở Việt Nam như :
dƣ̣ báo dân số và lao động đế n năm 2020; vấ n đề BHXH cho các loa ̣i hin

̀ h lao động
thuộc các khu vƣ̣c kinh tế khác nhau ; các nguồn đóng góp, mƣ́c đóng góp và cơ chế
quản lý sử dụng quỹ BHXH, mô hình tổ chức quản lý hoạt động BHXH.
- Đỗ Văn Sinh: “Hoàn thiện quản lý quỹ BHXH ở Việt Nam”, Luận án tiến sĩ
kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2005. Luận án đề xuất
những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý quỹ Bảo hiểm Việt Nam.
- Đặng Ngọc Liên: “ Quản lý thu BHXH đối với khu vực kinh tế tư nhân tại Hà
Nội”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2004. Luận văn nghiên
cứu BHXH dƣới góc độ quản lý nguồn thu trên địa bàn Hà Nội, thời gian 1997 - 2004
và các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý thu bảo hiểm.
- Đỗ Minh Cƣơng, Mạc Văn Tiến: “góp phần đổi mới và hoàn thiện chính
sách bảo hiểm xã hội ở nước ta hiện nay”, sách tham khảo, NXB Chính trị Quốc
gia, năm 1996. Tác giả đề xuất những giải pháp góp phần đổi mới và hoàn thiện
chính sách bảo hiểm ở nƣớc ta hiện nay.
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam: “Lộ trình mở rộng đối tượng tham gia BHXH
theo nghị định 01/2003/NĐ - CP”. Các tác giả đã đề xuất lộ trình mở rộng đối
tƣợng tham gia BHXH.
- Phạm Duy Đỉnh: Nghiên cứu “Dịch vụ BHXH Hà Nội”. Luận văn thạc sĩ
kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2006. Luận văn nêu rõ dịch
vụ BHXH là một loại hình dịch vụ đặc thù. Những thành công phát triển dịch vụ
BHXH của Hà Nội và đề xuất giải pháp mở rộng dịch vụ trong giai đoạn đến 2010.
- Trần Quang Lâm: “Bảo hiểm Y tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa”. Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh, năm 2006. Luận văn nêu BHXH Việt Nam, chƣơng trình phát triển ngành
BHXH Việt Nam đến 2010. Chƣơng trình đề cập mục tiêu, quy hoạch và phƣơng

7


hƣớng phát triển ngành BHXH Việt Nam trên cơ sở phân tích dự báo xu hƣớng phát

triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO.
Những nghiên cứu trên đã đề cập đến nhiều khía cạnh của BHXH Việt Nam
nói chung và BHXH Hà Nội nói riêng, tuy nhiên chƣa có đề tài nào đề cập một cách
trực diện đến công tác tài chính của BHXH Hà nội.
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tài chính bảo hiểm xã hội
1.2.1. Những khái niệm chung
1.2.1.1. Khái niệm và vai trò của bảo hiểm xã hội
* Khái niệm
Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát triển là do trong thực tế cuộc sống có nhiều rủi
ro xảy ra, gây nên tổn thất về ngƣời và của. Mặc dù con ngƣời đã luôn chú ý phòng
tránh nhƣng những rủi ro bất ngờ vẫn có thể xảy ra, do nhiều nguyên nhân khác
nhau, có thể do thiên nhiên gây ra, do môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội, do sự
biến động và phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ…
Để đối phó với các rủi ro, con ngƣời đã có nhiều biện pháp khác nhau nhằm
kiểm soát cũng nhƣ khắc phục hậu quả của chúng gây ra. Ví dụ nhƣ phòng ngừa và
hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra; tự bảo hiểm (tự bỏ ra nguồn tài chính nhất
định để bù đắp những thiệt hại xảy ra với mình trong cuộc sống cũng nhƣ trong hoạt
động sản xuất kinh doanh); mua bảo hiểm (đóng một số tiền nhất định cho ngƣời
quản lý bảo hiểm và ngƣời quản lý bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm về rủi ro). Bảo
hiểm là sự chuyển giao rủi ro trên cơ sở hợp đồng. Bảo hiểm ra đời, tồn tại và phát
triển là do đòi hỏi khách quan của cuộc sống, của hoạt động sản xuất kinh doanh.
BHXH xuất hiện và phát triển cùng với quá trình phát triển kinh tế xã hội của
mỗi quốc gia. Theo tổ chức lao động Quốc tế (ILO), Phổ là quốc gia đầu tiên trên
thế giới ban hành chế độ bảo hiểm ốm đau vào năm 1883, đánh dấu sự ra đời của
BHXH bằng luật định.
Đồng thời tổ chức này cũng khuyến nghị quỹ BHXH đƣợc sử dụng để trợ cấp
cho các đối tƣợng tham gia BHXH, nhằm ổn định cuộc sống cho bản thân và gia
đình họ, khi đối tƣợng tham gia BHXH gặp rủi ro. Theo Công ƣớc số 102, ngày 04

8



tháng 6 năm 1952 của Tổ chức lao động quốc tế về quy phạm tối thiểu về an toàn xã
hội, trong đó quy định 9 chế độ về trợ cấp sau đây:
1. Chăm sóc y tế
2. Trợ cấp ốm đau
3. Trợ cấp thất nghiệp
4. Trợ cấp tuổi già
5. Trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp
6. Trợ cấp gia đình
7. Trợ cấp sinh đẻ
8. Trợ cấp khi tàn phế
9. Trợ cấp cho ngƣời còn sống (trợ cấp mất ngƣời nuôi dƣỡng).
Chín chế độ trên hình thành một hệ thống các chế độ BHXH. Tuỳ điều kiện
kinh tế xã hội mà mỗi nƣớc tham gia công ƣớc Giơnevơ thực hiện khuyến nghị đó ở
mức độ khác nhau, nhƣng ít nhất phải thực hiện đƣợc ba chế độ. Trong đó, ít nhất
phải có một trong năm chế độ (3), (4), (5), (8), (9). Mỗi chế độ trong hệ thống trên
khi xây dựng đều dựa trên những cơ sở kinh tế xã hội tài chính, thu nhập, tiền lƣơng
v v... Đồng thời tuỳ từng chế độ khi xây dựng còn phải tính đến các yếu tố sinh học;
tuổi thọ bình quân của quốc gia, nhu cầu dinh dƣỡng; xác suất tử vong...
Từ những quan niệm, các cách hiểu và các cách tiếp cận khác nhau ở các
nƣớc và các thời kỳ nhất định, vì vậy cho đến nay đã có nhiều định nghĩa khác nhau
về bảo hiểm. Ở Việt Nam, trong sách “Giáo trình bảo hiểm” của trƣờng Đại học
Kinh tế quốc dân, Nhà xuất bản thống kê xuất bản năm 2005, khái niệm chung nhất về
bảo hiểm đƣợc định nghĩa nhƣ sau: Bảo hiểm là hoạt động thể hiện ngƣời bảo hiểm
cam kết bồi thƣờng cho ngƣời tham gia bảo hiểm trong trƣờng hợp xảy ra rủi ro thuộc
phạm vi bảo hiểm với điều kiện ngƣời tham gia nộp 1 khoản phí cho chính anh ta hoặc
ngƣời thứ ba.
Định nghĩa trên mang tính chung nhất của bảo hiểm, nó chỉ rõ việc ngƣời tham
gia bảo hiểm chuyển rủi ro cho ngƣời bảo hiểm (thƣờng là một tổ chức kinh doanh)

thông qua việc nộp một khoản phí để hình thành quỹ dự trữ. Khi ngƣời tham gia

9


bảo hiểm gặp khó khăn dẫn đến tổn thất, cơ quan bảo hiểm lấy quỹ dự trữ trợ cấp
hoặc bồi thƣờng thiệt hại thuộc phạm vi bảo hiểm cho ngƣời tham gia bảo hiểm
đăng ký với tổ chức bảo hiểm.
Hoạt động bảo hiểm thực chất là quá trình phân phối lại thu nhập giữa những
ngƣời tham gia nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính phát sinh khi tai nạn rủi ro gây tổn
thất đối với ngƣời tham gia bảo hiểm. Điều này thể hiện trong việc hình thành quỹ
bảo hiểm từ sự đóng phí của ngƣời tham gia bảo hiểm. Khi ngƣời tham gia bảo
hiểm gặp biến cố theo hợp đồng sẽ đƣợc quỹ bảo hiểm đền bù theo thoả thuận. Nhƣ
vậy, phần thu nhập của nhiều ngƣời sẽ đƣợc chuyển cho một ngƣời, điều này thể
hiện tính nhân văn. Quá trình phân phối lại thu nhập trong bảo hiểm đƣợc thực hiện.
Sự phân phối trong bảo hiểm là sự phân phối không đều, không bằng nhau,
nghĩa là không phải ai tham gia cũng đƣợc phân phối và phân phối một số tiền bằng
nhau. Chỉ có một số ít ngƣời tham gia bảo hiểm không may gặp rủi ro theo hợp
đồng bảo hiểm mới nhận đƣợc sự phân phối, cũng có nghĩa phân phối trong bảo
hiểm không mang tính bồi hoàn, tức là dù có tham gia đóng vào quỹ bảo hiểm
nhƣng không tổn thất thì không đƣợc phân phối. Tuy nhiên, trong các loại hình bảo
hiểm, đặc điểm này cũng thể hiện khác nhau. Cụ thể, với đa số các loại hình
BHTM, sự phân phối không mang tính bồi hoàn thể hiện rõ. Ví dụ: bảo hiểm tai
nạn, bảo hiểm cháy, nổ, bảo hiểm trách nhiệm dân sự, bảo hiểm tài sản,bảo hiểm
sức khoẻ… phần đông ngƣời mua bảo hiểm không đƣợc phân phối vì không gặp
biến cố, chỉ có một số ít ngƣời đƣợc đền bù. Trong một số dịch vụ bảo hiểm nhân
thọ đang thực hiện nhƣ bảo hiểm tuổi già, bảo hiểm Đại học, bảo hiểm khi kết hôn
(do hãng bảo hiểm quốc tế Prudential thực hiện) hoặc bảo hiểm hƣu trí trong
BHXH, tính chất bồi hoàn trong phân phối thể hiện khá rõ. Trong các hình thức bảo
hiểm này, những ngƣời tham gia bảo hiểm hầu hết đƣợc bảo hiểm khi đạt đến các

điều kiện do hai bên thoả thuận.
Qua sự phân tích trên ta thấy, hoạt động bảo hiểm dựa trên nguyên tắc "số
đông bù số ít" thể hiện trong quá trình lập quỹ dự trữ bảo hiểm cũng nhƣ quá trình

10


phân phối bồi thƣờng. Nguyên tắc này còn thể hiện tính tƣơng trợ, tính xã hội và
nhân văn sâu sắc của xã hội trƣớc rủi ro của mỗi thành viên.
Trong hoạt động kinh tế - xã hội, con ngƣời muốn tồn tại và phát triển đƣợc
trƣớc hết phải ăn, mặc, ở và đi lại… Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, ngƣời
ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm tạo ra ngày càng
nhiều thì đời sống con ngƣời ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn
minh hơn. Nhƣ vậy, việc thoả mãn nhu cầu sinh sống và phát triển của con ngƣời phụ
thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhƣng trong thực tế, con ngƣời không chỉ
lúc nào cũng gặp thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình
thƣờng. Trái lại, có rất nhiều trƣờng hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát
sinh làm cho con ngƣời ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống
khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hoặc bị tai nạn trong lao động, mất việc làm hay
khi tuổi già đến khả năng lao động hay khả năng tự phục vụ bị suy giảm… Khi rơi
vào những trƣờng hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà
mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới
nhƣ: cần đƣợc khám và điều trị khi ốm đau; tai nạn thƣơng tật nặng cần phải có ngƣời
chăm sóc nuôi dƣỡng… Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống, con ngƣời và xã
hội loài ngƣời phải tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau nhƣ: san sẻ, đùm bọc lẫn
nhau trong một nội bộ cộng đồng; đi vay, đi mƣợn hoặc dựa vào sự cứu trợ của nhà
nƣớc… Rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.
Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê nhân công trở nên phổ biến.
Lúc đầu ngƣời chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhƣng về sau đã phải cam kết bảo
đảm cho ngƣời làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu

cầu cần thiết khi ốm đau, tai nạn, thai sản… Trong thực tế, nhiều khi các trƣờng hợp
trên không xảy ra và ngƣời chủ không phải chi trả một đồng nào. Nhƣng cũng có
khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra trong một lúc nhiều khoản tiền lớn
mà họ không muốn. Vì thế mâu thuẫn chủ-thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh
buộc chủ phải thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và
có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, Nhà nƣớc đã phải đứng

11


ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng vai trò của
Nhà nƣớc, mặt khác buộc các giới chủ và giới thợ phải đóng một khoản tiền nhất
định hàng tháng đƣợc tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác suất rủi ro xảy ra đối với
ngƣời làm thuê. Số tiền đóng góp của các chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập
trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn đƣợc bổ sung từ ngân sách nhà nƣớc khi
cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động khi gặp phải những biến cố
bất lợi. Chính những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của ngƣời lao
động đƣợc dàn trải, cuộc sống của ngƣời lao động và gia đình họ ngày càng đƣợc
đảm bảo ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và đƣợc bảo vệ, sản xuất kinh
doanh diễn ra bình thƣờng, tránh đƣợc những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy,
nguồn quỹ tiền tệ tập trung đƣợc thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng, khả năng
giải quyết các phát sinh lớn của quỹ ngày càng đảm bảo.
Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên
đƣợc thế giới quan niệm là BHXH đối với ngƣời lao động. Nhƣ vậy, BHXH là sự
đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với ngƣời lao động khi họ gặp
phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình
thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho ngƣời lao động
và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
BHXH là một bộ phận quan trọng cấu thành chính sách kinh tế xã hội của
Nhà nƣớc; BHXH rất cần cho tất cả mọi giai tầng trong xã hội, bất luận là ngƣời

giàu hay nghèo, ngƣời có địa vị cao hay thấp. Xã hội nào có hệ thống BHXH phát
triển mạnh bao nhiêu thì xã hội đó càng phát triển và ổn định bấy nhiêu, làm cho
ngƣời lao động yên tâm, phấn khởi, tích cực sản xuất ra nhiều của cải vật chất cho
xã hội. Trên tinh thần ấy, theo từ điển bách khoa Việt Nam “BHXH là sự đảm bảo,
thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập cho ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc
mất thu nhập từ nghề nghiệp do bị giảm hoặc mất khả năng lao động hoặc sức lao
động không đƣợc sử dụng thông qua việc hình thành và sử dụng quỹ tài chính do sự
đóng góp của các bên tham gia BHXH, nhằm góp phần đảm bảo an toàn kinh tế cho
ngƣời lao động và gia đình họ, đồng thời góp phần bảo đảm an toàn xã hội”.

12


Ở nƣớc ta, trƣớc thời kỳ đổi mới, trên cơ sở hiến pháp năm 1946, Chính phủ
đã ban hành sắc lệnh về các chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
hƣu trí cho công nhân viên chức nhà nƣớc đó là: Sắc lệnh số 29/SL ngày 12
tháng 3 năm 1947 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký quy định chế độ trợ cấp cho công
nhân; Sắc lệnh số 76/SL ngày 20 tháng 5 năm 1950 và Sắc lệnh số 77/SL ngày
22 tháng 5 năm 1950 do Hồ Chủ tịch ký, quy định thực hiện các chế độ ốm đau,
thai sản, tai nạn lao động, hƣu trí cho cán bộ công nhân viên chức.
Tiếp theo là Nghị định số 218/CP ngày 27 tháng 12 năm 1961 của Hội đồng
Chính phủ về Điều lệ tạm thời về các chế độ BHXH đối với công nhân viên chức,
Nghị định số 161/CP ngày 30 tháng 10 năm 1964 của Hội đồng chính phủ về điều
lệ đãi ngộ đối với quân nhân. Đây là văn bản đầu tiên và quan trọng nhất về BHXH
ở nƣớc ta trong thời kỳ này, các văn bản đã quy định rõ đối tƣợng, phạm vi điều
chỉnh. Quy định các chế độ BHXH gồm 6 chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động
hay bệnh nghề nghiệp, mất sức lao động, hƣu trí, tử tuất. Quy định về quyền và
nghĩa vụ của các bên liên quan trong BHXH. Các chế độ BHXH đƣợc thiết lập dựa
trên nguyên tắc phân phối theo lao động, nhằm khuyến khích mọi ngƣời tích cực
làm việc đẩy mạnh sản xuất, góp phần ổn định lực lƣợng lao động trong nền kinh tế

quốc dân. Mức trợ cấp BHXH đƣợc căn cứ vào thời gian công tác, tuổi đời, vào
điều kiện làm việc, vào tình trạng suy giảm khả năng lao động. Mức trợ cấp BHXH
gắn chặt với tiền lƣơng và nguyên tắc phải thấp hơn mức tiền lƣơng khi làm việc.
Về tổ chức và quản lý thì Bộ Lao động thƣơng binh và Xã hội quản lý 3 chế độ mất
sức lao động, hƣu trí, tử tuất. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam quản thực hiện 3
chế độ ốm đau, thai sản, tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp.
Nghị định số 236/HĐBT ngày 18 tháng 9 năm 1985 của Hội đồng bộ trƣởng
về các chế độ BHXH đƣợc sửa chữa có tính đến các chính sách ƣu đãi đối với
những ngƣời tham gia trong hai cuộc kháng chiến và những công nhân viên chức
làm việc tại những nơi xa xôi, khó khăn gian khổ và hải đảo. Nghị định số
236/HĐBT bổ sung quy đổi thời gian công tác theo hệ số. Quyết định số 133/HĐBT

13


ngày 01 tháng 11 năm 1985 của Hội đồng bộ trƣởng là nâng tỷ lệ trợ cấp hƣu trí lên
cao nhất bằng 95% tiền lƣơng tháng trƣớc khi nghỉ hƣu.
Chính sách BHXH trong thời kỳ này còn nhiều hạn chế nhƣ: Đối tƣợng tham
gia và hƣởng các chế độ BHXH mới chỉ đƣợc thực hiện đối với công nhân viên
chức nhà nƣớc và lực lƣợng vũ trang, chính sách BHXH còn đan xen với nhiều
chính sách khác nhƣ chính sách ƣu đãi xã hội, chính sách dân số, chính sách cán
bộ... nguồn tài chính BHXH phụ thuộc chủ yếu vào ngân sách Nhà nƣớc, quan hệ
tài chính Bảo hiểm xã hội chƣa đƣợc coi trọng nhƣ thu, chi BHXH. Mặc dù vậy,
chính sách BHXH trong thời kỳ này đã cụ thể hoá đƣờng lối chính sách của Đảng,
Nhà nƣớc phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của đất nƣớc thời kỳ này.
Trong điều 140 của Bộ luật lao động của nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam quy định “Nhà nƣớc quy định về chính sách BHXH nhằm từng bƣớc mở rộng
và nâng cao việc bảo đảm vật chất, góp phần ổn định đời sống cho ngƣời lao động
và gia đình họ trong các trƣờng hợp lao động ốm đau, thai sản, hết tuổi lao động,
chết, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, mất việc làm, gặp rủi ro hoặc các khó

khăn. Chế độ BHXH là cụ thể hoá những quy định chính sách xã hội của nhà nƣớc,
quy định của các hình thức bảo đảm, những điều kiện về vật chất và tinh thần cho
ngƣời lao động và các thành viên trong gia đình họ khi gặp trƣờng hợp bị giảm hoặc
mất nguồn thu nhập. Nhà nƣớc ta coi BHXH là một chính sách quan trọng xuyên suốt
quá trình phát triển kinh tế xã hội.
Từ ngày thành lập BHXH, ngày 26 tháng 1 năm 1995 Chính phủ ban hành
điều lệ BHXH kèm theo Nghị định 12/CP đối với ngƣời lao động làm việc trong các
thành phần kinh tế và BHXH đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ
quan, binh sỹ quân đội nhân dân và công an nhân dân. Điều lệ BHXH bao gồm 5
chế độ cụ thể nhƣ sau:
- Chế độ ốm đau.
- Chế độ thai sản.
- Chế độ tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp.
- Chế độ hƣu trí.
- Chế độ tử tuất.

14


Về đối tƣợng BHXH đƣợc áp dụng đối với ngƣời làm công ăn lƣơng trong các
thành phần kinh tế, mở rộng đối tƣợng đến xã viên hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp,
dịch vụ, nông nghiệp, ngƣ nghiệp, lao động tự do… thành lập quỹ BHXH độc lập với
ngân sách nhà nƣớc, từng bƣớc thực hiện việc cân đối quỹ BHXH. Quỹ BHXH có 3
nguồn đóng góp là Nhà nƣớc, chủ sử dụng lao động và ngƣời lao động trong đó:
+ Ngƣời lao động đóng góp bằng 5% tiền lƣơng hàng tháng.
+ Ngƣời chủ sử dụng lao động đóng bằng 15% tổng quỹ lƣơng của doanh nghiệp.
Ngày 12 tháng 11 năm 1998 Chính phủ ban hành Nghị định 93/1998/NĐ-CP sửa
đổi bổ sung một số điều của điều lệ BHXH ban hành kèm theo Nghị định số 12/CP
ngày 26 tháng 01 năm 1995 và Nghị định số 94/1999/NĐ-CP ngày 8 tháng 9 năm
1999 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều lệ của Điều lệ BHXH đối với sỹ quan,

quân nhân chuyên nghiệp, hạ sỹ quan, binh sỹ quân đội và công an nhân dân ban
hành kèm theo Nghị định số 45/CP ngày 15 tháng 7 năm 1995.
Điều lệ BHXH quy định rõ chức năng quản lý Nhà nƣớc về BHXH và chức
năng hoạt động sự nghiệp BHXH, quản lý Nhà nƣớc về BHXH do Bộ lao động thƣơng binh và xã hội đảm nhiệm, việc tổ chức quản lý thực hiện pháp luật BHXH
do BHXH Việt Nam đảm nhiệm.
Ngày 24 tháng 1 năm 2002 Chính phủ ra quyết định số 20/2002/QĐ-TTg về
việc chuyển giao BHYT sang BHXH Việt Nam quản lý, ngày 06 tháng 01 năm 2003
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 100/NĐ - CP quy định về chức năng nhiệm vụ
và quyền hạn của BHXH Việt Nam sau khi tiếp nhận cơ quan BHYT sang. Với việc
ban hành Điều lệ BHXH mới, chính sách BHXH đã thể chế hóa đƣờng lối của Đảng,
phù hợp với thời kỳ mới góp phần ổn định đời sống cho ngƣời hƣởng BHXH, giảm
dần bao cấp ngân sách Nhà nƣớc, mở rộng đối tƣợng tham gia BHXH.
Luật Bảo hiểm xã hội đƣợc Quốc hội khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua đã ghi
rõ: Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của
ngƣời lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, thất nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng
vào quỹ bảo hiểm xã hội.

15


Chính sách BHXH đã đƣợc xây dựng phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội,
thực hiện sự công bằng về quyền đƣợc hƣởng trợ cấp của mọi ngƣời lao động, thực
hiện quan hệ hữu cơ giữa nghĩa vụ về đóng góp và quyền lợi hƣởng thụ về BHXH,
mở rộng mạng lƣới trợ cấp BHXH đến mọi ngƣời lao động nhằm bảo đảm an toàn
xã hội.
* Vai trò của bảo hiểm xã hội
BHXH chiếm một vị trí quan trọng nhất và là thành phần chính của hệ thống
bảo trợ xã hội ở các nƣớc trên thế giới. Nhiều nƣớc hiện nay, các nguồn thu về đóng
góp BHXH chiếm đến 10% GDP và chi cho các chế độ BHXH chiếm tỷ trọng đến

60 - 70 % tổng chi tiêu cho các hoạt động bảo đảm xã hội của toàn quốc gia.
Ở Việt Nam, BHXH là một chính sách lớn của Đảng và Nhà nƣớc góp phần
bảo đảm ổn định đời sống cho ngƣời lao động, ổn định chính trị, trật tự xã hội, thúc
đẩy sự nghiệp xây dựng đất nƣớc, bảo vệ Tổ quốc. BHXH đã đƣợc Nhà nƣớc quan
tâm ngay từ ngày đầu thành lập và đƣợc thể chế hoá bằng các sắc lệnh của Chính phủ.
Chính sách này đã giúp cho đội ngũ công nhân viên chức và những ngƣời làm việc
trong lực lƣợng vũ trang yên tâm, hăng say công tác, góp phần không nhỏ vào việc đấu
tranh thống nhất nƣớc nhà.
Ngày nay, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế sang cơ chế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, quỹ BHXH ở Việt Nam đã đƣợc thành lập một cách độc
lập với ngân sách Nhà nƣớc và triển vọng trở thành nguồn chủ yếu trong việc đảm
bảo các nhu cầu chi của BHXH trong tƣơng lai.
Đối với ngƣời lao động có rất nhiều rủi ro đều có thể xảy ra đối với bất cứ
ngƣời lao động nào, tại bất cứ thời điểm nào. Dƣới tác động của nền kinh tế thị
trƣờng, những bất cập về mặt xã hội và những rủi ro này có xu hƣớng xảy ra thƣờng
xuyên và có tính chất phổ biến hơn vì thị trƣờng lao động và sản xuất kinh doanh
của các doanh nghiệp luôn vận động và đứng trƣớc sự kém ổn định và bền vững.
Khi rủi ro xảy ra đối với những ngƣời lao động sẽ gây cho họ những khó khăn cả về
vật chất và tinh thần, ảnh hƣởng không tốt không chỉ cho chính ngƣời lao động, gia
đình họ mà còn cả cộng đồng và xã hội loài nguời. BHXH với tƣ cách là một trong

16


những chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nƣớc sẽ góp phần trợ giúp cho những
ngƣời lao động đang gặp phải rủi ro, bất hạnh, nhanh chóng khắc phục những khó
khăn bằng cách tạo cho họ những thu nhập thay thế, những điều kiện sinh hoạt
thuận lợi… giúp họ ổn định cuộc sống, yên tâm trong công tác, tạo cho họ niềm tin
vào tƣơng lai, từ đó góp phần quan trọng vào việc tăng năng suất lao động cũng nhƣ
tinh thần nỗ lực vì sự phát triển của doanh nghiệp, cơ quan họ đang làm việc nói

riêng và cho toàn xã hội nói chung.
Đối với ngƣời sử dụng lao động, để có đƣợc sản phẩm phục vụ cho cuộc sống
của con ngƣời và sự phát triển của xã hội thì cần phải có ngƣời tạo ra sản phẩm và
nhờ vào quá trình lao động sản xuất để tạo ra sản phẩm cần thiết cho con ngƣời, cho
xã hội. Những ngƣời biết vận dụng sức lao động để sản xuất ra sản phẩm, đó chính
là những ngƣời chủ sử dụng lao động. Muốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh
đƣợc đảm bảo thì ngƣời chủ phải tạo đƣợc mối quan hệ tốt với ngƣời lao động, giải
quyết những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình đối với ngƣời lao động
thật tốt để họ yên tâm lao động sản xuất và có niềm tin vào cuộc sống. Từ đó, họ lao
động sản xuất hăng hái hơn, tạo ra nhiều sản phẩm tốt hơn làm cho quá trình sản
xuất kinh doanh của ngƣời chủ sử dụng lao động hoạt động đạt kết quả cao. Muốn
vậy, ngƣời chủ sử dụng lao động phải tham gia đóng BHXH cho những ngƣời lao
động của mình để có thể đảm bảo những khoản chi trả cần thiết, kịp thời đến ngƣời
lao động khi họ gặp những rủi ro bất trắc. Việc tham gia đóng BHXH cho ngƣời lao
động của ngƣời chủ sử dụng lao động đã góp phần vào quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp ngày càng phát triển hơn, nâng cao năng suất, hiệu
quả lao động sản xuất của doanh nghiệp cũng nhƣ nâng cao thu nhập cho ngƣời lao
động và góp phần vào sự phát triển của đất nƣớc.
Đối với xã hội, trước hết nếu BHXH là một loại dịch vụ. Hoạt động BHXH
giống nhƣ một “doanh nghiệp” sản xuất ra những dịch vụ “bảo hiểm” cho ngƣời lao
động, một loại dịch vụ cần cho mọi ngƣời chứ không phải chỉ là cán bộ, công nhân
viên chức. Khi các tổ chức này sản xuất và cung ứng ngày càng nhiều loại dịch vụ
bảo hiểm, đáp ứng đa dạng các nhu cầu của ngƣời dân, thì giá trị của những dịch vụ

17


×