MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
CÔNG TY XÀ PHÒNG HÀ NỘI
3.1.Định hướng phát triển của công ty trong thời gian tới.
Bên cạnh việc tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại công ty cũng
đã vạch định phương hướng, chiếnlược phát triển kinh doanh cho thời gian tới.
Một trong những chiến lược kinh doanh chủ yếu của công ty là sản xuất mặt
hàng chủ lực, đồng thời cũng song song tiến hành chiến lược đa dạng hoá loại
hình kinh doanh. Bắt đầu từ năm 2001 công ty đang có phương hướng xắp xếp,
đào tạo và đào tạo lại CB nhằm gia tăng sức mạnh của đội ngũ quản lý, cải tạo,
sửa chữa và nâng cấp các dây chuyền công nghệ, nhà xưởng để tăng cường cho
việc thực hiện đúng kế hoạch và chiến lược kinh doanh. Cũng trong năm 2001
công ty có phương hướng thực hiện hợp đồng gia công nước rửa chén với công
ty Lever VN, tiến hành cho thuê kho và thực hiện ĐT nhà kho số 2, xưởng sản
xuất chai nhựa Silicat...
Trong chiến lược dài hạn của mình, bên cạnh việc tăng cường quản lý sản
phẩm về chất lượng nhằm đưa ra thị trường những sản phẩm có chất lượng cao,
đồng đều công ty cũng đang cố gắng để thực hiện chiến lược chiếm lĩnh thị
trường. Về vấn đề này một trong những mặt hạn chế của công ty là việc chiếm
lĩnh thị trường còn yếu (hiện nay các sản phẩm của công ty mục đích sản xuất
chủ yếu là để xuất khẩu) chỉ chiếm khoảng 30% trong khi nhu cầu trong nước
về sản phẩm của công ty là rất lớn. Một trong những phương hướng quan trọng
nhất trong thời gian tới của Công ty Xà phòng Hà nội là việc đưa ra hệ thống
tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện việc quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn ISO 9002, tạo ra được lợi thế cho công ty trong việc tiêu thụ và chiếm
lĩnh thị trường.
3.2.Một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính
ở Công ty Xà phòng Hà nội.
Trong quá trình phân tích tình hình tài chính của Công ty Xà phòng Hà nội,
thấy được khả năng và những vấn đề còn tồn tại của công ty đồng thời cũng
thấy được những khó khăn do điều kiện khách quan mang lại ảnh hưởng như
thế nào đến kết quả tài chính của công ty. Trong giới hạn hiểu biết của mình em
xin mạnh dạn giới thiệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện tình hình tài chính
của Công ty Xà phòng Hà nội như sau:
3.2.1.Bảo toàn nguồn vốn hiện có đồng thời năng cao khả năng
huy động vốn.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng mỗi DN muốn hoạt động sản xuất kinh
doanh thì vấn đề cần có hàng đầu là nguồn vốn, và mỗi DN muốn duy trì và
phát triển được thì vấn đề là không chỉ bảo toàn được nguồn vốn hiện có mà
phải không ngừng mở rộng quy mô vốn, đồng thời phải huy động thêm các
1
nguồn vốn mới. Có quy mô vốn đủ lớn DN mới có điều kiện để tiến hành hoạt
động sản xuất kinh doanh và cạnh tranh trên thị trường.
Trên thực tế, tínhđến cuối năm 2000 tổng NVKD của công ty là 39 613,
388 triệu đồng so với các năm 1998 và 1999 hầu như không tăng. Trong khi đó
các đối thủ cạnh tranh với ưu thế có NV lớn đã tiến hành các chính sách
khuyếch đại đồng thời mở rộng thị trường và quảng cáo ồ ạt. Đây là một yếu tố
bất lợi cho công ty. Vấn đề đặt ra ở đây là công ty phải làm thế nào để sử dụng
đồng vốn có hiệu quả nhất, đảm bảo được việc bảo toàn vốn nhưng đồng thời
cũng phải có biện pháp để nângcao khả năng huy động vốn.
Về việc bảo toàn vốn: các sản phẩm đang được sản xuất công ty phải đảm
bảo về chất lượng của sản phẩm như các loại kem, xà phòng giặt, xà bông,
nước rửa chén... song song với việc thực hiện chính sách phân phối sản phẩm
tới tận tay người tiêu dùng với giá cả hợp lý. Mặt khác tiến hành cạnh tranh với
các đối thủ về giá cả, mẫu mã...
Về việc huy động vốn: tuỳ theo điều kiện cụ thể của công ty mà các nhà
quản lý đề ra các biện pháp huy động phù hợp. Hiện nay NV dài hạn của công
ty là vốn do NN cấp và nguồn tài trợ nội bộ, tuy nhiên vẫn chưa đủ đáp ứng
cho nhu cầu kinh doanh của đơn vị. Công tycần có một số giải pháp để nâng
cao khả năng huy động vốn như sau:
-Đề nghị NN cấp vốn bổ xung để giải quyết tiình trạng khó khăn và mở rộng
quy mô sản xuất trong giai doạn 2001 - 2006.
-Xử lý dứt điểm một số TSCĐ không cần dùng đã hư hỏng hay đã cũ, lạc hậu
không thích hợp đưa vào sản xuất trong giai đoạn hiện nay nhằm thu hồi vốn cố
định để bổ xung mới vào NVKD.
-Huy động vốntừ các CB CNV trong công ty với các chính sách ưu đãi. Việc
huy động vốn trong nội bộ công ty vừa có vốn để phát triển sản xuất, vừa có
điều kiện để giải quyết việc làm cho người lao động.
-Khuyến khích các đối tác cùng bỏ vốn đầu tư. Đây là một biện pháp rất tốt,
nếu thành công công ty vừa có thể mở rộng sản xuất đồng thời có thể tranh thủ
được kỹ thuật của các đối tác. Tuy nhiên đây cũng là một công việc khó khăn
đồi hỏi công ty phải có chính sách tín dụng hợp lý cũng như các chính sách
khác...
3.2.2.Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động và tăng cường công tác quản
lý tài sản lưu động.
Tính độc lập về sự vận động của VLĐ đến vốn VTHH làm cho công tác sử
dụng , tổ chức và quản lý VLĐ là một công tác riêng biệt. Công tác quản lý
VLĐ phải đảm bảo được 2 yêu cầu là thoả mãn yêu cầu cho quá trình sản xuất -
kinh doanh đồng thời phải tiết kiệm ở mức tối đa. Việc quản lý vốn ở đây thực
chất là quản lý sản xuất, quản lý tiền mặt, quản lý NVL, quản lý hàng tồn kho...
Để làm tốt công tác này công ty cần thực hiện các biện pháp:
2
-Thông qua việc tìm hiểu thị trường để dự báo nhu cầu của thị trường, tử đó
đưa ra kế hoạch sản xuất phù hợp.
-Tiến hành điều độ công việc, chia nhỏ công việc và giao cho từng người thực
hiện với những yêu cầu về thời gian, tiến độ cũng như chất lượng công việc.
-Tiến hành kiểm tra, kiểm soíat thường xuyên công việc, phát hiện kịp thời
những vi phạm và đưa ra những biện pháp khắc phục.
Nếu tổ chức tốt quá trình sản xuất thì cũng được coi là một giải pháp nhằm
đảm bảo cho quá trình hoạt động được thông suốt, đảm bảo sự phối hợp nhịp
nhàng giữa các bộ phận nhằm hạn chế tối đa tình trạng ngừng việc của MMTB,
hạn chế tình trạng ứ đọng VT...
Bên cạnh việc việc quản lý tốt công tác sản xuất cũng cần phải chú ý đến
TSLĐ, cụ thể :
-Xác định đúng nhu cầu VLĐ cần thiết cho từng kỳ sản xuất kinh doanh nhằm
huy động hợp lý cho các NV bổ xung. Cần phải nhận thấy rằng việc xác định
đúng nhu cầu VLĐ là rất quan trọng, tránh tình trạng tiếu VKD nhưng lại thừa
VLĐ.
-Phát triển công tác marketing, tăng cường các kênh phân phối sản phẩm, đẩy
nhanh quá trình quay vòng của vốn song song với việc đảm bảo chất lượng
cũng như mẫu mã sản phẩm phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng.
-Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ quá trình đảm bảo cho quá trình kinh
doanh được đảm bảo đúng kế hoạch.
-Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng VT theo định mức nhằm giảm thiểu chi phí
trong giá thành sản phẩm.
-Tổ chức tốt quá trình lao động, định mức lao động, tạo điều kiện thuận lợi cho
công nhân thực hiện công việc. Nếu điều kiện cho phép công ty có thể trang bị
máy móc hỗ trợ cho công nhân trong quá trình lao động.
Như vậy, xuất phát từ thực trạng tài chính của công ty việc nâng cao hiệu
quả sử dụng VLĐ cần một giải pháp cơ bản và quan trọng nhất . Đó là việc tiết
kiệm cho phí nhằm nâng cao sức sinh lời của vốn. Đây là một giải pháp hữu
hiệu và có thể được thực hiện trong khả năng của công ty. Cụ thể là việc tiết
kiệm chi phí trong XDCB, tăng cường quản lý và thực hiện các biện pháp kỹ
thuật nhằm giảm tiêu hao vật chất. Áp dụng các biện pháp hiện đại để tính
toán... Đồng thời cũng phải chú trọng đến việc an toàn trong sản xuất và có chế
độ đãi ngộ thoả đáng với người lao động.
3.2.3.Nâng cao khả năng thanh toán của công ty.
Khả năng thanh toán là một chỉ tiêu rất quan trọng trong việc quản lý tình
hình tài chính của công ty. Nếu khả năng thanh toán của công ty là cao chứng
tỏ công tác tài chính được thực hiện tốt. Khả năng thanh toán là đối tượng quan
tâm chủ yếu của các đối tác có quan hệ tài chính với công ty như các ngân
hàng, các nhà cung cấp, các nhà đầu tư... Vì vậy việc nâng cao khả năng thanh
3
toán sẽ làm cho tình hình tài chính khả quan hơn, đồng thời công ty cũng củng
cố được mối quan hệ với các đối tác.
Tính đến cuối năm 2000 tổng số nợ phải trả của công ty là 15 830, 031 272
triệu đồng chiếm 39% số TS của công ty. Hơn nữa trong tổng số nợ phải trả thì
nợ ngắn hạn chiếm 83%. Với số nợ này tuy công ty vẫn đảm bảo được khả
năng thanh toán nhưng việc mất cân đối trong cơ cấu nợ ảnh hưởng rất lớn đến
khả năng thanh toán. Thực tế để có thể nâng cao khả năng thanh toán thì công
ty có thể thực hiện một số giải pháp:
-Chuyển các khoản nợ ngắn hạn sang dài hạn (trong khả năng có thể của công
ty) thay vì việc huy động vốn từ bên ngoài. Ví dụ như công ty có thể vay vốn ở
các ngân hàng, các tổ chức tài chính... với thời gian đáo hạn dài hơn, đảm bảo
cho sự an toàn về tài chính của công ty. Giả sử công ty có thể chuyển 30% nợ
ngắn hạn sang nợ dài hạn, như vậy sẽ cải thiện được một số chỉ tiêu trong khả
năng thanh toán như tỷ suất thanh toán hiện hành, tỷ suất thanh toán nhanh...
-Tăng tỷ trọng vốn bằng tiền trong tổng TSLĐ. Trong điều kiện lượng TSLĐ
không đổi, công ty muốn tăng tỷ trọng vốn bằng tiền thì phải giảm các loại
TSLĐ khác như các khoản phải thu, hàng tồn kho... Thông thường trong hoạt
động sản xuất kinh doanh dù muốn hay không các khoản phải thu phải có thời
gian cần thiết mới có thể thu hồi, nhưng hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ
trọng quá cao (khoảng6 799, 472 triệu đồng). Việc giải phóng bớt hàng tồn kho
có thể đem lại cho công ty một khoản vốn bằng tiền.
3.2.4.Nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ - VCĐ.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, TSCĐ là loại công cụ không thể thiếu.
Có thể dễ dàng nhận thấy vai trò quan trọng của nó đối với sản phẩm được sản
xuất, nhất là về chất lượng của sản phẩm - yếu tố hàng đầu của sản xuất. TSCĐ
của quá trình sản xuất được thể hiện trong các loại MMTB, phương tiện vận
tải, dây chuyền công nghệ, nhà xưởng, đất đai...
Chính vì vậy mà hiệu quả sử dụng TSCĐ hay VCĐ nói chung là rất quan trọng
đối với mỗi công ty cũng như đối với hiệu quả của toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh.
Đối với Công ty Xà phòng Hà nội nói riêng do đặc điểm của công ty là một
đơn vị sản xuất kinh doanh, tổng giá trị TSCĐ - VCĐ chiếm trong tổng NV của
công ty là 71,1% (tính đến cuối năm 2000 là 40 162, 667 triệu đồng) là khá cao
so với mức trung bình của toàn ngành. Trong năm 2000 hiệu suất sử dụng VCĐ
của công ty đạt 2,71% , tỷ suất lợi nhuận VCĐ đạt 0,028 (tức là mỗi đồng VCĐ
BQ có thể tạo ra được 0,028 đồng lợi nhuận trước thuế). Đây tuy là một thành
công của công ty nhưng kết quả chư phải là cao. Trong thời gian tới công ty
nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng VCĐ, cụ thể công ty cần phải chú ý đến
một số giải pháp chủ yếu sau:
4
-Trước tiên cần phải xắp xếp đây chuyền sản xuất hợp lý sao cho khai thác hết
công suất thiết kế, nâng cao hiệu quả sử dụng MMTB, sử dụng triệt để diện tích
sản xuất nhằm giảm chi phí khấu hao cho VCĐ.
-Xử lý dứt điểm những TSCĐ không cần dùng hay những TSCĐ hư hỏng chờ
thanh lý nhằm thu hồi VCĐ chưa sử dụng vào luân chuyển bổ xung thêm vốn
vào hoạt động sản xuất kinh doanh.
-Phân cấp quản lý TSCĐ cho các phân xưởng, các bộ phận trong nội bộ công ty
nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong công tác quản lý. Chấp hành theo
quy chế sử dụng, bảo dưởng, sửa chữa TSCĐ.
-Thường xuyên quan tâm đến việc bảo toàn VCĐ, quản lý TSCĐ chặt chẽ về
mặt hiện vật, tránh tình trạng để mmất mát, hư hỏng TSCĐ trước thời hạn, tiến
hành trích khấu hao TSCĐ sát với thực tế...
Với tỷ trọng TSCĐ chiếm 71,1% so với tổng NV hoạt động của công ty nên
việc quản lý TSCĐ ở công ty cũng gặp nhiều khó khăn. Tuy trong thời gian vừa
qua công ty đã nâng cấp được phân xưởng nước rửa chén và phân xưởng carton
nhưng vẫn còn nhiều nhà kho đã xuống cấp, việc sử dụng chưa khai thác hết
tiềm năng và chưa đạt hiệu quả. Trước mắt để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ
công ty nên thanh lý những TSCĐ đã cũ để thu hồi VCĐ cho đầu tư mới. Bên
cạnh đó công tác trích khấu hao chính xác và phù hợp với thực tế là điều rất
quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng VCĐ...
3.2.5.Tập trung cho chiến lược đa dạng hoá loại hình kinh doanh.
Để có thể đảm bảo an toàn cho đồng vốn kinh doanh, trong thực tế các DN
ít khi chỉ đầu tư vào một loại hình mà thường đầu tư kinh doanh ở nhiều loại
hình khác nhau bên cạnh việc sản xuất kinh doanh chính của đơn vị. Đó là các
loại hình kinh doanh như liên doanh - liên kết,cho thuê TSCĐ, thuê tài chính...
và được gọi là các hoạt động tài chính nhằm tăng thêm thu nhập cho đơn vị.
Tuy nhiên khi quyết định đầu tư vào một loại hình kinh doanh mới công ty cần
phải có sự cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những rủi ro có thể gặp phải. Điều này
đòi hỏi các nhà quản lý phải có sự nhanh nhạy, linh hoạt trong công tác quản lý
cũng như khả năng nắm bắt nhu cầu thị trường. Tập trung cho chiến lược đa
dạng hoá loại hình kinh doanh sẽ tạo cơ hội cho công ty tăng lợi nhuận, chia sẻ
rủi ro cho các loại hình kinh doanh khác nhau..
Theo Báo cáo lưu chuyển tiền tệ năm 2000, tính đến cuối năm lưu chuyển
tiền từ hoạt động tài chính của công ty gồm tiền thu do đi vay là 2 985, 794
triệu đồng, tiền thu từ lãi tiền gửi là 3 021, 108 125 triệu đồng, số tiền công ty
đã hoàn được vốn cho các chủ sở hữu, chi hoạt động tài chính là -3 022, 408
triệu đồng.
Có thể thấy rằng trong điều kiện hiện nay việc đa dạng hoá loại hình kinh
doanh là cần thiết. Việc này vừa có thể tăng thu nhập cho công ty lại có thể
củng cố hay tăng thêm mối quan hệ của công ty đối với bên ngoài. Tuy vậy, đối
5