Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Đồ án môn QTKD

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.58 KB, 33 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh để tồn tại và phát tri ển gi ữa các
doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên phức tạp và mang tính kh ốc
liệt. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một
cách khoa học và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản ph ẩm và h ạ giá thành
sản xuất, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghi ệp. Đ ể qu ản lý tổ chức
sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi h ỏi các doanh nghi ệp
phải có những thông tin chi tiết, chính xác về tất cả các khoản mục chi phí.
Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng lo ại s ản
phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan tr ọng,
giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong ki ểm soát chi phí
và quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn không ngừng c ải
thiện quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản ph ẩm. Đồng
thời Công ty đã chú trọng đến công tác hạch toán chi phí và tính giá thành s ản
phẩm, đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh
của Công ty. Xuất phát từ vai trò và tầm quan tr ọng của việc h ạch toán chi phí
và tính giá thành sản phẩm với sự cần thiết phải nâng cao hi ệu qu ả s ản xu ất
kinh doanh tại doang nghiệp, em chọn đề tài “Xây dựng kế hoạch giá thành và
đề xuất biện pháp hạ giá thành sản phẩm của Công ty cổ phần mía đường
Lam Sơn.”. Nội dung bao gồm :
Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành s ản ph ẩm trong s ản
xuất kinh doanh
Chương 2 : Khái quát chung về công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Chương 3 : Xây dựng kế hoạch giá thành và đề xuất bi ện pháp hạ giá thành
sản phẩm của Công ty

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 1



Chương 1: Cơ sở lý luận về chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm trong sản xuất kinh doanh
1.1. Khái niệm và phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là biểu hiệu bằng tiền của toàn
bộ hao phí lao động sống, lao động vật hóa và các khoản chi phí khác mà
doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện mọi hoạt động sản xuất kinh doanh,
trong một thời kỳ nhất định. Trong đó hao phí về lao động sống là các khoản
tiền công mà doanh nghiệp phải trả cho cán bộ công nhân viên. Còn hao phí
lao động vật hóa là những khoản hao phí về nguyên vật li ệu, nhiên li ệu, hao
mòn máy móc thiết bị… Các chi phí này phát sinh có tính chất thường xuyên và
gắn liền với quá trình sản xuất
Chi phí sản xuất gồm 12 khoản mục:
- Tiền lương : là tiền doanh nghiệp trả cho người lao động được tính vào giá
thành khi họ tham gia vào quá trình hoạt động sản xuất của doanh nghi ệp
tuân theo quy định của pháp luật.
Rl=Gtl.Q(đồng/năm)
Trong đó:

Gtl : đơn giá tiền lương để sản xuất cho 1 đơn vị sản phẩm.
Q : khối lượng sản phẩm.

Rl=(1-Kbh)[Lcb*Ncb*Nk(1+K)+(Lcb*Ncb*P)/22.5]+Pt*Tt
Trong đó:

Lcb : lương cấp bậc
Ncb : số lượng cán bộ
Kbh : hệ số tính bảo hiểm


Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 2


Nk : khoản phụ cấp
K : các khoản phụ cấp liên quan đến ti ền l ương,làm vi ệc đ ộc h ại
Pt:mức thưởng
Tt: thời gian thưởng
- Bảo hiểm xã hội
Rbhxh=Kbhxh* Rl
Kbhxh là 18% tính trong giá thành (doanh nghiệp trả cho người lao động)
8% không tính trong giá thành (ng ười lao đ ộng tr ả).
Thay đổi theo chế độ bảo hiểm xã hội mà bộ thương binh xã hội quy định.
- Khấu hao tài sản:
Khấu hao theo đường thẳng:
R= ( nguyên giá- giá trị còn lại dự kiến ) / th ời gian tính kh ấu hao
= ( K - Sdt ) / Tkh
- Tiền ăn tiêu vặt được tính theo quy định bởi cơ chế chi tiêu n ội b ộ m ỗi
doanh nghiệp thay đổi theo từng thời kỳ
Tiền ăn = định mức * số người * số ngày được ăn * số tháng 1ng/1 ngày.
- Chi phí sửa chữa : là việc doanh nghiệp bỏ ra đ ể phục hồi tính năng ho ạt
động của tài sản,thiết bị như thiết kế.
Dựa vào hố sơ kỹ thuật đơn giá của phụ tùng thay th ế được tính theo t ỷ l ệ %
nguyên giá kỹ thuật.
R sửa chữa=Rsc(đồng/năm) * K nằm từ 0.5%-4%.
- Bảo hiểm tài sản = tỷ lệ % nguyên giá từ 0.9-3.4% tùy theo tài sản.
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 3



- Chi phí đang kiểm : tùy theo loại hình hoạt đ ộng mà có những l ệ phí t ương
ứng.
- Chi phí vật liệu chính = định mức tiêu hao * sản lượng (đồng/năm)
=ĐxQ
- Vật liệu phụ: Là những thứ chỉ có tác động phụ trợ trong sản xuất và chế tạo
sản phẩm nhằm làm tăng chất lượng của nguyên vật liệu chính ho ặc tăng
chất lượng của sản phẩm sản xuất ra
- Chi phí năng lượng = định mức x đơn giá x khối lượng sản phẩm.
- Chi phí quản lý 60-80% quỹ tiền lương.
- Chi phí khác là khoản chi phí hợp lý nằm ngoài những đi ều kho ản trên nh ư
tiếp khách,chi phí đào tạo huấn luyện và những chi phí khác(50-70% quỹ ti ền
lương).
1.1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh trong DN bao gồm rất nhiều yếu tố chi phí khác
nhau, sự khác nhau cả về nội dung kinh tế cũng như nguồn hình thành. Phân
loại chi phí một cách đúng đắn có ý nghĩa rất l ớn trong việc nâng cao ch ất
lượng sản phẩm, kiểm tra và phân tích kinh tế trong quá trình s ản xuất của
Doanh nghiệp. Tùy thuộc theo yêu cầu quản lý và công tác hạch toán mà có
cách phân loại chi phí khác nhau.
- Phân loại chi phí sản xuất theo yếu tố chi phí
Cách phân loại này giúp cho việc xây dựng và phân tích định mức v ốn l ưu đ ộng
cũng như việc lập, kiểm tra và phân tích dự toán chi phí.
+ Yếu tố nguyên liệu, vật liệu: bao gồm toàn b ộ giá trị nguyên vật li ệu chính,
vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất kinh doanh.
+Yếu tố nhiên liệu, động lực sử dụng vào quá trình sản xuất kinh doanh trong
kỳ (trừ số dùng không hết nhập lại kho và phế liệu thu hồi).
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15


Page 4


+ Yếu tố tiền lương và các khoản phụ cấp lương: phản ánh tổng số tiền lương
và phụ cấp mang tính chất lượng phải trả cho người lao động.
+ Yếu tố BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn trích theo tỷ lệ quy định trên tổng
số tiền lương và phụ cấp lương phải trả lao động.
+ Yếu tố khấu hao TSCĐ: phản ánh tổng số khấu hao TSCĐ phải trích trong kỳ
của tất cả TSCĐ sử dụng cho sản xuất kinh doanh trong kỳ.
+ Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài: là toàn bộ số ti ền phải trả cho các d ịch v ụ,
đã sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ, do các đ ơn v ị khác ở
bên ngoài cung cấp .
+ Yếu tố chi phí khác bằng tiền: phản ánh toàn bộ chi phí khác b ằng ti ền khác
chưa phản ánh vào các yếu tố trên dùng vào hoạt động s ản xuất kinh doanh
trong kỳ.
- Phân loại chi phí sản xuất theo khoản mục chi phí trong giá thành s ản
phẩm
Căn cứ vào ý nghĩa của chi phí trong giá thành s ản ph ẩm và đ ể thu ận ti ện cho
việc tính giá thành toàn bộ, cách phân loại này dựa vào công d ụng c ủa chi phí
và mức phân bổ chi phí cho từng đối tượng.
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là toàn bộ chi phí nguyên v ật li ệu đ ược s ử
dụng trực tiếp cho quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm, lao vụ, dịch vụ.
+ Chi phí nhân công trực tiếp: bao gồm ti ền lương và các kho ản ph ải tr ả tr ực
tiếp cho công nhân sản xuất, các khoản trích theo ti ền lương c ủa công nhân
sản xuất như kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…
+ Chi phí sản xuất chung: là các khoản chi phí s ản xu ất liên quan đ ến vi ệc
phục vụ và quản lý sản xuất trong phạm vi các phân xưởng đội sản xuất.

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15


Page 5


+ Chi phí bán hàng: là chi phí phát sinh trong quá trình tiêu th ụ hàng hoá nh ư
tiền lương, các khoản phụ cấp trả cho nhân viên bán hàng, chi phí thuê c ửa
hàng, chi phí bảo hành, quảng cáo, khuyến mãi…
+ Chi phí quản lý doanh nghiệp: là các khoản chi phí liên quan đ ến vi ệc ph ục
vụ và quản lý sản xuất kinh doanh có tính chất chung c ủa toàn doanh nghi ệp,
như chi phí về công cụ dụng cụ, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí phục vụ cho b ộ
máy quản lý, chi phí tiếp khách, hội họp, lương và phụ cấp của đội ngũ quản lý
doanh nghiệp.
- Phân loại theo mối quan hệ với khối lượng sản phẩm sản xuất
Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất kinh doanh đ ược phân thành chi phí
khả biến và chi phí bất biến.
+ Chi phí khả biến: Là những chi phí biến động trực ti ếp theo s ự thay đ ổi
(tăng hoặc giảm) của sản lượng sản phẩm, hàng hoá hoặc doanh thu tiêu th ụ
như chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí tiền lương của công nhân tr ực ti ếp,
tiền hoa hồng bán hàng …
+ Chi phí bất biến (chi phí cố định hay định phí): Là những chi phí không thay
đổi hoặc thay đổi ít khi khối lượng sản phẩm sản xuất (hay tiêu th ụ) tăng
hoặc giảm như chi phí khấu hao TSCĐ theo phương pháp đường thẳng; chi phí
bảo hiểm; chi phí trả lương cho các nhà quản lý, các chuyên gia; các khoản
thuế; khoản chi phí thuê tài chính hoặc thuê bất động s ản; chi phí b ảo hi ểm
rủi ro, chi phí điện thắp sáng doanh nghiệp.
- Phân loại chi phí theo tập hợp chi phí vào các đối tượng chịu chi phí
+ Chi phí trực tiếp : là những chi phí liên quan trực tiếp đến từng đối tượng kế
toán tập hợp chi phí. Chúng ta có thể quy nạp trực ti ếp cho từng đ ối tượng
chịu chi phí căn cứ vào chứng từ ban đầu. Loại chi phí này th ường chi ếm t ỷ
trọng lớn trong chi phí, chúng dễ nhận biết và hạch toán chính xác.


Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 6


+ Chi phí gián tiếp : là các loại chi phí có liên quan đ ến nhi ều đ ối t ượng k ế
toán tập hợp chi phí nên không thể quy nạp trực tiếp mà phải tập h ợp, quy
nạp cho từng đối tượng theo tiêu chuẩn phù hợp.
1.1.3. Ý nghĩa của công tác quản lý chi phí sản xuất trong quá trình ho ạt
động kinh doanh
- Chỉ tiêu của doanh nghiệp là sự chi ra, sự giảm đi thuần túy của tài s ản,
không để các khoản đó dùng vào việc gì và dùng như thế nào? chỉ tiêu trong kỳ
của doanh nghiệp bao gồm chỉ tiêu cho các quá trình mua hàng, quá trình s ản
xuất kinh doanh, chỉ tiêu cho quá trình mua hàng làm tăng tài s ản c ủa doanh
nghiệp, còn chỉ tiêu cho quá trình sản xuất kinh doanh làm cho các kho ản tiêu
dùng cho quá trình sản xuất kinh doanh tăng lên
Chi phí trong kinh doanh bao gồm toàn bộ phần tài s ản tiêu dùng h ết cho quá
trình sản xuất kinh doanh trong kỳ, số chỉ tiêu dùng cho quá trình s ản xu ất
kinh doanh trong kỳ và số chỉ tiêu dùng cho quá trình s ản xu ất tính nh ập ho ặc
phân bổ vào chi phí trong kỳ. Ngoài ra, khoản chi phí ph ải tr ả (chi phí tr ả
trước) không phải là chỉ tiêu trong kỳ nhưng được tính vào chi phí trong kỳ.
- Xét về thực chất thì chi phí sản xuất kinh doanh là s ự chuy ển d ịch v ốn của
doanh nghiệp vào đối tượng tính giá nhất định. Nó là v ốn của doanh nghi ệp
bỏ vào trong quá trình sản xuất kinh doanh. Vì vậy, đ ể qu ản lý có hi ệu qu ả và
kịp thời đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, các nhà quản tr ị
doanh nghiệp luôn cần biết số chi phí chi ra cho từng loại ho ạt đ ộng, từng
loại sản phẩm, dịch vụ trong kỳ là bao nhiêu, số chi phí đã chi đó c ấu thành
trong số sản phẩm lao vụ, dịch vụ đã hoàn thành bao nhiêu
1.1.4. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất chính là phạm vi gi ới hạn đ ể tập h ợp các

chi phí sản xuất, có thể là nơi phát sinh chi phí (phân xưởng, bộ phận) ho ặc có
thể là đối tượng chịu chi phí (sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng).

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 7


Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí thực chất là việc xác định gi ới hạn tập
hợp chi phí phát sinh và đối tượng chịu chi phí. Khi xác định đối tượng tập h ợp
chi phí sản xuất, trước hết là phải căn cứ vào mục đích s ử dụng, sau đó là căn
cứ vào địa điểm phát sinh chi phí.
Xác định đối tượng tập hợp chi phí phù hợp với yêu cầu quản lý doanh nghi ệp,
có ý nghĩa rất quan trọng trong việc tổ chức kế toán tập h ợp chi phí s ản xu ất
từ việc tổ chức hạch toán ban đầu đến việc tập hợp số liệu ghi chép trên tài
khoản, sổ chi tiết.
1.2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm
1.2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền toàn b ộ chi phí của doanh nghi ệp
để hoàn thành việc sản xuất và tiêu thụ một khối lượng sản phẩm nhất định.
Giá thành sản phẩm là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất l ượng ho ạt
động sản xuất phản ánh kết quả sử dụng các loại tài sản, vật tư, lao đ ộng,
tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh. Giá thành sản phẩm là th ước đo
mức chi phí sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghi ệp, là căn cứ đ ể
doanh nghiệp xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh và đề ra các quy ết đ ịnh
kinh doanh phù hợp. Giá thành là một căn cứ quan tr ọng đ ể doanh nghi ệp xây
dựng chính sách giá cả của doanh nghiệp đối với từng loại sản phẩm.
1.2.2. Phân loại giá thành sản phẩm
- Phân loại theo thời gian và nguồn số liệu để tính gía thành
Theo cách phân loại này được chia làm 3 loại:

+ Giá thành kế hoạch : Là loại giá thành được xác định trước khi ti ến hành s ản
xuất kinh doanh trên cơ sở giá thành thực tế kỳ trước và các định mức, các d ự
toán chi phí của kỳ kế hoạch.

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 8


+ Giá thành định mức : Là thước đo chính xác các chi phí c ần thi ết đ ể s ản xu ất
ra một đơn vị sản phẩm trong điều kiện sản xuất nhất định tại từng th ời
điểm nhất định.
+ Giá thành thực tế : Là giá thành được xác định sau khi đã k ết thúc quá trình
sản xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí thực tế phát sinh trong quá trình sản
xuất sản phẩm.
- Phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí
Theo cách phân loại này, giá thành sản xuất được phân chia thành giá thành
sản xuất (giá thành công xưởng) và giá thành tiêu thụ (giá thành toàn b ộ).
+ Gía thành sản xuất: Là giá thành bao gồm toàn bộ các kho ản chi phí phát
sinh liên quan đến quá trình sản xuất chế tạo sản phẩm trong ph ạm vi phân
xướng sản xuất. Đó là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công tr ực
tiếp và chi phí sản xuất chung.
+ Giá thành tiêu thụ: Là giá thành bao gồm toàn bộ các kho ản chi phí phát sinh
liên quan đến việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm. Chính vì vậy, giá thành tiêu
thụ được gọi là giá thành toàn bộ hay giá thành đầy đủ.
Giá thành toàn bộ = Giá thành sản xuất + Chi phí quản lý doanh nghiệp

+

Chi phí bán hàng

- Phân loại theo đối tượng tính giá thành
Theo cách phân loại này giá thành được chia làm 2 loại:
+ Giá thành đơn vị sản phẩm: Là giá thành tính cho m ột loại s ản phẩm nh ất
định, theo một đơn vị nhất định.
+ Giá thành toàn bộ sản lượng: Là toàn bộ các chi phí b ỏ ra đ ể ti ến hành s ản
xuất, tiêu thụ tính cho toàn bộ sản lượng hàng hóa sản xuất trong kỳ.
1.2.3. Ý nghĩa của giá thành và cách tính giá thành

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 9


Giá thành là một chỉ tiêu kinh tế, kỹ thuật tổng h ợp ph ản ánh k ết qu ả s ử d ụng
vật tư, tài sản, tiền vốn và lao động trong quá trình sản xuất kinh doanh, đ ồng
thời phản ánh kết quả các giải pháp của tổ chức, kinh tế, kỹ thuật cũng nh ư
công nghệ mà doanh nghiệp đã sử dụng nhằn nâng cao năng suất lao đ ộng,
chất lượng sản phẩm, hạ giá thành và tăng lợi nhuận của doanh nghi ệp. Do
đó, giá thành là căn cứ đánh giá chất lượng và hiệu quả của doanh nghi ệp.
Đặc biệt trong điều kiện hoạt động của cơ chế kinh tế thị trường, giá thành
luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu của các nhà DN. Tính đúng đủ giá thành s ản
phẩm có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý chi phí.
1.2.4. Đối tượng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là các loại sản phẩm do DN sản xuất ra, dịch vụ đã
cung cấp cho khách hàng cần phải tính tổng giá thành và giá thành đơn vị.
Xác định đối tượng tính giá thành là công vi ệc cần thi ết đầu tiên đ ể từ đó k ế
toán tổ chức các Bảng (Thẻ) tính giá thành và lựa ch ọn phương pháp tính giá
thành thích hợp để tiến hành tính giá thành sản phẩm. Để xác định được đối
tượng tính giá thành đúng đắn, bộ phận kế toán giá thành cũng ph ải căn cứ
vào đặc điểm tổ chức sản xuất và cơ cấu sản xuất, quy trình công nghệ sản

xuất chế tạo sản phẩm, đặc điểm sử dụng sản phẩm, nửa thành phẩm, các
yêu cầu và trình độ quản lý, yêu cầu cung cấp thông tin cho vi ệc ra quy ết đ ịnh
trong doanh nghiệp, khả năng và trình độ quản lý, hạch toán, trình đ ộ ứng
dụng máy vi tính trong công tác kế toán của doanh nghiệp.
- Xét về mặt tổ chức sản xuất :
+ Nếu tổ chức sản xuất đơn chiếc thì từng s ản phẩm, từng công vi ệc là đ ối
tượng tính giá thành.
+ Nếu tổ chức sản xuất hàng loạt hoặc sản xuất theo đ ơn đặt hàng thì đ ối
tượng tính giá thành là từng loạt sản phẩm hoặc từng đơn đặt hàng.

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 10


+ Nếu tổ chức sản xuất nhiều loại sản phẩm, khối lượng sản xuất lớn thì m ỗi
loại sản phẩm là một đối tượng tính giá thành.
- Xét về mặt quy trình công nghệ sản xuất :
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là
thành phẩm hoàn thành ở cuối quy trình sản xuất.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp ki ểu liên tục thì đ ối t ượng tính
giá thành là thành phẩm hoàn thành hoặc là nửa thành phẩm tự chế biến.
+ Nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp ki ểu song song thì đối tượng
tính giá thành có thể là bộ phận, chi tiết sản phẩm hoặc sản ph ẩm l ắp ráp
hoàn chỉnh.
1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm là hai mặt biểu hiện của quá trình s ản
xuất có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chi phí sản xu ất và giá thành s ản
phẩm có bản chất tương tự, đều là hao phí về lao động mà doanh nghiệp đã
bỏ ra cho hoạt động sản xuất. Tuy nhiên, chi phí s ản xu ất và giá thành s ản

phẩm không phải là một mà có sự khác nhau về lượng, về thời gian và th ể
hiện qua các điểm sau:
- Chi phí sản xuất luôn gắn liền với từng thời kỳ nhất định đã phát sinh chi phí
còn giá thành sản phẩm lại gắn liền với khối lượng sản phẩm, dịch v ụ, công
việc đã sản xuất hoàn thành. Trong giá thành sản phẩm ch ỉ bao g ồm m ột
phần chi phí thực tế đã phát sinh hoặc một phần chi phí sẽ phát sinh ở kỳ sau
nhưng đã ghi nhận là chi phí của kỳ này
- Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những s ản ph ẩm đã hoàn
thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm dở dang cuối kỳ và s ản ph ẩm h ỏng.
Giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất của sản ph ẩm dở
dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng nhưng lại liên quan đến chi phí s ản xu ất c ủa
sản phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 11


- Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ là căn cứ đ ể tính giá thành s ản ph ẩm,
dịch vụ đã hoàn thành.
Tổng giá thành thực tế sản phẩm hoàn thành

= Chi phí sản xuất dở dang

đầu kỳ + Chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ - Chi phí sản xuất d ở dang cu ối kỳ
1.4. Các phương pháp tính giá thành
1.4.1. Phương pháp tính giá thành giản đơn (phương pháp tính trực tiếp)
Phương pháp này thích hợp với những sản phẩm, công việc có quy trình công
nghệ sản xuất giản đơn khép kín, tổ chức sản xuất nhiều, chu kỳ s ản xu ất
ngắn và xen kẽ, liên tục (như sản phẩm điện, nước, than, bánh kẹo…)
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ

tính giá thành là hàng tháng (quý) phù hợp với kỳ báo cáo.
Công thức tính giá thành : Z = DĐK + C – DCK
Giá thành đơn vị : z =
Trong đó: Z : tổng giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm, dịch vụ đã hoàn
thành.
C : tổng chi phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ theo từng đối tượng.
DĐK, DCK : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ.
Q : sản lượng sản phẩm, lao vụ hoàn thành.
Trường hợp cuối kỳ không có sản phẩm dở dang hoặc có ít và ổn đ ịnh thì
không nhất thiết phải xác định trị giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, v ậy tổng chi
phí sản xuất đã tập hợp được trong kỳ cũng chính là tổng giá thành của sản
phẩm hoàn thành.

Z=C

Để phục vụ cho việc tính giá thành, kế toán doanh nghi ệp l ập bảng tính giá
thành theo từng loại sản phẩm, dịch vụ.

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 12


1.4.2. Phương pháp tính giá thành theo hệ số
Phương pháp này áp dụng trong những doanh nghiệp có quy trình công ngh ệ
sản xuất, trong quá trình sản xuất sử dụng cùng loại nguyên li ệu, v ật li ệu
nhưng kết quả sản xuất thu được nhiều sản phẩm chính khác nhau. Kỳ tính
giá thành phù hợp với kỳ báo cáo.
Trình tự của phương pháp tính giá thành sản phẩm cùng loại :
- Căn cứ vào tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật để xác định hệ số kinh tế, kỹ thu ật

(hệ số tính giá thành) cho từng loại sản phẩm, trong đó lấy một loại sản
phẩm làm sản phẩm tiêu chuẩn (có hệ số =1).
- Quy đổi sản lượng sản phẩm sản xuất thực tế thành sản lượng sản ph ẩm
tiêu chuẩn theo công thức : Q = Σ QiHi
Trong đó: Q: tổng số sản lượng sản phẩm thực tế hoàn thành quy đổi ra s ản
lượng sản phẩm tiêu chuẩn.
Qi : sản lượng sản xuất thực tế của sản phẩm i
Hi : hệ số kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm i
- Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị của từng loại sản phẩm
Zi = × QiHi ; zi=
Trong đó :

DĐK : chi phí sản phẩm dở dang đầu kỳ
DCK : chi phí sản phẩm dở dang cuối kỳ
Zi : tổng giá thành của sản phẩm loại i
C

: chi phí phát sinh trong kỳ

1.4.3. Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 13


Phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ được áp dụng trong các doanh nghi ệp
mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một thứ nguyên liệu, thu
được nhóm sản phẩm cùng loại với kích cỡ, sản phẩm khác nhau.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xu ất

của cả nhóm sản phẩm, còn đối tượng tính giá thành là từng quy cách s ản
phẩm trong nhóm sản phẩm đó. Kỳ tính giá thành phù hợp v ới kỳ báo cáo k ế
toán
Theo phương pháp tính giá thành theo tỷ lệ, trước hết tổng c ộng chi phí của
quá trình sản xuất để xác định tổng giá thành thực tế của nhóm sản phẩm.
Tỷ lệ giá thành =

* 100

Giá thành thực tế = Giá thành kế hoạch * Tỷ lệ giá thành
1.4.4. Phương pháp tổng cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng đối với doanh nghiệp có quy trình công ngh ệ s ản
xuất phức tạp, quá trình sản xuất chế biến sản phẩm phải qua nhi ều bộ
phận sản xuất, nhiều giai đoạn công nghệ (như doanh nghi ệp dệt, cơ khí ch ế
tạo, may mặc…)
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là từng bộ ph ận s ản xu ất (từng giai đo ạn
công nghệ sản xuất), còn đối tượng tính giá thành là s ản phẩm hoàn thành ở
các bước chế biến và thành phẩm hoàn thành ở bước cuối kỳ.
Trình tự tính giá thành của phương pháp này :
- Tập hợp chi phí sản xuất theo từng bộ phận s ản xuất, giai đo ạn công ngh ệ
sản xuất.
- Cộng chi phí sản xuất của các bộ phận sản xuất, các giai đoạn công ngh ệ s ản
xuất theo công thức : Z = Σ Ci
Trong đó : Ci là chi phí sản xuất tập hợp được ở từng bộ phận, giai đoạn công
nghệ sản xuất (i = 1,n).
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 14



1.4.5. Phương pháp loại trừ chi phí
Phương pháp này được áp dụng trong các trường hợp :
- Trong cùng một quy trình công nghệ sản xuất, đồng th ời v ới vi ệc ch ế t ạo ra
sản phẩm chính còn thu được sản phẩm phụ ;
- Trong cùng quy trình công nghệ sản xuất, kết quả thu được s ản ph ẩm đủ
tiêu chuẩn chất lượng quy định, ngoài ra còn có sản phẩm hỏng không s ửa
chữa được, khoản thiệt hại này không được tính vào giá thành sản ph ẩm hoàn
thành
- Trường hợp các phân xưởng sản xuất phụ có cung cấp sản phẩm, dịch vụ
cho nhau, cần loại trừ trị giá sản phẩm, dịch vụ cung cấp giữa các b ộ ph ận
sản xuất phụ khi tính giá thành thực tế của sản phẩm, dịch vụ sản xuất phụ
cung cấp cho bộ phận sản xuất chính hoặc bán ra ngoài.
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công ngh ệ s ản xu ất,
còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm chính, thành phẩm hoặc s ản ph ẩm,
dịch vụ của bộ phận sản xuất phụ đã cung cấp cho các bộ ph ận s ản xu ất
chính và các bộ phận khác trong doanh nghiệp hoặc bán ra ngoài.
Kế toán căn cứ vào tổng chi phí sản xuất đã tập h ợp được sau đó lo ại tr ừ
phần chi phí của sản phẩm phụ, chi phí thiệt hại về s ản phẩm hỏng không
được tính trong giá thành sản phẩm hoặc chi phí phục vụ l ẫn nhau trong n ội
bộ các phân xưởng sản xuất phụ để tính giá thành theo công thức :

Z = DĐK + C – DCK – CLT
Trong đó : CLT : là các loại chi phí cần loại trừ
Tính toán các loại chi phí cần loại trừ (CLT) thường được tính như sau :
+ Trị giá sản phẩm phụ có thể tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được
+ Trị giá sản phẩm hỏng tính theo chi phí sản xuất thực tế, khi tính c ần ph ải
căn cứ vào mức độ chế biến hoàn thành của chúng.
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 15



+ Trị giá sản phẩm hoặc lao vụ sản xuất phụ cung cấp lẫn nhau có th ể tính
theo giá thành đơn vị kế hoạch hoặc chi phí ban đầu hoặc tính theo phương
pháp đại số.
1.4.6. Phương pháp liên hợp
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp có tổ chức s ản
xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất s ản phẩm làm ra đòi h ỏi vi ệc
tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau ( nh ư doanh
nghiệp hoá chất, dệt kim, đóng giày…).
Trên thực tế, các doanh nghiệp có thể kết hợp các phương pháp gi ản đ ơn v ới
phương pháp cộng chi phí, phương pháp cộng chi phí với phương pháp tỉ lệ.
1.4.7. Phương pháp tính giá thành theo định mức
Phương pháp này thích hợp với những doanh nghiệp đã xây dựng được định
mức kinh tế kỹ thuật hoàn chỉnh và ổn định.
Trình tự tính giá thành của phương pháp này :
- Tính giá thành định mức của sản phẩm
- Tính số chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới – Định mức cũ
- Xác định số chênh lệch do thoát ly đinh mức : đó là số chênh lệch do sử dụng
tiết kiệm hay lãng phí (vượt chi) của từng khoản mục CP
Chênh lệch thoát ly định mức = chi phí thực tế theo khoản mục – chi phí đ ịnh
mức theo khoản mục
- Trên cơ sở giá thành định mức, số chênh lệch do thay đổi định mức, s ố chênh
lệch do thoát ly định mức để xác định giá thành thực tế của s ản ph ẩm s ản
xuất trong kỳ theo công thức áp dụng :
Giá thành thực tế = Giá thành định mức + Chênh lệch do thay đổi định mức +
Chênh lệch do thoát ly định mức
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 16



1.5. Nội dung và phương pháp lập kế hoạch giá thành
1.5.1. Nội dung giá thành sản phẩm và dịch vụ
- Giá thành sản xuất của sản phẩm và dịch vụ gồm : chi phí vật tư trực tiếp ;
chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung.
- Giá thành toàn bộ của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ bao gồm : giá thành sản
xuất của sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ ; chi phí bán hàng ; chi phí quản lý doanh
nghiệp
1.5.2. Phương pháp lập kế hoạch giá thành
Để quản trị giá thành, mỗi doanh nghiệp đều phải xác định kế ho ạch giá
thành. Nhiệm vụ chủ yếu của xác định kế hoạch giá thành là phát hi ện và khai
thác mọi khả năng tiềm tàng để giảm bớt chi phí sản xuất, tiêu thụ.
Muốn xác định giá thành kế hoạch theo khoản mục, trước hết phải xác định
giá thành đơn vị sản phẩm. Cách xác định giá thành đơn vị s ản phẩm như sau :
- Đối với các khoản mục độc lập (khoản mục trực tiếp) như chi phí v ật tư
trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp ta tính được bằng cách lấy định mức tiêu
hao cho đơn vị sản phẩm nhân với đơn giá kế hoạch.
- Đối với những khoản mục chi phí tổng hợp (chi phí gián ti ếp) nh ư chi phí
sản xuất chung, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, trước hết ph ải
lập dự toán chung sau đó lựa chọn tiêu chuẩn thích hợp đ ể phân b ố cho m ỗi
đơn vị sản phẩm. Ví dụ : phân bố theo giờ công định mức, tiền lương chính
của công nhân sản xuất, hoặc số giờ chạy máy.
1.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm
* Xét về mặt khách quan – chủ quan
- Về yếu tố khách quan :
+ Xu hướng phát triển của nền kinh tế, tình hình hội nhập của nền kinh tế

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15


Page 17


+ Sự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghi ệp trong nước v ới các doanh
nghiệp nước ngoài
+ Sự điều tiết vĩ mô nền kinh tế nhà nước, các chính sách thuế và giá cả…
+ Thực trạng nền kinh tế, tình hình phát tri ển , sự tác động v ề mặt khách
quan của các yếu tố đầu vào như vật tư, lao động…
- Về yếu tố chủ quan :
+ Khả năng của DN về vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh, mua sắm trang
thiết bị và xây dựng cơ sở hạ tầng
+ Chính sách quản lý, hiệu quả của việc tổ chức quản lý và tổ ch ức ho ạt đ ộng
sản xuất kinh doanh của DN
+ Việc đáp ứng yêu cầu nguyên vật liệu đầu vào. Trữ lượng v ề nguyên v ật
liệu, chất lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất
+ Nhu cầu về lao động sản xuất, kỹ năng trình độ tay nghề của người lao động
* Xét về mặt định tính ( giá cả ) - định lượng
- Yếu tố về lượng : gồm số lượng nguyên vật liệu dùng cho sản xuất một đơn
vị sản phẩm, lượng thời gian để sản xuất một đơn vị sản phẩm
- Yếu tố giá : gồm giá đơn vị thước đo nguyên vật liệu, giá một ngày công, gi ờ
công…
Doanh nghiệp cần làm rõ nguyên nhân về lượng : Vì sao số lượng không đáp
ứng đủ cho sản xuất hoặc quá dư thừa hoặc lãng phí… hay về giá : cái gì đã
dẩy giá lên cao như vậy ? việc tăng giảm giá thành có đáp ứng được chiến
lược và yêu cầu phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ đó hay không ?

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 18



Chương 2: Khái quát chung về công ty và vận dụng cơ sở lý
luận vào việc tính chi phí và giá thành sản phẩm tại công ty
2.1. Đặc điểm chung về công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ( Tên viết tắt : Lasuco JSC )
Tên giao dịch : Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Trụ sở chính : Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn, tiền thân là Nhà máy đường Lam S ơn.
Công ty đã trải qua hơn 30 năm, chặng đường lịch sử hình thành và phát tri ển
với bao thăng trầm thử thách cùng cả dấu ấn và thành công
- Thời kỳ 1980 – 1988: Năm 1980 nhà máy bắt đầu xây dựng, th ời gian xây
dựng kéo dài hơn 5 năm, năm 1986 nhà máy đi vào sản xu ất, đây là th ời kỳ b ắt
đầu công cuộc đổi mới. Nhà máy thiếu vốn, nguyên liệu không đủ 5% công
suất, hơn 600 công nhân không có việc làm, nhà máy đứng bên bờ vực phá
sản, đã nhiều lần bàn tới việc phá dỡ chuyển đi nơi khác.
- Thời kỳ phát triển 1989 – 1999: Đây là thời kỳ mười năm sáng t ạo đ ổi m ới
từ Nhà máy phát triển thành Công ty. Nhà máy đã phát huy n ội l ực, tranh th ủ
sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự hỗ trợ hợp tác của các nhà khoa
học, đặc biệt là bắt đầu từ việc xác định gắn bó với dân, dựa vào dân, giúp
nông dân giải quyết 3 cái khó, 3 cái thi ếu là v ốn, kỹ thu ật, th ị tr ường, vùng
nguyên liệu được phát triển bền vững. Hiệp hội mía đường Lam Sơn, một mô
hình kinh tế hợp tác mới liên kết giữa nông nghiệp gắn v ới công nghi ệp, liên
kết các thành phần kinh tế, tạo ra một mô hình liên minh Công – Nông – Trí
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 19


thức, làm sống dậy cả một vùng đất trống đồi trọc hoang hoá, hình thành m ột

vùng mía rộng, xanh tươi trù phú trên phạm vi 97 xã, 4 nông trường thu ộc 9
huyện phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hoá. Sản xuất kinh doanh phát tri ển, tăng
trưởng nhanh, đời sống vật chất, văn hoá xã hội của nông dân, công nhân
được cải thiện và ngày càng nâng cao, bộ mặt nông nghiệp, nông thôn vùng
Lam Sơn được đổi mới. Công ty trở thành mô hình tiêu bi ểu v ề liên minh Công
– Nông. Năm 1999 Công ty và Tổng giám đốc Lê Văn Tam (nay là Ch ủ t ịch
HĐQT) được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Đơn vị Anh hùng lao đ ộng th ời
kỳ đổi mới”.
- Thời kỳ 2000 – 2007: Ngày 06/12/1999 Thủ tướng Chính phủ quy ết định
chuyển Công ty đường Lam Sơn thành Công ty cổ phần mía đường Lam S ơn từ
ngày 01/01/2000, vốn điều lệ ban đầu: 186 tỉ đồng, đặc bi ệt là nông dân
trồng mía cũng được mua cổ phần (22,5%), đây là lần đầu tiên ở n ước ta
người nông dân tham gia làm chủ doanh nghiệp. Hơn 8 năm qua sản xu ất kinh
doanh của công ty liên tục tăng trưởng với tốc độ cao, bình quân tăng từ 1820% năm, lợi nhuận, nộp ngân sách, thu nhập của người lao đ ộng, c ổ t ức đ ều
tăng, vượt các mục tiêu đề ra.
Các Nhà máy đường, Nhà máy cồn được đầu tư thiết bị công nghệ hi ện đại,
ngành nghề kinh doanh được mở rộng. Thương hiệu LASUCO được vang xa và
in đậm trên thương trường trong nước và ngoài nước, được Nhà nước khen
tặng nhiều danh hiệu thi đua cao quý và các gi ải th ưởng lớn của qu ốc gia,
quốc tế.
- Ngày 09/01/2008: Công ty đã niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán Thành
phố Hồ Chí Minh với mã giao dịch là LSS. Vốn điều lệ 300 tỷ đ ồng, Tổng tài
sản trên 1.200 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu gần 800 tỷ đồng. Có vùng nguyên liệu
ổn định 15.000 – 20.000 héc ta, sở hữu 1.200 héc ta đất, trong đó có 2 nhà máy
đường tổng công suất 7.000 tấn mía/ngày, 2 nhà máy sản xuất cồn 27 tri ệu
lít/năm lớn nhất Việt Nam. Đội ngũ cán bộ, CNLĐ trên 1 nghìn ng ười, đ ội ngũ

Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 20



kỹ sư các ngành nghề chiếm 14,90%, 100% công nhân được đào tạo ngh ề,
trên 50% là thợ bậc cao.
- Ngày 08/03/2012: Công ty hoàn thành đầu tư xây dựng Dự án nâng công
suất Nhà máy đường số 2 từ 4.000 TMN lên 8.000 TNM với công nghệ tiên
tiến gắn với Nhà máy điện 12,5MW, đưa tổng công suất toàn Công ty lên
10.500 TMN
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh của công ty
Công ty sản xuất đường, cồn các loại và hiện tại có 12 đơn vị tr ực thu ộc. Đó
là : Nhà máy đường số I, số II ; Các nhà máy c ồn s ố I, s ố II ; Các xí nghi ệp ; Các
trung tâm nghiên cứu
+ Ngành nghề kinh doanh:
- Công nghiệp đường, cồn, điện, nước uống có cồn và không có cồn. Ch ế bi ến
các sản phẩm sau đường, nông, lâm sản, thức ăn gia súc. Dịch v ụ vận tải, c ơ
khí, cung ứng vật tư nguyên liệu.
- Sản xuất và cung ứng giống cây, con, tiêu thụ sản phẩm. Chế bi ến các s ản
phẩm nông sản, thực phẩm, kinh doanh thương mại, khách sạn, ăn uống. Xuất
nhập khẩu các sản phẩm trên và máy móc, thiết bị, vật tư, ph ụ tùng thay th ế
phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Nghiên cứu và phát triển khoa học nông nghi ệp, công nghi ệp; n ước s ạch
phục vụ sản xuất và sinh hoạt. Dịch vụ sửa chữa và gia công máy móc, thi ết b ị.
Dịch vụ làm đất nông, lâm nghiệp.
- Kinh doanh các ngành nghề không bị pháp luật nghiêm cấm
+ Địa bàn kinh doanh của Công ty:
Chủ yếu thị trường trong nước, từng bước phát triển thị trường các nước
trong khu vực và thế giới.
2.1.3. Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15


Page 21


- Số cấp quản lý: 3 cấp (Ban Giám đốc, các phòng chức năng, h ệ th ống cửa
hàng xăng dầu bán lẻ)
- Kiểu cơ cấu tổ chức :Sơ đồ kiểu trực tuyến-chức năng: Tổ chức ra các b ộ
phận chức năng nhưng không trực tiếp ra quyết định xuống các bộ ph ận tr ực
thuộc mà chủ yếu làm nhiệm vụ tham mưu cho người quản lý cấp cao trong
quá trình chuẩn bị ban hành và thực hiện các quy ết định thu ộc ph ạm vi
chuyên môn của mình

Tổng giám đốc

Phó TGĐ
sản xuất

Phòng
hành
chính
quản trị

Phó TGĐ

Phòng
Phòng
Phòng
kiểm
tài chính
công
soát

kế toán
nghệ
chất thông tin
lượng

Nhà máy
cồn
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Nhà máy
đường số 1
Page 22

Phó TGĐ phụ
trách nguyên liệu

Phòng
nguyên
liệu

Phòng
bảo vệ

Nhà máy
đường số 2

Đội môi
trường



Hình 1.1 : Sơ đồ cơ cầu tổ chức của Công ty
2.1.4. Đặc điểm sản xuất kinh doanh
* Đặc điểm về sản phẩm
- Đường tinh luyện Lam Sơn ( RE ) : Chỉ tiêu chất lượng: Đ ộ màu 10-15 IU;
Hàm lượng đường Sac ≥ 99,90 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,03 % kh ối l ượng;
Hàm lượng đường khử ≤ 0,02 % khối lượng; Tro dẫn điện: 0,010% khối
lượng; tạp vật ≤ 0,10 mg/kg. Chủ yếu xuất khẩu và sản xuất th ực ph ẩm nh ư
Vinamilk, Coca Cola…
- Đường vàng tinh khiết Lam Sơn : Chỉ tiêu chất lượng : Đ ộ màu 800-1000 IU;
Hàm lượng đường Sac ≥ 99,00 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,10 % kh ối lượng;
Hàm lượng đường khử ≤ 0,13 % khối lượng; Tro dẫn điện ≤ 0,20 %; Tạp vật ≤
80 mg/kg.
- Đường kính trắng Lam Sơn ( RS ) : Chỉ tiêu chất lượng: Độ màu 90-100 IU;
Hàm lượng đường Sac ≥ 99,80 % khối lượng; Độ ẩm ≤ 0,05 % kh ối lượng;
Hàm lượng đường khử ≤ 0,08 %; Tro dẫn điện ≤ 0,06 %; Tạp vật ≤ 30 mg/kg;
Dùng cho gia đình và được phân phối nội địa.
- Sản phẩm cồn tinh chế : Chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng Etanol ≥ 970V; Hàm
lượng axitaxetic < 0,3 mg/100ml; Hàm lượng Aldehyde < 0,4 mg/100ml; Hàm
lượng rượu bậc cao < 0,005 mg/100m; Hàm lượng Metanol < 0,001mg/100ml.
Được xuất khẩu, dùng làm nguyên liệu xăng pha cồn.
* Quy trình sản xuất kinh doanh

Nước mía

Cây mía

Dung dịch
đường
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15


Page 23


Đường

Mật rỉ đường

Cồn

Hình 2.1. Quy trình sản xuất chế biến đường của công ty
Theo quy trình sản xuất chế biến đường của Công ty thì hoạt động sản xu ất
ra sản phẩm đường tập trung ở phân xưởng chế biến bắt đầu từ khâu ép mía
dến khi ra đường thành phẩm và phụ thành phẩm mật rỉ đường, hai phân
xưởng còn lại là phân xưởng động lứcđảm nhiệm chức năng cung cấp h ơi,
nhiệt độ cho bộ phận nấu; phân xưởng cơ điện đảm bảo cho hệ thống đi ện
cho toàn bộ dây chuyền hoạt động bình thường
Quy trình sản xuất đường tinh luyện, qua các giai đoạn sau :
- Ép : mía được cắt khô, đem đi nghiền. Sản phẩm đầu ra là nước mía ( hay g ọi
là nước chè trích) . Bã mía được dùng làm nguyên liệu đốt cho quá trình ch ưng
cất
- Tinh chế nước mía : Nước chè đem đi lọc, lắng, xử lý hóa ch ất. Đ ầu ra thu
được nước chè trong và bã bùn. Bã bùn được đem làm phân bón
- Chưng cất : Nước chè trong được cô đặc trong thiết bị chưng cất chân không
tạo ra si rô hay là nước ép cô đặc
- Kết tinh đường : Si rô được đem chưng cất trong nồi chân không đến khi k ết
tinh đường
- Tách đường : Hỗn hợp đường kết tinh được đưa vào máy li tâm. Các tinh th ể
đường được giữ lại trong máy trong khi chất lỏng ( mật rỉ ) được loại ra b ằng
lực ly tâm. Mật rỉ được đưa về nồi chân không để tiếp tục tách đường cho
ddesnen khi lượng đường còn rất thấp. Sản phẩm tạo ra đường thô và mật r ỉ.

Đường thô được xử lý thành đường tinh luyện. Mật rỉ được lên men để s ản
xuất cồn
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 24


- Luyện đường tinh luyện :
+ Đường thô được hòa tan, lọc để loại bỏ tạp chất, hấp thụ màu giúp dung
dịch trở nên trong suốt
+ Dung dịch đường trong suốt được chưng cất cho bốc hơi, quay li tâm, s ấy
khô, phân loại hạt, Sản phẩm cuối là đường tinh luyện RE
2.2. Công tác quản lý chi phí về lập kế hoạch giá thành s ản phẩm t ại
công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn đã đánh giá đúng đắn tầm quan tr ọng
của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm,từ đó mà vi ệc tính giá thành s ản
phẩm được tiến hành đều đặn sát thực tế,các thông tin được cung cấp k ịp
thời cho yêu cầu quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp : Nguyên vật liệu là yếu tố cơ bản của m ọi
quá trình sản xuất và chiếm tỷ trọng cao trong quá trình s ản xu ất s ản ph ẩm.
Chất lượng của nguyên vật liệu tốt hay xấu sẽ quyết định ch ất l ượng c ủa s ản
phẩm, từ đó quyết định đến vị trí và uy tín của doanh nghi ệp trên th ị tr ường.
Chi phí nguyên vật liệu cao hay thấp quyết định đến giá thành s ản ph ẩm c ủa
doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến sự canh tranh của doanh nghiệp. V ề m ặt
hiện vật, nguyên vật liệu có hình thái bi ểu hi ện v ật chất là cây mía… và ch ỉ
thâm gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh nhất đ ịnh, khi tham gia vào quá
trình sản xuất dưới tác động của sức lao động và máy móc thi ết b ị, cây mía
thay đổi hình thái vật chất ban đầu để tạo ra hình thái vật ch ất c ủa s ản ph ẩm
(đường). Về mặt giá trị, khi tham gia vào quá trình sản xuất toàn b ộ giá tr ị c ủa
nguyên vật liệu chuyển dịch một lần toàn bộ vào chi phí s ản xu ất kinh doanh

trong kỳ. Giá trị của nguyên vật liệu thường chiếm tỷ trọng trong giá thành
sản phẩm.
- Chi phí nhân công trực tiếp là những khoản thù lao mà công ty ph ải tr ả cho
công nhân sản xuất sản xuất ở nhà máy. Bao gồm các khoản như ti ền lương
chính, tiền lương phụ và các khoản phụ cấp. Ngoài ra chi phí nhân công trực
tiếp còn bao gồm các khoản mà công ty phải trích n ộp cho các quỹ BHXH,
BHYT, BHTN theo tỷ lệ nhất định đối với số tiền lương cơ bản của công nhân
sản xuất. Lương và các khoản trích theo lương đều được tính toán,ghi chép
theo đúng chế độ hiện hành và phù hợp với đặc đi ểm của công ty. L ương c ủa
công ty được trích cho nhà máy dựa vào s ố ngày công của công nhân và s ố ti ền
công của công nhân sản xuất.
Phạm Thị Ngọc – QTKD. K15

Page 25


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×