Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Phân tích môi trường ngành của công ty cổ phần bánh kẹo hải châu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 15 trang )

Phân tích môi trường ngành của Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

Giới thiệu về DN

Phân tích môi trường ngành

Phân tích chiến lược marketing của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành
TÓM TẮT NỘI DUNG TRÌNH BÀY:
Giới thiệu chung về doanh nghiệp.
Phân tích môi trường ngành (theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh
của M.Porter)
Các lực lượng cạnh tranh bao gồm:
• Đối thủ cạnh tranh trong ngành;

I.
II.

III.

IV.

• Đối thủ cạnh tranh tiềm năng;
• Đe doạ của sản phẩm và dịch vụ thay thế;
• Sức mạnh của nhà cung cấp;
• Sức mạnh của người mua.
Phân tích chiến lược marketing của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành.
• Xác định đối thủ cạnh tranh.
• Xác định mục đích của đối thủ cạnh tranh.
• Xác định chiến lược cạnh tranh của các đối thủ.


• Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
KẾT LUẬN
BÀI LÀM

I.

GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI
CHÂU

1. Thông tin chung về doanh nghiệp
Tên Công ty: Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Châu
Tên giao dịch quốc tế: HAI CHAU CONFECTIONNERY JOINT STOCK
COMPANY
Tên viết tắt: HACHACO,.JSC


Trụ sở: 15 Mạc Thị Bưởi - Quận Hai Bà Trưng- Hà nội
Điện thoại: (04) 8621664

Fax: 04 8621520

Email:
Website:
Tài khoản: 7301.0660F Ngân hàng đầu tư và phát triển- HN
Mã số thuế: 01.001141184-1
Diện tích mặt bằng hiện nay

: 55.000m2

Trong đó:


- Nhà xưởng

: 23.000m2

- Văn phòng

: 3.000m2

- Kho bãi

: 5.000m2

- Phục vụ công cộng

: 2.400m2

Công ty Bánh Kẹo Hải Châu là một công ty cổ phần trực thuộc Tổng
Công ty Mía đường I- Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn. Công ty thành
lập ngày 02 tháng 09 năm 1965. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chính của công
ty theo giấy phép kinh doanh cấp ngày 29/10/1994 là:
Kinh doanh các sản phẩm bánh kẹo, các sản phẩm mỳ ăn liền, bột gia vị,
sản phẩm nước uống có cồn và không cồn, vật tư, bao bì, sản phẩm ngành công
nghiệp thực phẩm, xuất khẩu trực tiếp với nước ngoài các mặt hàng của công ty
được phép kinh doanh.
2. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp.
Hải Châu đã trải qua quá trình hình thành và phát triển gần 40 năm, qua 4
giai đoạn chính.
2.1 Giai đoạn từ năm 1965-1975
Ngày 16/11/1964 theo Quyết định số 305/QĐBT, thành lập Ban Kiến thiết

và chuẩn bị sản xuất gia cụng bột mỳ nhằm xây dựng nhà máy mỳ Hải Châu.
Dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia Trung Quốc từ Thượng Hải và Quảng
Châu, nhà máy bắt đầu được xây dựng mặt bằng từ tháng 11/1964. Tháng
5/1965 phân xưởng mỳ đó bước vào sản xuất các loại sản phẩm mỳ, tháng
9/1965 phân xưởng kẹo cũng đó xuất xưởng bán ra thị trường.


Ngày 2/9/1965 chính thức khánh thành nhà máy Hải Châu. Năm 1967 tiếp
tục lắp đặt thêm thiết bị bánh biscuit sản xuất bánh quy và lương khô.
Trong những năm tháng chiến tranh, nhà máy vừa tích cực sản xuất phục
vụ đời sống vừa phục vụ chiến đấu. Tuy nhiên do bom đạn một phần nhà xưởng,
máy móc của công ty đã bị thiệt hại hư hỏng.
2.2

Giai đoạn từ năm 1976-1990
Sau ngày giải phóng miền Nam, Hải Châu từng bước khôi phục sản xuất

với nhiều khó khăn và thácch thức. Năm 1978 thành lập phân xưởng mỳ ăn liền
với sản lượng 50-60 tấn/ngày nhưng đến năm 1981 phải tạm ngừng do không có
bột mỳ.
Thời gian đầu năm 1979 ngoài những mặt hàng truyền thống kẹo, bánh,
Công ty cũng sản xuất hồ dextric cho Bộ y tế và sản xuất bột canh.
Vào những năm 89-90, cả nước ta trải qua nhiều khó khăn khủng hoảng,
Hải Châu cũng vậy. Hoạt động sản xuất không hiệu quả, nhà máy tưởng như
không tồn tại nổi, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, thiết bị cũ, lạc hậu. Đây là
thời kỳ đầy khó khăn với Nhà máy.
2.3 Giai đoạn từ 1990-2000
Chính sách mới của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho Nhà máy phát
triển đi lên. Nhà máy mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất và tháng 9/1994 đổi
tên thành Công ty Bánh kẹo Hải Châu. Quá trình đầu tư của công ty như sau:

Năm 1991 đầu tư dây chuyền bánh quy Đài Loan công suất 2,12 tấn/ca
với số tiền 9 tỷ đồng.
Năm 1993 dây chuyền kem xốp của CHLB Đức công suất 1 tấn/ca.
Năm 1994 đầu tư dây chuyền kem xốp phủ sôcôla của CHLB Đức với
công suất 0,5 tấn/ca.
Năm 1996 đầu tư công nghệ sản xuất bột canh iốt công suất 2-4 tấn/ca.
Năm 1997 nhập 2 dây chuyền bánh kẹo bao gồm cả thiết bị và chuyển
giao công nghệ của CHLB Đức với công suất 3400 tấn/năm, số tiền 24 tỷ đồng.


Năm 1998-1999 nâng công suất dây chuyền bánh quy từ 2,1 tấn/ca lên 3,2
tấn/ca, đầu tư dây chuyền in phun điện tử, 2 máy đóng kẹo và một số trang thiết
bị khác.
2.4 Giai đoạn từ năm 2000 đến nay
Năm 2000-2001 đầu tư dây chuyền sản xuất sôcôla, số tiền 7 tỷ đồng làm
tài sản của công ty tăng lên khoảng hơn 90 tỷ đồng.
Năm 2002-2003 đầu tư dây chuyền bánh mềm cao cấp Hà Lan với công
suất 2,2 tấn/ca.
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2005, công ty bánh kẹo Hải Châu đã thực hiện
chuyển đổi dần từ một doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần.
II.

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH

Có nhiều phương pháp để khảo sát môi trường cạnh tranh. Một trong những
phương pháp đó là phương pháp phân tích tình huống dựa trên phương pháp mà
Michael Porter đã đề ra.
Theo mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, các lực lượng cạnh
tranh bao gồm:
1. Đối thủ cạnh tranh trong ngành.

Là những doanh nghiệp hiện tại đang sản xuất và marketing cho những sản
phẩm giống với sản phẩm của Công ty Hải Châu đồng thời cũng cung cấp lợi
ích tương tự như công ty này. Nói chung, số lượng các đối thủ cạnh tranh trong
ngành càng lớn, khả năng của họ càng cao thì cuộc cạnh tranh trước mắt sẽ càng
cam go, căng thẳng.

Bảng: Thị phần và điểm mạnh/ yếu của các đối thủ cạnh tranh trong
ngành
Công ty
Thị
Điểm mạnh
Điểm yếu
phần %
1.Bánh kẹo Kinh Đô
20
Năng lực sản xuất, trình Chất lượng

sản


2. Bibica

7

3. Cổ phần bánh kẹo 6.5
Haihaco
4. Cổ phần bánh kẹo Hải 3
Châu
5.Hải Hà-Kotobuki
2.5

6. Các công ty khác nhỏ 31
hơn
6. Bánh kẹo nhập ngoại
30

độ công nghệ cao về
bánh.
Hệ thống phân phối và
bán lẻ phủ rộng toàn quốc
Giá thành thấp nhất, ưu
thế về sản phẩm kẹo.
Giữ vị trí số 1 về công
nghệ kẹo chew, uy tín và
thương hiệu.
Có ưu thế mạnh về bánh
xốp
Đa dạng sản phẩm, có
tính khác biệt, đặc biệt
bánh Cake
Mỗi công ty có thế mạnh
riêng.
Chất lượng cao, hình thức
hấp dẫn, giá chấp nhận
được

phẩm kẹo cao cấp
còn hạn chế.
Hệ thống bán lẻ ở
miền Bắc còn ít.
Dòng bánh cao cấp

chưa phát triển.

Phục vụ cho đối
tượng thu nhập khá

(Nguồn: Business Monitor International Ltd và SIDA - Thụy
Điển)
Nhìn vào bảng trên ta thấy, hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp trong nước
cùng tham gia sản xuất bánh kẹo. Ngoài ra, bánh kẹo nhập ngoại chiếm tỷ lệ khá
lớn.
Như vậy, Hải Châu có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó đối thủ cạnh
tranh mạnh nhất là Công ty Kinh Đô thị phần khoảng 20 %, có tiềm lực tài chính
và năng lực sản xuất lớn nhất ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số công ty như Công ty Bibica cũng là đối thủ mà Hải
Châu phải chú ý đến. Bởi vì đây là công ty thuộc Công ty đường Biên Hòa do
đó họ có lợi thế về nguyên vật liệu, giá bán, tiến độ và thời điểm cung cấp…Vì
thế họ có thể hạ được giá thành, giảm giá bán sản phẩm và cạnh tranh quyết liệt
với Hải Châu vì đường là nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất.

2. Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn.


Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên
trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn
nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố
sau:
- Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ
suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
Ngành bánh kẹo là một trong những ngành có tốc độ tăng trưởng ổn định
(khoảng 2%/năm). Dân số phát triển nhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng

theo. Hiện nay khu vực châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng
trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ
2003 đến 2006 tức khoảng 3%/năm.
Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã có những bước phát
triển khá ổn định. Tổng giá trị của thị trường Việt Nam ước tính năm 2005
khoảng 5.400 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng của ngành trong những năm qua, theo
tổ chức SIDA, ước tính đạt 7,3-7,5%/năm. Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều
khả năng duy trì mức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường
lớn trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do:
Tỷ lệ tiêu thụ bánh kẹo theo bình quân đầu người ở Việt Nam còn thấp so
với tốc độ tăng trưởng dân số. Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chỉ khoảng 2,0
kg/người/năm (tăng từ 1,25 kg/người/năm vào năm 2003).
Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Nam luôn chiếm
khoảng 70%, bánh kẹo của các nước lân cận như Thái Lan, Malaysia, Trung
Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kẹo châu Âu chiếm khoảng 6 - 7%.
- Những rào cản gia nhập ngành: là những yếu tố làm cho việc gia nhập
vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.
+ Kỹ thuật
+ Vốn
+ Các yếu tố thương mại: Hệ thống phân phối, thương hiệu, hệ thống khách
hàng...
+ Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát), sự bảo hộ
của chính phủ (thuế....). Kể từ khi việc giảm thuế nhập khẩu cho các mặt
hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệu lực trong năm 2003, các doanh
nghiệp trong nước dưới sức ép cạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không


ngừng đổi mới về công nghệ. Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức
do hàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh
nghiệp trong ngành đi vào các nước ASEAN.

3. Đe dọa của sản phẩm thay thế.
Bánh kẹo là mặt hàng có tính chất thời vụ, tiêu thụ chủ yếu vào các dịp lễ
hội, tết, mùa cưới; còn lại đa phần tiêu thụ chậm. Những sản phẩm thay thế
mà Hải Châu quan tâm là những sản phẩm tương tự hoặc trội hơn hẳn sản
phẩm mà công ty đang sản xuất và đang được người tiêu dùng ưa thích như:
hoa quả, nước giải khát; các loại hạt như hạt dưa, hạt bí, hạt dẻ; bim bim…
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi và sự sẵn có của các sản phẩm thay thế nói
trên, ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và Công ty bánh kẹo Hải Châu nói
riêng đang chịu một sức ép lớn
4. Sức mạnh của nhà cung cấp
Nếu chỉ có một số ít nhà cung cấp nguyên liệu thô chủ chốt trong việc sản
xuất các sản phẩm thì những nhà cung cấp này có thể sẽ nắm quyền định
đoạt số phận của doanh nghiệp. Quyền lực như vậy thường được chuyển
thành quyền đàm phán có liên quan đến việc định giá và các yếu tố khác.
Những vấn đề nảy sinh trong mối quan hệ với nhà cung cấp nằm ở chất
lượng sản phẩm họ cung cấp, tức là chất lượng này mang lại lợi ích gì cho
doanh nghiệp – và với tư cách là nguồn cung cấp, những nhà cung cấp này
đáng tin cậy đến mức độ nào.
Nhà cung cấp nguyên vật liệu trong nước không gây khó khăn lớn cho
Công ty. Còn đối với một số nguyên liệu hoàn toàn phải nhập ngoại hoặc
nhập ngoại là chủ yếu như: bột mỳ, hương liệu Công ty phải đối mặt với
những khó khăn:
- Sự khan hiếm của nguồn cung ứng khiến cho Công ty thường bị ép
giá.
- Khối lượng hàng hóa Công ty mua từ thị trường này không nhiều do
đó phải mua với giá cao.
5. Sức mạnh của người mua
Sự xuất hiện của nền kinh tế hàng hóa hình thành một sân chơi lựa chọn
rộng rãi hơn cho mọi nhà. Mặt khác, sự đa dạng mặt hàng trên thị trường đồng



nghĩa với một cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các nhà cung cấp. Từ sự cạnh tranh
này, với tư cách là đối tượng chủ thể của các nhà sản xuất, người tiêu dùng có
thể sở hữu một sức mạnh vô hình. Ở các nước trên thế giới, sức mạnh này là một
kênh quan trọng có ảnh hưởng trong quá trình hoạch định chính sách và được
cấu thành từ những nguồn khác nhau, trong đó các hiệp hội, tổ chức xã hội đóng
vai trò quyết định.
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Khách hàng được phân làm 2 nhóm:
+Khách hàng lẻ
+Nhà phân phối
Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản
phẩm, dịch vụ đi kèm và chính họ là người điểu khiển cạnh tranh trong ngành
thông qua quyết định mua hàng.
Tương tự như áp lực từ phía nhà cung cấp ta xem xét các tác động đến áp
lực cạnh tranh từ khách hàng đối với ngành.
+ Quy mô
+Tầm quan trọng
+Chi phí chuyển đổi khách hàng
+Thông tin khách hàng
Đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ như Hải Châu thì việc đưa các sản
phẩm vào hệ thống phân phối của các siêu thị luôn gặp phải khó khăn và trở
ngại vì các áp lực về giá và chất lượng. Như vậy, chúng ta có thể thấy tầm quan
trọng của của nhà phân phối, họ có thể trực tiếp đi sâu vào uy hiếp ngay trong
nội bộ của doanh nghiệp.
III.

PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC MARKETING CỦA 3 ĐỐI THỦ
CẠNH TRANH MẠNH NHẤT TRONG NGÀNH


1. Xác định đối thủ cạnh tranh.
- Công ty cổ phần bánh kẹo Kinh Đô với 20% thị phần.
- Công ty cổ phần Bibica với 7% thị phần.
- Công ty TNHH Haiha - Kotobuki với 2.5% thị phần
2. Xác định mục đích của đối thủ cạnh tranh.


Mục đích

Kinh Đô

Bibica
Haiha-Kotobuki
Tạo sự khác biệt
bằng cách nhắm
vào các phân khúc
Kinh Đô luôn thị trường ít được
trân trọng và phục
quan tâm đến mỗi
khách hàng nội vụ. Trước sự cạnh
bộ và bên ngoài, tranh ngày càng
bằng cách tạo lập gay gắt từ các
một phong cách công ty bánh kẹo
năng động, đi trong và ngoài
đầu,
chuyên nước, từ năm Xác định kẹo
nghiệp, hiệu quả, 2004, Bibica đã chew, kẹo xốp,
với môi trường phối hợp với Viện kẹo mềm phủ sô
làm việc thân Dinh Dưỡng Quốc cô la,…Đặc biệt

Chiến lược thiện và hữu hiệu Gia để nghiên
là bánh trung thu
bao nhân là
kinh doanh nhằm nâng cao
mức độ thỏa mãn cứu và đưa ra thị những sản phẩm
của khách hàng, trường các sản chủ lực.
cùng sự hoàn phẩm dinh dưỡng
thiện liên tục như
bột dinh
những tiêu chuẩn dưỡng Growsure,
chất lượng và an
toàn trong các sản bột sữa Mumsure,
phẩm, hệ thống thức ăn ngũ cốc
và nguồn lực của Netsure và các sản
phẩm ăn kiêng
Công ty.
như bánh trung
thu, mứt tết, kẹo
và banh Hura
Light
không
đường.
Vốn có thế mạnh Marketing Quảng cáo, PR
Phát triển
về thương hiệu, là
và nâng cao
điều đặc biệt quan
thương
hiệu
trọng

đối với ngành sản Haiha
xuất hàng tiêu
Kotobuki
dùng và bánh kẹo,
Liên kết,
BBC còn được hưởng lợi rất liên doanh với
nhiều khi trở các
doanh
thành đối tác chiến
lược của Lotte nghiệp trong và


(Hàn Quốc) và trở
thành nhà phân
phối độc quyền
của Lotte ở Việt
Nam từ tháng
5/2008. Đổi lại,
Lotte hỗ trợ BBC
ngân
sách
marketing, công
nghệ và nghiên
cứu, phát triển sản
phẩm. Mạng lưới
phân phối bao phủ
rộng sẵn có của
BBC kết hợp với
công nghệ tiên
tiến


kinh
nghiệm của một
trong những nhà
sản xuất bánh kẹo
hàng đầu thế giới
như Lotte sẽ là
những cơ sở vững
chắc giúp Bibica
vượt lên những
đối thủ của mình.

ngoài nước nhằm
đưa sản phẩm
xuất khẩu sang
các nước: Nhật
Bản, Đài Loan
và các nước
Đông Âu.

Đầu tư nhiều vào
dây chuyền công
Đầu tư nghiên
Nghiên cứu
nghệ: SX bánh
cứu cho ra nhiều

phát
kem, chocolate, và
loại sản phẩm

triển
sản phẩm dành
mới.
cho người ăn
kiêng.

Đầu

vào dây chuyền
sản xuất kẹo
chew, kẹo xốp
và kẹo mềm phủ
sôcôla
Đẩy mạnh
bộ phận nghiên
cứu nhằm đa
dạng hóa sản
phẩm, tạo ra
những sản phẩm
mới nhưng vẫn
đảm bảo hương
vị truyền thống.


Tài chính

Tận dụng, năng
Mạnh, năng động
động


Kiện toàn bộ máy
quản lý, phát
triển nguồn nhân
lực, thu hút lực
lượng lao động
Nguồn nhân giỏi, lành nghề.
lực
Không ngừng cải
thiện điều kiện
việc làm và các
chế độ phúc lợi
cho người lao
động.

Kiện toàn bộ máy
quản lý, phát triển
nguồn nhân lực,
thu hút lực lượng
lao động giỏi, lành
nghề.
Không
ngừng cải thiện
điều kiện việc làm
và các chế độ
phúc lợi cho người
lao động.

Mạnh,
động


năng

Kiện toàn bộ
máy quản lý,
phát triển nguồn
nhân lực, thu hút
lực lượng lao
động giỏi, lành
nghề.
Không
ngừng cải thiện
điều kiện việc
làm và các chế
độ phúc lợi cho
người lao động.

3. Xác định chiến lược cạnh tranh của các đối thủ.
 Công ty Kinh Đô:
 Phân đoạn thị trường phục vụ: Bánh quy và bánh cracker
 Lợi thế cạnh tranh được sử dụng:
 Thương hiệu trên thị trường
 Công nghệ hiện đại
 Nguồn tài chính mạnh
 Công ty Bibica:
 Phân đoạn thị trường phục vụ: Kẹo cao cấp và bánh bông lan cao
cấp.
 Lợi thế cạnh tranh được sử dụng:
 Bibica có thế mạnh truyền thống trong sản xuất kẹo.
 Sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm của công ty được sản xuất
trên các dây chuyền liên tục với các thiết bị của Châu Âu.

Với năng suất: 10.000 tấn/năm, đây là một trong những nhà
sản xuất kẹo lớn nhất của Việt nam. Do được sản xuất từ các
nguồn nguyên liệu chất lượng cao, đặc biệt là mạch nha, nên
sản phẩm kẹo cứng có hương vị vượt trội so với các sản
phẩm cùng loại khác.


 Trong những năm gần đây cúng trở thành một thương hiệu
mạnh về sản phẩm bánh sau khi đầu tư vào dây chuyền bánh
bông lan mới ở Bibica Miền Đông.
 Sản phẩm layer cake (bánh bông lan kẹp kem) được sản xuất
trên dây chuyền thiết bị của Ý: đồng bộ, khép kín, áp dụng
các nguyên tắc đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm nghiêm
ngặt. Do đó, sản phẩm có thời hạn sử dụng tới 1 năm, trong
khi các sản phẩm bánh tươi khác chỉ có thể sử dụng trong
vòng 1 tuần.
 Công ty TNHH Hải Hà - Kotobuki:
 Phân đoạn thị trường phục vụ: Đa dạng sản phẩm, có tính khác
biệt, đặc biệt bánh Cake. kẹo chew, kẹo xốp, kẹo mềm phủ sô cô la.
bim bim, kẹo que Lollipop, kẹo nhân hoa quả, bánh cookies, bánh
mỳ, bánh ga tô, bánh ngọt, bánh trung thu.
 Lợi thế cạnh tranh được sử dụng:
 Hải Hà – Kotobuki đang hoàn thiện các thủ tục để được cấp
chứng nhận HACCP,…để từng bước đáp ứng được yêu cầu
của các hợp đồng xuất khẩu hàng năm (Nhật Bản, Đài Loan
và các nước Đông Âu,…)
 Với các đại lý và hệ thống trên 20 cửa hàng bánh ngọt Hải
Hà – Kotobuki trải khắp các quận nội thành được thiết kế
theo tiêu chuẩn của tập đoàn Kotobuki Nhật Bản, Hải Hà –
Kotobuki. Kết quả tăng trưởng qua từng năm thể hiện sự tín

nhiệm của khách hàng với các sản phẩm của Hải Hà –
Kotobuki. Doanh thu năm 2006 tăng khoảng 26% so với năm
2005, năm 2007 tăng 27% so với 2006.
4. Đánh giá điểm mạnh điểm yếu của đối thủ cạnh tranh.
Công ty
1. Kinh Đô

Điểm mạnh

Điểm yếu

- Có thương hiệu trên thị - Chất lượng kẹo cao cấp
trường.
còn hạn chế
- Năng lực sản xuất,
trình độ công nghệ cao
về bánh.


- Năng lực tài chính
mạnh.
- Hệ thống phân phối và
bán lẻ phủ rộng toàn
quốc.

2. Bibica

- Là đối tác chiến lược
của hãng Lotte (Hàn
Quốc) nên nhận được sự

hỗ
trợ
nhiều
về
marketing, công nghệ và
nghiên cứu phát triển
sản phẩm.

- Hệ thống bán lẻ ở miền
Bắc còn ít.
- Công ty ít quảng cáo, ít
khuyến mại, sản phẩm
kém đa dạng.

- Phối hợp với Viện
Dinh Dưỡng Quốc Gia
để đưa ra các sản phẩm
nhắm vào phân khúc thị
trường ít được phục vụ
(như: Sữa bột dinh
dưỡng, thức ăn ngũ cốc,
sản phẩm ăn kiêng…)
- Giá thành thấp, ưu thế
về sản phẩm kẹo và
bánh.
3. Haiha–
Kotobuki

- Đa dạng sản phẩm, có - Mẫu mã còn hạn chế
tính khác biệt, đặc biệt là

bánh cake.
- Sự kết hợp giữa dây
chuyền thiết bị hiện đại
của Nhật cùng với
hương vị truyền thống


của Việt Nam cùng với
quy trình quản lý theo
tiêu
chuẩn
ISO
22000:2005 đã cho ra
đời những sản phẩm chất
lượng cao được nhiều
tầng lớp người tiêu dùng
lựa chọn.
- Ưu thế của các sản
phẩm
Hải


Kotobuki là chất lượng,
vệ sinh an toàn thực
phẩm và dịch vụ bán
hàng.
IV. KẾT LUẬN
Việc nghiên cứu mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter và
chiến lược Marketing của các đối thủ cạnh tranh trong ngành giúp doanh nghiệp
nắm rõ môi trường cạnh tranh tổng thể và đổi thủ cạnh trnah từ đó xác định

được những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
Những giả định tương lai được gọi là các giả định kế hoạch chính và bất
kỳ một chiến lược nào cũng hoạt động dựa trên giả định như vậy. Nó là nền tảng
cho kế hoạch Marketing của doanh nghiệp.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Tài liệu môn học Quản trị Marketing - Chương trình Global
Advanced MBA - ĐH Griggs.
2.

Don Sexton, Marketing 101, NXB Lao động – Xã hội.

3.

.

4.

.




×