Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

PHÂN TÍCH môi TRƯỜNG NGÀNH của CÔNG TY cổ PHẦN GANG THÉP THÁI NGUYÊN (TISCO)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.32 KB, 13 trang )

1

PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NGÀNH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
GANG THÉP THÁI NGUYÊN (TISCO)
Lựa chọn một Doanh nghiệp, phân tích môi trường ngành mà Doanh
nghiệp này đang hoạt động.
 Giới thiệu về doanh nghiệp
 Phân tích môi trường ngành
 Phân tích chiến lược Marketing của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh nhất
trong ngành.
BÀI LÀM:
A. Phân tích môi trường ngành của Công ty Cổ phần Gang thép Thái
Nguyên (TISCO).
Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên (TISCO), cái nôi của ngành
công nghiệp luyện kim Việt Nam, tiền thân là Công ty Gang thép Thái Nguyên,
được thành lập năm 1959, là khu Công nghiệp đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam
có dây chuyền sản xuất liên hợp khép kín từ khai thác quặng sắt đến sản xuất
gang, phôi thép và cán thép. Ngày 29/11/1963, mẻ gang đầu tiên của Công ty ra
lò đã đánh dấu mốc son quan trọng trong công cuộc xây dựng và phát triển của
Đất nước.
Trải qua gần 50 năm xây dựng và phát triển, Công ty không ngừng tăng
trưởng và lớn mạnh. Công suất sản xuất thép cán hiện tại đạt 550.000 tấn/năm,
doanh thu năm 2007 đạt gần 5.400 tỷ VNĐ, hệ thống phân phối sản phẩm rộng
với 5 chi nhánh đặt tại Hà Nội, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng,
văn phòng bán hàng tại TP Hồ Chí Minh và mạng lưới các nhà phân phối tại các
Tỉnh và Thành phố trong cả nước.
Các sản phẩm của TISCO gồm thép cuộn, thép thanh tròn trơn, thép thanh
vằn, góc chữ L, thép chữ I, chữ C, gang. Thép TISCO đã trở nên nổi tiếng trong
Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing



2
cả nước, được sử dụng vào hầu hết các Công trình trọng điểm Quốc gia như
thuỷ điện Hoà Bình, Yaly, Sơn La, đường dây tải điện 500 KV Bắc Nam, sân
vận động Quốc gia Mỹ Đình, cầu Thăng Long, Chương Dương, và nhiều công
trình khác; thâm nhập vào được thị trường Quốc tế như Canada, Indonesia, Lào,
Campuchia. Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên cùng sản phẩm Thép
mang thương hiệu TISCO đã giành được nhiều giải thưởng: Hàng Việt Nam
chất lượng cao, Sao vàng đất Việt, Thương hiệu nổi tiếng với người tiêu dùng,
Nhãn hiệu có uy tín tại Việt Nam, và nhiều giải thưởng có giá trị khác. Đến năm
2009, năng lực sản xuất phôi thép và thép cán từ nguyên liệu trong nước lên
1.000.000 tấn/năm đáp ứng tốt nhu cầu thị trường và đưa Công ty trở thành một
trong những nhà sản xuất thép có quy mô, công nghệ và thiết bị tiến tiến trong
khu vực và thế giới.
Mặc dù bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế Công ty Cổ phần
TISCO đã phần nào khẳng định được thương hiệu, uy tín trên thị trường. Tuy
nhiên, hiện ngành sản xuất thép đang phải đối mặt với những áp lực cạnh tranh
khốc liệt trong ngành và TISCO cũng trong hoàn cảnh đó. Quy hoạch phát triển
ngành thép giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến 2025 được Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt, Việt Nam đặt ra mục tiêu sản xuất 15-18 triệu tấn/năm. Từ năm 2007
đến nay đã có nhiều dự án thép đầu tư vào Việt Nam, một số dự án đã khởi
công như nhà máy Liên hợp Thép Formasa-Sunco tại Vũng Áng (Hà Tĩnh) công
suất 15 triệu tấn/năm, và Tycoon-E.United tại Dung Quất (Quảng Ngãi) vốn đầu
tư trê 3 tỷ USD, công suất giai đoạn 1 là 3 triệu tấn/năm.
Để biết rõ hơn về áp lực cạnh tranh đối với TISCO, chúng ta tiến hành
phân tích mô hình 5 áp lực cạnh tranh của Michael – Porter theo mô hình sau:

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


3


1. Áp lực cạnh tranh của nhà cung cấp:
Là những doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đầu vào để TISCO sản xuất ra
thép. Số lượng, quy mô nhà cung cấp sẽ quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền
lực đàm phán của họ đối với doanh nghiệp. Nguyên liệu đầu vào để sản xuất
thép là quặng sắt, thép phế. Ở Việt Nam chủ yếu sử dụng thép phế để sản xuất
phôi, phôi vuông sản xuất trong nước chỉ đáp ứng 50% nhu cầu cán thép, 50%
còn lại là từ nguồn nhập khẩu và chủ yếu là từ Trung Quốc.
Giá phôi thép và giá thép phế (nguyên liệu để sản xuất phôi) trên thế giới
tăng. Giá phôi thép bình quân trong Q2-2009 trên thế giới đạt khoảng 420
US$/tấn,
tăng 7,7% so với mức giá trung bình trong quý 1. Sự trượt giá gần 4% của
VND so với USD làm cho chi phí nhập khẩu của doanh nghiệp cao hơn Điều
chỉnh tăng giá nhiên liệu như giá than (dự kiến tăng 20%) và giá điện (tăng
trung bình khoảng 8,5%). Tăng thuế nhập khẩu thép bao gồm cả phôi thép (tăng
Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


4
từ 5% lên 8%) và thép thành phẩm (thép xây dựng tăng từ 12% lên 15%, thép
cán nguội tăng từ 7% lên 8%...) áp dụng từ ngày 01-04-09, làm tăng chi phí đầu
vào cho doanh nghiệp.
Biến động giá phôi thép thế giới, giá phôi nhập vào Việt Nam và giá
thép trong nước.

(Nguồn: Hiệp hội thép Việt Nam)
Điều này làm cho TISCO cũng chịu ảnh hưởng rất nhiều từ biến động về
giá phôi thép trên thế giới. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều nhà cung cấp
phôi thép như: Công ty thép miền Nam, Công ty thép Việt, Công ty TNHH Vạn
Lợi,…Bên cạnh đó nhiều nhà cung cấp phôi thép nhập khẩu phân bố ở nhiều

nước trên thế giới nên mức độ tập trung của các nhà cung cấp thấp. Ngoài phôi
thép còn một số nhiên liệu đầu vào khác như: than đá, xăng dầu,..là những
nhiên liệu cần thiết để sản xuất ra thép. TISCO tranh thủ được nguồn than đá dồi
dào từ mỏ than Phấn Mễ - Thái Nguyên, do đó nhiên liệu đầu vào với TISCO
không khó lắm. Mặt khác, phôi thép và các nguyên, nhiên liệu để sản xuất ra
thép không phải là hàng hoá đặc biệt nên TISCO có thể lựa chọn một hoặc nhiều
nhà cung cấp đầu vào cho sản xuất. Tuy nhiên, phần lớn số lượng phôi thép của
Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


5
TISCO đều nhập khẩu nên khả năng đàm phán về giá của TISCO là thấp, hầu
như hoàn toàn chịu biến động của giá thị trường thế giới, còn một số mỏ sắt mà
TISCO sở hữu hiện có như: Mỏ sắt Trại Cau, mỏ sắt Phúc Ninh, mỏ sắt Ngườm
Cháng, chủ yếu đáp ứng quặng sắt để sản xuất thép sử dụng cho các công trình
dân dụng đơn giản, khả năng chịu lực không cao.
Như vậy, ta thấy áp lực từ phía nhà cung cấp đối với TISCO ở mức trung
bình.
2. Áp lực cạnh tranh từ khách hàng:
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh ảnh hưởng trực tiếp tới toàn bộ hoạt
động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Có hai loại khách hàng chính:
- Khách hàng lẻ.
- Nhà phân phối.
Khách hàng tiêu thụ thép là các cá nhân, doanh nghiệp xây dựng và doanh
nghiệp sản xuất máy móc công nghiệp.
TISCO xác định đối tượng khách hàng chính là các doanh nghiệp lớn, còn
khách hàng cá nhân họ không có nhiều thông tin về chất lượng sản phẩm và giá
cả cũng như khả năng đàm phán thấp.
* Chính vì vậy, khách hàng là các doanh nghiệp tạo áp lực tương đối lớn
đối với TISCO, khách hàng – các đại lý kinh doanh thép có thể nhập lúc giá thị

trường đang tăng để bán, và giảm khi nhu cầu thị trường giảm. Do đó mức độ
tập trung của khách hàng không cao. Các đại lý phân phối thép dễ làm giá trong
tình trạng xẩy ra khan hiếm thép, điều đó ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý, sức tiêu
thụ của doanh nghiệp. Thép xây dựng hiện nguồn cung trên thị trường đã dư
thừa so với nhu cầu.
* Đối với thép chi phí để khách hàng chuyển đổi sang nhà cung cấp khác
là thấp, vì hiện nay trên thị trường Việt Nam có rất nhiều nhà sản xuất thép, và
cả thép nhập khẩu. Khách hàng doanh nghiệp thường có nhiều thông tin về giá

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


6
cả, chất lượng sản phẩm, do đó khả năng đàm phán về giá là cao, việc lựa chọn
và thay đổi nhà cung cấp dễ dàng, chi phí để khách hàng chuyển đổi thấp.
* Với TISCO, khách hàng hiện nay chủ yếu là các doanh nghiệp lớn,
khách hàng quen, khối lượng đặt mua lớn, ký hợp đồng dài hạn. Do đó nếu họ
chuyển sang nhà cung cấp khác thì TISCO sẽ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm
khách hàng mới.
Tóm lại, áp lực từ phía khách hàng với TISCO tương đối cao. Điều này
tạo áp lực cho Công ty cần phải cải tiến công nghệ, nâng cao chất lượng sản
phẩm cạnh tranh với thép nhập khẩu, hạ giá bán để giữ chân khách hàng lớn và
truyền thống.
3. Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn:
Đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trong ngành, nhưng
có thể ảnh hưởng đến ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít phụ
thuộc vào sức hấp dẫn của ngành, rào cản ra nhập ngành,..
* Về sức hấp dẫn của ngành: Ngoài các đối thủ đang cạnh tranh hiện có
thì có nhiều đối thủ tiềm năng đối với TISCO. Bởi nếu nhu cầu thị trường cao
thì thép là ngành có lợi nhuận rất hấp dẫn. Và thép là sản phẩm khó thay thế nếu

có nhu cầu sử dụng thì khách hàng bắt buộc phải mua. Bên cạnh đó nhu cầu về
thép là khó dự đoán nó phụ thuộc vào sức khoẻ của nền kinh tế, nếu kinh tế hồi
phục, phát triển, đầu tư nhiều thì nhu cầu thép tất yếu tăng có lợi cho các nhà
sản xuất thép. Khi nền kinh tế đi xuống tình trạng dư thừa xẩy ra, các danh
nghiệp sản xuất thép có nguy cơ phá sản. Hiện nay do chính sách thu hút vốn
đầu tư của Nhà nước và những lỏng lẻo về quy định của Pháp Luật Việt Nam,
việc tiếp nhận các dự án đầu tư do các địa phương thực hiện, không có khả năng
thẩm định về năng lực vốn cũng như chưa có các quy định rõ ràng về công nghệ
và cam kết về môi trường với các dự án. Điều này làm gia tăng số lượng doanh
nghiệp trong ngành, tăng khối lượng sản phẩm và tính cạnh tranh.

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


7
* Triển vọng ngành: Ngành thép luôn được Nhà nước xác định là ngành
công nghiệp được ưu tiên phát triển trong quá trình phát triển đất nước. Sự tăng
trưởng của ngành thép đi đôi với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp và nền
kinh tế. Ngày 04 tháng 09 năm 2007 Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số
145/2007/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành Thép Việt Nam giai
đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025. Trong đó mục tiêu phát triển tổng thể
của ngành thép là đáp ứng tối đa nhu cầu về các sản phẩm thép của nền kinh tế,
trong đó cụ thể các loại như sau:
Đơn vị: triệu tấn
Chỉ tiêu
Sản xuất gang

2010
1,5- 1,9


2015
5,5 – 5,8

2020
8–9

2025
11 – 12

3,5 – 4,5

6–8

9 – 11

12 – 15

Sản xuất thép dẹt

1,8 – 2

6,5 – 7

8 – 10

11 – 13

Sản xuất thép dài

4,5


4,5 – 5

7–8

8–9

0,5 – 0,7

0,7 – 0,8

0,9 – 1,0

1,2 – 1,5

Sản xuất phôi

Xuất khẩu gang các loại

(Nguồn: Quyết Định số 145/QĐ-TTg)

* Rào cản ra nhập ngành: Để xây dựng nhà máy sản xuất thép thì đòi hỏi
lượng vốn lớn, đầu tư công nghệ cao. Tuy nhiên, với nguồn lực đầu tư từ các
doanh nghiệp nước ngoài nên đây cũng không phải là vấn đề lớn với các doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp ra sau có thể cạnh tranh với TISCO về giá, chất lượng
do có lợi thế về vốn lớn và công nghệ. Chính vì vậy áp lực cạnh tranh từ đối thủ
tiềm ẩn với TISCO là rất cao.
4. Áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế:
Thép là sản phẩm mang tính đặc thù đối với các ngành xây dựng, các
công trình xây dựng kiên cố hiện chưa có sản phẩm nào thay thế được thép. Với

những công trình nhỏ, tạm thời có thể sử dụng các sản phẩm thay thế như nhựa,
gỗ,.. để thay cho thép. Tuy nhiên, khả năng thay thế của các sản phẩm từ nhựa,

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


8
gỗ không cao do thép có kết cấu vững chắc hơn nhiều và hiện vẫn đang được
khách hàng ưa chuộng. Do đó áp lực cạnh tranh từ sản phẩm thay thế đối với
TISCO là rất thấp.
5. Áp lực cạnh tranh nội bộ ngành:
Các doanh nghiệp trong ngành thép hiện nay đang có sự canh tranh với
nhau rất lớn về thị phần, khách hàng, chất luợng,.. . Thép là ngành sản xuất phân
tán không có doanh nghiệp nào đủ mạnh để chi phối các doanh nghiệp còn lại.
Chính vì vậy, có sự canh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trong
ngành. Nhình chung sự cạnh tranh trong nội bộ ngành thép ngày càng lớn thể
hiện ở các điểm sau:
* Số lượng công ty ngày càng tăng, đặc biệt các công ty có quy mô công
suất lớn sắp được thành lập. Theo thống kê ngành thép hiện nay có trên 60
doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng và 4 doanh nghiệp sản xuất thép tấm.
Trong đó có 3 doanh nghiệp sản xuất thép xây dựng có công xuất lớn là là
Công ty thép Miền Nam với công suất 910.000 tấn/năm, tập đoàn thép Việt –
Pomina với công suất 600.000 tấn/năm, công ty Gang thép Thái Nguyên với
công suất 550.000 tấn/năm. Có khoảng 20 doanh nghiệp tầm cỡ trung bình có
công suất từ 120.000 – 300.000 tấn/năm.
* Về sản xuất: Ngành thép là ngành sản xuất có vốn đầu tư ban đầu rất
cao, công nghệ sản xuất nhập khẩu rất đắt, chi phí cố định cao, do đó các doanh
nghiệp chỉ có thể tăng lợi thế nhờ quy mô. TISCO là một trong 3 nhà nhà sản
xuất thép xây dựng lớn nhất nước ta chính vì vậy sẽ giảm được chi phí cố
định/sản phẩm, tạo lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác.

* Rào cản rút lui ra khỏi ngành: Đầu tư ban đầu của ngành rất lớn, do việc
mua sắm công nghệ, nhà xưởng,..Do đó rào cản ra khỏi ngành cao, việc thanh lý
máy móc của các doanh nghiệp không mang lại nhiều giá trị kinh tế. Điều này
làm cho nhiều doanh nghiệp sản xuất thép mặc dù lâm vào tình trạng sản xuất
yếu kém, không có lợi nhuận nhưng vẫn duy trì hoạt động, làm tăng tính cạnh
tranh trong ngành.
Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


9

- Ngoài VNS:
41,6%.
- Liên doanh với
VNS: 24,5%.
- Khối VNS: 33,9%
TISCO là thành viên của Tổng công ty thép (VNS) , trên thị trường chia
làm 3 nhóm nhà cung cấp sản phẩm thép bao gồm: Các thành viên của Tổng
công ty thép (VNS); các doanh nghiệp liên doanh với VNS; và các doanh
nghiệp ngoài VNS. Trong đó các doanh nghiệp bên ngoài VNS có thị phần lớn
nhất. Có nhiều doanh nghiệp ngoài VNS hoạt động rất tốt như Pomina, Hoà
Phát, Việt Ý và Việt Úc. Theo số liệu tổng hợp tiêu thụ thép 8 tháng đầu năm, 4
doanh nghiệp này chiếm tới 33% thị phần tiêu thụ thép xây dựng cả nước, gần
bằng thị phần của các thành viên trong Tổng công ty thép (33,9%).
Hiện nay trên thị trường có nhiều doanh nghiệp sản xuất thép dài cạnh
tranh với TISCO, tuy nhiên không có doanh nghiệp nào đủ khả năng chi phối
các doanh nghiệp còn lại. Nhìn chung, cạnh tranh trong ngành thép hiện nay
đang ngày càng gay ngắt giữa các doanh nghiệp về trình độ công nghệ, vốn,
cách thức quản lý, quảng bá sản phẩm,..Do vậy, áp lực cạnh tranh trong nội bộ
ngành thép rất cao. Điều đó làm cho TISCO cần có những thay đổi cho phù hợp

với xu thế phát triển của ngành.
B. Phân tích chiến lược Markting của 3 đối thủ cạnh tranh mạnh
nhất trong ngành thép.
Để hiểu rõ hơn về áp lực cạnh tranh của TISCO nói riêng và với các
doanh nghiệp trong ngành sản xuất thép của Việt Nam nói chung, tôi xin đi vào
phân tích, so sánh chiến lược Markting của 03 công ty lớn trong ngành:
- Công thép miền Nam.

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


10
- Công ty Cổ phần thép Pomina.
- Công ty Cổ phần thép Việt Ý.
Công ty

Chiến lược Marketing
- Sản phẩm: Các nhà máy của Cty đều trang bị các thiết bị đo
kiểm hiện đại phục vụ quá trình sản xuất và quản lý chất lượng.
Tất cả các loại sản phẩm sau khi cán đều được thử uốn, đo giới
hạn bền, giới hạn chảy, độ giãn dài... Ngoài các sản phẩm thép
cán nóng truyền thống dùng trong xây dựng như thép thanh tròn,

Công ty Thép miền Nam

thép cuộn và thép hình; tấm thép hợp kim. Thép miền Nam hiện
là đơn vị duy nhất trong ngành thép VN sản xuất được mác thép
Grande 60 theo tiêu chuẩn ASTM của Mỹ với quy trình khép kín
từ nguyên liệu-lò điện-tinh luyện-cán.
- Giá cả: Trong tình hình giá thép tăng, Công ty đã xây dựng

mức giá hợp lý, thấp hơn giá thị trường vào thời điểm có nguy cơ
sốt.
- Phân phối: Sản phẩm của Công ty được cung cấp ra thị trường
chủ yếu thông qua các đại lý phân phối. Hiện công ty có tới 135
đại lý phân phối cấp 1, từ đây sẽ tổ chức ra các đại lý phân phối
cấp 2, 3 và cửa hàng bán lẻ khắp đất nước. Chính sách phân phối
này tránh được việc đầu cơ.
- Quảng bá: Sử dụng cả hình thức trực tiếp và gián tiếp để tiếp
cận khách hàng, thông qua catolo giới thiệu sản phẩm, quảng cáo
trên TV, tạp chí về xây dựng,.. hướng tới đối tượng khách hàng là
doanh nghiệp xây dựng.
- Sản phẩm: Thương hiệu gắn liền với sản phẩm thép chất lượng
cao, đạt 02 chứng chỉ chứng nhận chất lượng và môi trường ISO
9001, ISO 14001. Sử dụng dây chuyền công nghệ cán thép hàng
đầu Vai pomini và Simac của Italy. Kiểm định nguyên liệu chặt

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


11
chẽ, sản phẩm có cường độ chịu lực cao, bền sản xuất theo công
nghệ cán nóng tuân thủ theo bộ tiêu chuẩn JIS của Nhật Bản.
- Giá cả: Công ty định mức giá phù hợp với từng loại sản phẩm,
cạnh tranh với các công ty trong ngành và điều chỉnh giá bán phù
Công ty Cổ phần Thép
POMINA

hợp theo xu hướng của thị trường.
- Phân phối: Chủ yếu thông qua các đại lý của Công ty về giới
thiệu và bán sản phẩm. Từ đây sản phẩm được bán thông qua các

của hàng bán lẻ. Hiện nay sản phẩm đã được xuất khẩu sang thị
trường Lào, Campuchia, Trung Đông,..chiếm 8% tổng doanh thu
của Công ty.
- Quảng bá: Thông qua các công cụ truyền thông như quảng cáo
trên TV, trang Web của Công ty, xuất bản catolo giới thiệu sản
phẩm, trên các tạp chí chuyên đề về xây dựng, đặc biệt Pomina
còn quảng bá thương hiệu thông qua việc tài trợ cho Bóng đá.
- Sản phẩm: Sản xuất theo dây truyền công nghệ hiện đại của
Italy, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế như Mỹ, Anh, Nhật,..sản phẩm

Công ty Cổ phần thép
Việt - Ý

ổn định về mặt cơ tính, chính xác về đường kính, có tính hàn,
khả năng uốn cao, đơn trọng ổn định. Hệ thống quản lý chất
lượng nghiêm ngặt, khép kín theo tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000.
- Giá cả: Sản phẩm mới đưa ra thị trường từ năm 2002, do đó
công ty áp dụng chính sách giá thâm nhập, để sản phẩm có thể
cạnh tranh được trên thị trường.
- Phân phối: Thép Việt Ý bán hàng qua nhà phân phối trực thuộc
công ty, các công trình và đại lý với hơn 300 cửa hàng ở khắp
các tỉnh thành từ Bắc vào Nam, sẵn sàng đáp ứng mọi nhu cầu
của khách hàng.
- Quảng bá: Sản phẩm được quảng bá trên các tạp chí, panô, áp
phíc lớn, ,.. và được biết đến thông qua các công trình trọng điểm

Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


12

sử dụng sản phẩm như: Thuỷ điện Tuyên Quang, Sơn La đến Cầu
Bãi Cháy, Cầu Yên Lệnh, Cầu Thanh Trì, Cầu Vĩnh Tuy, ..Các
hoạt động hỗ trợ bán hàng, tư vấn kỹ thuật,..sẵn sàng đáp ứng
nhu cầu khách hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích môi trường ngành đối với Công ty Cổ phần
gang thép Thái Nguyên (TISCO) và phân tích chiến lược Marketing của 03 đối
thủ lớn nhất trong ngành ta thấy hiện tại thị phần của TISCO vẫn chiếm ưu thế
trên thị trường. Tuy nhiên, trong thời gian tới với sự canh tranh khốc liệt từ các
đối thủ trong ngành về cải tiến công nghệ, giá,.. và sự xuất hiện của nhiều doanh
nghiệp cũng tham gia trong ngành thì TISCO cần có một chiến lược toàn diện
để giữ vững uy tín trên thị trường, đồng thời tìm kiếm được nhiều khách hàng
mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Sách Quản trị Marketing- Chương trình Đào tạo thạc sỹ QTKD Quốc
tế.
2. Tập Bài giảng Quản trị Marketing - ĐH GIGGS Hoa Kỳ.
3. Báo cáo phân tích ngành thép của Công ty Chứng khoán HaBuBank.
4. Báo cáo phân tích ngành thép của Công ty Cổ phần Chứng khoán Bản
Việt.
5. Trang Web của:
- Công ty Cổ phần Gang thép Thái Nguyên: ;
- Công ty Thép niềm Nam: ;
- Công ty Cổ phần thép Pomina: ;
Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing


13
- Công ty Cổ phần thép Việt – Ý:


Hà Thị Lê GaMBA01. X01 – Bài tập cá nhân Môn Quản trị Marketing



×