MỤC LỤC
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................2
II. NỘI DUNG............................................................................................................... 3
Phần 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn.........................................................................3
1. Cơ sở lý luận..........................................................................................................3
1.1. Khái niệm..............................................................................................................3
1.2. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần....................................................................3
1.2.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới.............................................3
1.2.2. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.............................................3
1.3. Thực trạng mô hình, chương trình, chính sách về vấn đề trầm cảm.......................4
1.4. Truyền thông.........................................................................................................5
1.4.1. Ý nghĩa của truyền thông....................................................................................5
1.4.2. Mục tiêu truyền thông.........................................................................................5
1.4.3. Một số hình thức truyền thông............................................................................5
2. Cơ sở thực tiễn.......................................................................................................6
2.1. Khái niệm..............................................................................................................6
2.2. Vấn đề trầm cảm sau sinh......................................................................................6
2.2.1. Thực trạng vấn đề trầm cảm sau sinh trên thế giới..............................................6
2.2.2. Thực trạng vấn đề trầm cảm sau sinh ở Việt Nam...............................................6
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh............................................................6
2.2.4. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh.................................................................8
2.2.5. Hậu quả của trầm cảm sau sinh...........................................................................9
2.3. Truyền thông với mục tiêu phòng tránh trầm cảm cho phụ nữ sau sinh.................9
2.3.1. Một số yêu cầu trong truyền thông.....................................................................9
2.3.2. Các nhiệm vụ cần thực hiện khi truyền thông...................................................10
Phần 2: Vận dụng thực hành công tác xã hội...............................................................10
1. Giới thiệu về truyền thông....................................................................................10
2. Kế hoạch truyền thông..........................................................................................11
3. Tổ chức truyền thông............................................................................................12
3.1. Truyền thông trực tiếp.........................................................................................12
3.2. Truyền thông qua loa truyền thanh......................................................................12
4. Phúc trình buổi truyền thông trực tiếp..................................................................13
5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kỹ năng............................................19
Phần 3. Kiến nghị và giải pháp....................................................................................19
III. KẾT LUẬN...........................................................................................................21
1
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Xã hội chúng ta ngày càng có những bước phát triển rõ rệt về kinh tế - xã hội.
Chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đi liền với sự phát triển đó
là hàng loạt những vấn đề nảy sinh liên quan đến sức khỏe của người dân, trong đó có
sức khỏe tâm thần.
Với những tiến bộ của y học, cuộc sống con người ngày càng được kéo dài.
Song song với đó là sự gia tăng thầm lặng của trầm cảm, đặc biệt là trầm cảm sau sinh,
ảnh hưởng đến hàng triệu phụ nữ sau sinh trên toàn thế giới. Một trong hai nghiên cứu
được xuất bản về sức khỏe tâm thần của bà mẹ Việt Nam cho thấy 33% phụ nữ đến
phòng khám tổng thể tại thành phố Hồ Chí Minh bị trầm cảm, và 19% có ý định tự tử.
Con số này đặt ra tình trạng đáng báo động cho sức khỏe của các bà mẹ sau khi sinh.
Mặt khác, nhiều người Việt Nam nói chung và phụ nữ nói riêng vẫn chưa biết và tìm
hiểu rõ về vấn đề trầm cảm sau sinh này nên chưa biết cách phòng tránh.
Chính vì vậy, tôi chọn vấn đề “Truyền thông trong chăm sóc sức khỏe phụ nữ
sau sinh với mục tiêu phòng tránh trầm cảm” làm đề tài tiểu luận của mình để giúp phụ
nữ sau khi sinh luôn giữ được sức khỏe tâm thần tốt.
2
II. NỘI DUNG
Phần 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn
1. Cơ sở lý luận
1.1. Khái niệm
Sức khỏe tâm thần là trạng thái hoàn toàn thoải mái mà ở đó mỗi cá nhân nhận thức
rõ khả năng của mình, có thể đối phó với căng thẳng bình thường trong cuộc sống, làm
việc hiệu quả, năng suất.
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng
thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn
giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém.
Truyền thông là cung cấp các thông tin, kiến thức về sức khỏe tâm thần và thái độ
tình cảm của bản thân về sức khỏe tâm thần, thái độ tình cảm của bản thân về nguời có
vấn đề tâm thần và những vấn đề họ đang phải đối đầu.
1.2. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần
1.2.1. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần trên thế giới
Các nghiên cứu trên khắp thế giới cho thấy 40% người trưởng thành tìm đến các
dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa đều bị một dạng bệnh tâm thần nào đó. Rất nhiều
người tìm đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe đa khoa hoặc y tế cơ sở vì các vấn đề
sức khỏe thể chất mơ hồ, có thể gọi là “bệnh tâm thể” hoặc một dạng tương tự như
vậy. Nhiều người trong số đó thực chất đang gặp các vấn đề sức khỏe tâm thần.
1.2.2. Thực trạng vấn đề sức khỏe tâm thần ở Việt Nam.
Ở Việt Nam, theo nhiều nghiên cứu khác nhau về dịch tễ học trầm cảm cho thấy tỷ
lệ mắc rối loạn trầm cảm trong cộng đồng khoảng từ 3 đến 8%. Đối với các nghiên
cứu ở đối tượng đặc biệt như người cao tuổi, phụ nữ sau sinh cho thấy tỷ lệ mắc trầm
cảm cao hơn nhiều.
Kết quả điều tra quốc gia năm 1999 – 2000 của Bệnh viện Tâm thần Trung ương I
cho thấy tỉ lệ mắc 10 bệnh tâm thần phổ biến là 15% trong đó tỷ lệ mắc các bệnh cụ
thể như sau: tâm thần phân liệt 0,47%; động kinh 0,33%; rối loạn trầm cảm 2,8%;
chậm phát triển trí tuệ 0,63%; lo âu 2,7%; mất trí tuổi già 0,9%; rối loạn hành vi ở
thanh thiếu niên 0,9%; lạm dụng rượu 5,3%; rối loạn tâm thần do chấn thương sọ não
là 0,51%; nghiện ma túy 5,3%.
Theo Bộ Y tế, kết quả một khảo sát gần đây cho thấy có đến 19,46% học sinh trong
độ tuổi 10 – 16 gặp trục trặc về sức khỏe tâm thần. Trong số các trường hợp tự tử, 10%
3
ở độ tuổi 10 -17. Trong năm 2003, nghiên cứu “Những cuộc đời trẻ thơ” cho thấy tỷ lệ
rối loạn tâm thần ở học sinh tiểu học là 20% và tỷ lệ ở bà mẹ dang cho con bú (6 – 18
tháng) là 20%.
1.3. Thực trạng mô hình, chương trình, chính sách về vấn đề trầm cảm.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần có nhiều mô hình khác nhau, bao gồm chăm sóc sức
khỏe tâm thần tập trung tại bệnh viện chuyên khoa tâm thần hay tại các cơ sở bảo trợ
xã hội đang nuôi dưỡng, chăm sóc và phục hồi chức năng cho người có vấn đề tâm
thần, chăm sóc và điều trị ngoại trú do cán bộ chuyên khoa tâm thần đảm nhiệm; và
chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng.
Mô hình chăm sóc, điều trị tập trung tại bệnh viện tâm thần hay cơ sở bảo trợ xã
hội phù hợp với những người có vấn đề tâm thần nặng trong giai đoạn bắt đầu điều trị,
đang có những hành vi nguy hiểm, hoặc người có vấn đề tâm thần mãn tính không còn
khả năng phục hồi. Đối với những người có vấn đề tâm thần đã ổn định cũng như
những người có vấn đề tâm thần ở thể nhẹ thì mô hình này hạn chế trong việc hỗ trợ
hòa nhập cộng đồng cho người rối loạn tâm thần. Ngoài ra, cán bộ chuyên khoa tâm
thần còn thiếu, cơ sở điều trị tập trung ở xa và việc kì thị nặng nề khi điều trị tại cơ sở
là những yếu tố dẫn đến sự tiếp cận cũng như sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm
thần còn rất ít so với nhu cầu thực tế.
Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng là biện pháp chiến lược nằm
trong sự phát triển của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe tâm thần, bình đẳng về cơ hội
hòa nhập xã hội cho người có rối loạn tâm thần. Chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào
cộng đồng là chăm sóc sức khỏe tâm thần ngay tại cộng đồng và dựa vào cộng đồng,
trong đó nhấn mạnh đến nguồn lực là cộng đồng (gồm chính quyền địa phương, y tế
cộng đồng, hàng xóm, gia đình và bản thân người có rối loạn tâm thần). Cán bộ
chuyên khoa có vai trò hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, kĩ thuật. Việc triển khai
chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng được thực hiện lồng ghép vào mạng lưới chăm
sóc sức khỏe ban đầu.
Tuy chưa có luật pháp cụ thể quy định về chăm sóc sức khỏe tâm thần nhưng đã có
một số luật pháp liên quan đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm thần trong các ngành,
lĩnh vực sức khỏe, y tế, hôn nhân và gia đình, an sinh xã hội...
Các chương trình liên quan đến chăm sóc sức khỏe người tâm thần vẫn còn tồn tại
một số vấn đề: các chương trình chưa phổ cập cả nước mà chỉ có ở những tỉnh thành
4
“nóng” có bệnh nhân rối loạn tâm thần nặng; ở các xã, phường hiếm các nguồn lực
thực hiện, chương trình bị phụ thuộc vào nhiều đối tác.
1.4. Truyền thông
1.4.1. Ý nghĩa của truyền thông
Truyền thông trong chăm sóc sức khỏe tâm thần có ý nghĩa to lớn tới việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng vì:
Nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sức khỏe tâm thần
dẫn đến những suy nghĩ, hành vi gây tổn hại tới bản thân và người xung quanh.
Hạn chế trong hiểu biết về các nguyên nhân dẫn đến vấn đề về tâm thần, dẫn đến ý
nghĩ cho rằng một số bệnh là do ma quỷ, lực lượng siêu hình gây ra, trở nên mặc cảm
khi trong gia đình có người bị bệnh tâm thần phân liệt.
Sự kì thị của người dân trong cộng đồng đối với một số chứng bệnh tâm thần khiến
người có vấn đề tâm thần và gia đình của họ bị tổn thương hơn, ngăn cản khả năng hòa
nhập để phát triển.
Ý thức trong việc rèn luyện và nâng cao năng lực để phòng chống các bệnh tâm
thần còn hạn chế.
1.4.2. Mục tiêu truyền thông.
Tuyên truyền phòng tránh và giảm các tác nhân dẫn đến các chứng bệnh tâm thần.
Tuyên truyền phòng tránh kì thị với người và gia đình ngưới mắc bệnh tâm thần.
1.4.3. Một số hình thức truyền thông.
Truyền thông trực tiếp: Nhân viên công tác xã hội nói chuyện trực tiếp với đối
tượng cần được truyền thông như người có vấn đề tâm thần, thành viên gia đình, người
dân hoặc lãnh đạo địa phương. Có thể truyền thông trực tiếp bằng phương pháp: nói
chuyện; cung cấp sách báo tài liệu, băng hình; phát tờ rơi.
Truyền thông qua loa truyền thanh.
Truyền thông qua sinh hoạt khu dân cư, hội, đoàn thể.
Truyền thông qua mít tinh, diễu hành.
Truyền thông qua phát tờ rơi, áp phích, khẩu hiệu...
Truyền thông bằng các hoạt động sân khấu hóa.
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Khái niệm
Truyền thông là cung cấp các thông tin, kiến thức về sức khỏe tâm thần và thái độ
tình cảm của bản thân về sức khỏe tâm thần, thái độ tình cảm của bản thân về người có
vấn đề tâm thần và những vấn đề họ đang phải đối đầu.
Phòng tránh là ngăn chặn việc tạo ra những tác nhân, các yếu tố nguy cơ có khả
năng gây ra vấn đề.
5
Trầm cảm là một rối loạn tâm thần phổ biến với tình trạng giảm khí sắc, mất hứng
thú, giảm năng lực ý chí, cảm giác có tội lỗi hay tự đánh giá thấp bản thân, rối loạn
giấc ngủ, rối loạn ăn uống và khả năng tập trung suy nghĩ làm việc kém.
Trầm cảm sau khi sinh là tình trạng liên quan đến suy nghĩ và cảm giác mệt mỏi,
buồn chán, lo lắng xuất hiện sau sinh.
2.2. Vấn đề trầm cảm sau sinh.
2.2.1. Thực trạng vấn đề trầm cảm sau sinh trên thế giới.
10 – 15% phụ nữ ở các nước phát triển mắc trầm cảm sau sinh với hậu quả xấu cho
mối quan hệ mẹ - con ở giai đoạn đầu và cho sự phát triển tâm lý của trẻ.
Ở các nước có thu nhập thấp, tỷ lệ trầm cảm trong giai đoạn mang thai cao hơn các
nước phát triển.
2.2.2. Thực trạng vấn đề trầm cảm sau sinh ở Việt Nam.
Một trong hai nghiên cứu được xuất bản về sức khỏe tâm thần của bà mẹ ở Việt
Nam cho thấy 33% phụ nữ đến phòng khám tổng thể tại Thành phố Hồ Chí Minh bị
trầm cảm và 19% có ý định tự tử.
Theo “Khảo sát tình trạng trầm cảm sau sinh ở những phụ nữ có thai ký nguy cơ
cao đến khám tại bệnh viện Từ Dũ từ 01/06/2007 đến 30/12/2008” thì tỷ lệ trầm cảm
sau sinh là 21,6%, buồn sau sinh là 30,2%.
2.2.3. Nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh.
Có rất nhiều nguyên nhân cũng như giả thuyết về việc dẫn tới trầm cảm sau sinh.
Bệnh có thể do một nguyên nhân hay nhiều nguyên nhân tổng hợp mà thành: các yếu
tố sinh học – di truyền và tâm lý - xã hội.
Các nguyên nhân sinh học - di truyền:
Việc thay đổi các hooc-môn sinh dục (estrogen và progesterol) sau khi đẻ tác
động vào cơ chế điều hòa cảm xúc làm tăng cảm giác mệt mỏi, buồn chán.
Việc sụt giảm trọng lượng kèm với việc chảy máu khi sinh làm ảnh hưởng tới
hệ tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, việc căng thẳng và đau đớn khi sinh làm tăng
adrenalin - một chất hóa học trong máu làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và căng thẳng.
Cơ thể người mẹ thiếu một số chất do việc kiêng khem trong và sau thai kỳ
(VD như sắt, các vitamin nhóm B, Omega 3…). Thói quen trong việc sử dụng rượu,
thuốc lá và các chất kích thích, các chất gây nghiện.
Gia đình hoặc bản thân người mẹ bị mắc trầm cảm hoặc những rối loạn cảm
xúc.
Thai phụ mắc trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không được tư vấn và
điều trị kịp thời.
6
Mất ngủ/ thiếu ngủ (đây vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của bệnh, làm
trầm trọng thêm bệnh).
Các nguyên nhân do tâm lý - xã hội
Mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ - chồng.
Quá lo lắng trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là những người lần đầu làm
mẹ, mang thai quá sớm).
Sinh khó, con chết hay con mắc bệnh.
Thiếu sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh.
Gặp khó khăn trong việc cho con bú, chăm sóc khi con ốm.
Phải tự mình chăm sóc con ban đêm mà không có sự trợ giúp nào (đặc biệt nếu
trẻ hay khóc đêm).
Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh (mọi
người chỉ quan tâm đến bé mà ít hỏi han tới mẹ). Đối với người chồng, cũng có thể
mắc trầm cảm sau sinh khi mà người vợ vì chăm lo cho đứa trẻ mà ít quan tâm đến
mình, dẫn tới sự cô đơn và trầm cảm.
Lo sợ về tài chính cho bản thân và đứa con, lo sợ về việc mất việc làm khi sinh
con.
Có con ngoài giá thú, mang thai ngoài ý muốn, không biết bản thân mình có
thai.
Không được phép chăm sóc con, không được nhìn mặt con.
2.2.4. Dấu hiệu nhận biết trầm cảm sau sinh.
Khi bạn có ít nhất 5 triệu chứng dưới đây kéo dài trên 2 tuần, hãy tới gặp các bác
sỹ để được tư vấn và hỗ trợ.
Những triệu chứng về cảm xúc:
Cảm giác buồn kéo dài.
Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, trống rỗng.
Những ý nghĩ vô dụng, bất tài, không xứng đáng, cảm thấy tội lỗi, hối hận.
Thấy bản thân mình xấu xí, kém hấp dẫn.
Mệt mỏi, kiệt sức.
Lo nghĩ quá nhiều, cảm giác nhiều luồng suy nghĩ đan xen rối rắm trong đầu,
suy nghĩ nhưng không rõ mình đang nghĩ cái gì, lo nghĩ mơ hồ.
Lo sợ về việc ở một mình, sợ việc đi ra ngoài, sợ bị bỏ rơi.
Lo lắng về đứa trẻ, sợ hãi đứa trẻ, sợ mình làm tổn thương đứa trẻ.
Những dấu hiệu về hành động:
Giảm/ mất sự quan tâm, yêu thích với hầu hết mọi việc, kể cả các thói quen,
hứng thú trước đây.
Không muốn làm việc gì, làm việc rất nhanh mệt mỏi, kiệt sức.
7
Ít quan tâm đến việc chăm sóc bản thân.
Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
Mất ngủ, ác mộng, ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ (ngủ ngày - thức
đêm).
Không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, ngại gặp gỡ mọi người.
Các biểu hiện về suy nghĩ:
Giảm sự tập trung chú ý.
Giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn.
Khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Có ý nghĩ tự sát. (Khi có biểu hiện này, hãy tới gặp bác sỹ ngay).
Ý nghĩ muốn gây sát thương cho đứa trẻ và những người xung quanh.
Những rối loạn về cơ thể:
Đau đầu.
Bồn chồn, hồi hộp, tăng nhịp tim, vã mồ hôi.
2.2.5. Hậu quả của trầm cảm sau sinh.
Nếu để trầm cảm sau sinh kéo dài và không được điều trị có thể trở thành chứng rối
loạn trầm cảm kinh niên, hắt hủi con, không tự chủ được hành vi, thậm chí có thể phát
điên, tự tử hoặc làm nhiều hành động dại dột nghiêm trọng.
Bệnh lý trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm
ảnh hưởng từ mẹ sang con. Khi trẻ bị trầm cảm có thể gặp nhiều vấn đề về hành vi, ăn
uống khó khăn, giận dữ hoặc hiếu động thái quá. Trẻ cũng thường bị mất ngủ, dễ kích
động… Trẻ bị trầm cảm cũng dấn đến chậm phát triển nhận thức, chậm đi, chậm nói
hơn những trẻ khác. Trẻ cũng sẽ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong học tập.
Trẻ bị trầm cảm cũng dấn đến chậm phát triển nhận thức, chậm đi, chậm nói hơn
những trẻ khác. Trẻ cũng sẽ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong học tập.
Những mẹ trầm cảm có thể khiến con tự kỷ hoặc trầm cảm theo làm cho trẻ gặp
khó khăn trong những mối quan hệ trong trường học và bạn bè cùng trang lứa, cư xử
bất thường với bạn bè và những người xung quanh.
Trẻ trầm cảm cũng thường có sự tự tin thấp, dễ lo âu, sợ hãi, hay bị động so với
những trẻ khác, phụ thuộc vào gia đình hoặc những người xung quanh.
2.3. Truyền thông với mục tiêu phòng tránh trầm cảm cho phụ nữ sau sinh.
2.3.1. Một số yêu cầu trong truyền thông.
Xác định đúng đối tượng và nắm bắt được tâm lý của người được truyền thông.
Cung cấp thông tin một cách chính xác, rõ ràng, đầy đủ, dễ hiểu.
Phù hợp với đối tượng của truyền thông về trình độ, giới tính, độ tuổi, tôn giáo, tín
ngưỡng và phong tục tập quán, đạo đức xã hội.
8
Không phân biệt đối xử, không tạo ra sự bất bình đằng, không đưa hình ảnh tiêu
cực.
Biết kiểm soát cảm xúc, tâm trạng của bản thân trong quá trình truyền thông.
Truyền tải thông điệp một cách dễ hiểu, ngắn gọn.
Lắng nghe phản hồi của người được truyền thông để điều chỉnh hợp lí và kịp thời
về nội dung, phương pháp.
Chủ động đưa nội dung truyền thông vào sinh hoạt văn hóa cộng đồng thường kỳ.
Trong trường hợp các sinh hoạt văn hóa cộng đồng còn hạn chế thì hình thành các
nhóm tự nguyện trong cộng đồng được đề cao. Nhân viên công tác xã hội sử dụng các
thành viên nhóm tự nguyện để xây dựng kế hoạch truyền thông tại cộng đồng.
2.3.2. Các nhiệm vụ cần thực hiện khi truyền thông.
Cung cấp thông tin một cách chính xác, rõ ràng, đầy đủ về các nội dung liên quan
đến vấn đề trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh như nguyên nhân, biểu hiện, cách phòng
ngừa, chữa trị giúp người được truyền thông có hiểu biết sâu sắc về vấn đề này.
Cung cấp thông tin về các chương trình, chính sách, địa chỉ cung cấp dịch vụ dành
cho phụ nữ bị trầm cảm sau sinh hiện đang có trong cộng đồng và xã hội.
Giúp người được truyền thông hình thành kĩ năng tự chăm sóc sức khỏe cho bản
thân và cho người thân trong gia đình.
Huy động sự tham gia tích cực của gia đình và người dân trong cộng đồng.
Phần 2: Vận dụng thực hành công tác xã hội.
1. Giới thiệu về truyền thông.
Truyền thông là cung cấp các thông tin, kiến thức về sức khỏe tâm thần và thái độ
tình cảm của bản thân về sức khỏe tâm thần, thái độ tình cảm của bản thân về nguời có
vấn đề tâm thần và những vấn đề họ đang phải đối đầu.
Truyền thông có 2 mục tiêu chính là tuyên truyền phòng tránh và giảm các tác nhân
dẫn đến các chứng bệnh tâm thần; tuyên truyền phòng tránh kỳ thị với người và gia
đình người mắc bệnh tâm thần. Trong bài tập trung truyền thông để phòng tránh vấn đề
trầm cảm ở phụ nữ sau khi sinh.
Truyền thông trong chăm sóc sức khỏe tâm thần có ý nghĩa to lớn tới việc chăm
sóc sức khỏe cộng đồng vì:
Nhiều người chưa có nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của sức khỏe tâm
thần dẫn đến những suy nghĩ, hành vi gây tổn hại tới bản thân và người xung quanh.
Hạn chế trong hiểu biết về các nguyên nhân dẫn đến vấn đề về tâm thần, dẫn
đến ý nghĩ cho rằng một số bệnh là do ma quỷ, lực lượng siêu hình gây ra, trở nên mặc
cảm khi trong gia đình có người bị bệnh tâm thần phân liệt.
9
Sự kì thị của người dân trong cộng đồng đối với một số chứng bệnh tâm thần
khiến người có vấn đề tâm thần và gia đình của họ bị tổn thương hơn, ngăn cản khả
năng hòa nhập để phát triển.
Ý thức trong việc rèn luyện và nâng cao năng lực để phòng chống các bệnh tâm
thần còn hạn chế.
2. Kế hoạch truyền thông.
Truyền thông tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương.
Mục tiêu
Bước đầu
chuẩn bị cho
công tác
truyền thông
cùng chính
quyền địa
phương
Giới thiệu
chung về
vấn đề trầm
cảm sau
sinh
Cung cấp
kiến thức về
nguyên
nhân, hậu
quả của
trầm cảm
sau sinh
Cung cấp
kiến thức về
dấu hiệu
nhận biết và
cách phòng
tránh trầm
cảm sau
sinh
Hoạt động
- Thành lập nhóm
biên soạn và ban
biên tập.
- Xây dựng nhóm
phát thanh viên
- Chọn thời điểm
truyền thông.
- Truyền thông qua
loa phát thanh.
- Cung cấp tài liệu.
- Nói chuyện trực
tiếp
- Truyền thông qua
loa phát thanh.
- Phát tờ rơi
- Nói chuyện trực
tiếp.
- Truyền thông qua
loa phát thanh
- Nói chuyện trực
tiếp
- Phát tờ rơi
Cung cấp tài liệu,
sách báo.
Thời gian
Người thực hiện
04/11/2016
đến
05/11/2016
- Chính quyền địa
phương.
- Nhân viên chăm
sóc sức khỏe tâm
thần.
06/11/2016
- Nhóm biên soạn
- Phát thanh viên
- Nhân viên chăm
sóc sức khỏe tâm
thân.
Người dân biết đến
bệnh trầm cảm sau
sinh.
07/11/2016
- Nhóm biên soạn
- Phát thanh viên
- Nhân viên chăm
sóc sức khỏe tâm
thần.
Người dân biết
được nguyên nhân
và hậu quả của bệnh
để phát hiện kịp
thời.
- Nhóm biên soạn
- Phát thanh viên
- Nhân viên viên
chăm sóc sức
khỏe tâm thần
Người dân nắm
chắc kiến thức về
dấu hiệu và cách
phòng tránh bệnh
trầm cảm để chăm
sóc sức khỏe tâm
thần cho phụ nữ
trước và sau khi
sinh một cách hiệu
quả.
08/11/2016
Kết quả mong đợi
Xây dựng được
nhóm biên soạn,
biên tập, phát thanh
viên và thời điểm
truyền thông chuẩn
bị cho công tác
tuyên truyền.
3. Tổ chức truyền thông.
3.1. Truyền thông trực tiếp.
Tìm hiểu các gia đình có phụ nữ trong độ tuổi sinh sản trong xã có nguy cơ cao
mắc trầm cảm sau sinh thông qua Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên của các thôn trong xã.
10
Đến các hộ gia đình đã tìm hiểu trên để nói chuyện, cung cấp sách báo, tài liệu và
các kiến thức liên quan đến vấn đề trầm cảm sau sinh để phòng tránh hoặc phát hiện
sớm vấn đề cho tất cả các thành viên trong gia đình.
3.2. Truyền thông qua loa truyền thanh.
Thành lập nhóm biên soạn nội dung:
Đề xuất ý kiến với lãnh đạo xã về thành lập nhóm gồm 8 người (trong đó có 1
cán bộ văn hóa xã, 1 đại diện y tế về vấn đề sức khỏe tâm thần, 1 người đại diện trong
Hội phụ nữ, 5 người là đại diện chính quyền của 5 thôn trong xã) cũng như đề nghị các
trợ giúp khác trong quá trình triển khai truyền thông.
Xây dựng nhóm phát thanh gồm 2 người có khả năng đọc tin làm phát thanh viên
cho chuyên mục chăm sóc sức khỏe tâm thần cho phụ nữ sau sinh.
Làm việc với chính quyền thôn, xã để có sự phối hợp trong phát thanh.
Chọn thời điểm phát thanh từ 17h00 đến 17h30 hàng ngày.
Ban biên tập kiểm duyệt nội dung gồm 2 người là đại diện y tế về vấn đề sức khỏe
tâm thần và cán bộ văn hóa xã.
Nội dung phát thanh: truyền thông cách phòng tránh vấn đề trầm cảm sau sinh ở
phụ nữ.
Vai trò của người thân:
Có thể nói, trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm
vị trí rất quan trọng. Rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp vật
chất cho vợ là đủ mà không hề nhận thức được sự quan tâm, chia sẻ bằng
hành động và lời nói động viên có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ
trầm cảm.
Hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với
sản phụ trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng
tiếc có thể xảy ra.
Động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm
sóc bé sau sinh. Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Bản thân người mẹ:
Để phòng tránh hội chứng trầm cảm sau sinh, ngoài việc đi khám thai
định kỳ, điều quan trọng vẫn là các bà mẹ vẫn cần chuẩn bị tâm lý và các
điều kiện vật chất trước và sau sinh để có tinh thần ổn định chào đón đứa
con chào đời mà không bị lo âu, stress, mất ngủ.
Luôn thể dục thường xuyên trước và sau khi sinh.
11
Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ. Gắng đi ngủ sớm hơn nếu bạn phải
thức dậy nửa đêm cho bé bú. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút. Nói
chuyện và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút
bỏ những cảm giác mệt mỏi trong người.
Có chế độ kiêng khem hợp lý và khoa học.
Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ.
Sống tích cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh
hưởng đến tâm lý của bạn. Hãy nhớ rằng bạn luôn là người mẹ tốt nhất
cho con của mình, đừng bao giờ so sánh mình hay con mình với người
khác, đừng để áp lực đè nặng lên đôi vai của bạn.
4. Phúc trình buổi truyền thông trực tiếp.
Họ tên người tiếp nhận thông tin: Nguyễn Thị H.
Địa điểm: tại nhà chị H, thôn Quảng Tân, xã Nam Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải
Dương.
Thời gian: 20h ngày 6/11/2016.
Gia đình chị H có 4 người, bố mẹ chồng và vợ chồng chị. Hiện tại chị đang có bầu
3 tháng. Khi đến nhà, tất cả các thành viên đều có mặt ở nhà và mọi người đang xem
tivi.
Phúc trình:
Tôi: Cháu chào hai bác và anh chị ạ!
Chị H: Ừ! Mời em vào nhà uống nước.
Tôi: Vâng ạ.
(Sau khi vào nhà và ngồi xuống ghế, cười) Em xin tự giới thiệu, em tên là Phương, là
nhân viên công tác xã hội ạ.
Chị H: Ừ. Hôm nay em đến đây có việc gì không?
Tôi: Dạ. Nhận được sự đồng tình giúp đỡ của chính quyền xã và thôn, em đã và
đang triển khai hoạt động truyền thông để phòng tránh vấn đề trầm cảm sau sinh ở phụ
nữ ạ. Qua đó, em cũng biết được chị đang có em bé, là người rất cần biết rõ về vấn đề
này ạ.
Chị H: À. Chị có nghe loa phát thanh xã có nói về vấn đề này vào buổi chiều, thấy tên
bệnh lạ quá mà chị cũng đang có bầu nên cũng rất muốn biết rõ hơn về nó.
Tôi: Vâng. Sau khi nghe trên loa thì chị có điều gì thắc mắc về vấn đề này không?
Chị H: Chị chỉ mới nghe thoáng qua ở trên loa thôi. Nhà chị ở cũng cách xa loa nên
nghe không rõ hết thông tin được. Em có thể nói những thông tin cơ bản về vấn đề này
được không?
12
Tôi: Được ạ. Trước hết em xin nói về nguyên nhân dẫn đến trầm cảm sau sinh ạ. Có
nhiều nguyên nhân dẫn đến vấn đề này và được tổng hợp lại là do các yếu tố sinh học
– di truyền và tâm lý – xã hội.
Các nguyên nhân sinh học - di truyền:
Việc thay đổi các hooc-môn sinh dục (estrogen và progesterol) sau khi đẻ tác
động vào cơ chế điều hòa cảm xúc làm tăng cảm giác mệt mỏi, buồn chán.
Việc sụt giảm trọng lượng kèm với việc chảy máu khi sinh làm ảnh hưởng tới
hệ tim mạch và huyết áp. Bên cạnh đó, việc căng thẳng và đau đớn khi sinh làm tăng
adrenalin - một chất hóa học trong máu làm cho cơ thể thêm mệt mỏi và căng thẳng.
Cơ thể người mẹ thiếu một số chất do việc kiêng khem trong và sau thai kỳ
(VD như sắt, các vitamin nhóm B, Omega 3…). Thói quen trong việc sử dụng rượu,
thuốc lá và các chất kích thích, các chất gây nghiện.
Gia đình hoặc bản thân người mẹ bị mắc trầm cảm hoặc những rối loạn cảm
xúc.
Thai phụ mắc trầm cảm trong quá trình mang thai nhưng không được tư vấn và
điều trị kịp thời.
Mất ngủ/ thiếu ngủ (đây vừa là nguyên nhân, vừa là biểu hiện của bệnh, làm
trầm trọng thêm bệnh).
Các nguyên nhân do tâm lý - xã hội
Mâu thuẫn trong các mối quan hệ gia đình, đặc biệt là quan hệ vợ - chồng.
Quá lo lắng trong việc chăm sóc con cái (đặc biệt là những người lần đầu làm
mẹ, mang thai quá sớm).
Sinh khó, con chết hay con mắc bệnh.
Thiếu sự hỗ trợ trong việc chăm sóc con, phải tự chăm sóc bản thân sau sinh.
Gặp khó khăn trong việc cho con bú, chăm sóc khi con ốm.
Phải tự mình chăm sóc con ban đêm mà không có sự trợ giúp nào (đặc biệt nếu
trẻ hay khóc đêm).
Không có ai để tâm sự, thay đổi sự quan tâm của mọi người xung quanh (mọi
người chỉ quan tâm đến bé mà ít hỏi han tới mẹ). Đối với người chồng, cũng có thể
mắc trầm cảm sau sinh khi mà người vợ vì chăm lo cho đứa trẻ mà ít quan tâm đến
mình, dẫn tới sự cô đơn và trầm cảm.
Lo sợ về tài chính cho bản thân và đứa con, lo sợ về việc mất việc làm khi sinh
con.
Có con ngoài giá thú, mang thai ngoài ý muốn, không biết bản thân mình có
thai.
13
Không được phép chăm sóc con, không được nhìn mặt con.
Chồng chị H: Nhiều nguyên nhân thế hả em? Như vậy là không chỉ do phụ nữ mà còn
do yếu tố gia đình nữa à?
Tôi: Vâng anh ạ. Vấn đề này do rất nhiều nguyên nhân ạ. Vì vậy rất cần sự quan
tâm, chăm sóc của người thân trong gia đình, đặc biệt là anh nữa ạ.
Mẹ chồng chị H: Thế cái bệnh này có nguy hiểm không cháu?
Tôi: Dạ vấn đề này rất nguy hiểm ạ. Không những nguy hiểm cho mẹ mà còn ảnh
hưởng đến cả bé nữa ạ. Nếu để trầm cảm sau sinh kéo dài và không được điều trị có
thể trở thành chứng rối loạn trầm cảm kinh niên, hắt hủi con, không tự chủ được hành
vi, thậm chí có thể phát điên, tự tử hoặc làm nhiều hành động dại dột nghiêm trọng.
Bệnh lý trầm cảm sau sinh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm
ảnh hưởng từ mẹ sang con. Khi trẻ bị trầm cảm có thể gặp nhiều vấn đề về hành vi, ăn
uống khó khăn, giận dữ hoặc hiếu động thái quá. Trẻ cũng thường bị mất ngủ, dễ kích
động… Trẻ bị trầm cảm cũng dấn đến chậm phát triển nhận thức, chậm đi, chậm nói
hơn những trẻ khác. Trẻ cũng sẽ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong học tập.
Trẻ bị trầm cảm cũng dấn đến chậm phát triển nhận thức, chậm đi, chậm nói hơn
những trẻ khác. Trẻ cũng sẽ có thể gặp phải nhiều khó khăn trong học tập.
Những mẹ trầm cảm có thể khiến con tự kỷ hoặc trầm cảm theo làm cho trẻ gặp
khó khăn trong những mối quan hệ trong trường học và bạn bè cùng trang lứa, cư xử
bất thường với bạn bè và những người xung quanh.
Trẻ trầm cảm cũng thường có sự tự tin thấp, dễ lo âu, sợ hãi, hay bị động so với
những trẻ khác, phụ thuộc vào gia đình hoặc những người xung quanh.
Mẹ chồng chị H: Nguy hiểm quá cháu nhỉ? Nhưng làm thế nào để biết được là bị trầm
cảm hay không?
Tôi: Dạ thưa bác, các dấu hiệu để nhận biết được bệnh lí này như sau:
Những triệu chứng về cảm xúc:
Cảm giác buồn kéo dài.
Cảm thấy chán nản, tuyệt vọng, trống rỗng.
Những ý nghĩ vô dụng, bất tài, không xứng đáng, cảm thấy tội lỗi, hối hận.
Thấy bản thân mình xấu xí, kém hấp dẫn.
Mệt mỏi, kiệt sức.
Lo nghĩ quá nhiều, cảm giác nhiều luồng suy nghĩ đan xen rối rắm trong đầu,
suy nghĩ nhưng không rõ mình đang nghĩ cái gì, lo nghĩ mơ hồ.
Lo sợ về việc ở một mình, sợ việc đi ra ngoài, sợ bị bỏ rơi.
Lo lắng về đứa trẻ, sợ hãi đứa trẻ, sợ mình làm tổn thương đứa trẻ.
Những dấu hiệu về hành động:
14
Giảm/ mất sự quan tâm, yêu thích với hầu hết mọi việc, kể cả các thói quen,
hứng thú trước đây.
Không muốn làm việc gì, làm việc rất nhanh mệt mỏi, kiệt sức.
Ít quan tâm đến việc chăm sóc bản thân.
Chán ăn hoặc ăn quá nhiều.
Mất ngủ, ác mộng, ngủ quá nhiều, rối loạn nhịp thức - ngủ (ngủ ngày - thức
đêm).
Không muốn tiếp xúc với những người xung quanh, ngại gặp gỡ mọi người.
Các biểu hiện về suy nghĩ:
Giảm sự tập trung chú ý.
Giảm trí nhớ, hay nhầm lẫn.
Khó khăn trong việc đưa ra quyết định.
Có ý nghĩ tự sát.
Ý nghĩ muốn gây sát thương cho đứa trẻ và những người xung quanh.
Những rối loạn về cơ thể:
Đau đầu.
Bồn chồn, hồi hộp, tăng nhịp tim, vã mồ hôi.
Vì vậy, chị và gia đình quan tâm đến những dấu hiệu này sau khi sinh để có thể phát
hiện và chữa trị kịp thời ạ.
Chị H: (vẻ mặt lo lắng) Ừ. Nghe em vừa nói hậu quả nguy hiểm như vậy chị lo quá.
Tôi: (cười nói) Chị không nên lo lắng quá đâu ạ. Chỉ cần biết cách phòng tránh thì
vấn đề này cũng không đáng lo ngại đâu ạ.
Chị H: (vẻ mặt vui hơn) Phòng tránh ra sao hả em?
Tôi: Dạ. Việc phòng tránh này cần có sự quan tâm của người thân nữa ạ. Cụ thể như
sau ạ:
Vai trò của người thân:
Có thể nói, trong giai đoạn nhạy cảm này, vai trò của người chồng chiếm vị trí
rất quan trọng. Rất nhiều ông chồng nghĩ rằng, chỉ cần cung cấp vật chất cho vợ là đủ
mà không hề nhận thức được sự quan tâm, chia sẻ bằng hành động và lời nói động
viên có thể giúp người vợ tránh được nguy cơ trầm cảm.
Hơn ai hết, người chồng, gia đình, người thân… cần gần gũi chia sẻ với sản phụ
trong thời kì hậu sản, để có thể tránh được những hệ quả đáng tiếc có thể xảy ra.
Động viên, gần gũi và chia sẻ với thai phụ về cuộc chuyển dạ và chăm sóc bé
sau sinh. Hướng dẫn thai phụ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.
Bản thân người mẹ:
Để phòng tránh hội chứng trầm cảm sau sinh, ngoài việc đi khám thai định kỳ,
điều quan trọng vẫn là các bà mẹ vẫn cần chuẩn bị tâm lý và các điều kiện vật chất
15
trước và sau sinh để có tinh thần ổn định chào đón đứa con chào đời mà không bị lo
âu, stress, mất ngủ.
Luôn thể dục thường xuyên trước và sau khi sinh.
Cố gắng tìm cho mình một giấc ngủ. Gắng đi ngủ sớm hơn nếu bạn phải thức
dậy nửa đêm cho bé bú. Nên ngủ buổi trưa dù chỉ 30 phút. Nói chuyện và chia sẻ với
bạn bè, gia đình hoặc các chuyên gia tâm lý để trút bỏ những cảm giác mệt mỏi trong
người.
Có chế độ kiêng khem hợp lý và khoa học.
Nên hỏi bạn bè và gia đình về kinh nghiệm chăm sóc em bé của họ. Sống tích
cực, suy nghĩ lạc quan, đừng để những điều buồn chán làm ảnh hưởng đến tâm lý của
bạn. Không bao giờ so sánh mình hay con mình với người khác.
Chị H: Ừ. Như vậy chị đã bớt lo lắng phần nào rồi. Vì những việc này có thể dễ dàng
thực hiện được. May quá hôm nay có em đến cung cấp những thông tin hữu ích này
cho gia đình chị.
Tôi: (cười) Không có gì đâu ạ. Có thể cung cấp được những thông tin giúp ích cho
mọi người là em thấy vui rồi, đặc biệt vấn đề này còn ảnh hưởng đến cả thế hệ tương
lai của đất nước nữa ạ. Để chị và gia đình có thể tự tìm hiểu những thông tin khác về
vấn đề này, em gửi chị một số sách báo và tài liệu về vấn đề trầm cảm sau sinh ạ. Sau
khi đã được biết và tìm hiểu rõ về nó, em hy vọng chị có thể chia sẻ thông tin cho
những bà mẹ khác nữa ạ.
Chị H: Chị cảm ơn nhé! Nhất định chị sẽ chia sẻ những thông tin này cho các chị em
phụ nữ khác cùng biết để phòng tránh cũng như phát hiện kịp thời. Đây là vấn đề rất
quan trọng đối với phụ nữ cũng như cho thế hệ trẻ em.
Tôi: Vâng đúng thế chị ạ. Em hy vọng những điều này có thể giúp ích được cho mọi
người ạ. Thôi em xin phép hai bác và anh chị em về ạ.
Chị H: Ừ, chị chào em. Chị cảm ơn em nhé!
Tôi: (cười) Dạ. Không có gì đâu ạ.
Phân tích kỹ năng đã được thực hiện.
Kỹ năng tuyên truyền đã được thực hiện một cách tương đối hiệu quả:
Thông qua tuyên truyền trên loa phát thanh, người dân đã biết đến bệnh trầm
cảm sau sinh và muốn tìm hiểu về nó; đồng thời sẵn sàng lắng nghe những thông tin
tôi cung cấp khi nói chuyện trực tiếp.
Tuyên truyền về bệnh trầm cảm giúp mọi người nhận thấy rõ hậu quả mà nó
mang lại rất nghiêm trọng. Từ đó mọi người sẽ chia sẻ thông tin này cho những người
16
khác, nâng cao tính đoàn kết trong nhân dân và đồng thời cũng làm nâng cao chất
lượng cuộc sống cho xã hội.
5. Đánh giá thuận lợi, khó khăn khi thực hiện kỹ năng.
Thuận lợi:
Nhận được sự đồng tình, giúp đỡ của cán bộ địa phương.
Có thể tuyên truyền được cho nhiều người cùng một lúc qua loa phát thanh.
Tuyên truyền trực tiếp có thể cung cấp thêm thông tin mà người dân chưa rõ và
muốn tìm hiểu kĩ hơn.
Cung cấp tài liệu, sách báo giúp người dân có thể tự tìm hiểu và chia sẻ với
nhiều người một cách đầy đủ, chính xác.
Khó khăn:
Tuyên truyền qua loa phát thanh nhiều khi thông tin không được truyền tải một
cách rõ ràng, nhiều gia đình ở xa loa phát thanh khó tiếp nhận đươc thông tin.
Tuyên truyền trực tiếp đến nhà dân gặp hạn chế về số lượng vì không thể đến
được tất cả các gia đình trong xã.
Phần 3. Kiến nghị và giải pháp.
Đối với chính quyền:
Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và
bệnh trầm cảm sau sinh nói riêng.
Nâng cao cơ sở hạ tầng, nhất là loa phát thanh để các thông tin truyền tải một cách
đầy đủ, rõ ràng, chính xác.
Đối với gia đình:
Bổ sung kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần nói chung và trầm cảm sau sinh
nói riêng để nắm rõ về bệnh.
Cần quan tâm, chăm sóc phụ nữ trong và sau khi sinh để phòng tránh các nguyên
nhân dẫn đến trầm cảm cho phụ nữ.
Đối với phụ nữ:
Bổ sung kiến thức, kỹ năng phòng tránh trầm cảm cho bản thân. Không những vậy
còn cần tìm hiểu thêm về các vấn đề mà mình có thể gặp phải và tìm cách phòng tránh.
Luôn giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.
17
III. KẾT LUẬN
Trang bị tốt những kiến thức về phòng tránh trầm cảm sau khi sinh là bạn đã có
thể giảm thiểu đến 80% nguy cơ trầm cảm sau sinh. Nếu để rơi vào tình trạng trầm
cảm sau sinh cũng cần có những biện pháp can thiệp kịp thời để giúp bạn vượt qua và
quay về chăm sóc em bé. Bởi trẻ em sinh ra rất cần có tình yêu thương của mẹ, còn gì
hạnh phúc hơn khi bạn được nhìn con lớn lên từng ngày trong sự yêu thương chăm sóc
của chính mình. Hi vọng với việc tuyên truyền cách phòng tránh tình trạng trầm cảm
sau sinh hiệu quả đã phần nào giúp mọi người hiểu và có những kế hoạch đúng đắn
cho mình trong giai đoạn quan trọng của cuộc đời.
Xin chân thành cảm ơn!
18