Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng phương pháp trả lương tại bệnh viện mắt tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.18 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

1


LỜI MỞ ĐẦU

Thế kỉ 21 được xem là thế kỉ bùng nổ của khoa học kĩ thuật và máy móc hiện
đại. Tuy nhiên, khoa học càng phát triển thì vai trò của con người lại càng được đề
cao hơn bao giờ hết. Quản trị nguồn nhân lực vì vậy cũng trở nên vô cùng quan trọng,
làm thế nào để nguồn lực này phát huy hiệu quả cao nhất sẽ có ảnh hưởng “sống còn”
đến kết quả của cuộc chiến trên thương trường giữa các doanh nghiệp.
Để quản trị nguồn nhân lực có hiệu quả thì quản trị tốt vấn đề về tiền lương là
điều bắt buộc. Đây là khoản thu nhập mà người sử dụng lao động trả cho người
lao động, quan điểm hiện đại cho rằng đây là một khoản đầu tư chứ không phải chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra. Trả lương theo hình thức như thế nào để khoản đầu tư này
mang lại lợi nhuận cao nhất là vấn đề của các doanh nghiệp.
Ở Việt Nam hiện nay, tuy các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nước
ngoài đang phát triển với tốc độ rất nhanh, nhưng doanh nghiệp Nhà Nước vẫn có
tầm ảnh hưởng nhất định đối với nền kinh tế chung. Nhận thấy vai trò của phương
pháp trả lương, em quyết định chọn đề tài nghiên cứu là “ Thực trạng phương pháp trả
lương tại bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình “ để làm rõ thực trạng trả lương tại bệnh viện
Mắt nói riêng và đơn vị sự nghiệp nói chung. Từ đó đưa ra một số đề xuất hoàn thiện
phương pháp trả lương tại bệnh viện Mắt.
Trong quá trình làm bài, em không tránh khỏi những thiếu sót, em mong thầy
cô góp ý để bài làm của em được hoàn thiện hơn. Em cảm ơn cô Ngô Thị Hồng Nhung
đã hướng dẫn em hoàn thành bài tiểu luận này !

2



Phần 1: Cơ sở lý luận
1

Các khái niệm cơ bản
Khu vực công là khu vực hoạt động về chính trị, kinh tế, xã hội do Nhà nước

quy định.
Đơn vị sự nghiệp là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách
pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước.
Tiền lương trong khu vực công là số tiền mà Nhà nước trả cho công chức, viên chức,
người lao động làm việc trong khu vực công; căn cứ vào số lượng, chất lượng lao động
phù hợp với khả năng ngân sách của quốc gia và các quy định của pháp luật.
2

Vai trò của tiền lương trong các đơn vị sự nghiệp
Thu hút và giữ chân người lao động, đặc biệt là người lao động trình độ cao,

tránh tình trạng chảy máu chất xám.
Kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động góp phần nâng cao thu
nhập của đơn vị cũng như người lao động.
Nâng cao chất lượng dịch vụ công, tạo vị thế cho đơn vị.
Giúp Nhà nước hoàn thành mục tiêu quản lí, ổn định tài chính, phát triển nền
kinh tế.
3
1

Một số phương pháp trả lương trong các đơn vị sự nghiệp
Trả lương theo vị trí việc làm


Trả lương theo vị trí việc làm là trả lương căn cứ vào chức danh, cơ cấu và
nghạch công chức để trả lương
Trả lương theo hình thức này bắt buộc phải tiến hành đánh giá giá trị công việc
của mỗi vị trí chức danh công việc để làm cơ sở tính lương.
Các bước thiết lập hệ thống lương cơ bản:
B1: Xác định vị trí chức danh
B2: Xác định chức danh gốc và tiêu chuẩn chức danh gốc
B3: Xác định cơ cấu việc làm theo vị trí
B4: Tuyển dụng vào vị trí
B5: Xác định mức ương thấp nhất
B6: Xác định quan hệ tiền lương trong khu vực công
3


B7: Xác định mức lương theo vị trí việc làm
Công thức tính: TL= HSL theo ngạch bậc,chức vụ,chức danh* MLmin chung
2

Trả lương theo kết quả thực hiện công việc

Trả lương theo kết quả thực hiện công việc là trả lương căn cứ vào kết quả thực
hiện công việc của cán bộ công chức viên chức.
Để trả lương theo kết quả thực hiện công việc cần thiết lập hệ thống đánh giá
thực hiện công việc sau đó đưa ra quyết định về các mức lương.
Hệ thống đánh giá kết quả thực hiện công việc:
B1: Xác định mực tiêu của hệ thống đánh giá
B2: Lựa chọn chu kì đánh giá và người đánh giá
B3: Lựa chọn phương pháp đánh giá
B4: Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá
B5: Tiến hành đánh giá kết quả thực hiện công việc

Sau khi đánh giá và có kết quả đánh giá thực hiện công việc ta tiến hành xác định mức
lương
Cách 1: xác định nhờ hệ số đánh giá kết quả thực hiện công việc
TL= F*Ki
Trong đó
F : Tổng quỹ lương ( trích từ ngân sách nhà nước cho đơn vị )
Ki : hệ số đánh giá kết quả thực hiện công việc
Cách 2: xác định nhờ điểm số được đánh giá
Cách tính : TL=F*Đi/Sđi
Trong đó
Đi : điểm được đánh giá cho người thứ i
Sđi : tổng điểm của tất cả mọi người được đánh giá

3

4

Trả lương theo năng lực


Trả lương theo năng lực là trả lương căn cứ vào khung năng lực cá nhân của
từng cán bộ công chức viên chức.
Để trả lương theo năng lực cần xác định hệ số năng lực được tính dựa trên các
tiêu chí cụ thể như:
Năng lực kiến thức
Năng lực kĩ năng
Năng lực hành vi
Năng lực ứng xử xã hội
4


Phương pháp trả lương hỗn hợp
Kết hợp trả theo vị trí chức danh công việc và kết quả thực hiện công việc

Phương pháp trả lương này được thực hiện bằng cách kết hợp 2 phương pháp
trả lương trên: căn cứ theo vị trí chức danh và kết quả thực hiện công việc của cán bộ,
công chức, viên chức.
Cách tính : TL=TLtg*Ki
Trong đó
TLtg: Tiền lương trả theo vị trí chức danh
Ki : hệ số kết quả thực hiện công việc
Ngoài ra có
Kết hợp trả lương theo năng lực và kết quả thực hiện công việc
Kết hợp trả lương theo vị trí chức danh, năng lực và kết quả thực hiện công việc.

Phần 2: THỰC TRẠNG PHƯƠNG PHÁP TRẢ LƯƠNG TẠI
BỆNH VIỆN MẮT TỈNH NINH BÌNH
5


2.1 Giới thiệu về Bệnh Viện MẮT tỉnh Ninh Bình
2.1.1 Giới thiệu chung về Bệnh viện

Bệnh viện Mắt Ninh Bình là bệnh viện lớn với quy mô 120 giường, Bệnh viện
Mắt tỉnh Ninh Bình được thành lập và đi vào hoạt động từ tháng 2 năm 2010, trên cơ
cở sáp nhập Khoa Mắt Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Bình và Khoa Mắt Trung tâm
Phòng chống bệnh xã hội. Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND tỉnh, Sở Y tế,
sự ủng hộ của các tổ chức quốc tế và các tổ chức cá nhân trong và ngoài ngành Y tế,
Bệnh viện đang từng bước lớn mạnh và ngày càng phát triển.Các kỹ thuật và dịch vụ
nhãn khoa hiện có: Phẫu thuật Phaco điều trị đục thủy tinh thể, Phẫu thuật cắt dịch
kính, Phẫu thuật Lasik, Phacik điều trị các tật khúc xạ, Laser quang đông điều trị bệnh

lý võng mạc, chụp mạch huỳnh quang, nối thông lệ mũi, ghép màng ối điều trị một số
bệnh lý giác mạc.
Thông tin liên hệ bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình
Địa chỉ: Số 314 - Đường Hải Thượng Lãn Ông - Phường Phúc Thành - TP.
Ninh
Điện thoại: 0306.251.273
2.1.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức
Phó giám đốc

Khối tài chính

Khối lâm sàng

Khối cận lâm sàng

Phòng tài chính kế
toán

Khoa khám bệnh

Khoa dược

Phòng kế hoạch tổng
hợp

Khoa đáy mắt

Phòng điều dưỡng

Phòng chỉ đạo chuyên

khoa

Khoa kết giác mạc

Khoa xét nghiệm

6


Phòng tổ chức cán bộ

Khoa tổng hợp

Phòng hành chính

Khoa phẫu thuật gây mê
hồi sức

Khoa kiểm soát nhiễm
khuẩn|

2.2 Thực trạng phương pháp trả lương tại bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình
2.2.1 Căn cứ trả lương

Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14-12-2004 của Chính phủ về chế
độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Căn cứ Nghị định số 85/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Chính
phủ về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và
giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập.
Căn cứ Nghị định số 56 /2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011 của Chính

phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác
tại các cơ sở y tế công lập.
Căn cứ Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV ngày 19 tháng 01 năm
2012 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP ngày 04 tháng 7 năm 2011
của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức
công tác tại các cơ sở y tế công lập.
2.2.2 Phương pháp trả lương
2.2.2.1 Cách tính lương chức danh
Lương chức danh = Hệ số lương x 1.210.000
Quy trình tính hệ số lương
Bước 1. Xác định nhóm (A2, A1, A0…) dựa vào chức danh (ngạch viên chức)
Bước 2. Xác định bậc lương dựa vào thâm niên
Bước 3. Từ nhóm và bậc lương suy ra hệ số lương

7


Bảng 1: Các vị trí chức danh trong bệnh viện
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

12
13
14

Chức danh
Giám đốc
Phó giám đốc
Bác sĩ
Điều dưỡng trưởng
Điều dưỡng
Điều dưỡng phòng tối
Dược sĩ
Dược tá
Dược sĩ trung học
Kế toán trưởng
Kế toán
Hộ lí
Nhân viên kĩ thuật
Lái xe

Số
lượng
1
1
23
1
64
2
3
2

6
1
6
2
2
2

Nghạch công chức
viên chức
A2.1
A2.1
A1/ A2.1
A2.1
A2.1/ B
A2.1
A2.1
C1
A1
A1
B/ A1
C1
Nhân viên
Nhân viên

Các viên chức A2 nhóm 1 bao gồm Giám đốc, Phó giám đốc và các Bác sĩ
trưởng khoa,điều dưỡng trưởng, điều dưỡng, điều dưỡng phòng tối, Dược sĩ. Các bác
sĩ ở nhóm A2 này có thâm niên đủ tiêu chuẩn để xét duyệt và có trình độ quản lí đã
được các cơ quan có thẩm quyền cấp quyết định nâng ngạch lương hoặc vượt qua kì
thi nâng ngạch từ ngạch bác sĩ nhóm A1 lên ngạch chuyên viên nhóm A2 nên được
xếp loại trên các bác sĩ khác 1 ngạch lương.

Các viên chức A1 bao gồm các Bác sĩ trưởng khoa, Bác sĩ phó khoa,Dược sĩ
trung học, Kế toán trưởng, Kế toán. Ta thấy các Bác sĩ trưởng và Phó khoa đều xếp
trong ngạch này do thâm niên công việc và chức vụ quản lí của họ chưa đạt đủ điều
kiện để xếp vào nhóm A2 nhưng bậc lương trong ngạch của họ vẫn cao hơn so với các
bác sĩ khác. Cũng như các Trưởng phòng hành chính, nghiệp vụ có bậc lương cao hơn
so với các Cử nhân kinh tế do thâm niên làm việc của họ. Qua bảng thống kê bên dưới
có thể thấy một Điều dưỡng có hệ số lương bằng với một Điều dưỡng trưởng điều này
chứng tỏ là chức vụ không ảnh hưởng đến hệ số lương mà số năm làm việc mới ảnh
hưởng đến hệ số lương.
8


Bảng 2: Hệ số lương các chức danh trong bệnh viện
Nghạch
công

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc lương
Bậc Bậc

chức


1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

4.4
2,34
1,86
1.65


4.74
2,67
2,06
1.83

5.08
3,00
2,26
2.01

5.42
3,33
2,46
2.19

5.76
3,66
2,66
2.37

6.1
3,99
2,86
2.55

6.44
4,32
3,06
2.73


6.78
4,65
3,26
2.91

4,98
3,46
3.09

3,66
3.27

3,86
3.45

4,06
3.63
3.63

2.23

2.41

Bậc

Bậc

Bậc

Bậc


Bậc

viên
chức
A2.1
A1
B
C1
Nhân
viên kĩ
thuật
Nhân
viên Lái
xe

2.2.2.2 Các khoản phụ cấp
Hệ số phụ cấp ở Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình bao gồm 3 loại phụ cấp:
 Phụ câp chức vụ:

Theo Thông tư số 23/2005/TT-BYT về Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị sự
nghiệp y tế, tại mục Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, ta sẽ có được hệ số phụ cấp
chức vụ các chức danh lãnh đạo của Bệnh viện theo 4 mức: 0.7; 0.5; 0.4; 0.2.
Chẳng hạn đối với Giám đốc Nguyễn Quang Hiền, hệ số phụ cấp chức vụ của
ông là 0.7. Bác sĩ Nguyễn Thái Long kiêm Trưởng phòng có mức hệ số phụ cấp
chức vụ là 0.4. Từ đó ta tính ra mức phụ cấp chức vụ với công thức sau:
Thành tiền Phụ cấp chức vụ = Hệ số Phụ cấp chức vụ x 1,210,000
 Phụ cấp trách nhiệm
Hệ số phụ cấp trách nhiệm được quy định Theo điều 3 Nghị định số
205/2005/NĐ-CP của Chính phủ quy định hệ thống thang lương, bảng lương và

chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước bao gồm 4 mức, ta có hệ số
phụ cấp trách nhiệm có 4 mức: 0.1; 0.2; 0.3 và 0.5 so với mức lương tối thiểu
chung.
Thành tiền của Phụ cấp trách nhiệm được tính theo công thức:
Thành tiền Phụ cấp trách nhiệm = Hệ số Phụ cấp trách nhiệm x 1,210,000
9


Từ đó ta có:
Tổng cộng hệ số phụ cấp = Hệ số chức vụ + Hệ số Trách nhiệm
Tổng thành tiền hệ số phụ cấp = Thành tiền Phụ cấp chức vụ + Thành tiền phụ
cấp trách nhiệm
 Phụ cấp ưu đãi nghề

Theo Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC của Bộ Y tế - Bộ
Nội vụ - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện NĐ số 56/2011/NĐ-CP ngày
4.7.2011 của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công
chức, viên chức (CCVC) công tác tại các cơ sở y tế công lập, ta có mức phụ cấp
ưu đãi đối với các cán bộ có 4 mức: 50%, 40%, 30%, 20% được quy định cụ thể
theo tính chất công việc.
- Đối mức phụ cấp 50%, áp dụng tại khoản 3, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: tại
bệnh viện có 5 nhân viên được hưởng mức phụ cấp này, trong đó có 2 kĩ thuật viên, 2
Hộ lý và bà Đoàn Thị Minh Xuân – Phó Giám đốc bênh viện. Những nhân viên này
thường xuyên, trực tiếp khám, điều trị, chăm sóc cho người bệnh.
- Đối với mức phụ cấp 40%, áp dụng tại khoản 4, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP: ở
mức phụ cấp này có 101 nhân viên bệnh viện được hưởng, trong đó gồm có các chức
vụ như Bác sĩ, điều dưỡng trưởng,điều dưỡng, dược tá, Hộ lý, … Mức phụ cấp áp
dụng đối với công chức, viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế dự
phòng; xét nghiệm; khám bệnh, chữa bệnh; kiểm soát nhiễm khuẩn, chăm sóc người
bệnh,an toàn vệ sinh thực phẩm, trang thiết bị y tế; sức khỏe sinh sản tại các cơ sở sự

nghiệp y tế công lập, trừ các trường hợp quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 3 Nghị định
56/2011/NĐ-CP.
- Đối với mức phụ cấp 20%, áp dụng tại khoản 6, điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP:
hiện có 10 nhân viên của bệnh viện được hưởng mức phụ cấp 20%, các chức danh
được hưởng mức phụ cấp này gồm có : Kế toán, lái xe, nhân viên kĩ thuật. Mức phụ
cấp này áp dụng đối với công chức, viên chức không trực tiếp làm chuyên môn y tế;
công chức, viên chức y tế làm công tác quản lý, phục vụ tại các đơn vị sự nghiệp y tế
nói chung (trừ đối tượng quy định tại điểm b khoản 5 Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐCP).
Cách tính phụ cấp ưu đãi

10


Mức phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trên mức lương theo ngạch, bậc hiện
hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có), được
xác định bằng công thức sau:
Mức tiền phụ

Mức

Hệ số lương ngạch, bậc hiện

Mức phụ cấp

cấp ưu đãi = lương tối x hưởng + Hệ số phụ cấp chức vụ x ưu đãi theo
theo
nghề
thiểu
lãnh đạo (nếu có) + % (quy theo
nghề

được
được hưởng

chung

hệ số) Phụ cấp thâm niên vượt

hưởng

khung (nếu có)
-

Phụ cấp ưu đãi theo nghề được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng.
Phụ cấp ưu đãi theo nghề không dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội,
bảo hiểm y tế.
2.2.2.3Các khoản khấu trừ
Bệnh viện nộp 18% Bảo hiểm xã hội, 3% Bảo hiểm y tế, 2 % Kinh phí công đoàn, 1%
bảo hiểm thất nghiệp. Người lao động nộp 8% Bảo hiểm xã hội, 1,5% Bảo hiểm y tế,
1% Bảo hiểm thất nghiệp và 1% Kinh phí công đoàn, tính theo mức lương hiện hưởng
và phụ cấp chức vụ theo quy định hiện hành.
Các loại bảo hiểm
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm thất nghiệp

% Khấu trừ
8%
1,5%
1%


2.3 Đánh giá
2.3.1 Ưu điểm
- Áp dụng đúng đối tượng: Bệnh viện đã áp dụng hình thức này đúng với đối

tượng nhân viên của mình - là những người mà công việc không thể định
mức chặt chẽ được, rất khó xác định số lượng hay chất lượng lao động.
- Đảm bảo tính đơn giản, rõ ràng: Lương cơ bản và phụ cấp được tính như đã
phân tích bên trên. Việc quản lý cũng vì thế mà đơn giản hơn rất nhiều.
Đồng thời, hình thức này cũng giúp cho những người quản lý cũng như
những người lao động dễ dàng tính được lương của mình.
11


-

Đảm bảo tương đối công bằng vì tiền lương được tính dựa trên hệ số lương
theo đúng quy định của Pháp luật hiện hành. Tức là hệ số này đã được phân
chia dựa trên mức độ phức tạp của công việc, điều kiện làm việc, chênh lệch

cung cầu trên thị trường lao động.
- Đảm bảo được tính minh bạch: Điều này để các nhân viên có thể yên tâm
phát huy hết khả năng của mình.
- Trong trường hợp này, ở Bệnh viện Mắt tỉnh Ninh Bình, hình thức này khắc
phục được nhược điểm của trả lương theo sản phẩm là chạy theo số lượng
và lãng phí nguyên nhiên liệu.
- Đảm bảo được tính ổn định tương đối về mặt mức lương, tránh sự biến
động quá lớn trong một thời gian ngắn
Nhược điểm

2.3.2


Tiền lương phân phối còn bình quân, chưa thực sự gắn với mức độ phức tạp và
giá trị của công việc và năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tiền
lương chưa thể hiện đúng giá trị trên thị trường lao động, chưa có nguồn thu nhập
chính của người lao động chưa tạo điều kiện để phát triển nguồn nhân lực nhất là nhân
lực có chất lượng.
Chưa tuân theo quy luật thị trường, bởi vì tiền lương chưa thực sự hình thành
trên cơ sở thoả thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Thang bảng
lương vẫn do Nhà nước quy định.
Tiền lương được nhận không liên quan đến kết quả lao động trực tiếp của nhân
viên nên có thể gây nên sự ỷ lại trong công việc.
Tiền lương được nhận căn cứ vào ngày công làm việc thực tế, do đó đòi hỏi
việc quản lý thời gian làm việc phải thật sự hiệu quả. Tuy nhiên việc này không đồng
nghĩa với việc điểm danh, quẹt thẻ tính giờ. Quản lý như thế nào để đạt được hiệu quả
cao nhất không phải là điều dễ dàng
2.3.3

Nguyên nhân
Bệnh viện có chưa có quy chế lương thưởng rõ ràng mà chỉ trả lương căn cứ
vào quy chế chi tiêu nội bộ.
Bệnh viện thiếu các văn bản hướng dẫn trả lương, thưởng cho cán bộ nhân viên.

12


Phương pháp trả lương dựa trên quy định chung của Nhà nước nên chưa xác
định đúng mức độ phức tạp với từng loại công việc trong bệnh viện.

13



Phần 3: ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHƯƠNG ÁN TRẢ LƯƠNG TẠI
BỆNH VIỆN MẮT TỈNH NINH BÌNH

3.1 Đối với Bệnh viện Mắt Tỉnh Ninh Bình
Hoàn thiện quy chế trả lương tại bệnh viện
Xây dựng phương án trả lương mới dựa trên cơ sở tuân thủ các quy định của pháp luật
nhằm nâng cao hiệu quả trả lương.
Chú trọng tới các khoản phụ cấp nhằm tạo động lực lao động như phụ cấp trách nhiệm
đối với các trưởng các khoa, phòn ban để họ chuyên tâm hơn trong công tác quản lí,
giảm tối đa sự thất thoát về tài chính.
Quan tâm hơn đến tiền lương các bộ phận không chuyên môn như lái xe, bảo vệ vì họ
cũng góp phần vào sự thành công của bệnh viện.
Xây dựng quy chế tiền thưởng, thực hiện thưởng cho cán bộ, nhân viên trong bệnh
viện để nâng cao động lực lao động.
Hoàn thiện hệ thống đánh giá và tiêu chí đánh giá xét thưởng đối với cán bộ nhân viên.
3.2 Đối với Nhà nước
Cải cách tiền lương, xây dựng phương án trả lương mới phù hợp với định
hướng phát triển thị trường. Vấn đề này đòi hỏi phải có sự đổi mới tư duy và sự đồng
thuận cao giữa các cấp, các ngành, phải có phương thức tiếp cận và lộ trình cũng như
phải xác định được thứ tự ưu tiên cải cách, không thể dàn đều trên mọi lĩnh vực.
Cần có những có những biện pháp mạnh mẽ để khắc phục những bất hợp lý,
đảm bảo tiền lương cán bộ, công chức, viên chức đủ sống và là yếu tố thúc đẩy năng
suất lao động, nâng cao hiệu quả công việc của khu vực công nói chung và trong các
đơn vị sự nghiệp nói riêng.
Đẩy mạnh việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong cung cấp dịch vụ
gắn với nhu cầu xã hội, cơ quan đơn vị sự nghiệp được quyết định biên chế và trả
lương theo quy định có gắn với hiệu quả công việc.
14



Áp dụng cơ chế Nhà nước đặt hàng hoặc giao nhiệm vụ có gắn với chất lượng
và số lượng sản phẩm, mức độ hoàn thành nhiệm vụ trên cơ sở hệ thống kinh tế kỹ
thuật cũng như các tiêu chí cụ thể, nghiên cứu áp dụng cơ chế đấu thầu trong cung cấp
dịch vụ công.
Về tiền lương tối thiểu: Lương tối thiểu hiện nay đang được cho là thấp, không
đủ sống. Chính sách tiền lương tối thiểu còn không thống nhất do có sự phân biệt
lương tối thiểu khu vực hành chính sự nghiệp và khu vực doanh nghiệp, đồng thời
đang phải thực hiện nhiều chức năng (được sử dụng làm cơ sở tính toán và xác định
một số chính sách trợ cấp, phụ cấp và đảm bảo xã hội). Thời gian tới cần xác định lại
mức tiền lương tối thiểu trên cơ sở đánh giá lại mức sống tối thiểu một cách có luận
cứ, có tính khoa học và phù hợp với thực tiễn. Mức tiền lương tối thiểu phải đảm bảo
mức sống tối thiểu thực tế và phù hợp với tình hình phát triển kinh tế cũng như khả
năng chi trả của nền kinh tế trong từng giai đoạn.
Về hệ thống thang lương, bảng lương: Hiện nay, hệ thống thang lương, bảng
lương chủ yếu dựa theo thâm niên, giãn cách giữa các ngạch, bậc nhỏ và cùng hệ số đã
dẫn tới tính bình quân, dàn trải trong chi trả lương mà không gắn việc trả lương với vị
trí công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cần xây dựng thang, bảng lương
cán bộ công chức theo hướng quy định mức lương cho từng chức danh và vị trí công
việc (không áp dụng hệ số mà xây dựng thang bảng lương lãnh đạo, quản lý và thang
bảng lương chuyên môn nghiệp vụ cho từng vị trí với mức tuyệt đối cụ thể).
Về chế độ phụ cấp lương: Các khoản phụ cấp lương ở nước ta có xu hướng
ngày càng mở rộng và dàn trải ra nhiều ngành, lĩnh vực (hiện có 16 loại phụ cấp lương
khác nhau, trong đó có 3 loại được bổ sung về sau và đang có 21 ngành được hưởng
phụ cấp ưu đãi theo ngành, nghề, phụ cấp trách nhiệm theo nghề và phụ cấp đặc thù).
Do đó, cần rà soát lại các khoản phụ cấp, rút gọn tối đa các loại phụ cấp, hạn chế quy
định các loại phụ cấp mới và xác định mức phụ cấp phù hợp với thực tế công việc, đặc
thù trách nhiệm.

15



KẾT LUẬN
Tiền lương là một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với người lao động vì nó là
nguồn thu nhập giúp họ đảm bảo cuộc sống của bản thân và gia đình. Đối với đơn vị
sự nghiệp công lập, chính sách tiền lương góp phần vào sự phát triển chung của xã hội.
Vì vậy trong nền kinh tế nhiều thành phần hiện nay, nhà nước đóng vai trò quan trọng
trong công tác điều tiết quản lý nền kinh tế. Vấn đề tiền lương tiền công vẫn còn nhiều
bất hợp lý chưa đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động, chưa khuyến
khích người lao động phấn đấu về mặt chuyên môn vô hình chung khuyến khích cán
bộ, công chức chạy đua theo chức vụ. Qua bài tiểu luận “ Thực trạng phương pháp trả
lương tại bệnh viên mắt tỉnh Ninh Bình “ em đã hiểu rõ được phần nào về phương
pháp trả lương tại một đợn vị sự nghiệp. Bài tiêủ luận của em xin được kết thúc ở đây,
tuy nhiên bài tiểu luận của em vẫn còn nhiều thiếu sót. Vì vậy em kính mong được sự
chỉnh sửa và đóng góp của cô để bài tiểu luận của em được hoàn chỉnh hơn.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS. Nguyễn Tiệp ( 2007), Giáo trình tiền lương tiền công, Nhà xuất bản
Đại học Lao động- xã hội, Hà Nội.
2 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Chế độ Tiền lương đối với
1

cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang
3 Thông tư của Bộ Lao Động số 11/LĐ-TT về Hướng dẫn thực hiện chế độ phụ
cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức
4 Thông tư số 23/2005/TT-BYT của Bộ Y Tế về Hướng dẫn xếp hạng các đơn vị
sự nghiệp y tế
5 Nghị định số 205/2004/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định hệ thống thang

lương, bảng lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty Nhà nước
6 Thông tư liên tịch số 02/2012/TTLT-BYT-BNV-BTC của Bộ Y tế - Bộ Nội vụ Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 56/2011/NĐ-CP
7 Luật số 10/2012/QH13 của Quốc hội : Bộ Luật Lao Động
8 Website:



×