Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Đề cương môn Lịch Sử Văn Minh Thế Giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.3 KB, 18 trang )

ĐỀ CƯƠNG LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI
1. Văn minh Ai Cập:
-

Về thiên văn

Từ rất sớm, với những dụng cụ thô sơ như sợi dây dọi, mảnh
ván có khe hở, các nhà thiên văn Ai Cập cổ đại thường ngồi trên
nóc đến miếu để quan sát bầu trời.
Họ vẽ hình thiên thể lên trần các đền miếu, biết được 12 cung
hoàng đạo, biết được các hành tinh như sao Thủy, sao Kim, sao
Mộc, sao Thổ, …
Để đo thời gian, người Ai Cập đã phát minh ra cái nhật khuê.
Nhưng dụng cụ này chỉ xem được thời gian ban ngày và khi có
nắng nên người Ai Cập đã phát minh ra đồng hồ nước.
Ai Cập là nơi đầu tiên phát minh ra lịch và lịch tương đối chính
xác và thuận tiện. Lịch được đặt ra dựa trên kết quả quan sát
tính tú và quy luật dâng nước của sông Nin. Lịch của người Ai
Cập có đầy đủ 365 ngày của một năm, được chia thành 3 mùa
chính: mùa Nước dâng, mùa Ngũ cốc và mùa Thu hoạch. Mỗi
năm chia làm 12 tháng, mỗi tháng 30 ngày 5 ngày còn lại để
vào cuối năm để ăn tết.
-

Về toán học

Người Ai Cập cổ đại ngay từ đầu đã biết dung phép đếm lấy 10
làm cơ sở (thập tiến vị), các chữ số được dùng chữ tượng hình
để biểu thị. Người Ai Cập biết làm phép cộng và phép trừ còn
nhân chia thì dùng phương pháp cộng trừ liên tiếp. Họ biết được
cấp số cộng và có lẽ cũng biết cấp số nhân.


Về hình học, người Ai Cập đã biết tính diện tích của các hình
học đơn giản như hình tam giác và hình cầu, biết được số pi là
3,16, tính được thể tích hình tháp đáy vuông, vận dụng mầm
móng lượng giác học để phục vụ cho việc xây kim tự tháp.
-

Về y học

Người Ai Cập lúc bấy giờ đã nhận thức được nguyên nhân chủ
yếu của bệnh tật là do sự không bình thường của mạch máu,
biết được tầm quan trọng của óc và tim đối với sức khỏe của
con người, sự liên quan giữa tim và mạch máu.


Các thầy thuốc Ai Cập biết được nhiều loại bệnh như bệnh
đường ruột, dạ dày, hô hấp và biết áp dụng nhiều bài thuốc và
phẫu thuật để chữa bệnh.
Việc chữa bệnh cũng được chuyên môn hóa khả tỉ mỉ. Y học
được chia thành nhiều chuyên môn và mỗi thầy thuốc chỉ chữa
một loại bệnh, khắp nơi đều có rất nhiều thầy thuốc.
 Tóm lại, nền văn minh Ai Cập cổ đại đã để lại cho nhân loại
nhiều thành tựu khoa học tự nhiên tuyệt vời và đã có
nhiều đóng góp trực tiếp đối với sự phát triển của nhiều
lĩnh vực trong nền văn hóa thế giới.
2.

Văn minh Lưỡng Hà: Kiến trúc và điêu khắc

Nghệ thuật tạo hình của Lưỡng Hà cổ đại bao gồm hai mặt
chính là kiến trúc và điêu khắc, trong đó đặc biệt là kiến trúc.

Các công trình kiến trúc chủ yếu là tháp, đền miếu, cung điện,
thành, vườn hoa. Vì thiếu đá, gỗ, các công trình kiến trúc của
Lưỡng Hà đều xây dựng bằng gạch nhưng cũng rất to lớn và
hùng vĩ
-

Thời kỳ thành Bang Ua:

Bố cục: 4 tầng
+ Tầng 1: màu đen đại biểu thế giới dưới mặt đất
+ Tầng 2: màu đỏ đại biểu thế giới con người
+ Tầng 3: màu xanh đại biểu thiên đường
+ Tầng 4: màu trắng đại biểu mặt trời
Chất liệu: phía trong: lõi đất, phía ngoài: gạch
Đặc trưng: kiến trúc tầng bậc. Ngọn tháp là nơi cúng thần và
đồng thời là nơi quan sán thiên văn.
Kích thước: nền tháp hình chữ nhật dài 62,5m, rộng 43m.
- Thời kỳ Tân Babilon: thành quách, cung điện, tháp, vườn
hoa
+ Thành Babilon: xây dựng vào TK VII TCN
 Ở phía Nam thủ đô Bátđa của Iraq ngày nay
 Xây dựng bằng gạch


 Có 1 công trình phòng ngự bằng nước => địch đến thì làm
ngập vùng xung quanh để địch không vào thành được
+ Cung điện Tân Babilon : rất quy mô và tráng lệ nhưng ngày
nay chỉ được biết được rằng riêng phòng đặt ngai vàng đã rộng
đến 12000m2 .
- Vườn treo Babilon :

 Được xây dựng bởi vua Nabusôđônôxo cho vợ của mình là
hoàng hậu Amytis dạo chơi, giải buồn
 Có 4 lớp:

Lớp dưới cùng: đá

Lớp thứ 2: gạch

Lớp thứ 3: chì

Lớp trên cùng: đất, độ cao 25m dùng trồng hoa
thơm cỏ lạ tạo thành một vườn thượng uyển
Nghệ thuật điêu khắc: gồm tượng và phù điêu. Những tác
phẩm tương đối tiêu biểu là “Bia diều hâu”, “Cột đá Naramxin”,
“Bia luật Hammurabi”, các tượng thần Atxiri (cao 3-4m, đầu
người mình sư tử hoặc đầu người mình bò có cánh), bức phù
điêu vua Gingmét và sư tử đực, ...
Mặc dù cũng có một số tác phẩm điêu khắc nhưng nhìn chung
về mặt này ở Lưỡng Hà không nổi bật lắm.
3. Văn minh Ả Rập: Đạo Hồi
Đạo Hồi (tên gốc là Islam và Muslim nghĩa là “ phục tùng”), về
sau dân tộc Hồi ở Trung Quốc theo tôn giáo này nên ta quen gọi
là Đạo Hồi.
-

Nguyên nhân ra đời:

+ Tôn giáo: trước TK VII người Arập thờ Đa thần: một tôn
giáo quá cũ, lạc hậu với những hủ tục thiếu tính nhân văn
+ Xã hội: mâu thuẫn giai tầng giữa nông dân, nô lệ ><

quý tộc, chủ nô
+ Chính trị: nguy cơ bị xâm lược từ bên ngoài
 Cần phải thống nhất về mặt lực lượng
 Cần phải có một chính quyền vững mạnh dựa trên một tôn
giáo độc thần
 Đạo Hồi đã ra đời


-

Những đặc điểm cơ bản:
+ Đạo Hồi là tôn giáo nhất thần tuyệt đối: Đạo Hồi chỉ tôn
thời một vị thần duy nhất đó là chúa Allah.
+ Moohamet là người được Ala giao cho sứ mệnh truyền
bá tôn giáo nên chỉ là sứ giả của Ala và là tiên tri của tín
đồ: là vị tiên tri cuối cùng vĩ đại nhất.
+ Đạo Hồi tiếp thu nhiều quan niệm của các tôn giáo
khác, đặc biệt là đạo Do Thái:
• Thiên đường, địa ngục
• Trước khi cầu nguyện phải rửa mặt và tay chân
• Khi cầu nguyện phải hướng về thánh địa Mecca và
phủ phục trán chạm đất
• Cấm ăn thịt heo, thịt chó, và thịt động vật chết vì
bệnh, thịt đã cúng thần
• Cấm uống rượu

-

+ Hồi giáo khác với các tôn giáo khác đó là tuyệt đối
không thờ ảnh tượng: chỉ trang trí bằng chữ Ả Rập. Chỉ

riêng trong đền Caaba ở Mecca có thờ một phiến đá đen từ
xưa để lại.
+Trong quan hệ gia đình, Hồi giáo thừa nhận chế độ đa
thê nhưng chỉ được lấy tối đa 4 vợ và cấm việc lấy nàng
hầu, không thể lấy người theo đa thần giáo.
Nghĩa vụ của tín đồ đạo Hồi:
1.Thừa nhận chỉ có chúa Ala không có chúa nào khác,
Môhamet là sứ giả của Ala và là vị tiên tri cuối cùng.
2. Hằng ngày phải cầu nguyện 5 lần vào sáng, trưa, chiều,
tối và đêm. Thứ sáu hàng tuần thì phải đến thánh thất làm
lễ một lần.
3. Mỗi năm đến tháng Ramađan phải trai giới một tháng
(tháng 9 lịch Hồi)
4. Phải nộp thuế cho đạo. Số thuế ấy dùng để xây cất
thánh thất, bù đắp các khoản chi tiêu của chính quyền và
bố thí cho người nghèo.
5. Trong suốt đời người nếu có khả năng phải đi hành
hương đến Caaba một lần.

-

Kinh qu'ran: (kinh thánh của đạo Hồi) nghĩa là “bài đọc”,
“bài giảng” trong đó ghi lại những lời nói của Môhamet


-

nhưng theo tín đồ Hồi giáo, đó là những lời phán bảo của
chúa Ala. Gồm 114 chương, sắp xếp dài trên dưới ngắn.
+ Nội dung: kinh qu’ran đề cập đến nhiều vấn đề thuộc

nhiều lĩnh vực, do đó đối với người Ả Rập kinh qu’ran ngoài
những nguyên tắc tôn giáo còn là một bản tổng hợp mọi tri
thức khoa học, mọi nguyên tắc pháp luật và đạo đức. Tuy
sau này, Arập đã đặt ra pháp luật nhưng vẫn lấy giáo lý của
kinh qu’ran làm nguyên tắc.
- Lục tín của đạo hồi : tin vào thánh allah
- - Tin vào thiên sứ Gabriel
- Tin vào nhà Tiên Tri (vĩ đại và cuối cùng) Muhammad
- - Tin vào thiên kinh qu'ran
- - Tin vào kiếp sau
- - Tin vào tiền định (ngày tận thế, ngày phán xét)
Các giáo phái: phái Xumu (chính thống) với số lượng tín đồ
đông đảo và phái Siít.
4. Văn minh Ấn Độ.

Phật giáo
A, Sự ra đời
Vào giữa thiên kỉ I TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện một số dòng
tư tưởng chống đạo Bàlamôn. Đạo Phật là một trong những
dòng tư tưởng ấy. Theo truyền thuyết , người sáng lập đạo Phật
là thái tử Xitđácta Gootama, sau khi thành Phật được đệ tử tôn
xưng là Xakia Muni (Thích ca Mâuni).
B, Học thuyết Phật giáo
Nội dung chủ yếu của học thuyết Phật giáo được tóm tắt
trong câu nói sau đây của Phật Thích ca:” Trước đây và ngày
nay ta chỉ lí giải và nêu ra cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải
thoát khỏi nỗi đau khổ”. “Cũng như nước đại dương chỉ có một
vị là mặn, học thuyết của ta chỉ có một vị là cứu vớt”.
Cơ sở tư tưởng và cốt lõi của Phật pháp là tứ diệu (thánh)
đế. Bốn chân lý giải thích bản chất của sự khổ trong luân hồi,

nguyên nhân của sự khổ, và làm thế nào để giải trừ đau khổ.
Cái chân lí về nỗi đau khổ và sự giải thoát khỏi nỗi đau khổ ấy
được thể hiện trong thuyết” tứ thánh đế” hoặc còn gọi là “tứ
diệu đế”, “tứ chân đế”, “tứ đế”, nghĩa là 4 chân lí thánh. Đó là:
Khổ đế - chân lý về các nổi khổ; Tập đế - chân lý về nguyên
nhân của các nỗi khổ; Diệt đế - chân lý về sự chấm dứt nỗi khổ


và Đạo đế - chân lý về con đường diệt khổ, con đường đó gọi là
“ bát chính đạo” ( 8 con đường đúng đắn) chính quy là suy nghĩ,
nói năng và hành động đúng đắn.
Cốt lõi của giáo luật Phật giáo là “Ngũ giới” và “Thập thiện”.
 Ngũ giới là 5 giới cấm:
+ Không sát sinh;
+ Không nói sai sự thật;
+ Không tà dâm;
+ Không trộm cắp;
+ Không uống rượu.
 Thập thiện là mười điều thiện nên làm, trong đó:
+ Ba điều thiện về thân: không sát sinh, không trộm cắp, không
tà dâm;
+ Bốn điều thiện về khẩu: không nói dối, không nói hai chiều,
không nói điều ác, không nói thêu dệt;
+ Ba điều thiện về ý: không tham lam, không giận dữ, không tà
kiến.
Giáo pháp đạo Phật được tập hợp trong Tam tạng, bao
gồm:
Kinh tạng bao gồm các bài giảng của chính đức Phật hoặc các
đại đệ tử. Kinh tạng tiêu biểu văn hệ Pali được chia làm năm bộ:
1. Trường bộ kinh, 2. Trung bộ kinh, 3. Tương ưng bộ kinh, 4.

Tăng chi bộ kinh và 5. Tiểu bộ kinh.
Luật tạng, chứa đựng lịch sử phát triển của Tăng-già cũng như
các giới luật của người xuất gia, được xem là tạng sách cổ nhất,
ra đời chỉ vài mươi năm sau khi Phật nhập Niết-bàn.
Luận tạng—cũng được gọi là A-tì-đạt-ma—chứa đựng các quan
niệm đạo Phật về triết học và tâm lý học. Luận tạng được hình
thành tương đối trễ, có lẽ là sau khi các trường phái đạo Phật
tách nhau mà vì vậy, nó không còn giữ tính chất thống nhất.
Học thuyết về thế giới quan của Phật giáo : Vô Thường, Vô
ngã Vô tạo giả và Duyên Khởi


Tuy đạo Phật ban đầu chủ trương vô thần( vô tạo giả)
nhưng chung quy vẫn là duy tâm chủ quan.
Về mặt xã hội, đạo Phật không quan tâm đến chế độ đẳng
cấp, vì đạo Phật cho rằng nguồn gốc xuất thân của mỗi người
không phải là điều kiện để cứu vớt( tư tưởng bình đẳng)
Như vậy, đạo Phật ban đầu là một học thuyết khuyên
người ta phải từ bỏ ham muốn, tránh điều ác, làm điều thiện để
được cứu vớt chứ không thừa nhận thượng đế và các vị thần
bảo hộ, do đó không cần nghi thức cúng bái và cũng không có
tầng lớp thầy cúng.
C, Sự phát triển của đạo Phật ở Ấn Độ
Đến khoảng năm 100 sau CN, đạo Phật triệu tập đại hội
lần thứ tư tại nước Cusan ở Tây Bắc Ấn Độ. Đại hội này thông
qua giáo lí của Phật cải cách, và phái Phật giáo mới này được
gọi là phái Đại thừa để phân biệt với phái Phật giáo cũ gọi là
phái Tiểu thừa.
-


Sự giống và khác nhau giữa 2 phái:
 Giống nhau: cùng bắt nguồn từ đức Phật, và cùng tôn
kính đức Phật Thích Ca. Giáo pháp cơ bản của Phật
giáo Đại thừa và Phật giáo Tiểu thừa gồm có: Tứ diệu
đế, Thập nhị nhân duyên, Mười hai nhân duyên, Bát
chánh đạo, Nhân quả, Nghiệp,…
 Khác nhau:

Đại thừa

Tiểu thừ


Phái Đại thừa (Mahayana) nghĩa là
“cổ xe lớn” hoặc “con đường cứu
vớt rộng” thì cho rằng không phải
chỉ những người tu hành mà cả
những người trần tục quy y theo
Phật cũng được cứu vớt.
Cho rằng Phật Thích Ca là Phật cao
nhất, nhưng ngoài Phật Thích Ca
còn có nhiều Phật khác như Phật A
Di Đà, Phật Di Lặc, Phật Đại Dược
Sư. Phật A Di Đà hiện đang giáo
hóa ở cõi cực lạc phương Tây. Phật
Di Lặc là vị Phật tương lai sẽ nối
nghiệp Phật Thích Ca để giáo hóa
cói đời này mà sách Phật gọi là cõi
Ta bà (Saha) nghĩa là nơi khó chịu
đựng. Phật Dược Sư ở cõi Tĩnh lưu

li ở phía đông thế giới chúng ta và
thường cứu giúp chúng sinh tai
qua nạn khỏi. Cho rằng ai cũng có
thể thành Phật.
Quan niệm Niết bàn là thế giới của
các Phật giống như thiên đường
của các tôn giáo khác. Đồng thời
với quan niệm đó, phái Đại thừa
còn tạo ra địa ngục, nơi đầy đọa
những kẻ tội lỗi. Phái Đại thừa còn
đề cao vai trò của tầng lớp tăng ni,
coi họ là trung gian giữa tín đồ và
Bồ tát.

5. Văn minh Trung Quốc
Bốn phát minh lớn về kĩ thuật
a)

Kỉ thuật làm giấy

Phái Tiểu thừa
(Hynayana) nghĩa là “cỗ
xe nhỏ” hoặc “con đường
cứu vớt hẹp” cho rằng chỉ
có những người xuất gia
đi tu mới được cứu vớt.
Cho rằng chỉ có Phật
Thích Ca là Phật duy
nhất. Việc cứu hộ chúng
sinh chỉ có Phật mới làm

được, những người
thường không thể thành
Phật.

Quan niệm Niết bàn là
cảnh giới yên tỉnh gắn
liền với giác ngộ sáng
suốt, không còn phiền
não khổ đau. Phật Thích
Ca đã đạt đến cảnh giới
Niết bàn vào năm 35
tuổi, sau đó Phật vẫn tiếp
tục sống và hoạt động 45
năm nữa.


Thời gian: Khoảng thế kỉ II TCN, ngày nay ở nhiều nơi tại
Trung Quốc đã phát hiện được giấy làm từ thời Tây Hán.
-

Cách làm giấy và sự phát triển của kỉ thuật làm giấy


Người Trung Quốc đã phát minh ra phương pháp dùng xơ
gai để chế tạo giấy. Tuy nhiên thời kì này còn xấu, mặt không
phẳng, khó viết, nên chủ yếu là dùng để gói.

Đến thời Đông Hán, năm 105, một viên quan hoạn tên là
Thái Luân đã dùng vỏ cây, lưới cũ, giẻ rách… làm nguyên liệu,
đồng thời đã cải tiến kĩ thuật, do đó đã làm được loại giấy có

chất lượng tốt.

Năm 114, Thái Luân được vua Đông Hán phong tước” Long
Đình hầu”. Nhân dân thì gọi giấy do ông chế tạo là “Giấy Thái
hầu” và tôn ông làm tổ sư của nghề làm giấy.

Vào khoảng TK III nghề làm giấy truyền sang Việt Nam, TK
IV truyền sang Triều Tiên, TK V truyền sang Nhật Bản, TK VII
truyền sang Ấn Độ.

Giữa TKVIII truyền sang Arập. Năm 1150, người Arập
truyền sang Tây Ban Nha. Sau đó truyền sang Ý(1276),
Đức(1320), Hà Lan(1323), Anh(1460)

Sauk hi nghề truyền giấy được truyền bá rộng rãi, các chất
liệu dùng để viết trước kia như lá cây ở Ấn Độ, giấy papirut ở Ai
Cập, da cừu ở châu Âu… đều bị giấy thay thế.
b)

Kỉ thuật in

Thời gian: Hiện chưa xác minh được kĩ thuật in bắt đầu ra
đời từ bao giờ, nhưng điều chắc chắn là đến giữa TKVII( đầu đời
Đường), kĩ thuật in đã xuất hiện. Năm 1966, ở Hàn Quốc phát
hiện được kinh Đàlani in vào khoảng năm 704-751. Đây là ấn
phẩm cổ nhất trên thế giới đã phát hiện được.
-

Nguồn gốc và sự phát triển của kĩ thuật in



Khi mới ra đời là in bằng ván khắc. Đây là một phát minh
rất quan trọng giúp người ta có thể in nhiều bản trong một thời
gian ngắn, công nghệ khắc in đơn giản ít tốn, vì vậy cách in
bằng ván khắc này đã được sử dụng rất lâu dài nhưng chưa
được tiện lợi lắm vì nếu không cần in nữa thì ván khắc sẽ vô
dụng.



Đến thâp kỉ 40 của TKXI, Tất Thăng đã phát minh ra cách
in chữ rời bằng đất sét nung. Tuy là một tiến bộ nhảy vọt nhưng
vẫn còn một số nhược điểm như chữ hay mòn, khó tô mực, chữ
không được sắc nét.

Đến thời Nguyên, Vương Trinh mới cải tiến thành công việc
dùng con chữ rời bằng gỗ. Sau đó người ta còn dùng chữ rời
bằng thiếc, đồng, chì, nhưng chữ rời bằng kim loại khó tô mực
nên không được sử dụng rộng rãi.

Từ thời Đường, kĩ thuật in ván khắc của Trung Quốc đã
truyền sang Triều Tiên, Nhật Bản, Việt Nam, Philipin, Arập rồi
dần sang châu Phi, châu Âu.

Cuối TKXIV, ở Đức đã biết dùng phương pháp in bằng ván
khắc để in tranh ảnh tôn giáo, kinh thánh và sách ngữ pháp.

Năm 1448, Gutenbe người Đức dùng chữ rời bằng hợp kim
và dùng mục dầu để in kinh thánh. Việc đó đã đặt cơ sở cho
việc in chữ rời bằng kim loại ngày nay.

c)

Thuốc súng

Nguồn gốc: là một phát minh ngẫu nhiên của những người
luyện đan thuộc phái Đạo gia.
-

Nguyên liệu: diêm tiêu, lưu huỳnh và than gỗ.

-

Sự phát triển của thuốc sung:


Đến đầu TKX, thuốc súng bắt đầu được dùng để làm vũ
khí. Những vũ khí đầu tiên này được gọi là tên lửa, cầu lửa, quạ
lửa, pháo, đạn bay v.v..; tác dụng của chúng chỉ là để đốt doanh
trại của đối phương mà thôi.

Đến thời Tống, vũ khí làm bằng thuốc súng không ngừng
được cải tiến.

Năm 1132, Trung Quốc đã phát minh ra loại vũ khí hình
ống gọi là” hỏa thương”. Lúc đầu hỏa thương làm bằng ống tre
to, phía trong nạp thuốc súng, khi đánh nhau thì đốt ngòi, lửa
sẽ phun ra thiêu cháy quân địch.

Vào TKXIII, trong quá trình tấn công Trung Quốc, người
Mông Cổ đã học tập được cách làm thuốc súng và truyền sang

Arập. Người Arập lại truyền thuốc súng và súng vào châu Âu
qua con đương Tây Ban Nha.


d)

Kim chỉ nam

Thời gian: Từ TKIII TCN, người Trung Quốc đã biết được từ
tính và tính chỉ hướng của đá nam châm. Lúc bấy giờ Trung
Quốc phát minh ra một dụng cụ chỉ hướng gọi là “tư nam”, làm
bằng đá thiên nhiên, mài thành hình cái thìa để trên một cái đĩa
có khắc các phương hướng, cán thìa sẽ chỉ hướng nam.
⇒ Hạn chế: khó mài, nặng, lực ma sát lớn, chuyển động không
chạy, chỉ hướng không được chính xác nên chưa được áp dụng
rộng rãi.
-

Sự phát triển của kim chỉ nam


Đến đời Tống, các thầy phong thủy đã phát minh ra kim
nam châm nhân tạo. Họ dùng sắt mài mũi kim vào đá nam
châm để thu từ tính, rồi dùng kim đó để làm la bàn.

La bàn lúc đầu còn rất thô sơ: xâu kim nam châm qua
cọng rơm sợi bấc đèn rồi thả nổi trên bát nước gọi là “ thủy la
bàn”, hoặc kim nam châm bằng một sợi tơ ở chỗ kín gió.

La bàn được các thầy phong thủy sử dụng đầu tiên để xem

hướng đất.

Đến khoảng cuối đời Bắc Tống, la bàn được sử dụng trong
việc đi biển.

Khoảng nửa sau TKXII, la bàn do đường biển truyền sang
Arập rồi truyền sang châu Âu.

Người châu Âu cải tiến thành “la bàn khô” tức là la bàn có
khắc các vị trí cố định.


Nửa sau TKXVI la bàn khô lại truyền trở lại Trung Quốc.
6.

Văn minh Hy- La (Nghệ thuật)

- Nghệ thuật Hy Lạp và La Mã bao gồm 3 mặt chủ yếu là:
kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
- Lúc đầu vào khoảng thế kỉ VIII, VII TCN, người Hy Lạp học
tập nghệ thuật cổ của người Ai Cập và người Crete (Lưỡng
Hà) trên cơ sở nghệ thuật hoàn mĩ, đậm tính hiện thực, tính
dân tộc.


- Nghệ thuật Hy Lạp chú tọng đến các yếu tố con người, lấy
con người làm chủ thể, làm nguồn cảm hứng. Những tượng
thú vật, thần thánh được thay thế bằng tượng của con người
với hình thức cân đối và hài hòa về tinh thần và thể xác.
- Nghệ thuật Hy Lạp với tính chất: đơn giản chừng mực,

tránh tô điểm rườm rà và không còn theo các quy ước quá
nghiêm ngặt.
* Về kiến trúc:
- Đặc điểm của các công trình kiến trúc La Mã đó là đồ sộ, bề
thế chú ý đến công năng sử dụng hơn là tìm kiếm sự cân đối,
hài hòa giữa công trình xung quanh, những đường uốn lượn
được thay thế bằng những nét sổ thẳng hình học, dáng vẻ
trông có vẻ thôi kệch, nặng nề nhưng lại khỏe và chắc chắn
hơn.
-Kiến trúc của La Mã có rất nhiều sáng tạo và đã đạt được
nhiều thành tựu rực rỡ. Các công trình kiến trúc của Lã Mã
bao gồm tường thành, đền miếu, cung điện, rạp hát, khải
hoàn môn, cột kỉ niệm cầu đường, ống dẫn nước…
- Athens là nơi có nhiều công trình kiến trúc tiêu biểu: đền
thần Zeus (ở Olympia), đền nữ thần Athena (đảo Egine),
trong đó đền Parthenon được xem là biểu tượng của kiến
trúc Hy Lạp cổ, xây dựng năm 447 TCN và hoàn thành năm
432 TCN.
* Điêu khắc:
- Nghệ thuật điêu khắc Hy Lạp đến thế kỉ V TCN có nhiều kiệt
tác gắn liền với tên tuổi những nghệ sĩ tài năng.
- Nhệ thuật điêu khắc La Mã cùng một phong cách với nghệ
thuật điêu khắc Hy Lạp. Chủ yếu thể hiện ở hai mặt: tượng
và phù điêu.
- Trong nghệ thuật điêu khắc, họ cũng chú ý tính hiện thực
trong các tác phẩm (tượng bán thân), họ cố gắng nắm bắt cá
tính cơ bản của mỗi đối tượng
+ Tượng Ceasar: phản ánh tham vọng trên gương mạnh mẽ
và đầy tự tin
+ Tượng của Augustus: thể hiện một quyết tâm mang tính

bản năng


- Các phù điêu thường được đắp trên các khải hoàn mô, dinh
thự cũng mang tính hiện thực cao, được miêu tả cực kì chính
xác như ngoài đời thường: các tác phẩm giá trị nghê thuật
không cao, nhưng lại có giá trị về tư liệu cho sử học, dân tộc
học…
* Hội họa:
- nghệ thuật hội họa của Hy lạp và La mã rất đẹp, nhưng tiếc
rằng các tác phẩm nghệ thuật về lĩnh vực này truyền lại đến
ngày nay rất ít.
- Các tác phẩm hội họa của La Mã cổ đại còn được giữ lại chủ
yếu là các bích họa, trên đó vẽ phong cảnh, các công trình
kiến trúc, đồ trang sức, tĩnh vật… Chân dung người cũng có
nhưng rất ít.
7. Tây Âu thời kì phục hưng
- Phong trào phục hưng là phong trào văn hóa mới, xuất hiện
đầu tiên ở Ý từ thế kỉ XIV sau đó lan sang các nước Anh,
Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hà Lan… Phong trào này không chỉ
đơn thuần phục hồi nền văn hóa cổ đại, mà còn mang một
nội dung hoàn toàn mới, một ý thức giai cấp mới
*Lý do phong trào Văn hóa phục hưng diễn ra đầu tiên ở Ý
bởi vì:
- Ở đây tuy bị phân tán về chính trị nhưng do những điều
kiện thuận lợi về địa lí, quan hệ TBCN ở đây ra đời sớm nhất,
bên cạnh đó ở miền Bắc Ý những thành thị tự do rất phồn
thịnh và đã thành lập những nước cộng hòa thành thị.
- Ý còn là quê hương của nền văn minh Hy-La cổ đại, do đó ở
đây còn giữ lại được nhiều di sản văn hóa về kiến trúc, điêu

khắc, văn học…Khi nền kinh tế xã hội có những biến đổi
quan trọng, các nhà văn nghệ sĩ Ý đã có điều kiện làm sống
lại và phát triển những thành tựu văn hóa ấy.
- Do kinh tế phát triển, các thành thị Ý đã xuất hiện một tầng
lớp giàu có phô trương sự giàu sang của mình với những lâu
đài tráng lệ được trang trí những tác phẩm nghệ thuật có giá
trị.
* Nội dung tư tưởng và ý nghĩa


- Phong trào Văn hóa phục hưng tuy có tiếp thu và kế thừa
một số yếu tố trong nền văn hóa Hy Lạp- Lã Mã cổ đại nhưng
thực chất đây không phải là một phong trào làm sống lại
những di sản văn hóa cổ xưa mà là một phong trào văn hóa
hoàn toàn mới dựa trên nền tảng kinh tế xã hội mới và được
chỉ đạo bởi một hệ tư tưởng mới. Nói cách khác, phong trào
Văn háo phục hưng là một cuộc cách mạng văn hóa tư tưởng
của giai cấp tư sản mới ra đời nhằm chống lại những quan
niệm sống lỗi thời ràng buộc tư tưởng tình cảm của con
người và kìm hãm sự phát triển xã hội của phong kiến và
giáo hội Thiên chúa.
- Tư tưởng chủ đạo của phong trào Văn hóa phục hưng là
chủ nghĩa nhân văn. Đó là hệ tư tưởng chú trọng đến con
người, chú ý đến cuộc sống hiện tại, chủ trương cho con
người được hưởng mọi lạc thú ở đời, do đó nó hoàn toàn đối
lập với quan niệm của giáo hội Thiên chúa chỉ sung bái
Chúa, chú ý đến cuộc sống của linh hồn sau khi chết ở Thiên
đàng và đề xướng chủ nghĩa cấm dục.
- Lên án, đả kích, châm biếm sự tàn bạo dốt nát, giả nhân
giả nghĩa của các giáo sĩ từ giáo hoàng đến các tu sĩ và của

giai cấp quý tộc phong kiến. Ví dụ các tác phẩm “thần khúc”
của Dante, “Mười ngày” của Boccaccio, “Theo đuổi tình yêu
vô hiệu” của Shakespreare, “Don Quixote” của Cervantes
- Chống lại quan niệm của giáo hội về con người và cuộc
sống trần gian. Để chống lại quan niệm của giáo hội chỉ chú
trọng đến thần linh và thế giới bên kia, coi nhẹ con người, đề
xướng chủ nghĩa khổ hạnh, bóp chết tình cảm, kìm hãm tư
tưởng và lí trí con người, các nhà nhân văn thời Phục hưng
hết sức đề cao con người, cho con người là “vàng ngọc của
vũ trụ”
- Chống những quan điểm phản khoa học và chủ nghĩa duy
tâm. Những phát hiện của câc nahf thiên văn học như
Kopernik, Bruro, Galilei,… đã đnahs đổ hoàn toàn quan niệm
sai lầm của giáo hội về vũ trụ đã ngự trị lâu đời ở châu Âu.
Bên cạnh đó việc tán dương vẻ đẹp và đề cao trí tuệ, tài
năng của con người, các văn nghệ sĩ thời phục hưng chú
trọng đến quyền tự do của con người.
- Đề cao tinh thần dân tộc, tính yêu đối với Tổ quốc và tiếng
nói của nước mình. Phong trào văn hóa phục hưng xuất hiện


trong thời kì ra đời của quan hệ tư bản chủ nghĩa và đó cũng
là thời kì diễn ra quá trình hình thành dân tộc ở Tây Âu. Vì
vậy, đồng thời với việc chống phong kiến và giáo hội, các
nhà nhân văn chủ nghĩa đã hết sức ca ngợi tình yêu đối với
đất nước và đồng bào mình.
* Ý nghĩa
-Phong trào phục hưng đã mở ra cho xã hội châu Âu một
chân trời mới, bước đầu xóa bỏ những xiềng xích của phong
kiến và giáo hội trói buộc con người, Nó đã giải phóng tình

cảm của con ngời, con người được tự do phát triển
- Đây là bước tiến vĩ đại trong lịch sử văn minh châu Âu,
Phogn trào đã cống hiến cho văn minh nhân loại “những con
người khổng lồ” về tư tưởng, về nhiệt tình và tính cách,
khổng lồ về tài năng và sự hiểu biết sâu rộng của họ.
- Phong trào đã kết thúc một thời kì dài tăm tối ở châu Âu,
tạo điều kiện cho châu Âu bước vào một giao đoạn mới, giai
đoạn đấu tranh quyết liệt chống lại chế độ phong kiến trên
lĩnh vực chính trị để xác lập quan hệ sản xuất TBCN.
8. VMCN: phát kiến địa lý
a. Nguyên nhân dẫn đến các cuộc phát kiến địa lí :
* Kinh tế: nhu cầu tìm kiếm thị trường mới, vùng đất mới
* KH-KT : trình độ đóng tàu, kĩ thuật hàng hải phát triển
đến đỉnh cao  tàu lớn đáp ứng nhu cầu tìm kiếm vùng đất
mới
* Chính trị: được bảo trợ và ủng hộ về tài chính của những
người đứng đầu đất nước
* Xã hội: con đường bộ duy nhất tới phương Đông đã bị đế
quốc Thổ Nhĩ Kỳ chiếm
=> Các nhà thảm hiểm châu Âu đã tìm ra con đường biển
đi sang phương Đông- nơi họ hi vọng sẽ kiếm được nhiều
vàng bạc và của cải.
b. những cuộc phát kiến địa lí lớn thế kỉ XV-XVI:
Năm 1415 đoàn thám hiểm của hoàng tử Henri đã thám
hiểm bờ biển Châu Phi.


1486, đoàn thám hiểm Bồ Đào Nha do B.Dias chỉ huy đã
vòng qua cực Nam Châu Phi.
1497, Vasco De Gama đã cầm đầu đoàn thám hiểm Bồ

Đào Nha phát hiện đường biển sang Ấn Độ.
1492, một đoàn thám hiểm do C. Columbus chỉ huy đã
phát hiện ra châu Mĩ.
Năm 1519 - 1522, F. Magienlan đã cầm đầu đoàn thám
hiểm Tây Ban Nha lần đầu tiên đi vòng quanh thế giới bằng
đường biển.
Những thành tựu và hạn chế mà cuộc phát kiến địa
lí mang lại :
Thành tựu:
1) Thiên văn học:
+ chứng minh Trái Đất hình cầu
+ tìm ra châu Mỹ
+ tìm ra 1 đại dương mới (Thái Bình Dương)
2) Kinh tế:
+ thúc đẩy buôn bán toàn cầu
+ hình thành tam giác mậu dịch Đại Tây Dương : Âu-Phi-Mỹ
+ xuất hiện các công ty thương mại hoạt động trên quy mô
toàn cầu xuyên Quốc Gia (Công ty Đông Ấn, Tây Ấn của Hà
Lan, Anh, Pháp...)
+ thúc đẩy trao đổi giống cây trồng và nghề thủ công
3) Chính trị:
+ các nước phương Đông được thừa hưởng những di sản
do phương Tây để lại trong quá trình “khai hóa”. Hệ thống
giao thông đường sắt,c ác công trình kiến trúc
4) Văn hóa:
+ thúc đẩy giao lưu văn hóa Đông-Tây
+ ngôn ngữ châu Âu được sử dụng rộng rãi
5) Xã hội: lan truyền rộng rãi đạo Thiên chúa
Hạn chế:



+ nảy sinh buôn bán nô lệ da đen
+ xuất hiện các cuộc chiến tranh xâm lược thuộc địa của
Thực dân phương tây ở châu Á và châu Phi
+hậu quả quan trọng nhất của phát kiến địa lý là nó đã tạo
nên cuộc “cách mạng giá cả”, làm cho giá cả hàng hoá ở
châu Âu tăng vọt, kích thích quá trình tích lũy nguyên thủy
tư bản => tạo tiền đề cho sự ra đời của CN tư bản, mà
nguyên nhân của nó là do những kim loại quý đổ vào châu
Âu với số lượng lớn chưa từng có.

9. Nửa đầu thế kỉ 20: những tiến bộ của khoa học kĩ
thuật
Được đà phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp trong
thế kỉ XX các phát minh kĩ thuật nối tiếp nhau ra đời như tàu
hoả, tàu thuỷ xe hơi, tàu ngầm, các ngành khoa học tự nhiên
như vật lí hoá học, sinh học, y học, toán học… phát triển
mạnh mẽ.
Vật lí ở ở thế kỉ này đã phát triển đầy đủ các bộ môn như
quang học, âm học, điện học, động cơ học lí thuyết phân tử
và nguyên tử.
Bước sang thế kỉ 20, loài người vẫn tiếp tục vươn lên mạnh
mẽ. Trong khoảng thời gian giao thừa của 2 thế kỉ một cuỗ
cách mạng đã thật sự diễn ra trong lĩnh vự c vật lí học với 3
phát minh vĩ đại: điện tử (1896), tính phóng xạ(1898) và lí
thuyết tương đối. => gây ra một cuộc khủng hoảng trong
khoa học.
Cuộc khủng hoảng được khắc phục sự ra đời của lí thuyết
nguyên tử hiện đại mà trung tâm chú ý của các nhà khoa
học là nguyên tử và cấu tạo bên trong (hạt nhân) của nó.

1911 E.rodopho tiến hành thí nghiệm chứng tỏ nguyên tử k
đặc mà rất rỗng. Tiếp đó 1932 phát hiện ra hạt nhân nguyên
tử bao gồm 2 loại hạt: proton và notron. 1934 Phereric và
Iren Quyri phát hiện ra hiện tượng phóng xạ nhân tạo, chế
tạo ra chất đồng vị phóng xạ. 1938 -1939 các nhà bác học


phát hiện ra hiện tượng phản ứng dây chuyền phá vỡ hạt
nhân urani 1942, Enrico Phemi đã xây dựng lò phản ứng
nguyên tử hạt nhân đàu tiên trên thế giới dưới khan đài sân
vận động trường đại học Sicago, lần đầu tiên giải phóng
năng lượng trong long hạt nhân nguyên tử.
Cũng với lí thuyết nguyên tử hiện đại là sự ra đời lí thuyết
tương đối hiện đại của nhà bác học Đức Anbe
Anhxtanh_hoàn toàn đúng đăn, và là một công cụ không thể
thiếu trong nhiều lĩnh vực khoa học và kĩ thuật.
Trong các lĩnh vực khác như hoá, sinh và các khoa học về
trái đất, hải dương học, khí tượng học đều đạt được những
thành tựu lớn.
Trong việc sản xuất, áp dụng các phương pháp tiêu chuẩn
hoá và hợp lí hoá tổ chức để nâng cao năng suất lao động và
tiết kiệm thời gian và nhiên liệu.
=> nhiều phát minh trong thời kì này được đưa vào sử dụng
trong thời kì giữa 2 cuộc chiến tranh thế giới như điện tín,
điện thoại, rada, hang không dân dụng, điện ảnh.



×