Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

Nghiên cứu tình hình chăm sóc tiền sản ở phụ nữ có thai tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.97 MB, 63 trang )

1

ĐẶT VẤN ĐỀ

Thai nghén và sinh đẻ là quá trình sinh lý tự nhiên của người phụ nữ thế nhưng
mỗi lần mang thai và sinh nở người phụ nữ phải đối mặt với nhiều nguy cơ liên quan
đến những tai biến đột ngột và khó lường trước. Những tai biến này có thể ảnh hưởng
đến sức khỏe và dẫn đến tử vong cho bà mẹ và thai nhi.
Theo Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (2005), tỷ suất tử vong mẹ của Việt Nam
là 150/100.000 trẻ đẻ sống [7] cao hơn một số nước trong khu vực và hằng năm có
khoảng 1 triệu phụ nữ mang thai thì khoảng 2.500 phụ nữ trong số đó tử vong do
các biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Hiện nay, tỷ suất tử vong mẹ
ở Việt Nam vẫn cao, 76,3% là nguyên nhân trực tiếp [7] và tai biến sản khoa là
nguyên nhân trực tiếp gây ra những cái chết này bao gồm băng huyết, nhiễm độc
thai nghén, nhiễm khuẩn và vỡ tử cung.. Mặc khác, tỉ suất tử vong mẹ còn liên quan
chặt chẽ đến tuổi của mẹ khi sinh và việc chăm sóc tiền sản [7].
Sáng kiến Làm mẹ an toàn do Tổ chức Y tế thế giới và Quỹ Nhi đồng
Liên hiệp quốc đưa ra là một nỗ lực mang tính toàn cầu nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong
mẹ. Sáng kiến này được đưa ra tại hội nghị Nairobi, Keynia vào năm 1987. Chăm sóc
tiền sản là một trong những nội dung chính của chương trình Làm mẹ an toàn [11].
Chăm sóc tiền sản nên được bắt đầu ngay từ khi nhận biết có thai. Thai phụ khám thai
lần đầu càng sớm thì càng có cơ hội đánh giá thai kỳ được chính xác hơn và có thể
tiến hành điều trị hoặc can thiệp sớm hơn nếu có vấn đề ở mẹ hoặc thai.
Châu Thành là một huyện thuần canh nông nghiệp thuộc vùng kinh tế
trọng điểm Sa Đéc của tỉnh Đồng Tháp. Huyện có diện tích tự nhiên là 245,94 km 2



dân số là 170.594 người. Theo báo cáo năm 2011, toàn huyện có 2441 phụ nữ




thai, tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần là 99,66%, số lần khám thai trung bình
của phụ nữ đẻ là 3,48 lần. Từ trước đến nay huyện Châu Thành chưa có bất cứ


2

một công trình nghiên cứu nào về tình hình chăm sóc trước sinh ở phụ nữ có thai
trên địa bàn huyện. Chính vì thế, chúng tôi quyết định thực hiện “Nghiên cứu tình hình
chăm sóc tiền sản ở phụ nữ có thai tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp năm 2012”.
Qua các số liệu thu thập được, chúng tôi hy vọng có thể giúp ích cho việc định hướng
công tác chăm sóc tiền sản ở địa phương và góp phần thực hiện tốt chương trình
Làm mẹ an toàn.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Xác định tỷ lệ phụ nữ có thai có kiến thức, thực hành chăm sóc tiền sản đúng
tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp năm 2012.
2. Xác định một số yếu tố về Dân số - Xã hội có liên quan đến việc phụ nữ có thai
sử dụng các dịch vụ chăm sóc tiền sản tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
năm 2012.


3

Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Tình hình tử vong mẹ và tử vong trẻ sơ sinh
1.1.1. Tình hình tử vong mẹ
Hằng năm trên thế giới có khoảng 585.000 phụ nữ tử vong có liên quan đến

thai nghén và sinh nở (WHO, 1996) [14]. Theo UNICEF (2005), tỷ suất tử vong mẹ
trên thế giới là 400/100.000 ca đẻ sống, ở các nước đang phát triển là 450/100.000,
ở các nước kém phát triển nhất là 870/100.000 và ở khu vực cận Sahara của Châu Phi
là 920/100.000 ca đẻ sống [15], những nguyên nhân phổ biến nhất của tử vong mẹ
ở khu vực cận Sahara của Châu Phi bao gồm: băng huyết (34%), nhiễm khuẩn sản
khoa (10%), sản giật (9%), HIV/AIDS (6%) và những nguyên nhân trực tiếp khác,
những nguyên nhân gián tiếp góp phẩn vào xấp xỉ khoảng 17% [23]. Năm 2010, tỷ suất
tử vong mẹ ở các nước Đông Nam Á là 150/100.000 trẻ đẻ sống [31].Tại Việt Nam,
trong những năm gần đây, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh ngày càng(5%) được quan
tâm, tình hình tử vong mẹ từng bước được cải thiện, tỷ suất tử vong mẹ trên toàn quốc
giảm từ 85/100.000 trẻ đẻ sống năm 2003 [10] xuống 68/100.000 trẻ đẻ sống năm 2010
[1] và đến năm 2012 giảm xuống mức 64/100.000 trẻ đẻ sống [1].
1.1.2. Tình hình tử vong trẻ sơ sinh
Giáo sư Jelka của WHO đã đưa ra cái nhìn tổng quát về tỷ lệ tử vong trẻ sơ
sinh trên toàn cầu. Gánh nặng về bệnh tật của trẻ ở giai đoạn sơ sinh và nhũ nhi trong
năm 2000 bao gồm 7 triệu trẻ giai đoạn chu sinh bị tử vong và 4 triệu trường hợp tử
vong giai đoạn sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sinh là 56‰ trẻ trong khi đó tỷ lệ tử vong sơ
sinh là 34‰ trẻ [8]. Tỷ lệ trẻ sinh ra nhẹ cân trên thế giới là 16%, ở các nước kém phát
triển tỷ lệ này là 17% gấp 3 lần so với các nước phát triển (5 – 7 %) [8]. Trẻ sinh ra
nhẹ cân có liên quan đến tỷ lệ tử vong chu sinh cao. Nguyên nhân gây tử vong sơ sinh


4

ở những nước kém phát triển là tương tự nhau bao gồm sinh ngạt, sang chấn lúc sinh,
sanh non, nhiễm trùng sơ sinh và dị tật bẩm sinh [8]. Tại Việt Nam, tỷ lệ tử vong trẻ em
dưới 1 tuổi đã giảm từ 16‰ (Tổng điều tra dân số 2009) [1] giảm còn 15,5‰ năm
2011 [1] và đến năm 2012 đã giảm xuống còn 15,8‰ [1]. Trong một nghiên cứu ở
Bệnh viện Nhi Trung Ương năm 2002, số tử vong sơ sinh so với tổng số sơ sinh vào
viện chiếm 22,76% [8], một trong những lý do dẫn đến tỷ lệ sơ sinh liên tục cao là

do chưa phối hợp chặt chẽ giữa Làm mẹ an toàn và nỗ lực cứu sống trẻ sơ sinh [8].
1.2. Chương trình Làm mẹ an toàn
Sáng kiến Làm mẹ an toàn ra đời vào năm 1987, đây là một chương trình được thực
hiện trên toàn thế giới để đảm bảo cho phụ nữ nhận được sự cung cấp đầy đủ các loại
dịch vụ chăm sóc sức khỏe thiết yếu trong suốt thời gian mang thai, trong khi sinh và
sau đẻ. Đây là một sự nỗ lực mang tính toàn cầu nhằm làm giảm tỷ lệ tử vong mẹ còn
một nữa vào năm 2000 [33]. Từ năm 1995, Bộ Y tế đã phối hợp với Tổ chức Y tế thế
giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hiệp quốc (UNICEF) khởi xướng chương trình
LMAT ở Việt Nam [11]. Chìa khóa của LMAT là Kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc
người mẹ trước, trong và sau sinh đồng thời đẩy mạnh công tác thông tin, giáo dục,
truyền thông bao gồm tư vấn để cung cấp những kiến thức về sức khỏe sinh sản đồng
thời cũng giúp mọi người lựa chọn những giải pháp thích hợp với hoàn cảnh của mỗi
cá nhân để góp phần làm giảm tử vong và bệnh tật cho mẹ và con [18].
 Chương trình Làm mẹ an toàn bao gồm những nội dung sau: [17]
-

Cung cấp các thông tin, tư vấn về các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản
để mọi người biết và lựa chọn.

-

Giáo dục về quan hệ tình dục và giới, đặc biệt cho đối tượng trẻ

-

Phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh dục, các bệnh lây truyền qua đường
tình dục, HIV/AIDS.

-


Phòng và điều trị các bệnh phụ khoa: ung thư vú, cổ tử cung và vô sinh.


5

-

Cung cấp đầy đủ, đa dạng các dịch vụ tránh thai và những thông tin về lợi, hại
của các biện pháp tránh thai.

-

Cung cấp dịch vụ nạo phá thai an toàn và tư vấn sau khi nạo phá thai.

-

Chăm sóc trước, trong và sau khi sinh.

-

Chăm sóc sức khỏe trẻ em (tiêm chủng, dinh dưỡng, chống mù lòa, chống
thiếu Iốt....).

-

Tuyên truyền để nâng cao trách nhiệm của nam giới về ý thức vá trách nhiệm
trong hành vi tình dục và sinh sản, cũng như trong chăm sóc lúc thai nghén,
sức khỏe bà mẹ, trẻ em, nuôi dạy con cái, phòng chống những bệnh lây truyền
qua đường tình dục, HIV/AIDS và bạo lực.


-

Việc chuyển bệnh nhân lên tuyến trên để thực hiện các dịch vụ kế hoạch hóa gia
đình và tiếp tục khám và điều trị các biến chứng về thai sản, các bệnh lây truyền
qua quan hệ tình dục và HIV/AIDS luôn phải sẵn sàng khi được yêu cầu [17].

1.3 . Chăm sóc tiền sản
1.3.1. Khái niệm
Chăm sóc tiền sản hay còn gọi là chăm sóc trước sinh, là những chăm sóc y tế
mà một người phụ nữ nhận được trong suốt thai kỳ nhằm cải thiện sức khỏe cho bà mẹ
và thai nhi (WHO/UNICEF 2003) [37].
1.3.2. Mục đích
-

Giúp thai phụ được khỏe mạnh, để cả mẹ và con phát triển bình thường trong
suốt thời kỳ thai nghén [17]

-

Giúp phát hiện sớm các nguy cơ và tai biến có thể có trong quá trình thai nghén

-

Giúp thai phụ biết cách tự theo dõi bản thân và sự phát triển của thai, biết điều
nên làm, việc nên tránh để quá trỉnh thai nghén được an toàn ở mức cao nhất.

-

Giúp cho việc sinh đẻ của thai phụ na toàn nhất [17]


-

Giúp cho thai phụ nuôi con và chăm sóc sau sinh tốt nhất [17]

-

Góp phần làm giảm tai biến sản khoa, giảm tử vong mẹ và thai nhi [17]


6

-

Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống và hạnh phúc gia đình thai phụ [17]

1.3.3. Những nội dung cần thực hiện trong Chăm sóc tiền sản
Những nội dung thực hiện trong chăm sóc tiền sản bao gồm: khám thai,
tiêm phòng uốn ván, chế độ ăn uống, uống bổ sung viên sắt/acid folic để phòng
thiếu máu và chế độ làm việc khi có thai.
1.3.3.1. Khám thai
Thai nghén là giai đoạn có nhiều nguy cơ tiềm ẩn có thể dẫn đến những vấn đề
sức khỏe trầm trọng như bệnh tật và tử vong mà bất cứ một phụ nữ nào cũng có thể
mắc phải trong thời kỳ mang thai. Để hạn chế những vấn đề sức khỏe đó, khám thai
là một biện pháp hết sức quan trọng [10]. Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả
phụ nữ mang thai nên khám thai ít nhất 4 lần do người có chuyên môn thực hiện [25].
Lần khám đầu tiên để xác định có thai, lần khám thứ hai: từ tuần 20 – 28, lần khám
thứ ba: 34 – 36 tuần, lần khám thứ tư trước ngày dự kiến sinh hoặc khi thai phụ
cảm thấy cần tư vấn sức khỏe [34].
Ở nước ta quy định của Bộ y tế, trong một kỳ thai nghén người phụ nữ
cần được khám thai định kỳ ít nhất 3 lần [33].

 Lần khám đầu tiên
Mục đích [12]
-

Xác định xem có thai không, vị trí thai (thai trong hay thai ngoài tử cung),

số

lượng thai (1 thai hay đa thai), tuổi thai, thai bình thường hay thai bệnh lý (thai
trứng).
-

Đặc điểm của những lần mang thai trước (nếu có): sẩy thai, sanh non, thai
suy dinh dưỡng trong tử cung, băng huyết sau sanh, cân nặng của trẻ…

-

Có phẫu thuật hay không

-

Tình trạng sức khỏe của mẹ lần mang thai trước: bị bệnh trong khi mang thai
(tiểu đường, cao huyết áp, nhiễm trùng tiểu...)


7

-

Tình trạng sức khỏe lần mang thai này: bệnh lý nội khoa (cao huyết áp,

bệnh tim, tiểu đường…), bệnh lý phụ khoa (khối u buồng trứng, nhân xơ
tử cung, bất thường ở cổ tử cung…)

-

Tầm soát những bệnh lây truyền qua đường tình dục: HIV, lậu, giang mai,
Chlamydia trachomatis…
Nội dung [14]

-

Lập phiếu khám thai

-

Hỏi tiền căn sản khoa, PARA, tiền căn phụ khoa, nội ngoại khoa

-

Hỏi ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối, dự tính ngày sinh

-

Hỏi triệu chứng nghén

-

Khám lâm sàng tổng quát

-


Cận lâm sàng: siêu âm, xét nghiệm máu (HBsAg, BW, HIV, nhóm máu),

xét

nghiệm nước tiểu (đường, đạm)
-

Hướng dẫn: nghỉ ngơi, ăn uống, vệ sinh, dặn dò lịch khám thai

 Lần khám vào 3 tháng giữa thai kỳ
Mục đích [14]
-

Xác định lại số lượng thai

-

Khảo sát hình thái học của thai bằng siêu âm

-

Theo dõi sự phát triển của thai

-

Phát hiện sớm hở eo tử cung, cao huyết áp do thai...
Nội dung [18]

 Theo dõi sức khỏe của mẹ:

-

Có các triệu chứng bất thường hay không ( xuất huyết âm đạo, sốt, nổi ban…)

-

Sự thay đổi trọng lượng cơ thể theo từng thời kỳ của tuổi thai

-

Huyết áp hiện tại và thai đổi huyết áp trong thai kỳ

-

Sự phát triển bề cao tử cung qua các lần khám


8

-

Tầm soát tiểu đường (tuần 24-28), làm Alpha fetoprotein - AFP (tuần 15 – 20),
siêu âm lần 2 (tuần 18 – 22) để phát hiện dị tật thai nhi. Tuy nhiên, theo
Hiệp hội Sản phụ khoa Mỹ, việc siêu âm thường quy không nên dùng cho
những thai kỳ có nguy cơ thấp

-

Chuẩn bị cho thai phụ những hiểu biết về cuộc sinh sắp tới, giải thích cho
thai phụ những vấn để của chuyển dạ.


 Theo dõi sự phát triển của thai: qua các lần khám, nhịp tim thai, lượng nước ối,
ngôi thai, cử động thai, dị dạng thai.
 Lần khám vào 3 tháng cuối thai kỳ
Mục đích [14]
-

Kiểm tra, đánh giá sự phát triển của thai

-

Xác định ngôi, thế, tình trạng khung chậu

-

Dự kiến phương pháp sinh, hướng dẫn chọn nơi sinh an toàn cho mẹ và con

-

Cho nhập viện những thai kỳ có nguy cơ cao
Nội dung [14]

 Theo dõi sức khỏe mẹ:
-

Hỏi bệnh sử, khám tổng quát, cân nặng, đo huyết áp, khám âm đạo

-

Phát hiện các bệnh lý trong thai kỳ


 Theo dõi sự phát triển của thai:
-

Đo bề cao tử cung, nghe tim thai, đếm cử động thai

-

Siêu âm lần 3 nhằm đánh giá sự phát triển của thai, ước lượng trọng lượng thai,
ngôi thai, lượng nước ối, bánh nhau.
Ngoài những lần khám định kỳ, thai phụ phải đi khám ngay khi thấy những

dấu hiệu bất thường vì đó là những nguy cơ có thể nguy hiểm cho cả mẹ và con như
ra máu, ra nước ối, đau bụng từng cơn, có cơn đau bụng dữ dội, sốt, khó thở, nhức đầu,
hoa mắt chóng mặt, mờ mắt, phù nề, đi tiểu ít, tăng cân nhanh, thai đạp yếu, đạp ít hay
không đạp [14], [17].


9

1.3.3.2. Tiêm phòng uốn ván
Bệnh uốn ván sơ sinh là một trong 5 tai biến sản khoa mà chúng ta hoàn toàn
có thể dự phòng được bằng các biện pháp như tiêm chủng vắc xin uốn ván cho phụ nữ
có thai, thực hành đẻ sạch và chăm sóc rốn sạch [4]. Theo Hướng dẫn chuẩn Quốc gia
về các dịch vụ CSSKSS, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ có thai như sau: [2]
 Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai
nghén bất kỳ ở tháng nào; tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất
một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất 1 tháng
 Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu: Lần tiêm trước dưới 5 năm: tiêm 1 mũi,
lần tiêm trước trên 5 năm: tiêm 2 mũi.

 Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi
 Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm
cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại
1.3.3.3. Chế độ ăn uống
Trong suốt thời gian có thai, một chế độ ăn uống có lợi cho sức khỏe và chế độ
sinh hoạt của bà mẹ trong thai kỳ rất quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển
của đứa trẻ [13]. Phụ nữ có thai nên ăn đa dạng các loại thức ăn có lợi cho sức khỏe,
lựa chọn trái cây, rau quả, tất cả các loại ngũ cốc, những thức ăn giàu Canxi và những
thực phẩm ít chất béo bão hòa, uống nhiều nước [35]. Thai phụ được dinh dưỡng tốt,
cân nặng có thể tăng từ 8 đến 12 kg vào tháng cuối trước khi sinh sẽ đảm bảo không
những bản thân họ khỏe mạnh, ít khi phải can thiệp khi đẻ, hồi phục nhanh sau đẻ,
đủ sữa cho con bú, mà đứa con sinh ra thường đủ tháng, khỏe mạnh và phát triển tốt.
Ngược lại, nếu dinh dưỡng kém thai phụ thường có xu hướng dễ mắc bệnh, đứa trẻ
sinh ra thường chậm phát triển về thể lực và trí tuệ. Chế độ ăn cho PNCT như sau: [2]
 Lượng tăng ít nhất 1/4 (tăng số lượng ăn, số lượng cơm, thức ăn trong mỗi bữa)
 Tăng chất: đảm bảo cho sự phát triển của mẹ và con (thịt, cá, tôm, sữa, trứng,
đậu lạc, vừng, dầu ăn, rau quả tươi)


10

 Không nên ăn mặn, thay đổi món để ngon miệng
 Không hút thuốc lá, uống rượu
 Không uống thuốc nếu không có chỉ định của thầy thuốc
 Tránh táo bón bằng chế độ ăn hợp lý, không nên dùng thuốc chống táo bón.
1.3.3.4. Uống bổ sung viên sắt/acid folic để phòng thiếu máu cho phụ nữ có thai
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) định nghĩa thiếu máu là một tình trạng khi mức
độ hemoglobin lưu hành của người nào đó thấp hơn mức độ của một người khỏe mạnh,
cùng giới, cùng tuổi và cùng sống trong một môi trường [4]. Thiếu máu, thiếu sắt
là vấn đề sức khỏe cộng đồng tại Việt Nam, PNCT là đối tượng dễ bị thiếu máu trong

cộng đồng [16]. WHO ước lượng khoảng 55% PNCT sống ở các nước đang phát triển
và 18% PNCT sống ở các nước phát triển bị thiếu máu, nồng độ heamoglobin
≤ 11 g/dL (Rush 2000) [26]. Cuộc Tổng điều tra dinh dưỡng 2009 – 2010 cho thấy

tỷ

lệ thiếu máu dinh dưỡng ở phụ nữ tuổi sinh đẻ là 28,8%, ở PNCT là 36,5% [21].

Để

phòng chống thiếu máu, bên cạnh việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng và chế độ

làm

việc hợp lý, tất cả các thai phụ cần uống thêm viên sắt/acid folic.
Nguyên tắc sử dụng viên sắt/acid folic: Uống 1 ngày một viên trong suốt
thời gian có thai đến 6 tuần sau đẻ, tối thiểu uống trước đẻ 90 ngày. Nếu thai phụ



biểu hiện thiếu máu rõ có thể tăng từ liều dự phòng lên liều điều trị 2 – 3 viên/ngày.
Việc cung cấp viên sắt/ acid folic cần được thực hiện ngay từ lần khám thai đầu [2].
1.3.3.5. Chế độ làm việc
Theo Hướng dẫn chuẩn Quốc gia về các dịch vụ CSSKSS, chế độ làm việc của
phụ nữ có thai như sau: [2]
-

Làm theo khả năng, xen kẽ nghỉ ngơi nhưng không quá nặng nhọc, tránh
làm ban đêm (nhất là từ tháng thứ bảy)


-

Không làm việc vào tháng cuối để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và đảm bảo
con tăng cân

-

Không mang vác nặng trên đầu, trên vai


11

-

Không để kiệt sức

-

Không làm việc dưới nước hoặc trên cao

-

Không tiếp xúc với các yếu tố độc hại

-

Tránh đi xa, tránh xóc xe hay va chạm mạnh

-


Quan hệ tình dục thận trọng

1.4. Tình hình Chăm sóc tiền sản
1.4.1. Tình hình Chăm sóc tiền sản trên thế giới
Từ cuối những năm 1990 cho đến những năm 2000 – 2001, hơn 70% phụ nữ
trên toàn thế giới khám thai ít nhất 1 lần bới những người có chuyên môn trong
suốt thai kỳ. Ở các nước công nghiệp, 98% phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần, khu vực
cận Saharan ở Châu Phi tỷ lệ phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần là 68%, ở các nước
Nam Á, 54% phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần [36]. Trong một nghiên cứu về CSTS
ở Tây Âu, Bắc Mỹ và nhiều nước khác của HEN (WHO Regional Office for
Europe’s Health Evidence Network, 2003), phụ nữ có thai khám thai 12 -16 lần [38].
Tình trạng sức khỏe chung của phụ nữ có thai phụ thuộc nhiều vào chất lượng của
các dịch vụ CSTS sẵn có [22]. Theo WHO (2006), tỷ lệ phụ nữ nhận được các dịch vụ
Chăm sóc tiền sản trên toàn thế giới là 71% [30]. Ở các nước công nghiệp, hơn 95%
phụ nữ nhận được các dịch vụ Chăm sóc tiền sản. Tỷ lệ phụ nữ có thai được khám thai
ít nhất một lần ở Nam Á là 54%, ở khu vực cận Sahara của Châu Phi là 69% [30]. Tỷ lệ
phụ nữ khám thai ít nhất 1 lần ở các nước đang phát triển là 64% vào năm 1990 [27],
tỷ lệ này vào năm 2009 là 81% [27].
Tại Mỹ năm 2008 theo báo cáo của 27 tiểu bang cho thấy 71,0% bà mẹ
có Chăm sóc tiền sản vào 3 tháng đầu thai kỳ, tỷ lệ bà mẹ không có Chăm sóc tiền sản
hoặc bắt đầu CSTS vào 3 tháng cuối của thai chiếm 7,0% [24]. Phụ nữ là người dân tộc
thiểu số, cuộc sống nghèo khó hay học vấn dưới mức trung học phổ thông ít có
khả năng CSTS sớm. Một nghiên cứu ở tiểu bang Ohio, Mỹ từ năm 2007 – 2009 cho
thấy tỷ lệ phụ nữ khám thai vào 3 tháng đầu thai kỳ là 84,1%, tuổi của người mẹ càng


12

tăng thì tỷ lệ bà mẹ nhận được các dịch vụ chăm sóc tiền sản sớm càng tăng, những bà
mẹ là người da đen ít có khả năng được chăm sóc tiền sản như người da trắng, những

bà mẹ có trình độ học vấn từ lớp 12 trở lên hầu như bắt đầu CSTS sớm hơn những bà
mẹ chưa học đến lớp 12 [29].
1.4.2. Tình hình Chăm sóc tiền sản tại Việt Nam
Theo UNICEF (2008), tại Việt Nam giai đoạn từ 2002 – 2006, tỷ lệ phụ nữ



độ tuổi từ 15-49 khám thai ít nhất 1 lần trong suốt thời gian mang thai do những người
GIÁ hiện là 91%,
GIÁO
DỤC
có chuyênLƯỢNG
môn thực
tỷ lệ
lệ phụ nữ ở CHĂM
độ tuổiSÓC
từ THAI
15-49 khám QUẢN
thai ít LÝ
nhất 4
THAI NGHÉN

SỨC KHỎE

NGHÉN

THAI NGHÉN

lần là 29% [20].
Bảng 1.2. Một số kết quả trong

công tác CSTS ởLập
Việt
Nam năm 2010 –Đăng
2012
ký [1]
thai sớm
Chế độ dinh dưỡng
kế hoạch cụ thể
HỎI

(quý đầu)
Chế độ làm việc
cho từng thai phụ:
TT Bản thân
Chỉ
số
2010 Khám
2011thai ít2012
nhất
khi có thai
Số lần khám thai
Sức khỏe
1 Gia đình Tỷ lệ % phụ nữVệ
cósinh
thai
thai
95,0% 96,2%
3 lần. 96,4%
khiđược
có thai quản lý

Thời
điểm khám thai
4 công cụ87,4%
quản
Cách khắc
Dự 3
kiến
ngày
nguyệt
2 KinhTỷ
lệ % PNĐ được khám
thai phục
≥ 3 lần trong
thời
kỳđẻ, nơi
81,9% Đủ
86,5%

thai
nghén:
đỡ đẻ
3 Tình dục.
Tỷ lệ % đẻ các
do khó
cánchịu
bộ khi
y tế đỡ Vaiđẻ,tròngười
95,7% Sổ
97,4%
97,7%

khám thai
có thai (thể dục)
hỗ trợ của gia
Tiền sử sản khoa.
Vào
năm
tế ban
– Phiếu
BYTkhám
quy thai
định
dục anhành
toàn Quyết định
đình và385/2001/QĐ
cộng đồng
Tiền
sử phụ
khoa2001, Bộ y Tình
Hộp
phiếu
hẹn

vấn
về
cách
Tiêm
phòng
uốn
ván
Các BPTT đã sử dụng

nhiệm
CSSKSS
tại cácCung
cơ cấp
sở viên
y tế.sắt,Để triển khai
lược
Bảng Chiến
theo dõi quá
chăm
sóc sơ
Lầnvụ
có kỹ
thaithuật
này trong lĩnh vực
trình thai sản
sinh, cách cho
folic
quốc gia về CSSKSS giai đoạn con
2001
thiệnsốtquy
bú – 2010, nhằm
Tùyhoàn
nơi: phòng
rét định về chuyên môn
KHHGĐ sau đẻ
và thiếu Iốt
KHÁM TOÀN THÂN
kỹ thuật
trong

chăm
khỏe
mẹ, Bộ Lượng
Y tế giá
đãvàban
vấn đềbà
khác
xử tríhành nhiều chính sách
Đo chiều
cao cơ
thể lầnsóc sứcCác
(nếu có): thuốc
nguy cơ
1
khác Cân
nhau.
là Hướng
dẫn
quốc gia về các dịch vụ
lá, bản
rượu,quan
ma túy,trọng Hỗ
trợ các vấn
đề tâm
nặngMột trong những văn
HIV
lý,

hội
niêm

ChămDa,
sóc
sức khỏe sinh sản (2002, 2009) [9]. Hẹn
Theo
Hướng
khám
lần sau dẫn chuẩn Quốc gia về
Huyết áp
Tim phổi
các dịch
vụ CSSKSS, CSTS bao gồm các công tác sau: (1) Lượng giá thai nghén,

Các dấu hiệu bất thường
(2) Giáo
dục sức khỏe, (3) Chăm sóc thai nghén, (4) Quản lý thai nghén [10].

KHÁM SẢN KHOA
3 tháng đầu: tìm đáy tử
cung,khám sẹo mổ cũ
3 tháng giữa: đo bề cao tử
cung, nghe tim thai
3 tháng cuối:bề cao tử
cung, tim thai,ngôi thế,
số lượng thai, ối

XÉT NGHIỆM
Protein niệu
Hồng cầu, Hematocrit, HIV,
giang mai nếu có điều
kiện


Những điều kiện cần cho
LÀM MẸ AN TOÀN


13

Sơ đồ 1.1. Sơ đồ Chăm sóc trước sinh [9]
1.4.3. Tình hình Chăm sóc tiền sản tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp


14

Châu Thành là một huyện của tỉnh Đồng Tháp với diện tích tự nhiên
là 245,94 km2 và dân số năm 2011 là 170.594 người. Huyện Châu Thành có 12 đơn vị
hành chính trực thuộc gồm 1 thị trấn và 11 xã.
(1) Thị trấn Cái Tàu Hạ
(7) Xã Phú Hựu
(2) Xã An Hiệp
(8) Xã Phú Long
(3) Xã An Khánh
(9) Xã Tân Bình
(4) Xã An Nhơn
(10) Xã Tân Nhuận Đông
(5) Xã An Phú Thuận
(11) Xã Tân Phú
(6) Xã Hòa Tân
(12) Xã Tân Phú Trung
 Theo Báo cáo về công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản năm 2011 của Trung Tâm
Y Tế Huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp:

-

Tổng số phụ nữ có thai: 2441 người

-

Số lần khám thai trung bình: 3,48 lần

-

Số phụ nữ đẻ được khám thai ≥ 3 lần: 2054 người, chiếm 99,66%

-

Số phụ nữ đẻ tại cơ sở Y tế: 2061 người

-

Số phụ nữ đẻ do cán bộ y tế đỡ: 2061 người

-

Số phụ nữ đẻ đã tiêm uốn ván ≥ 2 mũi: 2061 người

-

Số phụ nữ đẻ ≥ 3 lần: 97 người, chiếm 4,7%

1.5. Một số công trình nghiên cứu về Chăm sóc tiền sản gần đây ở Việt Nam



15

Đinh Thanh Huế, Dương Thu Hương (2004) [3] khảo sát trên 132 phụ nữ
“Tìm hiểu sự hiểu biết và thực hành chăm sóc trước sinh của phụ nữ mang thai
Hương Long, thành phố Huế”, kết quả thu được: mức hiếu biết về Chăm sóc

về

tiền

sản khá (biết trên 80% các nội dung cần thiết về CSTS) chiếm 22,0%, trung bình (50 –
80 % các nội dung) chiếm 29,5% và kém (biết dưới 50% các nội dung)
48,5%; tỷ lệ thực hành đúng về số lần khám thai 60,6%, khám thai trong

chiếm
3 tháng

đầu chiếm 22,7%, tiêm phòng uốn ván chiếm 83,3%, uống viên sắt/acid folic chiếm
14,4%, chế độ ăn uống chiếm 60,6%, chế độ lao động chiếm 78,0%.
Huỳnh Thị Tuyết Mai,Tạ Văn Trầm và cộng sự (2008) [6] nghiên cứu trên 200
phụ nữ mang thai đến khám thai tại bệnh viện về “Khảo sát kiến thức về làm mẹ an
toàn của phụ nữ mang thai đến khám thai tại Bệnh viện Phụ sảnTiền Giang” đã ghi
nhận được: 76,0% biết đi khám thai từ 3 lần trở lên, đa số PNCT biết được lợi ích của
việc đi khám thai chiếm 70%, đa số PNCT biết được các dấu hiệu bất thường trong thai
kỳ, 88% biết rằng khi thai đạp yếu, thai đạp ít hoặc không thấy đạp là phải đi khám thai
ngay, 70% biết chủng ngừa VAT đủ 2 mũi, 90% biết uống bổ sung viên sắt/acid folic,
82% biết chế độ dinh dưỡng hợp lý, 96% biết hạn chế bia, rượu, thuốc lá và 86% biết
làm việc nhẹ nhàng khi mang thai.
Nguyễn Đăng Hồng (2005) [9] khảo sát trên 195 bà mẹ đã sinh con từ

01/01/2004 đến 31/12/2004 về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan đến chăm sóc
trước sinh cho phụ nữ có thai tại huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh năm 2005. Kết quả
thu được như sau: tỷ lệ bà mẹ khám thai ít nhất 3 lần chiếm 91,8%, tỷ lệ bà mẹ
khám thai dưới 3 lần chiếm 6,7%, 1,5% các bà mẹ không khám thai lần nào trong
suốt thai kỳ. Hầu hết các bà mẹ đều tiêm phòng uốn ván đầy đủ chiếm 89,7%), tỷ lệ
bà mẹ có uốn bổ sung viên sắt chiếm 67,6%.
Lâm Hà Thu, Nguyễn Văn Lơ (2009) [7] nghiên cứu trên 384 thai phụ
về “Tỷ lệ thực hành đúng về chăm sóc tiền sản và một số yếu tố liên quan của thai phụ


16

đến khám tại bệnh viện Từ Dũ, thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”. Kết quả thu được
như sau: Tỷ lệ % thai phụ đi khám thai đầy đủ là 100%, thực hành đúng về chế độ
dinh dưỡng là 75,5%, về chế độ làm việc và luyện tập thể dục là 33%, về tiêm phòng
uốn ván là 57,6% (trong đó 42,2% thai phụ chưa đến thời điểm tiêm)
Nguyễn Phương Nga (2004) [11] nghiên cứu trên 105 bà mẹ về “Thực trạng
khám thai và một số yếu tố liên quan của phụ nữ đẻ tại xã Tiến Xuân, huyện
Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình, 10 tháng đầu năm 2004”, kết quả thu được: kiến thức
CSTS tốt chiếm 56,1 %, kiến thức CSTS khá chiếm 41,3 %, kiến thức CSTS kém
chiếm 2,4%, nguồn thông tin về CSTS nhận được cao nhất là từ Cán bộ y tế
chiếm 91,4%, về thực hành CSTS: 81,1% bà mẹ khám thai ≥ 3 lần, 63,9% các bà mẹ
khám thai ≥ 3 lần và đúng lịch, 44,8% các bà mẹ khám thai lần đầu vào 3 tháng đầu
thai kỳ.
Nguyễn Quốc Tuấn, Trần Thị Cẩm Nhung (2006) [13] thực hiện nghiên cứu
trên 115 sản phụ đến khám tại bệnh viện về “Khảo sát đặc điểm và những yếu tố
ảnh hưởng đến không khám thai ở giai đoạn sớm (≤ 10 tuần tuổi) tại khoa sản
Bệnh viện đa khoa Trung Ương Cần Thơ 2006”, kết quả đạt được: lý do chủ yếu
sản phụ không đi khám thai ở giai đoạn sớm là do thấy bình thường chiếm 47,8%.
Có mối tương quan giữa việc bệnh lý mắc phải trong lần mang thai này và việc

không đi khám thai sớm, có đến 48,3% sản phụ không đi siêu âm ở tam cá nguyệt
thứ nhất.
Trần Thị Hồng Thắm (2009) [14] khảo sát 300 thai phụ mang thai ≥ 37 tuần
tuổi ở thành phố Rạch Giá tỉnh Kiên Giang về “Nghiên cứu tình hình khám thai
ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai tại thành phố Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang năm 2009”,
kết quả thu được: khám tiền sản đủ 3 lần trong thai kỳ chiếm 74,0%, có uống viên sắt
đạt 66,7%, tiêm đủ mũi phòng uốn ván 85,0%.
Trần Thị Liên Nhi (2011) [15] nghiên cứu trên 188 bà mẹ về “Kiến thức,
thực hành chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, kế hoạch hóa gia đình của phụ nữ có con


17

dưới 5 tuổi tại hai nhà máy tỉnh Thanh Hóa”, kết quả thu được: 98,0% các bà mẹ biết
cần khám thai ít nhất 3 lần, 59,0% các bà mẹ biết cần tiêm phòng uốn ván, 62,0%
các bà mẹ biết cần uống viên sắt, về thực hành Chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước sinh:
khám thai ≥ 3 lần chiếm 78,7%, có uống viên sắt chiếm 83,4%, tiêm phòng uốn ván
đủ liều chiếm 81,6%.
Lieu Thi Thuy Trinh, Michael John Dibley, Julie Byles (2006) [28] nghiên cứu
trên 1.335 phụ nữ về “Chăm sóc tiền sản đầy đủ ở ba tỉnh của Việt Nam: Long An,
Bến Tre và Quảng Ngãi” đã ghi nhận được: tỷ lệ phụ nữ đi khám thai lần đầu khi
tuổi thai được 4 tháng chiếm 51%, tỷ lệ phụ nữ đi khám thai lần đầu trong kỳ đầu
của thai nghén chiếm 41%, tỷ lệ phụ nữ khám thai ≥ 3 lần chiếm 41%, tỷ lệ Chăm sóc
tiền sản đầy đủ thấp và chỉ có 12% phụ nữ có Chăm sóc tiền sản đầy đủ.
Toan K Tran, Chuc TK Nguyen, Hinh D Nguyen, Bo Friksson, Goran
Bondijers, Karin Gottvall, Henry Ascher and Max Petzold (2010) [32] nghiên cứu
về “Những sự khác biệt trong thực hiện chăm sóc trước sinh ở thành thị - nông thôn”
trên 2.727 phụ nữ mang thai ở Ba Vì và Đống Đa từ tháng 8/2008 đến tháng 12/2009.
Kết quả là: Số lần khám thai trung bình của phụ nữ ở nông thôn (4,4 lần) thấp hơn
nhiều ở thành thị (7,7 lần). Ở khu vực nông thôn, 77,2% phụ nữ khám thai ít nhất 3 lần

và 69,1% phụ nữ tham gia chăm sóc tiền sản trong 3 tháng đầu thai kỳ. Ở thành thị,
việc sử dụng các dịch vụ CSTS cao hơn nông thôn 5,2 lần.


18

Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
-

Địa điểm nghiên cứu: huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

-

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 7/2012 đến tháng 5/2013.

2.1.2. Đối tượng nghiên cứu
Các bà mẹ đã sinh con từ ngày 01/07/2012 đến ngày 30/09/2012 có hộ khẩu
thường trú tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp
2.1.3. Tiêu chuẩn chọn vào
-

Các bà mẹ có hộ khẩu thường trú tại huyện Châu Thành tỉnh Đồng Tháp

-

Các bà mẹ đã sinh con từ ngày 01/07/2012 đến ngày 30/09/2012


2.1.4. Tiêu chuẩn loại ra
-

Các bà mẹ không đồng ý tham gia vào nghiên cứu

-

Các bà mẹ mắc bệnh tâm thần

-

Các bà mẹ không tìm được địa chỉ nhà hoặc đã di chuyển ra khỏi địa bàn
nghiên cứu

2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Là nghiên cứu cắt ngang mô tả.
2.2.2. Cỡ mẫu
Công thức:

n = Z 2(1−α/2) ×

p × (1 − p )
d2

Trong đó:
-

n: cỡ mẫu cần chọn


-

Z: Hệ số tin cậy (Với độ tin cậy 95% thì Z = 1,96)


19

-

α: Mức ý nghĩa thống kê (5%)

-

P: Tỷ lệ bà mẹ khám thai ít nhất 3 lần trong thai kỳ (Theo nghiên cứu của
Nguyễn Đăng Hồng năm 2005 về “Thực trạng và một số yếu tố liên quan
đến chăm sóc trước sinh cho phụ nữ có thai tại huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh
năm 2005”), chọn P =0,918

-

d: sai số cho phép ( chọn d = 0,07)
Thay các giá trị trên, tính được n = 59,016 ≈ 59, dự phòng 5% đối tượng từ chối
tham gia nghiên cứu nên cỡ mẫu lấy tròn là 62.
Do chọn mẫu 2 giai đoạn, để tăng tính đại diện chúng tôi nhân cỡ mẫu với hệ số
thiết kế DE (Design Effect). Trong trường hợp này, chọn DE = 2. Vậy cỡ mẫu
cần chọn là n x DE = 62 x 2 = 124 đối tượng

2.2.3. Phương pháp lấy mẫu
Phương pháp chọn mẫu 2 giai đoạn:
-


Giai đoạn 1: Chọn xã/thị trấn: từ 12 xã/thị trấn chọn ngẫu nhiên được 7 xã

-

Giai đoạn 2: Chọn đối tượng qua 3 bước:
+ Bước 1: Lập danh sách tất cả các bà mẹ đã sinh con từ ngày 01/07/2012
đến ngày 30/09/2012 của 7 xã đã được chọn (N = 305).
+ Bước 2: Tính khoảng cách mẫu dựa theo cỡ mẫu nghiên cứu đã chọn
(k = N/124 = 305/124 = 2,5).
+ Bước 3: Dựa vào khoảng cách mẫu để rút ra danh sách 124 đối tượng
nghiên cứu.


20

2.2.4. Biến số nghiên cứu
TT
1

Biến số

2

Phân

Thước đo
loại
Các biến số về đặc điểm Dân số - Xã hội của đối tượng nghiên cứu
Tuổi của Tính theo năm.

Thứ
1. < 20 tuổi
bà mẹ

Khái niệm biến

Lấy năm của thời điểm nghiên tự

2. Từ 20 đến 35 tuổi

cứu trừ đi năm sinh

3. Trên 35 tuổi

Trình độ

(dương lịch).
Tính theo các cấp học hiện

Thứ

1. Không biết chữ

học vấn

nay:

tự

2. Tiểu học


- Không biết chữ: không biết

3. THCS

đọc, không biết viết

4. THPT

- Tiểu học: từ lớp 1- lớp 5

5. Trên THPT

- THCS: từ lớp 6 - lớp 9
- THPT: từ lớp 10 - lớp 12
- Trên THPT: Trung cấp
chuyên nghiệp, Cao đẳng, Đại
3

Dân tộc

học, sau ĐH
Tính theo dân tộc khai trong

Định

1. Kinh

sổ hộ khẩu.


danh

2. Khơ-me
3. Hoa

4

Tôn giáo

Tính theo tôn giáo khai trong

Định

4. Khác
1. Không có đạo

sổ hộ khẩu.

danh

2. Phật giáo
3. Thiên chúa giáo
4. Khác


21

5

Nghề


Là công việc chính đang làm

Định

1. Nông dân

nghiệp

và tạo ra thu nhập chính

danh

2. Cán bộ nhà nước

chính

3. Buôn bán
4. Nội trợ

6

Kinh tế

Tính theo thu nhập bình quân

Thứ

5. Khác
1. Nghèo


gia đình

đầu người/tháng. Phân loại

tự

2. Đủ ăn

theo quy định của Bộ

3. Khá

LĐTBXH. Cách tính:

4. Giàu

Tính tổng thu nhập trong gia
đình trong vòng một năm từ
các nguồn thu. Sau đó, lấy
tổng thu nhập chia cho 12
tháng và chia cho số người
trong gia đình
Mức nghèo:
< 100.000đ/người/tháng
Mức đủ ăn:
từ 100.000đ đến
300.000đ/người/tháng
Mức khá/giàu:
7


Số con

> 300.000đ/người/tháng
Là số con đẻ ra sống tính đến

Thứ

1. 1 con

hiện nay

thời điểm nghiên cứu

tự

2. 2 con
3. ≥ 3 con

8

Thẻ Bảo

Là thẻ Bảo hiểm y tế của bà

Nhị

1. Có

hiểm y tế


mẹ

phân

2. Không


22

9

Các biến số về kiến thức Chăm sóc tiền sản
Kiến thức Là kiến thức chung của bà mẹ Nhị
1. Kiến thức đúng
chung

về những nội dung trong

phân

2. Kiến thức không đúng

của bà

CSTS bao gồm các kiến thức

mẹ

về khám thai, tiêm phòng uốn


Sự cần

thai kỳ
Là hiểu biết của bà mẹ về sự

Định

1. Cần

thiết của

cần thiết phải khám thai

danh

2. Không cần

ván, uống viên sắt và số cân
phù hợp bà mẹ cần tăng trong
10

khám thai
11

3. Không biết

Thời

Là hiểu biết của bà mẹ về việc Định


1. Khám thai định kỳ

điểm cần

khám thai lúc nào

2. Chỉ KT khi có dấu hiệu bất

danh

khám thai

thường
3. KT định kỳ và KT khi có
các dấu hiệu bất thường
4. Chỉ KT khi mới có thai
5. Chỉ khám trước khi đẻ

12

Số lần

Là hiểu biết của bà mẹ về số

khám thai lần khám thai cần thiết khi
cần thiết
13

Định


6. Khác
1. Một lần

danh

2. Hai lần

mang thai

3. Ba lần trở lên

Thời gian Là hiểu biết của bà mẹ về thời

Định

4. Khác
1. Ba tháng đầu

khám thai gian khám thai theo thai kỳ

danh

2. Ba tháng giữa

theo thai

3. Ba tháng cuối

kỳ


4. Vào cả ba thời kỳ trên


23

14

Lợi ích

Là hiểu biết của bà mẹ về lợi

Định

của việc

ích của việc khám thai

danh

khám thai

5. Khác
1. Phát hiện sớm các bệnh của
mẹ
2. Phát hiện sớm các bất
thường của thai
3. Được cán bộ y tế tư vấn
4. Được cung cấp thuốc
5. Được tiêm phòng uốn ván


15

16

Sự cần

Là hiểu biết của bà mẹ về sự

Định

6. Khác
1. Có

thiết của

cần thiết phải tiêm phòng uốn

danh

2. Không

TPUV
Số mũi

ván
Là hiểu biết của bà mẹ về số

Định


3. Không biết
1. Một mũi

uốn ván

mũi uốn ván cần tiêm khi

danh

2. Hai mũi hoặc tiêm nhắc lại

cần tiêm

mang thai

3. Ba mũi
4. Bốn mũi

17

18

19

Đối

Là hiểu biết của bà mẹ về đối

Định


5. Khác
1. Cho mẹ

tượng

tượng được hưởng lợi ích của

danh

2. Cho con

hưởng lợi việc tiêm phòng uốn ván

3. Cho cả mẹ và con

ích của

4. Khác

TPUV
Sự cần

Là hiểu biết của bà mẹ về sự

Định

1. Có

thiết của


cần thiết của uống viên sắt

danh

2. Không

UVS
Lợi ích

Là hiểu biết của bà mẹ về lợi

Định

3. Không biết
1. Chống thiếu máu cho mẹ

của uống

ích của việc uống viên sắt

danh

2. Để cho mẹ khỏe

viên sắt

3. Để cho con khỏe
4. Để đẻ dễ



24

5. Khác

20

21

Số cân bà Là hiểu biết của bà mẹ về việc Thứ

1. Dưới 8 kg

mẹ cần

phụ nữ có thai cần tăng bao

2. Từ 8 đến 12 kg

tăng

nhiêu cân là phù hợp trong

3. Trên 12 kg

Nguồn

thai kỳ
Là việc bà mẹ nghe/biết các

Định


4. Không biết
1. Cán bộ y tế

cung cấp

kiến thức về chăm sóc trước

danh

2. Đài, ti vi

thông tin

sinh từ nguồn nào

hạng

3. Tờ rơi, pa nô,áp phích
4. Cộng tác viên dân số,
Hội phụ nữ

22

Thực

5. Khác
Các biến số về thực hành Chăm sóc tiền sản
Là thực hành chung của bà mẹ Nhị
1. Thực hành đúng


hành

về CSTS bao gồm các nội

chung

dung về khám thai,TPUV,

của bà

uống viên sắt, chế độ dinh

mẹ

dưỡng, chế độ lao động, sự

phân

2. Thực hành không đúng

Nhị

1. Có

tăng trọng của bà mẹ.
23

Thực


Là việc bà mẹ có đi khám thai

24

hành KT
Số lần

hay không
phân
Là số lần khám thai của bà mẹ Nhị

khám thai trong suốt thai kỳ

phân

2. Không
1. < 3 lần
2. ≥ 3 lần


25

25

26

Tuổi thai

Là tuổi thai khi bà mẹ đi khám Nhị


1. ≤ 3 tháng

khi KT

thai lần đầu

phân

2. > 3 tháng

lần đầu
Khám

Là việc bà mẹ KT từ 3 lần trở

Nhị

1. Khám thai đầy đủ theo lịch

thai đầy

lên trong thai kỳ:

phân

đủ theo

- Khám thai đầy đủ theo lịch

2. Không khám thai đầy đủ


lịch khám khám thai: khám thai ≥ 3 lần
thai

khám thai
theo lịch khám thai

theo 3 thời kỳ của thai nghén
(3 tháng đầu, 3 tháng giữa, 3
tháng cuối)
- KT không đầy đủ theo lịch
KT: không KT ≥ 3 lần theo 3

27

Nơi

thời kỳ của thai nghén
Là cơ sở y tế nơi bà mẹ đi

khám thai khám thai

Định

1. Bệnh viện

danh

2. Trạm y tế
3. Y tế tư nhân


28

29

Nơi khám Là cơ sở y tế nơi bà mẹ đi

Định

4. Khác
1. Bệnh viện

thai nhiều khám thai nhiều lần nhất

danh

2. Trạm y tế

lần nhất

3. Y tế tư nhân

Lý do

Là nguyên nhân làm cho bà

Định

4. Khác
1. Ngại không muốn đi xa


không

mẹ không đi khám thai hoặc

danh

2. Bận công việc

KT hoặc

đi khám thai không đầy đủ

KT

3. Đi lại nhiều lần không gặp
cán bộ y tế

không

4. Không cần thiết

đầy đủ

5. Khác


×