Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Sử dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả của người dân cho việc xử lý nước thải, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nước sông tô lịch, hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN HỮU MINH

SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN XÁC ĐỊNH
MỨC SẴN LÕNG CHI TRẢ CỦA NGƢỜI DÂN CHO VIỆC
XỬ LÝ NƢỚC THẢI, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH
NGUỒN NƢỚC SÔNG TÔ LỊCH, HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG(MNS)

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH
*** *** ***

NGUYỄN HỮU MINH

SỬ DỤNG PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN XÁC ĐỊNH
MỨC SẴN LÕNG CHI TRẢ CỦA NGƢỜI DÂN CHO VIỆC
XỬ LÝ NƢỚC THẢI, GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH
NGUỒN NƢỚC SÔNG TÔ LỊCH, HÀ NỘI
Chuyên ngành: Quản trị an ninh phi truyền thống
Mã số: Chƣơng trình thí điểm


LUẬN VĂN THẠC SĨ

QUẢN TRỊ AN NINH PHI TRUYỀN THỐNG (MNS)

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ HOÀNG HÀ

Hà Nội - 2017


CAM KẾT
Tác giả cam kết rằng kết quả nghiên cứu trong luận văn là kết quả lao động của
chính tác giả thu đƣợc chủ yếu trong thời gian học và nghiên cứu và chƣa đƣợc công bố
trong bất cứ một chƣơng trình nghiên cứu nào của ngƣời khác.
Những kết quản nghiên cứu và tài liệu của ngƣời khác (trích dẫn, bảng, biểu, công
thức, đồ thị cùng những tài liệu khác) đƣợc sử dụng trong luận văn này đã đƣợc các tác giả
đồng ý và trích dẫn cụ thể.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng đánh giá luận văn, Khoa Quản trị
và Kinh doanh và pháp luật về những cam kết nói trên.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Minh

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học cao học và làm luận văn tốt nghiệp, tác giả đã nhận đƣợc
sự hƣớng dẫn giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Khoa Quản trị và Kinh doanh - Đại
học Quốc gia Hà Nội.

Trƣớc hết tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Khoa và các thầy cô đã tận tình
giảng dạy trong quá trình theo học.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Hoàng Hà đã rất tận tình quan tâm,
hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ thuộc Sở Tài nguyên và Môi trƣờng Hà
Nội và Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng đã giúp đỡ, cung cấp thông tin và tạo điều kiện để tôi
hoàn thành công trình nghiên cứu của mình.
Cùng với sự giúp đỡ từ nhiều phía, tôi cũng đã rất nỗ lực để hoàn thành luận văn
một cách tốt nhất nhƣng do những hạn chế nhất định về kiến thức, thời gian, thông tin nên
sản phẩm chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự cảm
thông, đóng góp và bổ sung của các thầy cô và bạn đọc để sản phảm hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Tác giả luận văn

Nguyễn Hữu Minh

ii


MỤC LỤC
CAM KẾT .............................................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................ ii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ....................................................................................... v
DANH MỤC BẢNG BIỂU .................................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................................... vii
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ AN NINH NGUỒN NƢỚC VÀ
PHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ
CHO VIỆC ĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC ........................................................... 6
1.1. Tổng quan về an ninh nguồn nƣớc ................................................................................. 6

1.1.1. Khái niệm chung về an ninh ........................................................................................ 6
1.1.2. Khái niệm về an ninh nguồn nƣớc ............................................................................... 8
1.1.3. Những vấn đề về an ninh nguồn nƣớc khu vực đô thị tại Việt Nam ......................... 10
1.2. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và xác định mức sẵn lòng chi trả cho
việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc ....................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và mức sẵn lòng chi trả ..................... 12
1.2.2. Sự cần thiết xác định mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho việc đảm bảo an ninh
nguồn nƣớc .......................................................................................................................... 13
1.2.3. Các bƣớc tiến hành đánh giá ngẫu nhiên ................................................................... 17
1.2.4. Ƣu điểm và nhƣợc điểm của phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên .............................. 20
1.3. Tổng quan về các nghiên cứu áp dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mức
sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc ............................... 21
1.3.1. Nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................................................. 21
1.3.2. Nghiên cứu trong nƣớc .............................................................................................. 25
CHƢƠNG 2. ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG CHI TRẢ CỦA NGƢỜI DÂN CHO ........ 28
XỬ LÝ NƢỚC THẢI SÔNG TÔ LỊCH ............................................................................. 28
2.1. Giới thiệu chung về sông Tô Lịch và thực trạng ô nhiễm nƣớc ................................... 28
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên...................................................................................................... 28
2.2.2. Thực trạng ô nhiễm nƣớc sông Tô Lịch .................................................................... 29
2.1.3. Khó khăn, thách thức trong kiểm soát ô nhiễm nƣớc sông Tô Lịch ......................... 31
2.2. Đánh giá ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân trong một năm cho
xử lý nƣớc thải sông Tô Lịch............................................................................................... 33
iii


2.2.1. Xác định vấn đề nghiên cứu ...................................................................................... 33
2.2.2. Xây dựng bảng hỏi, chọn mẫu và tiến hành điều tra ................................................. 33
2.2.3. Kịch bản giả định trong phiếu điều tra ...................................................................... 34
2.2.4. Thống kê mô tả chung về mẫu điều tra ..................................................................... 35
2.2.5. Kết quả đánh giá mức độ quan tâm của ngƣời dân đến chất lƣợng sông Tô Lịch .... 37

2.2.6. Kết quả ƣớc lƣợng mức sẵn lòng chi trả của cộng đồng trong một năm cho làm sạch
nƣớc sông Tô Lịch ............................................................................................................... 43
2.2.7. Phân tích các nhân tố ảnh hƣởng tớimức sẵn sàng chi trả cho kiểm soát ô nhiễm sông
Tô Lịch ................................................................................................................................ 45
CHƢƠNG 3. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN ĐẢM BẢO AN NINH
NGUỒN NƢỚC SÔNG TÔ LỊCH...................................................................................... 48
3.1. Quan điểm giải quyết ô nhiễm môi trƣờng nƣớc sông Tô Lịch của chính quyền thành
phố Hà Nội .......................................................................................................................... 48
3.2. Đề xuất các nhóm giải pháp góp phần đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sông Tô Lịch .... 49
3.2.1. Nhóm giải pháp tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự tham gia của cộng đồng trong
công tác kiểm soát ô nhiễm ................................................................................................. 49
3.2.2. Tăng cƣờng hợp tác công tƣ trong công tác bảo vệ môi trƣờng, kiểm soát ô nhiễm,
đảm bảo an ninh môi trƣờng nƣớc sông ở khu vực đô thị ................................................... 50
3.2.3. Một số giải pháp khác ................................................................................................ 54
KẾT LUẬN ......................................................................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... 57
PHỤ LỤC ............................................................................................................................ 61

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

STT

Ký hiệu

Nguyên nghĩa

1


ANPTT

An ninh phi truyền thống

2

ANTT

An ninh truyền thống

3

BVMT

Bào vệ môi trƣờng

4

CVM

Đánh giá ngẫu nhiên

5

NNK

Nhiều ngƣời khác

6


UBND

Uỷ ban nhân dân

7

PPP

Hợp tác công tƣ

8

PTBV

Phát triển bền vững

9

TN&MT

Tài nguyên và môi trƣờng

10

WTP

Mức sẵn lòng chi trả

11


TWTP

Tổng mức sẵn lòng chi trả

12

XLNT

Xử lý nƣớc thải

13

XHCN

Xã hội chủ nghĩa

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống ................................... 7
Bảng 2.1. Thống kê mô tả WTP của đối tƣợng phỏng vấn ................................................. 43
Bảng 2.2. Bảng kết quả hồi quy hàm WTP ......................................................................... 44

vi


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Sông Tô Lịch ngày nay........................................................................................ 28

Hình 2.2. Giá trị BOD5 tại các điểm quan trắc trên các sông nội thành tháng 7/2015 ........ 30
Hình 2.3. Giá trị N-NH4+ trên các sông nội thành tháng 7/ 2015 ........................................ 31
Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu nhóm tuổi của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn .................................. 35
Hình 2.5. Biểu đồ cơ cấu giới tính của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn ..................................... 36
Hình 2.6. Biểu đồ cơ cấu trình độ học vấn của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn ........................ 36
Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu thu nhập/tháng của đối tƣợng đƣợc phỏng vấn .......................... 37
Hình 2.8. Đánh giá của ngƣời dân về mức độ ô nhiễm nƣớc sông ..................................... 38
Hình 2.9. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch ................................. 38
Hình 2.10. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch ............................... 39
Hình 2.11. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch ............................... 39
Hình 2.12. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch ............................... 40
Hình 2.13. Đánh giá của ngƣời dân về chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch ............................... 40
Hình 2.14. Đánh giá của ngƣời dân về cơ hội nếu xử lý nƣớc thải, giảm ô nhiễm dòng sông .... 41
Hình 2.15 . Đánh giá của ngƣời dân về sự sẵn lòng chi trả cho xử lý nƣớc thải sông Tô Lịch ... 42
Hình 2.16. Đánh giá của ngƣời dân về sự sẵn lòng chi trả cho xử lý nƣớc thải sông Tô Lịch. 42

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Sông Tô Lịch xƣa là một con sông nhỏ, chảy trong địa phận kinh thành Thăng Long,
vốn từng là một phân lƣu của sông Hồng, đƣa nƣớc từ thƣợng lƣu ở sông Hồng sang sông
Nhuệ. Đến đoạn trung lƣu, sông gặp hồ Tây và một phần nƣớc từ hồ Tây đƣợc cung cấp
cho đoạn sông từ đó đến hạ lƣu, phục vụ đời sông sinh hoạt của cƣ dân xƣa. Ngày nay,
dƣới sức ép của quá trình đô thị hóa, quy hoạch xây dựng không đồng bộ cùng với sự thiếu
ý thức của ngƣời dân sống ven sông đã làm cho diện tích sông bị thu hẹp. Đoạn sông Tô
Lịch từ Cầu Gỗ đến Bƣởi đã bị lấp làm sông Tô Lịch không còn thông với sông Hồng.
Sông Tô Lịch ngày nay bắt đầu từ phƣờng Nghĩa Đô thuộc quận Cầu Giấy với chiều dài
khoảng 14 km, chảy qua địa phận 5 quận, huyện: Cầu Giấy, Đống Đa, Thanh Xuân, Hoàng

Mai, Thanh Trì. Sông Tô Lịch cùng với sông Kim Ngƣu, sông Lừ và sông Sét đã tạo nên
hệ thống tiêu thoát nƣớc chính của thành phố Hà Nội.
Bên cạnh diện tích bị thu hẹp, hành lang bảo vệ sông Tô Lịch cũng bị lấn chiếm ở
nhiều đoạn, chất lƣợng nƣớc sông ngày càng bị ô nhiễm. Chỉ trên một đoạn sông dài chƣa
đầy 14km đã có hàng trăm cống nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp chƣa qua xử
lý của các hộ dân và doanh nghiệp kinh doanh xả trực tiếp xuống dòng sông. Từ một con
sông đẹp, sông Tô Lịch đã trở thành nơi chứa nƣớc thải của thành phố Hà Nội. Một số kết
quả quan trắc chất lƣợng nƣớc sông Tô Lịch trong những năm gần đây cho thấy: (i) Mỗi
ngày có khoảng 150.000 m³ nƣớc thải xả trực tiếp xuống dòng sông, trong đó 1/3 là nƣớc
thải công nghiệp chƣa qua xử lý(Trần Đức Hạ và Nguyễn Bá Liêm, 2015); (ii) Hàm lƣợng
ôxy hòa tan (DO) thấp hơn 2,31 lần so với tiêu chuẩn; (iii) Nhu cầu ôxy sinh học (BOD5)
vƣợt giới hạn cho phép 7,13 lần, nhu cầu ôxy hóa học (COD) vƣợt 9,86 lần, tổng chất rắn
lơ lửng (TSS) vƣợt 2,11 lần, hàm lƣợng nitrat (NO3-) vƣợt 1,64 lần(Tổng cục Môi trƣờng,
2014). Nƣớc sông có màu đen, có váng, cặn lắng và mùi hôi. Đặc biệt, mức độ ô nhiễm
ngày càng trở nên trầm trọng về cuối nguồn. Sự ô nhiễm của sông đã gây ảnh hƣởng lớn
tới đời sống sinh hoạt của những ngƣời sông ven sông, tác động tiêu cực đến hệ động thực
vật ở sông, ngoài ra nguồn nƣớc bị ô nhiễm đã tác động gián tiếp tới sức khỏe ngƣời dân
thông qua hoạt đông sản xuất nông nghiệp tại một số vùng. Bên cạnh đó, tình trạng ô
nhiễm sông Tô Lịch ảnh hƣởng không nhỏ tới nguồn nƣớc ngầm của Hà Nội, trong khi đó
hiện 80-85% nguồn nƣớc cấp cho sinh hoạt là nƣớc ngầm, chỉ một phần nhỏ là nƣớc mặt từ
nhà máy nƣớc lấy nƣớc từ sông Đà.

1


Thực tế, việc xử lý nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xem là một trong những giải pháp quan
trọng đang đƣợc UBND thành phố Hà Nội đầu tƣ kinh phí thực hiện. Năm 2009, Sở
TN&MT Hà Nội đã công bố “Đề án định hƣớng cải tạo, nâng cấp sông Tô Lịch thí điểm
biện pháp thu gom, xử lý nƣớc thải, với tổng kinh phí thực hiện đến năm 2010 khoảng 600
tỷ đồng”trong đó: (1) Tập trung xây dựng trạm xử lý nƣớc thải quy mô nhỏ và hệ thống thu

gom đảm bảo thu gom toàn bộ nƣớc thải, kết hợp với việc xử lý bề mặt và nạo vét thƣờng
xuyên để cải thiện chất lƣợng nƣớc cho một đoạn sông; (2) Đối với các nguồn thải dân
sinh, trƣớc mắt vẫn cho chảy trực tiếp vào sông và tự làm sạch một phần theo dòng chảy có
thể kết hợp với các biện pháp xử lý bằng chế phẩm vi sinh; (3) Đối với các cửa xả trung
bình có đƣờng kính từ 300 -1500mm sẽ khảo sát cụ thể để thu gom tập trung từng đoạn
chuyển về trạm xử lý nƣớc thải kết hợp với hệ thống thu gom để xử lý nhƣ các cửa xả lớn.
Năm 2016, Hà Nội đã khởi công xây dựng Nhà máy xử lý nƣớc thải Yên Xá (huyện Thanh
Trì) với tổng vốn đầu tƣ gần 16.300 tỷ đồngphục vụ thu gom và xử lý nƣớc thải tập trung
từ các dòng sông, trong đó có sông Tô Lịch. Điều này cho thấy chi phí từ ngân sách Nhà
nƣớc đầu tƣ cho hệ thống thu gom xử lý nƣớc thải là vô cùng lớn. Đặt trong bối cảnh Việt
Nam đang đứng trƣớc mức bội chi ngân sách cao nhƣ hiện nay, đòi hỏi cần phải có cách
tiếp cận mới trong việc huy động các nguồn vốn từ cộng đồng, doanh nghiệp trong việc
chung tay với Nhà nƣớc đầu tƣ, xây dựng hệ thống thu gom xử lý nƣớc thải sinh hoạt cộng
đồng.
Theo UNESCO-IPH (2012), an ninh nguồn nƣớc là trạng thái phản ánh năng lực tiếp
cận bền vững với đủ lƣợng nƣớc sạch của cộng đồng nhằm duy trì sinh kế, sức khỏe con
ngƣời và phát triển kinh tế- xã hội, phòng tránh thiên tai liên quan đến nƣớc và bảo tồn hệ
sinh thái trong bối cảnh hòa bình và chính trị ổn định. Theo cách tiếp cận của UNESCOIPH thì việc đảm bảo khả năng tiếp cận bền vững với nguồn nƣớc sạch phục vụ sinh kế và
sức khỏe cho cộng đồng đòi hỏi: (i) Phải ứng phó với các hậu quả tiêu cực do tình trạng ô
nhiễm các nguồn nƣớc, các dòng sông hiện nay gây ra cho cộng đồng; (ii) Phải khắc phục
các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc; (iii) Phải có các kế hoạch phòng
ngừa các rủi ro gây ô nhiễm các nguồn nƣớc trong tƣơng lai. Để đảm bảo an ninh môi
trƣờng nói chung và an ninh nguồn nƣớc nói riêng, cầncó sự tham gia của 03 chủ thể
chính: (i) Nhà nƣớc, (ii) Doanh nghiệp; và (iii) Cộng đồng (Hoàng Đình Phi, 2016). Điều
này có thể đƣợc hiểu việc huy động các nguồn lực tài chính cho việc thực hiện các giải
pháp ứng phó, khắc phục các nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc, từ đó
đảm bảo an ninh nguồn nƣớc đòi hỏi phải sự tham gia của 03 chủ thể chính.

2



Nhƣ vậy, cả về lý luận và thực tiễn đều chỉ ra rằng: (i) Nƣớc thải sinh hoạt là một
trong những nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc trên dòng sông Tô Lịch,
ảnh hƣởng đến việc tiêu thoát nƣớc đô thị, cảnh quan hai bên bờ sông, đời sống sinh hoạt
cũng nhƣ sức khỏe của các hộ dân sinh sống trên hai bên bờ dòng sông; (ii) Việc thu gom
và xử lý nƣớc thải sinh hoạt hai bên dòng sông Tô Lịch đòi hỏi nguồn vốn đầu tƣ rất lớn
trong khi ngân sách nhà nƣớc có hạn; (iii) Chƣa có cơ chế, chính sách huy động nguồn tài
chính của doanh nghiệp và cộng đồng dân cƣ trong việc đầu tƣ xử lý nƣớc thải sinh hoạt
hai bên dòng sông Tô Lịch. Do đó, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng và mức độ sẵn
lòng tham gia đóng góp tài chính của cộng đồng cho việc thu gom, xử lý nƣớc thải sinh
hoạt hai bên dòng sông Tô Lịch, từ đó ƣớc lƣợng tổng mức đóng góp tài chính của cộng
đồng, chung tay cùng thành phố Hà Nội và ngân sách nhà nƣớc trong việc xử lý nƣớc thải
sinh hoạt sông Tô Lịch là một trong những yêu cầu bức thiết đặt ra hiện nay. Chính vì vậy,
học viên đã chọn đề tài: “Sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mứcsẵn lòng
chi trả của ngƣời dân cho việc xử lý nƣớc thải, góp phần đảm bảo an ninh nguồn nƣớc
sông Tô Lịch, Hà Nội”làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Với tầm quan trọng của dòng sông Tô Lịch tới cảnh quan của Thủ đô Hà Nội và hoạt
động tiêu thoát nƣớc thải sinh hoạt của ngƣời dân đô thị, nhất là trong mùa mƣa lũ, đã có
những nghiên cứu, đề án nhằm đánh giá thực trạng, tác động của tình trạng ô nhiễm dòng
sông Tô Lịch tới cảnh quan và sức khỏe của ngƣời dân. Bên cạnh đó, thành phố Hà Nội
cũng đã có những dự án nhằm khắc phục tạm thời các tác động do ô nhiễm dòng sông gây
ra. Tuy nhiên, vẫn chƣa có nghiên cứu đƣa ra một giải pháp tổng thể nhằm quản lý ô nhiễm
dòng sông. Chính vì vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu về mức sẵn lòng chi trả của
ngƣời dân để xử lý nƣớc thải sông Tô Lịch và đề xuất các giải pháp tăng cƣờng công tác
quản lý ô nhiễm, góp phần đảm bảo an ninh môi trƣờng nƣớc sông Tô Lịch.
Sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả của ngƣời
dân cho việc cải thiện chất lƣợng môi trƣờng đã đƣợc thực hiện tại nhiều khu vực trên thế
giới nhƣ cải thiện chất lƣợng nƣớc sông tại Pune, Ấn Độ (Imandoust và Gadam, 2007),
Thƣợng Hải, Trung Quốc (Shang và nnk, 2012), Nam Kinh (Cai và Zhang, 2007), Bắc

Kinh (Swanson và nnk, 1999), Giang Tô (He và nnk, 2007); dịch vụ nƣớc uống hợp vệ
sinh tại Nowshera, Pakistan (Parveen và nnk, 2016), Bangladesh (Khan và nnk, 2014),
Pusan, Hàn Quốc (Kwak và nnk, 2013).
Tại Việt Nam, một số nghiên cứu đã thực hiện áp dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu
nhiên để xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc cải thiện chất lƣợng nƣớc ở các làng nghề
3


tỉnh Bắc Ninh (Dung và Dat, 2016), làng nghề Vạn Phúc, Hà Nội (Ngô Thị Thủy và nnk,
2015), dịch vụ thu gom quản lý xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại huyện Gia Lâm, Hà Nội
(Nguyễn Văn Song và nnk, 2011), bảo vệ nƣớc sông đồng bằng sông Cửu Long (Võ Thành
Danh, 2010). Tuy nhiên, chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện để xác định mức sẵn lòng
chi trả của ngƣời dân cho việc cải thiện nƣớc sông Tô Lịch, Hà Nội sử dụng phƣơng pháp
đánh giá ngẫu nhiên.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho việc xửlý nƣớc thải sông Tô Lịch, Hà
Nội sử dụng phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên.
- Đề xuất các giải pháp góp phần đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sông Tô Lịch, Hà
Nội.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Sông Tô Lịch;
- Các hộ dân đangsống xung quanh sông Tô Lịch tại 04 quận nội thành thành phố Hà
Nội (Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai).
5. Phạm vi nghiên cứu
-

Không gian nghiên cứu: Đề tài tập trung vào nghiên cứu tại khu vực sông Tô Lịch

bị ô nhiễm chảy qua 4 quận nội thành của thành phố Hà Nội.
-


Thời gian nghiên cứu:9/2016-5/2017.

6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp kế thừa: Sử dụng kế thừa các tƣ liệu, thông tin phù hợp, hiện có trong
nƣớc và quốc tế từ tất cả các nguồn về cơ sở lý luận của lƣợng giá kinh tế giá trị tài
nguyênmôi trƣờng, kinh nghiệm lƣợng giá của các quốc gia/tổ chức đối với tài nguyên
nƣớc, các văn bản pháp lý, định hƣớng chiến lƣợc của địa phƣơng về quản lý và sử dụng
hiệu quả nguồn nƣớc, các báo cáo nghiên cứu, tƣ liệu trong các lĩnh vực khác nhau liên
quan đến quản lý nƣớc sông Tô Lịch.
Phƣơng pháp mô hình toán: Các mô hình toán kinh tế và kinh tế lƣợng đƣợc phát
triển trong đề tài bao gồm mô hình phi tham số để tính khoảng của biến số sẵn sàng chi trả.
Mô hình này đƣợc xây dựng trên cơ sở lý thuyết kinh tế về lƣợng giá tài nguyên, đƣợc
tham vấn ý kiến chuyên gia để lựa chọn các biến số phù hợp. Phƣơng pháp đánh giá ngẫu
nhiên đƣợc lựa chọn áp dụng để tính toán mức sẵn sàng chi trả của ngƣời dân cho xử lý
nƣớc sông Tô Lịch đang bị ô nhiễm bằng cách xây dựng một thị trƣờng ảo với một tình
huống giả định.

4


Phƣơng pháp điều tra thực địa: Đƣợc thực hiện tại hiện trƣờng nghiên cứu là khu vực
sông Tô Lịch. Công tác điều tra, khảo sát đƣợc tiến hành theo các bƣớc là: Chuẩn bị trƣớc
thực địa gồm có xây dựng bảng hỏi cho đối tƣợng điều tra, tính toán mẫu điều tra, xác định
khung điều tra và lên kế hoạch thu thập số liệu; Thu thập ý kiến phản hồi để hoàn thiện
phiếu điều tra, các ý kiến để cải thiện cách điều tra (cách đặt câu hỏi, bố trí các phần hỏi...),
khảo sát ngoài thực địa. Điều tra thực địa nghiên cứu mức sẵn lòng chi trả của các hộ dân
cho việc xử lý nƣớc thải sông Tô Lịch đƣợc tiến thành từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2017.
Tổng số phiếu đã thực hiện tại khu vực nghiên cứu của 4 quận nội thành ven sông Tô Lịch:
Đống Đa, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai là 189. Đối tƣợng phỏng vấn là các hộ dân

sống gần khu vực sông Tô Lịch, có hiểu biết về sông Tô Lịch và có mức quan tâm nhất
định đến cải thiện chất lƣợng nƣớc sông.
Phƣơng pháp thống kê và xử lý dữ liệu: Các số liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập sẽ
đƣợc xử lý bằng các mô hình và phần mềm thống kê SPSS hoặc Excel phục vụ cho phần
báo cáo về kết quả, thảo luận và đề xuất biện pháp quản lý, sử dụng phƣơng pháp định tính
và định lƣợng để phân tích và đánh giá…
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Sử dụng trong quá trình hoàn thiện báo cáo nghiên
cứu. Kết hợp với phƣơng pháp trên các thông tin đầu vào sẽ đƣợc phân tích cụ thể, dữ liệu
đầu ra sẽ đƣợc giải trình, thảo luận chi tiết. Các phƣơng hƣớng quản lý cũng sẽ đƣợc đề
xuất dựa trên những kết quả phân tích và tổng hợp.
7. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần giới thiệu nghiên cứu, lời cam đoan, lời cảm ơn, mục lục, danh mục từ
viết tắt, danh mục bảng biểu, hình vẽ, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn đƣợc
kết cấu gồm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về an ninh nguồn nƣớc và phƣơng pháp đánh giá
ngẫu nhiên xác định mức sẵn lòng chi trả cho việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc.
Chƣơng 2: Đánh giá mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho xử lý nƣớc thải sông Tô
Lịch.
Chƣơng 3: Đề xuất một số giải pháp góp phần đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sông Tô Lịch.

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN VỀ AN NINH NGUỒN NƢỚC
VÀPHƢƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ NGẪU NHIÊN XÁC ĐỊNH MỨC SẴN LÒNG CHI
TRẢ CHO VIỆCĐẢM BẢO AN NINH NGUỒN NƢỚC
1.1. Tổng quan về an ninh nguồn nƣớc
1.1.1. Khái niệm chung về an ninh
An ninh trong tiếng anh đƣợc gọi là “security” và có hàm ý là mức độ an toàn cao
nhất cho chủ thể. Trong nhiều từ điển tiếng Trung thì an ninh và an toàn đƣợc dùng chung

một từ an toàn. An ninh của một cá nhân là một trạng thái hay một mức độ mà ở đó trong
một không gian, thời gian và địa điểm cụ thể, một con ngƣời cảm thấy an toàn về mặt tâm
lý và trên thực tế cá nhân đƣợc an toàn và tự do(Nguyễn Văn Hƣởng và nnk, 2016). Nhƣ
vậy, có thể hiểu an ninh có ý nghĩa là sự tồn tại, an toàn, bình an, không có nỗi lo, rủi ro,
mối nguy, sự cố hay tổn thất về ngƣời và của. Ngƣợc lại với an ninh là mất an ninh là
những rủi ro, nguy hiểm, tổn thất. Lịch sử đã chứng minh rằng con ngƣời không thể có
cuộc sống ổn định và phát triển bền vững nếu nhƣ không có an ninh và một quốc gia cũng
không thể phát triển bền vững nếu không đảm bảo đƣợc an ninh cho con ngƣời và doanh
nghiệp trong tất cả các lĩnh vực đời sống, sản xuất và kinh doanh.
Phƣơng trình cơ bản an ninh của một chủ thể đƣợc thể hiện nhƣ sau (Nguyễn Văn
Hƣởng và nnk, 2016):
AN NINH CỦA 1 CHỦ THỂ = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG) –
(CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + KHỦNG HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC)
Cùng với tiến trình phát triển của lịch sử nhân loại, khái niệm an ninh đã phân loại
thành: an ninh truyền thống (ANTT), và an ninh phi truyền thống (ANPTT). Trong đó,
ANTT là khái niệm có nội hàm là an ninh quốc gia theo cách tiếp cận lấy quốc gia hay nhà
nƣớc làm trung tâm, là khả năng chống lại sự xâm lƣợc của nƣớc ngoài. An ninh quốc gia
là sự ổn định, phát triển bền vững của chế độ xã hội chủ nghĩa (XHCN) và Nhà nƣớc Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (CHXHCNVN), sự bất khả xâm phạm độc lập, chủ quyền,
thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc(Quốc hội nƣớc CHXHXN Việt Nam, 2014).
Nhƣ vậy, có thể hiểu an ninh truyền thống theo quan điểm truyền thống là sự tồn tại và
phát triển ổn định của một quốc gia trên các lĩnh vực: an ninh chính trị, an ninh quân sự, an
ninh kinh tế, an ninh văn hóa tƣ tƣởng. Tuy nhiên, quan điểm về an ninh truyền thống hay
an ninh quốc gia đã thay đổi cùng với sự phát triển của lịch sử nhân loại, lịch sử quan hệ
quốc tế với những cột mốc lịch sử quan trong nhƣ kết thúc chiến tranh lạnh (1947-1991),
bức tƣờng Berlin sụp đổ (1989) và Liên Xô cũ tan rã (1991). Tình hình chính trị thế giới
6


trở lên phức tạp và hỗn loạn hơn. Xung đột giữa các quốc gia, xung đột về sắc tộc, xung

đột về tôn giáo ngày càng trở nên gay gắt hơn. Thế giới trở nên phẳng hơn và đang bƣớc
sang giai đoạn hội nhập nhanh với sự phát triển của các công nghệ mới, công nghệ thông
tin và truyền thông, mạng Internnet, các dòng chảy thông tin, quan điểm, ý tƣởng, đầu tƣ,
thƣơng mại, du lịch, du học, văn hóa… Thế giới đang đứng trƣớc các nguy cơ của biến
động toàn cầu, biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh, trong khi vẫn đang phải đối phó với
các vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội… Tất cả các yếu tố trên đã hình thành nên khái niệm
an ninh phi truyền thống (ANPTT), lần đầu tiên đƣợc đề cập trong báo cáo “Phát triển con
ngƣời” năm 1994 của Chƣơng trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP, 1994). Theo đó
an ninh phi truyền thống đƣợc hiểu là sự an toàn, ổn định và phát triển bền vững cá nhân,
con ngƣời, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài ngƣời trong bối cảnh cạnh tranh,
hội nhập, biến đổi toàn cầu và biến đổi khí hậu. Điều này hàm ý rằng các mối đe dọa từ an
ninh phi truyền thống đƣợc hiểu là các vấn đề an ninh mới xuất hiện và có khả năng tác
động tiêu cực tới sự an toàn, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững của cá nhân, con
ngƣời, doanh nghiệp, cộng đồng, quốc gia và cả loài ngƣời trong bối cảnh biến động toàn
cầu và biến đổi khí hậu. Và để có thể đạt đƣợc mục tiêu chính trong việc đảm bảo an ninh
phi truyền thống đòi hỏi sự tham gia của cả ba chủ thể là: Nhà nƣớc; Con ngƣời/Cộng
đồng; và Doanh nghiệp cùng với sự vận dụng các công cụ chính nhƣ: Sức mạnh & nguồn
lực Nhà nƣớc; Sức mạnh, nguồn lực cộng đồng; và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp
(Hoàng Đình Phi, 2016).
Bảng 1.1. So sánh an ninh truyền thống và an ninh phi truyền thống
ANTT

ANPTT

ĐIỂM
CHUNG

ĐIỂM MỚI

Khái

niệm
cơ bản

Là an ninh quốc
gia. Cách tiếp cận
lấy nhà nước làm
trung tâm

Là an ninh nhà nƣớc,
A.N con ngƣời và A.N
DN. Cách tiếp cận lấy
con người làm trung
tâm

Mối quan
hệ biện
chứng

Khái niệm
mới ra đời
khi hội nhập
toàn cầu

Mục
tiêu
chính

Ổn định và PTBV
của nhà nƣớc, chế
độ, độc lập, chủ

quyền,
thống
nhất, lãnh thổ

Ổn định và PTBV của
nhà nƣớc, con ngƣời
(cộng đồng) và doanh
nghiệp

Mối quan
hệ biện
chứng

Phát
triển
theo xu thế
hội
nhập
toàn cầu

TT

1

2

7


TT


3

Chủ
thể
chính




Nhà nƣớc



Công
cụ
chính





Quân đội
Công an
Dân quân tự
vệ







5

ĐIỂM MỚI

Nhà nƣớc
Con ngƣời/Cộng
đồng
Doanh nghiệp

Mối quan
hệ biện
chứng

Đổi
mới
nhận thức

Sức
mạnh
&
nguồn lực Nhà
nƣớc
Sức mạnh, nguồn
lực cộng đồng
Sức
mạnh
&
nguồn lực doanh

nghiệp

Mối quan
hệ biện
chứng

Thay
đổi
nhận thức.
Phải
chủ
động.

Mối quan
hệ biện
chứng

Tác động đa
chiều,
đa
mức độ, đa
cấp độ, đa
lĩnh
vực,
xuyên biên
giới…

ANPTT




4

ĐIỂM
CHUNG

ANTT

Tác
động
trực
tiếp

Sự tồn tại của
Đảng cầm quyền
và thể chế nhà
nƣớc do Đảng
cầm quyền quyết
định






Quốc tế (* VD: An
ninh mạng..)
Khu vực (*VD
Đói, Dịch bệnh…)
NN (* tùy tình

huống)
Con ngƣời/ Cộng
đồng
Doanh nghiệp

Nguồn: Hoàng Đình Phi, 2016
1.1.2. Khái niệm về an ninh nguồn nƣớc
Khái niệm an ninh nguồn nƣớc đƣợc đƣa ra chính thức lần đầu trong tuyên bố cấp Bộ
trƣởng – Diễn đàn kinh thế thế giới ngày 22 tháng 3 năm 2000, trong đó nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc trong thế kỷ 21. Theo UNESCO-IPH
(2012), an ninh nguồn nƣớc là trạng thái phản ánh năng lực tiếp cận bền vững với đủ lƣợng
nƣớc sạch của cộng đồng nhằm duy trì sinh kế, sức khỏe con ngƣời và phát triển kinh tếxã hội, phòng tránh thiên tai liên quan đến nƣớc và bảo tồn hệ sinh thái trong bối cảnh hòa
bình và chính trị ổn định. Tại Việt Nam, xuất phát từ những nghiên cứu về ANPTT nói
chung, an ninh nguồn nƣớc có thể hiểu là trạng thái phản ánh năng lực tiếp cận an toàn, ổn
định và bền vững với nguồn nƣớc sạch cho các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con
ngƣời(Nguyễn Văn Hƣởng và nnk, 2016). Dựa trên phƣơng trình cơ bản an ninh của 1 chủ
thể, các tác giả đã tổng hợp và phát triển mô hình phƣơng trình cơ bản về quản trị an ninh
nguồn nƣớc, cụ thể nhƣ sau (Hoàng Đình Phi và nnk, 2016):
8


QUẢN TRỊ AN NINH NGUỒN NƢỚC = (AN TOÀN + ỔN ĐỊNH + PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG) – (CHI PHÍ QUẢN TRỊ RỦI RO + CHI PHÍ MẤT DO KHỦNG
HOẢNG + CHI PHÍ KHẮC PHỤC KHỦNG HOẢNG)
Trong đó các hợp phần của phƣơng trình quản trị an ninh nguồn nƣớc bao gồm các
thông số sau:
An toàn: chất lƣợng nƣớc, xung đột liên quan đến nƣớc, tai biến liên quan đến nƣớc.
Ổn định: trữ lƣợng nƣớc, khả năng tiếp cận với nguồn nƣớc (chi phí, hệ thống cấp
thoát nƣớc).
Phát triển bền vững: hiện trạng các chiến lƣợc, chính sách, luật pháp, quy hoạch dảm

bảo an ninh nguồn nƣớc, tiềm lực kinh tế đảm bảo an ninh nguồn nƣớc, khoa học – công
nghệ và hợp tác (quốc tế, trong nƣớc).
Chi phí quản trị rủi ro: chi phí cho hệ thống trữ và thoát nƣớc, chi phí quan trắc và
xử lý nƣớc, chi phí cho đội ngũ quản lý nguồn nƣớc, chi phí xây dựng và vận hành hệ
thống cảnh báo thiên tai.
Chi phí mất do khủng khoảng: chi phí mất do khan hiếm nƣớc (thiếu nƣớc, mất
nƣớc), chi phí mất do ô nhiễm nƣớc, chi phí mất do xung đột liên quan đến nguồn nƣớc,
chi phí mất do tai biến liên quan đến nƣớc.
Chi phí khắc phục khủng hoảng: chi phí khắc phục thiệt hại do ô nhiễm gây ra, chi
phí khắc phục thiệt hại do xung đột nguồn nƣớc gây ra, chi phí khắc phục tai biến liên
quan đến nƣớc.
Theo cách tiếp cận này thì việc đảm bảo khả năng tiếp cận an toàn, ổn định và bền
vững với nguồn nƣớc sạch phục vụ sinh kế và sức khỏe cho cộng đồng đòi hỏi phải huy
động các nguồn lực của Nhà nƣớc, cộng đồng và doanh nghiệp trong việc quản trị rủi ro,
ứng phó với các rủi ro gây khủng hoảng mất an ninh nguồn nƣớc cũng nhƣ chi phí cho việc
khắc phục hậu quả sau khủng hoảng.
Ô nhiễm nguồn nƣớc là một trong những yếu tố phổ biến dẫn đến mất an ninh nguồn
nƣớc. Nguồn nƣớc thải chƣa đƣợc xử lý hoặc xử lý không đạt yêu cầu đang là một trong
những rủi ro tạo nên các nguồn ô nhiễm lớn, thƣờng xuyên, làm ô nhiễm, suy thoái nghiêm
trọng các nguồn nƣớc, làm cạn kiệt nguồn nƣớc sạch, từ đó ảnh hƣởng sâu sắc đến đời
sống và sản xuất của nhân dân, góp phần gây mất an ninh nguồn nƣớc, đặc biệt tại các
dòng sông chảy qua các đô thị, thành phố lớn tại Việt Nam (Lê Bắc Huỳnh, 2013). Chính
vì vậy, để đảm bảo an ninh nguồn nƣớc, đặc biệt là các dòng sông tại các đô thị lớn đòi hỏi
phải đầu tƣ nguồn lực cho việc (i) Ứng phó với các hậu quả tiêu cực do tình trạng ô nhiễm
9


các nguồn nƣớc, các dòng sông hiện nay gây ra cho cộng đồng; (ii) Khắc phục các nguyên
nhân gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nƣớc; (iii) Xây dựng các kế hoạch phòng ngừa các
rủi ro gây ô nhiễm các nguồn nƣớc trong tƣơng lai. Trong đó, việc đầu tƣ, xây dựng hệ

thống xử lý nguồn nƣớc thải từ cộng đồng là một trong những giải pháp quan trọng nhằm
ứng phó với các hậu quả tiêu cực do tình trạng ô nhiễm các nguồn nƣớc gây mất an ninh
nguồn nƣớc đang diễn ra hiện nay tại các con sông lớn chảy qua các độ thị và thành phố.
Đảm bảo an ninh môi trƣờng nói chung và an ninh nguồn nƣớc nói riêng đòi hỏi sự
tham gia của 03 chủ thể chính: (i) Nhà nƣớc, (ii) Doanh nghiệp; và (iii) Cộng đồng cùng
với sự vận dụng các công cụ chính nhƣ: Sức mạnh & nguồn lực Nhà nƣớc; Sức mạnh,
nguồn lực cộng đồng; và sức mạnh nguồn lực của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Hƣởng và
nnk, 2016). Do đó, việc ứng dụng các phƣơng pháp nhằm nghiên cứu các nhân tố ảnh
hƣởng và tính toán mức độ sẵn lòng tham gia đóng góp nguồn lực tài chính từ cộng đồng
trong việc thu gom, xử lý nguồn nƣớc thải sinh hoạt gây ra tình trạng ô nhiễm, mất an ninh
nguồn nƣớc tại các dòng sông chảy qua các đô thị lớn tại Việt Nam là một yêu cầu bức
thiết đặt ra hiện nay.
1.1.3. Những vấn đề về an ninh nguồn nƣớc khu vực đô thị tại Việt Nam
Cùng với tốc độ đô thị hóa nhanh, dân số tăng nhanh trong khi cơ sở vật chất không
đảm bảo, quy hoạch còn nhiều bất cập tình trạng môi trƣờng ở đô thị tại các nƣớc đang
phát triển đang có xu hƣớng ngày càng xấu đi, trong đó phải kể đến ô nhiễm môi trƣờng
nƣớc, ảnh hƣởng đến an ninh nguồn nƣớc. Quá trình đô thị hóa đặt ra những thách thức to
lớn đối với công tác quản lý tài nguyên nƣớc, cấp nƣớc, vệ sinh, hệ sinh thái và môi trƣờng
trong đó mối quan hệ giữa nguồn nƣớc và đô thị là rất mật thiết. Các đô thị với nhu cầu
không gian, nhu cầu nƣớc, lƣơng thực cũng nhƣ lƣợng sản sinh nƣớc thải, chất thải rất lớn
của mình đang tạo ra những sức ép ngày càng gia tăng tới hệ thống các nguồn nƣớc và hệ
sinh thái thủy sinh. Các hệ lụy và tác động qua lại này không chỉ giới hạn trong phạm vi đô
thị. Các vấn đề này trở nên trầm trọng hơn ở những đô thị có mức độ dễ bị tổn thƣơng cao
trƣớc các tác động của biến đổi khí hậu và thiên tai.
Phần lớn các đô thị ở các nƣớc đang phát triển có một đặc điểm khá giống nhau, đó
là hệ thống nƣớc thải sinh hoạt và nƣớc thải công nghiệp, y tế đều chung nhau một hệ
thống cống thoát, không đƣợc xử lý trƣớc khi đổ vào các dòng sông, gây ra ô nhiễm môi
trƣờng nƣớc tại các sông hồ, kênh rạch nội thành, nội thị ảnh hƣởng tiêu cực đến an ninh
nguồn nƣớc tại các khu vực này.
Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia năm 2016 về môi trƣờng đô thị (Bộ Tài

nguyên và Môi trƣờng, 2016) cho thấy tình hình ô nhiễm và xử lý nƣớc thải nhƣ sau:
10


- Nhiều sông nội thành ở Việt Nam vẫn là các kênh dẫn nƣớc thải, các sông lớn chảy
qua các khu vực nội đô chất lƣợng nƣớc cũng bị suy giảm. Môi trƣờng nƣớc chủ yếu bị ô
nhiễm các chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng và vi sinh vật. Nguyên nhân chủ yếu là do các khu
vực này phải tiếp nhận một lƣợng lớn nƣớc thải sinh hoạt đô thị chƣa đƣợc xử lý hoặc xử
lý chƣa đạt yêu cầu.Tỷ lệ nƣớc thải đƣợc xử lý còn khá thấp đã ảnh hƣởng lớn đến hiện
trạng chất lƣợng môi trƣờng nƣớc ở đô thị.
- Nƣớc thải sinh hoạt: Lƣợng nƣớc thải sinh hoạt phát sinh ở khu vực đô thị tiếp tục
tăng cao. Thành phần các chất gây ô nhiễm chính trong nƣớc thải sinh hoạt gồm chất rắn lơ
lửng (TSS), BOD5, Amoni (N-NH4+), Phốtphát, Clorua (Cl-), chất hoạt động bề mặt, vi
sinh vật gây bệnh. Tỷ lệ lƣợng nƣớc thải sinh hoạt đƣợc xử lý vẫn ở mức thấp, tình trạng
nƣớc thải sinh hoạt chƣa qua xử lý xả thẳng ra môi trƣờng bên ngoài vẫn diễn ra khá phổ
biến ở các đô thị ở các nƣớc đang phát triển. Công nghệ xử lý nƣớc thải (XLNT) sinh hoạt
khá đa dạng, tùy thuộc điều kiện cụ thể từng vùng, từng địa phƣơng.
- Nƣớc thải y tế:Ngoài những yếu tố ô nhiễm thông thƣờng nhƣ chất hữu cơ, dầu mỡ,
chất thải ý tế còn có những chất hữu cơ đặc thù, các vi khuẩn gây bệnh, chế phẩm thuốc,
chất khử trùng, các dung môi hóa học, dƣ lƣợng thuốc kháng sinh và có thể có các đồng vị
phóng xạ đƣợc sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh. Lƣợng nƣớc thải thực tế
thu gom phụ thuộc rất nhiều vào chất lƣợng của hệ thống thu gom trong các cơ sở y tế.
Lƣợng nƣớc thải y tế phát sinh hàng năm tăng dần theo thời gian do các đô thị lớn là nơi
tập trung nhiều bệnh viện với lƣợng nƣớc thải phát sinh lớn.
- Nƣớc thải từ các nguồn khác:Bao gồm nƣớc thải công nghiệp, dịch vụ, trung tâm
thƣơng mại… Ở một số thành phố vẫn còn một số khu công nghiệp nằm trong nội thành và
có nhiều khu công nghiệp nằm sát nội thành. Các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ này chủ yếu là của
các hộ gia đình nên hầu hết không đƣợc đầu tƣ hệ thống xử lý chất thải. Ngoài việc thiếu
hụt kinh phí xây dựng hệ thống XLNT đạt tiêu chuẩn, các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn
gặp khó khăn trong việc không đƣợc tiếp cận hệ thống, công nghệ xử lý chất thải mới. Do

đó, chất lƣợng nƣớc thải không đảm bảo khi xả thải ra ngoài môi trƣờng. Nƣớc thải từ các
ngành sản xuất công nghiệp thƣờng chứa nhiều kim loại nặng, dầu mỡ và chất rắn lơ lửng.
Nƣớc thải từ các trung tâm thƣơng mại - dịch vụ cũng xả thải chung vào hệ thống thoát
nƣớc đô thị. Nƣớc thải phát sinh từ các ngành khách sạn và trung tâm thƣơng mại - dịch vụ
có tính chất tƣơng tự nhƣ nƣớc thải sinh hoạt đô thị với hàm lƣợng BOD, TSS, Coliform
tƣơng đối cao. Tuy nhiên, so với nguồn thải từ hoạt động sinh hoạt, loại nƣớc thải này có
chứa hàm lƣợng chất tẩy rửa cao hơn nhiều. Bên cạnh đó, nƣớc thải từ các chợ dân sinh đô
thị cũng là nguồn gây ô nhiễm đến môi trƣờng nƣớc mặt đô thị.
11


- Nƣớc mặt ở các sông, hồ, kênh, mƣơng nội thành, nội thị hầu hết đã bị ô nhiễm do tiếp
nhận chất thải từ các hoạt động phát triển đô thị, khả năng tự làm sạch thấp, nhiều hồ đã trở thành
nơi chứa nƣớc thải của các khu vực xung quanh. Ngoài ra, chất lƣợng nƣớc một số đoạn sông
chảy qua khu vực đô thị cũng có sự suy giảm. Mức độ suy giảm chất lƣợng nƣớc các sông chảy
qua khu vực đô thị có sự khác nhau. Những sông có lƣu lƣợng nƣớc lớn, khi chảy qua khu vực
đô thị, mặc dù chất lƣợng nƣớc bị suy giảm nhƣng do khả năng tự làm sạch tốt nên chất lƣợng
nƣớc sông vẫn còn khá ổn định. Đối với những sông có lƣu lƣợng nƣớc nhỏ hơn, chất lƣợng
nƣớc có sự suy giảm đáng kể, khả năng phục hồi hạn chế.
- Hoạt động phát triển đô thị và ô nhiễm kéo dài, một số hồ bị thu hẹp, lấn chiếm, bồi
lắng, ảnh hƣởng đến khả năng tiêu thoát nƣớc và XLNT. Các khu dân cƣ xung quanh hồ
chƣa có hệ thống thu gom nƣớc thải nên nƣớc thải đô thị xả trực tiếp vào hồ. Phần lớn các
hồ nội thành, nội thị ở các cấp loại đô thị đều bị ô nhiễm chất hữu cơ và chất dinh dƣỡng ở
các mức độ khác nhau. Tình trạng vứt rác bừa bãi, xả nƣớc thải sản xuất chƣa qua xử lý
xuống lòng sông, kênh mƣơng khá phổ biến . Bên cạnh đó, tình trạng lấn chiếm lòng sông ,
kênh mƣơng xảy ra khắ p nơi khiế n diê ̣n tić h mặt nƣớc thu he ̣p, cản trở dòng chảy.
1.2. Tổng quan về phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và xác định mức sẵn lòng chi
trả cho việc đảm bảo an ninh nguồn nƣớc
1.2.1. Khái niệm phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên và mức sẵn lòng chi trả
Đánh giá ngẫu nhiên (tên gốc là Contingent Valuation – CV) hay Phƣơng pháp đánh

giá ngẫu nhiên (Contingent Valuation Method – CVM) là phƣơng pháp đƣợc sử dụng để
đánh giá hàng hoá chất lƣợng môi trƣờng không dựa trên giá thị trƣờng (Michell và
Carson, 1989), đặc thù cho nhóm giá trị phi sử dụng... Bằng cách xây dựng kịch bản/ tình
huống giống nhƣ một thị trƣờng ảo cho các sản phẩm và dịch vụ chất lƣợng môi trƣờng,
ngƣời ta xác định đƣợc hàm cầu về hàng hoá môi trƣờng thông qua sự sẵn lòng chi trả của
ngƣời dân (Willingness To Pay – WTP), đặt trong một tình huống giả định. Do thị trƣờng
thì không có thực, WTP thì không thể biết trƣớc nên phƣơng pháp đƣợc gọi là “đánh giá
ngẫu nhiên”. Ngƣời đƣợc hỏi đƣợc điều tra, lấy mẫu và các công cụ điều tra dựa trên giả
thuyết thị trƣờng đƣợc sử dụng để thu thập dữ liệu để sử dụng trong các mô hình dự đoán
số tiền tối đa mà mọi ngƣời sẽ sẵn sàng chi trả (WTP) để nhận đƣợc chất lƣợng dịch vụ ở
mức độ nhất định, ngẫu nhiên dựa vào kịch bản thị trƣờng đề xuất. Một đặc điểm của các
nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên là ngƣời đƣợc phỏng vấn trả lời liệu rằng họ có sẵn sàng
mua hàng hóa đó không và ở mức giá nào. Ý nghĩa của việc trả giá cho một dịch vụ đƣợc
xác định rõ ràng phù hợp với kinh nghiệm thị trƣờng của hầu hết ngƣời trả lời (Michell và

12


Carson, 1989). Một khi tình huống giả thuyết đƣa ra đủ tính khách quan, ngƣời trả lời đúng
với hành động thực của họ thì kết quả của phƣơng pháp là tƣơng đốichính xác.
Mức sẵn lòng chi trả (WTP) là mức giá lớn nhất mà mỗi cá nhân bằng lòng chi trả
đối với một đơn vị sản phẩm hàng hóa nhất định (Varian, 1992), phản ánh mức giá trị về
mặt tiền tệ mà ngƣời đó định ra cho mặt hàng đó. Ngƣợc lại, giá trị tiền tệ cũng cho thấy
sức hút của mặt hàng đó với mỗi cá nhân. Mức sẵn lòng chi trả có thể đƣợc đo lƣờng thông
qua thay đổi thặng dƣ tiêu dùng.
Các nhà phân tích sau đó có thể tính toán mức sẵn lòng chi trả trung bình của những
ngƣời đƣợc hỏi, nhân với tổng số ngƣời hƣởng thụ giá trị hay tài sản môi trƣờng thì thu
đƣợc ƣớc lƣợng giá trị mà tổng thể dân chi trả cho tài sản đó. Tổng mức sẵn lòng chi trả
(Total Willingness To Pay – TWTP) chính là phần diện tích bên dƣới đƣờng cầu, đƣợc giới
hạn bởi mức sản lƣợng tiêu dùng tƣơng ứng với mức giá trên thị trƣờng.Nếu chúng ta

muốn ƣớc lƣợng TWTP của cá nhân đối với một loại hàng hóa thì ƣớc lƣợng tốt nhất ban
đầu về lợi ích phải là ƣớc lƣợng về sức tiêu thụ của khách hàng đối với loại hàng hóa đó.
Phƣơng pháp đánh giá ngẫu nhiên đƣợc áp dụng cho rất nhiều yếu tố môi trƣờng nhƣ
chất lƣợng không khí, giá trị cảnh quan, giá trị tiêu thoát nƣớc của sông hồ, giá trị giải trí
của bãi biển, bảo tồn các loài động vật hoang dã, hoạt động câu cá và săn bắn, phát thải
chất độc hại, quản lý và xử lý chất thải…
1.2.2. Sự cần thiết xác định mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho việc đảm bảo an
ninh nguồn nƣớc
Một số nguyên nhân chủ yếu sau tạo ra nhiều thách thức trong quản lý nƣớc và đảm
bảo an ninh nguồn nƣớc tại khu vực đô thị ở một số nƣớc đang phát triển, đó là: (i) Công
tác quy hoạch và quản lý quy hoạch chƣa đƣợc quan tâm, đầu tƣ đúng mức; (ii) Kết cấu hạ
tầng kỹ thuật đô thị chƣa đồng bộ, sự phát triển nhanh của các khu công nghiệp trong đô
thị kéo theo nhiều hệ quả về môi trƣờng, trong đó có môi trƣờng nƣớc…(Bộ Tài chính,
2013); (iii) Không quản lý tốt nguồn gây ô nhiễm nƣớc thông qua các công cụ quản lý nhà
nƣớc (thuế, phí bảo vệ môi trƣờng với nƣớc thải, quy định về tiêu chuẩn, quy chuẩn nƣớc
thải, tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngƣời dân về bảo vệ môi trƣờng nƣớc...) dẫn đến
các đô thị đứng trƣớc nguy cơ phát triển không bền vững. Ví dụ ở Việt Nam, Nghị định
67/2007/NĐ-CP của Việt Nam quy định thu phí với 7 chất gây ô nhiễm đối với nƣớc thải
công nghiệp ở tất cả các cơ sở sản xuất công nghiệp, chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Tuy
nhiên cả nƣớc hiện có khoảng 20 ngàn cơ sở sản xuất trong diện phải thu phí nƣớc thải
(Laplante, 2006) cho nên sẽ rất khó có thể thực hiện tốt việc thu phí do việc yêu cầu nộp tờ
khai nộp phí, kiểm tra tính chính xác của tờ khai nộp phí thông qua việc đo đếm, lấy mẫu
13


phân tích ở tất cả các cơ sở sản xuất là một việc làm tốn rất nhiều nguồn lực (Nguyễn Mậu
Dũng, 2016). Hoặc một ví dụ khác cho thấy công cụ thuế, phí không tạo động lực cho
ngƣời dân và doanh nghiệp giảm phát thải gây ô nhiễm nƣớc nhƣ sau: mức thu phí bảo vệ
môi trƣờng đối với nƣớc thải công nghiệp/ một đơn vị chất gây ô nhiễm thải ra môi trƣờng
của Việt Nam là nhƣ nhau đối với mọi cơ sở sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào

hàm lƣợng chất gây ô nhiễm trong nƣớc thải cao hay thấp (Nguyễn Mậu Dũng, 2016).
Trong khi đó, tại nhiều quốc gia đang phát triển, chính sách phí bảo vệ môi trƣờng
đối với nƣớc thải còn lỏng lẻo. Mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt
đƣợc ban hành nhƣng nguồn thu từ đó chênh lệch khá lớn với mức chi cho công tác xử lý
nƣớc thải, thu không đủ bù chi. Ở Việt Nam, về chính sách phí bảo vệ môi trƣờng đối với
nƣớc thải, Chính phủ ban hành tại Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2014, theo đó
mức thu phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh hoạt đƣợc tính theo tỷ lệ phần
trăm trên giá bán của 1m3 nƣớc sạch, nhƣng tối đa không quá 10% giá bán nƣớc sạch chƣa
bao gồm thuế giá trị gia tăng. Mới đây, Nghị định số 154/2016/NĐ-CP ngày 16/11/2016
của Chính phủ về phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải đã đƣợc ban hành và có hiệu lực
thi hành từ ngày 01/01/2017, theo đó mức phí bảo vệ môi trƣờng đối với nƣớc thải sinh
hoạt là 10% trên giá bán của 1m3 nƣớc sạch chƣa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Theo tính toán của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB, 2013), chi phí bình quân đầu
ngƣời cho việc xử lý nƣớc thải từ 200-600 USD. Với nƣớc thải sinh hoạt, tính phí ở mức
thấp không đủ để bù chi phí xử lý nƣớc thải. Nguồn kinh phí chủ yếu để xử lý nƣớc thải
lấy từ nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Việc thu phí chỉ giúpgiảm chi từ ngân sách và bù đắp
một phần chi phí cho hoạt động thoát nƣớc, xử lý nƣớc thải và đồng thời, nâng cao ý thức
của dân về việc sử dụng hợp lý nƣớc sạch là việc làm cần thiết hiện nay.
Liên quan đến chi phí bình quân đầu ngƣời cho việc xử lý nƣớc thải, Việt Nam cần
phải đầu tƣ thêm khoảng 6,4-20 tỷ USD trong 10 năm tới để đạt đƣợc mục tiêu đề ra
(ADB, 2013). Hiện tại, với nƣớc thải sinh hoạt, tính phí ở mức 10% đƣợc cho là không đủ
để xử lý nƣớc thải.
Trên thế giới, mô hình PPP (Public–Private Partnership)- mô hình hợp tác công tƣ
trong công tác bảo vệ môi trƣờng đã tạo điều kiện cho các công ty tƣ nhân, công ty cổ
phần, hợp tác xã, các viện nghiên cứu, trƣờng đại học, các trung tâm nghiên cứu tham gia
với tƣ cách là các chủ thể cung ứng dịch vụ môi trƣờng mới. Mô hình này ngày càng phát
triển và thể hiện tính hiệu quả rõ nét. Sự tham gia của các thành phần ngoài khu vực Nhà
nƣớc bao gồm cả cộng đồng vào dịch vụ môi trƣờng ngày càng nhiều là một xu hƣớng tích
cực, phù hợp yêu cầu xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng. Nhiều nƣớc đã áp dụng thành
14



công mô hình hợp tác công tƣ trong 20 năm qua, nhờ việc đƣa ra các cơ chế, chính sách
phù hợp về PPP (Bennett và nnk, 1999; United Nations, 1997; Forsyth, 2005).
Hơn nữa, ở Việt Nam, hợp tác công tƣ trong công tác bảo vệ môi trƣờng vẫn còn mới
mẻ, và hiện đang từng bƣớc nghiên cứu và học tập kinh nghiệm thế giới cũng nhƣ thực
hiện thí điểm mô hình theo một số quy chế riêng. Một số kinh nghiệm của các nƣớc về
PPP có thể kể đến là:
Ở Anh, xu hƣớng chung trƣớc đây là Nhà nƣớc thu hút tƣ nhân đầu tƣ vào cơ sở hạ
tầng môi trƣờng hoặc cung cấp các thiết bị xử lý môi trƣờng, sau đó chuyển giao cho Nhà
nƣớc để sở hữu quản lý. Trong một số trƣờng hợp, Nhà nƣớc thuê các công ty khác để bảo
trì, vận hành các công trình, thiết bị cung ứng dịch vụ môi trƣờng cho công chúng. Tuy
nhiên, hình thức này vẫn chƣa đem lại kết quả nhƣ mong muốn. Do vậy ngày nay, Nhà
nƣớc thực hiện các dịch vụ này qua PPP, trong đó Nhà nƣớc không trực tiếp sở hữu hay
vận hành mà chỉ giữ vai trò điều tiết để ngƣời dân nhận đƣợc các dịch vụ môi trƣờng tốt
hơn, với giá rẻ hơn (Đinh Văn Ân, 2008). Tính đến năm 2006, khoảng 750 dự án PPP trị
giá 90 tỷ USD đã đƣợc ký kết tại Vƣơng quốc Anh, trong đó hơn 500 dự án đã đi vào hoạt
động và đều đƣợc ngƣời sử dụng đánh giá cao về chất lƣợng của các dịch vụ. Gần 90% dự
án đã đƣợc bàn giao đúng thời hạn hoặc sớm hơn, thời gian đấu thấu/ mua thiết bị giảm
đáng kể. Sự thành công là do Chính phủ Anh chịu trách nhiệm trƣớc công chúng về sự
thành công hay thất bại của chƣơng trình (PPP). Chính phủ thƣờng xuyên giám sát đánh
giá chi phí và lợi nhuận của các quan hệ đối tác công tƣ và công khai các kết quả thu đƣợc.
Hàn Quốc bắt đầu chƣơng trình PPP của mình từ năm 1994 với Luật Thúc đẩy tƣ
nhân đầu tƣ vốn cho toàn xã hội. Chƣơng trình này nhằm xây dựng một chính sách nhất
quán trong các lĩnh vực khác nhau. Sau luật này, có khoảng 100 dự án hạ tầng đƣợc thực
hiện theo hình thức PPP. Tuy nhiên trong 4 năm đầu chỉ có 42 dự án đƣợc hoàn thành. Do
sự thành công hạn chế, chính phủ Hàn Quốc đã phải ban hành Luật PPP mới vào tháng 2 1998. Luật này đã cải thiện hình thức các hợp đồng, cách thức xử lý các dự án đơn lẻ, đồng
thời quy định nghiên cứu khả thi bắt buộc, hệ thống hỗ trợ rủi ro khác nhau và thiết lập hẳn
một trung tâm PPP mang tên PICKO. Ngoài ra, Hàn Quốc còn khuyến khích sự phát triển
của PPP bằng việc miễn giảm cả thuế VAT. Trong nhiều hợp đồng, có thể đàm phán, chính

phủ có thể bảo lãnh doanh thu lên tới 90%, điều này khiến cho khu vực tƣ nhân hầu nhƣ
không có rủi ro doanh thu mà phần rủi ro này đƣợc chuyển sang phần lớn cho Chính phủ.
Chính vì vậy, tốc độ phát triển của các dự án PPP tăng lên nhanh chóng.
Hình thức ƣa thích áp dụng ở Trung Quốc là Chính phủ hợp tác với tƣ nhân thông
qua các công ty cổ phần. Ý tƣởng về việc cải tiến cơ chế cung ứng dịch vụ môi trƣờng
15


thông qua PPP đƣợc bắt đầu trƣớc hết từ khuôn khổ thể chế, chính sách và tái cơ cấu của
các cơ quan, tổ chức có liên quan. Năm 2002, Trung Quốc đã sử dụng nhiều biện pháp
khác nhau để huy động sự hợp tác của khu vực tƣ nhân, thu hút sự tham gia của họ vào
lĩnh vực xử lý rác thải bệnh viện. Tƣơng tự, để giải quyết vấn đề nƣớc thải chính phủ
Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp miễn thuế có thời hạn, cấp đất cho các công trình xử
lý nƣớc thải. Kết quả là khu vực tƣ nhân cả trong và ngoài nƣớc đã có những phản ứng tích
cực đối với đổi mới về thể chế.
Xét trên kinh nghiệm trên thế giới và điều kiện của Việt Nam, việc áp dụng mô hình
PPP là một trong những giải pháp tăng nguồn vốn, công nghệ và kỹ năng quản lý của tƣ
nhân cho các dự án môi trƣờng, nâng cao vai trò cung ứng các dịch vụ công nói chung,
dịch vụ môi trƣờng nói riêng.
Nhận thức đƣợc điều đó, Đảng và Nhà nƣớc đã có nhiều định hƣớng, chính sách đẩy
mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trƣờng, nhƣ Nghị quyết 41 của Bộ chính trị; Luật
Bảo vệ môi trƣờng 2014; nhiều văn bản dƣới Luật nhƣ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP về
chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy
nghề, y tế, văn hóa, thể thao, môi trƣờng; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP về ƣu đãi, hỗ trợ
hoạt động bảo vệ môi trƣờng…
Hơn nữa, việc huy động vốn cho công tác đảm bảo an ninh nguồn nƣớc sẽ đem lại
nhiều lợi ích khác nhƣ: không cần vay vốn ODA và các hình thức khác với lãi suất thấp
để mua công nghệ, thiết bị xử lý nƣớc thải nhƣng thực ra chi phí lại tăng lên rất nhiều
khi triển khai và khó kiểm soát chất lƣợng, tránh chảy máu ngoại tệ trong dân và hạn
chế tham nhũng.

Do đó, cần xác định mức sẵn sàng chi trả của ngƣời dân cho các hoạt động đảm bảo
an ninh môi trƣờng nƣớc vì những lý do sau:
- Để thiết lập quỹ đầu tƣ huy động sự tự nguyện đóng góp từ phía ngƣời dân cùng
chung tay với Nhà nƣớc trong công tác bảo vệ môi trƣờng nói chung và bảo vệ môi trƣờng
và an ninh nguồn nƣớc ở các khu vực đô thị nói riêng.
- Thông qua điều tra mức sẵn lòng chi trả của ngƣời dân cho xử lý nƣớc thải nƣớc
sông ở khu vực đô thị, sẽ giúp ngƣời dân nhận thức đƣợc tầm quan trọng của dòng sông, từ
đó có thể thay đổi những hành động của họ góp phần bảo vệ dòng sông.
- Xác định giá trị thực bằng tiền của việc cải thiện chất lƣợng dòng sông hay giá trị
của sông, có thể xác định mức phạt hoặc đền bù khi cá nhân, tổ chức vi phạm, làm ảnh
hƣởng đến chất lƣợng dòng sông, mức phí bảo vệ môi trƣờng dành cho các cá nhân, tổ
chức đổ nƣớc thải ra sông.
16


×