Tải bản đầy đủ (.pdf) (176 trang)

Bảo vệ môi trường trong khai thác than ở quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.98 MB, 176 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
________________________________________

NGUYỄN THỊ HUỆ

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH TRỊ

HÀ NỘI - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
________________________________________

NGUYỄN THỊ HUỆ

BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Mã số: 62 31 01 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. CHU VĂN CẤP

HÀ NỘI - 2017



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học
của riêng tôi trên cơ sở sưu tầm, đọc và phân tích các tài
liệu. Tất cả các tài liệu tham khảo, các tư liệu, số liệu thống
kê sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc xuất
xứ rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Huệ


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU

1

Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề môi trường và khai thác than

5
5
5

1.1.2. Rút ra những kết quả nghiên cứu và những "khoảng trống" cần tiếp
tục nghiên cứu

1.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài

18
19

1.2.1. Phương pháp tiếp cận

19

1.2.2. Phương pháp nghiên cứu

21

Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ BẢO VỆ
MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC THAN

2.1. Lý luận về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản - than

28
28

2.1.1. Khai thác than trong điều kiện kinh tế thị trường

28

2.1.2. Những nội dung bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản - than

40

2.1.3. Các tiêu chí đánh giá về bảo vệ môi trường trong khai thác than


47

2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến bảo vệ môi trường trong khai thác than

51

2.2. Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới về bảo vệ tài nguyên và môi
trường trong khai thác khoáng sản (trong đó có than) bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam

56

2.2.1. Kinh nghiệm của một số nước

56

2.2.2. Rút ra bài học tham khảo cho Việt Nam - Quảng Ninh

63

Chƣơng 3: THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG
TRONG KHAI THÁC THAN Ở QUẢNG NINH

3.1. Tình hình khai thác than và vấn đề môi trường ở Quảng Ninh

65
65

3.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Quảng Ninh


65

3.1.2. Tác động của khai thác than đến môi trường ở Quảng Ninh

72

3.2. Thực trạng bảo vệ môi trường trong khai thác than ở Quảng Ninh

92

3.2.1. Thực trạng và đánh giá thực trạng bảo vệ môi trường trong khai

92


thác than theo một số nội dung cụ thể
3.2.2. Đánh giá khái quát thực trạng bảo vệ môi trường trong khai thác
than ở Quảng Ninh

107

Chƣơng 4: MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG KHAI THÁC THAN Ở
QUẢNG NINH TRONG THỜI GIAN ĐẾN NĂM 2020, TẦM
NHÌN ĐẾN NĂM 2025

116

4.1. Bối cảnh, mục tiêu và quan điểm định hướng bảo vệ môi trường trong

khai thác than

116

4.1.1. Bối cảnh mới liên quan đến bảo vệ môi trường trong khai thác
khoảng sản - Than

116

4.1.2. Mục tiêu, định hướng phát triển ngành than và quan điểm về bảo
vệ môi trường trong khai thác than
4.2. Những giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường trong khai thác than

121
126

4.2.1. Tăng cường quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường trong hoạt
động khai thác than

126

4.2.2. Đổi mới công nghệ, cải tiến thiết bị khai thác than nhằm tăng năng
suất lao động và bảo vệ môi trường

132

4.2.3. Xây dựng phương án bảo vệ môi trường trong hoạt động khai thác
khoáng sản - than
4.2.4. Thực hiện các biện pháp hoàn nguyên môi trường sau khai thác than


136
139

4.2.5. Nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường, đẩy mạnh công tác tuyên
truyền và đề cao trách nhiệm của doanh nghiệp ngành than trong
bảo vệ môi trường
KẾT LUẬN

142
148

CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN

151

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

152

PHỤ LỤC


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH

:

Biến đổi khí hậu


BVMT

:

Bảo vệ môi trường

CTPHMT

:

Công tác phục hồi môi trường

ĐTM

:

Đánh giá tác động môi trường

EVN

:

Tập đoàn Điện lực Việt Nam

GDP

:

Tổng sản phẩm quốc nội


HĐKS

:

Hoạt động khoáng sản

HĐKT

:

Hoạt động khai thác

IUCN

:

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên Thế giới

KH-CN

:

Khoa học - Công nghệ

KTKS

:

Khai thác khoáng sản


KTLT

:

Khai thác lộ thiên

KT-XH

:

Kinh tế xã hội

OECD

:

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

ONMT

:

Ô nhiễm môi trường

PTBV

:

Phát triển bền vững


PTKT

:

Phát triển kinh tế

PTKTX

:

Phát triển kinh tế xanh

PTKT-XH

:

Phát triển kinh tế - xã hội

QLNN

:

Quản lý nhà nước

QMT TKV

:

Quỹ môi trường ngành than


TCCP

:

Tiêu chuẩn cho phép

TKV

:

Tập đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam

TNKS

:

Tài nguyên khoáng sản

TTKT

:

Tăng trưởng kinh tế

UBND

:

Ủy ban nhân dân


UNEP

:

Chương trình môi trường Liên Hiệp Quốc

USD

:

Đồng Đô la Mỹ

XDCB

:

Xây dựng cơ bản

WWF

:

Quỹ bảo tồn thiên nhiên Thế giới


DANH MỤC BẢNG, HÌNH

Trang
Bảng 3.1: Tổng khối lượng đất đá đổ thải của các mỏ than lộ thiên theo
từng khu vực và giai đoạn


76

Bảng 3.2: Thống kê nước thải ngành than

80

Bảng 3.3: Nồng độ bụi trong quá trình khai thác than tại một số khu vực

83

Bảng 3.4: Thay đổi diện tích rừng trên địa bàn tỉnh những năm qua

89

Bảng 3.5: Diện tích trồng rừng mới của tỉnh Quảng Ninh

101

Bảng 4.1: Tổng khối lượng đất đá đổ thải dự kiến của các mỏ than lộ

Hình 3.1:

thiên theo từng khu vực và giai đoạn

133

Vị trí địa lý

65



1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời đại ngày nay, khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên
thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống là những vấn đề quan trọng nằm trong chiến
lược phát triển bền vững của toàn nhân loại, cũng như của tất cả các quốc gia, dân
tộc. Vấn đề này trở nên cấp thiết khi mà các nguồn tài nguyên thiên nhiên trên toàn
thế giới đang dần bị cạn kiệt, môi trường bị ô nhiễm nặng nề, dẫn đến nguy cơ
khủng hoảng sinh thái và biến đổi khí hậu toàn cầu. Do đó, vấn đề khai thác và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế là
mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia trên thế giới.
Ở Việt Nam, từ khi thực hiện công cuộc đổi mới cho đến nay, kinh tế xã hội
phát triển nhanh góp phần đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển để bước
vào hàng ngũ các nước đang phát triển có mức thu nhập trung bình thấp. Song, mặt
trái của sự phát triển là tài nguyên thiên nhiên bị khai thác cạn kiệt, môi trường bị ô
nhiễm nặng nề… để lại những hậu quả xấu đối với con người và là rào cản sự phát
triển kinh tế xã hội. Vì thế Đại hội lần thứ XI của Đảng đã xác định bảo vệ môi
trường trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yêu cầu cấp thiết đặt ra đối
với hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mọi công dân. Và phải "nâng cao ý thức
bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ, mục tiêu bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế
xã hội… đưa nội dung bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển ngành, lĩnh vực, vùng và các chương trình dự án" [29, tr.136]. Vậy là, bảo vệ
tài nguyên môi trường trong quá trình phát triển kinh tế xã hội là tất yếu và là một
nội dung cốt lõi của chiến lược phát triển bền vững.
Quảng Ninh là tỉnh nằm ở vùng Đông Bắc Tổ quốc, là tỉnh miền núi - duyên
hải, hơn 80% diện tích đất đai là đồi, núi, giàu tiềm năng phát triển du lịch; tài
nguyên thiên nhiên (khoáng sản) đa dạng, trong đó, than đá - Tài nguyên khoáng
sản không tái tạo lớn nhất nước, chiếm 90% sản lượng than của cả nước. Theo tính

toán của Tổng cục Địa chất năm 1994, trữ lượng than tự nhiên của Quảng Ninh
khoảng 12 tỷ tấn, trong đó, tổng trữ lượng đã thăm dò, tìm kiếm và khai thác là
3,633 tỷ tấn.


2
Trong những năm gần đây khai thác than ở Quảng Ninh tăng mạnh cả về quy
mô và sản lượng đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu...
Tuy vậy, khai thác than đã gây ra những tác động tiêu cực đến môi trường,
đặc biệt là: ô nhiễm nguồn nước, không khí và làm biến đổi địa hình, cảnh quan
thiên nhiên, do quá trình đô thị hóa nhanh đã gây hậu quả về môi trường là không
thể cân, đong, đo đếm và ảnh hưởng đến sức khỏe của dân cư, của cộng đồng. Sự
thực, việc đánh đổi lợi ích môi trường sinh thái lấy giá trị tài nguyên khoáng sản
than ở vùng Quảng Ninh hiện nay là rất lớn. Hiệu quả kinh tế - xã hội tổng hợp do
khai thác than và hậu quả ô nhiễm môi trường gây ra đang là vấn đề đòi hỏi phải có
giải pháp hợp lý, hài hòa lợi ích kinh tế và sự bền vững môi trường, sinh thái. Nếu
không giải quyết hợp lý bài toán vừa mang ý nghĩa kinh tế, vừa mang ý nghĩa chính
trị này thì hệ quả ô nhiễm môi trường do khai thác than sẽ ngày càng nghiêm trọng.
Đên lượt nó, chính sự ô nhiễm này nếu không sớm được giải quyết sẽ quay trở lại
làm suy kiệt kết quả kinh tế do bán tài nguyên mà có.
Khái quát về những hạn chế, yếu kém trong quá trình phát triển ở Quảng
Ninh, ông Nguyễn Văn Đọc, Bí thư Tỉnh ủy nhận định: "Như vậy, kinh tế Quảng
Ninh là đang phát triển nóng và phụ thuộc vào tài nguyên hữu hạn, không ổn định,
hơn thế nữa còn đang phải trả giá cho việc tàn phá môi trường, hủy hoại cảnh quan
và những di sản văn hóa vô giá" [31, tr.8].
Để đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại,
trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế của miền Bắc… thì một
trong những vấn đề cấp thiết nhất đặt ra là làm thế nào để thực hiện được mục tiêu,
để phát triển bền vững. Thực tại, Quảng Ninh đang phải đối mặt với mâu thuẫn,
xung đột giữa việc khai thác than, phát triển công nghiệp nặng với phát triển du

lịch, dịch vụ trên cùng một địa bàn…Vậy, có những giải pháp nào để gắn khai thác
than với bảo vệ môi trường (BVMT)?
Để góp phần trả lời những câu hỏi này, vấn đề "Bảo vệ môi trường trong
khai thác than ở Quảng Ninh" được chọn làm đề tài luận án tiến sĩ kinh tế, chuyên
ngành kinh tế chính trị, của tác giả.


3
Nghiên cứu đề tài này nhằm trả lời các câu hỏi:
 Mối quan hệ và sự tác động qua lại giữa BVMT và khai thác than là như
thế nào?
 Bảo vệ môi trường khai thác than là như thế nào?
 Thực trạng của môi trường và BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh
ra sao?
 Giải pháp nào để BVMT trong khai thác than nhằm đảm bảo phát triển bền
vững ở Quảng Ninh trong thời gian đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích của luận án
Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về BVMT trong khai thác than ở
Quảng Ninh; đánh giá tình hình BVMT trong khai thác than trong quá trình phát
triển kinh tế ở tỉnh Quảng Ninh thời gian qua và đề xuất quan điểm, các giải pháp
gắn kết BVMT với khai thác than nhằm phát triển bền vững ở tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
1) Tổng quan và làm rõ những vấn đề lý luận về BVMT trong khai thác than.
2) Đánh giá thực trạng BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh thời gian
từ 2001-2015.
3) Đề xuất quan điểm và các giải pháp gắn kết BVMT trong khai thác than
để góp phần phát triển bền vững ở Quảng Ninh thời gian tới năm 2025.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án nghiên cứu vấn đề BVMT trong khai thác than dưới góc độ khoa
học kinh tế chính trị.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu làm rõ mối quan hệ, sự tác động
qua lại giữa BVMT và khai thác than, đánh giá thực trạng BVMT trong khai thác
than ở Quảng Ninh. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường trong
khai thác than ở tỉnh Quảng Ninh trong thời gian tới.
- Về không gian: Trên lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh, ngành công nghiệp khai
thác than.


4
- Về thời gian: luận án tập trung phân tích, đánh giá vấn đề môi trường và
BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh với các tài liệu, số liệu và khảo sát thực
trạng giai đoạn 2001-2015; các giải pháp được đề xuất cho giai đoạn đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2025.
4. Những đóng góp mới của Luận án
(1) Luận án đưa ra luận điểm BVMT trong khai thác than không chỉ là vấn
đề kinh tế, mà còn là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến phát triển KT-XH và an
ninh môi trường.
(2) Luận án khẳng định: Khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản than và
BVMT trong khai thác than là góp phần vào chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh
Quảng Ninh.
(3) Đánh giá một cách khách quan, thực trạng, hậu quả của ONMT và những
thành công của việc BVMT trong khai thác than ở Quảng Ninh.
(4) Đề xuất những giải pháp mang tính toàn diện và khả thi nhằm gắn kết
chặt chẽ giữa BVMT với khai thác than ở Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, tầm
nhìn đến năm 2025. Trong đó, nỗ lực phát triển xanh, hoàn nguyên môi trường sau
khai thác than, đảm bảo hài hòa, cân đối giữa lợi ích kinh tế và BVMT. Đổi mới
nhận thức, tư duy (trước hết đối với các doanh nghiệp khai thác than) về vấn đề môi

trường và BVMT trong KTKS than…
5. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu và danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu đề tài;
Chương 2: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ môi trường trong
khai thác than;
Chương 3: Thực trạng môi trường và bảo vệ môi trường trong khai thác than
ở Quảng Ninh thời gian 2001-2015;
Chương 4: Những quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm bảo vệ môi trường
trong khai thác than ở Quảng Ninh, giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến 2025.
Kết luận.
Danh mục tài liệu tham khảo.
Phụ lục.


5
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

1.1.1. Các nghiên cứu về vấn đề môi trƣờng và khai thác than
Vấn đề môi trường và BVMT nói chung, BVMT trong hoạt động khoáng sản
than nói riêng được nhiều tổ chức, nhiều nhà khoa học và cán bộ hoạt động thực
tiễn quan tâm nghiên cứu.
Tác giả luận án tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
theo ba nhóm vấn đề dưới đây:
(1) Các nghiên cứu về môi trường và BVMT nói chung.
(2) Những nghiên cứu về KTKS (có khai thác than) và vấn đề môi trường.
(3) Khai thác than và vấn đề BVMT.

Dưới đây là những nội dung chính, cụ thể:
1.1.1.1. Các nghiên cứu về môi trường và bảo vệ môi trường nói chung
Một là, các nghiên cứu về khái niệm, chức năng và vai trò của môi trường.
Tiêu biểu cho nghiên cứu vấn đề này có công trình:
- Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
- Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên môi trường với tăng trưởng và phát triển
bền vững ở Việt Nam (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Bộ Công thương (2010), Doanh nghiệp Việt Nam và những vấn đề môi
trường, Nxb Công thương, Hà Nội.
- Nguyễn Thế Chinh (Chủ biên, 2003), Kinh tế và quản lý môi trường, Nxb
Thống kê, Hà Nội.
- Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Nhật (Đồng chủ biên, 2013), Kinh tế môi
trường, Nxb Tài chính, Hà Nội.
Các công trình khoa học nêu trên ít, nhiều đã luận giải khá rõ về khái niệm,
chức năng và vai trò của môi trường. Về cơ bản, các tác giả đều thống nhất cho rằng:


6
* Về khái niệm môi trường:
Môi trường thường được nói đến là môi trường tự nhiên, là một phần của thế
giới tự nhiên mà được coi là có giá trị hay quan trọng đối với loài người vì bất kỳ lý
do nào. Môi trường tự nhiên bao gồm: tất cả các thảm thực vật, vi sinh vật, đất đá,
không khí và các hiện tượng tự nhiên; tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài
nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên rừng, tài nguyên biển. Tài nguyên
thiên nhiên có loại không tái sinh, ví như TNKS; có loại tái sinh, chẳng hạn tài
nguyên rừng, đất và nông nghiệp,... và các hiện tượng vật lý mà không có ranh giới
rõ ràng, chẳng hạn như: không khí, nước, khí hậu, bức xạ, năng lượng, điện tích và
từ tính, không có nguồn gốc từ hoạt động của con người.
* Chức năng của môi trường:

- Là không gian sống của con người và sinh vật.
- Là nơi cung cấp các nhu cầu về tài nguyên cho con người. Tất cả các loại
tài nguyên đều do môi trường cung cấp và giá trị của nó phụ thuộc vào mức độ khan
hiếm và giá trị của nó trong xã hội.
- Môi trường là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của con người trong
quá trình sử dụng các tài nguyên thải vào môi trường. Tuy nhiên, chức năng là nơi
chứa đựng chất thải của môi trường là có giới hạn.
- Môi trường là nơi giảm nhẹ các tác động có hại của thiên nhiên tới con
người và sinh vật trên trái đất.
- Môi trường là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người.
* Vai trò của môi trường:
Thứ nhất, môi trường không chỉ cung cấp "đầu vào" mà còn chứa đựng "đầu
ra" cho các quá trình sản xuất và đời sống.
Các yếu tố vật chất tạo thành môi trường gồm: đất, nước, không khí... sinh
vật và các yếu tố vật chất khác là đầu vào của sản xuất và đời sống. Môi trường tự
nhiên lại là nơi chứa đựng, đồng hóa các chất thải của các quá trình sản xuất và đời
sống. Quá trình sản xuất thải ra môi trường nhiều chất thải (khí thải, nước thải, chất
thải rắn). Trong các chất thải này có rất nhiều loại độc hại làm ô nhiễm, suy thoái
hoặc gây ra sự cố môi trường. Quá trình sinh hoạt, tiêu dùng của xã hội loài người


7
cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải. Những chất thải này nếu không được xử
lý tốt đúng quy trình kỹ thuật thì cũng sẽ gây ONMT nghiêm trọng.
Thứ hai, môi trường liên quan đến tính ổn định và bền vững của sự PTKT-XH.
Phát triển KT-XH là quá trình nâng cao điều kiện sống về vật chất và tinh
thần của con người qua việc sản xuất ra của cải vật chất, cải tiến quan hệ xã hội,
nâng cao chất lượng văn hóa. Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân cũng như
của toàn nhân loại trong quá trình sống. Giữa môi trường và sự phát triển có mối
quan hệ chặt chẽ. Môi trường là địa bàn và là đối tượng của sự phát triển, còn phát

triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi trường.
Tác động của con người đến môi trường thể hiện ở khía cạnh có lợi là cải tạo
môi trường tự nhiên hoặc tạo ra kinh phí cần thiết cho quá trình cải tạo đó, nhưng có
thể gây ra ONMT tự nhiên hay nhân tạo.
Mặt khác, môi trường tự nhiên đồng thời cũng tác động đến sự PTKT-XH
thông qua việc làm suy thoái nguồn tài nguyên - đối tượng của sự PTKT-XH hoặc
gây ra thảm họa, thiên tai đối với các hoạt động KT-XH trong khu vực.
Hai là, các nghiên cứu về ONMT, BVMT và phát triển bền vững.
Những nghiên cứu về vấn đề này có rất nhiều, trong đó có các công trình
khoa học in thành sách dưới đây:
- Trần Thanh Bình (2006), Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh
công tác bảo vệ tài nguyên môi trường: Một số vấn đề lý luận thực tiễn, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
- Nguyễn Thị Kim Thái (2003), Sinh thái học và Bảo vệ môi trường, Nxb
Xây dựng, Hà Nội.
- Đinh Văn Ân, Hoàng Thu Hòa (Đồng chủ biên, 2009), Vượt qua thách thức
mở thời cơ phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Trần Văn Chử (2004), Tài nguyên tài nguyên môi trường với tăng trưởng và
phát triển bền vững ở Việt Nam (Sách tham khảo), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
- Lê Huy Bá (2002), Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, Nxb
Khoa học và Kỹ thuật.


8
Các công trình nghiên cứu vấn đề này được công bố trên các tạp chí:
Chu Văn Cấp - Nguyễn Đức Hà (12-2013), ''Ô nhiễm môi trường ở Việt
Nam nhìn từ khía cạnh chính sách phát triển'', Tạp chí Kinh tế và Quản lý, (8);
Nguyễn Thế Chinh (2009), "Chính sách quản lý môi trường dựa trên việc sử dụng
công cụ kinh tế"; Nguyễn Thế Chinh (2013), "Kinh nghiệm quốc tế trong công tác
bảo vệ tài nguyên và môi trường"; Chu Văn Cấp (2012), ''Phát triển xanh - phát

triển bền vững trong chiến lược phát triển KT-XH của Việt Nam, giai đoạn 2011 2020'', Tạp chí Phát triển và hội nhập, số 4 (14), tháng 5, 6 (2012); Chu Văn Cấp Nguyễn Thị Minh Tân (2012), ''Phát triển xanh xu hướng tất yếu của thế giới trong
bối cảnh khủng hoảng kinh tế và môi trường sinh thái toàn cầu'', Tạp chí Khoa học
chính trị, (5)/2012; Nguyễn Thế Chinh (25-10-2014), ''Sự chuyển đổi tích cực
phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh"'', Hồ sơ sự kiện, chuyên san của Tạp
chí Cộng sản, (289), tr.12-14; Trương Quang Học (2011), ''Phát triển bền vững Chiến lược phát triển toàn cầu thế kỷ 21'', Bài phát biểu ở Hội nghị khoa học về
phát triển bền vững; Vũ Thành Hưởng (2011), ''Thực trạng và giải pháp cơ bản cho
phát triển bền vững ở Việt Nam đến năm 2020'', Tạp chí Kinh tế và Phát triển,
(172)/II, tháng 10; Trương Mạnh Tiến (2002), ''Tăng cường hoạt động QLNN về
BVMT'', Tạp chí Quản lý nhà nước, (11)…
Các công trình nghiên cứu nêu trên, đều cho rằng:
Bảo vệ môi trường là những hành động có ý thức nhằm giữ gìn và ổn định môi
trường trong sự PTBV và nâng cao chất lượng cuộc sống. Theo khoản 3 điều 3 luật
BVMT (2014) của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ''Hoạt động bảo vệ môi trường
là hoạt động giữ gìn, phòng ngừa, hạn chế các tác động xấu đến môi trường; ứng phó
sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái, cải thiện, phục hồi môi trường; khai
thác, sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên nhằm giữ môi trường trong lành".
Để BVMT, theo điều 7 Luật BVMT ở Việt Nam nghiêm cấm các hành vi: …
KTKS một cách bừa bãi, gây hủy hoại môi trường làm mất cân bằng sinh thái. Thải
khói, bụi, khí độc vào không khí, phát phóng xạ, bức xạ quá mức cho phép vào môi
trường xung quanh; thải dầu, mỡ, chất độc hại… chôn vùi, thải vào đất các chất độc
hại quá giới hạn cho phép…; nhập khẩu thiết bị, công nghệ không đáp ứng tiêu
chuẩn môi trường, nhập khẩu, xuất khẩu chất thải…


9
Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn dân. Tổ chức, cá nhân có trách
nhiệm BVMT, thi hành pháp luật về BVMT, đồng thời có quyền và có trách nhiệm
phát hiện, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật BVMT.
Việc nghiên cứu, tìm kiếm giải pháp để hạn chế sự suy giảm ONMT ngày
càng trở lên cấp bách hơn đối với sự phát triển KT-XH của mỗi quốc gia nói riêng

và toàn thế giới nói chung. Khái niệm PTBV ban đầu được đưa ra chủ yếu từ mối
quan hệ trước sự suy thoái của môi trường tự nhiên, sự cạn kiệt nguồn tài nguyên
thiên nhiên.
Thuật ngữ "PTBV" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm
Chiến lược bảo tồn thế giới (Công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn thiên nhiên và tài
nguyên thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung đơn giản "Sự phát triển của nhân
loại không thể chỉ chú trọng tới PTKT mà còn phải tôn trọng những nhu cầu tất yếu
của xã hội và sự tác động đến môi trường sinh thái".
Theo Tổ chức Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) "PTBV là loại hình phát
triển mới, lồng ghép quá trình sản xuất với bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất
lượng môi trường...".
Theo Brundtland: "Phát triển bền vững là sự phát triển thỏa mãn những nhu
cầu của hiện tại và không phương hại tới khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai. Đó là quá trình phát triển kinh tế dựa vào nguồn tài nguyên được tái tạo
tôn trọng những quá trình sinh thái cơ bản, sự đa dạng sinh học và những hệ thống
trợ giúp tự nhiên đối với cuộc sống của con người, động vật và thực vật.
Đến nay, quan niệm PTBV đã được bổ sung, hoàn chỉnh hơn: PTBV là quá
trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát
triển, đó là: PTKT, công bằng xã hội và BVMT. Nói đến PTBV là nói đến 3 trụ cột:
KT-XH và môi trường trong quá trình phát triển.
Cuốn sách Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững, của tác giả Lê Huy
Bá đã giới thiệu về cách tiếp cận mới đối với vấn đề đang được quan tâm - Tài
nguyên môi trường và PTBV. Tác giả có cố gắng trình bày rõ các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, tài nguyên con người và vấn đề môi trường. Và nghiên cứu mối quan
hệ giữa khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên tài nguyên với BVMT nhằm đảm
bảo sự PTBV cả về KT-XH và môi trường.


10
Ấn phẩm của Trần Văn Chử (2004) đã trình bày những vấn đề cơ bản sau đây:

- Tăng trưởng kinh tế là tiền đề, điều kiện cần cho PTBV, trên cơ sở luận
giải: một số vấn đề lý luận cơ bản về TTKT; các thước đo mức TTKT; các yếu tố
nguồn lực TTKT; một số lý luận về phát triển và PTBV; mối quan hệ giữa tăng
trưởng với phát triển và PTBV và các điều kiện đảm bảo sự tăng trưởng, phát triển
và PTBV.
- Tài nguyên thiên nhiên, yếu tố không thể thiếu trong quá trình TTKT. Ở
đây, tác giả cuốn sách đã đề cập đến các vấn đề: tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản,
nước, biển...) là yếu tố đầu vào quan trọng của TTKT; mối quan hệ giữa tài nguyên
thiên nhiên với TTKT; và những giải pháp khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý đáp
ứng nhu cầu TTKT.
- Môi trường với tăng trưởng và PTBV. Trong vấn đề này, tác giả cuốn sách
đã đề cập khá rõ: môi trường và các chức năng của môi trường; môi trường hiện nay
và vấn đề đặt ra cho xã hội loài người; tình hình môi trường ở nước ta; mối quan hệ
giữa môi trường với tăng trưởng và PTBV và các điều kiện và nguyên tắc kết hợp
khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi trường với PTBV ở Việt Nam.
Tác giả cuốn sách đã phân tích khá sâu sắc những nội dung sau đây:
+ Các điều kiện kết hợp khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, môi
trường với PTBV, đó là: Sự nhận thức của Nhà nước và dân cư; hệ thống chính sách
kinh tế của Nhà nước.
+ Những nội dung mang tính nguyên tắc về khai thác, sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, môi trường và PTBV, chẳng hạn như tôn trọng và quan tâm đến cuộc
sống cộng đồng, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người, bảo vệ sức sống và
tính đa dạng của trái đất, quản lý chặt chẽ nguồn tài nguyên không tái tạo.
+ Phát triển bền vững ở nước ta. Mối quan hệ giữa môi trường tự nhiên, con
người và quá trình sản xuất xã hội.
Tác giả Nguyễn Thế Chinh, trong "Kinh tế và quản lý môi trường", đã phân
tích mối quan hệ giữa môi trường và phát triển, những vấn đề cơ bản về chất lượng
môi trường, đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và phân tích kinh tế của những
tác động môi trường, những vấn đề liên quan giữa khan hiếm tài nguyên, dân số,



11
kinh tế và môi trường và những nội dung cơ bản của quản lý môi trường phù hợp
với hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam và xu hướng biến đổi môi trường toàn cầu.
Tác giả luận án sẽ kế thừa và nghiên cứu có sự chọn lọc các kết quả nghiên
cứu này trong quá trình thực thi luận án của mình.
Vấn đề TNKS được đề cập trong một số công trình nghiên cứu sau đây:
(1)- Lê Huy Bá (2002), "Tài nguyên môi trường và phát triển bền vững", đã
trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên; mối quan hệ giữa khai thác và sử dụng
tài nguyên thiên nhiên với BVMT nhằm đảm bảo sự PTBV.
(2)- Trần Văn Chử (2004), "Tài nguyên thiên nhiên môi trường với sự tăng
trưởng và PTBV ở Việt Nam". Tác giả cuốn sách đã trình bày làm rõ tài nguyên
thiên nhiên (có khoáng sản) là yếu tố không thể thiếu trong quá trình TTKT, là yếu
tố đầu vào quan trọng của TTKT; nhưng phải khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên đáp ứng nhu cầu của TTKT; các nguyên tắc và điều kiện kết hợp khai thác,
sử dụng tài nguyên, môi trường và PTBV.
(3)- Nguyễn Quốc Hùng (2010), "Sự tụt dốc của mô hình tăng trưởng kinh tế
dựa vào khai thác tài nguyên gây tác hại cho môi trường". Tác giả đã nói rõ những
bất cập do khai thác tài nguyên bất hợp lý và cho rằng mô hình TTKT dựa vào khai
thác tài nguyên không còn phù hợp cần chuyển sang mô hình tăng trưởng mới - tăng
trưởng gắn với PTBV.

 Khai thác khoáng sản (than) và vấn đề môi trường
Các công trình nghiên cứu về KTKS - than đã chỉ rõ:
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò và hoạt động khai thác
(HĐKT) khoáng sản (XDCB mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các HĐKT có
liên quan).
Khai thác khoáng sản (trong đó có than) là quá trình con người bằng phương pháp
KTLT hay hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ quá trình phát triển KT-XH.
Quá trình khai thác thường qua 3 bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa

mỏ. Tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường.
1.1.1.2. Những nghiên cứu về khai thác khoáng sản (có khai thác than) và
vấn đề môi trường

 Khoáng sản và vai trò của nó


12
Luật khoáng sản của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam năm 2010, Điều 2 (1)
ghi: Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn,
thể lỏng, thể khí, tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật,
khoáng chất ở bãi thải của mỏ.
Khoáng sản được phân loại theo chức năng sử dụng, gồm 3 loại:
- Khoáng sản kim loại như: sắt, hợp kim sắt, thiếc, đồng, chì, kẽm, nhôm,
vàng, bạc, uran, đất hiếm...
- Khoáng sản phi kim loại: hóa chất, phân bón, đất sét, thạch anh, cát sỏi…
- Khoáng sản cháy, gồm: than (than đá, than bùn, than nâu) và dầu khí (dầu
mỏ, khí đốt, đá dầu).
Vai trò của khoáng sản:
+ Về phương diện kinh tế: Khoáng sản là nguồn nguyên liệu chính cho nhiều
ngành công nghiệp then chốt, ví như than đá dùng cho ngành sản xuất xi măng,
phân bón, hóa chất, nhiệt điện...
+ Về phương diện chính trị: Khoáng sản tạo cho quốc gia một vị trí quan
trọng trong giao lưu quốc tế. Nó góp phần không nhỏ vào việc làm tăng tính độc
lập, tự chủ của mỗi quốc gia. Thậm chí trong một số trường hợp, nó còn làm tăng
các ảnh hưởng chính trị của quốc gia này đối với quốc gia khác.
Vai trò và tầm quan trọng của TNKS còn thể hiện trong các ảnh hưởng trực
tiếp hay gián tiếp của các HĐKS tới môi trường xung quanh, thực tế cho thấy các
ảnh hưởng của HĐKS tới các thành phần môi trường như: Đất, nước, không khí, hệ
sinh thái... thường rất nghiêm trọng. Bởi HĐKS thường là được tiến hành trên quy

mô rộng lớn, với số lượng khai thác nhiều, thời gian hoạt động dài và thường phải
sử dụng nhiều phương tiện và hóa chất trợ giúp.
 Khai thác khoáng sản (có than) và vấn đề môi trường.
Hoạt động khoáng sản bao gồm hoạt động thăm dò và HĐKT khoáng sản
(XDCB mỏ, khai đào, phân loại, làm giàu và các HĐKT có liên quan).
Khai thác khoáng sản (có than) là quá trình con người bằng phương pháp
KTLT hay hầm lò đưa khoáng sản từ lòng đất phục vụ quá trình phát triển KT-XH.
Quá trình khai thác thường qua 3 bước: mở cửa mỏ, khai thác và đóng cửa
mỏ. Tất cả các công đoạn khai thác đều tác động đến tài nguyên và môi trường.


13
Phương thức khai thác than chủ yếu là KTLT và khai thác hầm lò:
- Mô hình công nghệ KTLT: khoan, bốc xúc, vận chuyển - sàng tuyển, chế
biến - vận chuyển đến nơi tiêu thụ.
Công nghệ khai thác than lộ thiên bao gồm các khâu: phá vỡ đất đá, xúc bốc
- vận tải - đổ thải đất đá. Ngoài ra, trong quá trình KTLT còn có các khâu phụ trợ
khác như: Thoát nước, làm đường, sửa chữa thiết bị...
Tất cả các khâu công nghệ trong khai thác than lộ thiên đều chứa đựng
những yếu tố ảnh hưởng xấu đến môi trường, trong đó phải kể đến thay đổi bề mặt
địa hình, gậy bụi, ồn, làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, vv...
- Mô hình khai thác hầm lò bao gồm: Đào lò chuẩn bị: khoan nổ mìn - bốc
xúc đất đá - chống đỡ lò bằng vật liệu thép, bê tông, gỗ... Khai thác than: khoan nổ chống đỡ bằng vì sắt, gỗ, giá thủy lực - khai thác, vận chuyển than nguyên khai
(bằng tàu điện, băng tải) - Vận chuyển, tiêu thụ than - Sàng tuyển, chế biến.
Trong khai thác than hầm lò cũng có các khâu khác phụ trợ như: thoát nước,
làm đường, sửa chữa thiết bị...
Phần lớn các khâu công nghệ trong khai thác hầm lò thực hiện trong các
đường dưới lòng đất nên mức độ, phạm vi ảnh hưởng tới môi trường thấp hơn so
với KTLT. Những yếu tố có khả năng tác động xấu đến môi trường chủ yếu làm
thay đổi mực nước ngầm, giảm nguồn tài nguyên nước, ảnh hưởng đến môi trường,

cảnh quan thông qua việc sử dụng gỗ trụ mỏ, sụt lún địa hình, các khâu thoát nước,
sàng tuyển, vận chuyển và tiêu thụ than làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường
nước, không khí...
 Thực tiễn khai thác than ở Quảng Ninh tác động xấu đến môi trường
Trong những năm cuối thế kỷ XX, con người buộc phải ghi nhận những tín
hiệu xấu từ môi trường sinh thái xung quanh mình như: Thời tiết thay đổi bất
thường, thiên tai liên tục xảy ra trên nhiều vùng trái đất, bệnh tật và nhiều hình thái
ô nhiễm, tấn công, gặm nhấm sức khỏe cộng đồng, nhân loại,… mà nguyên nhân
chính là bầu không khí ngày càng vẩn đục, lớp khí thải CO2 ngày càng dày đặc và
tạo ra hiệu ứng nhà kính làm nóng vỏ Trái đất, tầng Ozôn bị thủng, nước sông và
nước biển không còn thanh khiết, quang cảnh thiên nhiên bị biến dạng, tấm thảm


14
thực vật bị tàn phá nặng nề, sự đa dạng sinh học ngày càng bị thu hẹp... và đất đai
dưới chân con người cũng bị đào bới, làm tổn thương nghiêm trọng mà ngành khai
thác mỏ cũng phải chịu một phần trách nhiệm.
Phát triển ngành mỏ nói chung và ngành khai thác than nói riêng trong
những năm qua không chỉ nhờ vào sự phát triển của khoa học kỹ thuật mà còn nhờ
vào sự rộng lớn bao la của Trái đất. Ngày nay, khi con người biết coi trọng giá trị
đất đai, tài nguyên trong lòng đất, cảnh quan thiên nhiên và những điều kiện ổn định
tự nhiên ngày càng bị ràng buộc bởi điều kiện khắt khe không chỉ về kinh tế - kỹ
thuật mà còn về khía cạnh BVMT.
Ở Việt Nam có nguồn TNKS khá phong phú và đa dạng trong đó khoáng sản
than (than antraxit, than nâu, than bùn) phân bổ rộng khắp trên toàn lãnh thổ của đất
nước, tạo điều kiện cho ngành KTKS phát triển. Trong đó, tỉnh Quảng Ninh chiếm
90% trữ lượng than đá, hàng năm ngành than đóng góp vào GDP hàng chục ngàn tỷ
đồng, tạo ra một khối lượng lớn nguyên liệu phục vụ phát triển công nghiệp điện;
đảm bảo việc làm cho hàng trăm nghìn công nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt
tích cực đã đạt được, ngành than đang phải đối mặt với nhiều thách thức về BVMT.

Những hoạt động của khai thác than là một trong những tác nhân chủ yếu
trong việc làm suy giảm môi trường như: ảnh hưởng trực tiếp và đáng kể đến sự thu
hẹp diện tích đất đai canh tác và thảm thực vật, làm biến đổi các dòng chảy đầu
nguồn cũng như chất lượng của nguồn nước ngầm và nước mặt, gây ồn và bụi, gây
chấn động nền móng công trình, phá vỡ cảnh quan thiên nhiên, tác động xấu vào
tính đa dạng sinh học của môi trường tự nhiên… Quá trình khai thác mỏ phục vụ
cho lợi ích của mình, con người làm thay đổi môi trường xung quanh. Hoạt động
của các mỏ khai thác than đã phá vỡ cân bằng điều kiện sinh thái tự nhiên đã hình
thành từ hàng tỷ năm, gây ra sự ô nhiễm nặng nề đối với môi trường và ngày càng
trở nên vấn đề cấp bách, mang tính chất xã hội và chính trị của cộng đồng.
Sự đào bới bề mặt đất đai của các mỏ KTLT và khai thác than trong lòng của
các mỏ khai thác hầm lò đã phá vỡ các cảnh quan và địa mạo nguyên thủy của khu
vực Quảng Ninh, gây ra những xáo trộn về dòng chảy và chế độ thủy văn đầu
nguồn, tổn hại đến rừng phòng hộ, thay đổi địa hình khu vực... Khai trường, bãi


15
thải, các công trình phụ trợ (mặt bằng công nghiệp, kho tàng, nhà xưởng, đường
giao thông,...) của các mỏ đã chiếm dụng một diện tích khá lớn làm thu hẹp thảm
thực vật, diện tích cây trồng. Điều này không chỉ gây ảnh hưởng làm thay đổi khí
hậu toàn vùng mà còn làm ảnh hưởng đến tính đa dạng sinh học của môi trường.
Đặc điểm của khai thác than đặc biệt là KTLT phải di rời khối đất đá thải rất lớn,
gấp hàng chục lần khối lượng khoáng sản thu hồi. Khối lượng đất đá này đã gây hậu
quả làm bồi lấp sông suối, sa mạc hóa đất đai canh tác vùng hạ lưu, phá hủy công
trình đường sá, cầu cống lân cận (điển hình là các bãi thải Đông Nam Đèo Nai, Tây
Nam Cọc Sáu - Quảng Ninh).
Nước ngầm từ mỏ thoát ra kết hợp với nước mặt hòa tan hoặc kéo theo các
chất độc hại, các kim loại nặng... trong đất đá mỏ, xả xuống hạ nguồn gây tác động
tiêu cực đến môi trường nước. Hoạt động của các khâu sản xuất như khoan nổ mìn,
xúc bốc, vận tải đổ thải... đều gây bụi và phát thải các khí độc hay khí nhà kính vào

môi trường không khí làm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của người lao động và
cộng đồng dân cư vùng lân cận và ít nhiều tác động góp phần gây nên biến đổi khí
hậu (BĐKH) toàn cầu...
Trước thực trạng đó, các công trình nghiên cứu than và khai thác than ở
Quảng Ninh có rất nhiều bài báo, tạp chí nghiên cứu phản ánh thực trạng ONMT
khai thác than là nghiêm trọng, đang ở mức báo động.
Các công trình nghiên cứu vấn đề này đã công bố chủ yếu là các bài báo,
tham luận tại hội thảo như: Nguyễn Thị Kim Ngân (2000), ''Ô nhiễm môi trường
vùng than Quảng Ninh - Thực trạng và giải pháp'', Tạp chí Tài nguyên và Môi
trường, (4); Đặng Văn Thuận và cộng sự (2012), Thực trạng quản lý khai thác và
sử dụng tài nguyên khoáng sản trong bối cảnh PTBV ở Việt Nam, Nxb Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội; Hồ Sĩ Giao - Mai Thế Toản (2010), ''Những điểm nóng môi
trường trong HĐKT mỏ ở Việt Nam'', Tại hội nghị Khoa học Kỹ thuật mỏ quốc tế
2010. Bài báo đã chỉ rõ: Khai thác mỏ trong quá khứ và hiện tại đã góp phần đáng
kể vào sự PTKT của đất nước, tạo việc làm cho hàng chục vạn lao động, nâng cao
đời sống vật chất và tinh thần cũng như trình độ dân trí cho một số cộng đồng dân
cư. Tuy vậy, quá trình hoạt động của nó không tránh khỏi gây ra những tổn thất về


16
môi trường ở mức độ khác nhau. Tác giả cũng đã nêu lên những đặc điểm về dạng
phá hoại môi trường điển hình khi KTLT ở Việt Nam và kiến nghị những biện pháp
khắc phục, đặc biệt là nhận thức của con người.
Các bài viết: KTKS và tác động đến môi trường (phần 1) ngày 29/6/2012;
KTKS và tác động môi trường (phần 2) ngày 02/07/2012; KTKS và tác động đến
môi trường (phần 3) ngày 02-07-2012 đã nói đến sự tác động của KTKS nói chung,
khai thác than nói riêng đến môi trường: phá hoại, làm biến dạng cảnh quan thiên
nhiên,... ô nhiễm bụi, không khí, nước, thoái hóa đất... để lại nhiều hậu quả nặng nề
cho con người.
Nhiều bài viết đề cập đến: hệ lụy từ đổ thải trong KTLT ở Quảng Ninh; hoàn

nguyên môi trường trong khai thác than còn hạn chế; khai thác than, đổ thải gây ô
nhiễm ở một số địa bàn trong tỉnh Quảng Ninh.
1.1.1.3. Khai thác than và vấn đề bảo vệ môi trường
Khai thác than gắn với BVMT là một chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta. Các công trình tiêu biểu nghiên cứu về vấn đề này là:
(1)- Nguyễn Cảnh Nam (2013), Khai thác, chế biến than gắn với bảo vệ môi
trường, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, đã tập trung nghiên
cứu, phân tích và xây dựng mô hình bố trí các khu công nghiệp khai thác than, đặc
biệt là các tuyến đường vận chuyển than từ nơi khai thác đến các nơi tập kết sao cho
ô nhiễm bụi, không khí, tiếng ồn không ảnh hưởng đến đời sống người dân.
(2)- Võ Kim Chi, trong bài viết "Phát triển bền vững và BVMT khai thác
than - khoáng sản" đã làm rõ HĐKT khoáng sản cần phải dựa trên nền tảng của sự
PTBV như kinh tế phát triển đồng hành cùng với đời sống xã hội và môi trường tự
nhiên cùng phát triển, không được đánh đổi một trong những điều nói trên.
(3)- Nguyễn Cảnh Nam (2006), Bàn về giải pháp khai thác than và bảo vệ
môi trường tại Quảng Ninh, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, đã
đi sâu vào việc xây dựng một cơ chế quản lý, cơ chế chính sách cho HĐKT than để
cho những HĐKT luôn nằm trong tầm kiểm soát của các nhà quản lý. Không cho
các HĐKT trộm phát triển và môi trường không bị hủy hoại một cách nhanh chóng
do các hoạt động này gây ra.


17
(4)- Nguyễn Cảnh Nam (2013), Sản xuất than hướng đến ngành công nghiệp
xanh, Tập đoàn Công nghiệp Than khoáng sản Việt Nam, đã nghiên cứu việc áp
dụng công nghệ tiên tiến của thế giới vào ngành khai thác than tại Việt Nam sao cho
phù hợp. Bên cạnh đó, cũng hướng ngành công nghiệp này phải phát triển theo
hướng thân thiện với môi trường.
(5)- Trần Minh Huân (02-07-2012), "Khai thác khoáng sản bền vững ở một
số nước", Trang thông tin điện tử của Trung tâm môi trường công nghiệp. Bài viết

đề cập đến 3 vấn đề lớn:
- Vì sao phải khai khoáng bền vững, vì khai khoáng đang đứng trước những
thách thức lớn về môi trường, về xã hội, về kinh tế.
- Phát triển bền vững đối với các công ty khai khoáng là phải đề ra nhiều giải
pháp mang tính toàn diện để thực hiện khai thác bền vững.
- Nêu một số ví dụ về thực hiện khai thác bền vững ở các nước, như: Công ty
than Illawarra, ở Sydney.
- Alcoa tiếp tục giữ vai trò đi đầu về phục hồi đất đai ở Úc.
(6)- Hồ Sĩ Giao (CB, 2010), Bùi Xuân Nam, Mai Thế Toản, Bảo vệ môi
trường trong khai thác mỏ lộ thiên, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. Cuốn sách
giới thiệu các phương pháp ĐTM; các giải pháp ĐTM; các giải pháp công nghệ và
kỹ thuật nhằm ngăn ngừa và hạn chế suy giảm môi trường do hoạt động phát triển
các dự án khai thác mỏ tới môi trường; các vấn đề sản xuất sạch hơn, thân thiện với
môi trường khai thác mỏ.
(7)- Cao Quang Xứng, Trịnh Thị Nhàn (2014), Ứng dụng các thành tựu khoa
học công nghệ vào khai thác than ở Quảng Ninh hiện nay, Nxb Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Hà Nội. Tài liệu đã hệ thống hóa những vấn đề liên quan đến sự đóng
góp của tiến bộ khoa học và công nghệ và những thành tựu ứng dụng khoa học và
công nghệ vào công nghiệp khai thác than. Phân tích thực trạng của việc ứng dụng
thành tựu KH-CN đối với khai thác than ở Quảng Ninh hiện nay. Chỉ ra các phương
hướng và giải pháp để ứng dụng thành tựu khoa học và công nghệ vào khai thác
than ở Quảng Ninh.
(8)- Ngoài ra, còn có một số bài báo, đề án, luận án đề cập đến vấn đề này:
Quản lý môi trường trong khai thác than lộ thiên ở Quảng Ninh, Dự án


18
VIE/95/2003, chương trình phát triển của Liên Hiệp Quốc, 1997; Đặng Thị Hải Yến
(2014), đề tài luận án ''Nghiên cứu các giải pháp quản lý - kỹ thuật tổng thể nhằm
phục vụ công tác cải tạo và phục hồi môi trường cho các mỏ khai thác than lộ thiên

vùng Hòn Gai - Cẩm Phả'', Luận án tiến sĩ kỹ thuật, trường Đại học Mỏ - Địa chất,
Hà Nội; Nguyễn Thị Kim Ngân(2012), Nghiên cứu áp dụng công cụ kinh tế cho
quản lý môi trường trong khai thác than vùng Quảng Ninh, Luận án tiến sĩ kinh tế,
trường Đại học Mỏ - Địa chất, Hà Nội.
(9)- Nguyễn Sơn Hải (2014), ''Đổi mới khai thác hầm lò - xu hướng tất yếu
của ngành than'', Đại biểu nhân dân, 01-04-2014; ''Quảng Ninh và hành trình từ
"nâu" sang "xanh"'', Chuyên san của Tạp chí Cộng sản, (289), 25-10-2017, tr.7-11;
''Khai thác hầm lò, hướng PTBV của ngành than'', Năng lượng mới, (350).
Các công trình nghiên cứu trên rút ra các kết quả nghiên cứu về các biện
pháp BVMT trong khai thác than, có thể khái quát như sau:
- Quy hoạch vùng khai thác và ĐTM của các dự án, kế hoạch khai thác.
- Sử dụng các công cụ kinh tế, tài chính... thực hiện có hiệu quả Luật Khoáng
sản, 2010.
- Quy hoạch, thống nhất sử dụng các nguồn TNKS và BVMT.
- Tăng đầu tư cho phục hồi, cải tạo, tái tạo mỏ và BVMT sinh thái ở các địa
bàn khai thác.
- Đổi mới công nghệ khai thác, sàng tuyển, chế biến để tận thu TNKS và BVMT.
Hoạt động bảo vệ tài nguyên và môi trường trong KTKS ở Việt Nam đòi hỏi
phải quan tâm đến các khía cạnh: hạn chế tổn thất tài nguyên và tác động tiêu cực
đến môi trường trong quá trình thăm dò, khai thác chế biến, điều tra quy hoạch và
chế biến khoáng sản...; đầu tư kinh phí xử lý chất ô nhiễm phát sinh trong quá trình
khai thác và sử dụng khoáng sản...
1.1.2. Rút ra những kết quả nghiên cứu và những "khoảng trống" cần
tiếp tục nghiên cứu
1.1.2.1. Những kết quả về phương diện lý luận
Các công trình nghiên cứu đã tập trung làm rõ:
- Khái niệm môi trường và chức năng của môi trường, vai trò của môi trường
trong đời sống xã hội.



×