Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HƠN KHI TÌM HIỂU TIẾT 72, VĂN BẢN “CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG (NGỮ VĂN 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (82.58 KB, 10 trang )

KINH NGHIỆM
GIÚP HỌC SINH HỨNG THÚ HƠN KHI TÌM HIỂU TIẾT 72, VĂN BẢN
“CHIẾC LƯỢC NGÀ” CỦA NGUYỄN QUANG SÁNG (NGỮ VĂN 9)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Ngữ văn là một môn học thuộc nhóm khoa học xã hội, có vị trí đặc biệt
quan trọng góp phần hình thành cho học sinh những tư tưởng, tình cảm cao đẹp
như lòng nhân ái, sự tôn trọng lẽ phải, lẽ công bằng căm ghét cái ác, cái xấu...
Đó là những con người biết rèn luyện để có tính tự lập, có tư duy sáng tạo và
bước đầu có năng lực cảm thụ văn chương. Chính vì vậy, như Thủ tượng Phạm
Văn Đồng đã khẳng định: “Dạy văn là một quá trình rèn luyện toàn diện”.
Với tấm quan trọng đặc biệt đó, trong những năm qua cùng với các môn
học khác trong nhà trường, môn Ngữ văn đã có nhiều đổi mới về chương trình
và phương pháp giảng dạy. Hiện nay việc thay đổi chương trình và sách giáo
khoa đang chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, nhằm phát huy tính
tích cực chủ động sáng tạo của học sinh. Chương trình giảng dạy Ngữ văn ở
Trường THCS hiện nay đã có những thay đổi phù hợp với đặc thù bộ môn như:
Chú trọng chọn lọc những tác phẩm có giá trị văn chương đích thực tạo cho thầy
và trò có được những cảm hứng trong việc khơi dậy và thưởng thức cái hay, cái
đẹp của sáng tạo nghệ thuật. Song bên cạnh đó vẫn tồn tại một thực tế khiến cho
giáo viên dạy văn phải suy nghĩ, trăn trở, đó là học sinh ngày càng không thích
học Ngữ văn, học đối phó vì các bài kiểm tra, các kỳ thi; cũng có nhiều học sinh
và phụ huynh mang tâm lý coi thường môn Ngữ văn, coi nó chỉ là một môn phụ
trong Trường THCS. Vì vậy, kết quả học tập môn Ngữ văn chưa cao. Thực trạng
đó khiến mỗi giáo viên dạy Ngữ văn phải tìm hiểu rõ nguyên nhân từ hai phía
thầy và trò, để từ đó người thầy có thể rút ra được phương pháp giảng dạy phù
hợp nhất, có hiệu quả nhất. Mà phương pháp quan trọng nhất đó chính là phải
làm sao khơi dậy được hứng thú cho học sinh trong việc tìm hiểu văn bản.
2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
* Đối tượng:
Học sinh trung học cơ sở. Cụ thể học sinh các lớp 9A, 9B, 9E trường THCS


Long Sơn.


* Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu hứng thú của học sinh khi tìm hiểu tiêt 72 văn bản Chiếc lược
ngà (Ngữ văn 9) Nguyễn Quang Sáng.
3. Mục tiêu:
Mục tiêu của đề tài là nhằm đưa ra những giải pháp nhằm giúp học sinh
hứng thú hơn khi tìm hiểu văn bản Chiếc lược ngà nói riêng và các văn bản khác
nói chung trong bộ môn văn ở trường THCS. Từ đó nâng cao hiệu quả dạy học .
4. Những phương pháp nghiên cứu chính:
- Phương pháp phân tích tổng hợp các tài liệu hướng dẫn.
- Phương pháp quan sát sư phạm.
- Phương pháp điều tra giáo dục.
- Phương pháp thống kê toán học.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm sư phạm.
Trong quá trình nghiên cứu của mình tôi đã vận dụng chặt chẽ các phương
pháp trên.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ sở khoa học:
1.1. Cơ sở lý luận:
Quan điểm đổi mới phương pháp dạy học trong chương trình Ngữ văn là
phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học như:
- Tích hợp nhiều phương pháp trong bài, tiết học và trong cả quá trình tổ
chức hoạt động dạy học.
- Xác định phương pháp chính gắn với đặc trưng bộ môn.
- Tổ chức dạy hoạt động dạy học theo hướng tích cực, phát huy năng lực
chủ động sáng tạo ở cả giáo viên và học sinh.
- Chú trọng khái quát nội dung kiến thức, tạo điều kiện thuận lợi để học
sinh lĩnh hội và phát triển các thao tác tư duy sáng tạo trong học tập.

- Tăng cường sử dụng hợp lý các phương tiện dạy học để nâng cao chất
lượng các bài thực hành hướng tới phát triển năng lực Ngữ văn cho mỗi học
sinh.
1.2. Cơ sở thực tiễn:
Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Ngữ văn đã được quan tâm rất
nhiều. Với sự chỉ đạo của các cấp quản lý chuyên môn, về cơ bản đại đa số giáo
2


viên đã nắm được phương pháp, vận dụng sáng tạo với tình hình từng địa
phương, từng lớp và theo đối tượng học sinh.
Trong quá trình giảng dạy bộ môn Ngữ văn nhất là phân văn bản, tôi đã gặp
nhiều thuận lợi và cũng có không ít khó khăn. Cụ thể như sau:
* Thuận lợi:
- Môn Ngữ văn nhất là phần văn bản là môn tìm hiểu cái đẹp, cái hay của
ngôn ngữ tiếng Việt qua tầng lớp ý nghĩa của văn bản, của từ loại Tiếng Việt mà
cái đẹp, cái hay đó cũng nằm trong ngôn ngữ nói của chúng ta. Nhìn từ góc độ
nội dung, cái hay của những tác phẩm văn học nó thường gần gũi với tâm tư,
tình cảm con người. Nó phản ánh thiên nhiên, xã hội, con người ... một cách khá
đầy đủ và toàn diện. Nó giúp con người thâm nhập với cuộc sống một cách
nhanh chóng, dễ dàng.
- Phương tiện học tập như sách giáo khoa, các loại sách tham khảo; phượng
tiện nghe nhìn như: ti vi, báo chí ... phong phú đã làm tăng lên giá trị của Tiếng
Việt.
* Khó khăn:
Bên cạnh những thuận lợi thì trong quá trình giảng dạy tôi cũng gặp nhiều
khó khăn như chúng ta đã biết: Ngày nay, học sinh lười biếng học tập không chỉ
môn Ngữ văn mà nhiều môn khác cũng vậy.
Điều mà tôi cũng như thầy cô dạy môn Ngữ văn muốn chính là giúp các em
tiếp nhận, cảm thụ những tác phẩm người khác viết ra, để rút ra bài học cho bản

thân trong cuộc sống hằng ngày, là làm cho học sinh tiếp nhận để hiểu được
những kiến thức văn hóa - xã hội, thiên nhiên, đất nước, con người... trong và
ngoài nước.
Với tính chất trừu tượng cộng thêm thực tế xã hội, thời đại, sự không yêu
thích môn Ngữ văn nên các em học sinh chưa coi trọng môn Ngữ văn, có thái
độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khi đến lớp, chưa
chịu khó đọc sách tham khảo để mở rộng kiến thức. thiếu năng lực cảm thụ văn
học, năng khiếu văn chương. Vì thế học sinh không có hứng thú học văn nói
chung và phần văn bản nói riêng. Giờ tìm hiểu văn bản thường sa vào tình trạng
đơn điệu, tẻ nhạt như giờ học Đạo đức. Học sinh thờ ơ không có sự đồng điệu
với giáo viên cũng như không đồng cảm với nhân vật, mặc dù có những tác
phẩm có nội dung rất cảm động.
3


Thực tế đó khiến tôi rất buồn và băn khoăn và đó chính là động lực để tôi
tìm ra phương pháp khơi gợi hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu phần văn bản.
Sau khi thực nghiệm phương pháp này tôi nhận thấy hứng thú học phần văn bản
của học sinh đã được nâng lên, kết quả học tập của học sinh vì vậy cũng cao
hơn. Tôi coi đó là kinh nghiệm của bản thân nên mạnh dạn trình bày và mong
nhận được sự đánh giá khách quan từ ban nghiệp vụ cũng như đồng nghiệp.
2. Đánh giá thực trạng:
Năm 2013-2014 tôi được phân dạy thể nghiệm tiết 72, bài “Chiếc lược
ngà”, (Ngữ văn 9). Tôi đã tiến hành khảo sát hứng thú học của học sinh lớp 9E
vào giờ sinh hoạt lớp thì thấy chỉ có 17/35 học sinh là có hứng thú với tác phẩm,
và đặc biệt khi thực nghiệm dạy tại lớp 9E, thì rất đáng buồn, giờ dạy không
thành công. Giờ học thì đơn điệu, tẻ nhạt, như giờ học Đạo đức, học sinh thì thờ
ơ, không có sự đồng điệu với giáo viên cũng như không đồng cảm với nhân vật,
mặc dù nội dung câu chuyện rất cảm động. Từ thực tế đó, tôi băn khoan, trăn trở
làm thế nào để khơi dậy hứng thú học tập trong các em để giờ dạy thành công

hơn. Từ trăn trở đó tôi đã suy nghĩ và tìm ra được một hướng khai thác và thực
tế cho thấy giờ dạy sau đã có hiệu quả hơn. Sau khi dạy cúng tiết đó ở lớp 9A tôi
lại tiến hành khảo sát hứng thú học tập của các em học sinh với văn bản và được
biết các em đã thực sự say mê với giờ học Ngữ văn. Đây chính là thành quả và
cũng là động lực để tôi mạnh dạn đưa ra hướng khai thác văn bản “Chiếc lược
ngà” qua tiết 72 để đồng nghiệp tham khảo.
3. Giải quyết vấn đề:
“Chiếc lược ngà” là một tác phẩm khá tiêu biểu cho những đặc điểm trong
nghệ thuật truyện ngắn của Nguyễn Quang Sáng. Vì vậy, để cảm nhận được cái
hay, cái đẹp, khám khá được chiều sâu của tác phẩm là không mấy dễ dàng. Hơn
nữa đối với trường tôi, đối tượng học sinh chủ yếu là con em nông dân, sách vở,
tài liệu tham khảo còn hạn chế, các em không có nhiều điều kiện để tiếp xúc với
tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng. Chính vì vậy, trước khi học văn bản học sinh
phải được hướng dẫn, chuẩn bị bài chu đáo. Giáo viên dạy tiết 71 phải giới thiệu
được cho học sinh một số tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Quang Sáng như: “Đất
lửa”, “Cánh đồng hoang”, “Mùa gió chướng”cho các em tham khảo, nhằm giúp
hiểu sâu hơn về phong cách sáng tác của ông để từ đó giúp các em đến với tác
phẩm “Chiếc lược ngà” một cách dễ dàng hơn.
4


Để dạy tiết 72 thành công, bản thân tôi phải trao đổi với giáo viên dạy tiết
71 để thống nhất về mạch đi và thống nhất phần việc mà mỗi người phải hoàn
thành.
Tôi đã tiến hành hướng dẫn học sinh tìm hiểu những nội dung còn lại qua
tiến trình sau:
1. Bài cũ:
Trong những ngày ông Sáu về thăm nhà, bé Thu đã có thái độ như thế nào?
Từ câu trả lời của học sinh, giáo viên chuyển sang bài mới qua sự dẫn dắt
sau: “Trong những ngày phép ngắn ngủi, ông Sáu không dám đi đâu xa, chỉ ở

nhà để được gần con, mong được nghe tiếng gọi ba, từ đứa con gái mà mình
hằng mong nhớ sau bao nhiêu năm xa cách. Niềm khao khát mảnh liệt ấy của
ông Sáu đã bị bé Thu khước từ tất cả. Trong bữa cơm, ông Sáu gắp trứng cá cho
con, bé Thu đã hất nó ra. Không kìm nén được sự tức giận, ông Sáu đã đánh
con. Thu bỏ về nhà bà ngoại. Từ nhà ngoại trở về câu chuyện tiếp diễn như thế
nào? Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu.
c. Giây phút chia tay:
- Giáo viên yêu cầu đọc sinh đọc từ đoạn “Sáng hôm sau” đến hết trang
197.
- Thu từ nhà bà ngoại trở về cũng là lúc ông Sáu chuẩn bị lên đường.
? Lúc ấy bé Thu đã được miêu tả qua những chi tiết nào.
- Vẽ mặt của nó hơi khác...
- Đôi mắt như mở to hơn, nghĩ ngợi sâu a.
- Tròn mắt nhìn – ngơ ngác, lạ lùng.
? Lần đầu gặp ba ánh mắt bé Thu ra sao.
Giáo viên bình: Lần đầu gặp ba con bé tròn mắt nhìn, ánh mắt ấy biểu lộ sự
sợ hãi. Còn lúc này đôi mắt ấy như mở to hơn để nhìn kĩ ba như muốn thu trọn
hình ảnh ba vào trong ánh mắt mình. Đằng sau đôi mắt mênh mông sâu thẳm ấy
đang xáo trộn biết bao tình cảm, đang ẩn chứa biết bao nhiêu điều muốn nói.
? Sau khi chia tay với mọi người đến lượt Thu ông Sáu đã làm gì?
- Nhìn con trìu mến buồn rầu.
- Chào con: “Thôi ba đi nghe con”.
? Nghe lời từ biệt của cha bé Thu phản ứng như thế nào.
- Kêu thét lên: Ba... a ...a.
5


Giáo viên nói: Đây là lần thứ hai trong truyện bé thu kêu thét lên.
? Tiếng thét lần này có gì khác so với tiếng thét lần trước.
- Thét gọi má: Tiếng kêu của sự sợ hãi.

- Thét gọi ba: Tiếng nói của cảm xúc vỡ òa của tình thương yêu, ruột thịt.
Giáo viên bình: Tiếng kêu như tiếng xé, xé sự im lặng, xé cả ruột gan mọi
người nghe thật xót xa. Đó là tiếng gọi ba đầu tiên của đời em, tiếng goi ba vỡ
òa từ trong sâu thẳm cõi lòng thơ trẻ, tiếng ba nó cố kìm nén suốt tám năm trời.
Tình yêu thương ruột thịt xen lẫn sự hối hận, tất cả đang trào dâng trong tiếng
kêu xé ruột, xé lòng.
? Cùng với tiếng thét ấy, bé Thu có cử chỉ và hành động như thế nào.
- Nhanh như một con sóc, chạy thót lên.
- Nói trong tiếng khóc...
- Hôn ba nó: Tóc, cổ, vai, cả vết thẹo dài trên má.
? Tại sao bé Thu lại hôn vết thẹo dài trên má.
- Được bà giải thích bé hiểu và thương ba nhiều hơn.
? Em có nhận xét gì về thái độ của bé lúc này so với mấy ngày trước.
- Mấy ngày trước thì xa cách, lạnh nhạt, cự tuyệt tình cảm của ba.
- Lúc ba sắp đi thì cuống quýt, mãnh liệt trong tình yêu thương.
? Sự thay đổi đó, thể hiện điều gì.
- Thu là cô bé sâu sắc, mạnh mẽ, quyết liệt, rạch ròi trong tình cảm.
- Có cá tính nhưng vẫn hồn nhiên, chân thành của một đứa trẻ.
? Em có nhận xé gì về cách miêu tả, diễn biến tâm lý nhân vật của tác giả.
- Tả giả miêu tả chính xác tâm lý nhân vật, thể hiện ông là người rất am
hiểu tâm lý trẻ thơ.
? Trước tình cảm nồng ấm của con gái, ông Sáu có phản ứng ra sao.
- Ôm con vào lòng, nước mắt trào ra.
- Lau nước mắt.
? Em có cảm nhận thế nào về giọt nước mắt ấy.
Giáo viên bình: Giọt nước mắt vui sướng, hạnh phúc tột cùng của người
cha lần đầu được nghe con gọi ba và cảm nhận được tình yêu thương ruột thịt từ
đứa con bé bổng. Không muốn xa con, nhưng vì tiếng gọi thiêng liêng của tổ
quốc ông Sáu phải gạt nước mắt ra đi, cha con phải chia tay.
? Lúc chia tay bé Thu đã dặn ba điều gì.

6


- Dặn ba mua cho em một cây lược.
? Lời dặn ấy gửi gắm điều gì.
- Lời dặn thể hiện một mong ước chính đáng của đứa con gái.
- Lời dặn ấy thể hiện niềm tin chắc chắn ba sẽ trở về.
Giáo viên: Sau giây phút nồng ấm của tình phụ tử, ông Sáu phải chia tay
mọi người, con gái để lên đường mang theo cả lời dặn tưởng chừng bình thường
mà rất đổi thiêng liêng.
? Vậy ông đã thực hiện lời hứa với con gái mình như thế nào.
2. Ông Sáu những ngày ở chiến trường.
Học sinh theo dõi phần cuối của văn bản.
? Lúc ở chiến trường tâm trạng của ông Sáu như thế nào.
- Nhớ con.
- Ân hận vì đã đánh con.
Giáo viên: Trong phút nóng giận không kiềm chế được ông đã lỡ đánh con.
Việc làm đó đã trở thành nồi day dứt, ám ảnh bám riết lấy ông. Thương con, nhớ
con bao nhiêu, nỗi ân hận càng lớn bấy nhiêu. Tất cả nỗi lòng ấy được ông dồn
vào việc thực hiện lời hứa với con, làm một cây lược để tặng con.
? Hãy kể lại việc ông Sáu thực hiện lời hứa ấy.
Học sinh kể (dựa vào SGK).
? Thử hình dung tâm trạng ông lúc này như thế nào.
? Qua đó chúng ta thấy ông Sáu là người như thế nào.
- Yêu thương con, một tình yêu mảnh liệt, sâu sắc.
Giáo viên bình: Chiếc lược xinh xắn đó không chỉ được làm từ ngà voi mà
còn được hoàn thành từ tấm lòng của một người cha. Chiếc lược nhỏ bé mà
thiêng liêng đã làm dịu nỗi ân hận và ánh lên niềm hy vọng khắc hoải sẽ có ngày
anh được gặp lại con, trao tận tay nó kỷ vật này.
? Nhưng rồi chuyện gì đã đến với ông Sáu.

- Bị thương nặng trong một trận càn.
? Trước lúc hy sinh ông Sáu đã làm gì.
- Đưa tay vào túi móc cây lược đưa cho đồng đội.
- Nhìn đồng đội một hồi lâu.
? Cảm nhận của em về cái nhìn của ông Sáu lúc này.
7


- Cái nhìn thay lời nói, lời nhắn gửi đồng đội thực hiện nguyện vọng của
mình.
- Cái nhìn thể hiện tình thương, nỗi nhớ đầy bất lực của một người gần trút
hơi thở cuối cùng.
Giáo viên: Chiến tranh có thể tàn phá hủy diệt tất cả, song chỉ có tình
người, tình cha con là bất diệt.
Giáo viên: Những tàn lực cuối cùng chỉ còn cho ông Sáu làm được một việc
là đưa tay vào túi móc chiếc lược đưa cho bạn rồi nhìn bạn với hồi lâu. Điều trăn
trối không nói lên lời.
? Từ đây cho em hiểu điều gì về ông Sáu.
- Một người cha chịu nhiều thiệt thòi nhưng vô cùng độ lượng.
- Một người cha để suốt đời bé Thu yêu quý và tự hào.
Giáo viên bình: Sống rồi hy sinh, đau khổ và lặng lẽ, sông người chiến sỹ
ấy không chết vì ông là một người cha hết mực thương con, mang lời hẹn ước
của con gái ra đi và ông đã thực hiện nguyện ước của con gái một cách miệt
mài, say sưa, tỷ mỷ, cố công như người thợ bạc. Ông ra đi nhưng như lời bác Ba
nói “chỉ có tình cha con là không thể chết được”.
? Câu chuyện “Chiếc lược ngà” không chỉ ca ngợi tình phụ tử mà còn mang
ý nghĩa gì nữa.
- Nó còn là nhân chứng về nỗi đau, về bi kịch đầy nước mắt, tố cáo chiến
tranh để lại nhiều ám ảnh trong lòng độc giả.
III. TỔNG KẾT:

?Hãy nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản.
- Học sinh tự trả lời.
Sau khi học sinh tổng kết những nét chính về nội dung và nghệ thuật của
truyện thì giáo viên nói thêm: Câu chuyện diễn ra như một màn kịch có mở đầu
diễn biến, có thắt nút, cởi nút làm cho người đọc đi từ bất ngờ này đến bất ngờ
khác. Chúng ta không thể nào phân biệt được đâu là cái tài của tác giả, đâu là cái
thật của câu chuyện. Chỉ biết rằng các tình tiết diễn biễn cứ liên tiếp xuất hiện,
liên tiếp mở ra dưới ngòi bút của tác giả như chính nó có trong đời thực
IV. LUYỆN TẬP:
Để khắc sâu hơn nội dung bài học, cuối tiết học tôi đã dành 5 phút cho học
sinh làm bài luyện tập.
8


? Em có thể thay nhan đề của truyện bằng những tên gọi khác nhau như thế
nào.
- Kỷ vật thiêng liêng.
- Cuộc gặp gỡ cuối cùng.
- Tình phụ tử.
- Chuyện kể của tôi.
Với cách tiếp cận và khai thác theo hướng trên tôi thấy thực sự đã khơi gợi
được hứng thú, phát huy được tính chủ động, sáng tạo va niềm say mê học tập
của học sinh. Học sinh bị cuốn vào giờ học, không còn tình trạng thờ ơ lãnh đạm
với tác phẩm như trước nữa. Dưới sự dẫn dắt của giáo viên bằng hệ thống câu
hỏi gợi tìm, mở rộng, kết hợp với lời bình của giáo viên, giúp các em cảm nhận
được cái hay, cái đẹp của văn bản. Các em đã bắt đầu hứng thú học Ngữ văn,
yêu thích văn bản, đó là điều mà những giáo viên dạy bộ môn như chúng tôi rất
mong mỏi. Sau khi hướng dẫn học sinh tìm hiểu theo hướng trên tôi đã tiến hành
khảo sát hứng thú của học sinh lớp 9A và kết quả đạt được khiến tôi thực sự bất
ngờ.


Tỉ lệ
Lớp

Sĩ số
HS hứng thu

9A

36

30

HS thấy

HS không

binh thường

hứng thú

4

2

III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:
1. Kết luận:
Qua việc tìm hiểu học sinh và nhận xét của người dự giờ, tôi thấy bài giảng
đã có thành công nhất định. Như vậy để có một giờ giảng văn đạt kết quả cao,
thu hút được sự chú ý và khơi dậy được hứng thú của học sinh, thổi bùng ngọn

lửa đam mê văn học trong các em, theo tôi trước hết người giáo viên phải có sự
trăn trở, đầu tư trước bài dạy của mình. Người giáo viên phải biết sử dụng khéo
léo các phương pháp truyền thụ kiến thức cho học sinh. Đặc biệt khi dạy văn
bản này vì là một tác phẩm tự sự nên giáo viên phải khai thác tâm lý nhân vật.
Để giúp học sinh cảm nhận được những đặc sắc của tác phẩm văn học thì giáo
9


viên phải thực sự rung động trước tác phẩm, biết vui cùng cái vui của nhân vật,
biết buồn cùng nỗi buồn của nhân vật để có thể truyền những rung động đó tới
học sinh. Muốn truyền được những rung động đó tới học sinh, giáo viên phải có
một hệ thống câu hỏi phong phú, đa dạng, phù hợp với các đối tượng học sinh.
Phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa kiến thức các phân môn văn - tập làm văn
- tiếng việt, tức là phải chú ý tích hợp kiến thức giữa các phân môn.
Từ những lời giảng, lời bình tự nhiên của giáo viên, kết hợp với các phương
pháp dạy học mới linh hoạt sẽ giúp các em tiếp nhận vẽ đẹp văn chương một
cách tự nhiên thoải mái, tránh được sự khô khan, tẻ nhạt, cứng nhắc giống bài
học Đạo đức như trước đây. Ngoài ra khi giáo viên lên lớp phải tạo được sự hoà
điệu chân tình cởi mở giữa thầy và trò. Có như vậy mới phát huy được tính tích
cực, chủ động sáng tạo trong học tập, mới khơi dậy được hứng thú của các em,
cuốn các em vào guồng quay của giờ dạy để giờ dạy học thực sự sôi nổi và đạt
hiệu quả cao.
2. Kiến nghị:
Trên đây là kinh nghiệm mà tôi đúc rút được trong quá trình giảng dạy tiết
72 văn bản “Chiếc lược ngà” (Ngữ văn 9). Có thể những ý kiến còn mang tính
chủ quan cá nhân, có thể kinh nghiệm này còn nhiều bất cập, hạn chế. Vì vậy, tôi
rất mong được sự bổ sung, góp ý của đồng nghiệp, của Hội đồng khoa học
ngành để kinh nghiệm này hoàn thiện hơn, thiết thực hơn và có thể áp dụng
được vào thực tiễn giảng dạy nhằm mục đích nâng cao hiệu quả giờ dạy, đưa
chất lượng dạy học ngày một đi lên, đặc biệt là mục tiêu “vì niềm yêu thích học

tập của học sinh” đối với bộ môn Ngữ văn nói riêng và các môn học khác trong
nhà trường nói chung.
Bản thân tôi và các đồng nghiệp rất mong muốn Phòng Giáo dục sẽ phổ
biến những kinh nghiệm hay, thiết thực để giáo viên có thể áp dụng trong quá
trình giảng dạy tại đơn vị của mình.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thạch Hà, ngày 01 tháng 10 năm 2016

10



×