Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

SKKN Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.2 KB, 6 trang )

Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY, HUẤN LUYỆN
KỶ THUẬT CHẠY CỰ LY NGẮN

1. Đặt vấn đề:
1.1. Lý do chọn đề tài:
Chạy cự ly ngắn bao gồm 60 m, 100 m, 200 m, 400 m. Trong đó chạy 100m,
200m, 400m là nội dung thi đấu chính trức trong các cuộc thi đấu lớn như Hội
khỏe Phù Đổng, Đại hội TDTT, ... Từ một phương pháp di chuyển của người cổ
đại, chạy ngắn dần trở thành một phương tiện rèn luyện tốc độ tuyệt vời trong giáo
dục thể chất và một môn thể thao có sức hấp dẫn lạ kỳ.
Nội dung chạy cự ly ngắn đơn giản, cần ít thiết bị, dụng cụ để tiến hành mở
rộng phạm vi tập luyện. Chạy ngắn là nội dung được học sinh ưa thích nhất là ở
lứa tuổi học sinh THCS. Nó phù hợp với đặc điểm, tâm, sinh lý, lứa tuổi, giới tính
học sinh nhất. Việc tìm ra học sinh có tố chất chạy ngắn rất đơn giản bởi nó là tố
chất bẩm sinh của con người. Tuy nhiên việc huấn luyện thì rất vất vả và để các
em có thể phát triển tố chất sức nhanh của mình một cách triệt để nhất, đem lại
thành tích cao, đòi hỏi bản thân người thầy, người huấn luyện viên phải là người
đam mê và có kinh nghiệm trong giảng dạy, huấn luyện chạy ngắn. Bản thân tôi
cũng đã có nhiều năm tham gia giảng dạy, huấn luyện cự ly chạy ngắn và đã đạt
được một số thành tích nhất định. Vì vậy tôi chọn đề tài “phương pháp giảng dạy,
huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn”.
1.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài:
1.2.1. Mục đích:
Nhằm củng cố đúc kết kinh nghiệm giảng dạy, huấn luyện về môn chạy ngắn,
đem lại thành tích cao cho học sinh trong các kỳ thi hội khỏe Phù Đổng. Từng
bước nâng cao kết quả trong công tác giảng dạy và huấn luyện chạy ngắn.
1.2.2. Nhiệm vụ:
Tìm hiểu thực trạng của học sinh nói chung, trong đội tuyển mũi nhọn để đề ra
những phương pháp huấn luyện phù hợp với thời gian tập luyện và điều kiện sân


bãi, dụng cụ của nhà trường.

Sáng kiến kinh nghiệm

1


Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

Tổng kết, đánh giá các phương án tác động đến đối tượng để đi đến những kết
luận có tính khả thi cao. Từ đó tổng hợp thành bài học kinh nghiệm của bản thân.
1.3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài:
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Phương pháp trong giảng dạy, huấn luyện chạy cự ly ngắn áp dụng trong quá
trình giảng dạy toàn khối, huấn luyện cho những học sinh có năng khiếu trong một
khoảng thời gian nhất định.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu:
Học sinh từ khối 6 đến khối 9 trường THCS nơi tôi đang công tác.
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp điều tra học sinh;
- Phương pháp quan sát sư phạm;
- Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu;
- Phương pháp kiểm tra, đánh giá.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1. Cơ sở lý luận:
Từ thời xưa lúc mà TDTT mới xuất hiện, TDTT gắn liền với cuộc sống con
người. TDTT được xem như là một yếu tố quan trọng giúp con người có sức khoẻ,
bản lĩnh để chiến thắng mọi kẻ thù, là lĩnh vực hoạt động đa dạng, phong phú lôi
cuốn mọi tầng lớp tham gia.
2.2. Cơ sở thực tiễn:

Ở nước ta phong trào tập luyện điền kinh ngày càng được phát triển sâu rộng
và các cuộc thi đấu điền kinh sôi nổi được tổ chức thường xuyên từ cơ sở đến toàn
quốc. Đặc biệt điền kinh được đông đảo học sinh tham gia tập luyện, vì nó không
những có tác dụng tăng cường sức khoẻ mà còn là cơ sở để phát triển các tố chất
thể lực về sức mạnh, sức nhanh, sức bền, mềm dẻo, khéo léo cho hầu hết các môn
thể thao đồng thời. Nó là một môn thể thao có vị trí quan trọng, là môn học chủ
yếu đối với học sinh các trường THCS, THPT, cao đẳng và đại học. Điền kinh là
môn học chính khoá được phổ biến trong các trường THCS nhằm phát triển cho
học sinh trở thành con người phát triển toàn diện, tạo nên lớp người có thể lực
cường tráng, có tinh thần lạc quan tự chủ, kiên cường, dũng cảm, có tính tổ chức
kỷ luật, tinh thần tập thể cao để sẵn sàng công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Sáng kiến kinh nghiệm

2


Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

cũng như trong quá trình học tập. Gần đây phong trào tập luyện TDTT được phát
triển rất mạnh mẽ nhất là môn điền kinh ở các trường THCS, THPT được ngành
giáo dục và đào tạo cũng như ngành thể dục thể thao rất quan tâm. Đó là một vấn
đề có ý nghĩa quan trọng trong việc rèn luyện cho các em trở thành con người mới
toàn diện về thể chất lẫn tinh thần. Việc nâng cao chất lượng giảng dạy, huấn
luyện môn điền kinh trong các trường THCS được coi là yếu tố cần thiết, bởi đây
là những bước khởi đầu cho các em tập luyện môn điền kinh. Do đó muốn cho các
em hiểu đúng, học đúng, tiếp thu đúng và thực hiện đúng thì trước hết người dạy,
người hướng dẫn phải có phương pháp giảng dạy, huấn luyện phù hợp đúng với
yêu cầu của từng nội dung bài học, lứa tuổi, giới tính,...
2.3. Trình tự các nhiệm vụ và biện pháp giảng dạy được tiến hành như sau:

Nhiệm vụ 1: Xây dựng khái niệm kỷ thuật và tìm hiểu đặc điểm chạy của
người học thông qua các biện pháp chủ yếu sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỷ thuật
- Cho xem phim, ảnh kỷ thuật (đúng và sai, toàn bộ và chi tiết động tác).
- Cho người học chạy lặp lại 30 -> 50m (3 ->5 lần), giáo viên nhận xét ưu,
nhược điểm của từng học sinh.
Nhiệm vụ 2: Dạy kỷ thuật chạy trên đường thẳng thông qua các biện pháp
sau:
- Chạy bước nhỏ, chạy nâng cao đùi, chạy đạp sau, chạy tăng tốc (tăng dần cự
ly, tần số và độ dài bước chạy).
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính từ 60 -> 70m
- Tập đánh tay (đứng tại chổ, tăng dần biên độ và tần số động tác)
- Chạy biến tốc các đoạn ngắn (40 -> 60 m)
Nhiệm vụ 3: Dạy kỷ thuật chạy trên đường vòng với những biện pháp sau:
- Giáo viên phân tích và làm mẫu kỷ thuật.
- Chạy trên đường vòng có bán kính lớn (ô chạy thứ 5, 6, 7) sau đó thu hẹp
dần (ô chạy thứ 3, 2, 1) với tốc độ khoảng 70 –> 80% tốc độ tối đa.

Sáng kiến kinh nghiệm

3


Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

)

1

)


2

) )
3

Thu nhỏ

) ) ))
5

6

7

- Chạy tăng tốc độ từ đường thẳng vào đường vòng (60 -> 80 m)
- Chạy tăng tốc độ từ đường vòng ra đường thẳng (60 -> 80 m)
- Chạy lặp lại 200m với tốc độ 70 -> 80 % tốc độ tối đa.
Nhiệm vụ 4: Dạy kỷ thuật xuất phát thấp và chạy lao thông qua những biện
pháp sau:
- Giới thiệu cách đóng bàn đạp và tập đóng bàn đạp
- Thực hiện động tác theo khẩu lệnh “vào chổ”, “sẵn sàng”
- Tự xuất phát không có khẩu lệnh.
- Xuất phát thấp với tín hiệu chạy khác nhau (tiếng hô, súng phát lệnh, tiếng
còi,...)
- Xuất phát thấp và chạy lao 30 -> 40 m
Nhiệm vụ 5: Dạy chuyển tiếp từ chạy lao sang chạy giữa quãng thông qua các
biện pháp sau:
- Chạy tăng tốc độ sau đó chạy theo quán tính.
- Xuất phất thấp, chạy lao rồi chạy theo quán tính.

- Chạy biến tốc các giai đoạn ngắn (50 –> 60 m)
- Chạy 60 m xuất phát thấp
Nhiệm vụ 6: Dạy kỷ thuật xuất phát thấp đầu đường vòng thông qua các biện
pháp sau:
- Hướng dẫn cách đóng bàn đạp đầu đường vòng.
- Xuất phát và chạy lao 20 -> 25 m đầu đường vòng (vị trí xuất phát cự ly 200
m, 400 m)
- Chạy 200 m xuất phát thấp
Nhiệm vụ 7: Dạy kỷ thuật chạy về đích thông qua các biện pháp sau:
Sáng kiến kinh nghiệm

4


Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

- Giới thiệu và làm mẫu kỷ thuật
- Chạy chậm 6 -> 10 m làm động tác đánh đích
- Chạy tăng tốc 15 -> 20 m làm động tác đánh đích
- Chạy 50 m làm động tác đánh đích
Nhiệm vụ 8: Hoàn thiện kỷ thuật chạy cự ly ngắn thông qua các biện pháp
sau:
- Chạy 30 m xuất phát thấp (lặp lại).
- Chạy 50 m, 100 m xuất phát thấp với toàn bộ kỷ thuật, với tốc độ 80 –>
100% tốc độ tối đa.
- Chạy 100 m, 200 m, 400 m với toàn bộ kỷ thuật (tốc độ tối đa)
- Thi đấu và kiểm tra ô cự ly chính.
3. Áp dụng sáng kiến vào thực tiễn:
3.1. Trước khi áp dụng sáng kiến:
Khi chưa áp dụng phương pháp tập luyện trên tôi thấy học sinh còn lười luyện

tập, về nhà không luyện tập thêm, do các em không hiểu được kỷ thuật một cách
hoàn toàn đúng, nên kết quả rèn luyện những năm trước còn hạn chế.
Qua khảo sát số liệu đầu năm học 2015 – 2016 có kết quả như sau:
KHỐI

TỔNG
SỐ

8
9

169
185

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
ĐẠT
CHƯA ĐẠT
SỐ HS
TỶ LỆ %
SỐ HS
TỶ LỆ %
151
89,3
18
10,7
163
88,1
22
11,9


3.2. Sau khi áp dụng sáng kiến:
Sau thời gian áp dụng phương pháp trên tôi thấy rất thuận tiện trong việc soạn
giảng cũng như về thực tế nội dung tiết học, nhược điểm của học sinh giảm đi rõ
rệt, đa số các em có tiến bộ nhiều trong môn học thể dục, học sinh các khối, lớp
đều rất ham thích luyện tập, tỷ lệ học sinh hiểu bài tăng lên. Do đó kết quả sau khi
áp dụng sáng kiến trong giờ học hàng ngày tại trường THCS đạt thành tích cao
môn “chạy ngắn”. Trong các năm gần đây đều có học sinh giỏi huyện, tỉnh.
Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm vào giảng dạy tập luyện đã có
kết quả như sau:
KHỐI

TỔNG

KẾT QUẢ RÈN LUYỆN
Sáng kiến kinh nghiệm

5


Phương pháp giảng dạy, huấn luyện kỷ thuật chạy cự ly ngắn

SỐ
8
9

169
185

ĐẠT
SỐ HS

TỶ LỆ %
168
99,4
184
99,5

CHƯA ĐẠT
SỐ HS
TỶ LỆ %
1
0,6
1
0,5

4. Kết thúc vấn đề:
Trên đây là một kinh nghiệm nhỏ của tôi đã rút ra trong quá trình giảng dạy.
Tôi đã áp dụng những kinh nghiệm đó vào trong các giờ dạy cũng như huấn luyện
cho vận động viên ở bậc THCS để tham gia hội khoẻ Phù đổng hàng năm ở huyện,
tỉnh và đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên trong quá trình công
tác giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm tôi thấy mình còn nhiều điều cần phải học
hỏi. Vì vậy tôi mong quý cấp trên góp ý để sáng kiến của tôi ngày càng được hoàn
chỉnh. Hy vọng rằng sẽ đáp ứng được yêu cầu của cán bộ giảng dạy và học sinh
các trường THCS. Đồng thời nó cũng là một kinh nghiệm nhỏ bổ ích cho các giáo
viên thường xuyên huấn luyện các vận động viên đi tham gia Hội khoẻ Phù đổng
huyện, tỉnh.
5. Đề xuất:
Từ nội dung trên cho chúng ta thấy để bài học đạt được hiệu quả cao trước hết
ta phải sử dụng phương pháp giảng dạy, huấn luyện phù hợp, bên cạnh đó phải có
điều kiện sân bãi, dụng cụ đảm bảo,.... Có như thế người dạy cũng như người học
say mê với môn học hơn. Vì thế tôi mong rằng quý cấp trên tạo mọi điều kiện giúp

đỡ, cấp đầy đủ các dụng cụ cần thiết, phù hợp với từng nội dung bài dạy, để mỗi
nội dung được giảng dạy thực sự đưa lại hiệu quả cao.
Thạch Hà, tháng 9 năm 2016

Sáng kiến kinh nghiệm

6



×