Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

SKKN TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 6 “HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THẠCH HÀ

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI
TÍCH HỢP LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY
MÔN ÂM NHẠC 6
“HỌC HÁT BÀI: ĐI CẤY (Dân ca Thanh Hóa)”

Hà Tĩnh, tháng 10 năm 2016
1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong thời kỳ đổi mới và phát triển mọi mặt về kinh tế- văn hoá- chính trị
và xã hội hiện nay Đảng và nhà nước ta luôn coi trọng vấn đề Giáo dục con
người phát triển toàn diện đặc biệt là thế hệ trẻ.
Giáo dục đã trở thành nhân tố tích cực, một động lực thúc đẩy sự phát triển
của sản xuất mà sản phẩm chính là nguồn nhân lực cho xã hội, mở đường cho sự
phát triển kinh tế khoa học công nghệ, văn hoá…vv. Đại hội VIII của Đảng ta
khẳng định: “Phát triển giáo dục và khoa học là quốc sách hàng đầu nhằm xây
dựng chiến lược con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, đưa đất nước phát triển nhanh chóng và bền vững, mau chóng sánh vai
được với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới” từ ý nghĩa và tầm
quan trọng ấy mà đòi hỏi ngành giáo dục phải đổi mới mục tiêu, nội dung, hình
thức, phương pháp đào tạo, nhằm nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn
diện có hiệu quả cao, thiết thực. Đặc biệt là hệ thống giáo dục phổ thông, một
bậc học vô cùng quan trọng. Đây là bước tạo nên sự hình thành và phát triển
nhân cách của lớp trẻ ViệtNam. Một trong những môn học có ý nghĩa to lớn và
tích cực trong việc hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho học sinh đó
là môn âm nhạc. Âm nhạc là loại hình nghệ thuật quan trọng, gắn bó với cuộc


sống thường ngày của mỗi con người, phản ánh cuộc sống bằng các hình tượng
âm thanh cho con người từ lúc sinh ra cho đến hết cuộc đời.
Bởi vậy những cá nhân tập thể và các cơ quan chức năng cần có những
biện pháp, trách nhiệm hướng dẫn cho tuổi trẻ thưởng thức âm nhạc, hiểu âm
nhạc một cách có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất.
Mục đích của giáo dục âm nhạc trong nhà trường THCS là vô cùng quan
trọng, bởi đã đưa âm nhạc vào đời sống của học sinh góp phần giáo dục thẩm
mỹ, đạo đức lối sống, phát triển trí tuệ, thể chất ở học sinh, khích lệ các em có
khả năng phát triển toàn diện để sau này trở thành những con người “Vừa hồng
vừa chuyên” xây dựng đất nước đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cách mạng dưới sự
lãnh đạo của nước ta.
2


Là một giáo viên dạy tại trường THCS, trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc
thông qua các phân môn: Dạy hát, nghe nhạc, tập đọc nhạc, âm nhạc thường
thức, chính vì vậy phải có tinh thần trách nhiệm cao, có kiến thức chuyên môn
giỏi, có tâm hồn và lối sống trong sáng lành mạnh, có tình thương yêu học sinh
để hướng các em vào học môn âm nhạc có hiệu quả cao nhất.
2. Mục tiêu dạy học:
a, Mục tiêu chung:
Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực, nhưng các em
dường như coi việc học âm nhạc là một môn học trong nhà trường cần phải học,
không hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc học âm
nhạc và dạy nhạc trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với
mỗi thầy cô và các em học sinh. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu
chuyện, những bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết
ghét, biết nhớ ơn, … Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ
cảm nhận của người học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống
cho học sinh. Hơn nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn với một thời điểm lịch sử

nhất định, gắn với một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học sinh học
xong, các em đã quên đi một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử
có liên quan. Chính vì thế mà mục tiêu bài học liên môn này, người thầy muốn
các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình
huống thực tế gắn với tác phẩm nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức tác phẩm,
tạo được kĩ năng sống trong đời sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực
của kiến thức liên môn trong khi học và giải quyết vấn đề thực tiễn.
b, Mục tiêu cụ thể:
* Về kiến thức:
- Môn Tiếng Anh: Giúp các em:
+ Học sinh hát được một số bài hát Tiếng Anh như: Hello, ABC…. để lồng
vào luyện thanh thang âm đô trưởng.
- Môn Âm nhạc: Giúp các em:

3


+ Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của Dân ca Thanh Hóa, bài
Đi cấy. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại nên chúng ta
phải học tập, giữ gìn và phát huy các vốn quý đó.
+ Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát.
+ Bài Đi cấy được trích trong “ Tổ khúc múa đèn” dân ca Thanh Hóa.
Bài hát nhịp nhàng uyển chuyển được phổ trên những câu thơ lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa.

+ Học sinh hiểu về đất nước Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh thuộc
miền Bắc Trung Bộ).
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được tỉnh Thanh Hóa là quê hương của các anh hùng dân tộc
nổi tiếng Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai.
- Môn GDCD: Giúp các em:
+ Giáo dục các em học tập giữ gìn và phát huy ngôn ngữ phong tục tập
quán của mỗi vùng miền dân tộc khác nhau.
- Môn Mĩ thuật: Giúp các em:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước con người Việt Nam
- Môn Thể dục: Giúp các em:
+ Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát
* Về kỹ năng:
+ Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát nhẹ nhàng, mềm mại và duyên
dáng. Có sử dụng dấu luyến, dấu hoa mỹ.
+ Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
+ Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp.
4


* Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm
nhạc trong cuộc sống.
- Giáo dục các em biết yêu quý học tập, lao động, thích và hát các làn điệu
dân ca, cụ thể là bài hát Đi cấy,
3. Đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học của bài học là học sinh
- Số lượng học sinh: 33 em - Lớp 6A
- Số lớp thực hiện: 1 lớp.
- Khối lớp: 6

* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học:
+ Thứ nhất: Các em học sinh lớp 6 tiếp cận với kiến thức chương trình bậc
THCS. Không còn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra, đánh giá mà
giáo viên đề ra.
+ Thứ hai: Đối với bộ môn Âm nhạc các em đã được học rất nhiều bài từ
lớp 6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục các tình
huống liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
+ Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí,
GDCD, Mĩ thuật, Thể dục… các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến
kĩ năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử
có liên quan đến tác phẩm âm nhạc được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên
khi cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ môn Âm nhạc để
giải quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa
các môn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một môn học
là việc làm hết sức cần thiết. Điều đó không chỉ đòi hỏi người giáo viên giảng
dạy bộ môn không chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ môn mình giảng dạy
mà còn cần phải không ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để
giúp các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách
5


nhanh nhất, hiệu quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án
nhỏ đối với môn Âm nhạc học lớp 6.
- Đồng thời tôi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một
khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp
kiến thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp
học sinh hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong môn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy,

sự sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.
- Tích hợp kiến thức liên môn đòi hỏi người giáo viên bộ môn thật khéo
léo.Nếu không thì vô hình chung người thầy biến giờ dạy Âm nhạc thành giờ
dạy Lịch sử, Địa lí hay GDCD.
* Cụ thể:
- Khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ được phong tục tập
quán của mỗi vùng miền, các anh hùng dân tộc nổi tiếng của dân tộc Việt Nam .
- Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm thấy được nỗi gian lao
vất vả của những người nông dân chân lấm tay bùn (Ăn cơm bằng đèn, đi cấy
sáng trăng) nhưng họ vẫn có tinh thần lạc quan, luôn yêu đời, yêu lao động, họ
vần ca hát và mong muốn cuộc sống yên vui hạnh phúc đó cũng chính là đức
tính công dung ngôn hạnh của người phụ nữ Việt Nam.
* Trong thực tế:
Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ
giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong
sách giáo khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có
hứng thú học bài, được tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng
tạo nhiều hơn. Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án:
- Thiết bị dạy học:

6


+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học
nhằm góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm
bài giảng sinh động, hấp dẫn với người học.
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ Việt Nam: Dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của

tỉnh Thanh Hóa liên quan trong bài.
+ Đàn, đài, băng đĩa nhạc
- Học liệu dạy học:
+ Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện
lịch sử dân tộc.
+ Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí tỉnh Thanh Hóa trên
bản đồ.
+ Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được những phẩm chất tốt
đẹp của người phụ nữ cần cù, chịu thương, chịu khó. Giáo dục học sinh biết yêu
quý học tập, lao động.
+ Kiến thức môn Mĩ thuật: Giúp học sinh thấy được màu sắc cảnh đẹp
trong bài. (Vẽ được một số bài vào giấy A4).
+ Kiến thức môn Thể dục: Giúp các em có những động tác phụ hoạ cho bài
hát thêm sinh động.
+ Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học

TIẾT 13: HỌC HÁT BÀI ĐI CẤY
Dân ca Thanh Hóa
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
- Học sinh biết bài hát đi cấy là bài hát dân ca Thanh Hóa, trích trong tổ
khúc múa đèn.
- Học sinh hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát, tập hát theo hình thức đơn
ca, song ca, tốp ca.
II. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KỸ NĂNG.
1. Kiến thức:
7


- Giáo viên tích hợp kiến thức liên môn vào bài giảng.

+ Học sinh hát được một số bài hát Tiếng Anh như: Hello, ABC…. để lồng
vào luyện thanh thang âm đô trưởng.
- Môn Âm nhạc: Giúp các em:
+ Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của Dân ca Thanh Hóa, bài
Đi cấy. Dân ca là sản phẩm tinh thần quý giá của cha ông để lại nên chúng ta
phải học tập, giữ gìn và phát huy các vốn quý đó.
+ Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát.
+ Bài Đi cấy được trích trong “ Tổ khúc múa đèn” dân ca Thanh Hóa.
Bài hát nhịp nhàng uyển chuyển được phổ trên những câu thơ lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lý của tỉnh Thanh Hóa.
+ Học sinh hiểu về đất nước Việt Nam (tỉnh Thanh Hóa, một tỉnh thuộc
miền Bắc Trung Bộ).
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được tỉnh Thanh Hóa là quê hương của các anh hùng dân tộc
nổi tiếng Bà Triệu, Lê Lợi, Lê Lai.
- Môn GDCD: Giúp các em:
+ Giáo dục các em học tập giữ gìn và phát huy ngôn ngữ phong tục tập
quán của mỗi vùng miền dân tộc khác nhau.
- Môn Mĩ thuật: Giúp các em:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước con người Việt Nam
- Môn Thể dục: Giúp các em:
+ Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát
2. Về kỹ năng:
8



+ Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát nhẹ nhàng, mềm mại và duyên
dáng. Có sử dụng dấu luyến, dấu hoa mỹ.
+ Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
+ Biết trình bày bài hát theo lối hát hòa giọng, đối đáp.
3. Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm
nhạc trong cuộc sống.
- Giáo dục các em biết yêu quý học tập, lao động, thích và hát các làn điệu
dân ca, cụ thể là bài hát Đi cấy.
III. CHUẨN BỊ.
1. Giáo viên:
- Máy chiếu.
- Nhạc cụ quen dùng (Đàn Organ)
- Băng đĩa nhạc bài hát đi cấy.
- Đànvà hát thành thục bài hát đi cấy.
- Bản đồ Việt Nam để giới thiệu cho học sinh về vị trí địa lí tỉnh Thanh Hóa.
2. Học sinh:
- Sách giáo khoa, vở ghi, thanh phách
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số.
2. Bài cũ: Em hãy cho biết dân ca là những bài hát như thế nào? Kể tên
một số bài dâ ca mà em biết.
3. Bài mới. Học hát bài Đi cấy - Dân ca Thanh Hóa

9


HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN


NỘI DUNG

VÀ HỌC SINH

1. Luyện thanh:

- Giáo viên cho học sinh hát một số
bài hát Tiếng Anh: Hello, ABC…
- Giáo viên trình chiếu bản đồ Việt Thanh Hóa là một tỉnh ở Bắc Trung Bộ
Nam
? Nhìn vào Bản đồ em hãy cho biết
tỉnh Thanh Hóa thuộc vào miền nào
trên đất nước ta.

Thanh Hóa là một
tỉnh ở Bắc Trung Bộ

- Thanh Hóa là tỉnh nằm ở cực Bắc
của Trung bộ Việt Nam.

- Giáo viên trình chiếu bản đồ Thanh
Hóa
? Thanh Hóa là tỉnh giáp với những
tỉnh nào.
- Phía Bắc giáp 3 tỉnh: Sơn La, Hòa
Bình và Ninh Bình.
- Phía Nam và Tây Nam: Giáp tỉnh
Nghệ An.
- Phía Tây giáp tỉnh: Hủa Phăn nước

Lào.
- Giáo viên giới thiệu:
10


+ Thanh Hóa là tỉnh có 3 vùng địa dư

Đồng Bằng
Trung Du

Miền Núi

- Giáo viên trình chiếu:

Miền Núi

- Sông Mã chảy qua Thanh Hóa là nơi
sản sinh ra các điệu hò đã được lưu
truyền tư bao đời nay.

Sông Mã

- Giáo viên giới thiệu:
+ Thanh Hóa là quê hương của các vị
11


anh hùng dân tộc nổi tiếng.

Lê Lợi


2. Giới thiệu bài hát:

Bà Triệu

? Hình ảnh trên giúp các em liên
tưởng đến công việc gì của nhà nông.
- Đi cấy là công việc của người nông
dân. Họ phải cấy hái cho kịp thời vụ.
Tuy vất vả nhưng với bản chất lạc
quan, yêu đời, yêu lao động, yêu ca
hát. Họ luôn vui tươi.
- Thanh Hóa có nhiều làn điệu dân ca,
đặc biệt là Tổ khúc Múa đèn. Múa
đèn là một hình thức diễn xướng, hát
múa, mỗi diễn viên đội trên đầu 1 cài
đèn. Tổ khúc múa đèn gồm 10 bài hát.
Di Cấy được trích trong Tổ khúc Múa
đèn.
3. Tìm hiểu bài hát.
- Bài hát được phổ trên những câu thơ
12


lục bát sau:
Lên chùa bẻ một cành sen
Ăn cơm bằng đèn đi cấy sáng trăng
Ba cô có bạn cùng chăng
Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm.
Cầu cho trong ấm ngoài êm!


? Nhận xét ô nhịp đầu tiên của bài hát.
- Hãy nêu các kí hiệu có trong bài - Ô nhịp đầu tiên là ô nhịp lấy đà
hát?

- Sử dụng dấu luyến

dấu nối

dấu hoa mỹ
- Cho biết số chỉ nhịp của bài?
4. Chia đoạn, chia câu.
- Bài hát chia làm 4 câu

Nhịp 2/4
- Câu 1: Từ đầu đến 'Sáng trăng"
- Câu 2: Tiếp theo đến chỗ "Cùng
chăng"
- Câu 3: Tiếp theo đến "Cầu cho"
- Câu 4: Phần còn lại.

5. Tập hát từng câu.
- Giáo viên hát mẫu bài hát 1 lần
13


- Giáo viên đàn từng câu, tập từng câu
hát theo lối móc xích.
- Mỗi câu hát khoảng 3-4 lần. Chú ý:
Các từ hát luyến, chổ đảo phách tròn

ở câu 4.
- Hát nối tiếp cả 4 câu.
- Giáo viên hướng dẫn
6. Hát đầy đủ cả bài.
- Giáo viên đàn bài hát, học sinh thực
hiện.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách
hát lĩnh xướng, kết hợp hát hòa giọng
- Giáo viên chỉ định và nhận xét.
- Giáo viên cho học sinh vừa hát vừa
kết hợp gõ đệm theo phách.

- Một học sinh lĩnh xướng. Riêng câu 3
"Thắp đèn… ý rằng cầu cho". Hát 2
lần, kết bài bằng cách nhắc lại câu 3 và
câu 4 thêm 1 lần nữa

7. Củng cố:
Kiểm tra khả năng tiếp thu của học

- Học sinh thực hiện theo nền nhạc của
bài hát.

sinh. Cho từng tổ trình bày lại bài hát.
- Giáo viên nhận xét chỉ ra những chổ
còn sai hoặc chưa tốt.
- Giáo viên khen ngợi học sinh.

14



Qua quá trình áp dụng những phương pháp mới vào việc giảng dạy môn
học âm nhạc của mình, tôi nhận thấy mức độ yêu thích và tiếp thu học tập của
học sinh đã được nâng lên một các rõ rệt. Việc áp dụng các phương pháp mới đã
tạo những hiệu quả rõ rệt và tôi đã rút ra được những kinh nghiệm sau:
Lâu nay ở trường THCS chúng ta vẫn tiến hành dạy hát theo phương pháp
truyền thống, đó là dạy truyền miệng từng câu hát ngắn theo lối móc xích, giáo
viên hát mẫu rồi học sinh hát theo. Nên cải tiến một chút, ta có thể đánh đàn cho
học sinh từng câu hát ngắn và tự tập lời ca.
Hơn nữa, khi bước vào dạy bài hát, giáo viên cần dành một vài phút cho
học sinh luyện thở, luyện âm thanh như một hoạt động khởi động giọng và luyện
tai nghe để chuẩn bị vào bài.
Trong quá trình học hát giáo viên cần giúp các em phân biệt sự khác nhau
giữa hát và nói, khi hát âm thanh được phát ra phải có độ ngân, mỗi âm vang lên
đều đặn nhưng phải rõ và đẹp. Có thể đàn giai điêụ cho học sinh nghe đồng thời
luyện cách ghi hớ và đệm theo giai điẹu khi các em đã thuộc bài. Để tránh cho
học sinh hát sai theo kinh nghiệm của bản thân tôi thì có một số biện pháp sau:
+ Động viên tất cả học sinh đều làm việc.
+ Tìm nhiều biện pháp để thu hút sự chú ý của học sinh,
+ Học âm nhạc với tinh thần học vui- vui học.
+ Tận dụng âm thanh của tiếng đàn, giọng hát, chú trọng trong việc tổ chức
cho học sinh thực hành.
Ngoài ra để giờ học thêm phong phú và sinh động thì giáo viên cần phải sử
dụng nhuần nhuyễn các đồ dùng dạy học đơn giản như: song loan, thanh phách,
sử dụng các loại nhạc cụ quen dùng, tranh ảnh minh hoạ, máy nghe nhạc và
băng đĩa nhạc có lời và không lời.
Trên đây là biện pháp tôi đưa ra chưa phải là tối ưu, nhưng tôi hài lòng với
các biện pháp này, có thể áp dụng vào thực tế sao cho phù hợp với đối tượng địa
bàn mình phụ trách để đạt kết quả tốt trong công tác giảng dạy âm nhạc.


15


II. KẾT LUẬN:
Ngạn ngữ Nhật Bản có câu: “Tri thức mở ra cho chúng ta những chân trời
mới”. Và bộ môn Âm nhạc cũng là một trong những yếu tố để đưa chúng ta đến
những chân trời mới lạ. “ Nhờ có âm nhạc, bạn sẽ tìm được bản thân mình
những sức mạnh mới mà trước đây chưa từng thấy. Các bạn sẽ thấy cuộc đời
trong những sắc thái và màu sắc khác. Âm nhạc cũng đưa bạn xích lại gần lí
tưởng về con người hoàn thiện, mục tiêu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa
cộng sản chúng ta” – Đ.SôtxatacôVich.
Vai trò của âm nhạc đối với đời sống con người đã được khẳng định là vô
cùng quan trọng. Chúng ta những giáo viên âm nhạc, hơn ai hết chúng nhận thức
rất rõ điều này. Nhưng không thể chỉ có trình độ chuyên môn thôi chưa đủ, mà
tình yêu âm nhạc, niềm đam mê với nghề mới giúp chúng ta đem những chân
trời mới lạ trong từng câu hát đến với những học sinh thân yêu. Đó chính là tài
sản quý giá mà mỗi người giáo viên phải trau dồi và gìn giữ.
Điều này đã được Đảng và Nhà nước ta quan tâm thể hiện quan điểm đó
qua các kì Đại hôi VII, VIII, IX. “Văn hoá là nền tảng tinh thần của xã hội” mà
nhìn ở góc độ nào đó thì âm nhạc cũng là văn hoá.
Bộ GD&ĐT đã đưa chương trình âm nhạc vào chương trình THCS là hoàn
toàn phù hợp với đường lối chiến lược phát triển con người của Đảng và Nhà
nước. Trong bộ môn âm nhạc thì phân môn học hát là phân môn quan trọng bởi
ca hát vốn là nhu cầu của con người, phù hợp với lứa tuổi thiếu niên, nó còn
đem đến cho các em những cảm xúc chân thật và ảnh hưởng đến tư tưởng, tình
cảm của các em. Qua những năm khó khăn, hiện nay cơ sở vật chất và trình độ
giáo viên của trường đã ngày càng được nâng cao, đưa chất lượng giảng dạy của
Nhà trường được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên với mức độ yêu cầu của môn học thì
đây mới chỉ là những thành công ban đầu. Trên thực tế hiện nay đang còn thiếu
nhiều giáo viên, dẫn đến chất lượng giờ dạy chưa được hiệu quả, phải đảm

đương công việc quá lớn nên giáo viên cũng không còn nhiều thời gian để tìm
tòi nghiên cứu, sáng tạo những biện pháp, phương pháp nâng cao chất lượng
giảng dạy.
16


Xuất phát từ thực tiễn đó, sáng kiến kinh nghiệm của tôi không chỉ phát
hiện những khó khăn trở ngại của giáo viên và học sinh khối lớp 6 trường THCS
trong việc giảng dạy và học tập phân môn Học hát mà còn đề xuất một số giải
pháp khắc phục những khó khăn nhằm nâng cao hiệu quả dạy và học phân môn
Học hát, góp phần nhỏ vào việc hình thành và phát triển nhân cách học sinh,
thay đổi nhận thức của học sinh, giáo viên và phụ huynh học sinh về bộ môn
Âm nhạc nói chung và phân môn Học hát nói riêng.
Để nâng cao hiệu quả giảng dạy phân môn Học hát cũng như môn
Âm nhạc cho học sinh nhằm trang bị cho các em một “Vốn văn hoá âm nhạc”
phổ thông tối thiểu nhất là cả một quá trình phức tạp và lâu dài.
Vì điều kiện thời gian có hạn cùng với năng lực hạn chế của bản thân,
những vấn đề đã nói ở trên chắc chắn không thể giải quyết một cách đầy đủ và
thoả đáng, bởi vậy tôi mong được sự góp ý của các quý thầy, cô giáo, các bạn bè
đồng nghiệp để tôi có thể ngày càng hoàn thiện.
Cuối cùng, tôi muốn nói rằng, để nâng cao chất lượng giảng dạy môn Âm
nhạc nói chung và phân môn học hát nói riêng trong các nhà trường THCS, vai
trò của người giáo viên là vô vàn quan trọng, bên cạnh đó sự quan tâm đầu tư
của các cấp lãnh đạo về cơ sở vật chất phục vụ cho việc giảng dạy và học tập là
một yếu tố không nhỏ đem lại thành công.
III. KIẾN NGHỊ- ĐỀ XUẤT:
1. Thường xuyên tổ chức cho các em giao lưu văn nghệ, thi hát…để các em
làm quen với biểu diễn, từ đó các em sẽ mạnh dạn hơn.
2. Tổ chức các lớp tập huấn, nâng cao kiến thức cho giáo viên âm nhạc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


17



×