Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MÔN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 7 - HỌC HÁT BÀI CA-CHIU-SA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.84 KB, 15 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI
1. Tên hồ sơ dạy học:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC LIÊN MƠN VÀO GIẢNG DẠY MÔN ÂM NHẠC 7

“HỌC HÁT BÀI: CA-CHIU-SA”
2. Mục tiêu dạy học:
a, Mục tiêu chung:
Âm nhạc lấy chất liệu từ văn, thơ từ đời sống hiện thực, nhưng các em dường
như coi việc học âm nhạc là một môn học trong nhà trường cần phải học, khơng
hề có chút liên hệ tới đời sống thực tế hàng ngày. Bởi vậy mà việc học âm nhạc và
dạy nhạc trong các nhà trường hiện nay đang là một thử thách đặt ra với mỗi thầy
cô và các em học sinh. Các tác phẩm âm nhạc thường là những câu chuyện, những
bài thơ dạy ta cái hay, cái đẹp, sự lạc quan yêu đời, biết yêu, biết ghét, biết nhớ ơn,
… Nhưng tình cảm đó dường như chỉ được dừng lại ở mức độ cảm nhận của người
học mà chưa thực sự đi vào đời sống trở thành kĩ năng sống cho học sinh. Hơn
nữa, mỗi tác phẩm âm nhạc đều gắn với một thời điểm lịch sử nhất định, gắn với
một địa danh cụ thể nào đó. Nhưng sau khi học sinh học xong, các em đã quên đi
một cách nhanh chóng các địa danh, các sự kiện lịch sử có liên quan. Chính vì thế
mà mục tiêu bài học liên môn này, người thầy muốn các em vận dụng được kiến
thức liên môn để giải quyết các câu hỏi, các tình huống thực tế gắn với tác phẩm
nhằm giúp các em nắm chắc kiến thức tác phẩm, tạo được kĩ năng sống trong đời
sống hàng ngày và thấy được sự hỗ trợ tích cực của kiến thức liên mơn trong khi
học và giải quyết vấn đề thực tiễn.
b, Mục tiêu cụ thể:


* Về kiến thức:
- Môn Âm nhạc: Giúp các em:
+ Học sinh được học một bài hát rất quen thuộc của người dân nước Nga bài
Ca-chiu-sa.
+ Học sinh hát đúng cao độ, trường độ và lời ca bài hát.


+ Học sinh hiểu đôi nét về đất nước Nga.
- Môn Địa lí: Giúp các em:
+ Xác định được vị trí địa lí của đất nước Nga là đất nước rộng lớn nằm giữa
hai châu lục Á, Âu.
- Môn Lịch sử: Giúp các em:
+ Xác định được nước Nga là quê hương của cuộc cách mạng Tháng Mười
Nga vĩ đại với lãnh tụ nổi tiếng Lê Nin.
+ Xác định được bài hát sáng tác trong cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của
nhân dân Liên Xơ ( cũ) chống phát xít Đức( 1939-1945).
- Môn GDCD: Giúp các em:
+ Giáo dục các em tình đồn kết hữu nghị giữa Việt Nam và Liên Xô (cũ)
- Môn Mĩ thuật: Giúp các em:
+ Cảm nhận được vẻ đẹp của quê hương đất nước
- Môn Thể dục: Giúp các em:
+ Các em được vận động chân tay phụ họa động tác cho bài hát


* Về kỹ năng:
+ Biết cách lấy hơi thể hiện các câu hát
+ Biết kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách
+ Biết trình bày bài hát theo lối hát hịa giọng, đối đáp.
* Về thái độ:
- Giáo dục tư tưởng: Qua bài hát các em cảm nhận được vai trò của âm nhạc
trong cuộc sống.
- Giáo dục các em tình đoàn kết, yêu thương giữa dân tộc Việt Nam, nhân
dân Nga và các dân tộc khác trên thế giới.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
* Đối tượng dạy học của bài học là học sinh
- Số lượng học sinh: 43 em – Lớp 7A1
- Số lớp thực hiện: 1 lớp .

- Khối lớp: 7
* Một số đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo dự án:
+ Thứ nhất: Các em học sinh lớp 7 đã tiếp cận 2 năm học với kiến thức
chương trình bậc THCS. Khơng cịn bỡ ngỡ, lạ lẫm với những hình thức kiểm tra,
đánh giá mà giáo viên đề ra.


+ Thứ hai: Đối với bộ môn Âm nhạc các em đã được học rất nhiều bài từ lớp
6 có liên quan đến vấn đề Lịch sử, Địa lí, GDCD, Mĩ thuật, Thể dục các tình huống
liên quan thực tế mang tính giáo dục kĩ năng sống.
+ Thứ ba: Đối với các môn học khác cũng vậy như môn Lịch sử, Địa lí,
GDCD, Mĩ thuật, Thể dục… các em đã được tìm hiểu về kiến thức liên quan đến kĩ
năng sống, những phẩm chất tốt đẹp, những địa danh, những thời điểm lịch sử có
liên quan đến tác phẩm âm nhạc được tích hợp trong các bài học. Vì vậy nên khi
cần thiết kết hợp kiến thức của một môn học nào đó vào bộ mơn Âm nhạc để giải
quyết một vấn đề trong bài học, các em sẽ không cảm thấy bỡ ngỡ.
4. Ý nghĩa của bài học:
Qua thực tế dạy học nhiều năm tôi thấy rằng việc kết hợp kiến thức giữa các
mơn học “tích hợp” vào để giải quyết một vấn đề nào đó trong một mơn học là việc
làm hết sức cần thiết. Điều đó khơng chỉ địi hỏi người giáo viên giảng dạy bộ mơn
khơng chỉ nắm bắt nhuần nhuyễn kiến thức bộ mơn mình giảng dạy mà cịn cần
phải khơng ngừng trau rồi kiến thức của những môn học khác để giúp các em giải
quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra trong môn học một cách nhanh nhất, hiệu
quả nhất. Tôi đã trình bày và thực hiện thử nghiệm một dự án nhỏ đối với môn Âm
nhạc học lớp 7.
- Đồng thời tơi thấy rằng “tích hợp” vận dụng kiến thức liên môn là một khái
niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Đặc biệt trong giáo dục tích hợp kiến
thức các môn học vào để giải quyết các vấn đề trong một môn học sẽ giúp học sinh
hiểu rộng hơn, sâu hơn về vấn đề trong mơn học đó.
- Tích hợp trong giảng dạy sẽ giúp học sinh phát huy sự suy nghĩ, tư duy, sự

sáng tạo trong học tập và ứng dụng vào thực tiễn.


- Tích hợp kiến thức liên mơn địi hỏi người giáo viên bộ mơn thật khéo
léo.Nếu khơng thì vơ hình chung người thầy biến giờ dạy Âm nhạc thành giờ dạy
Lịch sử, Địa lí hay GDCD.
* Cụ thể:
- Đối với dự án này, khi thực hiện sẽ giúp các em học sinh nắm được, hiểu rõ
được mối liên hệ giữa Việt Nam với nước Liên Xô (cũ) sự giúp đỡ của người anh
cả là Liên Xô giúp chúng ta rất nhiều về vật chất và tinh thần góp phần làm nên
chiến thắng hai kẻ thù lớn của dân tộc đó là thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
- Từ nội dung, ý nghĩa tác phẩm, giúp các em tự tìm thấy được tinh thần chiến
đấu của nhân dân nước Nga và lịng thủy chung son sắt của các cơ gái Nga từ đó có
liên hệ tới tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam và đức tính cơng dung ngôn
hạnh của người phụ nữ Việt Nam..
* Trong thực tế:
Tôi thấy khi bài soạn có kết hợp với kiến thức của các môn học khác sẽ giúp
giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn những vấn đề đặt ra trong sách giáo
khoa. Từ đó bài dạy sẽ trở nên sâu sắc, sinh động hơn. Học sinh có hứng thú học
bài, được tìm tịi, khám phá nhiều kiến thức và được suy nghĩ sáng tạo nhiều hơn.
Từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
* Mô tả các thiết bị, đồ dùng dạy học, học liệu được sử dụng trong dự án:
- Thiết bị dạy học:


+ Máy tính, máy chiếu: Được sử dụng vào việc hỗ trợ giảng dạy bài học nhằm
góp phần giải quyết nhanh, gọn các câu hỏi đặt ra và hỗ trợ hình ảnh làm bài giảng
sinh động, hấp dẫn với người học.
- Đồ dùng dạy học:

+ Bản đồ thế giới: Dùng để giúp học sinh xác định được vị trí địa lí của nước
Nga liên quan trong bài.
+ Đàn, đài, băng đĩa nhạc
- Học liệu dạy học:
+ Kiến thức lịch sử: Giúp người dạy và người học nắm được một số sự kiện
lịch sử dân tộc, lịch sử nước Nga trong cuộc chiến tranh vệ quốc( 1939-1945).
+ Kiến thức Địa lí: Học sinh xác định được vị trí địa lí nước Nga trên bản đồ.
+ Kiến thức môn GDCD: Giúp học sinh thấy được những phẩm chất tốt đẹp
của người phụ nữ. Giáo dục tình đồn kết hữu nghị.
+ Kiến thức môn Mĩ thuật: Giúp học sinh thấy được màu sắc cảnh đẹp trong
bài.
+ Kiến thức môn Thể dục: Giúp các em có những động tác phụ hoạ cho bài hát
thêm sinh động.
+ Kĩ năng giải quyết tình huống thực tiễn rút ra từ bài học.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học


7 . Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
Kết quả cụ thể 100% học sinh đạt yêu cầu
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Sau khi kết thúc bài, tôi thấy 100 % học sinh tham dự bài học đã nắm bắt
được những kiến thức cơ bản về nội dung và ý nghĩa của bài học.
Từ đó HS đã liên hệ được nội dung, ý nghĩa bài học với tình hình thực tế ở
gia đình, ở địa phương và xã hội hiện nay.
Trên đây là bài dự thi của tơi, rất mong được sự ủng hộ, đóng góp của các quý
thầy, cô giáo lão thành, bạn bè đồng nghiệp để bài dạy được tốt hơn. Tôi xin chân
thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 1 tháng 11 năm 2014
Giáo viên bộ môn


Nguyễn Thị Thu Hương











×