Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 9 qua 2 tiết dạy:Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( tiết 19,tiết 27 – Địa lí 9)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (155.55 KB, 18 trang )

ĐỀ TÀI:RÈN LUYỆN KỸ NĂNG SỬ DỤNG ATLAT ĐỊA LÍ VIỆT NAM
CHO HỌC SINH LỚP 9 QUA HAI TIẾT DẠY(TIẾT 19:VÙNG TRUNG
DU,MIỀN NÚI BẮC BỘ;TIẾT 27:VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ)
A.ĐẶT VẤN ĐỀ.
Dạy học theo phương pháp đổi mới là một trong những yêu cầu quan
trọng của ngành Giáo dục. Đó là phương pháp dạy học theo hướng tích cực, tăng
tính thực hành, tư duy của học sinh được làm việc nhiều hơn, sáng tạo hơn để
chiếm lĩnh tri thức, vận dụng vào thực tiễn.
Đối với mơn Địa lí, việc dạy học theo phương pháp đổi mới đã và đang
diễn ra sơi nổi, tích cực. Đó là việc giáo viên hướng dẫn học sinh khai thác, tìm
kiếm thơng tin, kiến thức Địa lí từ các kênh chữ, kênh hình ở sách giáo khoa.
Bên cạnh đó, mơn Địa lí cịn có phương tiện dạy học, đồ dùng dạy học vô cùng
đa dạng, phong phú: Bản đồ, lược đồ, tranh ảnh, thông tin trên truyền
thơng....Trong đó, đặc biệt cần thiết và quan trọng đối với học sinh THCS,
THPT trong học tập và thi cử là tập Atlat Địa lí Việt Nam được sử dụng rộng rãi
nhất trong đời mỗi học sinh.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trước hết, tên gọi Atlat là một từ mượn, bắt nguồn từ thần thoại Hi Lạp.
Chuyện kể rằng, thần Atlat có sức khỏe vơ địch, có thể nâng cả Trái Đất và bầu
trời lên. Từ đó người ta lấy tên Atlat làm tên gọi cho tập hợp các bản đồ (Tiếng
anh Allas có nghĩa là tập bản đồ). Hiện nay, một tập Atlat Địa lí khơng chỉ là tập
bản đồ mà còn là tập hợp các bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, bảng số liệu
thống kê....được sắp xếp một cách khoa học phục vụ cho mục đích dạy học, có
hình thức trình bày đẹp, chất lượng in tốt, dễ đọc, dễ nhớ. Trên thế giới có: Atlat
Địa lí thế giới, Atlat địa lí các Châu lục, Atlat địa lí từng nước....Việt Nam có
Atlat Địa lí Việt Nam, tập Atlat các tỉnh, Atlat hành chính.....Trong đó, đối với
học sinh THCS, THPT sử dụng nhiều nhất, có tác dụng nhất là Atlat Địa lí Việt
Nam. Atlat Địa lí Việt Nam là một hệ thống hoàn chỉnh các bản đồ có nội dung
liên quan hữu cơ với nhau và bổ sung cho nhau, được sắp xếp theo trình tự của
chương trình và nội dung sách giáo khoa với ba phần chính: Địa lí kinh tế, Địa lí
1




Tự nhiên, Địa lí các vùng. Tập Atlat này có vai trị quan trọng trong nghiên cứu,
học tập Địa lí, trong sản xuất và cuộc sống, nhất là trong học tập, Địa lí nhà
trường THCS, THPT nhằm giúp học sinh khai thác kiến thức mới, minh họa
kiến thức, kiểm tra, đánh giá, thi cử...
Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam được coi là tài liệu duy nhất mà học sinh được
sử dụng trong tất cả các kỳ thi, từ thi Đại học, Cao đẳng, thi học sinh giỏi các
cấp, thi tuyển sinh vào lớp 10, thi tốt nghiệp THPT, thi học kì, định kì...Vì vậy,
sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam là một lợi thế rất lớn đối với học sinh,
giúp các em đạt được thành tích học tập cao hơn
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN
Thực tế, nhiều giáo viên khi giảng dạy môn Địa lý các khối 6,7,8 chỉ chú
trọng khai thác kiến thức ở bản đồ, SGK mà chưa hướng dẫn HS khai thác kiến
thức ở Át lát. Đây cũng là một nguyên nhân dẫn đến việc sử dụng Atlat Địa lí
của học sinh THCS (đặc biệt là học sinh lớp 9) có nhiều hạn chế, mức độ sử
dụng Atlat Địa lí chưa nhiều, chưa thường xuyên, phạm vi sử dụng chưa rộng
(chủ yếu là phổ biến cho đối tượng học sinh giỏi). Đặc biệt, một số học sinh có
tư tưởng coi mơn Địa lí là mơn phụ, nên lười tìm hiểu, nghiên cứu, các em
khơng có thói quen sử dụng Atlat Địa lí mà dùng cũng để xem hình ảnh, rồi cố
gắng học thuộc những gì giáo viên truyền đạt hoặc “ học vẹt” kiến thức từ sách
giáo khoa để kiểm tra, lấy điểm.... mà quên mất rằng Atlat Địa lí Việt Nam là
một cuốn tri thức Địa lí cực kỳ quan trọng giúp học sinh khơng mất thời gian
học thuộc, học vẹt...mà vẫn có được nguồn kiến thức, Địa lí phong phú, hơn nữa
khai thác kiến thức, kỹ năng Địa lý từ Atlat Địa lí Việt Nam cịn giúp học sinh
ham mê, thích học Địa lí hơn, bớt đi sự nhàm chán, khô khan từ việc học thuộc
kiến thức Địa lí và đạt được kết quả học tập cao hơn.
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài ( tháng 10 / 2015):
* Câu hỏi
Câu 1. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên các tỉnh thuộc các vùng kinh

tế trọng điểm của nước ta?

2


Câu 2. Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, chứng minh dân số nước ta tăng
nhanh?
*Kết quả thu được như sau:
Lớp
9A
9B

Tổng số
Giỏi
Khá
Trung bình
Yếu
Kém
34
0
1
17
12
4
34
0
5
20
4
5

Từ thực tế trên,tơi nhận ra rằng kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam của

các em cịn nhiều hạn chế.Chính vì vậy,là giáo viên dạy Địa lí nhiều năm tơi rất
trăn trở và suy nghĩ...nên tơi đã lựa chọn đề tài: “Rèn luyện kỹ năng sử dụng
Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh lớp 9 qua 2 tiết dạy:Vùng Trung du và
miền núi Bắc Bộ, Vùng duyên hải Nam Trung Bộ ( tiết 19,tiết 27 – Địa lí
9)”để nêu ra một sổ giải pháp mà mình đã và đang thực hiện nhằm rèn luyện kỹ
năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam giúp các em đạt kết quả cao trong học tập và
thi cử.
B. NỘI DUNG
Trong q trình giảng dạy Địa lí, tơi ln ý thức được tầm quan trọng của
vấn đề đổi mới phương pháp dạy học, ln tăng tính thực hành của học sinh
trong việc học Địa lí nói chung, đặc biệt là hướng dẫn, rèn luyện các em kỹ năng
sử dụng các loại bản đồ, biểu đồ, lược đồ địa lí. Nhất là Atlat Địa lí Việt Nam.
Cụ thể là: Ngay từ khi học sinh bắt đầu học vào phần Địa lí tự nhiên Việt
Nam tôi đã hướng dẫn cho các em làm quen và tập sử dụng Atlat Địa lí Việt
Nam,cung cấp và rèn các kỹ năng cần thiết:Đọc Atlat,phân tích Atlat,lấy số
liệu,thông tin từ Atlat... cho các em thấy được vai trị của nó trong học tập và thi
cử. Đồng thời sử dụng thành thạo Atlat Địa lí Việt Nam cịn giúp các em thích
học hơn,tạo hứng thú đối với mơn Địa lí.
Hơn nữa, việc hình thành và rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt
Nam là cả một quá trình lâu dài, liên tục từ tiết này đến tiết khác, chương này
đến chương khác....Xâu chuỗi qua các lớp học đi từ dễ đến khó, từ đơn giản đến
phức tạp địi hỏi sự kiên trì, bền bỉ của cả giáo viên và sự đam mê, tích cực của
học sinh.

3


Sau đây là một số hoạt động của giáo viên và học sinh trong hai tiết học

Địa lí mà tơi và học sinh lớp 9 đã thực hiện ở tiết 19:Vùng Trung du và miền núi
Bắc Bộ;Tiết 27: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ nhằm rèn luyện kỹ năng sử
dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh.
I. MỤC TIÊU TIẾT HỌC
1. Về kiến thức
-Hiểu được ý nghĩa của vị trí địa lí:một số thế mạnh và khó khăn của điều
kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Nắm được đặc điểm dân cư,xã hội của Trung du và miền núi Bắc Bộ.
-Hiểu sâu hơn sự khác biệt giũa hai tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc.
- Nắm được đặc điểm vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và ý nghĩa vùng
Duyên hải Nam Trung bộ
- Hiểu được những thuận lợi, khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội
của vùng Duyên hải Nam Trng Bộ.
2. Về kỹ năng
- Rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, kênh hình ở sách giáo
khoa, bảng số liệu.
-Phân tích được một số chỉ tiêu phát triển dân cư,xã hội của hai vùng kinh
tế nêu trên.
3. Về thái độ
- Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, đất nước, tìm hiểu, khám phá các
vùng miền của Tổ quốc, tình yêu biển đảo, chủ quyền biển đảo Việt Nam
4. Về năng lực
- Hình thành năng lực quan sát, trình bày, thảo luận, lắng nghe, nhận xét
cho học sinh.
II. CHUẨN BỊ PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC.
1. Giáo viên: Lược đồ tự nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ,vùng
Duyên hải Nam Trung bộ
2. Học sinh: Mỗi em một cuốn Atlat Địa lí Việt Nam
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
4



Tiết 19:Vùng Trung du và miền núi Băc Bộ.
1.Kiểm tra bài cũ:Dựa vào trang 17 –Atlat Địa lí Việt Nam,em hãy cho
biết nước ta có bao nhiêu vùng kinh tế?
Học sinh:Bảy vùng kinh tế.
Giáo viên:chiếu bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng để học sinh quan
sát bảy vùng kinh tế đó.
Giáo viên:đưa ra hai dữ liệu:Đỉnh Phan-xi-păng(Lào Cai) cao 3143m
được xem lạ nóc nhà của Đơng Nam Á và vịnh Hạ Long(Quảng Ninh) là một
trong những vịnh đẹp nhất thế giới.
Giáo viên:?Hai dữ liệu trên thuộc vùng kinh tế nào của nước ta?
Học sinh: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giáo viên: Đúng rồi, là vùng hợp thành của hai khu vực trong địa hình
Đơng Bắc và Tây Bắc mà các em đã được học ở lớp 8.
Giáo viên: Giới thiệu vùng Trung du và miến núi Bắc Bộ trên lược đồ hành
chính Việt Nam.
2. Bài mới.
Hoạt động 1

1. Vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ

Giáo viên: Giao nhiệm vụ cho học sinh thảo luận nhóp cặp đôi
Học sinh: Quan sát Allát Địa lý Việt Nam kết hợp lược đồ tự nhiên vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ (giáo viên chiếu trên bảng) trả lời các câu hỏi sau:
? Xác định giới hạn lãnh thổ của vùng Trung du ,miền núi Bắc Bộ? (gồm
những phàn nào, dân số, diện tích, các tỉnh).
? Nêu đặc điểm vị trí địa lý của vùng? (Vùng nằm ở phía nào, tiếp giáp với
những nước nào, vùng nào?
? Nêu ý nghĩa của vị trí địa lý của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ?

Học sinh: suy nghĩ thảo luận
Giáo viên: Gọi 3 cặp đôi học sinh lên bảng trả lời:
Hai học sinh xác định tên các tỉnh của vùng trên lược đồ tự nhiên vùng
Trung du và miền núi Bắc Bộ (15 tỉnh).
Hai học sinh xác định các ,các nước mà vùng tiếp giáp
5


Hai học sinh nêu ý nghĩa của vị trí địa lí, lãnh thổ của vùng Trung du,miền
núi Bắc Bộ.
Cả lớp nhận xét, bổ sung:
Giáo viên: Chiếu bảng tổng kết kiến thức và kết luận
Bảng:
a) Giới hạn lãnh thổ: bao gồm: đất liền (15 tỉnh), là vùng lãnh thổ nằm ở
phía bắc Tổ quốc, chiếm 30,7% diện tích, 14,4% dân số cả nước (2002). Đường
bờ biển kéo dài từ Móng Cái đến Quảng Yên (tỉnh Quảng Ninh).
b) Tiếp giáp: - Phía Bắc giáp Trung Quốc (tỉnh Quảng Tây, Vân Nam)
- Phía Tây giáp Lào (Thượng Lào)
- Phía Nam giáp Đồng bằng Sông Hồng,Bắc Trung Bộ
- Đông Nam giáp biển Đông (Vịnh Bắc Bộ)
- Ý nghĩa: dễ giao lưu với các vùng trong nước, nước ngồi, là vùng giàu
tiềm năng.
- Có ý nghĩa quan trọng trong an ninh quốc phòng.
Giáo viên: Chuyển ý sang mục 2:
Hoạt động 2.

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên.

Giáo viên: Chiếu lược đồ tự nhiên của vùng lên bảng, học sinh làm việc
nhóm

Học sinh: Sử dụng Allát Địa lí Việt Nam (trang 26) và sgk trả lời một số
câu hỏi sau:
? Trình bày đặc điểm địa hình khí hậu vùng Trung du, miền núi Bắc Bộ ?
? Phân tích điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, thế mạnh kinh tế 2
tiểu vùng Đông Bắc và Tây Bắc?
Lớp phó học tập điều hành các nhóm thảo luận..
Nhóm 1: Trình bày đặc điểm tự nhiên và thế mạnh kinh tế vùng Đơng Bắc?
Nhóm 2: Trình bàu đặc điểm tự nhiên và thế mạnh vùng Tây Bắc?
Nhóm 3: Nêu những khó khăn về tự nhiên của vùng đối với sản xuất và đời
sống.?

6


Học sinh các nhóm suy nghĩ, thảo luận và ghi kết quả ra phiếu học tập, đại
diện các nhóm treo kết quả làm việc của nhóm mình lên bảng.
Học sinh: Nhận xét, bổ sung
Giáo viên: Nhận xét
Giáo viên: Treo bảng tổng kết kiến thức lên bảng để học sinh đối chiếu kết
quả làm việc của mình.
Tiểu vùng
Điều kiện tự nhiên
Thế mạnh kinh tế
Đơng Bắc + Địa hình: - Núi trung bình, núi - Khai thác khống sản: than, sắt,
thấp

chì, kẽm thiếc, bơxit, apazit, đá
- Các dãy núi hình cánh xây dựng...

cung


- Phát triển nhiệt điện, Cẩm Phả,

+ Khí hậu: Nhiệt đới gió mùa ẩm ng Bí.
có mùa đơng lạnh nhất cả nước

- Trồng rừng, cây công nghiệp,
dược liệu, rau quả ôn đới, nhiệt
đới
- Du lịch sinh thái: Sapa, Hồ Ba
Bể
- Kinh tế biển: nuôi trồng đánh
bắt thủy sản, du lịch biển (Vịnh

Tây Bắc

+ Địa hình: Núi cao hiểm trở

Hạ Long)
- Thủy điện: Thủy điện Hịa

+ Khí hậu: Nhiệt đới ẩm có mùa Bình, Sơn La...
đơng ít lạnh hơn

- Trồng rừng, cây công nghiệp
lâu năm
- Chăn nuôi gia súc lớn: Cao

Thuận lợi


nguyên Mộc Châu
Tài nguyên thiên nhiên đa Phát triển kinh tế đa ngành.
dạng,phong phú.

Khó khăn: - Địa hình bị chia cắt mạnh gây khó khăn cho việc đi lại

7


- Thời tiết, khí hậu diễn biến thất thường ảnh hưởng đến sản
xuất ,đời sống của nhân dân.
- Khoáng sản trữ lượng nhỏ, việc khai thác phức tạp
- Chặt phá rừng bữa bãi -> xói mịn, lũ qt, sạt lỡ đất, môi
trường bị giảm sút nghiêm trọng.
Giáo viên:? Để khắc phục những khó khăn trên, theo em, vùng Trung du
miền núi Bắc Bộ cần có những biện pháp gì?
Học sinh:

- Trồng, bảo vệ rừng
- Dự báo thời tiết
- Chủ động phòng chống thiên tai

Giáo viên: Trong những biện pháp trên biện pháp nào là quan trọng nhất, vì sao?
Học sinh: Biện pháp trồng rừng là quan trọng nhất: Vì địa hình cao, hiểm
trở, rừng đầu nguồn đang cạn kiệt, khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm nên địa hình dễ
bị xói mịn, sạt lở rất nguy hiểm cho cuộc sống nơi đây.
Giáo viên: Giáo dục học sinh: ý thức bảo vệ môi trường, trồng cây xanh
Giáo viên: Chuyển sang mục 3.
Hoạt động 3.


3. Đặc điểm dân cư, xã hội

Học sinh: Làm việc cặp đôi / theo bàn
Học sinh: Quan sát Allát Địa lí Việt Nam (trang 16) và nghiên cứu mục 3
sgk, hoàn thành các câu hỏi sau:
? Kể tên một số dân tộc sinh sống ở đây?
? Phân tích bảng (B17-2), hãy nhận xét sự chênh lệch về dân cư - xã hội 2
tiểu vùng Đông Bắc, Tây Bắc?
? Từ đó nêu đặc điểm dân cư - xã hội của vùng?
? Những đặc điểm đó thuận lợi và khó khăn gì trong phát triển kinh tế xã
hội của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ?
Giáo viên: Gọi học sinh trả lời
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Giáo viên: Kết luận
* Đặc điểm:
8


- Là địa bàn cư trú xen kẽ của nhiều dân tộc ít người: Thái, Mường, Mơng,
Dao... ở Tây Bắc và Tày, Nùng... ở Đông Bắc. Người kinh cư trú ở hầu hết các
địa phương.
- Trình độ dân cư, xã hội có sự chênh lệch giữa Đơng Bắc và Tây Bắc
- Đời sống đồng bào các dân tộc bước đầu được cải thiện nhờ công cuộc
đổi mới.
* Thuận lợi.
- Đồng bào dân tộc có nhiều kinh nghiệm sản xuất (canh tác trên đất dốc,
trồng cây công nghiệp, dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới).
- Đa dạng về văn hóa
* Khó khăn
- Trình độ văn hóa, kỹ thuật của người lao động còn hạn chế

- Đời sống người dân cịn nhiều khó khăn
? Nêu những biện pháp khắc phục?
Học sinh: Biện pháp khắc phục là:
+ Tăng cường phát triển kinh tế nhằm xóa đói giảm nghèo
+ Phát triển y tế, giáo dục….
Như vậy,tôi đã cho HS làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam rất nhiều,thơng
qua các hoạt động học của các em giúp các em có thói quen sử dụng Atlat Địa lí
trong học tập và các em hứng thú hơn với môn Địa li.
Khi dạy tiết 27:Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ tôi tiếp tục rèn kỹ năng sử
dung Atlat Đia lí Việt Nam cho HS như sau:
1. Kiểm tra bài cũ: Để rèn kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam, tơi ra
câu hỏi sau:
? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định các địa điểm du lịch nổi tiếng
của vùng Bắc Trung Bộ?
? Tại sao du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ?
HS: Nhìn vào Atlat Địa lí Việt Nam xác định đúng:
- Các địa điểm du lịch nổi tiếng của vùng Bắc Trung Bộ:

9


+ Bãi tắm đẹp: Sầm Sơn – Thanh Hóa, Cửa Lò – Nghệ An, Thiên Cầm –
Hà Tĩnh, Đá Nhảy – Quảng Bình, Thuận An – Huế
+ Di tích lịch sử cách mạng: Quê hương Bác Hồ - Nghệ An, Ngã ba
Đồng Lộc – Hà Tĩnh, Địa đạo Vĩnh Mốc – Quảng Bình, Khu mộ Đại Tướng Võ
Nguyên Giáp – Quảng Bình, Cố Đơ Huế.
+ Di sản thiên nhiên thế giới: Phong Nha – Kẻ Bàng – Quảng Bình...
- Du lịch là thế mạnh của vùng Bắc Trung Bộ là vì:
Vùng có nhiều địa điểm du lịch tự nhiên, văn hóa, lịch sử....Nằm ở vị trí
là cầu nối giữa miền Bắc và miền Nam, hàng năm thu hút hàng ngàn lượt khác

du lịch trong và ngoài nước đến tham quan, nghỉ dưỡng.
2. Giới thiệu bài: Học sinh xem trang 17 –Atlat Địa lí Việt Nam xác định
ranh giới vùng Duyên hải Nam Trung Bộ trong tổng thể 7 vùng kinh tế của cả
nước.
3. Bài mới.
* Hoạt động 1: 1.Vị trí địa lí, giới hạn của lãnh thổ
Giáo viên: Hướng dẫn học sinh thảo luận cặp đôi, quan sát, trao đổi để tìm
ra kiến thức:
Học sinh: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam (trang 28) và kênh hình, kênh
chữ ở sách giáo khoa Địa lí 9.
? Trình bày đặc điểm và ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
Học sinh: Suy nghĩ, thảo luận, thống nhất ý kiến với bạn
Giáo viên: Theo dõi, quan sát lớp học
Giáo viên: Có thể đem một số câu hỏi gợi mở (nếu cần) để giúp các nhóm
hồn chỉnh kiến thức
Giáo viên: Gọi 2 cặp đơi lên bảng trình bày kiến thức, kỹ năng phần 1:
- Một cặp đôi xác định đúng vị trí các tỉnh, thành phố và hai quần đảo
Trường Sa, Hồng Sa trên Atlat Địa lí Việt Nam
- Một cặp đôi trả lời kiến thức:
* Đặc điểm:
10


a, Lãnh thổ: Gồm 02 phần: Đất liền và biển đảo
- Gồm 08 tỉnh, thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình
Định, Phú n, Khánh Hịa, Ninh Thuận, Bình Thuận.
- Diện tích: 44.254km
- Dân số: 8,4 triệu người (năm 2002)
 Hẹp chiều ngang, kéo dài từ Đà Nẵng đến Bình Thuận

- Tiếp giáp: Bắc Trung Bộ, Đơng Nam Bộ, Tây Nguyên, Lào, Biển Đông
b, Ý nghĩa:
- Là cầu nối giữa Bắc Trung Bộ với Đông Nam Bộ, giữa Tây Nguyên với
Biển Đông rất thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế.
- An ninh, quốc phòng rất quan trọng đối với Tổ quốc
Sau khi hai cặp đôi trả lời hoàn chỉnh, cả lớp nhận xét, bổ sung.
Giáo viên: Kết luận và bổ sung thêm kiến thức về Trường Sa, Hoàng Sa
nhằm giáo dục học sinh chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Việt Nam
Giáo viên: Đánh giá, tuyên dương kết quả làm việc của học sinh
Học sinh: Tự ghi chép hoàn chỉnh kiến thức vào vở học tập của mình.
* Hoạt động 2:

2. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên

Ở phần này học sinh thảo luận nhóm (03 nhóm)
- Lớp trưởng: Giao nhiệm vụ cho từng nhóm và điều hành cả lớp làm việc
+ Nhóm 1:
? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam và hình 25.1 (SGK Địa lí 9) cho biết đặc
điểm nổi bật của địa hình vùng Duyên hải Nam Trung Bộ? Kể tên một số đèo
chia cắt đồng bằng của vùng? Các dạng địa hình ở đây có thế mạnh gì trong phát
triển kinh tế - xã hội của vùng?
+ Nhóm 2:
? Bằng kiến thức đã học và dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, nêu đặc điểm
nổi bật của khí hậu, sơng ngịi, sinh vật của vùng? Nhận xét tài nguyên rừng?
Xác định vị trí một số tài ngun khống sản của vùng Dun hải Nam Trung Bộ.
+ Nhóm 3:

11



? Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, kể tên một số bãi biển đẹp, địa điểm du
lịch nổi tiếng của vùng? Xác định các vịnh Cam Ranh, Dung Quất, Vân Phong?
Đánh giá tiềm năng kinh tế biển vùng duyên hải Nam Trung Bộ?
- Hai câu hỏi mở rộng dành cho học sinh khá, giỏi của các nhóm:
? Quan sát các gam màu phần địa hình ở hình 25.1 (Trang 91 – SGK Địa
lí) và ở Atlat Việt Nam, giải thích vì sao màu xanh đồng bằng ở vùng Dun hải
Nam Trung Bộ không rõ nét như ở Đồng bằng Sơng Hồng và Đồng bằng Sơng
Cửu Long?
? Hãy giải thích vì sao khí hậu vùng dun hải Nam Trung Bộ lại khơ hạn
nhất nước ta?
- Nhóm trưởng: Giao nhiệm vụ cho từng thành viên của nhóm suy nghĩ,
thảo luận và thống nhất ý kiến trong nhóm
- Lớp trưởng: Theo dõi, trợ giúp (nếu cần)
Sau khi các nhóm đã hồn thành các yêu cầu nhiệm vụ được giao, thống
nhất ý kiến. Mỗi nhóm cử 02 thành viên đại diện cho nhóm mình trình bày kiến
thức và kỹ năng của nhóm mình.
- Lớp trưởng: Gọi các nhóm lần lượt trình bày:
* Nhóm 1:
Một học sinh xác định các dạng địa hình (núi đồi, đồng bằng, bờ biển)
các đèo (Hải Vân, An Khê, Cù Mơng, Đèo Cả, Phượng Hồng, Ngoạn Mục) trên
Atlat Địa lí Việt Nam
Một học sinh trả lời kiến thức:
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ khá đa dạng về địa hình: Núi, gị đồi ở
phía Tây, đồng bằng nhỏ, hẹp ở phía Đơng, bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh.
- Thế mạnh kinh tế: Tài nguyên đất phong phú
+ Vùng đất phía Tây: Phát triển chăn ni gia súc, trồng cây công nghiệp
lâu năm, trồng rừng, trồng cây ăn quả.
+ Vùng đồng bằng phía Đơng: Thích hợp cho trồng cây lương thực (Lúa,
ngô, khoai, sắn), cây công nghiệp hằng năm (Bơng vải, mía đường).


12


+ Bờ biển và vùng biển: phát triển ngành nuôi trồng, đánh bắt thủy sản, sản
xuất muối.
* Nhóm 2: Hai HS trình bày kết quả:
- Một HS xác định các sông ( sông Vũ Gia, Thu Bồn, Trà Khúc, sông Cái,
Đà Rằng)các loại khoáng sản (vàng, titan, sắt, cát thủy tinh,) trên Atlat Địa lí
Việt Nam.
- HS trình bày kiến thức:
+ Khí hậu: Á xích đạo, nóng quanh năm, mùa khơ sâu sắc. Đây là vùng khí
hậu khơ hạn nhất cả nước.Mùa khơ tình trạng thiếu nước diễn ra nghiêm trọng.
+ Tài nguyên rừng: Độ che phủ rừng chiếm 39% (năm 2002) với nhiều loại
động, thực vật phong phú (trầm hương, quế, sâm, một số chim thú ….là cơ sở
phát triển cơng nghiệp chế biến lâm sản
* Nhóm 3: Hai HS trình bày kết quả:
- Một HS xác định trên Atlat Địa lý Việt Nam các nội dung sau:
+ Các bãi biển đẹp: Non nước Đà Nẵng, Mỹ Khê- Quảng Ngãi, Sa Huỳnh,
Quy Nhơn, Tuy Hòa, Nha Trang, các điạ điểm du lịch nổi tiếng (di tích Mỹ Sơn,
Phố cổ Hội An, Quảng Nam, Batơ – Quảng Ngãi, Tháp Chàm – Phan Rang) Các
vịnh Dung Quất, Vân Phong, Cam Ranh.
- Một HS trả lời kiến thức:
+ Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có tiềm năng kinh tế biển lớn nhất nước ta.
+ Vùng biển ở đây nhiều đàm phá, giàu hải sản thuận lợi ni trồng đánh
bắt thủy, hải sản.
Có nhiều bãi biển đẹp thích hợp cho phát triển du lịch biển.
Nhiều đảo, quần đảo: Khai thác tổ chim yến đem lại hiệu qủa kinh tế cao
Vùng biển khúc khuỷu nhiều vũng vịnh thích hợp cho việc xây dựng cảng
biển (cảng Đà Nẵng, Cam Ramh,)phát triển giao thông vận tải biển,du lịch biển.
Sau khi các nhóm trình bày xong , lớp trưởng lấy tinh thần xung phong của

cả lớp trả lời hai câu hỏi mở rộng:

13


Câu 1: Nguyên nhân chính khiến cho màu xanh đồng bằng vùng Duyên hải
Nam Trung Bộ không đồng nhất là do các khối núi của dãy Trường Sơn Nam
(các đèo) đâm ra biển làm chia cắt chuỗi đồng bằng ven biển
Câu 2: Do địa hình dáng cong hướng ra biển Đơng, dãy núi Trường Sơn
Nam có nhiều nhánh núi ăn sát ra biển chia cắt dồng bằng và làm cản trở ảnh
hưởng của gió Tây Nam.
Bờ biển khúc khủy khuất gió nên ít nhiều chịu ảnh hương của cơ chế gió
mùa. Mưa rất ít nước ngầm thấp, nhiệt độ cao… Vì vậy, đây là vùng khơ hạn
nhất nước ta.
Giáo viên: Nhận xét chung: hoạt động và kết quả các nhóm.
Giáo viên:? Qua phần tìm hiểu trên, các em hãy nhận xét về những thuận
lợi và khó khăn về tự nhiên của vùng Nam Trung Bộ trong phát triển kinh tế - xã
hội? Nêu biện pháp khắc phục, trong đó biện pháp nào mang tính bền vững và
quan trọng nhất?
Giáo viên: Gọi ba học sinh trả lời ba ý của câu hỏi:
Học sinh: + Thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú là cơ sở
phát triển kinh tế đa ngành, đặc biệt là phát triển kinh tế biển.
Học sinh: + Khó khăn: Thiên tai (bão, lũ, lụt, hạn hán),hiện tượng sa mạc
hóa.
Diện tích rừng giảm mạnh
Học sinh: + Biện pháp:
- Trồng và bảo vệ rừng (bền vững và quan trọng nhất)
- Chủ động phòng chống thiên tai
- Xây dựng hệ thống thủy lợi
Giáo viên: Mở rộng thêm:

Để hạn chế tình trạng khơ hạn và hiện tượng sa mạc hóa có xu hướng mở
rộng ở Bình Thuận, Ninh Thuận. Hội nghị Quốc tế về sa mạc hóa ở Việt Nam đã
diễn ra tại Hà Nội tháng 9/2004: Khẳng định nguy cơ sa mạc mở rộng, các cồn
cát phát triển nhanh do thủy triều và gió xâm lấn. Vì vậy hiện nay trồng và bảo
vệ rừng là biện pháp hữu hiệu và bền vững nhất.
14


Giáo viên: Tích hợp: Giáo dục học sinh biết trồng, chăm sóc và bảo vệ cây
xanh nơi mình sinh sống, trường học, nơi công cộng…
Hoạt động 3.

3. Đặc điểm dân cư – xã hội

? HS: thảo luận cặp đôi một số câu hỏi sau:
? Quan sát trang 16-Atlat Địa lí Việt Nam và bảng 25.1 (trang 92 – sgk Địa
lí 9), hãy kể tên một số dân tộc sinh sống ở Nam Trung Bộ?
? Nhận xét về sự phân bố dân cư và hoạt động kinh tế ở hai phía tây và
đơng của vùng?
? Nêu những thuận lợi, khó khăn và biện pháp giải quyết của vùng trong
phát triển kinh tế - xã hội?
Học sinh: Suy nghĩ, trao đổi và thống nhất ý kiến.
Giáo viên gọi ba học sinh trả lời:
Học sinh 1: Vùng có một số dân tộc sinh sống: Cơ –tu, Ra – glai, Ba – na,
Ê – đê, Chăm, Kinh….
Học sinh 2 : Phân bố dân cư và hoạt động kinh tế có sự khác biệt.
+ Đồng bằng ven biển phía đơng: Phát triển cơng nghiệp, thương mại
+ Miền núi phía tây: Chăn ni gia súc lớn (bị đàn), trồng cây cơng
nghiệp.
Trình độ dân cư – xã hội còn thấp so với cả nước

Học sinh 3: * Thuận lợi:
+ Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm trong khai thác kinh tế biển,
chống giặc ngoại xâm.
+ Đa dạng về văn hóa
* Khó khăn: Đời sống một bộ phận nhân dân cịn nghèo (đặc biệt các dân
tộc ít người ở phía tây của vùng)
* Biện pháp: Đầu tư xây dựng phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế,
xóa đói giảm nghèo.
Giáo viên: yêu cầu học sinh hệ thống toàn bộ kiến thức đã học bằng sơ đồ
tư duy.
15


Giáo viên: Gọi hai học sinh củng cố bài học:
Giáo viên: Ra câu hỏi yêu cầu học sinh làm.
Câu 1: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam, hãy kể tên và sắp xếp theo thứ tự từ
Bắc vào Nam các tỉnh thuộc vùng Nam Trung Bộ.
Câu 2: Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, kể tên một số đảo, quần đảo xa bờ
của nước ta và cho biết các đảo, quần đảo đó thuộc tỉnh, thành phố nào?
Câu 3: Chứng minh kinh tế biển là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam
Trung Bộ?
* Kết quả thu được như sau:
Lớp
Tổng số
9A
34
9B
34
IV. Kết quả


Giỏi
3
5

Khá
15
20

TB
15
9

Yếu
1
0

Kém
0
0

Tôi đã áp dụng phương pháp dạy học mới vào trong từng tiết học, bài học
cụ thể. Thường xuyên cho học sinh làm việc với Atlat Địa lí Việt Nam, đồng
thời trong mỗi bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kỳ, học kỳ tôi luôn ra
câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam khai thác kiến thức, kĩ
năng địa lý từ dễ đến khó tùy theo từng đối tượng học sinh… kết quả đã có
nhiều biến đổi tích cực: Tất cả học sinh đều có thói quen đưa AtlatĐịa lí Việt
Nam ra học khi có giờ địa lí, các em trao đổi, thảo luận với nhau và cùng rèn
luyện kỹ năng sử dụng Atlat. Nhiều em đã sử dụng thành thạo, am hiểu cuốn
Atlat Địa lí Việt Nam. Học sinh học tập tích cực hứng thú hơn trong học tập Địa
lí, tiết học địa lí giờ đây khơng cịn nhàm chán,khơ khan và áp lực vì học thuộc

như trước đây nữa. Đồng thời chất lượng học tập của học sinh được nâng lên rõ
rệt. Cuốn Atlat Địa lí Việt Nam thực sự đã là cuốn tài liệu Địa lí quan trọng
trong đời mỗi học sinh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. Kết luận.
Đề rèn luyện kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam cho học sinh nói chung
và học sinh lớp 9 nói riêng là cả một quá trình lâu dài, thường xuyên địi hỏi sự
bền bỉ, kiên trì của thầy và lịng đam mê, tích cực hợp tác của trị. Trách nhiệm
16


thuộc về cả thầy và trò. Giáo viên là người hướng dẫn song giáo viên phải có kế
hoạch cụ thể, phương pháp dạy ngay từ khi học sinh bắt đầu được học phần địa
lý tự nhiên Việt Nam. Giáo viên phải hướng dẫn các em tìm hiểu và chuẩn bị
cho mình cuốn Atlat Địa lí Việt Nam để tập làm quen và có ý thức sử dụng nó
trong học tập và thi cử. Giáo viên biết động viên, khích lệ các em tích cực học
tập. Từ đó, nâng cao chất lượng môn học.
II. Kiến nghị.
1. Đối với học sinh
- Muốn có kỹ năng sử dụng Atlat Địa lí Việt Nam thì trước hết học sinh
phải chuẩn bị cho mình một cuốn Atlat Địa lí Việt Nam ngay từ học địa lý kỳ II
(lớp 8). Nên dùng cuốn Atlat có số phát hành, xuất bản mới nhất vì số liệu địa lí
thay đổi theo từng năm.
- Phải thực hiện tốt các bước, các thao tác, kỹ năng mà giáo viên hướng dẫn
- Phải có ý thức tự học, tự tìm hiểu thêm qua tài liệu, qua học nhóm, học bạn
2. Đối với giáo viên dạy Địa lí.
- Trong các giờ học lí thuyết, thực hành hay kiểm tra đánh giá đều phải có
câu hỏi yêu cầu học sinh sử dụng Atlat Địa lí nói chung và Atlat Địa lí Việt Nam
nói riêng để khai thác kiến thức, kỹ năng Địa lí.
- Tùy theo từng đối tượng học sinh mà có phương pháp hướng dẫn cụ thể

để các em được tìm hiểu, khai thác Atlat, từ đó hình thành kĩ năng sử dụng tốt.
- Kiểm tra thường xuyên để thấy được sự tiến bộ của học sinh
- Không ngừng học tập để nâng cao trình độ chun mơn nhất là về ứng
dụng cơng nghệ thơng tin vào bài dạy Địa lí.
3. Đối với nhà trường
- Cập nhật Atlat Địa lý Việt Nam mới, tài liệu Địa lí mới cho giáo viên và
học sinh
- Tổ, nhóm chun mơn tổ chức các chun đề dạy học rèn kỹ năng sử
dụng Atlat Địa lí Việt Nam nói riêng và dạy học Địa lí nói chung để trao đổi, học
hỏi kiến thức kinh nghiệm lẫn nhau, nhằm đưa chất lượng dạy – học Địa lí đạt
kết quả tốt hơn.
17


Trên đây là một số kinh nghiệm nhỏ của bản thân tôi đã và đang áp dụng
trong việc giảng dạy của mình và đã thu được một số kết quả nhất định. Tuy
nhiên khơng tránh khỏi hạn chế, thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của
đồng nghiệp, ban giám khảo để tơi có cơ hội học hỏi, hồn thiện hơn chun
mơn của mình.
Tơi xin chân thành cảm ơn!

18



×