Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Phương pháp giải một số dạng bài tập hóa học ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (150.82 KB, 26 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. Lí do nghiên cứu:
- Do trình độ xã hội ngày một nâng cao, chất lượng giáo dục toàn diện của
thế hệ trẻ ngày càng phải đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt
Nam, tiếp cận trình độ giáo dục phổ thông ở các nước phát triển trên khu vực và
trên thế giới….
- Bài tập hóa học đóng vai trò quan trọng trong qua trình dạy và học môn
hóa học. Nó giúp học sinh củng cố những kiến thức kĩ năng đã học và là một
trong những nguồn để hình thành kiến thức kĩ năng mới. Bài tập hóa học là
phương tiện hữu hiệu để rèn luyện và phát triển tư duy học sinh. Vì vậy lựa chọn
phương pháp thích hợp để giải một bài tập hóa học là thao tác đầu tiên và quyết
định thành công đối với một lời giải.
- Ngoài ra đối với giáo viên bài tập hóa học còn là công cụ hữu hiệu để
kiểm tra kiến thức kĩ năng của học sinh, giúp giáo viên kiểm tra được trình độ của
học sinh. Nó củng giúp giáo viên phát hiện những khó khăn và sai lầm của học
sinh trong việc học tập môn hóa học, đồng thời có những biện pháp giúp đỡ học
sinh vượt qua khó khăn và khắc phục những sai lầm đó.
- Hóa học là môn học bắt đầu học từ năm học lớp 8, học sinh mới được làm
quen với các thuật ngữ trong hóa học và các phương pháp giải bài tập hóa học.
Nên khi làm các bài tập hóa học thì học sinh thường bỡ ngỡ, lúng túng tìm cách
giải do các em học sinh chưa phân loại và chưa có phương pháp giải các bài tập
hoá học. Nên việc vận dụng các định luật vào giải bài tập cũng như việc vận dụng
các phương pháp để giải bài tập sẽ giúp học sinh hình thành kỹ năng giải tốt các
bài tập, nhằm bước đầu tạo cảm giác hứng thú cho học sinh.
Xuất phát từ lí do trên cùng với những suy nghĩ: Làm thế nào để giúp học
sinh giải tốt các bài tập hóa học nên tôi chọn nghiên cứu “Phương pháp giải một
số dạng bài tập hóa học ở THCS”.

1



II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
1. Mục đích:
- Nhằm khắc phục những sai sót không đáng có của học sinh trong giải bài
tập hóa học, đồng thời gây hứng thú học tập để học sinh phát huy tính độc lập tự
chủ. Mặt khác giúp học sinh giải được các bài tập một cách thành thạo, tạo cơ sở
vững chắc để học môn hoá học ở các lớp tiếp theo.
2. Nhiệm vụ:
- Nêu được cơ sở lí luận của việc phân dạng các bài toán hoá học và
phương pháp giải các bài toán hoá học trong quá trình dạy học.
- Tiến hành điều tra tình hình nắm vững kiến thức cơ bản của học sinh ở
trường THCS
- Xây dựng các cách giải, phương pháp giải theo từng dạng, nhằm giúp học
sinh lĩnh hội các kiến thức một cách vững chắc và rèn luyện tính độc lập hành
động, trí thông minh của học sinh.
III. Đối tượng nghiên cứu:
- Học sinh lớp 8, lớp 9 trường THCS.
- Sách giáo khoa, sách giáo viên, các loại sách tham khảo của chương trình
lớp 8, lớp 9.
IV. Giới hạn của đề tài:
Đề tài này được thực hiện trong quá trình vận dụng dạy học thực tiễn ở các
khối 8, khối 9 thuộc trường THCS Thạch Lạc.
V. Phương pháp nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: Giáo viên đưa ra một số bài toán tiêu
biểu và cách giải quyết cơ bản cho học sinh thực hiện.
2. Phương pháp điều tra:
+ Điều tra cách giải của học sinh lớp 8, lớp 9 qua bài kiểm tra.
+ Thống kê kết quả của học sinh qua bài kiểm tra.
2



3. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng, hướng dẫn cho học sinh lớp 8, lớp 9
cách giải một số dạng bài tập hóa học.
4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Rút ra các ưu điểm, nhược điểm của
học sinh trong phương pháp giải, từ đó có những biện pháp hữu hiệu để khắc phục
VI. Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu thực hiện đề tài từ tháng 08 năm 2015 đến tháng 06 năm 2016.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiển.
1. Cơ sở lí luận.
Trong quá trình dạy học hóa học ở trường THCS việc phân dạng và giải
các bài toán theo từng dạng là việc làm rất quan trọng. Công việc này có ý nghĩa
đối với cả giáo viên và học sinh. Việc phân dang các bài toán hóa học, giúp giao
viên sắp xếp các bài toán này vào những dạng nhất định và chia ra được phương
pháp giải chung cho từng dạng. Phận loại dạng bài toán giúp học sinh nghiên cứu
tìm tòi, tạo cho học sinh thói quen tư duy, suy luận và kỹ năng làm bài khoa học,
chính xác, giúp học sinh có thói quen nhìn nhận vấn đề theo nhiều cách khác
nhau, từ đó học sinh có thể dùng nhiều kiến thức cùng giải quyết một vấn đề.
Trong việc phân loại các bài toán hóa học và phương pháp giải cho từng dạng
giúp học sinh rèn luyện một cách tập trung từng kĩ năng, kĩ xảo làm bài, từ đó các
em sử dụng kĩ năng, kĩ xảo đó một cách linh hoạt. Trong quá trình giải bài toán
theo từng dạng học sinh được ôn tập cũng cố lại các kiến thức đã học theo từng
chủ đề giúp học sinh nắm vững các kiến thức đã học để vận dụng trong các bài
toán cụ thể.
2. Cơ sở thực tiển.
Hóa học là môn học thực nghiệm kết hợp lý thuyết. Thực tế việc giải quyết
các bài toán hóa học đối với học sinh lớp 8 còn gặp nhiều khó khăn vì đây là môn
học, học sinh mới tiếp cận. Từ khi được nhận công tác, giảng dạy môn hóa học.
Qua quá trình dạy học tôi thấy: chất lượng đối tượng học sinh ở đây chưa đồng
đều, có nhiều em học sinh còn yếu, lúng túng về cách làm một bài toán hóa học và

3


đa số học sinh chưa phân dạng được các bài toán hoá học và chưa định dạng được
phương pháp giải các bài toán hoá học gặp phải. Trước tình hình học tập của học
sinh lớp 8,lớp 9 hiện nay, là giáo viên phụ trách bộ môn, tôi nhận thấy việc cần
thiết là phải hướng dẫn học sinh cách phân dạng các bài toán hóa học và phương
pháp chung để giải các bài toán thuộc mỗi dạng. Từ đó giúp học sinh học tập tốt
hơn và khi gặp một bài toán hóa học tự học sinh có thể phân dạng và đưa ra
phương pháp giải thích hợp.
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài.
- Qua trao đổi cởi mở sau giờ học, các em học sinh cho biết các khái niệm
mở đầu của hóa học rất khó thuộc và cũng rất dễ quên.
- Đa số học sinh có thái độ học tập nghiêm túc, tập trung nghe giảng.
- Một số em đã biết sử dụng các phương pháp giải toán ( áp dụng tốt lý
thuyết và các công thức đã học ) một cách thích hợp. Tuy nhiên, còn có một số
vấn đề là môn học các em ít quan tâm, học kém môn hóa học đó là: Do sự hiểu
biết các khái niệm hóa học mới mẻ nên các em dễ quên và khó học thuộc, phần
lớn các em chỉ học lý thuyết, ít làm bài tập nên rất khó trong việc giải bài toán.
- Chưa biết sử dụng thời gian hợp lí để học tốt, học nhớ các khái niệm, công
thức.
- Phần lớn các em chưa xác định, phân dạng được bài toán nên dễ dàng đi
không đúng hướng cách giải bài toán.
- Học sinh lớp 8, lớp 9 đang ở giai đoạn lứa tuổi hiếu động, chưa có tính kiên
trì, cẩn thận do đó khi làm bài tập các em thường mắc một số sai lầm phổ biến.
Kết quả kiểm tra bài 1 tiết cuối học kì I:
Lớp

Sỉ số


Giỏi

Khá

Yếu

Kém

8A

37

5 (13,51%) 14(37,84%) 16(43,24%)

2 (5,41%)

0 (0%)

8B

34

2 (5,88%)

7 (20,59%)

20(58,82%) 5 (14,71%)

0(0%)


9A

32

3 (9,38%)

8 (25%)

18(56,24%)

3 (9,38%)

0(0%)

9B

33

3 (9,09%)

7(21,21%)

16(48,48%)

5(15,15%)

2(6,07%)

III. Các giải pháp thực hiện
4


TB


Để thực hiện, tôi đã dùng một số giải pháp như sau:
1. Đối với giáo viên:
- Nghiên cứu, phân loại các dạng bài tập sao cho phù hợp với từng đối
tượng học sinh và từng phần kiến thức cụ thể.
- Thực hiện giảng dạy theo phương pháp mới, sử dụng tối đa đồ dùng học
tập để học sinh nắm vững lí thuyết. Trong quá trình giảng dạy quan tâm đến
từng đối tượng học sinh, khuyến khích các em học tập
2. Đối với học sinh:
Học và làm bài tập theo yêu cầu của giáo viên.
IV. Các biện pháp tổ chức thực hiện.
Một số dạng bài tập thường gặp và phương pháp giải
Dạng 1: Bài tập xác định công thức phân tử hợp chất vô cơ (Vận dụng
cho học sinh lớp 8 )
Bài tập 1. Lập công thức hóa học (CTHH) của hợp chất khi biết % nguyên
tố và khối lượng mol của chất (PTK):
a) Phương pháp:
- Đưa công thức về dạng chung AxBy hoặc AxByCz (x, y, z nguyên dương)
- Tìmm MA, MB, MC…
-Ta có tỉ lệ:

M
M
MA MB
=
= C = chat
% A % B %C

100

--> x, y, z --> CTHH của hợp chất cần tìm.
b) Vận dụng: Xác định CTPT của hợp chất A biết thành phần % về khối
lượng của các nguyên tố là: % H= 2,04%; % S = 32,65%; % O
=65,31% và MA = 98 g.
Giải:
Cách 1: Gọi CTPT của hợp chất là HxSyOz .
Ta có tỉ lệ sau:

5


M
M
MH
M
= S = O = A
% H % S %O 100
x

32 y

16 z

98

Thay số vào ta có 2,04% = 32,65% = 65,31% = 100%
-- >x = 2; y = 1; z = 3. Vậy CTPT là: H2SO4.
Cách 2:

- Tìm khối lượng của mổi nguyên tố có trong 1mol hợp chất :
mH =( 2,04 . 98 ) : 100 =2g ; m S = ( 32,65 . 98 ) : 100 = 32g ; m O = 98 – 32 - 2
=64(g)
- Tìm số mol của mổi nguyên tử nguyên tố trong 1 mol hợp chất :
nH = 2 : 1 = 2 (mol) ; nS = 32 : 32 = 1 (mol) ; n O = 64 : 16 = 4(mol)
- Suy ra trong 1 mol phân tử hợp chất có : 2mol nguyên tử H, 1mol
nguyên tử S và 4mol nguyên tử O
- Công thức hoá học của hợp chất là : H2SO4 ..
Bài tập 2. Lập CTHH dựa vào khối lượng mol chất (PTK) và tỉ lệ về
khối lượng nguyên tố.
a) Phương pháp:
- Đưa CTPT về dạng chung AxByCz tỉ lệ khối lượng nguyên tố: a, b, c (x,
y, z nguyên dương).
- Tìm MA, MB, MC, Mchất.
- Ta có:

M
M chat
MA
MB
=
= C =
a
b
c
a +b +c

- Tìmm x, y, z … à CTHH hợp chất.
b) Vận dụng:
Xác định CTPT của hợp chất biết hợp chất gồm hai nguyên tố Ca và O, tỉ lệ

khối lượng các nguyên tố là 5 : 2 và phân tử khối của hợp chất là 56.
Giải :
6


Đặt CTPT của hợp chất là CaxOy.
Ta có tỉ lệ sau:

M Ca
M
M
= O = chat
5
2
5 +2

Thay số vào ta có:

40 x 16 y 56
=
=
à
5
2
7

x = 1; y = 1.
Vậy CTPT là CaO.
Bài tập 3: Lập CTHH dựa vào thành phần % khối lượng nguyên tố.
a) Phương pháp

- Đưa CTPT về dạng chung AxBy hay AxByCz (x, y, z nguyên dương).
- Tìm MA; MB; hay MA; MB ; MC.
- Đặt tỉ lệ: MA : MB = %A : %B hay MA : MB : MC = %A : %B : %C
- Tìm x, y, hay x, y, z … à CTHH đơn giản của hợp chất.
b) Vận dụng :Xác định CTPT của hợp chất A biết thành phần % về khối
lượng của các nguyên tố là: %Ca = 40%; % C = 12%; %O = 48%.
Giải:
Gọi CTPT của hợp chất là CaxCyOz .
Ta có tỉ lệ sau: MCa : MC : MO = %Ca : %C : %O
Hay: x : y : z =

%Ca %C %O
:
:
40 12 16

Thay số vào ta có : x: y: z =

40% 12% 48%
=
=
40
12
16

Rút ra ta được: x = 1; y = 1; z = 3
Vậy CTHH đơn giản của hợp chất là: CaCO3.
Bài tâp 4: Lập CTHH dựa vào PTHH.
a) Phương pháp
- Đọc kỉ đề, xác định số mol của chất tham gia và sản phẩm.

7


- Đặt công thức phân tử.
- Viết PTHH
- Dựa vào lượng của chất đã cho tính theo PTHH. Tìm M nguyên tố.
b) Vận dung: Cho 4 gam một oxit của đồng tác dụng hoàn tòan với khí H 2
ở điều kiện nhiệt độ cao thấy dùng hết 1,12 lít khí H 2 ( đktc). Tìm CTPT của oxit
đồng.
Giải:
Theo bài ra: nH2 = 1,12/22,4 = 0,05 (mol).
Đặt CTPT của oxit đồng là: CuxOy. Ta có phương trình hóa học sau:
t
CuxOy + y H2 →
xCu + y H2O.
0

Theo PTHH : nCuxOy = 1/y . nH2 = 0,05/y mol.
Theo bài ra: nCuxOy = 64 x + 16 y à 64 x + 16 y =

4

4

0,05
y

x

6,4


1

Ta có=> 4y= 3,2x+ 0,8y => 3,2 y = 3,2 x. hay y = 6,4 = 1
Vậy CTPT của oxit đồng là : CuO.
Dạng 2: Bài tập tính theo PTHH. (Vận dụng cho học sinh khối 8 và rèn
luyện kỷ năng giải bài cho học sinh khối 9)
a) Phương pháp: Các bước của giải bài toán theo phương trình hóa học
B1: Đổi dữ kiện đầu bài.
B2: Viết phương trình phản ứng.
B3: Tìm số mol chất tham gia và các chất sản phẩm theo yêu cầu đề bài.
B4: Tính theo yêu cầu đề bài
Các công thức cần nhớ:
Công thức về thể tích và số mol của chất khí
V= n.22,4 Trong đó V là thể tích của chất khí(ở đktc), n là số mol của chất
khí.
Công thức về mối liên hệ giữa thể tích và lượng chất
nA= mA:MA Trong đó nA số mol của chất A.
8


mA khối lượng của chất A, MA khối lượng mol của chất A
b) Vận dụng
Bài tập 1. ( Dựa vào lượng chất tham gia phản ứng )
Hòa tan hoàn toàn 6,5 gam kẽm bằng dung dịch axit clohiđric 10%.
a. Viết PTHH
b. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc)
c. Tính khối lượng dung dịch axit đã dùng
Giải:
a. PTHH: Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2


b. Theo đề ra: nZn =

6,5
= 0,1 (mol).
65

Theo PTHH: nZn = nH2 = 0,1(mol)
Vậy thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) là: VH2 = 0,1 . 22,4 = 2,24 (lít)
c. Theo PTHH: nHCl= 2nZn = 0,1 . 2 = 0,2 (mol)
m HCl = 0,2 . 36,5 = 7,1gam. => mdd HCl (10%) = 7,1 . 100/10 = 71 (gam)
Bài tâp 2. ( Dựa vào lượng chất tạo thành sau phản ứng )
Hòa tan hoàn toàn một lượng sắt bằng dung dịch axit clohiđric. Phản ứng
kết thúc thu được 5,6 lít khí (đktc).
a. Viết PTHH
b. Tính khối lượng sắt đã hòa tan.
Giải:
a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
5,6

b. Theo đề ra: nH2 = 22,4 = 0,25 mol.
Theo PTHH: nFe = nH2 = 0,25 mol
9


Vậy mFe = 0,25 . 56 = 14 (gam)
Dạng 3: Bài toán có chất dư.
(Vận dụng cho học sinh khối 8, khối 9 và bồi dưỡng học sinh giỏi)
a) Phương pháp:
+ Viết PTHH.

+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
+ Tìm tỉ lệ: số mol các chất theo đề bài / hệ số các chất trong PTHH. So
sánh chất nào có tỉ lệ lớn hơn thì chất đó dư, biểu hiện của chất còn dư như sau:
Xét phản ứng có dạng tổng quát
a.A +
Giả thiết cho: m(mol
m
Nếu :
a

bB

uU + vV

n (mol)
n
b

=

: A và B tương tác vừa hết

Nếu :

m
a

>

n

b

: A dư B hết tính theo B

Nếu :

m
a

n
< b

: A hết B dư tính theo A

+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm theo tỉ lệ trong PTHH.
+ Tính lượng các chất khác thì chúng theo số mol của chất phản ứng hết.
b) Vận dụng:
Bài tập 1: Hoà tan 5,6 gam sắt bằng 36,5 gam dung dịch axit clohiđric
10%. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc). Sau phản ứng chất nào còn dư, khối
lượng chất dư bằng bao nhiêu?
Giải:
a. PTHH: Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Theo đề ra: nFe =

10

5,6
= 0,1 mol.
56



mHCl = 36,5.

10
= 3,65 (gam.)
100

3,65

nHCl = 36,5 = 0,1 mol.
Ta có:

n Fe 0,1
=
1
1

n HCl 0,1
=
2
2

>

Vậy sắt dư sau phản ứng
1

1

Theo PTHH: n H 2 = 2 nHCl = 2 . 0,1 = 0,05 mol

Vậy thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) là: V H 2 = 0,05 . 22,4 = 1,12 (lít)
Theo PTHH: n Fe ph¶n øng =

1
1
nHCl = . 0,1 = 0,05 mol
2
2

Khối lượng sắt dư là:
m Fe =(n Fe tríc ph¶n øng- n Fe ph¶n øng) . M Fe
m Fe = (0,1 – 0,05) . 56 = 2,8 gam.
Bài tập 2: Hoà tan vừa đủ 13 g kim loại Kẽm trong 100ml dung dịch HCl.
Khí sinh ra dẫn qua ống sứ chứa CuO nung nóng . Sau phản ứng lấy toàn bộ chất
rắn trong ống sứ ra cân được 16,8g
1 .Tính nồng độ CM dung dịch HCl
2. Tính khối lượng CuO có trong ống sứ trước phản ứng
Giải
Đổi 100ml = 0,1 (lít)
PTPƯ : Zn + 2HCl → ZnCl 2 + H2 (1)
0,2mol 0,4mol
0,2mol
H2 +
CuO → Cu + H2O (2)
a. Theo bài ra : nZn =13 : 65 = 0,2 mol. Theo (1) nHCl = 2nZn = 0,4 moi
CM = 0,4 : 0,1 = 4M
b. Theo bài ra nCu = 16,8 : 64 = 0,2625 mol. Theo phương trình (2) ta có :
nCu = nCuO = 0,2625 mol. Vây : mCuO =0,2625. 80 =21 gam
Theo (1) nH2 = nZn = 0,2 mol . Theo (2) lượng Cu tối đa tạo ra là nCu = 0,2
mol = nH2 (mol)

Vậy khối lượng Cu tối đa tạo ra : m Cu = 0,2 .64 = 12,8 gam < 16,8 gam
( vô lý)
Kết luận : Chất rắn sau phản ứng ngoài Cu còn có CuO dư nữa . Nghĩa là
H2 phản ứng hết .
Do đó theo trên mCu =12,8 gam nên mCuOdư = 16,8 - 12,8 = 4(gam)
11


Mặt khác. Theo PT(2) nCuO đã pư = nCu =0,2mol. Vậy mCuOpư = 0,2 .80
=16gam.Vậy: Tổng khối lượng CuO ban đầu là 16 + 4 =20 gam
Bài tập 3. Cho 200 gam dung dịch BaCl2 10,4 % tác dụng hết với m gam
dung dịch Na2SO4 10 %. Sau phản ứng lọc bỏ kết tủa rồi cô cạn dung dịch thu
được 13,12 gam chất rắn khan. Tính m .
Đối với loại bài toán này một số học sinh khi giải sẽ giải như sau:
Giải
PTPƯ:
BaCl2 + Na2SO4 ⇒ BaSO4 + 2NaCl
0,1 mol
0,2 mol
Theo bài ra ta có: m BaCl2 =(200.10,4) : 100 = 20,8 ( g ).
⇒ nBaCl2 = 20,8 : 208 = 0,1 mol
Theo PTPƯ mNaCl = 0,2. 58,5 = 11,7 g < 13,12 g . (đó chính là khối lượng
NaCl sinh ra tối đa )
Vậy chất rắn sau phản ứng còn có Na2SO4 dư
Do đó theo PTPƯ ta có: nNaCl = 2nBaCl2 =0,1.2 = 0,2 ( mol ).
mNaCl = 0,2,58,5 = 11,7 ( gam ).
m Na2SO4 dư =13,12 -11,7 =1,42 ( gam ).
Mặt khác theo PTPƯ nNa2SO4 = nBaCl2 = 0,1 mol nên mNa2SO4 = 0,1. 142 = 14,2
g
Vậy tổng khối lượng Na2SO4 = 1,42 + 14,2 = 15,52 ( gam ).

md d Na2SO4 = 15,52 .100 / 10 = 155,2 ( gam ).
Bài tâp 4: Hoà tan hoàn toàn 16,4 gam hổn hợp X gồm MgO và MgCO3
trong dung dịch H2SO4 thì thấy có 2,24l khí thoát ra ở (đktc ).
a. tính khối lượng mổi chất rắn có trong hổn hợp
b. Cho 300ml dung dịch Ba(OH)2 1,5M vào dung dịch A thu được 110,6
gam kết tủa và 500ml dung dịch b có PH > 0 Tính nồng độ mol cuả chất có trong
dung dịch
Giải
a . PTPƯ:
MgO + H2SO4 → MgSO4 + H2O
(1).
0,2 mol
0,2 mol
MgCO3 + H2SO4 → MgSO4 +
CO2 + H2O
0,1mol
0,1 mol
0,1 mol
n CO2 = 2,24 / 22,4 = 0,1 mol
PTPƯ (2) nMgCO3 = n CO2 = 0,1 mol
m MgCO3 = 0,1 .84 = 8,4 (gam)
mMgO = 16,4 - 8,4 = 8 (gam)
b. Dung dịch A gồm : MgSO4 và có thể có H2SO4 dư
PTPƯ: MgSO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + Mg(OH)2
n Ba(OH)2

(3)

= 0,3 . 1,5 = 0,45 (mol)


Có thể có phản ứng :H2SO4

+

Ba(OH)2 → BaSO4 +

Từ (1) và (2) thì số mol của MgSO4 = 0,1+0,2 =0,3 (mol)
12

(2)

H2O (4)


n Ba(OH)2 pư = nBaSO4 = 0,3 mol = nMg(OH)2
mBaSO4 + mMg(OH)2 = 0,3 .233 + 0,3.58 = 87,3 gam < 110,6 (gam)
Vậy phải xảy ra phản ứng (4) tức là H2SO4 dư để phản ứng với Ba(OH)2
tạo kết tủa
n

Ba(OH)2 dư

= 0,45 – 0,3 = 0,15 (mol)

mBaSO4 ở pư (4) = 110,6 – 87,3 = 23,3 (gam)
nBaSO4 = 23,3 : 233 = 0,1 (mol)
nBaSO4 =nBa(OH)2 = 0,1 mol. Vậy nBa(OH)2 dư = 0,15– 0,1 = 0,05 (mol).
CM Ba(OH) 2 = 0,05 / 0,5 = 0,1 (M)
Dạng 4: Bài tập pha trộn dung dịch:
1. pha trộn dung dịch không xảy ra phản ứng.

1.1 Trường hợp 1: Cùng chất tan.
a) Phương pháp:
- Xác địnnh m hoặc n trong mỗi dung dịch đem trộn.
- Ghi nhớ các công thức tính sau:
mdd sau = m dd 1+ m dd 2 + … ( ∑ mdd đem trộn)
Vdd sau = V dd 1+ V dd 1+ … ( ∑ Vdd đem trộn)
mct sau = m ct 1+ m ct 2+ … ( ∑ mct đem trộn)
nct sau = n ct 1+ n ct 2+ … ( ∑ nct đem trộn)
-Sau đó áp dụng công thức tính C% hoặc CM để tính nồng độ dung dịch thu
được.
b) Vận dụng:
Trộn 200 ml dung dịch HCl 1M với 150 ml dung dịch HCl 2M, tính nồng
độ của dung dịch thu được.
Giải:
Theo bài ra: Số mol HCl trong mỗi dung dịch là:
13


ndd1 = 0,2 . 1 = 0,2 ( mol )
ndd2 = 0,15 . 2 = 0,3 ( mol )
Khi trộn hai dung dịch với nhau thì:
ndd sau= ndd1+ndd2 = 0,2 + 0,3 = 0, 5 ( mol )
Vdd sau = Vdd1+ Vdd2= 0,2+ 0,15 = 0,35( lit )
à CM dd sau =

n dds
0,5
=
= 1,43 ( M )
Vdds 0,35


1.2. Trường hợp 2: Khác chất tan
a) Phương pháp:
- Tìm n hoặc m của mỗi chất tan trong mỗi dung dịch trước khi trộn.
- Tìm Vdd sau = Vdd1+Vdd2+ … ( ∑ Vdd đem trộn)
Hoặc mdd sau = mdd1+mdd2+ … ( ∑ mdd đem trộn)
- Lưu ý: Khi trong một dung dịch đồng thời chứa nhiều chất tan thì mỗi
chất tan có một nồng độ riêng ( do lượng mỗi chất tan khác nhau).
- Áp dụng công thức tính nồng độ để tính kết quả.
b) Vận dụng:
Trộn 150 ml dung dịch H2SO4 1M với 150 ml dung dịch Na 2SO4 2M, tính
nồng độ của mỗi chất trong dung dịch thu được.
Giải:
Theo bài ra:

n H 2 SO4 = 0,15 x 1 = 0,15 (mol)

Na 2 SO4 = 0,15 x 2 = 0,3 (mol)

Khi trộn hai dung dịch với nhau thì:Vdd sau = Vdd1+ Vdd2= 0,15+ 0,15 = 0,3
lit.

14

0,15

à CM H 2 SO4 = 0,3 = 0,5 ( M )


0,3

à CM Na 2 SO4 = 0,3 = 1 (M)

2. pha trộn dung dịch có xảy ra phản ứng hóa học.
a) Phương pháp:
Các bước tiến hành cũng giống như dạng bài tập tính theo phương trình hóa
học. Chỉ khác ở chổ số mol các chất cho được tính từ nồng độ của dung dịch và
tìm nồng độ của các chất trong sản phẩm.
+ Viết PTHH.
+ Tính số mol của chất đã cho trong đề bài.
+ Dựa vào PTHH để tìm số mol chất cần tìm theo tỉ lệ trong PTHH.
+ Tính lượng chất m hoặc V theo đề bài yêu cầu.
b) Vận dụng:
Bài tập. Cho 150 ml dung dịch H2SO4 tác dụng vừa đủ với 150 ml dung
dịch NaOH 2M, tính nồng độ mol của dung dịch H 2SO4 đem phản ứng và các
chất trong dung dịch sau phản ứng.
Giải:
PTHH:

H2SO4

+ 2NaOH à

Na2SO4 +

2H2O

- Tính nồng độ mol dung dịch H2SO4 đem phản ứng
Theo bài ra: n NaOH = 0,15 x 2 = 0,3 mol.
1


1

Theo PTHH ta có: n H 2 SO4 = 2 n NaOH = 2 .0,3 = 0,15 mol.
0,15

à CM H 2 SO4 = 0,15 = 1M
- Tính nồng độ mol của các chất sau phản ứng .
Theo bài ra và theo PTHH thì sau phản ứng tồn tại duy nhất dung dịch
Na2SO4
Theo PTHH ta có: n Na 2 SO4 = n H 2 SO4 = 0,15 mol
15


Theo bài ra: Vdd sau = Vdd H 2 SO4 + Vdd NaOH = 0,15+ 0,15 = 0,3 (lít)
0,15
à CM Na 2 SO4 = 0,3 = 0,5 ( M )

* Lưu ý:
- Trong trường hợp sản phẩm có chất không tan hoặc bay hơi, nếu đề bài
yêu cầu tính nồng độ % các chất sau phản ứng. Khi đó khối lượng dung dịch
sau phản ứng bằng tổng khối lượng các dung dịch trừ đi khối lượng chất không
tan hoặc bay hơi:
mdd sau = m dd 1+ m dd 2 + … m dd n – m chát không tan ( hoặc bay hơi)
Ví dụ: Na2SO4 + Ba(OH)2 à

BaSO4 +

2 NaOH

Do BaSO4 không tan nên:

mdd sau = mdd Na 2 SO4 + mdd Ba(OH ) 2 - m BaSO4
- Trong trường hợp chất tham gia phản ứng dư, thì sau phản ứng sẻ vừa tồn
tại các dung dịch sản phẩm và cả dung dịch của chất tham gia dư.
Dạng 5: Bài tập xác định thành phần của hỗn hợp.
a) Phương pháp:
Bước 1 : Viết tất cả các phương trình phản ứng có thể xảy ra.
Bước 2: Đổi các giả thiết không cơ bản sang giả thiết cơ bản
Bước 3: Đặt ẩn số cho lượng các chất tham gia hoặc tạo thành trong
phương trình, dựa vào tương quan giữa các ẩn đó trong các phương trình phản
ứng để lập ra các phương trình đại số,biểu thị các dữ kiện đã cho.
Bước 4: Giải phương trình hay hệ phương trình và biện luận kết quả (nếu
cần), rồi chuyển kết quả cơ bản sang dạng không cơ bản ( tùy theo yêu cầu của bài
ra).
b) Vận dụng:
Bài tập 1: Cho tan hoàn toàn 11gam hỗn hợp X gồm Al và Fe trong dung
dịch HCl, thu được 8,96 lít H2 (đktc), Xác định khối lượng mỗi kim loại trong hỗn
hợp
16


Giải:
PTPƯ
Al

+

3HCl

AlCl3 +


x

1,5H2

(1)

1,5x (mol)

Fe

+

2HCl

FeCl2 +

y

H2

(2)

y (mol)

Cách 1 : Đặt ẩn là số mol chất cần tìm
Gọi x và y là số mol Al và Fe có trong 11 gam hỗn hợp ,theo giả thiết ta có :
Số gam hỗn hợp = 27x + 56y = 11

(3)


Mặt khác theo phương trình phản ứng 1 và 2 :
Số mol H2 = 1,5x +

y = 8,96/22,4 = 0,4

(4)

Giải hệ phương trình (3) ,(4) được :
x = 0,2 mol Al

Số gam Al = 27 . 0,2 = 5,4 (gam)

y = 0,1 mol Fe

Số gam Fe = 56 . 0,1 = 5,6 (gam)

Cách 2: Đặt ẩn là số gam chất cần tìm :
Gọi x và y là số gam Al và Fe trong 11 gam hỗn hợp
Số gam hỗn hợp = x

+ y = 11

(5)

Theo phương trình:
1mol Al

1,5 mol H2

27 gam Al


1,5 mol H2

x (gam)

1,5x
27

56 gam Fe
y (gam)

(mol)

1mol H2
y
56

(mol)

1,5x
y
Tổng số mol H2 =27
+ 56
Hay : 28x + 9y = 201,6

= 0,4
(6)

Giải hệ (5) và (6) được :
x = 5,4 ( gam Al )


;

y = 5,6 ( gam Fe )
17


Cách 3: Đặt theo một chất rồi suy ra chất thứ hai. Gọi x là số mol Al ,y là
số mol H2 do nhôm tạo ra ,theo phương trình ta có :
y = 1,5x

(7)

Số mol Fe = Số mol H2 do Fe tạo ra
11 – 27x
56

= 0,4 – y

(8)

Giải phương trình (7) (8) được
x = 0,2 mol Al ( ứng với 5,4 gam )
Số gam Fe = 11 – 5,4 = 5,6 (gam)
Bài tập 2. Cho tan hoàn toàn 5,4 gam Al trong dung dịch HNO3 thu được
2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí A gồm NO và N 2O. Tính thể tích mỗi khí trong
hỗnhợp X.
Giải:
PTPƯ:
Al


+ 4HNO3

Al(NO3)3 + NO +

mol: x

2H2O

(1)

x

8Al + 30HNO3

8Al(NO3)3 + 3 N2O + 15H2O (2)

mol: y

3y/ 8
Gọi x và y là số mol Al tham gia phản ứng 1 ,2
Số mol Al = x

+ y

= 5,4/27 = 0,2

Số mol X = x

+ 3y/ 8 = (0,1 mol)


Hay: 8x + 3y

= 0,8

(mol)

(3)
(4)

Giải hệ được x = 0,04 ; y = 0,16
thể tích NO =

22,4x

= 0,896 (lít).

thể tích N2O = 22,4 . 3y/8 =1,344 (lít).
Ta cũng có thể đặt trực tiếp số mol NO và N2O là x và y
Số mol A = x +

y = 0,1 (mol)

(5)

Số mol Al = x + 8y/ 3 = 0,2 (mol).
Hay : 3x + 8y = 0,6
Giải hệ được: x = 0,04
18


(6)
VNO = 22,4x = 8,96 (lit)


y = 0,06 -- > VN2 O = 22,4y = 1,344(lit)
Đặt trực tiếp cách tính đơn giản hơn, tuy nhiên ta có thể đặt số mol Al tham
gia phản ứng 1, 2 là x và 8y,ta có hệ phương trình đơn giản hơn;
x + 8y = 0,2

(7)

x + 3y = 0,1

(8)

Và dễ dàng giải nhẩm y = 0,02 và x = 0,04.
Dạng 6: Bài tập xác định hiệu suất của phản ứng.
a) Phương pháp:
Các bước tiến hành giải bài toán theo PTHH, sau khi tìm được lượng chất
cần tìm thì tiến hành tính hiệu suất phản ứng.
m

TT
Nếu tính hiệu suất theo sản phẩm thì áp dụng công thức: H = m .100% , hoặc nếu
LT

m LT
.100% .
tính theo chất tham gia: H =
mTT


Trong đó.

H: Hiệu suất phản ứng
mTT: Khối lượng chất thực tế
mLT: Khối lượng chất lí tưởng theo phương trình

b) Vận dụng:
Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí H2 thu được 60 gam nước. Tính
hiệu suất của phản ứng.
Giải:
t
Theo bài ra ta có phương trình: 2H2 + O2 →
2H2O
o

n H 2 = 8 : 2 = 4 mol
Theo phương trình: n H 2 O =

n H 2 = 4 mol

=> m H 2 O = 4 . 18 = 72 gam
Nhưng thực tế chỉ thu được 60 gam H2O. Vậy hiệu suất của phản ứng là:
H=

mTT
60
.100% =
.100% = 83,3 %
m LT

72

19


Bài tập 2: Đốt cháy hoàn toàn 8 gam khí H2. Tính lượng nước thu được biết
hiệu suất của phản ứng là 80 %.
Giải:
t
Theo bài ra ta có phương trình: 2H2 + O2 →
2H2O
o

n H 2 = 8 : 2 = 4 mol
Theo phương trình: n H 2 O =

n H 2 = 4 mol

=> m H 2 O = 4 . 18 = 72 gam
Nhưng thực tế hiệu suất của phản ứng chỉ đạt 80% nên lượng nước
thực tế thu được là: m H 2 O = 72 . 80/ 100 = 57,6 (gam).
Bài tập 3: Cần đốt cháy bao nhiêu gam khí H2 để thu được 72 gam nước
biết hiệu suất của phản ứng chỉ đạt 80 %.
Giải:
t
Theo bài ra ta có phương trình: 2H2 + O2 →
2H2O
o

n H 2 O = 72 : 18 = 4 mol

Theo phương trình: n H 2 O =

n H 2 = 4 (mol).

=> m H 2 = 4 . 2= 8 (gam).
Nhưng thực tế hiệu suất của phản ứng chỉ đạt 80% nên lượng khí H2
thực tế cần là:

m H 2 = 8 . 100/80 = 10 (gam).

Dạng 7: Phản ứng của dung dịch bazơ với oxit axit.
(Vận dụng cho học sinh khối 9 và rèn luyện kỷ năng giải bài cho học sinh THCS
và bồi dưỡng học sinh giỏi)
a) Phương pháp:
Dạng phản ứng của dung dịch bazơ với một số oxit axit không phải lúc nào củng
cho ra một số sản phẩm nhất định mà tùy theo tỉ lệ số mol của chất tham gia mà
quyết định sản phẩm.
20


Ví dụ: Giả sử cho a mol CO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol NaOH
thu được dung dịch X thì ta có thể biện luận như sau.
PTPƯ:
CO2 + NaOH à NaHCO3

(1)

CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O
Ta có:
1- Nếu 0 <


(2)

nNaOH
b
=
nCO2
a
b
<1 chỉ xảy ra phản ứng (1) tạo ra NaHCO3 và CO2 còn dư
a

b
= 1 phản ứng (1) vừa đủ tạo ra NaHCO3
a
b
3- Nếu 1 < <2 xảy ra cả phản ứng (1) và phản ứng (2) tạo ra NaHCO 3
a

2 – Nếu

và Na2CO3
b
= 2 phản ứng (2) vừa đủ tạo ra Na2CO3
a

4 – Nếu
5- Nếu

b

> 2 chỉ xảy ra phản ứng 2 tạo ra Na2CO3 và NaOH còn dư
a

Các trường hợp khác củng biện luận tương tự.
b) Vận dụng:
Bài tập 1: Dẫn 5,6 lít khí CO2 (đktc) qua 200 ml dung dịch NaOH 2M.
Muối nào được tạo thành? Khối lượng mỗi muối là bao nhiêu?
Giải:
Khi dẫn khí CO2 qua dung dịch NaOH có thể xảy ra các phản ứng sau:
PTHH:

CO2 + NaOH à NaHCO3
CO2 + 2NaOH à Na2CO3 + H2O

(1)
(2)

5,6

Theo bài ra ta có: n CO 2 = 22,4 = 0,25 mol
n NaOH = 0,2 . 2 = 0,4 (mol).
Ta có:

1<

nNaOH
0,4
=
<2
nCO2

0,25

21


Vậy xảy ra cả hai phản ứng (1) và (2) tạo ra cả hai muối: NaHCO 3 và
Na2CO3
Gọi số mol CO2 tham gia phản ứng (1) là x mol => số mol NaOH là Gọi số
mol CO2 tham gia phản ứng (2) là y mol => số mol NaOH là 2y mol
 x + y = 0,25
 x + 2 y = 0,4

Vậy ta có hệ phương trình: 

 y = 0,15(mol )
 x = 0,1(mol )

ó

Vậy theo phương trình (1) n NaHCO3 = n CO2 = 0,1 mol
=> m NaHCO3 = 0,1 . 84 = 8,4 (gam).
Theo phương trình (2) n Na 2 CO3 = n CO2 = 0,15 (mol).
=> m Na 2 CO3 = 0,15 . 106 = 15,9 gam
Sau gần một năm áp dụng cách giảng dạy cũng như hướng dẫn học sinh
thực hiện giải toán bằng phương pháp giải các dạng bài tập, tôi thu được kết quả
khả quan: Số học sinh Giỏi, khá và trung bình được nâng lên khá nhiều, số học
sinh yếu, kém được giảm xuống đáng kể so với các năm học trước đó ở tất cả số
lớp tôi phụ trách giảng dạy.
Kết quả kiểm tra bài 1 tiết sau khi vận dụng phương pháp giải một số dạng
bài tập hoá học THCS:

Lớp

Sỉ số

8A

37

8B

Giỏi

Khá

Yếu

Kém

9 (24,32%) 16(43,24%) 12(32,44%)

0(0%)

0 (0%)

34

4 (11,76%) 12(35,29%) 18(52,95%)

0 (0%)


0(0%)

9A

32

5(15,62%)

15(46,88%)

0(0%)

0(0%)

9B

33

5 (15,15%) 12(36,36%) 16(48,49%)

0(0%)

0(0%)

12(37,5%)

TB

C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
I. Kết luận:

Sau khi áp dụng phương pháp trên để giảng dạy, tôi đã nhận được sự ủng
hộ nhiệt tình của học sinh và đồng nghiệp. Nhiều học sinh đã tự tìm hiểu tự
nghiên cứu kiến thức, do đó đã phát huy được tính tích cực của học sinh trong quá
trình dạy học, học sinh nắm kiến thức nhanh hơn, nhớ lâu hơn. Các em cảm thấy
thích thú, thoải mái khi tìm phương pháp giải. Vì vậy, việc hướng dẫn giải bài tập
và hình thành phương pháp giải bài tập hoá học, phải được sử dụng thường xuyên
trong quá trình giảng dạy hoá học THCS.
22


Tuy nhiên nghiên cứu những vấn đề liên quan đến hoá học luôn được coi là
một chủ đề lớn của nhân loại nói chung và của khoa học giáo dục nói riêng. Việc
tìm hiểu phương pháp dạy học hoá học tạo ra những cách thức dạy mới, áp dụng
vào phương pháp giáo dục sao cho được hiệu quả không chỉ cần thiết cho hoạt
động dạy học mà cho cả hoạt động nghiên cứu khoa học. Đối với sáng kiến này
chưa thực sự nêu bật được phương pháp cụ thể, hoàn chỉnh song nó góp phần bổ
sung vào phương pháp dạy học hoá học những định hướng cần thiết trong việc
hình thành kỹ năng giải bài tập.
Mục đích nghiên cứu sáng kiến này chỉ có thể gợi mở một cách thức mới
góp phần vào quá trình dạy học, do đó phải được nghiên cứu sâu hơn.
Trên đây là những ý kiến của tôi trong việc hình thành kỹ năng giải một số
dạng bài tập hóa học ở THCS. Tôi rất mong được sự động viên, cổ vũ và khích lệ,
ý kiến đóng góp quý báu của đồng nghiệp để sáng kiến này đưa vào giảng dạy
thực sự có hiệu quả.
Tôi xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, các bạn đồng nghiệp
đã giúp đỡ tôi hoàn thành sáng kiến này.
II. Kiến nghị:
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy mặc dù việc giải toán hóa học là một công
việc khó khăn đối với nhiều học sinh, nhưng nếu người giáo viên biết phân loại
các dạng toán, dạy cho các em phương pháp cụ thể của từng dạng thì kết quả thu

được sẽ rất khả quan.
Đối với cấp trên: Thường xuyên tổ chức các chuyên đề về phân môn hoá
học để giáo viên có nhiều cơ hội học tập trao đổi kinh nghiệm giúp đỡ nhau trong
quá trình giảng dạy.
Đối với giáo viên: Thường xuyên tham khảo các tài liệu mới, cập nhật
thông tin kịp thời để có kế hoạch giảng dạy phù hợp, hiệu quả.
Để có được kết quả cao trong việc dạy và học, theo tôi các địa phương cần
có sự quan tâm hơn nữa về cơ sở vật chất, tạo điều kiện thời gian học tập ở nhà
cho con em.
23


Trên đây là một số kinh nghiệm thực tiễn trong quá trình dạy học mà bản
thân tôi rút ra được. Rất mong sự góp ý của đồng nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!

24


MỤC LỤC:
Trang
A. Đặt vấn đề ……………………………………………………………… …..1
I. Lí do nghiên cứu ……………………………………………………… ……..1
II. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ………………………………………… .2
1. Mục đích ………………………………………………………………… .2
2. Nhiệm vụ ………………………………………………………………… 2
III. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………………………… 2
IV. Giới hạn đề tài ………………………………………………………………2
V. Phương pháp nghiên cứu ………………… ……………………………….2
VI. Thời gian nghiên cứu ……………………………………………………….3

B. Giải quyết vấn đề …………………………………………………………… 3
I. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn ……………………………………………….3
1. Cơ sở lí luận ………………………………………………………………3
2. Cơ sở thực tiễn ………………………………………………………… …3
II. Thực trạng trước khi thực hiện các giải pháp của đề tài……………………. 4
III. Các giải pháp thực hiện ……………………………………………………..5
1. Đối với giáo viên: ………………………………………………………...5
2. Đối với học sinh ……………………………………………………...……5
IV. Các biện pháp tổ chức thực hiện…………………………………………. . ..5
C. KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ……………………………………………… .22
I. KẾT LUẬN ……………………………………………………………… ....22
II. KIẾN NGHỊ ……………………………………………………………. ….23
MỤC LỤC ……………………………………………………………………..25
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………..26

25


×