Đề tài: "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập lai một cặp tính trạng
cho học sinh lớp 9 ở trường THCS"
A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Về mặt lý luận
- Dạy học tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng
trong dạy học, đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy
tính tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục như tích hợp
liên môn để thực hiện một cách linh hoạt đối với các mức độ tích hợp.
- Trong khoa học tự nhiên, việc tích hợp các môn như Sinh học, Hóa học,
Toán học, Vật lý… từ kiến thức môn học này, học sinh có thể hiểu thêm về kiến
thức các môn học khác, làm cho quá trình học tập có ý nghĩa, sử dụng kiến thức
trong tình huống, lập mối liên hệ giữa các khái niệm đã học, các kiến thức gắn
liền với kinh nghiệm sống của học sinh, có điều kiện phát triển kỹ năng chuyên
môn.
- Với cấu trúc nội dung phần lai một cặp tính trạng trong chương trình sinh
học 9 thì không những yêu cầu học sinh nắm kiến thức nội dung, củng cố quan
điểm duy vật biện chứng, mà điều quan trọng là phát triển tư duy lý luận rèn
luyện kỹ năng. Một trong những biện pháp có hiệu quả để phát triển tư duy lý
luận, củng cố kiến thức lý thuyết đó là bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen.
Về mặt thực tiễn
- Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài kiến thức Sinh học về bài tập lai
một cặp tính trạng còn tích hợp môn Hóa học về tên gọi, về khái niệm phần tử ;
tích hợp môn Vật lý về phần tử, vận dụng công thức và cách làm bài tập; còn tích
hợp kiến thức môn Toán học về các bước giải bài tập, vận dụng các công thức,
thực hiện các phép tính toán, dùng toán thống kê để phân tích các số liệu thu được
rồi thống kê số liệu phép lai…Từ đó rút ra quy luật di truyền các tính trạng.
- Trong chương trình sinh học 9 lần đầu tiên học sinh được làm quen với
một số dạng bài tập cơ bản có liên quan đến kiến thức di truyền cùng với khuôn
khổ chương trình các bài tập di truyền còn quá ít và đơn giản. Vì thế kĩ năng giải
bài tập di truyền của đa số học sinh lớp 9 còn yếu.
Về cá nhân
1
- Đơn vị Trường THCS mà bản thân tôi trực tiếp giảng dạy có số học sinh
Bắc Lạc chiếm tỷ lệ khá nhiều nên thời gian dành cho việc tự học quá ít; hơn nữa,
kĩ năng giải toán của các em học sinh yếu. Trong mỗi lớp chỉ có 1 -> 5 học sinh
tiếp thu khá thì giải được bài, còn lại chưa biết cách giải, thường ỉ lại cho bạn
hoặc giáo viên và chép lại.
- Hiện nay bài tập kiểu dạng toán ở môn sinh học rất đơn giản. Hơn nữa
một số giáo viên chưa thật sự coi trọng vấn đề này, chính vì thế bản thân tôi muốn
củng cố kiến thức lý thuyết cho học sinh, phát triển kĩ năng tư duy lý luận, tạo
vốn kiến thức sinh học để làm nền cho học sinh khi bước lên lớp cao.
- Bản thân tôi trực tiếp giảng dạy môn sinh ở 2 lớp 9 nhưng đối với lớp 9A có
dạy tích hợp kiến thức liên môn thì kĩ năng giải bài tập lai một cặp tính trạng khá
hơn lớp 9B rất nhiều. Cũng với đề kiểm tra 15 phút như nhau nhưng với lớp 9B khi
chưa dạy tích hợp kiến thức liên môn nên số lượng học sinh đạt điểm giỏi, điểm khá
rất ít; số học sinh đạt điểm trung bình, điểm yếu kém rất nhiều.
Xuất phát từ lý luận và qua thực tiễn công tác giảng dạy học sinh ở trường
THCS, tôi nhận thấy việc rèn luyện kỹ năng giải toán "lai một cặp tính trạng" cho
học sinh lớp 9B là một việc rất cần thiết. Qua nhiều năm thực tế giảng dạy, kết
hợp với quá trình học hỏi; tìm hiểu và trao đổi với các đồng nghiệp. Sau đây tôi
xin trình bày đề tài: "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập lai một cặp tính
trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS" (Chương trình sinh học lớp 9) là một
nhiệm vụ hết sức quan trọng của người trực tiếp đứng lớp giảng dạy. Đó là lý do
tại sao tôi chọn đề tài này.
2. Mục đích nghiên cứu
Trong dạy học Sinh học cần phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng
tạo của học sinh, tạo cho học sinh niềm say mê khi học môn Sinh học đặc biệt khi
giải bài tập về di truyền nhằm mục đích xây dựng và phát triển năng lực toàn diện
cho học sinh giúp học sinh vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau để làm
bài tập, tăng cường khả năng tự học, tự làm bài tập và tự nghiên cứu các dạng bài
tập của học sinh.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Kiến thức môn sinh học về bài tập di truyền cho học sinh lớp 9.
- Kiến thức liên môn: Sinh học, Hóa học, Toán học, Vật lý…
- Phương pháp dạy học Sinh học.
- Giáo viên giảng dạy Sinh học - học sinh lớp 9 THCS (lớp 9B).
2
Nghiên cứu về công tác giảng dạy "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập
lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS".
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để phát huy nâng cao hiệu quả chất lượng giờ dạy cần phải áp dụng
phương pháp dạy học tích hợp liên môn trong các nhà trường nhằm tìm ra các giải
pháp, nêu phương án đề xuất, kiến nghị để giúp học sinh chủ động tiếp thu được
nhiều kiến thức liên môn, phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội kiến thức khi
giải bài tập di truyền của học sinh từ đó đề ra biện pháp giảng dạy cho phù hợp
với đối tượng học sinh trong giai đoạn hiện nay.
5. Giới hạn của đề tài
Nghiên cứu về thực trạng giảng dạy "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập
lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS".
6. Phương pháp nghiên cứu
6.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Trên cơ sở những kiến thức về Sinh học "Bài tập lai một cặp tính trạng" để
đánh giá xếp loại chất lượng học tập môn sinh học của học sinh.
6.2. Phương pháp quan sát
- Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tình hình dạy và học môn Sinh học
ở lớp 9.
- Phương pháp giải bài tập di truyền môn Sinh học 9.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá kết quả điều tra.
Nhìn nhận lại thực trạng và một số giải pháp đã thực hiện về công tác giảng
dạy "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh
lớp 9 ở trường THCS".
Đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy môn sinh học
cho học sinh một cách có hiệu quả trong giai đoạn hiện nay.
7. Thời gian nghiên cứu:
Bắt đầu thực hiện từ tháng 04 năm 2015 đến đầu tháng 10 năm 2016.
3
B. PHẦN NỘI DUNG
Chương I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ
NĂNG TÍCH HỢP GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CHO
HỌC SINH LỚP 9 Ở TRƯỜNG THCS
I. Cơ sở lý luận
Sau một tiết lên lớp đặc biệt là phần luyện tập giải các dạng bài tập tôi đều
trăn trở để tìm cho mình một phương pháp phù hợp để học sinh tiếp thu nhanh
hơn, từ đó học sinh biết vận dụng các phương pháp để áp dụng giải thành thạo các
dạng toán.
Đối với học sinh lớp 9 yêu cầu phải được làm quen với các dạng toán di
truyền. Thế nhưng trong chương trình không có các tiết luyện tập bài tập để học
sinh rèn luyện kĩ năng vì thế cách giải bài tập di truyền của học sinh lớp 9 còn hạn
chế, đặc biệt là lớp 9B kĩ năng giải toán rất yếu.
II. Cơ sở thực tiễn
1. Đặc điểm
1.1. Thuận lợi
Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, sự hỗ trợ
nhiệt tình của các tổ chức đoàn thể trong nhà trường.
Trong những năm gần đây, vấn đề dạy và học môn Sinh học đã và đang đổi
mới và là một trong những môn có chuyển biến mạnh mẽ về đổi mới phương pháp
dạy học, là một nhiệm vụ quan trọng, đòi hỏi cấp bách của xã hội đối với việc
nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông.
Chương trình Sách giáo khoa Sinh học mới có nhiều đổi mới về mục tiêu,
cấu trúc, sự đổi mới này rất thích hợp cho giáo viên giảng dạy bộ môn Sinh học
cho học sinh. Thông qua bài học học sinh có thể tự hoạt động tích cực, chủ động
sáng tạo tìm tòi phát hiện và chiếm lĩnh nội dung bài học.
1.2. Khó khăn – tồn tại
Trường chỉ có một giáo viên dạy môn Sinh học, rất khó cho việc giảng dạy
và dự giờ rút kinh nghiệm.
Cơ sở vật chất của nhà trường còn nghèo nàn, lạc hậu, phương tiện nghe
nhìn chưa đáp ứng đủ nhu cầu của giáo viên và học sinh, ảnh hưởng đến việc cập
nhật thông tin mới phục vụ cho công tác giảng dạy.
4
2. Thực trạng công tác giảng dạy "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài
tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS".
a. Nhận định chung
Tôi đã thử nghiệm hướng dẫn học sinh lớp 9B "cách giải bài tập ở phần Di
truyền", sau đó tôi cho kiểm tra 15 phút nhưng dựa vào kết quả thì tôi thấy rất
phân vân: số lượng học sinh đạt điểm giỏi rất ít chỉ đạt 3,1%; số học sinh điểm
khá đạt 12,5%; số học sinh đạt điểm trung bình 25% và số học sinh điểm yếu,
kém lên tới 59,4%. Tại sao các hệ quả đã có; giáo viên đã hướng dẫn một cách cụ
thể, tỉ mĩ nhưng đa số học sinh không hiểu bài, còn lúng túng khi giải bài tập hoặc
không giải được bài tập.
b. Mặt mạnh
- Về phía học sinh có chiều hướng phát triển tốt về mặt kiến thức, các em
rèn luyện được kỹ năng giải bài tập, kỹ năng tự nhận thức đúng sai, tự hiểu và vận
dụng được một số kiến thức vào giải bài tập di truyền.
- Về phía giáo viên luôn trao dồi về kiến thức chuyên môn, tự học hỏi nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
c. Mặt yếu
- Số học sinh gặp khó khăn trong rèn luyện kỹ năng giải bài tập Di truyền
vẫn còn nhiều.
- Công tác thiết kế bài giảng của giáo viên dạy Sinh học còn sơ sài, chưa
thể hiện sâu nội dung của từng hoạt động, khô khan không gây hứng thú cho học
sinh. Đa số giáo viên chưa coi trọng rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh.
- Chưa tìm ra nguyên nhân tại sao học sinh đa số chưa hiểu bài. Học sinh
dựa vào sách giáo khoa để xây dựng bài mà sách giáo khoa thì viết chung chung,
không đưa ra một công thức cụ thể cho học sinh áp dụng giải bài tập.
Chương II
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỦA VIỆC RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TÍCH HỢP
GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CHO HỌC SINH LỚP 9
Ở TRƯỜNG THCS
Xuất phát từ thực trạng của công tác giảng dạy môn Sinh học cho học sinh
lớp 9 của trường THCS chúng tôi, qua việc nghiên cứu lý luận, tổng hợp kinh
nghiệm thực tiễn đã đề ra các biện pháp "Rèn luyện kỹ năng tích hợp giải bài tập
5
lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS" trong giai đoạn hiện nay
như sau:
I. Phương pháp giải bài tập:
1. Dạng 1: Bài toán thuận:
Toán thuận là dạng bài toán lai đã biết được tính trội, tính lặn. Trên cơ sở
đó yêu cầu lập sơ đồ lai và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình ở con lai.
Giải bài toán thuận thường trải qua ba bước sau đây:
- Bước 1: Dựa vào đề bài, lập quy ước gen.
(Nếu đề bài đã có quy ước gen sẵn thì không phải làm bước này).
- Bước 2: Từ kiểu hình của bố mẹ, biện luận để xác định kiểu gen của bố mẹ.
- Bước 3: Lập sơ đồ lai để xác định kết quả về kiểu gen và kiểu hình ở con
lai.
Ví dụ 1: Ở một loài thực vật, cây có lá chẻ trội so với cây có lá nguyên. Khi
cho giao phấn giữa cây có lá chẻ thuần chủng với cây có lá nguyên, thu được F 1.
Tiếp tục cho giao phấn F1 với nhau.
Hãy lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải:
- Bước 1: Quy ước gen:
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: lá chẻ, gen a: lá nguyên.
- Bước 2: Tìm kiểu gen của bố mẹ.
Cây P có lá chẻ thuần chủng mang kiểu gen AA.
Cây P có lá nguyên mang kiểu gen aa.
- Bước 3: Sơ đồ lai
P:
AA (lá chẻ) x
aa (lá nguyên)
GP: A
a
F1 :
Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% lá chẻ.
F1 giao phấn với nhau:
F1xF1 Aa (lá chẻ) x Aa (lá chẻ)
GF1: A, a
A, a
F2 :
Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 lá chẻ : 1 lá nguyên.
Ví dụ 2: Ở ruồi giấm, tính trạng màu thân do một gen nằm trên nhiễm sắc
thể thường quy định; thân xám là tính trạng trội so với thân đen.
Hãy lập sơ đồ lai có thể xảy ra và xác định kết quả về kiểu gen, kiểu hình
của các con lai khi cho các ruồi giấm đều có thân xám giao phối với nhau.
6
Giải:
- Bước 1: Theo đề bài, suy ra ta có quy ước:
Gen B: thân xám, gen b: thân đen.
- Bước 2: Ruồi giấm P mang thân xám có kiểu gen BB hoặc Bb.
Vậy các sơ đồ lai có thể xảy ra là:
P: BB x BB, P: BB x Bb hoặc P: Bb x Bb.
- Bước 3:
+ Sơ đồ lai 1:
P:
BB (xám ) x
BB (xám)
GP:
B
B
F1:
Kiểu gen BB
Kiểu hình 100% thân xám.
+ Sơ đồ lai 2:
- P:
Bb (xám ) x
Bb (xám)
GP: B, b
B, b
F1:
Kiểu gen 1 BB : 2 Bb : 1 bb
Kiểu hình: 3 thân xám : 1 thân đen.
- P:
BB (xám ) x
Bb (xám)
GP:
B
B, b
F1:
Kiểu gen BB : Bb
Kiểu hình 100% thân xám.
Ví dụ 3: Ở một dạng bí, khi cho giao phấn giữa cây bí có hoa vàng thuần
chủng với cây bí có hoa trắng thuần chủng, thu được F 1 đều có hoa vàng. Biết
màu hoa do một gen quy định.
a, Có thể biết được tính trạng trội, tính trạng lặn được không? Giải thích vì
sao?
b, Ở một phép lai khác cũng cho cây có hoa vàng giao phấn với cây có hoa
trắng thu được con lai F1.
Hãy giải thích và lập sơ đồ lai.
Giải:
a, Giải thích và kết luận tính trội, tính lặn:
Theo đề bài P thuần chủng về cặp tính trạng tương phản (hoa vàng giao phấn
với hoa trắng), F1 đều xuất hiện tính trạng của một bên bố hoặc mẹ (F1 đều có hoa
vàng). Phép lai tuân theo định luật đồng tính của Menđen.
Vậy ta có thể biết được màu hoa vàng ở F1 là tính trạng trội so với màu hoa
trắng là tính trạng lặn.
b, Giải thích và sơ đồ lai:
- Quy ước gen:
Gen A: hoa màu vàng, gen a: hoa màu trắng.
+ Cây P có màu hoa vàng, kiểu gen AA hoặc Aa.
+ Cây P có màu hoa trắng, kiểu gen aa.
7
- Sơ đồ lai:
Xuất hiện hai phép lai sau:
* Trường hợp 1:
P:
AA (hoa vàng) x
aa (hoa trắng)
GP: A
a
F1 :
Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% hoa vàng.
* Trường hợp 2:
P:
Aa (hoa vàng) x
aa (hoa trắng)
GP: A, a
a
F1 :
Kiểu gen 1 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 1 hoa vàng : 1 hoa trắng.
Ví dụ 4: Ở ruồi giấm, tính trạng độ dài cánh do một gen nằm trên nhiễm
sắc thể thường quy định; cánh dài là tính trạng trội so với cánh ngắn.
Khi cho ruồi giấm đực có cánh dài thuần chủng giao phối với hai ruồi giấm
cái đều có cánh dài nhưng lại tạo con lai có hai kết quả kiểu gen khác nhau.
Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau đó và lập sơ đồ lai minh họa.
Giải:
- Theo đề bài, ta có quy ước:
Gen A: cánh dài, gen a: cánh ngắn.
- Ruồi giấm đực có cánh dài thuần chủng mang kiểu gen AA.
Lai giữa một ruồi giấm đực với hai ruồi giấm cái (đều có cánh dài) nhưng
cho kết quả về kiểu gen khác nhau, chứng tỏ hai ruồi cái mang hai kiểu gen khác
nhau: 1 ruồi cái có kiểu gen AA và một ruồi cái còn lại có kiểu gen Aa.
- Có hai sơ đồ lai:
+ Sơ đồ lai 1:
P: đực AA (cánh dài) x
cái AA (cánh dài)
GP:
A
A
F1 :
Kiểu gen AA
Kiểu hình 100% cánh dài.
+ Sơ đồ lai 2:
- P: đực AA (cánh dài) x
cái Aa (cánh dài)
GP:
A
A, a
F1 :
Kiểu gen 1 AA : 1 Aa
Kiểu hình: 100% cánh dài.
Ví dụ 5: (Bài toán về sự di truyền nhóm máu)
Ở người tính trạng về nhóm máu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định.
- Gen IA quy định máu A.
- Gen IB quy định máu B.
- Gen IO quy định máu O.
Biết gen IA và IB trội hoàn toàn so với gen IO
a, Ở người có bốn nhóm máu là máu A, máu B, máu AB, máu O.
Hãy viết kiểu gen tương ứng với mỗi nhóm máu trên.
8
b, Xác định kết quả kiểu gen và kiểu hình của con khi biết rằng bố máu A
và mẹ có máu B.
Giải:
a, Kiểu gen quy định mỗi nhóm máu:
- Nhóm máu A có kiểu gen IAIA hoặc IAIO
- Nhóm máu B có kiểu gen IBIB hoặc IBIO
- Nhóm máu AB có kiểu gen dị hợp IAIB
- Nhóm máu O có kiểu gen đồng hợp lặn IOIO
b, Bố máu A và mẹ máu B:
Bố máu A mang kiểu gen IAIA hoặc IAIO
Mẹ máu B mang kiểu gen IBIB hoặc IBIO
Vậy sơ đồ lai là 1 trong 4 trường hợp sau:
P: bố IAIA x mẹ IBIB ;
P: bố IAIA x mẹ IBIO
P: bố IAIO x mẹ IBIB ;
P: bố IAIO x mẹ IBIO
Sơ đồ lai:
- Nếu
P: bố IAIA (máu A) x mẹ IBIB (máu B)
GP:
IA
IB
F1:
Kiểu gen IAIB
Kiểu hình: 100% con có máu AB.
- Nếu
P: bố IAIA (máu A) x mẹ IBIO (máu B)
GP:
IA
IB, IO
F1:
Kiểu gen IAIB : IAIO
Kiểu hình: 1 máu AB : 1 máu A.
- Nếu
P: bố IAIO (máu A) x mẹ IBIB (máu B)
GP: IA , IO
IB
F1:
Kiểu gen IAIB : IBIO
Kiểu hình: 1 máu AB : 1 máu B.
- Nếu
P: bố IAIO (máu A) x mẹ IBIO (máu B)
GP: IA , IO
IB , IO
F1:
Kiểu gen IAIB : IAIO : IBIO : IOIO
Kiểu hình: 1 máu AB : 1 máu A : 1 máu B : 1 máu O.
2. Dạng 2: Bài toán nghịch:
Đây là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen và kiểu
hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai.
Dạng này có các bước giải:
* Bước 1:
- Nếu đề bài đã cho đầy đủ kết quả số kiểu hình ở con lai, ta rút gọn tỉ lệ
kiểu hình con lai (100%; 3:1; 1:1 hay 1:2:1), sau đó dựa vào tỉ lệ đã rút gọn để suy
ra kiểu gen bố mẹ.
9
- Nếu đề bài chưa nêu đủ số con lai mà chỉ cho biết một kiểu hình nào đó,
dựa vào kiểu hình và kiểu gen được biết ở con lai, ta suy ra loại giao tử mà con đã
nhận từ bố và mẹ và kiểu gen của bố mẹ.
* Bước 2: Lập sơ đồ lai.
Ví dụ 1: Ở cây liên hình, màu hoa đỏ trội hoàn toàn so với màu hoa trắng.
Cho giao phấn giữa hai cây với nhau thu được các cây đều có hoa đỏ. Biện luận và
lập sơ đồ lai.
Giải:
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: hoa đỏ, gen a: hoa trắng.
Con lai F1 thu được có 100% hoa đỏ (A-), suy ra ít nhất có 1 cây P mang lai
chỉ tạo một loại giao tử mang A, cây đó là AA (hoa đỏ).
Và cây còn lại có thể mang một trong các kiểu gen AA (hoa đỏ), Aa (hoa
đỏ) hoặc aa (hoa trắng).
Sơ đồ lai: P: AA x AA,
P: AA x Aa hoặc P: AA x aa.
- Nếu
P: AA (hoa đỏ) x AA (hoa đỏ)
GP: A
A
F1 :
Kiểu gen AA
Kiểu hình 100% hoa đỏ.
- Nếu
P: AA (hoa đỏ) x Aa (hoa đỏ)
GP: A
A, a
F1 :
Kiểu gen 1AA : 1 Aa
Kiểu hình 100% hoa đỏ.
- Nếu
P: AA (hoa đỏ) x aa (hoa trắng)
GP: A
a
F1 :
Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% hoa đỏ.
Ví dụ 2: Ở một dạng bí, gen A quy định quả tròn, là gen trội so với gen a
quy định quả dài.
Cho giao phấn giữa hai cây thuần chủng thu được F 1 đồng loạt giống nhau.
Tiếp tục cho F1 giao phấn với nhau thu được F 2 có 85 quả tròn, 169 quả bầu dục
và 83 quả dài.
Giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ P đến F2.
Giải:
Xét tỉ lệ kiểu hình ở F2:
85 quả tròn : 169 quả bầu dục : 83 quả dài có tỉ lệ xấp xỉ 1 quả tròn : 2 quả
bầu dục : 1 quả dài.
F2 có tỉ lệ 1 : 2 :1, là tỉ lệ của định luật phân tính với tính trội không hoàn
toàn.
Suy ra quả tròn là tính trội không hoàn toàn với quả dài. Quả bầu dục là
tính trạng trung gian.
10
Ta có kiểu gen AA: quả tròn, Aa: quả bầu dục, aa: quả dài.
Do F2 có tỉ lệ của định luật phân tính. Suy ra F1 đều có kiểu gen dị hợp Aa.
Vậy hai cây P thuần chủng mang lai phải chứa cặp gen tương phản với
nhau
=> P: AA x aa.
Sơ đồ lai:
P: AA (quả tròn) x aa (quả dài)
GP: A
a
F1: Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% quả bầu dục.
F1: Aa (quả bầu dục) x Aa (quả bầu dục)
GF1: A, a
A, a
F2: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 1 quả tròn : 2 quả bầu dục : 1 quả dài.
Ví dụ 3: Lai giữa hai thứ lúa, ở F 1 thấy xuất hiện một số cây có hạt gạo
trong, còn lại là kiểu hình khác. Biết tính trạng hạt gạo đục trội hoàn toàn so với
hạt gạo trong và cả hai cây P mang lai đều có kiểu hình hạt gạo đục. Biện luận để
xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai.
Giải:
Theo đề bài quy ước:
Gen A: hạt gạo đục, gen a: hạt gạo trong.
Cả hai cây P đều có hạt gạo đục (A-).
F1 xuất hiện các cây có hạt gạo trong (aa) => cả hai cây P đều đã tạo được
giao tử a.
Vậy hai cây P phải đều có kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai:
P: Aa (hạt đục) x Aa (hạt đục)
GP: A, a
A, a
F1: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 hạt đục : 1 hạt trong.
Ví dụ 4: (Bài tập về di truyền nhóm máu ở người)
Biết ở người:
- Máu A có kiểu gen IAIA, IAIO
- Máu B có kiểu gen IBIB, IBIO
- Máu AB có kiểu gen IAIB
- Máu O có kiểu gen IOIO
a, Trong một gia đình, mẹ có máu O sinh được hai đứa con: một đứa có
máu A và đứa có máu B.
b, Ở một gia đình khác, mẹ có máu B, bố có máu A sinh được con máu O.
Xác định kiểu gen, kiểu hình của bố mẹ và lập sơ đồ lai minh họa cho mỗi
gia đình trên.
11
Giải:
a, Ở gia đình thứ nhất:
Mẹ máu O, kiểu gen IOIO, chỉ tạo một loại giao tử IO
- Xét đứa con có máu A, kiểu gen IAI-, suy ra bố tạo được IA
- Xét đứa con máu B, kiểu gen IBI-, suy ra bố tạo được IB
Vậy bố đã tạo được hai loại giao tử IA và IB, tức mang kiểu gen IAIB
(máu AB).
Sơ đồ minh họa:
P: bố IAIB (máu AB) x mẹ IOIO (máu O)
GP: IA , IB
IO
F1: Kiểu gen IAIO : IBIO
Kiểu hình: 1 máu A : 1 máu B.
b, Ở gia đình thứ hai:
Xét đứa con có máu O, kiểu gen IOIO => bố và mẹ đều tạo được giao tử IO
- Bố có máu A tạo được IO => kiểu gen bố là IAIO
- Mẹ có máu B tạo được IO => kiểu gen mẹ là IBIO
Sơ đồ minh họa:
P:
bố IAIO (máu A)
GP:
IA , IO
x
mẹ IBIO (máu B)
IB , IO
F1: Kiểu gen:
IOIO
Kiểu hình:
Con có máu O.
II. Bài tập mẫu:
Bài 1: Ở lúa, hạt gạo đục là tính trạng trội hoàn toàn so với hạt gạo trong.
Giao phấn giữa giống lúa thuần chủng hạt gạo đục với giống có hạt gạo trong, thu
được F1 và tiếp tục cho F1 tự thụ phấn.
a, Lập sơ đồ lai từ P đến F2.
b, Nếu cho F1 nói trên lai phân tích thì kết quả sẽ như thế nào?
Giải:
a, Lập sơ đồ lai từ P đến F2:
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: hạt gạo đục, gen a: hạt gạo trong.
Giống thuần chủng hạt gạo đục mang kiểu gen AA.
Giống lúa có hạt gạo trong mang kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:
P: AA (hạt đục) x aa (hạt trong)
GP: A
a
F1 :
Aa
100% hạt gạo đục.
F1: Aa (hạt đục) x Aa (hạt đục)
12
GF1: A, a
A, a
F2: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 75% hạt gạo đục : 25% hạt gạo trong.
b, Cho F1 lai phân tích:
F1 đã biết là Aa lai với cây mang tính lặn có hạt gạo trong là aa.
F1: Aa (hạt đục) x aa (hạt trong)
GF1: A, a
a
F2: Kiểu gen 1 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 50% hạt gạo đục : 50% hạt gạo trong.
Bài 2: Ở cà chua, quả đỏ trội hoàn toàn so với quả vàng. Thực hiện phép
lai giữa hai giống cà chua, thu được tất cả các cây F1 đều có quả màu đỏ.
a, Biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên.
b, Làm thế nào để xác định các cây F 1 thu được nói trên là thuần chủng?
Giải thích và minh họa?
Giải:
a, Biện luận và sơ đồ lai:
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: quả đỏ, gen a: quả vàng.
Do F1 thu được đều có quả đỏ (A-). Suy ra ít nhất một giống P mang lai chỉ
tạo duy nhất một loại giao tử mang A, tức có kiểu gen AA (quả đỏ).
Vì đề bài không xác định kiểu hình của P nên giống P còn lại có thể là AA
(quả đỏ), Aa (quả đỏ) hoặc aa (quả vàng).
Sơ đồ lai có thể là 1 trong 3 trường hợp sau:
P: AA x AA,
P: AA x Aa hoặc P: AA x aa.
- Trường hợp 1:
P: AA (quả đỏ) x AA (quả đỏ)
GP: A
A
F1: Kiểu gen AA
Kiểu hình 100% quả đỏ.
- Trường hợp 2:
P: AA (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GP: A
A, a
F1:
Kiểu gen 1AA : 1 Aa
Kiểu hình 100% quả đỏ.
- Trường hợp 3:
P: AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)
GP: A
a
F1:
Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% quả đỏ.
b, Để xác định cây F1 thuần chủng:
F1 thu được nói trên có thể là AA (thuần chủng) hoặc là Aa (không thuần
chủng).
13
Để xác định các cây F1 thuần chủng, ta dùng phép lai phân tích, bằng cách
cho F1 thu được lai với cây mang tính lặn quả vàng (aa), rồi dựa vào kết quả con
lai để kết luận.
- Nếu con lai phân tích đồng tính, tức chỉ có một kiểu hình trội xuất hiện,
chứng tỏ cây quả đỏ thuần chủng.
Minh họa:
F1: quả đỏ thuần chủng x quả vàng
AA
aa
GF1:
A
a
F2 :
Kiểu gen
Aa
Kiểu hình 100% quả đỏ (đồng tính trội).
- Nếu con lai phân tích xuất hiện hai kiểu hình trội và lặn (tức phân tính),
chứng tỏ cây quả đỏ F1 không thuần chủng.
Minh họa:
F1: quả đỏ không thuần chủng x quả vàng
Aa
aa
GF1:
A, a
a
F2 :
Kiểu gen
1 Aa : 1 aa
Kiểu hình
1 quả đỏ : 1 quả vàng.
Bài 3: Ở một loài côn trùng, gen quy định độ dài lông nằm trên nhiễm sắc
thể thường và di truyền theo hiện tượng tính trội hoàn toàn và lông dài do gen lặn
quy định.
a, Xác định kiểu gen, kiểu hình của các con lai F 1 tạo ra nếu cho bố có lông
ngắn giao phối với mẹ có lông dài.
b, Nếu cho F1 thu được có lông ngắn tạo ra ở trên giao phối với nhau thì kết
quả thu được ở F2 như thế nào?
Kết quả F2 có tuân theo một định luật di truyền nào đó Menđen hay không?
Giải:
Theo đề bài, quy ước:
Gen A: lông ngắn, gen a: lông dài.
a, Xác định F1:
Bố có lông ngắn, mang kiểu gen AA hoặc Aa.
Mẹ có lông dài, mang kiểu gen aa.
Sơ đồ lai có thể là:
P: AA x aa
hoặc P: Aa x aa.
- Trường hợp 1:
P: AA (lông ngắn) x aa (lông dài)
GP: A
a
F1: Kiểu gen Aa
Kiểu hình 100% lông ngắn.
- Trường hợp 2:
P: Aa (lông ngắn) x aa (lông dài)
GP: A, a
a
F1 :
Kiểu gen 1Aa : 1 aa
14
Kiểu hình 50% lông ngắn : 50% lông dài.
b, Cho F1 có lông ngắn giao phối nhau:
F1 có lông ngắn thu được là Aa.
Sơ đồ lai:
F1:
Aa (lông ngắn) x Aa (lông ngắn)
GF1: A, a
A, a
F2: Kiểu gen 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 lông ngắn: 1 lông dài.
Kết quả F2 tuân theo định luật phân li của Menđen với tỉ lệ con lai là 3 tính
trội : 1 tính lặn.
Bài 4: Cho hai giống lúa đều có hạt chín sớm giao phấn với nhau, trong số
các cây thu được ở F1 có cây hạt chín muộn.
a, Giải thích và lập sơ đồ lai.
b, Nếu tiếp tục cho F1 tự thụ phấn thì kết quả ở F2 sẽ như thế nào?
Biết tính trạng thời gian chín của hạt lúa di truyền theo hiện tượng trội hoàn
toàn.
Giải:
a, Giải thích và sơ đồ lai:
Ta biết nếu bố mẹ đều mang tính lặn thì không thể sinh con mang tính trội
do bố mẹ không tạo được gen trội.
Theo đề bài, bố mẹ đều có hạt chín sớm sinh được F 1 có một số cây có hạt
chín muộn. Điều này chỉ có thể kết luận rằng tính trạng hạt chín muộn ở con là
lặn so với hạt chín sớm của bố mẹ.
Ta có quy ước:
Gen A: hạt chín sớm, gen a: hạt chín muộn.
Ở con xuất hiện hạt chín muộn (aa). Suy ra bố và mẹ đều tạo được giao tử
mang a.
Vậy bố mẹ có hạt chín sớm mang kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai:
P: Aa (chín sớm) x Aa (chín sớm)
GP: A, a
A, a
F1: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 hạt chín sớm: 1 hạt chín muộn.
b, Cho F1 tự thụ phấn:
F1 có ba kiểu gen AA, Aa và aa.
Nếu cho F1 tự thụ phấn, có 3 phép lai xảy ra:
F1: AA x AA,
F1: Aa x Aa,
F1: aa x aa.
- Phép tự thụ phấn 1:
F1:
AA (chín sớm)
x
AA (chín sớm)
GF1:
A
A
F2:
Kiểu gen:
AA
Kiểu hình: 100% hạt chín sớm.
- Phép tự thụ phấn 2:
F1:
Aa (chín sớm)
x
Aa (chín sớm)
15
GF1:
F2 :
A, a
A, a
Kiểu gen:
1 AA : 2 Aa : 1 aa
Kiểu hình: 3 hạt chín sớm : 1 hạt chín muộn.
- Phép tự thụ phấn 3:
F1 :
aa (chín muộn)
x
aa (chín muộn)
GF1:
a
a
F2 :
Kiểu gen:
aa
Kiểu hình: 100% hạt chín muộn.
Bài 5: Dưới đây là các số liệu được ghi nhận từ ba phép lai:
a, Phép lai 1:
P: Lá dài x ? -> F1: 150 lá dài : 148 lá ngắn.
b, Phép lai 2:
P: Lá ngắn x ? -> F1: 100% lá dài.
c, Phép lai 3:
P: ? x ? -> F1: 242 lá dài : 80 lá ngắn.
Hãy giải thích để xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ lai cho mỗi phép lai
trên.
Giải:
a, Xét phép lai 3:
Xét thế hệ con F1 có:
242 lá dài
3 lá dài
xấp xỉ
80 lá ngắn
1 lá ngắn
F1 có tỉ lệ của định luật phân li 3 trội : 1 lặn.
Suy ra tính trạng lá dài trội hoàn toàn so với tính trạng lá ngắn.
Quy ước:
A: lá dài, a: lá ngắn.
F1 có tỉ lệ 3 : 1. Suy ra hai cây P mang lai đều mang kiểu gen dị hợp: Aa,
kiểu hình lá dài.
Sơ đồ lai:
P: Aa (lá dài) x Aa (lá dài)
GP: A, a
A, a
F1: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 lá dài: 1 lá ngắn.
b, Xét phép lai 1:
Con F1 có tỉ lệ 150 lá dài : 148 lá ngắn xấp xỉ 1 lá dài : 1 lá ngắn. Đây là tỉ
lệ phân tính trong phép lai phân tích.
Suy ra có một cây P là lá dài dị hợp Aa và cây P còn lại mang tính lặn lá
ngắn, kiểu gen aa.
Sơ đồ lai:
P: Aa (lá dài) x aa (lá ngắn)
GP: A, a
a
F1: Kiểu gen: 1Aa : 1aa
Kiểu hình: 1 lá dài: 1 lá ngắn.
16
c, Xét phép lai 2:
Cây P mang lá ngắn có kiểu gen aa tạo ra một loại giao tử duy nhất mang
gen a.
F1 có 100% lá dài (A-). Suy ra cây P còn lại tạo một loại giao tử là A, tức có
kiểu gen AA, kiểu hình lá dài.
Sơ đồ lai:
P: AA (lá dài) x aa (lá ngắn)
GP: A
a
F1: Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: 100% lá dài.
Bài 6: Giao phấn giữa hai cây P với nhau thu được F1 giống nhau.
a, Tiếp tục cho F1 tự thụ phấn, F2 có kết quả 142 quả tròn : 285 quả dẹt : 140
quả dài.
Hãy giải thích kết quả và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2.
b, Suy ra kiểu gen, kiểu hình của hai cây P và lập sơ đồ minh họa. Cho biết
tính trạng quả dài do gen lặn quy định.
Giải:
a, Giải thích và sơ đồ lai từ F1 đến F2:
Xét tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ con F2.
142 quả tròn : 285 quả dẹt : 140 quả dài có tỉ lệ xấp xỉ 1 quả tròn : 2 quả dẹt
: 1 quả dài.
F2 có tỉ lệ của định luật phân li với hiện tượng tính trội không hoàn toàn.
Suy ra kiểu hình quả dẹt chiếm tỉ lệ 2 là tính trung gian.
Theo đề bài quả dài do gen lặn quy định.
Vậy quả tròn là tính trội không hoàn toàn so với quả dài.
Quy ước: A: quả tròn, a: quả dài.
Kiếu gen: AA: quả tròn, Aa: quả dẹt, aa: quả dài.
F2 có tỉ lệ của định luật phân li, suy ra F1 có kiểu gen dị hợp Aa, kiểu hình là
quả dẹt.
Sơ đồ lai:
F1: Aa (quả dẹt) x Aa (quả dẹt)
GF1: A, a
A, a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 1 quả tròn : 2 quả dẹt : 1 quả dài.
b, Xác định P và sơ đồ minh họa:
F1 đồng loạt mang Aa.
Suy ra hai cây P phải thuần chủng về cặp tính trạng tương phản.
- Một cây P mang AA (quả tròn).
- Một cây P mang aa (quả dài).
Sơ đồ lai minh họa:
P: AA (quả tròn) x aa (quả dài)
GP: A
a
F1: Kiểu gen: Aa
Kiểu hình: 100% quả dẹt.
17
Bài 7: Ở cây dạ lan, gen D quy định hoa đỏ, trội không hoàn toàn so với
gen d quy định hoa trắng.
Trong một phép lai giữa hai cây, người ta thu được một nửa số cây lai F 1 có
hoa hồng, còn lại là kiểu hình khác.
Hãy biện luận để lập sơ đồ lai nói trên.
Giải:
Theo đề bài, suy ra hoa hồng là tính trạng trung gian.
Kiểu gen DD: hoa đỏ, Dd: hoa hồng, dd: hoa trắng.
F1 có 50% số cây có hoa màu hồng Dd, còn lại là kiểu hình khác.
Một trong hai khả năng sau đây có thể xảy ra.
a, Khả năng 1: 50% F1 còn lại có hai kiểu hình:
Suy ra F1 có ba kiểu hình với tỉ lệ chỉ có thể là 25% hoa đỏ : 50% hoa
hồng : 25% hoa trắng xấp xỉ 1 đỏ : 2 hồng : 1 trắng.
F1 có tỉ lệ của định luật phân tính chứng tỏ hai cây P mang lai có kiểu gen dị
hợp Dd, kiểu hình hoa hồng.
Sơ đồ lai:
P:
Dd (hoa hồng)
x Dd (hoa hồng)
GP: D, d
D, d
F1: Kiểu gen: 1DD : 2Dd : 1dd
Kiểu hình: 1 hoa đỏ: 2 hoa hồng : 1 hoa trắng.
b, Khả năng 2: 50% F1 còn lại chỉ có một kiểu hình:
Xét hai trường hợp sau:
. Trường hợp 1: 50% F1 còn lại có màu hoa đỏ.
Suy ra F1 có 50% hoa đỏ : 50% hoa hồng = 1 đỏ (DD) : 1 hồng (Dd).
F1 có hai kiểu gen DD và Dd.
Vậy một cây P tạo một loại giao tử D, có kiểu gen DD (hoa đỏ) và cây P
còn lại tạo hai loại giao tử D và d tức có kiểu gen Dd (hoa hồng).
Sơ đồ lai:
P:
DD (hoa đỏ) x Dd (hoa hồng)
GP:
D
D, d
F1: Kiểu gen: 1DD : 1Dd
Kiểu hình: 50% hoa đỏ: 50% hoa hồng.
. Trường hợp 2: 50% F1 còn lại có màu hoa trắng.
Suy ra F1 có 50% hoa hồng : 50% hoa trắng = 1 hồng (Dd) : 1 trắng (dd).
F1 có hai kiểu gen Dd và dd.
Vậy một cây P tạo một loại giao tử d, có kiểu gen là dd (hoa trắng) và cây P
còn lại tạo hai loại giao tử D và d, tức có kiểu gen Dd (hoa hồng).
Sơ đồ lai:
P:
Dd (hoa hồng)
x dd (hoa trắng)
GP: D, d
d
F1: Kiểu gen: 1Dd : 1dd
Kiểu hình: 50% hoa hồng : 50% hoa trắng.
Bài 8: Cho trâu đực đen (1) giao phối với trâu cái đen (2). Năm đầu sinh
được con nghé đen (3) và năm sau sinh được con nghé xám (4).
18
- Nghé (3) lớn lên giao phối với trâu xám (5) sinh được nghé xám (6).
- Nghé (4) lớn lên giao phối với trâu đen (7) sinh được nghé đen (8).
Biết tính trạng màu lông của trâu do một gen nằm trên nhiễm sắc thể
thường quy định.
a, Có thể xác định tính trạng trội, tính trạng lặn được không ? Giải thích.
b, Biện luận để xác định kiểu gen của cả 8 con trâu nói trên.
Giải:
Theo đề bài, có thể tóm tắt sơ đồ quan hệ giữa các cá thể đã nêu như sau:
Đực đen
x
Cái đen
(1)
(2)
Trâu xám
(5)
x Nghé đen
(3)
Nghé xám x Trâu đen
(4)
(7)
Nghé xám
Nghé đen
(6)
(8)
a, Xác định tính trội, tính lặn:
Xét đực đen (1) lai với cái đen (2) sinh được nghé xám (4).
=> Bố và mẹ giống kiểu hình, nhưng con mang kiểu hình khác. Suy ra tính
trạng lông xám là tính lặn so với tính trạng lông đen.
b, Xác định kiểu gen:
Quy ước: A: lông đen,
a: lông xám.
- Xét đực đen (1) và cái đen (2) sinh được nghé xám (4). Vậy nghé xám (4)
mang kiểu gen aa và đực (1) với cái (2) đều có lông đen lại tạo được giao tử a,
nên (1) và (2) cùng có kiểu gen Aa.
- Xét nghé đen (3) x trâu xám (5) sinh ra nghé xám (6):
Trâu xám (5) và nghé xám (6) đều mang kiểu gen aa.
=> Nghé đen (3) tạo được giao tử a và có kiểu gen Aa.
- Xét nghé xám (4) x trâu đen (7) sinh ra nghé đen (8):
Nghé xám (4) mang aa.
=> Nghé đen (8) mang tính trội nhưng nhận a từ (4) nên nghé đen (8) mang
kiểu gen Aa.
Trâu đen (7) tạo giao tử A cho con là nghé (8) nên trâu đen (7) có kiểu gen
AA hoặc Aa.
Kết luận:
. Đực đen (1) và cái đen (2) đều mang Aa.
. Nghé đen (3):
Aa.
. Nghé xám (4):
aa.
. Trâu xám (5):
aa.
. Nghé xám (6):
aa.
. Trâu đen (7):
AA hoặc Aa.
. Nghé đen (8):
Aa.
19
Bài 9: Ở lúa, người ta thực hiện hai phép lai sau đây:
- Phép lai 1: lúa thân thấp x lúa thân thấp.
Trong số F1 tạo ra được, có những cây thân cao.
- Phép lai 2: lúa thân cao lai với cây lúa khác chưa biết kiểu gen. Giả sử
rằng ở F1 xuất hiện một trong hai kết quả sau đây:
. F1 có 100% thân thấp.
. F1 vừa có thân thấp vừa có thân cao.
a, Hãy giải thích và lập quy ước gen quy định tính trạng chiều cao của thân
cây lúa nói trên.
b, Biện luận xác định kiểu gen của P và lập sơ đồ minh họa cho mỗi phép
lai trên.
Giải:
a, Lập quy ước gen:
Dựa trên kết quả của phép lai 1 cho thấy P đều có thân thấp, trong số con tạo
ra ở F1 có cây thân cao.
Suy ra đã có sự phân li tính trạng và thân cao ở F 1 là tính lặn so với thân thấp
của P.
Do đó, ta có quy ước gen:
A: thân thấp, a: thân cao.
b, Xác định kiểu gen của P và sơ đồ lai:
. Phép lai 1:
Xét cây thân cao ở F1 mang kiểu gen aa.
Suy ra hai cây P thân thấp đều tạo được giao tử a và đều có kiểu gen Aa.
Sơ đồ lai:
P: Aa (thấp) x Aa (thấp)
GP: A, a
A, a
F1: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa
Kiểu hình: 3 thân thấp : 1 thân cao.
. Phép lai 2:
Cây lúa P có thân cao đã biết mang aa, tạo một loại giao tử duy nhất mang a.
- Trường hợp 1: nếu F1 có 100% thân thấp:
F1 đã nhận giao tử a từ cây P thân cao lại đồng tính trội. Suy ra cây lúa P còn
lại chưa biết kiểu gen chắc chắn đã tạo ra một loại giao tử A, tức phải có kiểu gen
AA (thân thấp).
Sơ đồ lai:
P: AA (thấp) x aa (cao)
GP: A
a
F1: Kiểu gen: Aa.
Kiểu hình: 100% thân thấp.
20
- Trường hợp 2: nếu F1 vừa có thân thấp, vừa có thân cao:
. F1 có thân thấp (A-) => cây P chưa biết kiểu gen phải tạo được giao tử A.
. F1 có thân cao (aa) => cây P chưa biết kiểu gen phải tạo được giao tử a.
Vậy cây P chưa biết kiểu gen đã tạo được hai loại giao tử là A và a, nên có
kiểu gen Aa (thân thấp).
Sơ đồ lai:
P: Aa (thấp) x aa (cao)
GP: A, a
a
F1: Kiểu gen: Aa : aa.
Kiểu hình: 50% thân thấp : 50% thân cao.
Bài 10: Giao phấn giữa hai cây cà chua P, thu được F1.
Cho các cây F1 tiếp tục giao phấn với nhau, thấy xảy ra ba trường hợp sau:
- Trường hợp 1:
F1: quả đỏ x quả đỏ.
F2 có 289 quả đỏ và 96 quả vàng.
- Trường hợp 2:
F1: quả đỏ x quả đỏ.
F2: thu được tất cả 320 cây đều mang quả đỏ.
- Trường hợp 3:
F1: quả đỏ x quả vàng.
F2: thu được 315 cây đều có quả đỏ.
a, Hãy biện luận và lập sơ đồ lai từ F1 đến F2 cho mỗi trường hợp nêu trên.
b, Giải thích và cho kết luận về kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ minh
họa.
Giải:
a, Biện luận và sơ đồ lai từ F1 đến F2:
. Trường hợp 1: F1: quả đỏ x quả đỏ.
F2 có 289 quả đỏ : 96 quả vàng xấp xỉ 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
F2 có tỉ lệ của định luật phân li => tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với
tính trạng của quả vàng.
Quy ước: A: quả đỏ, a: quả vàng.
F2 có tỉ lệ 3 : 1 => đều mang kiểu gen dị hợp Aa.
Sơ đồ lai:
F1: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GF1: A, a
A, a
F2: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa.
Kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
. Trường hợp 2:
F1: quả đỏ x quả đỏ.
F2 cho 320 cây đều có quả đỏ. F2 đồng tính trội, suy ra ít nhất một cây F 1
mang lai chỉ tạo một loại giao tử A, tức có kiểu gen AA.
Cây quả đỏ F1 còn lại có thể là AA hoặc Aa.
Sơ đồ lai: F1: AA x AA hoặc AA x Aa.
21
- Nếu F1:
AA (quả đỏ) x AA (quả đỏ)
GF1: A
A
F2: Kiểu gen: AA.
Kiểu hình: 100% quả đỏ.
- Nếu F1:
AA (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GF1: A
A, a
F2: Kiểu gen: AA : Aa.
Kiểu hình: 100% quả đỏ.
. Trường hợp 3:
F1: quả đỏ x quả vàng.
F2: thu được 315 cây đều có quả đỏ.
Cây F1 quả vàng có kiểu gen aa, tạo một loại giao tử a.
F2 đều có quả đỏ (A-) => cây F1 quả đỏ đã tạo một loại giao tử A, tức có
kiểu gen AA.
Sơ đồ lai:
F1 :
AA (quả đỏ) x aa (quả vàng)
GF1: A
a
F2: Kiểu gen: Aa.
Kiểu hình: 100% quả đỏ.
b, Kết luận kiểu gen, kiểu hình của P và minh họa:
Từ kết quả của ba trường hợp trên cho thấy F 1 đã xuất hiện ba kiểu gen AA,
Aa và aa.
Phép lai giữa hai cây P tạo F1 có ba kiểu gen, suy ra hai cây P mang lai phải
dị hợp tử: Aa và đều có kiểu hình quả đỏ.
Sơ đồ minh họa:
P: Aa (quả đỏ) x Aa (quả đỏ)
GP: A, a
A, a
F1: Kiểu gen: 1AA : 2Aa : 1aa.
Kiểu hình: 3 quả đỏ : 1 quả vàng.
Chương III
MỘT SỐ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
- Trước khi chưa tích hợp kiến thức liên môn thực hiện phương pháp trên,
kết quả cụ thể của lớp 9B như sau:
Số học
sinh
32
Điểm giỏi
SL
%
1
3,1%
Điểm khá
SL
%
4
12,5%
Điểm TB
SL
%
8
25%
Điểm yếu
SL
%
19
59,4%
Sau khi rèn luyện kỹ năng giải bài tập di truyền cho học sinh lớp 9 có tích
hợp kiến thức liên môn, đã áp dụng đề tài vào thực tiễn tôi quyết định khảo sát
chất lượng nắm bài của học sinh qua kiểm tra 15 phút đối với lớp 9B.
22
Đề ra như sau: Ở cây cà chua, quả màu đỏ là tính trạng trội hoàn toàn, quả
màu vàng là tính trạng lặn.
a. Khi đem thụ phấn hai cây cà chua thuần chủng quả màu đỏ và quả màu
vàng thì F1 và F2 sẽ như thế nào?
b. Nếu đem những cây cà chua quả màu vàng thụ phấn với nhau thì ở đời
con sẽ có kiểu hình như thế nào? Tỉ lệ là bao nhiêu?
Thì thu được kết quả như sau:
Số học
sinh
32
Điểm giỏi
SL
%
6
18,7%
Điểm khá
SL
%
19
59,4%
Điểm TB
SL
%
7
21,9%
Điểm yếu
SL
%
0
0%
Việc kiểm tra và chấm bài rất chặt chẽ, khách quan nhưng con số trên đã
chứng tỏ học sinh nắm bài rất tốt.
C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Như vậy, với sự hướng dẫn tỉ mĩ, cụ thể của giáo viên về cách giải các dạng
toán Di truyền thì kĩ năng giải bài tập Di truyền ở lớp 9B tăng lên, số học sinh
không biết cách giải giảm đi đáng kể, cụ thể:
* Số học sinh đạt điểm giỏi tăng 15,6%
* Số học sinh đạt điểm khá tăng 46,9%
* Số học sinh đạt điểm trung bình 3,1%
* Số học sinh đạt điểm yếu, kém giảm 59,4%
Kết qủa trên cho tôi thấy khi áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào giải
bài tập Di truyền thì kĩ năng giải bài tập của các em học sinh tốt hơn rất nhiều so
với trước khi chưa áp dụng tích hợp kiến thức liên môn vào giải bài tập Di truyền
ở lớp 9 của đề tài vào thực tiễn.
Với phương pháp trên cũng phải nói thêm rằng đã gây cho học sinh được
sự hứng thú, say mê trong việc giải các dạng toán Di truyền môn Sinh học.
Tuy nhiên vì năng lực có hạn, tuổi nghề chưa cao, do thời gian nghiên cứu
ngắn, phạm vi nghiên cứu chỉ là một lớp 9B thuộc trường THCS vùng biển ngang
nên chắc chắn đề tài này còn có nhiều thiếu sót. Tôi rất mong các bạn đồng nghiệp
đóng góp ý kiến để đề tài được ứng dụng rộng rãi nhiều hơn, góp phần thành công
vào công tác giảng dạy môn Sinh học 9 cho học sinh khối THCS.
II. KIẾN NGHỊ.
23
Trong phạm vi đề tài tôi xin được nêu ra một số kiến nghị sau:
- Theo tôi, cần phải rèn luyện kĩ năng giải bài tập Di truyền cho học sinh lớp
9 trong điều kiện số tiết luyện tập còn quá ít.
- Bên cạnh rèn luyện kĩ năng giải bài tập Di truyền cho học sinh lớp 9, ngoài
ra nên rèn luyện thêm kĩ năng giải bài tập cho các dạng bài tập Di truyền khác
như: Lai hai cặp tính trạng…
- Các trường THCS phải khuyến khích phong trào dạy học theo chủ đề, tích
hợp kiến thức liên môn.
- Phòng giáo dục phải thường xuyên tổ chức các chuyên đề đổi mới phương
pháp dạy học môn Sinh học.
- Sở Giáo dục và Đào tạo, các cấp quản lí giáo dục cần có những giải pháp
giúp đỡ các trường THCS trong việc dạy học các môn học Tự nhiên.
- Các địa phương cần xây dựng phòng thực hành liên môn để học sinh có
điều kiện học tập nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn sinh học.
- Đối với giáo viên: Cần phải nắm chắc thực trạng kiến thức của từng học
sinh, hoàn cảnh gia đình của học sinh ngay từ đầu năm học để lựa chọn giải pháp
phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy và
sáng tạo trong các hoạt động giáo dục kiến thức môn sinh học cho học sinh.
- Cần có chính sách động viên hợp lý, kịp thời đối với những giáo viên có
sáng kiến hay và mạnh dạn đưa sáng kiến vào thực tế giảng dạy đạt hiệu quả tốt,
góp phần nâng cao chất lượng dạy học.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của tôi trong công tác giảng dạy môn sinh
học cho học sinh ở trường trung học cơ sở, bước đầu đã mang lại một số kết quả
nhất định.
Rất mong được sự trao đổi, góp ý của các cấp lãnh đạo, các bạn đồng nghiệp
và những người quan tâm đến công tác giảng dạy môn Sinh học để đề tài được tốt
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC
24
A. Phần mở đầu..............................................................................
1
1. Lý do chọn đề tài………...………………………...……………
1
2. Mục đích nghiên cứu………………...………….………………
2
3. Đối tượng nghiên cứu……………………………...……………
2
4. Nhiệm vụ nghiên cứu………….…………………..……………
3
5. Giới hạn đề tài………………………………..…………………
3
6. Phương pháp nghiên cứu…………………………………..……
3
7. Thời gian nghiên cứu…………………………………..…..……
3
B. Phần nội dung…………………………………………………
4
Chương I . Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc rèn luyện kỹ năng
tích hợp giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường
THCS………….…………………..……………….…………………..
4
I. Cơ sở lý luận.................................................................................
4
II. Cơ sở thực tiễn.............................................................................
4
1. Đặc điểm..................................................................................
4
2. Thực trạng công tác giảng dạy "Rèn luyện kỹ năng tích hợp
giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường
THCS"....................................................................................................
5
Chương II. Một số giải pháp của việc rèn luyện kỹ năng tích hợp
giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS......
5
I. Phương pháp giải bài tập.........................................................
6
1. Dạng 1: Bài toán thuận.............................................................
6
2. Dạng 2: Bài toán nghịch …….....………………….....................
9
II. Bài tập mẫu..................................................................................
12
Chương III: Một số kết quả đạt được...........................................
22
C. Phần kết luận và kiến nghị........................................................
23
Mục lục............................................................................................
25
Tài liệu tham khảo..........................................................................
26
25